Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đảng bộ tỉnh tuyên quang lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc tày, từ năm 1991 đến năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN LAN PHƢƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG
LÃNH ĐẠO BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA DÂN TỘC TÀY,
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và cộng tác
của các tập thể và cá nhân.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, các
Thầy, Cô giáo, các học viên lớp cao học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam – Khoa
Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS. Nguyễn
Đức Thìn, giảng viên trực tiếp hướng dẫn đã tận tình chu đáo giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Việt Thanh - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang, bà Nguyễn Thị Thanh Hải - Phó giám đốc
Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang, nghệ nhân dân gian Hà Thuấn, người thân và bạn bè đã
tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình cộng tác, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.


Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Trần Lan Phương

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................... 4
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................................................... 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 6
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu ..................................................... 7
6. Đóng góp của luận văn ...................................................................................................... 7
7. Bố cục của luận văn ........................................................................................................... 8
Chương 1: ............................................................................................................................... 9
KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC TÀY VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ .................................................... 9
VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA DÂN TỘC TÀY TUYÊN QUANG ................................... 9
1.1. Khái quát về dân tộc Tày Tuyên Quang ............................................................................ 9
1.1.1. Dân số, nguồn gốc dân tộc Tày Tuyên Quang ................................................................ 9
1.1.2. Hoạt động kinh tế ....................................................................................................... 11
1.1.3. Đời sống văn hóa xã hội ............................................................................................ 14
1.2. Hệ thống giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày Tuyên Quang ................................... 15
1.2.1. Tiếng nói, chữ viết ..................................................................................................... 15
1.2.2. Văn học ...................................................................................................................... 16
1.2.3. Diễn xướng dân gian ................................................................................................. 19
1.2.4. Lễ hội truyền thống .................................................................................................... 25

Chương 2: ............................................................................................................................ 33
ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG VỚI VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ ................................. 33
PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA DÂN TỘC TÀY ........................ 33
2.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ...... 33
2.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật
thể của dân tộc Tày, từ năm 1991 đến năm 2012 ..................................................................... 37
2.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về bảo tồn và phát huy giá
trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày, từ năm 1991 đến năm 2002 ................................. 37
2.2.2. Chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về bảo tồn và phát huy giá
trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày, từ năm 2002 đến năm 2012 ................................. 39
2.3. Kết quả Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật
thể của dân tộc Tày (1991 – 2012) ...................................................................................... 43

2


2.3.1. Kết quả - ý nghĩa ........................................................................................................ 43
2.3.2. Hạn chế ...................................................................................................................... 50
2.4. Phương hướng và giải pháp phát triển văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày Tuyên
Quang ................................................................................................................................... 53
2.4.1. Phương hướng phát triển văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày Tuyên Quang .. 53
2.4.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày
Tuyên Quang......................................................................................................................... 57
2.4.3. Kiến nghị .................................................................................................................... 60
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 64
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 69

3



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá, là cốt lõi của bản sắc dân
tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong
sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Di sản văn hóa bao gồm cả văn
hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học cần được hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát triển.
Luật di sản văn hóa quy định: “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho
tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và
giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam” [28,
tr.19].
Tuyên Quang, một tỉnh miền núi phía Bắc nơi có nhiều đồng bào các dân tộc
thiểu số sinh sống, nhiều nhất là dân tộc Tày. Từ xa xưa, các làn điệu hát Then, hát
Cọi, hát Quan làng, lễ hội Lồng Tông đã làm say đắm lòng người, đưa du khách
thập phương đến với Tuyên Quang, đặc biệt trong các dịp lễ hội đầu xuân. Trong xu
thế hội nhập và phát triển của nền kinh tế thị trường, những giá trị văn hóa của dân
tộc Tày ở Tuyên Quang không mất đi mà ngày càng được bảo vệ và phát huy. Về
Tuyên Quang ngày nay, du khách không những được tham quan những di tích lịch
sử cách mạng, mà còn được khám phá những nét văn hóa đặc sắc. Có được thành
công trên là nhờ sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang và sáng tạo của nhân
dân trên lĩnh vực văn hóa.
Việc đánh giá đầy đủ, khách quan, khoa học quá trình lãnh đạo bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang
là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược để xây dựng và phát triển ngành văn hóa du lịch
Tuyên Quang. Mặt khác, nhận thức, đánh giá đúng những thành tựu, hạn chế, những
thuận lợi và khó khăn trong công tác lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về
bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của di sản văn hóa phi vật của dân tộc Tày cũng
là vấn đề quan trọng ở những tỉnh có đồng bào dân tộc Tày sinh sống. Nghiên cứu,

tổng kết, rút kinh nghiệm để thực hiện thành công bảo tồn và phát huy giá trị văn

4


hóa phi vật thể của dân tộc Tày nói chung. Từ đó, tiếp tục hoàn chỉnh về lý luận,
phát triển về thực tiễn để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa việc cụ thể hóa đường lối của
Đảng đối với từng địa phương, trong đó có Tuyên Quang về xây dựng và phát triển
văn hóa trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập hiện nay.
Đã có rất nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về văn
hóa của dân tộc Tày ở các vùng miền khác nhau, nhưng hiện nay, chưa có công
trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ một cách hoàn chỉnh vấn đề của đề tài. Đó là
những lý do cấp thiết để tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày, từ năm 1991 đến
năm 2012” làm luận văn Thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xuất phát từ vị trí vai trò văn hóa các dân tộc anh em trên đất nước Việt
Nam, góp phần xây dựng và phát triển bức tranh văn hóa chung - nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam. Trong những năm qua, đã có nhiều công
trình khoa học nghiên cứu về văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày như: “Tín ngưỡng
và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam” của tác giả Ngô Đức Thịnh (chủ biên), “Văn
hóa dân tộc thiểu số - những giá trị đặc sắc” của tác giả Phan Đăng Nhật, “Lễ hội
Lồng Thồng của người Tày ở Lạng Sơn” của tác giả Hoàng Văn Páo, “Văn hóa của
dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam” tác giả Hà Đình Thanh, “Văn hóa truyền thống của
các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang” của tác giả Nịnh Văn Độ, “Lễ cầu
mùa của các dân tộc ở Việt Nam” của tác giả Phan Hữu Dật - Lê Ngọc Thắng,
“Quan hệ tương tác về văn hóa phi vật thể giữa văn hóa của các tộc người anh em
và văn hóa người Việt”, Tạp chí Di sản văn hóa số 4 (2005) của tác giả Phan Đăng
Nhật … Các công trình khoa học nghiên cứu nêu trên đã đáp ứng phần nào mong

muốn tìm hiểu về giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày của độc giả trong và
ngoài nước.
Từ những khảo cứu nêu trên có thể thấy, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa phi vật thể nói chung, văn hóa phi vật thể của dân tộc tày nói riêng là một
nội dung phong phú, được tiếp cận ở nhiều góc độ. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào

5


nghiên cứu chuyên biệt một cách hệ thống chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Tuyên Quang về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày, từ
năm 1991 đến năm 2012 dưới góc độ Lịch sử Đảng như đề tài luận văn tôi lựa chọn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đối với
việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày, từ năm
1991 đến năm 2012.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích những đặc điểm cụ thể của địa phương, yêu cầu khách quan quá
trình lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày trong
những năm (1991 – 2012).
- Trình bày một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang vận
dụng các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa để đề ra
các chủ trương và chỉ đạo thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể
của dân tộc Tày (1991 – 2012).
- Đánh giá khách quan những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những
thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi
vật thể của dân tộc Tày Tuyên Quang (1991 – 2012).
- Đề ra phương hướng, giải pháp phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân
tộc Tày Tuyên Quang trong thời gian tới.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang trong việc
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày từ năm 1991 đến
năm 2012.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Chủ trương, chính sách lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên
Quang về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày.
- Về không gian: Nghiên cứu ở địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- Về thời gian: Từ năm 1991 đến năm 2012.
6


5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tƣ liệu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được tiến hành trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo tồn phát triển
văn hóa dân tộc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó, đặc biệt chú ý đến các phương pháp
phân tích, tổng hợp.
Phương pháp điền dã (cùng ăn, cùng ở, cùng làm), điều tra dân tộc học trên
địa bàn có dân tộc Tày ở Tuyên Quang sinh sống, tiêu biểu ở các huyện: Chiêm
Hóa, Na Hang, Lâm Bình.
Cùng với các phương pháp chủ yếu như phương pháp lịch sử, phương pháp
logic, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phỏng vấn, phương pháp
thống kê.
5.3. Nguồn tư liệu
- Các văn kiện Đại hội của Đảng trong thời kỳ đổi mới, nghị quyết Trung

ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ năm 1986 đến nay về phát triển văn hóa nói
chung và bảo tồn, phát triển văn hóa phi vật thể nói riêng.
- Các tác phẩm của Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa.
- Các văn kiện Đại hội, hội nghị của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang các khóa,
các nghị quyết, chỉ thị một số huyện tiêu biểu về bảo tồn và phát triển văn hóa nói
chung. Báo cáo hằng năm của các xã, các huyện, tỉnh ủy, sở văn hóa thông tin, tài
liệu khảo sát thực tế ... về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của
dân tộc Tày Tuyên Quang.
- Các tài liệu thành văn gồm sách, báo, tạp chí trong nước, luận văn, luận án,
những ghi chép của các nghệ nhân về văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần tổng kết quá trình lãnh đạo thực hiện bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc Tày của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, từ năm
1991 đến năm 2012.

7


- Công trình nghiên cứu của luận văn cung cấp tri thức làm tài liệu
tham khảo cho người đọc và góp phần xây dựng hệ thống văn bản toàn diện
và hoàn chỉnh về văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày cho Đảng bộ tỉnh Tuyên
Quang.
- Luận văn bước đầu nêu ra những phương hướng và giải pháp khi
nghiên cứu đề tài.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
gồm 2 chương 6 tiết.

8



Chƣơng 1:
KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC TÀY VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ
VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA DÂN TỘC TÀY TUYÊN QUANG
1.1. Khái quát về dân tộc Tày Tuyên Quang
1.1.1. Dân số, nguồn gốc dân tộc Tày Tuyên Quang
Về hành chính, Tuyên Quang gồm có 1 thành phố và 6 huyện, đó là các
huyện: Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình. Địa bàn
cư trú của người Tày rải rác ở các huyện, nhiều nhất là ở huyện Chiêm Hóa, Na
Hang, Lâm Bình.
Dân tộc Tày có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở nước ta.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009: “Người Tày ở Việt Nam có dân số
1.626.392 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả
63 tỉnh, thành phố. Người Tày cư trú tập trung tại các tỉnh: Lạng Sơn (259.532
người, chiếm 35,4% dân số toàn tỉnh và 31,5% tổng số người Tày tại Việt
Nam), Cao Bằng (207.805 người, chiếm 41,0% dân số toàn tỉnh và 25,2% tổng số
người Tày tại Việt Nam), Tuyên Quang (185.464 người, chiếm 25,6% dân số toàn
tỉnh và 22,5% tổng số người Tày tại Việt Nam), Hà Giang (168.719 người, chiếm
23,3% dân số toàn tỉnh và 20,5% tổng số người Tày tại Việt Nam), Bắc
Kạn (155.510 người, chiếm 52,9% dân số toàn tỉnh và 18,9% tổng số người Tày tại
Việt Nam), Yên Bái (135.314 người, chiếm 18,3% dân số toàn tỉnh và 16,4% tổng
số người Tày tại Việt Nam), Thái Nguyên (123.197 người, chiếm 11,0% dân số
toàn tỉnh và 15,0% tổng số người Tày tại Việt Nam), Lào Cai (94.243 người), Đắk
Lắk (51.285 người)...” [3, tr. 134 – 225].
Tày là tên đồng bào tự gọi và ngày nay trở thành tên gọi chính thức của dân tộc
thay cho tên gọi “Thổ” trước kia. “Thổ” theo nghĩa đen có nghĩa là thổ dân, người bản
xứ. Dân tộc Tày còn có các tên gọi khác theo nhóm địa phương là Thổ (tên cũ), Ngạn
do mặc áo ngắn hơn, Phén mặc áo màu nâu, Thu Lao quấn khăn thành chóp nhọn trên
đỉnh đầu, Pa Dí áo có thêu hoa văn ở cổ và vải vắt ngang ngực, ống tay được nối những
đoạn vải màu, mũ hình mái nhà. Người Tày là cư dân định cư ở Việt Nam từ rất sớm,

nhiều học giả và nhiều tài liệu đã khẳng định người Tày có mặt ở miền Bắc Việt
Nam từ cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên. Trong thư tịch cổ Trung

9


Quốc gọi các bộ lạc ở vùng phía Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam là Bách Việt.
Bộ lạc Âu Việt của nhóm Tày – Nùng và bộ lạc Lạc Việt của nhóm Việt – Mường
nằm trong Bách Việt, về sau liên minh với nhau thành Nhà nước Âu Lạc. Âu Lạc là
tên chung lấy chữ đầu của Âu Việt và chữ đầu của Lạc Việt ghép thành. Như vậy,
người Tày định cư rất sớm ở nước ta và còn là một trong những chủ nhân đầu tiên
của nước Việt cổ.
Người Tày ở Tuyên Quang gồm người gốc Tày ở đây từ lâu đời, nhưng
cũng có một bộ phận người được “Tày hóa” các dân tộc khác đến sống ở vùng
người Tày với nhiều lý do khác nhau do được bổ nhiệm làm quan, là binh lính
được điều lên đồn trú, lánh nạn do bị thất thế, do tha phương cầu thực … Họ đến
ở, lấy vợ, lấy chồng người Tày chịu ảnh hưởng văn hóa Tày sâu sắc và trở thành
người Tày. Ngoài ra, còn có người Tày ở các tỉnh lân cận di cư đến Tuyên
Quang. Tại các huyện Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình, người Tày thường mang
họ Hà, họ Quan, họ Quân, họ Nông.
Theo tài liệu nghiên cứu về khảo cổ học, cách đây hàng vạn năm, Tuyên Quang
đã có người cư trú. Những vết tích về thời kỳ đồ đá tìm thấy ở Thúy Loa (Na Hang),
Ngọc Hội (Chiêm Hóa), An Khang (Yên Sơn)… đã chứng minh điều đó. Qua tìm hiểu
các gia phả để lại, dân tộc Tày có thể là dân tộc cư trú lâu đời nhất ở Tuyên Quang. Các
dân tộc Cao Lan, Nùng, Hoa, Dao đến Tuyên Quang được khoảng vài ba trăm năm nay.
Nhưng cũng có dân tộc mới đến Tuyên Quang được khoảng trên dưới 100 năm như: Sán
Dìu, Sán Chí, Pà Thẻn…
Theo số liệu thống kê, Tuyên Quang có trên 22 dân tộc anh em cùng sinh
sống, chủ yếu là dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa, HMông,
bao gồm:

STT

Dân tộc

Tổng số dân
(Ngƣời)

1

Kinh

338.645

2

Tày

187.123

3

Dao

92.755

4

Sán Chay

60.435


5

HMông

17.090

10


6

Nùng

14.306

7

Sán Dìu

12.621

8

Hoa

6.014

9


Các dân tộc khác

2.781

Nguồn: Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2010.
Người Tày, gọi cộng đồng cư trú của mình là bản, bản là đơn vị cư dân nhỏ
nhất, là cộng đồng gắn kết các hộ gia đình với nhau, bản nhỏ dưới 10 hộ, bản trung
bình từ 15 đến 20 hộ, bản lớn có khi 50 – 60 hộ. Các bản tập trung ở các địa hình
khác nhau, có bản nhà này sát nhà kia, nhưng cũng có bản nhà ở theo cụm, theo hộ
cách xa nhau. Người Tày định cư chủ yếu ở vùng thấp, đi lại thuận tiện, gần nguồn
nước, gần đồng ruộng để tiện trồng trọt. Bản người Tày có nhiều cây ăn quả, cây
bóng mát, cây lấy gỗ, lấy lá để lợp nhà.
Mỗi bản đều có trưởng bản, phụ nữ không làm trưởng bản do quan niệm phụ
quyền đã sâu đậm trong đời sống đồng bào Tày. Người Tày đặt tên cho bản của
mình rất giản dị họ thường lấy đặc điểm thửa ruộng, gốc cây to, khe suối … để đặt
tên bản. Ví dụ bản Nà Đứa xã Thanh Tương (bản gần ruộng có cây sung), xã Đức
Luân, bản Nà Diêm (bản gần ruộng có diêm sinh); xã Thượng Lâm, bản Nà Tông
(bản cạnh cánh đồng), bản Chùa (bản gần chùa); xã Lăng Can, bản Khuổi Kịch (bản
bên cạnh suối Kịch)… Nhiều vùng ở các huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương
đồng bào gọi cộng đồng cư trú của mình là làng. Ví dụ ở xã Hùng Lợi có làng Cóc,
làng Nhà; xã Kim Quan có làng Hản; xã Tân Trào có làng Kim Long.
1.1.2. Hoạt động kinh tế
1.1.2.1. Kinh tế nông nghiệp
Là người dân bản địa, người Tày quần cư và canh tác trên chính mảnh đất
của mình. Hoạt động kinh tế nông nghiệp trồng trọt là chủ yếu. Người Tày có hai
loại canh tác chính là làm nương rẫy và trồng lúa nước.
- Canh tác nương rẫy:
Loại hình canh tác này hiện nay vẫn còn được duy trì do điều kiện tự nhiên
và vùng đất định cư của người Tày liền kề với núi rừng, có nhiều mảnh đất màu mỡ,
thuận lợi cho việc trồng lúa nương, ngô, khoai, sắn, bông, vừng, lạc… Không phải


11


mất nhiều công chăm sóc mà các loại cây lương thực này vẫn đảm bảo năng suất
cao nên trong nhiều năm đồng bào vẫn đốt nương rẫy để canh tác. Hạt giống thường
được chọn từ vụ trước. Thóc giống về gặt bó thành cum, phơi khô để riêng trên gác
bếp. Ngô giống chọn bắp hạt to đều, để cả vỏ, phơi khô, treo trên gác bếp để tránh
mọt. Các giống đậu chọn quả to, hạt chắc, phơi khô rồi cho vào quả bầu khô, đổ tro
bếp lên trên, nút kín miệng bằng lá chuối khô. Người Tày khi tra lúa, ngô, đỗ và các
loại hạt khác thì không cuốc hố mà dùng một cây thân gỗ vừa tay cầm, đầu vót nhọn
dùng để chọc lỗ rồi bỏ hạt và lấp đất lại. Canh tác nương rẫy hoàn toàn phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên, hạn hán, mưa lũ, gió lốc thường xuyên xảy ra. Vì vậy, đời
sống của đồng bào ngày càng bấp bênh, phương thức canh tác này ngày càng không
phù hợp. Ngày nay, đồng bào Tày hầu như không còn trồng lúa nương nữa, họ
chuyển sang trồng các loại cây lương thực khác ở đồi thấp như: ngô, khoai, sắn, đỗ
… phục vụ cho chăn nuôi.
- Canh tác lúa nước:
Những thửa ruộng bậc thang của người Tày là nét nhấn, tô điểm cho bức
tranh vùng sơn cước, là dấu ấn khó phai trong tâm trí những ai đến đây dù chỉ một
lần. Khi canh tác lúa nước, người Tày không tra hạt như lúa nương mà gieo mạ để
cấy giống như người Kinh. Đất gieo mạ được làm rất kỹ, cày bừa bằng trâu. Khi cày
bừa xong, người ta bón phân chuồng lên ruộng, sau đó mới bừa cho mặt ruộng
phẳng, láng nước. Thóc để làm giống được chọn rất kỹ thuộc loại già, hạt mẩy và
đều. Trước khi đem đi ủ mầm, thóc được ngâm trong nước khoảng 1 ngày, sau đó,
đem ủ khoảng 2 đến 3 ngày, khi hạt nảy mầm đều thì đem ra ruộng gieo. Sau đó, họ
dùng bù nhìn quấn bằng rơm dựng ở ruộng để xua đuổi chim khỏi ăn thóc. Khi mạ
gieo xong, để khoảng 4 ngày cho mầm thóc ổn định mới cho nước vào. Nước được
lấy từ các hệ thống mương phai nội đồng, ở các ruộng bậc thang thì nước được lấy
từ các cọn dẫn nước. Từ khi gieo mạ đến khi cấy thời gian khoảng 25 đến 30 ngày.

Mạ nhổ được bó thành từng nắm vừa đủ để cầm tay. Ruộng để cấy được cày bừa
kỹ, khi làm ruộng người Tày sử dụng phân chuồng hoặc phân xanh để bón cho lúa.
Ngày nay, nhờ áp dụng khoa học và cải tiến kỹ thuật, nên đồng bào đã sử dụng các
loại phân đạm hóa học, thuốc trừ sâu để chăm sóc cho lúa, nhờ vậy nên năng suất
tăng cao. Người Tày đã dùng loại lúa ngắn ngày để gieo trồng nên một số ruộng đã
cho 2 vụ lúa trên một năm. Từ năm 1991, tỉnh Tuyên Quang có chủ trương đóng

12


cửa rừng tự nhiên, công việc canh tác lúa nương chấm dứt, người Tày chỉ chuyên
canh tác lúa nước và coi đó là nguồn sống chính của gia đình. Ngoài ra, đồng bào
còn trồng thêm hoa màu tham gia trồng và bảo vệ rừng góp phần “phủ xanh đất
trống, đồi núi trọc”.
1.1.2.2. Kinh tế hộ gia đình
- Chăn nuôi:
Chăn nuôi là một hoạt động kinh tế quan trọng sau trồng trọt. Trước đây,
người Tày vẫn chú ý đến việc chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như trâu bò, lợn,
gà, ngan, vịt, dê … nhưng vẫn mang tính tự nhiên chăn thả. Rất ít khi đồng bào Tày
làm chuồng trại kiên cố và việc chăm sóc vật nuôi cũng không được chu đáo nên
năng suất và hiệu quả kinh tế không cao. Trong số các loại gia súc lớn, trâu là loại
vật nuôi được phổ biến nhất. Trước đây, trâu thả vào rừng, không cần chăn, khi nào
cần cày bừa hay bán mới vào rừng tìm trâu đuổi về nhà. Từ khi có chính sách
khuyến nông của Đảng và Nhà nước, đồng bào đã biết áp dụng các phương pháp
khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Các loại gia súc, gia cầm đã có chuồng trại ổn
định, đã nuôi một số giống vật nuôi cho năng suất cao như lợn lai, lợn siêu nạc …
dần thay thế cho các giống gia súc gia cầm truyền thống. Nhờ vậy, đã tạo ra nguồn
thu đáng kể cải thiện đời sống gia đình.
- Săn bắt:
Tuyên Quang là tỉnh có độ che phủ rừng khá lớn, nổi tiếng có khu rừng

nguyên sinh Na Hang. Nơi đây, có nguồn động thực vật phong phú. Trước đây,
hầu như gia đình người Tày nào cũng đều có khẩu súng săn. Hoạt động săn bắn
vừa để cải thiện bữa ăn gia đình vừa là nguồn giải trí hứng thú của người Tày.
Họ dùng súng tự chế hoặc dùng nỏ để săn bắn những loài động vật nhỏ như: cầy,
nai, nhím, don …
- Hái lượm:
Sống trong môi trường rừng núi và khi cuộc sống còn bấp bênh, việc thu
lượm các sản phẩm tự nhiên trong rừng có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế. Sau buổi làm
nương, đồng bào tranh thủ hái rau rừng, nấm, măng về làm thức ăn. Những lúc giáp
hạt, đồng bào đào củ mài, thậm chí cả củ nâu, củ pấu để thay gạo. Rừng còn là nơi
cung cấp nhiều loại thuốc tốt như mật ong, tầm gửi, các loại lá thuốc chữa bệnh.

13


- Nghề thủ công truyền thống:
Nghề dệt vải là sản phẩm của lao động thủ công và là một giá trị văn hóa
quan trọng của nền văn minh tiền công nghiệp. Nghề dệt vải truyền thống của người
Tày xuất hiện từ rất sớm. Nghề dệt là một trong những nghề thủ công cơ bản có vị
trí quan trọng không thể thiếu trong đời sống kinh tế, văn hóa cộng đồng người Tày
Tuyên Quang.
Nghề dệt truyền thống của người Tày mang tính xã hội cao, gắn bó khá mật
thiết với phụ nữ Tày, được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Những người phụ
nữ Tày hầu như ai cũng biết trồng bông, dệt vải. Những mảnh vải ít thêu thùa và trang
trí hoa văn, nhưng hoa văn được dệt trên vải lại rất phong phú, đa dạng tùy theo mục
đích sử dụng của sản phẩm. Vải nhuộm chàm dùng để may quần áo, vải trơn dùng
trong tang lễ, vải thổ cẩm dùng để nhuộm vỏ chăn, vỏ gối, địu, túi đeo … với nhiều
kiểu dáng như kiểu hoa hồi, hoa lê, hoa móc, quả trám … Những sản phẩm này, thể
hiện sự sáng tạo thẩm mỹ, kỹ năng, kỹ sảo tinh tế, niềm tin tín ngưỡng và chuẩn mực
đạo đức của đồng bào Tày.

Nghề dệt vải đã gắn chặt với phong tục cưới xin truyền thống của người Tày
từ bao đời nay. Để chuẩn bị hành trang về nhà chồng, các thiếu nữ Tày phải tự tay
dệt rất nhiều vỏ chăn, gối để biếu những người thân trong gia đình nhà chồng.
Trong phong tục cưới xin người Tày có tục dâng tấm vải khô ướt. Tấm vải khô ướt
một đầu nhuộm hồng tượng trưng cho phần khô. Dâng tấm vải có hai phần khô ướt
mang ý nghĩa đền ơn người mẹ chăm sóc nuôi con (chỗ ướt mẹ nằm, chỗ khô dành
cho con). Trong các lễ vật dẫn cưới không thể thiếu tấm vải hai phần khô ướt. Đây
là nét đẹp trong phong tục cưới của người Tày mang ý nghĩa sâu sắc về lòng hiếu
thảo của con cái đối với công lao sinh thành và giáo dưỡng của người mẹ. Qua đó,
thể hiện sự khéo léo, tài hoa và quan niệm thẩm mỹ của người phụ nữ Tày. Phong
tục này mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và đã trở thành nét văn hóa truyền thống đẹp
của người Tày.
1.1.3. Đời sống văn hóa xã hội
Dân tộc Tày là dân tộc chiếm số đông sau dân tộc Kinh ở Tuyên Quang nên
đời sống văn hóa xã hội của đồng bào Tày ngoài những nét văn hóa đặc trưng của
dân tộc có sự tương đồng lớn với người Kinh. Có thể kết luận, đời sống văn hóa xã

14


hội của đồng bào dân tộc Tày rất đa dạng và phong phú, nhưng vẫn lưu giữ được
nét tinh hoa văn hóa của dân tộc. Đời sống văn hóa xã hội đa dạng, phong phú thể
hiện qua các ngày tết lễ, lễ hội truyền thống của người Tày. Cũng giống như người
Kinh, người Tày có Tết Nguyên Đán, Tết Thanh minh (mồng 3 tháng 3 âm lịch),
Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch), Rằm tháng bảy, Tết Trung thu (rằm tháng
tám), Tết Đông Chí. Ngoài ra, có lễ cúng Tiên nông (vào ngày mồng sáu tháng sáu),
lễ mừng Thọ được định ra theo mức tuổi cách nhau 1 giáp (12 năm): Với người 49
tuổi người Tày làm lễ mừng Phúc, với người 61 tuổi làm lễ mừng Thọ, với người 73
tuổi làm lễ mừng Khang, với người trên 73 tuổi làm lễ mừng Ninh. Song song với
lịch sản xuất nông nghiệp, người Tày có các lễ hội gắn với nguyện vọng, mong ước

mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu tiêu biểu là lễ hội Lồng Tông (xuống đồng)
được tổ chức vào ngày mồng 7 đến ngày 12 tháng giêng âm lịch.
Dân tộc Tày ở Tuyên Quang phần lớn thờ tổ tiên là chính, ngoài ra, còn thờ
các vị thần thường gặp trong đạo Phật và đạo Giáo, thờ một số vị anh hùng dân tộc,
đặc biệt là thờ mẹ Va (mẹ Hoa), người mẹ theo quan niệm của người Tày là bà mẹ
sinh ra vạn vật trên trần gian và cho người Tày có cuộc sống như ngày hôm nay.
Sức mạnh của mẹ Va được ví như Ngọc Hoàng trên thiên đình.
1.2. Hệ thống giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày Tuyên Quang
1.2.1. Tiếng nói, chữ viết
1.2.1.1. Tiếng nói
Tiếng Tày thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái có vốn từ vựng rất phong phú
và là ngôn ngữ chính dùng để giao tiếp cho người Tày nói chung và người Tày
Tuyên Quang nói riêng. Tuy cùng là tiếng Tày nhưng mỗi địa phương lại có cách
phát âm nặng, nhẹ khác nhau. Tiếng Tày ở huyện Na Hang phát âm nặng hơn tiếng
Tày ở huyện Chiêm Hóa, Sơn Dương, Yên Sơn. Hệ thống tiếng nói của người Tày
ngày nay đã vay mượn khá nhiều từ Hán Việt như: đi chợ (pây chợ), đi học (pây
học), oto, xe máy, vi tính … để làm phong phú thêm vốn từ của dân tộc. Tiếng Tày
được ví như chim hót bởi ngữ điệu trầm bổng rất đặc sắc hơn nữa, tiếng Tày có
điểm nhấn trong trọng âm rõ ràng làm cho lời nói có sức thu hút và hấp dẫn đặc biệt
tới người nghe. Đồng thời, qua đó cũng thấy được sự truyền cảm của lời nói. Tuy
mỗi vùng có cách phát âm khác nhau nhưng về cơ bản, tiếng Tày dễ học và dễ nói.

15


Giống như phát âm tiếng Kinh của người Kinh, người Tày có sự khác biệt trong
phát âm nặng, nhẹ ấy là do thói quen dùng tiếng bản địa của từng vùng. Cách phát
âm khác nhau ở mỗi vùng miền của đồng bào Tày Tuyên Quang tạo nên sự phong
phú cho tiếng Tày. Người Tày dùng tiếng nói của mình để giao tiếp như ám hiệu
riêng giữa những người cùng sống chung.

1.2.1.2. Chữ viết
Trước đây, người Tày không có chữ viết riêng nên phải dùng chữ Hán. Qua
các tài liệu và nguồn thư tịch cổ cho thấy người Tày ở Tuyên Quang đã sử dụng chữ
Hán làm chữ viết của dân tộc mình khoảng từ thế kỷ XI (Căn cứ vào tấm bia: “Bảo
Ninh Sùng Phúc tự bi” (Bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc), được phát hiện tại xã Yên
Nguyên, huyện Chiêm Hóa, nội dung của tấm bia ghi sự kiện Hà Hưng Tông (Tức
Hà Di Khánh – Châu mục, châu Vị Long), người có công giúp triều đình nhà Lý
chống quân xâm lược nhà Tống thế kỷ XI. Chữ Hán được người Tày Tuyên Quang
sử dụng khá phổ biến trong các văn bản vào khoảng thế kỷ XV. Qua cuộc điều tra
khảo cổ học thuộc dự án Bảo tồn văn hóa vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang
(2003) các nhà khảo cổ học đã phát hiện được hàng loạt ngôi mộ cổ của người Tày
cổ tại di chỉ Leo Luông xã Thúy Loa, di chỉ Heo Uẩn xã Trùng Khánh của huyện
Na Hang, các tấm bia mộ có niên đại vào thế kỷ XV.
Trải qua quá trình tiếp thu và ảnh hưởng văn hóa Hán, cư dân cổ người Tày
Tuyên Quang đã sáng tạo ra chữ viết riêng cho mình dựa trên cơ sở chữ tượng hình
là chữ Hán để tạo thành một thể loại chữ viết rất độc đáo gọi là chữ Nôm Tày. Chữ
Nôm Tày là loại chữ dùng chữ Hán ghép lại với nhau để ghi lại âm điệu của người
Tày. Cho tới ngày nay, chữ Nôm Tày gần như chỉ xuất hiện trong các văn tự cổ, và
trong các bài văn khấn, các hình thức sinh hoạt nghi lễ của thầy Then, thầy cúng.
Thay vì sử dụng chữ Nôm Tày, người Tày Tuyên Quang hiện nay sử dụng chữ quốc
ngữ để viết lại phiên âm tiếng Tày và coi đó là chữ viết của người Tày.
1.2.2. Văn học
1.2.2.1. Chuyện kể
Trong kho tàng văn học dân gian của người Tày, thể loại chuyện kể dân gian
còn được bảo lưu khá phong phú và đa dạng. Các câu chuyện kể được lưu truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác qua lời kể của ông bà, của cha mẹ cho các con, các cháu

16



nghe. Nội dung của thể loại truyện kể dân gian của đồng bào Tày phản ánh những
khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Đó là các câu chuyện truyền thuyết giải
thích nguồn gốc của vũ trụ, sự ra đời của loài người, sự tích các loài vật, lý giải các
hiện tượng tự nhiên … Mỗi câu chuyện ở các thể loại khác nhau nhưng đều mang
giá trị nhân văn sâu sắc, đều có nội dung giáo dục lối sống, đạo đức, hướng con
người tới giá trị chân, thiện, mỹ của cuộc sống con người.
Giải thích về nguồn gốc của các dân tộc, truyền thuyết của người Tày ở
huyện Na Hang có “Chuyện quả bầu”; ở xã Thượng Lâm, đồng bào vẫn lưu truyền
những câu chuyện truyền thuyết ly kỳ, hấp dẫn cắt nghĩa sự trùng điệp của dãy núi
đá vôi dọc theo hữu ngạn của thượng nguồn sông Gâm. Nơi đây, gắn với truyền
thuyết đàn Phượng Hoàng đi tìm đất làm kinh đô. Truyền thuyết còn được lưu
truyền khá phổ biến trong mỗi người dân nơi đây. Chuyện kể rằng: “Ngày xửa,
ngày xưa có một đàn Phượng Hoàng đi tìm đất làm kinh đô. Khi bay tới vùng đất
Thượng Lâm, 99 con Phượng Hoàng bay về trước, mỗi con đậu trên một đỉnh núi,
còn một con bay về sau không có chỗ đậu. Vì vậy, con Phượng Hoàng bay đi và
không lấy nơi này làm kinh đô nữa”. Mỗi tên sông, tên núi nơi đây đều được khoác
lên mình tấm áo huyền thoại. Những câu chuyện truyền thuyết được lưu truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác, đời nối tiếp đời đã góp phần làm phong phú kho tàng
văn hóa dân gian của đồng bào Tày Tuyên Quang.
Người Tày Tuyên Quang có kho tàng truyện kể dân gian hết sức phong
phú. Bên cạnh đó, là những câu tục ngữ, câu đố, các làn điệu hát then, hát lượn
… thấm sâu vào tâm hồn người Tày một cách tự nhiên, sâu lắng từ lời ru của
mẹ thủa còn thơ bé, khi còn nằm trong nôi đến khi lớn lên được nghe bà kể
chuyện lúc đêm khuya.
1.2.2.2. Ca dao, tục ngữ
Trong kho tàng văn hóa dân gian thì loại hình ca dao, tục ngữ của người Tày
rất đặc sắc phản ánh tất cả mọi mặt của đời sống xã hội trong quan hệ giữa con
người với con người, con người với thiên nhiên.
Nói về kinh nghiệm sản xuất, đồng bào Tày có câu:
Tỉnh hiêng hói đảy chin,

Tỉnh mèng lìn thai dác.
17


Tạm dịch:
Nghe đom đóm được ăn,
Nghe ve sầu chết đói.
Hoặc:
Bươn slam lồng chả,
Bươn hả đăm nà.
Tạm dịch:
Tháng ba gieo mạ,
Tháng năm cấy ruộng.
Thành ngữ còn lại trong cộng đồng đồng bào Tày còn rất ít nhưng mang giá
trị nhân văn và có ý nghĩa răn dạy con người sâu sắc.
Thai đin phăng,
Nhằng đin liệng.
(Chết đất chôn,
Sống đất nuôi).
Pjạ khần ái nhặc,
Cần sắc ái chẩu,
Cần bẩu ái sang.
(Dao sắc thích băm,
Người chăm thích khiến,
Người đần thích đùa).
Sắc việc bản,
Chặn việc lườn.
(Chăm việc làng,
Nhác việc nhà).
Chin hẩu đo,

Lo hẩu thuổn,
(Ăn cho đủ,
Lo cho trọn).
Chắc hết lè đo,
Chắc kho lẻ ún,
(Biết làm thì đủ,
Biết co thì ấm).
18


1.2.2.3. Câu đố dân gian
Đây là một trong các loại hình văn học nghệ thuật dân gian được đồng bào
Tày yêu thích và hay sử dụng. Câu đố dân gian được bắt nguồn từ đời sống sinh
hoạt, quá trình lao động sản xuất thường nhật và lối tư duy dân dã và được thể hiện
bằng trực quan sinh động hết sức tinh tế. Đồng bào Tày đã tạo nên một kho tàng câu
đố dân gian khá phong phú như câu đố về các loài vật, cây cỏ, đồ vật, dụng cụ sinh
hoạt quen thuộc hàng ngày dưới nhiều hình thức thể hiện.
Câu đố về hoa quả là câu đố khá độc đáo, được thể hiện bằng làn điệu hát
cọi (hát đối đáp) giữa thanh niên nam nữ Tày, họ thường hát vào các dịp lễ hội
hay các dịp đầu năm vào mỗi độ xuân về. Câu đố được sáng tác theo kiểu văn vần
dễ thuộc, dễ nhớ:
Thứ gì ăn vào đầu năm?
Thứ gì ăn vào tháng chín mùa gặt?
Thứ gì ăn vào tháng ba mùa giáp hạt?
Thứ gì ăn vào tháng chạp mùa đông?
Thứ gì ăn cả lông cả vỏ không phải bóc?
Thứ gì ăn ở bên ngoài bóc ở bên trong?
Măng vầu ăn đầu năm,
Quả quýt ăn vào tháng chín mùa gặt,
Củ mài ăn vào mùa giáp hạt tháng ba,

Quả cọ ăn vào tháng chạp mùa đông,
Quả đào ăn cả lông không phải bóc,
Mề gà ăn ở ngoài bóc ở trong.
Như vậy, ngoài câu đố thông thường thì trong kho tàng câu đố dân gian của
đồng bào Tày Tuyên Quang còn xuất hiện một số câu đố viết theo thể văn vần dưới
dạng các làn điệu hát Cọi. Câu đố tuy mộc mạc, đơn giản, dễ hiểu nhưng ẩn chứa
trong đó những giá trị nhân văn sâu sắc và thể hiện sức sáng tạo của các nghệ nhân
dân gian đồng bào Tày.
1.2.3. Diễn xướng dân gian
Diễn xướng là thuật ngữ được dùng khá quen thuộc trong nghiên cứu văn
học nghệ thuật và đặc biệt là trong nghiên cứu văn học, văn hoá dân gian. Song,

19


trong quá trình nhận diện, nhiều vấn đề liên quan đến thuật ngữ này còn chưa thật
sự thống nhất. Trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của người Tày, hát quan
làng, hát then được coi như một hình thức diễn xướng theo thể dân ca nghi lễ của
dân tộc Tày.
1.2.3.1. Hát Quan làng
Hát Quan làng là khúc hát lượn mừng đám cưới của người Tày. Theo
phong tục cổ truyền, người Tày coi lễ cưới là một việc lớn của đời người. Do vậy,
lễ cưới là ngày vui nhất, là ngày đáng nhớ suốt cuộc đời cô dâu, chú rể và cũng là
ngày vui mừng của họ hàng dân bản. Theo tập quán, trong lễ cưới người ta thể
hiện sự vui mừng phấn khởi bằng khúc hát lượn Quan làng. Khi tiến hành nghi lễ
ngày cưới ở bên nhà gái cũng như nhà trai, Quan làng và Pả mẻ là hai vị đại diện
cho hai họ đều thưa bằng lời ca tiếng hát thay cho câu đối thoại phổ thông.
Chủ:
Thưa cùng khách quan làng phù rể!
Chúng tôi người giữ cửa chắn đường,

Thấy gánh lợn gánh hàng qua lại,
Sự này thấy lạ quá lắm thay,
Đã có phép hay chưa có phép,
Thời này bất cứ việc nhỏ việc to,
Phải có phép mới cho đi lại,
Nếu hàng lậu là phải quay ngay,
Người hãy nói cho hay thật rõ,
Chúng tôi còn trình họ, trình làng.
Khách:
Kính thưa các bạn đứng giữa đường!
Nhà người có hoa thơm bông quý,
Em tôi còn sống lẻ một thân,
Hoa người lại đang xuân nở nhị,
Hoa người lại đang tuổi nở đều,
Sáng chói đẹp như sao giữa tháng,
Hai bên đã gặp mặt thuận tình.

20


Bố mẹ cùng họ hàng thuận ý,
Hôm nay mới làm lễ đón dâu,
Chúng tôi mới đến đây nộp lệ,
Lợn gà cùng các thứ gánh gồng,
Của con rể trả ơn bố mẹ,
Ơn bạn hãy mở cửa cho vào.
Hát Quan làng không phải là để dành phần thắng, phần thua mà là để mời
chào. Lời hát Quan làng được hát theo trình tự nghi lễ một đám cưới. Trên đây chỉ
là một trích đoạn trong lễ cưới mà tác giả muốn giới thiệu.
1.2.3.2. Hát Then

Then là những khúc hát, điệu múa thuộc thể loại dân ca nghi lễ, phong tục từ
lâu đời của dân tộc Tày. Tuy nguồn gốc từ “Then” là chữ “thiên” (trời), nhưng những
người làm thầy Then không phải là thiên tử mà chỉ là những thầy cúng bình thường.
Hát Then gắn với nghi lễ thờ cúng và đồng thời, đồng bào Tày hát Then như để trao
gửi tâm tình của mình tới bạn bè anh em, tới người thương và tới Ngọc Hoàng. Then
được phân theo hình thức thể hiện và nội dung. Trong Then có các thể loại truyện
(thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn, truyền thuyết). Nhiều tích truyện có nội dung giải thích
nguồn gốc một số sự vật, hiện tượng về vũ trụ, thiên nhiên. Cách giải thích đơn giản,
mộc mạc nhưng khá ly kỳ, phản ánh thế giới quan của người Tày xưa. Chẳng hạn,
trong truyện “Bách điểu tranh công” loài chim nào cũng tự cho mình là đẹp nhất và
muốn giành được quyền lực. Hay chuyện “Vì sao gà mái ấp trứng vịt”: Ông mặt trời
lặn bốn mươi ngày không mọc. Muông thú chẳng có ngày phải nhờ tiếng gáy của con
gà, mặt trời nhô lên đằng Đông, nhưng gà không tự bơi đến nơi chân trời để cất tiếng
gáy gọi mặt trời mọc mà phải nhờ vịt bơi cõng gà. Để đáp lại ơn ấy, nay gà phải ấp
trứng cho vịt.
Then là những câu văn vần, có nhiều từ tượng hình, tượng thanh là truyện
thơ được gắn vào một làn điệu cụ thể để diễn xướng thành dân ca. Then có nhạc cụ
đệm là đàn tính và chùm xóc. Trong Then khắc họa nhiều hình ảnh, cảnh vật thiên
nhiên được đặc tả khá đậm nét trong các bức tranh trang trí tại đàn lễ của các đám
cúng lớn như lễ cấp sắc, cầu mùa … Then có đối thoại mang kịch tính thu hút người
nghe. Chẳng hạn, đoạn Chúa tạng (quân binh then) trên đường hành lễ gặp đàn

21


bướm tại bãi sỏi, hỏi nguồn gốc, quê quán của bướm ở đâu, bướm rằng: Vốn xưa
em cũng là con người, cũng có tình yêu, thầm ước ao kết duyên với nàng Quế, hẹn
nàng tháng ba ra soi nói chuyện, nhưng chờ ba ngày chẳng thấy nàng đâu, nỗi buồn
khôn xiết; bực mình không chịu nổi em đã thắt cổ hóa kiếp thành con bướm. Hàng
năm, cứ đến tháng ba em lại ra bãi soi tìm bạn. Tương tự có nhiều đoạn Then tự sự

khá hấp dẫn. Trong Then cũng có nghệ thuật múa như múa quét hoa, múa chèo
thuyền, săn bắt thú.
Mọi thủ tục cúng bái, nghi lễ của thầy Then phản ánh khá rõ yếu tố tâm linh,
tín ngưỡng trong Then. Người Tày xưa quan niệm, vũ trụ có 3 cõi: thượng nguyên
(mường Trời), trung nguyên (dương gian), hạ nguyên (âm phủ, thủy phủ). Trên
mường Trời có Ngọc Hoàng cai trị cả ba cõi, dưới Ngọc Hoàng là các tinh quân,
thiên vương, thiên tướng, thiên sư … giúp Ngọc Hoàng quan sát ba cõi, nhận lệnh
ban phúc hay giáng họa. Dưới âm phủ (diêm la) là cơ quan “tư pháp của Ngọc
Hoàng”. Con người ở trần gian nếu sống lương thiện, tu nhân tích đức, ở hiền thì sẽ
gặp lành; còn sống giả dối, ác giả làm điều hại cho người khác thì sẽ bị trừng phạt.
- Phân loại Then (theo hình thức thể hiện, cách sử dụng, sắp xếp trình tự nội
dung Then):
Chia thành hai loại Then tính và Then quạt.
+ Then quạt: Then quạt cùng nhóm với Pụt (nghĩa là Bụt, thầy Bụt), ngôn
ngữ sử dụng chủ yếu là tiếng Tày, Then quạt ra đời sớm hơn Then tính. Khi hát,
thầy then chỉ dùng quạt, mặc quần áo mầu đỏ, khăn đỏ, mũ đỏ. Giai điệu Then quạt
hát kéo dài như hát Pụt, chủ yếu là âm điệu ừ,ừ,ừ... không có nhạc đệm, thời gian
hát dài hơn Then tính. Khi hát đầu hơi lắc lư, một tay cầm quạt phe phẩy nhẹ nhàng
trước mặt, một tay cầm khăn đỏ. Nội dung đường then cơ bản giống Then tính, chỉ
có một số câu khác Then tính; Then quạt có bộ sách riêng, ra đời trước Then tính.
Hiện nay, số người biết hát Then quạt tại Tuyên Quang còn lại rất ít.
Then quạt được sử dụng trong các nghi lễ Cầu yên như: Cúng mụ, cúng giải
hạn, cúng chữa bệnh hoặc cúng đầu ma... Trước khi mời thầy về cúng, gia chủ phải
sắm một mâm lễ gồm: Xôi, thịt, rượu, gà; sau đó phải thắp hương, đánh trống, kẻng
để xin phép thần thánh làm lễ. Một buổi lễ thường được tiến hành trong khoảng 2
giờ, riêng lễ Cấp sắc được tổ chức trong 2 ngày đêm. Nghi lễ Then quạt phải hát

22



qua 15 bài cúng: Cúng thổ công, cửa thần, cửa gia tiên, cửa tổ tiên, cửa bụt, cửa
then, cửa cha (vàng thiên), cửa thần, cửa tứ phủ, cửa đình chùa, cửa mụ bà, cửa hồn
(cửa khoăn), cửa hạn, cửa cửu thần, mở các cửa.
+ Then tính: Then tính ra đời và phát triển trên cơ sở Then quạt, có nhạc cụ
đệm là đàn tính và chùm sóc, quả nhạc. Khi thể hiện, vừa đàn vừa hát, nhịp đi lúc
nhanh, lúc chậm tùy vào nội dung khúc hát; nếu thời gian cùng thể hiện một khúc
hát thì Then tính nhanh gấp ba lần Then quạt. Như vậy, Then tính rút gọn hơn về số
câu và nhịp phách. Ở Then quạt âm điệu chủ yếu là ừ,ừ; thì ở Then tính âm điệu là
ới la, ới là (có nghĩa là khát vọng giao đãi của con người với trời đất, thiên nhiên,
vạn vật). Đặc biệt, âm điệu ới la được bắt đầu trước khi vào câu hát, chỉ có trong
Then của Tuyên Quang. Trước khi hát, dạo nhạc đàn tính, rồi mới bắt vào lời. Khi
xướng lên, nhiều cụm từ liên khúc rất nhanh, sau đó ngắt để vào câu tiếp theo, rồi
ngân nga nhằm cho giữa đàn và hát luôn ăn nhịp.
- Phân nhóm theo nội dung Then:
Thường chia nội dung Then làm hai nhóm là Then kỳ yên và Then lễ hội,
gồm khoảng 60 bài, cung, phủ được sử dụng hát trong các nghi lễ.
+ Nhóm nghi lễ Then kỳ yên: Bao gồm các nội dung cầu yên, cầu chúc, chữa
bệnh. Tỷ lệ Then kỳ yên chiếm nhiều hơn trong đường Then. So với Then lễ hội,
nghi lễ, Then kỳ yên phải trải qua nhiều cung đoạn gồm: Cung thổ công; cung phát
pang (phát lễ cho họ nội ngoại); cung thần linh thổ địa (các thần linh); cung mồ mả,
cung vua bếp (Táo quân); cung tổ tiên (gia tiên); cung bắc cầu, cầu hoa; cung
mụ; cung giải hạn; phủ hội đồng; cung tam bảo; cung vua; cung khảm hải. Nghi
lễ Then kỳ yên (đồng bào Tày thường gọi là làm Then) bao giờ cũng tổ chức vào
ban đêm yên tĩnh, khi mọi sự sống đã lắng đọng vào giấc ngủ, chỉ còn vang vọng
tiếng hát của Then, giúp mọi người lắng nghe và thấu hiểu từng lời hát một cách
đầy đủ và trọn vẹn nhất.
+ Nhóm nghi lễ Then lễ hội:
Then lễ hội: là những khúc hát khích lệ tinh thần mọi người thêm vui vẻ, xua
tan phiền muộn, cực nhọc vất vả trong cuộc sống để thỏa mãn ước vọng về một
cuộc sống đầy đủ, muôn vật sinh linh. Loại Then lễ hội thường được sử dụng trong

các nghi lễ: Lễ cầu mùa, lễ vào nhà mới, lễ cấp sắc, lễ cốm. Then lễ hội gồm nhiều

23


cung phủ: Giải uế, khảm hải, ca bốn mùa, tứ bách hoặc phủ thu quạt, pụt luông
(chúa của thần nông), nhà phép, hội đồng, tam bảo, chợ tam quang, vua cha...
Then là một hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống của người Tày, ra đời
từ lâu đời và gắn bó với sự hình thành, phát triển cộng đồng người Tày, phản ánh
hiện thực đời sống xã hội người Tày trong các giai đoạn lịch sử.
Các khúc hát Then trong nghi lễ của người Tày nhằm cầu cho vạn vật được
bình an, con người khỏe mạnh, mùa màng bội thu, luôn hướng con người làm điều
thiện, tránh điều ác.
Nghi lễ Then là một loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp (gồm văn học,
âm nhạc, hội họa, múa). Các khúc hát sử dụng trong nghi lễ mang tính độc đáo
riêng và thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc Tày. Hát Then là di sản văn hóa phi
vật thể đặc trưng của dân tộc Tày.
Then là loại nghệ thuật dân gian khá phong phú, nội dung gần gũi với quần
chúng nhân dân lao động, được mọi người ưa thích và gìn giữ. Lời hát Then thể hiện
trong các nghi lễ được phát triển và duy trì qua thời gian, đây là nét tiêu biểu độc
đáo, là thẻ căn cước để khẳng định, thể hiện giá trị, bản sắc văn hóa độc đáo của dân
tộc Tày.
Các điệu hát Then có tác dụng khích lệ, động viên tích cực đến đời sống tinh
thần, quá trình lao động và sinh hoạt cộng đồng của người dân trong vùng. Tạo
nguồn cảm hứng sáng tạo cho các văn nghệ sĩ sáng tác phục vụ cuộc sống.
Then chính là sự tích hợp những giá trị văn hoá nghệ thuật đặc trưng của
người Tày, tiêu biểu là nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn cộng với môi
trường diễn xướng mang đậm màu sắc tâm linh, thông qua các thể loại độc tấu,
song tấu, hoà tấu, hỗn tấu cùng cây đàn tính...
Thông qua nghệ thuật sắp xếp ca từ, Then đã khắc hoạ nên những hình

tượng nhân vật tương phản với ý nghĩa răn đe, giáo dục người đời. Để khuyên răn
con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, con người phải biết thương yêu giúp đỡ nhau.
Đây là hình thức diễn xướng hát có đệm đàn, đạt được hiệu quả tích cực trong
giáo dục cộng đồng mà không phải hình thức tuyên truyền nào cũng làm được.
Đặc biệt, các khúc hát Then ở Tuyên Quang giàu về tiết tấu, hình thức diễn
tả được nổi rõ trong các đoạn hát nói, đối đáp; giai điệu lời ca mềm mại, uyển

24


×