Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Quản lý các dự án đầu tư trang thiết bị tại bộ công an việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.89 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐOÀN THANH HƯƠNG

QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ
TẠI BỘ CÔNG AN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐOÀN THANH HƯƠNG

QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ
TẠI BỘ CÔNG AN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN TRUNG KIÊN


Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học thầy Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trung Kiên. Các số
liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận
của luận văn này chưa từng được công bố bất cứ công trình khoa học nào./.
Tác giả luận văn

Đoàn Thanh Hương


LỜI CẢM ƠN
Sau nhiều năm học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành chương trình
cao học và luận văn thạc sỹ với đề tài là ““Quản lý các dự án đầu tư trang
thiết bị tại Bộ Công an Việt Nam”
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo Trường Đại
học Kinh tế đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và định hướng cho tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy
giáo PGS.TS. Nguyễn Trung Kiên đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để
hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Cục Kế hoạch và Đầu tư – Bộ
Công an đã tạo điều kiện về mặt thời gian, cho phép tôi sử dụng số liệu, và
thực hiện nghiên cứu tại cơ quan đang quản lý.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân
đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn thạc sỹ.

Tác giả luận văn


Đoàn Thanh Hương


TÓM TẮT
Trong tiến trình đổi mới thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, hàng năm Nhà nước đã chi hàng chục ngàn tỷ đồng từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực. Việc quản lý đầu tư từ
nguồn vốn này một cách có hiệu quả, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng...
đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước cũng như mọi công dân rất quan tâm.
Trang thiết bị trong Công an nhân dân đã có nhiều đổi mới, đảm bảo khai
thác, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, đồng thời nghiên cứu sản xuất được một số
loại trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, về cơ bản đã đảm bảo cơ sở vật chất, trang
bị phục vụ cho lực lượng Công an thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị
và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Song so với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh
chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong quá trình đổi mới, phát triển và
hội nhập quốc tế, sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ thì cơ sở vật
chất, trang thiết bị kỹ thuật của lực lượng Công an hiện nay còn nhiều bất cập.
Công tác quản lý và thực hiện các dự án đầu tư còn nhiều tồn tại. Do đó, tác
giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý các dự án đầu tư trang thiết bị tại Bộ Công
an Việt Nam” để nghiên cứu, đánh giá thực trạng nhằm hoàn thiện hơn nữa
công tác quản lý các dự án đầu tư trang thiết bị tại Bộ Công An Việt Nam.
Qua đề tài tác giả đã hệ thống hóa cơ sở khoa học về quản lý các dự án
đầu tư tại Bộ Công an, làm rõ các tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả trong
công tác quản lý các dự án đầu tư. Đánh giá thực trạng công tác quản lý các
dự án đầu tư tại Bộ Công An trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017; từ
đó rút ra được các nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất các giải pháp
trong công tác quản lý các dự án đầu tư trang thiết bị tại Bộ Công An Việt
Nam.



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ............................................................................iii
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ
TRONG CÁC TỔ CHỨC CÔNG..................................................................4
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài..............................4
1.2. Các khái niệm cơ bản..............................................................................7
1.2.1. Đầu tư công và hoạt động đầu tư công.......................................7
1.2.2. Dự án đầu tư công.......................................................................7
1.2.3. Tổ chức công...............................................................................8
1.2.4. Dự án đầu tư trang thiết bị trong tổ chức công..........................8
1.2.5. Quản lý dự án đầu tư trang thiết bị trong tổ chức công ............8
1.3. Nguyên tắc quản lý và các điều kiện để dự án đầu tư trang thiết bị được
cấp phát vốn NSNN.......................................................................................8
1.3.1. Một số nguyên tắc quản lý..........................................................8
1.3.2. Điều kiện để các dự án trang thiết bị được cấp vốn NSNN........9
1.4. Nội dung quản lý dự án đầu tư trang thiết bị trong tổ chức công.........10
1.4.1. Lập kế hoạch các dự án bố trí vốn NSNN.................................10
1.4.2. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư trang thiết bị..............11
1.4.3.

Tổ

chức

đấu


thầu.......................................................................19
1.4.4. Quản lý thực hiện dự án...........................................................21
1.4.5. Kiểm tra, giám sát dự án..........................................................22


1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các dự án đầu tư trang thiết bị.......22
1.6. Tiêu chí đánh giá quản lý các dự án đầu tư trang thiết bị.....................23
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIỀN CỨU.........................................24
2.1. Cơ sở phương pháp luận.......................................................................24
2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng.............................................24
2.1.2. Phương pháp duy vật lịch sử.....................................................24
2.2. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin...............................................24
2.3. Phương pháp xử lý số liệu, thông tin....................................................25
2.3.1. Phương pháp phân tích- tổng hợp............................................25
2.3.2. Phương pháp so sánh................................................................27
CHƯƠNG

3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TRANG THIẾT BỊ TẠI BCA GIAI ĐOẠN 2014-2017.............................28
3.1. Khái quát về BCA và các dự án đầu tư trang thiết bị tại BCA.............28
3.1.1 Giới thiệu khái quát về BCA.....................................................28
3.1.2 Giới thiệu về các dự án đầu tư trang thiết bị tại BCA..............31
3.1.3 Quy định về một số trang thiết bị, phương tiện trong CAND...33
3.2. Phân tích thực trạng quản lý các dự án đầu tư trang thiết bị tại Bộ Công
An giai đoạn 2014- 2017.............................................................................35
3.2.1. Lập kế hoạch các dự án đầu tư trang thiết bị tại BCA.............35
3.2.2. Lập, thẩm định, phê duyệt các dự án trang thiết bị ............38
3.2.3. Quản lý tổ chức đấu thầu..........................................................39

3.2.3. Quản lý thực hiện dự án đầu tư trang thiết bị tại BCA............42
3.2.4 Quản lý kiểm tra, giám sát dự án đầu tư trang thiết bị ...........45
3.3. Đánh giá chung:....................................................................................47
3.3.1. Những kết quả chủ yếu..................................................................47
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân...............................................................52
3.3.2.1. Hạn chế...................................................................................52


3.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém.............................54
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU
TƯ TRANG THIẾT BỊ TẠI BCA...............................................................56
4.1. Các nguyên tắc cơ bản..........................................................................56
4.1.1. Nhiệm vụ đặt ra........................................................................56
4.1.2. Các nguyên tắc cơ bản.............................................................57
4.2. Mục tiêu, yêu cầu tổng quát..................................................................60
4.3. Nhiệm vụ đặt ra đến năm 2020.............................................................61
4.4. ĐỊnh hướng đảm bảo đầu tư trang bị cho lực lượng CAND giai đoạn
2018-2020....................................................................................................62
4.5. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư trang thiết bị tại
Bộ Công an giai đoạn 2018-2020................................................................64
4.5.1. Lựa chọn danh mục đầu tư trang thiết bị ................................64
4.5.2. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch các dự án............................65
4.5.3. Hoàn thiện công tác đấu thầu...................................................66
4.5.4. Hoàn thiện quản lý triển khai thực hiện dự án.........................66
4.5.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát...................................67
4.5.6. Nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ chiến sỹ...............68
4.5.7. Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý về quản lý đầu tư cho BCA
..................................................................................................................68
4.5.8. Về cơ chế riêng cho BCA..........................................................69
4.5.9. Tổ chức thực hiện.....................................................................69

KẾT LUẬN....................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................73


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

ANQG

An ninh Quốc gia

2

ANTT

An ninh trật tự

3

ATXH

An toàn- xã hội


4

CAND

Công an Nhân Dân

5

CBCS

Cán Bộ Chiến sĩ

6

DAĐT

Dự án đầu tư

7

KHKT

Khoa học kỹ thuật

8

NSNN

Ngân sách Nhà Nước


9

QLDA

Quản lý dự án

10

BCA

Bộ Công an

11

XDCB

Xây dựng cơ bản

12

HĐTĐ

Hội đồng thẩm định

13

KHĐT

Kế hoạch và Đầu tư


i


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6


Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8

9

Bảng 3.9

10

Bảng 3.10

Nội dung
Tiêu chuẩn, định mức xe sử dụng xe ô tô

Trang
33

trong lực lượng vũ trang nhân dân
Số liệu ngân sách Trung ương phân bổ cho
BCA
Kế hoạch vốn các dự án đầu tư trang thiết bị
tại BCA
Kết quả thẩm định, trình phê duyệt dự án

đầu tư trang thiết bị tại BCA
Công tác tổ chức, thẩm định đấu thầu các dự
án trang thiết bị tại BCA
Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng đối với thiết bị
của dự án trang thiết bị trong Bệnh viện

Hình

CAND
Tình hình thực hiện các dự án trang thiết bị
tại BCA
Chi phí dự án trang thiết bị trong Bệnh viện
CAND
Công tác kiểm tra giám sát chủ đầu tư thực
hiện dự án trang thiết bị
Phương tiện trang bị cho lực lượng công an
phòng cháy chữa cháy

Nội dung
ii

37
39
41

42

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

STT


35

Trang

44
44
47
51


1

Hình 3.1

Sơ đồ tổ chức

30

iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư dự án trang thiết bị từ ngân sách Nhà nước vào Bộ Công an Việt
Nam là phần đầu tư quan trọng nhằm hình thành và hoàn thiện cơ sở vật chất
kỹ thuật, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước, làm động
lực phát triển kinh tế xã hội.
Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm, đặc biệt đối với lực lượng Công an
nhân dân, ngân sách hàng năm đầu tư cho Bộ Công an đều tăng. Từ năm

1994, Chính phủ đã quyết định dành kinh phí ngoài ngân sách thường xuyên
để đầu tư một số dự án để đổi mới, nâng cấp trang thiết bị và đầu tư xây dựng
cơ bản cho lực lượng Công an. Cấp uỷ, chính quyền các tỉnh, thành phố cũng
đã hỗ trợ cho ngành Công an đầu tư thêm cơ sở vật chất, phương tiện trang
thiết bị phục vụ nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự của địa phương.
Các dự án đầu tư trang thiết bị của Bộ Công an Việt Nam đã có nhiều đổi
mới, đảm bảo, khai thác, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, đồng thời BCA dã
nghiên cứu sản xuất được một số loại trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, về cơ bản
đã đảm bảo cơ sở vật chất, trang bị phục vụ cho lực lượng Công an thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Song so
với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội
trong quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế, sự phát triển nhanh
của khoa học và công nghệ thì cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của lực
lượng Công an nhân dân hiện nay còn nhiều bất cập. Công tác đầu tư và quản
lý dự án đầu tư trang thiết bị còn phân tán, thiếu tập trung, chồng chéo; đầu
tư quá nhiều dự án trong khi ngân sách Nhà nước không có khả năng đáp ứng
đã ảnh hưởng và hạn chế đến hiệu quả đầu tư.
Với thực trạng trên, việc quản lý các dự án đầu tư trang thiết bị tại Bộ
1


Công an là hết sức cần thiết. Trong bối cảnh đó, tác giả đã chọn nghiên cứu đề
tài: “Quản lý các dự án đầu tư trang thiết bị tại Bộ Công an Việt Nam”, đáp
ứng yêu cầu cấp thiết đối với thực tiễn quản lý các dự án đầu tư trang thiết bị
tại Bộ Công an Việt Nam.
Đề tài được thực hiện nhằm tìm lời giải đáp cho câu hỏi nghiên cứu:
Thực trạng quản lý các dự án đầu tư trang thiết bị tại Bộ Công an- Việt
Nam trong thời gian vừa qua như thế nào?
Bộ Công an cần phải làm gì và làm như thế nào để hoàn thiện quản lý
các dự án đầu tư trang thiết bị tại Bộ Công an Việt Nam?

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng quản lý các dự án đầu tư tại Bộ Công an Việt Nam,
từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư trang
thiết bị tại Bộ Công an Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư trang thiết bị trong
các tổ chức công.
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý các dự án đầu tư trang thiết bị
tại Bộ Công an Việt Nam. Chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư trang thiết
bị tại Bộ Công an Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý các dự án đầu tư
trang thiết bị tại Bộ Công an Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu về công tác quản lý các dự án đầu
2


tư trang thiết bị tại Bộ Công an Việt Nam.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu đề tài ở các nội dung chủ yếu sau :
Lập kế hoạch, thẩm định dự án, triển khai thực hiện dự án, giám sát dự án đầu
tư trang thiết bị tại Bộ Công an Việt Nam từ năm 2014 – 2017, các giải pháp
được đề xuất cho giai đoạn 2018-2020.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý

dự án đầu tư trang thiết bị trong các tổ chức công
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý các dự án đầu tư trang thiết bị tại Bộ
Công an Việt Nam
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư trang thiết bị
tại Bộ Công an Việt Nam giai đoạn 2018-2020

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ
TRONG CÁC TỔ CHỨC CÔNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước đối với các
dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước nói riêng là một vấn đề cấp thiết
và đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Từ trước đến nay đã có nhiều tài liệu, tư liệu,
công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này, tiêu biểu có một số tài liệu,
công trình sau:
- Sử Đình Thành (2010), Giáo trình đầu tư công, Trường Đại học Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Thống kê, Hà Nội, tập trung vào các vấn đề
lý luận cơ bản về tài chính công, như: lý luận về đầu tư công và quản lý đầu
tư công; nguồn vốn đầu tư công; quản lý và kế hoạch hóa đầu tư công; kết quả
và hiệu quả đầu tư công; phương pháp lập dự án đầu tư công; thẩm định dự án
đầu tư công và đấu thầu công;
- Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công của tác giả Trần Nguyệt Hà,
với đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội”, năm 2009. Trong luận
văn, tác giả đã khái quát những cơ sở lý luận của đề tài, cụ thể là: khái niệm,

vai trò, đặc điểm, sự cần thiết của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
nhà nước; mục đích, yêu cầu, nội dung quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây
dựng cơ bản và các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện quản lý nhà nước
về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước. Tiếp theo, tác giả đã
phân tích và đánh giá một cách khoa học thực trạng quản lý nhà nước về vốn
đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
4


trong những năm trước 2009. Từ việc khái quát lý luận và phân tích thực tiễn,
tác giả đã tiến hành đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà
nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trong những năm
tiếp theo.
- Đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước
về đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội,”, luận văn thạc sĩ quản
lý hành chính công, năm 2011, của Nguyễn Thị Thu Hương. Trong công trình
này, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước
đối với đầu tư xây dựng cơ bản như khái niệm, vai trò, chức năng, cơ cấu, nội
dung, phương thức,... Sau đó, dựa trên lý luận, tác giả đã tiến hành phân tích
và đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn
huyện Sóc Sơn trong giai đoạn 2005 – 2009. Trên cơ sở lý luận và thực trạng
đó, tác giả đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo chất lượng quản lý
nhà nước về đầu tư xây dựng các công trình bằng ngân sách nhà nước của
huyện Sóc Sơn trong giai đoạn tiếp theo.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị của Đặng Ngọc Viễn Mỹ với đề tài
“Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bản
tỉnh Ninh Bình” năm 2014. Trong luận văn này, tác giả đã trình bày khái quát
một số vấn đề lý luận chung về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước như khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò, sự cần thiết của
quản lý nhà nước về vốn đối với các dự án đầu tư bằng ngân sách nhà nước;

từ đó, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng quản lý của tỉnh Nình
Bình làm cơ sở để đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm tăng cường công tác
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình trong giai đoạn tiếp theo.
- Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công với đề tài “Quản lý nhà nước
về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn cấp huyện
5


(từ thực tiễn huyện Đông Anh)”, của tác giả Tô Quang Thiện năm 2011. Trên cơ
sở lý luận đã trình bày, tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng quản lý nhà
nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện
Đông Anh, đồng thời cũng đánh giá khách quan những kết quả đã đạt được trong
giai đoạn 2007 – 2010. Từ đó tác giả cũng đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
nước trên địa bàn huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội trong giai đoạn tiếp theo.
- Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của tác giả Nguyễn Đắc Tuấn với
đề tài “Quản lý nhà nước các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội”, năm 2012. Trong đề tài này, tác
giả đã phân tích cơ sở lý luận của đề tài: khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai
trò của quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách
nhà nước. Lấy đó làm cơ sở để tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng
quản lý các dự án từ ngân sách nhà trước trên địa bàn quận Long Biên trong
những năm trước 2012; đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước các dự án đầu tư từ ngân sách trong
giai đoạn tiếp theo.
Các công trình nghiên cứu nói trên, ở các chuyên ngành khác nhau, các
quy mô khác nhau đã cho thấy một số vấn đề lý luận chung về quản lý các dự
án đầu tư từ nguồn vốn NSNN; đồng thời cũng đã nghiên cứu thực tiễn quản
lý dự án đầu tư tại một số tổ chức công. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công

trình nào nghiên cứu đề tài “Quản lý các dự án đầu tư trang thiết bị tại Bộ
Công an Việt Nam”. Vì thể đề tài nghiên cứu của luận văn này là cần thiết và
có tính mới.

6


1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Đầu tư công và hoạt động đầu tư công
Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự
án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình,
dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội [28].
Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương
đầu tư; lập thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư; lập, thẩm định,
phê duyệt, giao, triển khai kế hoạch đầu tư; quản lý, sử dụng vốn đầu tư; theo
dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công
[28].
1.2.2. Dự án đầu tư công
Khái niệm
Dự án đầu tư công là dự án đầu tư sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn
đầu tư công [28].
Phân loại dự án đầu tư công
- Căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau:
+ Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo,
nâng cấp mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản,
mua trang thiết bị của dự án;
+ Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận
chuyển nhượng sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc
và dự án khác.
- Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án đầu tư công được phân

loại thành: dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án
nhóm C.

7


1.2.3. Tổ chức công
Là tổ chức thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động với mục tiêu chính không
phải vì lợi nhuận mà hướng tới phục vụ lợi ích của cộng đồng và của xã hội.
1.2.4. Dự án đầu tư trang thiết bị trong tổ chức công
Dự án đầu tư trang thiết bị trong tổ chức công là dự án không có cấu
phần xây dựng, bao gồm việc đầu tư mua sắm, nâng cấp trang thiết bị, máy
móc... chủ yếu dựa vào nguồn NSNN.
1.2.5. Quản lý dự án đầu tư trang thiết bị trong tổ chức công
Là tất cả các hoạt động của một tổ chức công nhằm quản lý quá trình xây
dựng kế hoạch, triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát các dự án đầu tư
trang thiết bị.
1.3. Nguyên tắc quản lý và các điều kiện để các dự án đầu tư trang thiết
bị được cấp phát vốn NSNN
1.3.1. Một số nguyên tắc quản lý dự án đầu tư trang thiết
bị trong tổ chức công
Mọi hoạt động đầu tư mua sắm trang thiết bị trong tổ chức công chủ yếu
dựa vào vốn từ ngân sách Nhà nước. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, đó là tài sản của nhân dân mà Nhà nước là đại diện
chủ sở hữu.
Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung như: Tập trung thống nhất trên
cơ sở mở rộng dân chủ; công khai; triệt để; dứt điểm; tập trung trọng tâm,
trọng điểm, việc quản lý dự án đầu tư trang thiết bị trong các tổ chức công
còn phải tuân theo tính đặc thù, nghiệp vụ chuyên ngành và yêu cầu nhiệm vụ
chính trị; đảm bảo cho các nhiệm vụ công tác trọng tâm, địa bàn trọng điểm,

điểm nóng chính trị xã hội.

8


1.3.2. Điều kiện để các dự án đầu tư trang thiết bị tại các tổ chức công
được cấp phát vốn NSNN
- Phải có đầy đủ các thủ tục về đầu tư: đó là những văn bản, quyết định
của cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư theo chương trình, kế hoạch. Các
quyết định đó bao gồm:
1. Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư.
2. Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị thực hiện dự án được cấp có
thẩm quyền phê quyệt.
3. Báo cáo dự án đầu tư và quyết định phê duyệt dự án đầu tư trước
31/10 năm trước.
4. Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán; quyết định phê duyệt thiết kế kỹ
thuật và tổng dự toán trước 31/12 năm trước.
- Được ghi kế hoạch vốn.
- Tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn, mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp
theo quy định của Luật Đấu thầu (trừ những dự án chỉ định thầu).
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý vốn đầu tư:
* Trách nhiệm của chủ đầu tư:
- Thực hiện việc đầu tư theo đúng nhiệm vụ được giao, đảm bảo tiến độ,
chất lượng quy định.
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu, tình hình cho cơ quan quản lý đầu tư nhằm
phục vụ cho việc quản lý, cấp phát thanh toán.
- Tiếp nhận và sử dụng vốn được cấp đúng mục đích, đối tượng, tiết
kiệm và hiệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về quản lý tài
chính.
- Báo cáo và quyết toán vốn đầu tư theo quy định.


9


- Được yêu cầu cấp vốn thanh toán khi có đủ điều kiện và yêu cầu cơ
quan đầu tư phát triển giải thích những điểm chưa thấy thoả đáng trong việc
cấp vốn và thanh toán.
* Trách nhiệm của cơ quan quản lý đầu tư phát triển:
- Thực hiện quản lý đầu tư theo chức năng nhiệm vụ được Chính phủ giao.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thuộc phạm vi quản lý
thực hiện kế hoạch đầu tư, tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng chế
độ quy định của Nhà nước.
- Báo cáo tình hình quản lý và thực hiện đầu tư.
* Trách nhiệm của cơ quan quản lý vốn:
- Trên cơ sở kế hoạch và đề nghị của chủ đầu tư kiểm tra, cấp phát vốn
thanh toán kịp thời, đầy đủ cho các dự án khi đã đủ điều kiện thanh toán.
- Được quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ cho
công tác quản lý, cấp phát vốn thanh toán.
- Được phép tạm ngừng cấp vốn hoặc thu hồi số vốn đã cấp cho các dự án
mà chủ đầu tư sử dụng sai mục đích, hoặc trái chế độ quy định của Nhà nước.
- Cấp bổ sung cho chủ đầu tư các khoản đã đủ điều kiện cấp phát vốn mà
chưa cấp hoặc cấp chưa đủ. Có ý kiến trả lời bằng văn bản cho chủ đầu tư đối
với những khoản giảm cấp phát hoặc từ chối cấp phát.
- Thực hiện báo cáo và quyết toán theo quy định.
1.4. Nội dung quản lý dự án đầu tư trang thiết bị trong tổ chức công
1.4.1. Lập kế hoạch các dự án đầu tư trang thiết bị
Lập kế hoạch các dự án đầu tư trang thiết bị tại các tổ chức công là việc
tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục các dự án đầu tư trang thiết bị,
cân đối nguồn vốn đầu tư, phương án phân bổ vốn đầu tư, các giải pháp huy
động nguồn lực và triển khai thực hiện các dự án đầu tư trang thiết bị.

Việc lập kế hoạch các dự án đầu tư trang thiết bị phải đảm bảo phù hợp
với mục tiêu phát triển của đất nước, phù hợp với chiến lược kinh tế - xã hội
10


05 năm và hàng năm của quốc gia, của ngành, lĩnh vực, địa phương. Các dự
án đầu tư trang thiết bị phải đảm bảo cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu
hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác nhau; bảo đảm cân
đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ công. Việc phân bổ vốn đầu tư dự án tuân thủ
nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn trong từng giai đoạn; ưu tiên bố
trí vốn cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ theo mục tiêu và định hướng
phát triển của từng thời kỳ; bảo đảm minh bạch, công khai và công bằng. Việc
lập kế hoạch các dự án phải đảm bảo quản lý tập trung, thống nhất về mục
tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp theo quản lý đầu tư, tạo quyền
chủ động cho bộ, ngành và địa phương theo quy định của pháp luật nhằm
nâng cao hiệu quả đầu tư. Kế hoạch đầu tư các dự án trang thiết bị phải phù
hợp với kế hoạch đầu tư 05 năm đã được phê duyệt.
Lập kế hoạch các dự án đầu tư trang thiết bị gồm lập kế hoạch các dự án
trang thiết bị đầu tư trung hạn (05 năm) và lập kế hoạch các dự án đầu tư
trang thiết bị hàng năm.
1.4.2. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư trang thiết bị
1.4.2.1. Lập dự án đầu tư trang thiết bị
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hoặc thuê các tổ chức tư vấn lập Báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đầu tư
trang thiết bị, trong đó cần lưu ý:
- Đối với các dự án nhóm A, chủ đầu tư phải tổ chức lập Báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi. Trường hợp dự án đã được Quốc hội hoặc Chính phủ quyết
định chủ trương đầu tư thì chỉ cần lập Báo cáo nghiên cứu khả thi.
Những dự án nhóm A đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi và cho phép phân ra các dự án thành phần (hoặc tiểu

dự án) thì những dự án thành phần (hoặc tiểu dự án) đó được lập báo cáo

11


nghiên cứu khả thi như một dự án đầu tư độc lập, việc trình duyệt và quản lý
dự án phải theo quy định của dự án nhóm A.
- Đối với dự án nhóm B, C, chủ đầu tư tổ chức, nghiên cứu lập Báo cáo
đề xuất chủ trương đầu tư dự án.
1.4.2.2. Nội dung, quy trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư trang thiết bị
Về đối tượng áp dụng
- Các dự án đầu tư nhóm A cần phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi,
theo quy định phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét, thông qua Báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi và quyết định chủ trương đầu tư dự án.
- Các dự án nhóm A sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ
trương đầu tư dự án và các dự án nhóm B, C đã được người có thẩm quyền
phê duyệt chủ trương đầu tư dự án phải thực hiện thẩm định trước khi ra
quyết định phê duyệt dự án.
Về phạm vi áp dụng
- Các dự án đầu tư nhóm A có sử dụng vốn ODA được tổ chức thẩm định
theo quy định riêng và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Các dự án nhóm A trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương
đầu tư dự án.
- Các dự án nhóm B, C trình người có thẩm quyền quyết định chủ trương
đầu tư dự án.
Cách thức thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất
chủ trương đầu tư, cho phép đầu tư dự án trang thiết bị:
Thủ tục thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ
trương đầu tư dự án:
Các dự án nhóm A cần lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi phải trình Thủ

tướng Chính phủ xem xét, thông qua và phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
Chủ đầu tư dự án nhóm A có trách nhiệm lập và trình Thủ tướng Chính phủ
12


hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đồng gửi Bộ quản lý ngành, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, UBND cấp tỉnh nơi thực hiện dự án để có ý
kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến dự án thuộc
chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình.
Các dự án nhóm B, C lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư phải trình
cấp có thẩm quyền xem xét, thông qua và phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
Hồ sơ thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi đối với dự án nhóm A gồm:
- Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Chủ đầu tư phê duyệt Báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi;
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án;
- Báo cáo thẩm định nội bộ;
- Báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của cơ quan có
thẩm quyền;
- Các tài liệu liên quan khác theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền quyết
định chủ trương đầu tư.
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án đầu tư trang thiết bị phải chứa
đựng những nội dung cơ bản được cụ thể hoá phù hợp với ngành kinh tế - kỹ
thuật cụ thể liên quan đến dự án đó là:
“1. Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện để thực hiện
đầu tư, đánh giá sự phù hợp về sự quy hoạch, kế hoạch đầu tư;
2. Dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ và dự kiến mục tiêu đầu tư, quy mô
và hình thức đầu tư;
3. Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật và các điều kiện
cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng;

4. Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án đầu tư và quy mô các hạng
mục đầu tư;
13


5. Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội của dự án;
6. Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn,
cơ cấu nguồn vốn;
7. Xác định sơ bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn
trong giai đoạn khác thai dự án;
8. Dự kiến tiến độ thực hiện dự án, phân chia giai đoạn đầu tư;
9. Xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án;
10. Phân chia các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có).”
Hồ sơ thẩm định trình Cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đề xuất
chủ trương đầu tư dự án đối với dự án nhóm B, C gồm:
- Tờ trình của Chủ đầu tư trình Cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đề
xuất chủ trương đầu tư dự án trang thiết bị;
- Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án;
- Báo cáo thẩm định nội bộ;
- Báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của cơ quan có
thẩm quyền;
- Các tài liệu liên quan theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền đề xuất chủ
trương đầu tư.
Báo cáo đề xuất chủ trương của dự án nhóm B, C phải chứa đựng những
nội dung cơ bản được cụ thể hoá phù hợp với ngành kinh tế - kỹ thuật cụ thể
liên quan đến dự án đó là:
“1. Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện để thực hiện
đầu tư, đánh giá sự phù hợp về sự quy hoạch, kế hoạch đầu tư;
2. Mục tiêu đầu tư, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư;
3. Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân

đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác
để thực hiện dự án;
14


×