Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại tổng hợp Quyết Thắng trên thị trường Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.81 KB, 51 trang )

TÓM LƯỢC
Trong thời đại phát triển của khoa học kỹ thuật, nền kinh tế thị trường đang
thay đổi từng ngày, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì cần phải chú
trọng và phát triển năng lực cạnh tranh của công ty, để từ đó có thể cạnh tranh được
với đối thủ cạnh tranh. Do đó việc nghiên cứu lý luận cũng như phân tích thực tiễn
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh là hết sức cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng và ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh đối với
doanh nghiệp, đồng thời sau quá trình thực tập tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần
ĐTXD&TMTH Quyết Thắng cùng những kiến thức đã học được ở trường em đã lựa
chọn đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và
thương mại tổng hợp Quyết Thắng trên thị trường Việt Nam.
Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh
như: các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh, các công cụ,chỉ tiêu và các nhân tố
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Trên cơ sở lý luận đó em nghiên cứu thực trạng
năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần ĐTXD&TMTH Quyết Thắng để chỉ ra những
thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về năng lực cạnh tranh của
công ty. Từ đó, em đã đưa một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần ĐTXD&TMTH Quyết Thắng.


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học
Thương mại, dưới sự giảng dạy và hướng dẫn của thầy cô chúng em đã được tiếp cận
và trang bị về lý luận, bài giảng và kiến thức về tài chính, nhân sự, marketing, sản
xuất… Tuy nhiên, học phải đi đôi với hành, những kiến thức học được trên ghế nhà
trường không được áp dụng ngoài thực tế thì sẽ không thể phát huy được tác dụng. Bởi
vậy, quá trình thực tập là giai đoạn hết sức quan trọng, giúp sinh viên làm quen với
công việc thực tế và môi trường doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần ĐTXD&TMTH Quyết Thắng, em đã
hiểu rõ hơn về quy trình hoạt động của công ty và cách thức thực hiện quản trị bán
hàng của công ty. Hơn thế nữa, em được làm việc trong một môi trường chuyên


nghiệp, năng động đầy nhiệt huyết. Điều đó đã thôi thúc bản thân em cần cố gắng hơn
nữa trong việc hoàn thiện bản thân để tạo ra nhiều cơ hội cho mình trong tương lai.
Thời gian thực tập tuy không quá nhiều nhưng thực sự rất quý báu, em rất biết ơn
nhà trường, khoa đã tạo điều kiện cho chúng em. Đồng thời, em cũng gửi lời cám ơn
chân thành nhất đến ThS. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt trường Đại học Thương Mại đã
hướng dẫn, giúp đỡ em để em hoàn thiện bài khóa luận này. Do thời gian gấp rút và
kinh nghiệm không nhiều nên bài khóa luận còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận
được những ý kiến, đóng góp của thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
MỤC LỤC

TÓM LƯỢC..........................................................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................................2
MỤC LỤC..............................................................................................................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu...................................................................................................1
3. Các mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:..............................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................3
6. Kết cấu khóa luận..............................................................................................................................4


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP....................................................................................................................5
1.1. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NHỮNG LÝ THUYẾT LIÊN
QUAN.......................................................................................................................................................5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản.........................................................................................................5
1.1.2. Một số lý thuyết liên quan.....................................................................................................6

1.2. MÔ HÌNH NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHÊN CỨU...................................................8
1.2.1. Mô hình nội dung nghiên cứu đề tài....................................................................................8
1.2.2 Nội dung........................................................................................................................................8
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp..............................12
1.3.1. Các yếu tố bên trong DN.......................................................................................................12
1.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp...................................................................................13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
ĐTXD&TMTH QUYẾT THẮNG TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.....................16
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐTXD&TMTH QUYẾT THẮNG...............................16
2.1.1. Lịch sử phát triển của công ty đtxd&tmth Quyết Thắng.............................................16
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty........................................................................................16
2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 2015-2017...................................................17
2.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ
MÔITRƯỜNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY ĐTXD&TMTH
QUYẾT THẮNG.................................................................................................................................18
2.2.1. Ảnh hưởng nhân tố môi trường bên ngoài.......................................................................18
2.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên trong................................................................20
2.3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY ĐTXD&TMTH QUYẾT THẮNG...........................................................................21
2.3.1. Nhận diện SBU hiện tại của công ty..................................................................................21
2.3.3. Thực trạng xây dựng bộ tiêu chí đánh giá NLCT của công ty...................................23
2.3.4. Thực trạng đánh giá năng lực cạnh tranh.........................................................................26
2.4. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP QUYẾT THẮNG. 26
2.4.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh tuyệt đối............................................................................26
2.4.2. đánh giá năng lực cạnh tranh tương đối............................................................................27
2.5. CÁC KẾT LUẬN VỀ THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH TẠI CÔNG TY ĐTXD&TMTH QUYẾT THẮNG................................................28
2.5.1. Những kết quả đạt được.........................................................................................................28



2.5.2. Những tồn tại chưa giải quyết..............................................................................................28
2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong công ty................................................................29
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNHTRANH TẠI CÔNG TY ĐTXD&TMTH QUYẾT THẮNG TRÊN THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM....................................................................................................................31
3.1. CÁC DỰ BÁO THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐTXD&TMTH QUYẾT THẮNG...................................31
3.1.1. Dự báo tình hình trong thời gian tới..................................................................................31
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty ĐTXD&TMTH Quyết Thắng...........................32
3.2. CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY ĐTXD&TMTH QUYẾT THẮNG..............................................32
3.2.1. Đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn.................................................................32
3.2.2. Đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh maketing...........................................................35
3.2.3. Một số kiến nghị vĩ mô..........................................................................................................38
KẾT LUẬN..........................................................................................................................................39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................40
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 1.1: Phân loại năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Bảng 1.2. Mô hình cạnh tranh của M. Porter
Bảng 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển LTCT bền vững của doanh nghiệp
Bảng 1.4. Mô hình nghiên cứu đề tài
BẢNG 2.1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2015-2017
Bảng 2.2: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh tăng thêm của công ty năm 2016 so
với năm 2015 và 2017 so với 2016.
Bảng 2.3. Bảng cơ cấu vốn của Công ty cổ phần ĐTXD&TMTH Quyết Thắng đến
năm 2017

Bảng 2.4: Khái quát về đối thủ cạnh tranh của Công ty
Biểu đồ 2.5: Độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá NLCT của ngành
Bảng 2.6: So sánh điểm xếp loại các tiêu chí đánh giá NLCT của Công ty và ĐTCT
Bảng 2.7: Bảng đánh giá tổng hợp NLCT của Công ty và đối thủ cạnh tranh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Từ viết tắt

1

DN

Doanh nghiệp

2

ĐTXD&TMTH

Đầu tư xây dựng và thương mại tổng hợp

3

NLCT

Năng lực cạnh tranh


4

NXB

Nhà xuất bản

5

GS. TS

Giáo sư. Tiến sỹ

6

LTCT

Lợi thế cạnh tranh

7

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

8

KH

Khách hàng


9

SXKD

Sản xuất kinh doanh

10

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

11

SBU

Đơn vị kinh doanh chiến lược

12

CSVC

Cơ sở vật chất


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cạnh tranh là cơ chế vận hành chủ yếu của cơ chế thị trường, là động lực thúc đẩy
sự phát triển của nền kinh tế. Đối với mỗi chủ thể kinh doanh, cạnh tranh tạo sức ép

hoặc kích ứng ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất nhằm nâng cao
năng suất lao động. Các doanh nghiệp (DN) muốn tồn tại trong thị trường phải luôn
vận động biến đổi để tạo cho mình một vị trí và chiếm lĩnh những thị phần nhất định.
Sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi họ phải xây dựng cho mình
một chiến lược cạnh tranh có hiệu quả và bền vững. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay, ngoài việc cạnh tranh với nhau còn phải chịu sự cạnh tranh của các công ty, tập
đoàn nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh. Vì vậy vấn đề cạnh tranh không phải là
một vấn đề mới, nhưng nó luôn là vấn đề mang tính thời sự, cạnh tranh khiến thương
trường ngày càng trở lên nóng bỏng.
Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại tổng hợp Quyết Thắng
(ĐTXD&TMTH) đã hình thành và phát triển, vượt qua nhiều thử thách, Công ty đã đạt
được những thành tựu đáng kể trong ngành đồ gia dụng. Cùng với sự phát triển của đất
nước, Công ty cổ phần ĐTXD&TMTH Quyết Thắng vẫn đang đang dần hoàn thiện và
cố gắng nâng cao hình ảnh của mình. Những năm gần đây thị trường của công ty có
những bước phát triển đáng kể và không ngừng được mở rộng, sản phẩm của công ty
dần trở lên quen thuộc hơn với người tiêu dùng.
Bên cạnh những mặt tích cực trên, công ty vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong
năng lực và chịu sự cạnh tranh gay gắt của những doanh nghiệp trong ngành do bản
chất của công ty là 1 công ty đa ngành. Công ty Quyết Thắng vẫn chưa khai thác hết
và phát huy có hiệu quả khả năng cạnh tranh của mình. Công ty cần nhanh chóng
nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, để giữ vững hình ảnh của công ty, phát triển
bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như ngày nay. Vì vậy trong
quá trình học tập và rèn luyện tại công ty Quyết Thắng, tôi( Phạm Thành Đô) đã quyết
định chọn đề tài ”Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư xây
dựng và thương mại tổng hợp Quyết Thắng trên thị trường Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu khóa luận.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.2.1. Tình hình nghiên cứu thế giới
Micheal Porter – được biết đến là cha đẻ của quản trị chiến lược, chính vì vậy mà
không thể bỏ qua các công trình nghiên cứu của ông thông qua các tác phẩm nổi tiếng:

NXB Khoa học kỹ thuật (1999) Giáo trình “ Chiến lược cạnh tranh”, NXB Trẻ (2008)
Giáo trình “ lợi thế cạnh tranh”. Thông qua các tác phẩm của mình ông khẳng định,
1


muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải xác định lợi thế của mình
để đạt thắng lợi trong cạnh tranh, có hai nhóm lợi thế cạnh tranh: lợi thế về chi phí và
lợi thế về sự khác biệt hóa.
Fred R. David, giáo trình “ Khái luận về quản trị chiến lược”, đã làm rõ các vấn đề
về quản trị chiến lược và áp dụng các chiến lược vào hoạt động thực tiễn của mỗi
doanh nghiệp. Ngoài ra còn có các tác phẩm của Philip Kotler- cha đẻ của marketing
hiện đại, NXB Thống kê (1999) thông qua tác phẩm “Quản trị marketing”.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong nước có rất nhiều công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp phải kể đến tác giả GS.TS Nguyễn Bách Khoa, NXB Thống kê (2004)
qua giáo trình “ Chiến lược kinh doanh quốc tế”. Qua giáo trình này tác giả đã đưa ra
các vấn đề liên quan đến quản trị chiến lược, các vấn đề toàn cầu hóa cũng như những
thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
Nguyễn Thị Hồng Nhung (2015) với đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp Việt Nam thông qua xây dựng văn hóa doanh nghiệp” , đưa ra một số
giải pháp chung đó là xây dựng văn hóa thương hiệu, văn hóa đội ngũ nhân viên, nâng
cao môi trường nội bộ của doanh nghiệp, áp dụng tiêu chuẩn ISO-nền văn hóa chất
lượng… thúc đẩy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Bích Ngọc(2014) với đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh tại Công ty TNHH một thành viên Thương mại Dịch vụ xuất nhập khẩu
Hải Phòng”, đã phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công
ty và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh như: Hoàn chỉnh hệ
thống kênh phân phối, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hạ giá thành, nâng cao chất
lượng sản phẩm…
Lều Ngọc Thái, lớp K5HQ1B – Khoa Quản trị Doanh nghiệp với luận văn “Giải

pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Phạm Minh” từ đó đưa ra các
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty gồm nhóm giải pháp tác động đến
các yếu tố tạo lập năng lực cạnh tranh nguồn, nhóm giải pháp tác động đến các yếu tố
tạo lập năng lực cạnh tranh marketing.
Đoàn Trung Thành, lớp K5HQ1B – Khoa Quản trị Doanh nghiệp với luận văn “
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty May 10 trên thị trường Mỹ’’ Qua
đó đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty bao gồm nhóm giải
pháp tác động đến các yếu tố tạo lập năng lực cạnh tranh nguồn, nhóm giải pháp tác
động đến các yếu tố tạo lập năng lực cạnh tranh marketing.
3. Các mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm giải quyết 3 mục tiêu cơ bản:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2


- Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần ĐTXD&TMTH
Quyết Thắng trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh đối sánh, từ đó rút ra những
thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế đó.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ
phần ĐTXD&TMTH Quyết Thắng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong công ty
ĐTXD&TMTH Quyết Thắng.
Phạm vi về không gian:
- Giới hạn sản phẩm (SBU) mục tiêu nghiên cứu trong đề tài là tập trung vào việc
buôn bán các sản phẩm mặt hàng thương mại mà cụ thể là các thiết bị nhà bếp, đồ gia
dụng, các thiết bị gia đình.
- Giới hạn thị trường mục tiêu nghiên cứu trong đề tài là khu vực địa bàn Thành
phố Hà Nội.

- Phạm vi về thời gian: nghiên cứu dữ liệu trong khoảng thời gian 3 năm (20152017), đề xuất hệ thống các giải pháp trong thời gian 3 năm tới (2018-2020), tầm nhìn
2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành điều tra nhân viên và khách hàng của công ty thông qua phiếu điều tra
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
- Đối với nhân viên:
+ Nội dung của phiếu điều tra: Tiến hành điều tra chủ yếu về đánh giá mức độ năng
lực cạnh tranh của DN mình Và các DN khác.
+ Số lượng người được điều tra: 13
- Đối với khách hàng:
+ Nội dung phiếu điều tra: Điều tra về sản phẩm mà khách hàng tiêu dùng, xây
dựng bảng đánh giá năng lực cạnh tranhcủa DN mình và các DN khác cho khách hàng.
+ Số lượng phiếu phát ra: 50
+ Thu về đạt chỉ tiêu: 27
Phương pháp phân tích dữ liệu
Trên cơ sở các phiếu điều tra và phiếu phỏng vấn thu về, tiến hành tổng hợp các chỉ
tiêu và đánh giá của nhà quản trị và nhân viên về tình hình chung, về NLCT marketing
của Công ty. Các dữ liệu sơ cấp thu thập được từ điều tra trắc nghiệm được xử lý bằng
cách tổng hợp các câu trả lời từ các bảng câu hỏi điều tra. Sử dụng phương pháp lập
bảng tổng hợp thông tin, đánh giá các tiêu thức lựa chọn nghiên cứu dựa trên tỷ lệ
phần trăm của từng tiêu thức.
3


6. Kết cấu khóa luận
Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần ĐTXD&TMTH
Quyết Thắng trên thị trường Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty ĐTXD&TMTH

Quyết Thắng trên thị trường việt nam
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NHỮNG LÝ THUYẾT
LIÊN QUAN
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Michael Porter (1996) “Cạnh tranh là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối
thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các DN. Tuy nhiên, bản chất của cạnh
tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là DN phải tạo ra và mang lại
cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể
lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh.”
Theo Từ điển Thuật ngữ Kinh tế học, NXB Từ điển Bách khoa [HN 2001. tr42]:
“Cạnh tranh - sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh
nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên cố gắng giành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể
giành được”.
Theo Giáo trình quản trị chiến lược- Đại học Kinh tế Quốc dân : Cạnh tranh là việc
đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của
các doanh nghiệp.
Qua đó ta thấy cạnh tranh luôn được xem xét trong trạng thái động và có sự đối
sánh, và trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay cạnh tranh được các chủ thể
kinh tế sử dụng một cách rộng rãi vì vậy khái niệm cạnh tranh cần được xây dựng một
cách đầy đủ, có hệ thống và tính lôgic cao.
Từ những quan điểm trên tôi có thể nhận thấy rằng cạnh tranh là sự giành giật về
khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các DN với nhau, cạnh tranh thúc đẩy các DN
đi lên về nhiều mặt nhằm thu hút khách hàng về phía công ty của mình, vì khách hàng
là người nuôi sống các DN, không có khách hang thì DN không thể tồn tại được. Cạnh
tranh thúc đẩy nền kinh tế đi lên.
1.1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Theo bài giảng Quản trị chiến lược – Trường Đại học Thương mại thì ’’ Năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp là những năng lực doanh nghiệp thực hiện đặc biệt tốt
4


hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Đó là những thế mạnh mà các đối thủ cạnh tranh
không dễ dàng thích ứng hoặc sao chép’’
Lê Đăng Doanh, trong tác phẩm Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
thời hội nhập [5, tr. 28]: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả
năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận cho doanh nghiệp trong môi trường
cạnh tranh trong nước và ngoài nước.
1.1.1.3 Phân loại năng lực cạnh tranh
Theo giáo trình Quản trị chiến lược của GS.TS. Nguyễn Bách Khoa của đại học
thương mại Thương Mại thì NLCT của doanh nghiệp được phân loại như sau:
Bảng 1.1: Phân loại năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
NLCT nguồn
Năng lực tài chính
Năng lực quản trị lãnh đạo
Năng lực nguồn nhân lực
Quy mô sản xuất, kinh doanh
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Hiệu suất R&D

NLCT thị trường
Thị phần thị trường
Chính sách sản phẩm
Chính sách định giá
Mạng lưới phân phối
Công cụ xúc tiến thương mại
Uy tín và thương hiệu.
Nguồn: GS.TS Nguyễn Bách Khoa


1.1.2. Một số lý thuyết liên quan
1.1.2.1. Lý thuyết về các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M. Porter
Bảng 1.2. Mô hình cạnh tranh của M. Porter
Quyền thương lượng

Các đối thủ tiềm năng

Của nhà cung ứng
Nhà cung ứng

Nguy cơ của người mới
nhập cuộc

Các đối thủ cạnh tranh
trong ngành
Cạnh tranh giữa các đối thủ
hiện tại

Khách hàng

Quyền thương lượng của
Người mua

Nguy cơ của sản phẩm
và dịch vụ thay thế
Sản phẩm thay thế

(Nguồn: Michael Porter)
Nhà cung ứng sản phẩm : Nhà phân phối sản phẩm có một quyền lực nhất định tác

động đến doanh nghiệp của bạn. Họ có thể kiểm soát lưu lượng sản phẩm, tăng giá
thành sản phẩm,…Những yếu tố này có thể tác động đến các hoạt động trong doanh
5


nghiệp của bạn. Bạn càng có nhiều nhà phân phối sản phẩm thì quyền lực của họ càng
giảm. Và ngược lại, nếu bạn có ít nhà phân phối sản phẩm, quyền lực của họ trở nên
lớn hơn đối với bạn.
Khách hàng: Khách hàng thường có xu hướng hạ giá thành sản phẩm của doanh
nghiệp. Khách hàng tác động đến doanh nghiệp của bạn thông qua một số tiêu chí như
số lượng khách hàng, tầm quan trọng của khách hang, chi phí của khách hàng chi trả
cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Các khách hàng có quyền lực cao có khả năng
ra điều kiện với doanh nghiệp của bạn.
Đối thủ cạnh tranh: Cần xét đến số lượng và khả năng của các doanh nghiệp cạnh
tranh của bạn. Nếu bạn có nhiều đối thủ cạnh tranh, cùng phân phối một lại sản phẩm
hoặc dịch vụ, quyền lực của bạn sẽ giảm đi vì khách hàng có thể sẽ cùng tiêu dùng các
sản phẩm hoặc dịch vụ từ các doanh nghiệp khác. Ngược lại, nếu không có doanh
nghiệp nào kinh doanh mặt hàng bạn đang có, thì quyền lực của bạn sẽ rất lớn.
Nguy cơ bị thay thế: Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có nhiều sản phẩm hoặc
dịch vụ có thể thay thế, thì quyền lực của bạn sẽ bị giảm đi. Vì khách hàng có nhiều
lựa chọn tiêu dùng hơn. Ngược lại, nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ít nhiều sản
phẩm hoặc dịch vụ có thể thay thế, thì quyền lực của bạn sẽ tăng lên đáng kể.
Nguy cơ bị xâm nhập thị trường: Các đối thủ cạnh tranh khác có thể xâm nhập vào
thị trường của bạn. Nếu bạn không có khả năng bảo vệ các sản phẩm chủ lực và nếu
việc xâm nhập thị trường của bạn ít tốn kém, thì các đối thủ cạnh tranh có thể nhanh
chóng xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường của bạn. Nếu bạn có đủ khả năng phòng thủ
và phát triển tốt, bạn có thể bảo vệ vị trí của mình và tận dụng được các cơ hội từ việc
xâm nhập thị trường.
1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của DN
Khái niệm: Lợi thế cạnh tranh là giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng,

giá trị đó vượt qua chi phí dùng để tạo ra nó. Là nhân tố cần thiết cho sự thành công và
tồn tại lâu dài của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp được xem là có lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ lợi nhuận của nó cao
hơn tỷ lệ bình quân trong ngành. Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững khi nó
có thể duy trì tỷ lệ lợi nhuận cao trong khoảng thời gian dài.
Chất lượng

Bảng 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến
phát
vượt
trộitriển LTCT bền vững của doanh nghiệp

Lợi thế cạnh tranh
Hiệu suất
vượt trội

-Chi phí thấp
-Khác biệt hóa

6
Sự đổi mới
vượt trội

Đáp ứng
khách
hàng vượt
trội


(Nguồn: Michael Porter)

Hiệu suất vượt trội: Giúp DN đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc giảm cấu
trúc chi phí. Hiệu suất được tính bằng số lượng đầu vào cần thiết để sản xuất một đơn
vị đầu ra sản phẩm .Hiệu suất tạo nên năng suất cao hơn và chi phí thấp hơn
Chất lượng vượt trội: Chất lượng của sản phẩm vượt trội được đánh giá dựa trên hai
thuộc tính đó là có độ tin cậy cao và tuyệt hảo. Tức là thực hiện tốt mọi chức năng
được thiết kế và được nhận thức bởi khách hàng là tuyệt vời
Sự đổi mới vượt trội: Là hoạt động tạo nên sản phẩm hoặc quy trình mới. Sự đổi mới
vượt trội thành công có thể là nguồn tạo lên lợi thế cạnh tranh quan trọng thông qua
việc tạo cho doanh nghiệp sản phẩm hay quy trình độc đáo mà đối thủ cạnh tranh
không có.
Đáp ứng khách hàng vượt trội: Là việc nhận dạng và thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng tốt hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh. Đáp ứng khách hàng vượt trội tạo lên sự
khác biệt hóa sản phẩm của doanh nghiệp, do đó tạo lên sự trung thành của khách hàng
đối với nhãn hiệu và doanh nghiệp có thể đạt được mức giá tối ưu.
1.2. MÔ HÌNH NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHÊN CỨU
1.2.1. Mô hình nội dung nghiên cứu đề tài
Bảng 1.4. Mô hình nghiên cứu đề tài
Bước 1: Xác định
ĐTCT đối sánh
và Xây dựng bộ
tiêu chí đánh giá
NLCT

Bước 2: Đánh
giá NLCT tổng
thể của công ty
cổ phần
ĐTXD&TMTH
Quyết Thắng


Bước 3: Đề xuất
giải pháp nâng
cao NLCT của
công ty cổ phần
ĐTXD&TMTH
Quyết Thắng

(Nguồn: Sinh viên nghiên cứu)
1.2.2 Nội dung
1.2.2.1. Xác định Đối thủ cạnh tranh đối sánh của DN
Các loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp có thể giúp bạn xác định đối thủ
cạnh tranh của bạn là ai. Điều này được chia theo ngành công nghiệp, thị trường và
nhóm chiến lược. Trong cùng một khu vực, bạn có thể có nhiều hơn một đối thủ cạnh
tranh. Bạn cần phải đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của tất cả các công ty này
khi coi họ là đối thủ cạnh tranh chính và hiểu được sự khác nhau giữa cách họ kinh
doanh và cách của bạn sẽ tạo động lực cho bạn cải tiến liên tục và điều chỉnh chiến
7


lược kinh doanh của bạn. Sản phẩm của bạn cần phải khác biệt so với các sản phẩm
khác thì mới thành công được, và để làm được điều này bạn cần phải lợi dụng những
điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.
Bạn có thể xác định cạnh tranh theo ngành công nghiệp dựa trên dịch vụ của bạn
hoặc theo thị trường nơi bạn đang kinh doanh; thậm chí là theo nhóm chiến lược dựa
trên mức giá và chiến lược tiếp thị họ sử dụng.
1.2.2.2. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
a, Năng lực cạnh tranh maketing
Giá cả, chất lượng sản phẩm- dịch vụ
Có thể nói giá cả là một những yếu tố quan trọng nhất quyết định sức mua của
người tiêu dùng. Với thị trường tiêu dùng phong phú như hiện nay, với chất lượng và

công dụng vẫn như vậy, người tiêu dùng có thể mua những sản phẩm phù hợp với túi
tiền của họ.
Chất lượng sản phẩm có thể nói là một công cụ tốt nhất và lâu dài nhất cho năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tập trung vào chất lượng tính
năng công dụng của sản phẩm hay độ bền của sản phẩm đẻ làm công cụ cho chiến
lược kinh doanh của mình.
Dịch vụ là các hoạt động sau bán của DN liên quan đến sản phẩm như tư vấn, bảo
hành.
Hệ thống kênh phân phối
Mạng lưới phân phối của sản phẩm là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp
đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của DN, nó ảnh hưởng đến các chính sách Marketing
của sản phẩm và giúp DN tạo ra lợi thế cạnh tranh. Một mạng lưới phân phối tốt có thể
giúp tăng thị phần sản phẩm cho DN đồng thời cũng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
Marketing của mình như cung cấp thông tin đến khách hàng và phản hổi lại thông tin
từ phía khách hàng
Hệ thống thông tin thị trường
Để có thể tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần phải có thông tin, thông tin thị
trường giúp doang nghiệp nắm bắt được những biến động trên thị trường về nhu cầu
khách hàng, săn phẩm,... qua đó có những điều chỉnh thích hợp để phù hợp qua đó
giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển bền vững.
Các hoạt động quản cáo và xúc tiến bán hàng
Các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng là công cụ hữu hiệu trong việc
chiếm lĩnh thị trường và tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của các DN trên
thị trường. Thông qua quảng cáo và xúc tiến, các DN tiếp cận được với thị trường tiềm
năng của mình, cung cấp cho khách hàng tiềm năng những thông tin cần thiết, những

8


dịch vụ ưu đãi để tiếp tục chinh phục khách hàng của DN và lôi kéo khách hàng của

đối thủ cạnh tranh.

1.2.2.2.2. Năng lực cạnh tranh nguồn
Uy tín, thương hiệu
Uy tín là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho khách sạn tăng khả năng thu
hút khách mà chủ yếu là do tính truyền thống, lịch sử của khách sạn mang lại.
Thương hiệu là sự nổi tiếng, được khách hàng biết đến nhờ năng lực cạnh tranh tốt,
lượng khách hàng cao, doanh thu lợi nhuận tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả và đặc
biệt là chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao thoả mãn đầy đủ nhu cầu khách hàng. Đây là
yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định đến thành công của doanh nghiệp.
Thị phần của doanh nghiệp
Là yếu tố phản ánh chính năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thị phần càng lớn
thì doanh nghiệp càng có năng lực cạnh tranh và ngược lại. Nếu chỉ xem xét thị phần
của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định thì cũng chưa có kết luận được khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp một cách chính xác. Cần phải xem xét khả năng duy trì
và mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Nghiên cứu sự biến đổi thị phần trong từng
thời kì khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp xác định rõ năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Quy mô sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật
Quy mô sản xuất càng lớn thể hiện doanh nghiệp đó có năng lực tài chính vững
vàng, khả năng sản xuất cao, có thể đáp ứng lượng lớn sản phẩm phục vụ cho nhu cầu
của người dân. Cơ sở vật chất thiết bị tốt, hiện đại thì quá trình sản xuất sản phẩm
không bị gián đoạn, sản phẩm sản xuất ra đảm bảo được chất lượng tốt. Đây là yếu tố
ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp
không ngừng nâng cao cải tiến chất lượng cơ sở vật chất nhằm tăng năng suất lao
động…
Nguồn nhân lực
Đây là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của Công ty. Hiện nay, các
doanh nghiệp thường đặt vấn đề nhân lực lên hàng đầu, bởi vì nguồn nhân lực là
nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt. tuy nhiên không phải cứ có nguồn nhân lực dồi

dào thì năng lực cạnh tranh cao mà nó còn thể hiện ở chất lượng nguồn lực như thế
nào.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Đây là yếu tố rất quan trọng, nó quyết định mọi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động đầu tư ngắn và dài hạn, các chi phí cho

9


hoạt động sản xuất, quảng cáo, bán hàng… Để đánh giá năng lực tài chính của doanh
nghiệp thường chú ý tới các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, tài sản, nguồn vốn
Năng lực quản trị và lãnh đạo
Năng lực lãnh đạo của nhà quản trị liên quan tới phong cách lãnh đạo, việc thiết lập
bộ máy tổ chức trong doanh nghiệp, việc sử dụng các phần mềm quản lý trong quản lý
bộ máy tổ chức…
1.2.2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của công ty
 Năng lực cạnh tranh tuyệt đối của DN
: Điểm đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp
: Điểm bình quân tham số i của tập mẫu đánh giá
: hệ số độ k quan trọng của tham số i
 Năng lực cạnh tranh tương đối của DN
: Chỉ số sức cạnh tranh tương đối của doanh nghiệp
: Sức cạnh tranh doanh nghiệp chuẩn đối sánh
1.2.2.4. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
a, Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh maketing
Mở rộng kênh phân phối: việc này giúp cho DN mở rông được thị trường, khiến
cho KH biết đến sản phẩm của DN nhiều hơn qua đó nâng mức lợi nhuận DN thu được
nhưng để làm được điều này thì DN cần phải có vốn và có chỗ đứng vững chắc trên thị
trường.
Giải pháp nâng cao NLCT marketing về nâng cao chất lượng sản phẩm: Chất lượng

là yếu tố cốt lõi là linh hồn của sản phẩm, là thước đo biểu thị giá trị của sản phẩm và
cũng là vũ khí cạnh tranh lợi hại trên thị trường vì vậy doanh nghiệp cần tập trung mọi
mặt về tài chính cũng như nguồn nhân lực để có thể tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng
theo các tiêu chuẩn quy định.
Giải pháp nâng cao NLCT marketing về xây dựng chính sách giá phù hợp: công ty
nên xem xét điều chỉnh khung giá bán của công ty và các mức chiết khấu sao cho phù
hợp, khách hàng hài lòng và tin tưởng
Giải pháp nâng cao NLCT marketing thông qua công cụ xúc tiến thương mại: Tăng
cường các hoạt động quảng cáo, khuyến mại nhằm khuyếch trương sản phẩm và kích
thích tiêu thụ, công ty cần phải có các biện pháp để khuyếch trương sản phẩm của
mình bằng việc tăng cường các hoạt động quảng cáo trên truyền hình, internet, báo…
nhằm giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm của mình đến ngày càng đông đảo khách
hàng từ đó kích thích nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Nâng cao chất
10


lượng dịch vụ khách hàng, công ty có thể thu hút khách hàng bằng các chất lượng phụ
vụ như: Tích kiệm cho khách hàng về mặt thời gian trong qua trình mua hàng, thanh
toán tiền hàng, sẵn sàng thoả hiệp về giá cả hàng hoá nếu khách hàng yêu cầu, cập
nhật thông tin, đưa ra cho khách hàng những lời khuyên về hàng hoá, và cho khách
hàng những thông tin về tình hình hàng hoá trong thời gian tới…
b, Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn
Cải tiến cơ sở vật chất kĩ thuật: Việc này giúp cho chất lượng sản phẩm của DN
được nâng cao, gia tăng mức độ cạnh tranh của hàng hóa của mình trên thị trường
Tiến hành đào tạo nguồn nhân lực định kì, cập nhật những kĩ thuật tiên tiến để áp
dụng cho DN
Một DN mạnh là 1 DN có nguồn lực tài chính mạnh, vì thế gia tăng nguồn vốn cho
Dn sẽ giúp cho DN đó ngày càng phát triển . Nguồn vốn ảnh hưởng đến rất nhiều yếu
tố như mở rộng thị trường, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới cho DN,… qua đó
thúc đẩy doanh nghiệp đi lên.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.1. Các yếu tố bên trong DN
1.3.1.1 Hê thống máy móc thiết bị công nghệ.
Tình trạng, trình độ của hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ của doanh nghiệp có
ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Nó là yếu tố quan
trọng thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp và tác động trực tiếp tới chất lượng
sản phẩm.
Một doanh nghiệp có máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến thì
doanh nghiệp đó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí nguyên liệu,
chi phí nhân công làm cho doanh nghiệp có lợi thế trong việc sử dụng giá cả làm công
cụ cạnh tranh trên thị trường.
1.3.1.2 Khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Năng lực về tài chính luôn luôn là yếu tố quyết định đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh nói chung cũng như khả năng cạnh tranh nói riêng của mỗi doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có khả năng tài chính đảm bảo sẽ có ưu thế trong việc đầu tư,
đổi mới máy móc thiết bị, tiến hành các hoạt động khác nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh.
Doanh nghiệp có khó khăn về vốn sẽ rất khó khăn để tạo lập, duy trì và nâng cao
khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.
1.3.1.3 Quy mô và năng lực sản xuất.
Doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có lợi thế trong cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp
nhỏ như :

11


- Số lượng sản phẩm lớn sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thoả mãn được nhiều hơn
nhu cầu khách hàng, qua đó chiếm được thị phần lớn hơn.
- Doanh nghiệp có quy mô và năng lực sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đối với người tiêu
dùng so với các doanh nghiệp nhỏ.

1.3.1.4 Đội ngũ lao động
Đội ngũ lao động tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua
các yếu tố về năng suất lao động, ý thức của người lao động trong sản xuất, sự sáng
tạo... Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm,
giảm chi phí sản xuất.
1.3.1.5 Bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của doanh nghiệp tác động một các tổng hợp tới hiệu quả hoạt
động sản xuất nói chung cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng.
Bộ máy quản lý doanh nghiệp cũng có tầm quan trọng như bộ óc con người, muốn
chiến thắng được đối thủ trong cuộc cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải nhạy bén,
chủ động trước tình huống thị trường, phải đi trước các đối thủ trong việc đáp ứng các
nhu cầu mới...
Tất cả những hoạt động đó đều phụ thuộc vào bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
1.3.1.6 Vị trí địa lý
Việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh của doanh nghiệp là điều cần thiết quan trọng,
nó có thể tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình cung ứng nguyên vật liệu đầu vào
và quá trình tiêu thụ sản phẩm.
1.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
1.3.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
Các yếu tố về mặt kinh tế :
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao sẽ làm cho thu nhập của dân cư tăng lên.
Thu nhập của dân cư có ảnh hưởng đến việc quyết định khả năng thanh toán của họ.
- Tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng nội tệ : Có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
của doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế mở như hiện nay. Nếu đồng nội tệ mà
bị mất giá thì nó cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
- Lãi suất cho vay của ngân hàng cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hạn chế về vốn phải vay của ngân
hàng.
Các nhân tố về chính trị – pháp luật :
Các nhân tố về chính trị pháp luật là nền tảng qui định các yếu tố khác của môi

trường kinh doanh. Có thể nói quan điểm đường lối chính trị nào, hệ thống pháp luật
và chính sách nào... sẽ có môi trường kinh doanh đó. Nói cách khác không có môi
trường kinh doanh thoát ly quan điểm chính trị và nền tảng pháp luật.
12


Môi trường văn hóa-xã hội :
Tất cả các doanh nghiệp cần phân tích rộng rãi các yếu tố xã hội nhằm nhận biết
các cơ hội và nguy cơ có thể xảy đến. Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi chúng có thể
tác động đến doanh nghiệp như sở thích thị hiếu, chuẩn mực đạo đức, quan điểm về
mức sống, cộng đồng kinh doanh và lao động nữ…các nhân tố trên tác động gián tiếp
đến NLCT của DN thông qua khách hàng và cơ cấu nhu cầu của thị trường.
Các nhân tố khoa học công nghệ :
Trong môi trường kinh doanh các nhân tố về khoa học công nghệ đóng vai trò ngày
càng quan trọng. Nhất là trong thời đại ngày nay khi mà khoa học công nghệ trên thế
giới có sự phát triển mạnh mẽ. Nó đóng vai trò quan trọng đến khả năng cạnh tranh
của mỗi doanh nghiệp. Thông qua hai công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp là
chất lượng và giá bán sản phẩm. Qua đó tạo nên khả năng cạnh tranh của mỗi loại sản
phẩm, vị trí địa lý và việc phân bố dân cư, phân bổ địa lý các tổ chức kinh doanh. Các
nhân tố này tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn ban đầu cho quá trình kinh doanh
của doanh nghiệp.
1.3.2.2. Các nhân tố trong môi trường ngành.
Khách hàng
Là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh, sự tín nhiệm của
khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm đạt được do
biết thoả mãn tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.
Khách hàng luôn là đối tượng phục vụ của các doanh nghiệp. Thông qua sự tiêu dùng
của khách hàng mà doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận. Các doanh nghiệp luôn
tìm những biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất so với đối thủ
cạnh trạnh.

Các đối thủ cạnh tranh hiện có và các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Các đối thủ cạnh tranh hiện có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Nhất là các doanh nghiệp có quy mô năng lực sản xuất và mức độ cạnh
tranh trong ngành.Bởi vậy nếu muốn tồn tại và đứng vững thì đòi hỏi doanh nghiệp
phải không ngừng củng cố, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để có thể theo kịp
và vượt lên trên đôi thủ cạnh tranh khác.
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành sẽ tác động đến
mức độ cạnh tranh của ngành trong tương lai.
Các đơn vị cung ứng đầu vào
Đối với một doanh nghiệp thương mại thì việc cung ứng hàng hoá đầu vào có ảnh
hưởng tới chất lượng hàng hoá bán ra. Do vậy các nhà cung ứng đầu vào đóng vai trò
rất quan trọng. Các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp có thể gây khó khăn
làm giảm khả năng cạnh tranh trong các trường hợp sau :
13


+ Doanh nghiệp không phải là khách hàng quan trọng của nhà cung cấp.
+ Họ là nhà cung cấp độc quyền của doanh nghiệp.
+ Loại vật tư của nhà cung cấp là yếu tố đầu vào quan trọng nhất đối với doanh
nghiệp, có thể quyết định đến quá trình sản xuất hoặc quyết định sản phẩm của doanh
nghiệp.
Các sản phẩm thay thế
Sự ra đời của sản phẩm thay thế luôn luôn là một tất yếu nhằm đáp ứng những nhu
cầu của thị trường theo hướng ngày càng đa dạng, phong phú và đòi hỏi ngày càng
cao, số lượng sản phẩm thay thế gia tăng cũng làm tăng mức độ cạnh tranh và thu hẹp
quy mô thị trường của sản phẩm trong ngành. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu sản phẩm đó thuộc sản phẩm thay thế.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
ĐTXD&TMTH QUYẾT THẮNG TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐTXD&TMTH QUYẾT THẮNG

2.1.1. Lịch sử phát triển của công ty đtxd&tmth Quyết Thắng
 Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại tổng hợp
Quyết Thắng
 Tên giao dịch: QUYET THANG GT CO.,JSC
 Mã số thuế: 03 03 750979
 Địa chỉ trụ sở: Số 19, khu tập thể 116, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh
Xuân, Hà Nội
 Giấy phép kinh doanh: 03 03 750979 – ngày cấp: 19/08/2005
 Điện thoại: 0435524554
 Giám đốc: PHẠM VĂN TUẤN
 Website thương mại:
 Địa chỉ email:
 Địa chỉ chi nhánh: 375 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
 Loại hình kinh doanh: Xây dựng và kinh doanh các mặt hàng thương mại
Công ty đi vào hoạt động với số vốn còn hạn chế, lực lượng lao động còn ít nên
gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Song với nỗ lực của
lãnh đạo công ty, cùng với sự cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ cán bộ công nhân
viên, đã đưa công ty thoát khỏi những khó khăn và đạt được những thành tích đáng kể
và ngày càng khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên thị trường.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
Tổ chức sản xuất kinh doanh, cung ứng các sản phẩm và dịch vụ theo đăng kí kinh
doanh và mục đích thành lập công ty.

14


Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện chế độ chính
sách, chế độ quản lý tài chính và tài sản, tiền lương không ngừng nâng cao, đào tạo lao
động vững về mọi mặt, thực hiện tốt công tác an toàn lao động, bảo vệ môi trường.
Thực hiện chế độ báo cáo thông kê, báo cáo định kỳ và báo cáo bất thường, làm

tròn nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan nhà nước.
Không ngừng đào tạo học hỏi kinh nghiệm, những tiến bộ khoa học kỹ thuật để
phục vụ nhu cầu xây dựng và cung ứng các mặt hàng thương mại ngày càng phát triển
ở trong và ngoài nước.

2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 2015-2017
BẢNG 2.1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY GIAI ĐOẠN 2015-2017
(Đơn vị: Triệu đồng)
STT
Chỉ tiêu
1
Doanh thu
2
Giá vốn hàng bán và
cung cấp dịch vụ
3
Lãi gộp
4
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
5
Lợi nhuận thuần từ
SXKD
6
Thu nhập hoạt động tài
chính
7
Chi phí hoạt động tài
chính

8
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động tài chính
9
Tổng thu nhập trước
thuế
10
Tổng thuế thu nhập
doanh nghiệp
11
Tổng thu nhập sau
thuế

2015
134310.139206
127363.377051

2016
159003.585147
150779.663520

2017
162450.210100
152735.231220

6946.762155
3915.257623

8223.951627
4635.093095


9714.978880
5347.206400

3031.504532

3588.858532

4367.772480

0

0

0

2836.786410

3504.550700

(2836.786410)

(2704.550700)

2565.169868
(2565.169868)
466.334664

752.072122


863.221780

116.583666

188.018031

172.644356

349.750998

564.054092

690.577424

( Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán công ty )

15


Bảng 2.2: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh tăng thêm của công ty năm 2016
so với năm 2015 và 2017 so với 2016.
STT
1

Chỉ tiêu

Năm 2016/2015
Số tiền
Tỉ lệ %
24693.445941

118,38
5
214.303094
161,27

Năm 2017/2016
Số tiền
Tỉ lệ %
3446.624953
102,16

Doanh thu
thuần
2
Lợi nhuận sau
126.523332
122,43
thuế
( Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp )
Từ 2 bảng trên có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 20152017 đều có lãi, doanh số bán ra của công ty tăng nhiều qua các năm. Đây là kết quả
hết sức khả quan để công ty tiếp tục phát triển kinh doanh trong những năm tiếp theo.
Về lợi nhuận: Lợi nhuận của công ty đang ở mức khả quan, năm sau cao hơn năm
trước (bảng 2.2) đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 2015- 2016, lợi nhuận của công ty
tăng gấp 1.61 lần so với năm trước. Nguyên nhân là do công ty đã tiến hành đẩy mạnh
các hoạt động xúc tiến bán như quảng cáo qua mạng xã hội, tổ chức các buổi giới thiệu
sản phẩm cho khách hàng và có các chương trình khuyến mãi khi mua sảm phẩm của
công ty; mở rộng sản xuất thiết bị đồ gia dụng và đã đạt dược những kết quả tốt. Năm
2016- 2017 Lợi nhuận của công ty có tăng nhưng không được như năm trước đó; các
hoạt đông xúc tiến bán, maketing sản phẩm công ty vẫn cho tiến hành nhưng không
đem lại hiệu quả tốt như năm trước.


Nhìn chung, với kết quả hoạt động kinh doanh như hiện nay thì công ty
Quyết Thắng cũng không quá lép vế so với các đối thủ cạnh tranh khác, tuy nhiên để
có thể phát triển ổn định và chiếm lĩnh được thị trường thì công ty cần chú trọng nâng
cao khả năng cạnh tranh của mình.
2.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ
MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
ĐTXD&TMTH QUYẾT THẮNG
2.2.1. Ảnh hưởng nhân tố môi trường bên ngoài
2.2.1.1. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô
a, Về chính trị – pháp luật
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tình hình chính trị khá ổn
định, quốc phòng an ninh được củng cố đặc biệt là sau khi gia nhập WTO thì các chính
sách kinh tế do nhà nước ban hành lại càng phù hợp. Đây là một trong những yếu tố
quan trọng cho Công ty Cổ phần ĐTXD&TMTH Quyết Thắng yên tâm đầu tư sản
xuất, cải tiến công nghệ máy móc, mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của mình.
b, Về kinh tế
16


Năm 2017 tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, vượt chỉ tiêu 6,7% do Quốc hội đề ra, và
là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua, theo số liệu mới công bố của Tổng cục
thống kê. Đặc biệt, nền kinh tế trong hai quý cuối năm đều ghi nhận mức tăng trưởng
trên 7%
Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2017, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,35% so với năm
2016, đóng góp 5,52 điểm phần trăm.
Lạm phát cơ bản tháng 12 chỉ tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,29% so với
cùng kỳ năm trước. Lạm phát bình quân năm 2017 tăng 1,41% so với bình quân 2016.
Tính đến cuối năm 2017, lãi suất huy động bình quân khá ổn định. Lãi suất huy động

VNĐ kỳ hạn trên 12 tháng phổ biến ở mức 6,4-7,2%. Lãi suất cho vay đối với các lĩnh
vực ưu tiên đã giảm khoảng 0,5-1% so với đầu năm. Đối với khu vực sản xuất kinh
doanh thông thường, lãi suất cho vay ở mức 6,8-11%/năm. Đến năm 2018, lãi suất cho
vay của các ngân hàng đã giảm đi đáng kể.
Ví dụ với Vietcombank, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ với khách hàng
vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế được điều chỉnh
giảm về mức tối đa 6%/năm
Với Agribank đã giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng. Theo đó, Agribank thực
hiện giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ tối đa 6,5%/năm xuống còn tối đa 6%/năm và
giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 8%/năm xuống còn từ 7,5%/năm đối với các
khách hàng là đối tượng ưu tiên theo Thông tư 39 có tình hình tài chính minh bạch,
lành mạnh.
Với những diễn biến thuận lợi của nền kinh tế hiện nay thì đây là cơ hội tốt để công
ty Quyết Thắng có thể mở rộng phát triển, gia tăng nguồn vốn hiện có qua đó mở rộng
sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN của mình.
c, Về văn hóa – xã hội
Người dân Việt Nam thường có thói quen mua sắm các sản phẩm để biếu tặng gia
đình, người thân vào các dịp đặc biệt trong năm hay đơn giản chỉ là muốn sử dụng
những sản phẩm chất lượng hơn do đó nó tác động đến DN Quyết Thắng phải không
ngừng đổi mới sản phẩm, gia tăng số sản phẩm bán gia vào các dịp lễ tết nhằm tăng
doanh thu. Thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện do đó nhu cầu
sử dụng những sản phẩm mới, những sản phẩm có chất lượng ngày càng tăng, nhưng
dân Việt Nam lại ham đồ rẻ mà phải chất lượng. Vấn đề này tác động đến DN Quyết
Thắng khá nhiều vì phải vừa đảm bảo về chất lượng lại còn phải có mức giá cạnh tranh
thu hút khách hàng
d, Về công nghệ
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng như hiện nay, thì công
nghệ là một yếu tố không thể thiếu trong bất cứ doanh nghiệp nào, nó góp phần cho sự
17



phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp, cũng như giúp các có thể cạnh tranh với các
doanh nghiệp khác trong ngành. Đối với Quyết Thắng là một Công ty sản xuất và tiêu
thụ các mặt hàng thương mại thì công nghệ đóng vại trò hết sức quan trọng để giúp
công ty có thể tạo ra các sản phẩm có chất lượng, hiện đại và phù hợp với thị trường.
Vì vậy đây là yếu tố tác động rất lớn đến việc nâng cao NLCT của công ty trên thị
trường Hà Nội.

2.2.1.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành
a, Khách hàng
Khách hàng là một yếu tố quan trọng cung cấp nguồn sống cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp muốn tồn tại được thì phải đáp ứng cũng như nắm bắt được nhu cầu của
họ, làm cho họ mua hàng của doanh nghiệp. Với Công ty Cổ phần ĐTXD&TMTH
Quyết Thắng thì khách hàng là các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp có nhu cầu sử
dụng sản phẩm của công ty. Chính vì vậy mà họ sẽ đưa ra các yêu cầu đối với công ty
chủ yếu là về giá cả, chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ…gây sức ép lớn với
doanh nghiệp và với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đòi hỏi
doanh nghiệp không ngừng đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt
nhất.
b, Các đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các mặt hàng
gia dụng ngày càng nhiều và rất đa dạng. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty Quyết
Thắng ngày càng lớn như: Công ty cp tập đoàn Sunhouse, Công ty cp Chíp
sáng(gowell)...Đây là những công ty có quy mô, có uy tín, không ngừng lớn mạnh và
chiếm lĩnh thị trường nhờ vào giá cả cạnh tranh, chất lượng dịch vụ tốt. Vì vậy để có
thể cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh ngày một đông về cả số lượng và chất
lượng như hiện nay thì Công ty Cổ phần ĐTXD&TMTH Quyết Thắng phải không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và cố gắng tìm nhiều cơ hội kinh doanh
trên thị trường.
c, Nhà cung cấp

Hiện nay công ty TNHH MARUJYU là nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho công
ty Quyết Thắng và đây cũng là 1 đối tác đã làm ăn lâu dài với công ty nên công ty
nhận được khá nhiều ưu đãi khi mua nguyên vật liệu từ đây.
d, Sản phẩm thay thế
Sản phẩm của các DN thay đổi không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường
vì vậy để bắt kịp nhu cầu của thị trường thì DN Quyết Thắng cũng phải không ngừng
cải tiến thay thế các sản phẩm cũ bằng các sản phẩm mới, nếu không sẽ không thể
18


cạnh tranh được với các đối thủ canh tranh.
2.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên trong
a, Nguồn nhân lực
Số lượng lao động và chất lượng nguồn lao động trong Công ty ảnh hưởng không
nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời nó là yếu tố quan trọng
quyết định năng lực cạnh tranh của Công ty. Khai thác và sử dụng nguồn lực doanh
nghiệp hợp lý sẽ giúp nâng cao năng lực của bộ máy quản lý, thúc đẩy hoạt động kinh
doanh hiệu quả. Nguồn nhân lực của Công ty cho đến cuối năm 2017 công ty có tổng
cộng 70 lao động, so với năm 2016 tăng 9 nhân viên. Chất lượng lao động tại Công ty
tương đối cao với tỷ lệ trên 30%, các nhân viên đều có trình độ đại học, cao đẳng trở
lên. Mặt khác Ban Giám Đốc có trình độ đại học trở lên, tỷ lệ các nhà quản lý cấp cao
có bằng trên đại học.
b, Nguồn tài chính
Bảng 2.3. Bảng cơ cấu vốn của Công ty cổ phần ĐTXD&TMTH Quyết Thắng đến
năm 2017
Chỉ tiêu

Số tiền (Tỷ)

Tỷ lệ %


Tổng tài sản

70.5

100

Vốn chủ sở hữu
Vốn vay

50.5
20.0

71.6
34

(Nguồn: phòng kế toán)
Công ty chủ yếu sử dụng nguồn vốn góp từ các cổ đông. Nguồn vốn kinh doanh
của công ty chủ yếu là vốn của chủ sở hữu, chiếm 71.6% tổng nguồn vốn kinh doanh
của doanh nghiệp, còn lại là vốn vay ngân hàng chiếm 29.4%. Qua đây cho ta thấy
công ty có sự chủ động về vốn kinh doanh đây là một điều rất thuận lợi cho công ty
trong sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn vay của công ty chủ yếu là vay ngắn hạn để đầu
tư cho hoạt động kinh doanh.
Nguồn vốn của công ty chủ yếu đầu tư cho việc sản xuất kinh doanh xây dựng và
đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại.
c, Nguồn lực cơ sở vật chất kĩ thuật
Hiện nay công ty Quyết Thắng có 1 nhà xưởng sản xuất đáp ứng vừa đủ nhu cầu về
lượng sản phẩm bán ra ở mức đủ. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội công ty chỉ
có 1 điểm phân phối chính thức tại 375 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân,
Hà Nội. Đây là 1 điểm còn hạn chế nếu công ty muốn chiếm lĩnh địa bàn thành phố Hà

Nội.
2.3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY ĐTXD&TMTH QUYẾT THẮNG
19


2.3.1. Nhận diện SBU hiện tại của công ty
Sản phẩm chiến lược
Thiết bị đồ gia dụng gồm có các sản phẩm bếp hồng ngoại, máy lọc nước, nồi áp suất,
… với thương hiệu của besuto
Các thiết bị nhà bếp gồm có bếp từ, bếp gas besuto, máy hút mùi,…
Mục tiêu chiến lược
Qua phân tích môi trường kinh doanh, cơ hội đang mở rộng cho các đơn vị hoạt
động kinh doanh trong ngành hàng nhựa đường. Năm 2016, Công ty đã xác định mục
tiêu đến năm 2025 phát triển chiếm lĩnh và mở rộng thị trường ba miền với các sản
phẩm đồ gia dụng và thiết bị nhà bếp.
Thị trường mục tiêu
Hà Nội là thị trường trọng điểm của công ty, công ty chú trọng đẩy mạnh tiêu thụ
sản phẩm trên thị trường Hà Nội qua đó chiếm lĩnh thị trường, lấy đây làm nền tảng để
tiến đến mục tiều dài hạn.
Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh của công ty chính là uy tín và thương hiệu, là 1 công ty có tuổi
đời khá lâu trên thị trường nên Quyết Thắng được rất nhiều khách hàng biết đến và đã
nhận được sự tin tưởng khi tiêu dùng sản phẩm của công ty.
Ngoài ra thì công ty thì chất lượng sản phẩm tốt cũng là 1 trong những yếu tố làm tăng
lợi thế cạnh tranh của công ty so với các DN khác trên thị trường.
2.3.2. Xác định đối thủ cạnh tranh đối sánh của công ty
Trong lĩnh vực kinh doanh đồ gia dụng và các thiết bị nhà bếp có rất nhiều đối thù
cạnh tranh với Quyết Thắng tuy nhiên có thể kể đến 3 ông lớn đó là Công ty cp tập
đoàn Sunhouse, Công ty cp Chíp sáng(gowell), Công ty cp Goldsun Vn. Đây là 3

thương hiệu nổi tiếng trên thị trường Việt Nam và có 1 lượng tập khách hàng hết sức
đông đảo.
Bảng 2.4: Khái quát về đối thủ cạnh tranh của Công ty
Đối thủ cạnh
Sơ lược về đối thủ cạnh
Điểm mạnh
Điểm yếu
tranh
Công ty CP

tranh
Công ty Cổ phần Tập đoàn

+Có hệ thống phân phối

Giá thành sản phẩm

tập đoàn

SUNHOUSE tiền thân là

sản phẩm rộng lớn, sản

cao

Sunhouse

Công ty TNHH Phú Thắng

phẩm đa dạng

+Nguồn lực về tài chính

được thành lập ngày
22/5/2000. Năm 2004,
SUNHOUSE liên doanh với

và nhân lực rất tốt
+Sản phẩm bảo vệ môi
trường, bảo vệ sức khỏe

Công ty TNHH SUNHOUSE

người lao động; khả
20


×