Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài học tôn trọng khách quan và vận dụng vào lĩnh vực đời sống học tập của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.58 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa Khách sạn – Du lịch


BÀI THẢO LUẬN
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
– LÊNIN 1

Đề tài: Bài học tôn trọng khách quan và vận dụng vào
lĩnh vực đời sống học tập của sinh viên.

Giáo Viên Hướng Dẫn: Phương Kỳ Sơn
Lớp Học Phần: 1871MLNP0111
Nhóm: 4

Hà Nội – 2018


Lêi c¶m ¬n
Để hoàn thành bài thảo luận này, tập thể nhóm 4 chân thành cảm ơn thầy giáo- PGS.TS
Phương Kỳ Sơn đã giao đề tài và cung cấp kiến thức cũng như hướng dẫn, giải đáp thắc
mắc cho chúng em về đề tài. Xin được cảm ơn các dịch giả đã biên soạn lại cuốn sách
V.I.Lê-nin Toàn tập, C.Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập để chúng em học tập và tham khảo.
Sự thành công của bài thảo luận không thể không nhắc đến công sức của tất cả các thành
viên trong suốt thời gian qua để góp phần làm cho bài thảo luận hoàn thiện hơn. Trong quá
trình nghiên cứu và trình bày không tránh khỏi những sai sót, mong thầy và các bạn góp ý
cho nhóm sửa chữa.

Nhóm 4 xin được chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày… tháng… năm 2018


Nhóm trưởng
Hiền
Nguyễn Thị Hiền


Phần mở đầu
Từ ngàn xưa ông cha ta đã để lại cho chúng ta những mâu mực về bài học tôn trọng
khách quan qua những bài ca dao, những câu tục ngữ. Ví dụ:
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng.

Đây là bài ca dao rất hay, thể hiện về mặt triết học, là đã biết “tôn trọng khách quan”.
Trên đây là ca dao thể hiện về mặt triết học, nghĩa là “triết học bình dân”. Riêng về mặt
triết học, có một cấp độ triết học cao hơn, chuyên về triết học, là triết học duy vật Pháp thế
kỷ XVIII, duy vật máy móc. Triết học Mác – Lênin, ở một cấp độ cao hơn triết học duy vật
Pháp, triết học duy vật biện chứng. Chủ nghĩa Mác – Lênin là chủ nghĩa duy vật biện
chứng. Do đó, bài học về tôn trọng khách quan cũng đạt đến đỉnh cao cùng với triết học
Mác – Lênin.
Mẫu mực của bài học tôn trọng khách quan của những người mác-xít là việc Lê-nin
đấu tranh với các đồng đội của mình để thực hiện việc ký kết Hòa ước Brét – Lixtốp.
Tầm quan trọng của bài học về tôn trọng khách quan tự nó đã rõ ràng, trong các tình
huống, hoàn cảnh cụ đối với một đảng, một tổ chức, một cá nhân có khả năng vạch ra được
một sách lược đúng đắn để hành động và tiến lên.
Mà muốn làm được điều đó một cách khoa học thì phải nắm được bài học về tôn trọng
khách quan được biểu hiện trong triết học Mác – Lênin.
C. Mác nói: “Vấn đề là cải tạo thế giới”. Những người mác-xít là những người duy vật

biện chứng thực tiễn. Việc tôn trọng khách quan không chỉ trong hành động, mà về mặt lý
luận cũng lấy đó làm kim chỉ nam, lấy kinh nghiệm thực tiễn để sửa lại lý luận, điển hình
là sau Công xã Pa-ri, C. Mác đã sửa lại một điểm trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”.
Đó là một mối quan hệ duy vật biện chứng.
Triết học Mác – Lênin không phải chỉ là triết học duy vật, mà là triết học duy vật biện
chứng. Trong đó vấn đề “tôn trọng khách quan” là vấn đề được phản ánh đặc biệt sâu sắc,


khoa học. Do đó, mục đích quan trọng bậc nhất của bài học là trang bị cho bản thân một
công cụ tư duy đặc biệt mà như Lê-nin đã nói: ngay những nhà khoa học chuyên nghiệp
cũng không có (“Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”).
Ăng-ghen từng nói: “Cái còn lại cho triết học là lo-gic học và phương pháp tư duy”.
Ngày nay: máy móc, khoa học công nghệ ngày càng có khả năng làm việc thay thế con
người trong rất nhiều lĩnh vực, dẫn đến cái còn lại cho con người ngày càng là phương
pháp tư duy, do đó mà mục đích của việc học triết học nói chung, bài học về tôn trọng
khách quan nói riêng ngày càng quan trọng.
Nếu như các trường đại học hàng đầu ở các nước phát triển ngày càng chủ yếu dạy về
tư duy, phương pháp tư duy, điều đó càng cho thấy chỉ dạy của Ăng-ghen là khoa học và
thiên tài.
Trên cơ sở mục đích trên để vận dụng vào các môn học khác nhau, sau đó là vận dụng
vào thực tiễn học tập và lao động. Do đó mà nhóm em mạnh dạn nghiên cứu đề tài “bài
học về tôn trọng khách quan”.
Bài tiểu luận được thể hiện trong… trang với mục đích nghiên cứu đề tài “tôn trọng
khách quan” đem lại những kiến thức, kinh nghiệm ứng dụng vào thực tế và đặc biệt vào
đời sống học tập của sinh viên, giúp các thành viên nâng cao hiểu biết và tình yêu với triết
học, tiếp cận với những tri thức tiến bộ, nâng cao được khả năng của mình trong học tập và
công việc.


CHƯƠNG I

 Một số vấn đề chung về đề tài:
Nói đến tôn trọng khách quan ở cấp độ triết học, nghĩa là nói đến một trong những vấn
đề cơ bản nhất của triết học: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật. Tôn trọng khách quan, cơ bản ở đây nghĩa là vật
chất quyết định ý thức, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, lấy tồn tại của một người để
giải thích ý thức của người ấy, lấy những quy luật khoa học làm căn cứ để học tập, lao
động.
Chủ nghĩa duy vật có nghĩa là trong mối quan hệ trung tâm là vấn đề mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy hay giữa tự nhiên và tinh thần. Vật chất có trước,
vật chất tồn tại độc lập, khách quan với ý thức và quyết định ý thức. Ý thức là phản ánh thế
giới khách quan vào bộ óc người.
Chủ nghĩa duy vật trải qua lịch sử phát triển lâu dài. Trong triết học phương Đông và
phương Tây đều có chủ nghĩa duy vật.
1. Triết học duy vật Hy Lạp cổ đại
Xã hội Hy lạp cổ đại thời kỳ phát triển các tư tưởng triết học là xã hội diễn ra mâu
thuẫn giữa tầng lớp chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc. Những cuộc xâm lăng từ bên ngoài
đã làm suy yếu nền kinh tế thủ công Hy Lạp. Do thuận lợi về đường biển nên kinh tế
thương nghiệp khá phát triển.
Một số ngành khoa học cụ thể ở Hy Lạp thời kỳ này như toán học, vật lý học, thiên
văn, thủy văn, v.v. bắt đầu phát triển. Những khoa học này ra đời đòi hỏi sự khái quát của
triết học. Nhưng do sự khái quát triết học thời kỳ này chưa cao nên tri thức triết học và tri
thức khoa học cụ thể thường hòa vào nhau. Các nhà triết học đồng thời cũng là các nhà
khoa học cụ thể. Thời kỳ này cũng diễn ra sự giao lưu giữa Hy Lạp và các nước Ả Rập
phương Đông nên triết học Hy Lạp cũng chịu sự ảnh hưởng của triết học phương Đông.
Đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này là Đê-mô-crít.
Đê-mô-crít (khoảng 460 – 370 trước công nguyên). Nổi bật trong triết học duy vật của
Đê-mô-crít là học thuyết về nguyên tử. Khái niệm nguyên tử được xây dựng trên cơ sở các
khái niệm về “tồn tại” và “không tồn tại”.
Trái với quan niệm của Pla-tôn, “tồn tại” theo Đê-mô-crít là cái được xác định, cái đa
dạng, cái có ngoại hình.

Đối lập với cái “tồn tại” là cái “không tồn tại” hay cái “trống rỗng”. Cái trống rỗng là
cái không xác định, cái vô hình, bất động vô hạn. Nó không ảnh hưởng gì đến cái vật thể


nằm trong nó, nhờ nó mà các vật thể có thể vận động được trong cái trống rỗng và cái phần
vật chất thuộc cái tồn tại mà không chứa đựng trong nó một sự trống rỗng nào để cho phép
phân chia nó nhỏ hơn nữa, được gọi là nguyên tử.
Vì vậy, nguyên tử là hạt vật chất không thể phân chia được nữa, hoàn toàn nhỏ bé và
không thể cảm nhận được bằng trực quan. Nguyên tử là vĩnh cửu không thay đổi trong
lòng nó không có cái gì xảy ra nữa. Nguyên tử có vô vàn hình dạng, tính đa dạng của
nguyên tử làm nên tính đa dạng của thế giới các sự vật. Nguyên tử tự thân, không vận
động, nhưng khi kết hợp với nhau thành vật thể thì làm cho vật thể và thế giới vận động
không ngừng.
Trong lý luận nhận thức, khái niệm linh hồn được Đê-mô-crít cũng như các nhà duy
vật cổ đại hiểu như là hoạt động tâm lý. Linh hồn là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt thế giới
hữu sinh và thế giới vô sinh. Linh hồn, theo Đê-mô-crít, cũng là một dạng vật chất, được
cấu tạo từ các nguyên tử đặc biệt có hình cầu, linh động như ngọn lửa, có vận tốc lớn, luôn
luôn động và sinh ra nhiệt làm cho cơ thể hưng phấn và vận động. Do đó linh hồn có một
chức năng quan trọng là đem lại cho cơ thể sự khởi đầu vận động. Trao đổi chất với môi
trường bên ngoài cũng là một chức năng của linh hồn và được thực hiện thông qua hiện
tượng thở của con người. Như vậy linh hồn là không bất tử, nó chết cùng với thể xác.
Về các dạng hình của nhận thức con người, Đê-mô-crít phân thành nhận thức do các cơ
quan cảm giác đem lại và nhận thức nhờ lý tính.
Nhận thức đem lại do cơ quan cảm giác là loại nhận thức mờ tối, chưa đem lại chân lý.
Còn nhận thức lý tính là nhận thức thông qua phán đoán và cho phép đạt chân lý, vì nó chỉ
ra cái khởi nguyên của thế giới là nguyên tử, tính đa dạng của thế giới là do sự sắp xếp
khác nhau của các nguyên tử.
Trong lĩnh vực chính trị - xã hội, Đê-mô-crít trình bày các quan điểm của mình trên lập
trường tư tưởng của giai cấp chủ nô dân chủ. Ông coi chế độ nô lệ là hợp đạo lý, cần sử
dụng nô lệ như các bộ phận của thân thể.

Đê-mô-crít đã có những quan điểm tiến bộ về mặt đạo đức. Phẩm chất con người, theo
ông không phải ở lời nói mà việc làm. Con người cần hành động có đạo đức. Còn hạnh
phúc của con người là ở khả năng trí tuệ, khả năng tinh thần nói chung. Đỉnh cao của hạnh
phúc là trở thành nhà thông thái, trở thành công dân của thế giới.
2. Triết học các nước Tây Âu thế kỷ XV – XVIII, với đại biểu chủ nghĩa duy vật xuất
sắc của triết học cổ điển Đức Lút-vích Phơ-bách (1804 – 1872) – nhà duy vật chủ nghĩa
kiệt xuất thời kỳ trước Mác, đại biểu nổi tiếng của triết học cổ điển Đức, nhà tư tưởng của
giai cấp tư sản dân chủ Đức.


Phơ-bách đã có công lớn trong việc phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hê-ghen cũng
như chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo nói chung, khôi phục vị trí xứng đáng của triết học duy
vật.
Khi chống lại luận điểm duy tâm của Hê-ghen coi giới tự nhiên là “tồn tại khác” của
tinh thần, Phơ-bách đã chứng minh thế giới là vật chất, giới tự nhiên tồn tại ngoài con
người không phụ thuộc vào ý thức con người, là cơ sở sinh sống của con người. Giới tự
nhiên không do ai sáng tạo ra, nó tồn tại, vận động nhờ những cơ sở bên trong nó.
Triết học của Phơ-bách mang tính chất nhân bản. Nó chống lại nhị nguyên luận về sự
tách rời giữa tinh thần và thể xác, ông coi ý thức tinh thần cũng là một thuộc tính đặc biệt
của vật chất có tổ chức cao là óc người. Từ đó cho phép khẳng định mối quan hệ khăng
khít giữa tồn tại và tư duy.
Phơ-bách không chỉ chống lại chủ nghĩa duy tâm, mà với triết học nhân bản của mình
ông còn đấu tranh chống những quan điểm duy vật tầm thường quy các hiện tượng tâm lý,
tinh thần về các quá trình lý hóa, không lấy sự khác nhau về chất giữa chúng, chẳng hạn
như coi óc tiết ra tư tưởng cũng như gan tiết ra mật.
Mặt tích cực trong triết học nhân bản của Phơ-bách còn thể hiện ở chỗ ông đấu tranh
chống các quan niệm tôn giáo chính thống của đạo Thiên chúa, đặc biệt quan niệm về
thượng đế. Trái với các quan niệm truyền thống của tôn giáo và thần học cho rằng thượng
đế tạo ra con người, ông khẳng định, chính con người sáng tạo ra thượng đế. Khác với Hêghen nói đến sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối, Phơ-bách nói đến sự tha hóa của bản chất
con người vào thượng đế.

Ông lập luận rằng, bản chất tự nhiên của con người là muốn hướng tới cái chân, cái
thiện, nghĩa là hướng tới những cái gì đẹp nhất trong một hình tượng đẹp nhất về con
người, nhưng trong thực tế những cái đó con người không đạt được nên đã gửi gắm tất cả
ước muốn của mình vào hình tượng thượng đế, từ đó Phơ-bách phủ nhận mọi thứ tôn giáo
và thần học về một vị thượng đế siêu nhiên đứng ngoài sáng tạo ra con người, chi phối
cuộc sống con người.
Triết học của Phơ-bách cũng bộc lộ những hạn chế như: Khi ông đòi hỏi triết học mới
– triết học nhân bản, phải gắn liền với tự nhiên thì đồng thời đã đứng luôn trên lập trường
của chủ nghĩa tự nhiên để xem xét mọi hiện tượng thuộc về con người và xã hội. Con
người trong quan niệm của Phơ-bách là con người trừu tượng, phi xã hội mang những
thuộc tính sinh học bẩm sinh. Triết học nhân bản của Phơ-bách chứa đựng những yếu tố
của chủ nghĩa duy tâm tâm. Ông nói rằng bản tính con người là tình yêu, tôn giáo cũng là
một tình yêu. Do vậy, thay thế cho thứ tôn giáo tôn sùng một vị thượng đế siêu nhiên cần
xây dựng một thứ tôn giáo mới phù hợp với tình yêu của con người. Ông cho rằng cần phải
biến tình yêu thương giữa con người thành mối quan hệ chi phối mọi mối quan hệ xã hội
khác, thành lý tưởng xã hội. Trong điều kiện của xã hội tư sản Đức thời đó, với sự phân


chia và đối lập giai cấp thì chủ nghĩa nhân đạo của Phơ-bách về tình yêu thương giữa con
người trở thành chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng, duy tâm.
Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm của Hê-ghen. Phơ-bách đã không biết
rút ra từ đó cái “hạt nhân hợp lý”, mà đã vứt bỏ luôn cả phép biện chứng của Hê-ghen.
Mặc dù còn những hạn chế, triết học của Phơ-bách vẫn có ý nghĩa to lớn trong lịch sử
triết học và trở thành một trong những nguồn gốc lý luận quan trọng của triết học Mác.
Chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa duy vật biện chứng về thế giới.
Chủ nghĩa Mác không dừng ở cấp độ duy vật như quan niệm của ông cha ta trong bài
ca dao, hay như là duy vật của nhà duy vật Anh (Bê-cơn), hay những nhà duy vật Pháp thế
kỷ XVIII, nhà duy vật Phơ-bách, chủ nghĩa Mác – Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng.
I. Phạm trù vật chất
1. Phạm trù vật chất

Phạm trù vật chất là một trong những phạm trù cơ bản, nền tảng của chủ nghĩa duy vật,
nó chứa đựng nội dung thế giới quan và phương pháp luận rất khái quát và sâu sắc.
Trong các học thuyết triết học duy vật trước Mác, vật chất được coi là thực thể, cơ sở
đầu tiên bất biến của tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan. Quan
điểm trên của chủ nghĩa duy vật có ý nghĩa to lớn trong cuộc đấu tranh chống lại quan
điểm của chủ nghĩa duy tâm coi cơ sở đầu tiên của tất cả mọi tồn tại là tinh thần ý thức.
Tùy từng thời kỳ lịch sử, phạm trù vật chất được hiểu rất khác nhau, phụ thuộc vào sự
phát triển của hoạt động thực tiễn và nhận thức trong từng thời kỳ lịch sử của nhân loại.
Trong các quan niệm về vật chất của các nhà duy vật cổ đại, quan niệm nguyên tử luận cổ
đại của Lơ-xíp và Đê-mô-crít, như được nêu ở trên, được được kế thừa và phát triển hơn
cả, tạo thành cơ sở triết học cho nhận thức khoa học sau này. Tuy nhiên do điều kiện lịch
sử, thuyết nguyên tử cổ đại cũng chỉ là những phỏng đoán giả định, nó không thoát khỏi
hạn chế chung của các nhà triết học trước đó: quy vật chất về các dạng cụ thể của vật chất.
Việc đồng nhất vật chất với một dạng cụ thể của nó là nguyên tử đã kéo dài và trở
thành truyền thống trong tư duy của các nhà triết học duy vật và khoa học tự nhiên sau này.
Chính những tư tưởng về nguyên tử của Lơ-xíp, Đê-mô-crít đã được Ga-li-lê, Đề-các-tơ,
Niu-tơn, Bê-cơn, Hốp-bơ, v.v. khẳng định và phát triển hơn nữa. Thế kỷ XIX, các nhà triết
học và khoa học tự nhiên, do không hiểu phép biện chứng duy vật, vẫn đồng nhất vật chất
với nguyên tử hoặc vật chất với một thuộc tính phổ biến của các vật thể, đó là khối lượng.


Đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, trong vật lý học có những phát minh rất quan
trọng đem lại cho con người những hiểu biết mới, sâu sắc về cấu trúc của thế giới vật chất.
Cụ thể:
Năm 1895 Rơn-ghen phát hiện ra tia X.
Năm 1896 Béc-cơ-nen phát hiện ra hiện tượng phóng xạ, đã chứng tỏ rằng nguyên tử
không phải là không thể phân chia được và không thể chuyển hóa sang các nguyên tử
khác.
Năm 1897 Tôm-xơn đã phát hiện ra điện tử. Điện tử là một trong những yếu tố tạo nên
nguyên tử. Phát minh này chứng tỏ rằng: nguyên tử không phải là đơn vị cuối cùng tạo nên

thế giới vật chất.
Năm 1897 Kau-phman đã phát hiện ra hiện tượng rất quan trọng là trong quá trình vận
động khối lượng của điện tử tăng khi vận tốc của nó tăng. Phát minh này phủ nhận hoàn
toàn quan điểm siêu hình coi khối lượng là bất biến và đồng nhất vật chất với khối lượng.
Như vậy, những phát minh trong vật lý học đã chứng minh rằng sự đồng nhất vật chất
với những dạng cụ thể của vật chất, với những thuộc tính của vật chất như chủ nghĩa duy
vật trước Mác quan niệm là căn cứ để chủ nghĩa duy tâm lợi dụng chống lại chủ nghĩa duy
vật, bảo vệ những luận điểm duy tâm. Các nhà triết học duy tâm cho rằng: các phát minh
trong vật lý học đã chứng tỏ “Vật chất tiêu tan mất” và như thế toàn bộ nền tảng của chủ
nghĩa duy vật bị sụp đổ hoàn toàn.
Lê-nin đã bác bỏ quan điểm trên và chỉ ra rằng: không phải “vật chất tiêu tan mất”, mà
chỉ có giới hạn hiểu biết của con người về vật chất là tiêu tan, nghĩa là cía mất đi không
phải là vật chất, mà chỉ là giới hạn của nhận thức của con người về tổ chức, kết cấu của nó
mà thôi.
Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên và phê
phán chủ nghĩa duy tâm triết học, Lê-nin đã đưa ra một định nghĩa toàn diện, sâu sắc và
khoa học về phạm trù vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép
lại, phản ánh và được tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
II. Phạm trù ý thức
1. Nguồn gốc của ý thức
a) Phản ánh là thuộc tính chung của vật chất
Cũng như vận động, không gian và thời gian, phản ánh là một thuộc tính phổ biến của
mọi dạng vật chất. Phản ánh được thể hiện trong sự tác động qua lại giữa các hệ thống vật


chất, đó là năng lực giữ lại, tái hiện của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ
thống vật chất khác. Thí dụ: nước và ô xy tác động vào kim loại gây ra sự han gỉ và sự han
gỉ của kim loại phản ánh đặc điểm của nước và ô xy.
Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, tương ứng với sự phát triển của

các hình thức hoạt động của vật chất, thì thuộc tính phản ánh của vật chất cũng phát triển.
Hệ thống vật chất có tổ chức càng phức tạp thì năng lực phản ánh càng cao.
Phản ánh đơn giản nhất ở trong giới vô sinh là phản ánh vật lý. Hình thức phản ánh
này được thể hiện qua những biến đổi cơ, lý, hóa, dưới những hình thức biểu hiện cụ thể
như thay đổi vị trí, biến dạng và phá hủy.
Giới hữu sinh có hệ thống tổ chức cao hơn so với giới vô sinh. Song bản thân giới hữu
sinh lại tồn tại với những trình độ khác nhau tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp nên hình thức phản ánh sinh vật cũng thể hiện ở những trình độ khác nhau tương
ứng. Trình độ thấp nhất của phản ánh sinh vật đó là tính kích thích, thể hiện ở thực vật và
các cơ thể động vật bậc thấp. Khác với phản ánh vật lý mang tính thụ động, không chọn
lọc, phản ánh kích thích đã có sự chọn lọc trước những sự tác động của môi trường. Thí
dụ: khi ta chạm nhẹ vào lá cây xấu hổ thì nó cụp lại,
Ở động vật cao cấp phản ánh được phát triển cao hơn do việc xuất hiện hệ thần kinh.
Tính cảm ứng (năng lực có cảm giác) là hình thức phản ánh nảy sinh do những tác động từ
bên ngoài lên cơ thể động vật và cơ thể phản ánh lại trước tác động đó của môi trường. So
với tính kích thích, tính cảm ứng hoàn thiện hơn, nó được thực hiện trên cơ sở các quá
trình thần kinh điều khiển mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường thông qua cơ chế phản
xạ không điều kiện.
Phản ánh tâm lý, hình thức cao nhất trong giới động vật gắn liền với quá trình hình
thành các phản xạ có điều kiện.
Ở phản ánh tâm lý ngoài cảm giác, đã xuất hiện tri giác và biểu tượng. Cảm giác, tri
giác, biểu tượng là những biểu hiện của phản ánh tâm lý ở động vật có hệ thần kinh trung
ương.
Cùng với quá trình vượn biến thành người, phản ánh tâm lý ở động vật cao cấp chuyển
hóa thành phản ánh ý thức của con người. Phản ánh ý thức là một hình thức phản ánh mới
đặc trưng của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất, đó là bộ não con người.
b) Bộ não người và ý thức
Ý thức là thuộc tính của vật chất, nhưng không phải của mọi dạng vật chất, mà chỉ là
thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não con người. Bộ não của con
người hiện đại là sản phẩm của quá trình tiến hóa lâu dài về mặt sinh vật – xã hội và có cấu

tạo rất phức tạp. Bộ não con người bao gồm khoảng 15 đến 17 tỉ tế bào thần kinh. Các tế


bào này tạo nên vô số các mối liên hệ nhằm thu nhận, xử lý truyền dẫn và điều khiển toàn
bộ các hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài qua cơ chế phản xạ
không điều kiện và có điều kiện.
Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ
não con người. Sự phụ thuộc của ý thức vào hoạt động của bộ não thể hiện ở chỗ khi bộ
não bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ bị rối loạn. Cho nên, không thể tách rời ý thức ra
khỏi sự hoạt động của bộ não.
Ý thức là chức năng của bộ não. Ý thức là hình ảnh tinh thần, phản ánh thế giới khách
quan, nhưng ý thức không diễn ra ở đâu khác ngoài hoạt động thần kinh của bộ não người.
Không có bộ não người và sự tác động của thế giới xung quanh vào bộ não người thì
không thể có ý thức. Sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não con người là nguồn gốc
tự nhiên của ý thức. Ngoài nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội là lao động và ngôn ngữ
đóng vai trò quan trọng hình thành nên ý thức của con người.
2. Bản chất của ý thức
Ý thức là sự phản ánh thế giới xung quanh vào bộ não con người, là hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan. Sự phản ánh ý thức là hình ảnh chủ quan – vì nó không có tính
vật chất, nó là hình ảnh tinh thần. Ở đây không phải là sự phản ánh tùy tiện xuyên tạc hiện
thực khách quan, và cũng không phải là sự phản ánh thụ động giản đơn. Ý thức cũng tồn
tại nhưng chỉ tồn tại trong bộ não của con người. Mác gọi ý thức, ý niệm là hiện thực
khách quan (hay là cái vật chất) đã được di chuyển vào bộ não của con người và được cải
biến đi ở trong đó. Cố nhiên, không phải thế giới khách quan cứ tác động vào bộ não là
mặc nhiên trở thành ý thức. Ở đây còn có đặc tính sáng tạo của ý thức, nói cụ thể hơn ý
thức là sự phản ánh sáng tạo về thế giới. Tâm lý động vật cũng phản ánh thế giới xung
quanh, nhưng đó là sự phản ánh có tính bản năng và do nhu cầu sinh lý trực tiếp của cơ thể
loài vật. Còn ý thức ngay từ đầu đã do nhu cầu của việc con người cải biến giới tự nhiên
quyết định và được thực hiện thông qua hoạt động lao động và trở thành một mặt không
thể thiếu được của hoạt động có mục đích này.

Sự phản ánh sáng tạo của ý thức biểu hiện ở việc cải biến cái vật chất được di chuyển
vào trong bộ não của con người thành cái tinh thần, thành những hình ảnh tinh thần và
những hình ảnh chủ quan ngày càng phản ánh đúng đắn bản chất và quy luật chi phối sự
vận động và phát triển của sự vật. Sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản ánh, sáng
tạo trong khuôn khổ và theo tính chất, quy luật của phản ánh. Bởi vì ý thức bao giờ cũng là
và chỉ là sự phản ánh tồn tại.
Những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác nhấn mạnh rằng, “ý thức không bao giờ có thể
là gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức và tồn tại của con người là quá trình sinh sống của
con người” (V.I. Lê-nin Toàn tập, t.18, Nxb Tiến bộ, M, 1980).


Đồng thời, trong khi là sự phản ánh sáng tạo về tồn tại xung quanh và trên cơ sở của
hoạt động cải biến thế giới xung quanh, “ngay từ đầu ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và
vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại” (C. Mác – Ph. Ăng-ghen: Phoi-ơ-bắc. Sự
đối lập giữa quan điểm duy vật chủ nghĩa và quan điểm duy tâm chủ nghĩa, HN, 1976, tr.
20). Là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xã hội, ý thức xét về bản chất có tính xã hội.
Ý thức có kết cấu phức tạp, bao gồm các yếu tố khác nhau như tri thức, xúc cảm, tình
cảm và ý chí, trong đó tri thức là yếu tố quan trọng nhất.
Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức. Sự hình thành và phát triển của ý thức có
liên quan mật thiết với quá trình con người nhận thức thế giới, tích lũy những tri thức (hiểu
biết) về các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh. Ý thức của con người về sự vật
càng nhiều thì tri thức về sự vật càng cao.
Tri thức là kết quả của quá trình phản ánh có tính lịch sử - xã hội về thế giới hiện thực
xung quanh vào bộ não của con người trên cơ sở thực tiễn, v.v..
III. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. Thể hiện quan điểm trên
trong đời sống xã hội có nghĩa là tồn tại xã hội có trước, ý thức xã hội có sau, tồn tại xã hội
quyết định ý thức xã hội. Khi thừa nhận vật chất tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức,
quyết định ý thức, thì sự nhận thức thế giới không thể xuất phát từ ý thức của con người.
Mà phải xuất phát từ thế giới khách quan, và trong hoạt động thực tiễn phải tôn trọng và

hành động theo các quy luật khách quan.
Nhưng nếu chỉ thấy được vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức mà không thấy
được tính năng động tích cực của ý thức đối với vật chất thì sẽ mắc phải khuyết điểm chủ
nghĩa duy vật siêu hình. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: “ý thức của con người
không phải là sự phản ánh giản đơn, mà là sự phản ánh tích cực của thế giới vật chất”.
Cùng với sự phát triển của hoạt động biến đổi thế giới ý thức của con người phát triển song
song với quá trình đó và có tính độc lập tương đối tác động trở lại đối với vật chất. Sự tác
động trở lại vật chất của ý thức có thể là thúc đẩy vật chất hoặc ở một điều kiện nào đó
trong một phạm vi nào đó kìm hãm sự phát triển của các quá trình hiện thực.
Khi thừa nhận tính độc lập tương đối của ý thức, thừa nhận vai trò tích cực, tác động
trở lại của ý thức đối với vật chất, chủ nghĩa duy vật biện chứng, hoàn toàn đối lập với chủ
nghĩa duy tâm, nhất quán khẳng định rằng trong bất kỳ trường hợp nào, ý thức bao giờ
cũng là sự phản ánh thế giới vật chất và sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo trong phản
ánh và theo khuôn khổ của sự phản ánh. Hơn nữa, tự thân nó, ý thức không thể gây ra sự
biến đổi nào trong đời sống hiện thực. Ý thức muốn tác động lại đời sống hiện thực phải
bằng lực lượng vật chất, có nghĩa là phải thâm nhập vào con người (quần chúng nhân dân)
và được con người tổ chức thực hiện trong thực tiễn. Mác nói “... vũ khí của sự phê phán


không thể thay thế được sự phê phán bằng vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ
bằng lực lượng vật chất, nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó
thâm nhập vào quần chúng” (C. Mác – Ph. Ăng-ghen: Tuyển tập, t.1, Nxb Sự thật. HN,
1980, tr. 25.).
Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người được
bắt đầu từ khâu con người xác định đối tượng, mục tiêu và phương hướng hoạt động.
Ở đây ý thức trang bị cho con người những tri thức về bản chất và các quy luật khách
quan của đối tượng, trên cơ sở đó giúp cho con người xác định đúng đắn mục tiêu và đề ra
phương hướng hoạt động phù hợp. Tiếp theo, con người với ý thức của mình xác định các
biện pháp để thực hiện và tổ chức các hoạt động thực tiễn. Và cuối cùng, bằng nỗ lực và ý
chí mạnh mẽ của mình, con người có thể thực hiện được mục tiêu đề ra. Rõ ràng năng lực

phản ánh thế giới khách quan của con người càng đúng đắn và sâu sắc thì mục tiêu,
phương hướng và biện pháp đặt ra càng chính xác. Và ý chí mạnh mẽ của con người sự
dụng lực lượng vật chất thì hoạt động biến đổi thế giới càng có hiệu quả.
Như vậy, khi nói đến tính tích cực năng động của ý thức có nghĩa là nói đến con người,
đến hoạt động có mục đích của con người. Sức mạnh của ý thức (tư tưởng) tùy thuộc vào
mức độ thâm nhập, phổ biến của nó vào con người, vào trình độ tổ chức hoạt động thực
tiễn và vào các điều kiện vật chất và hoàn cảnh khách quan trong đó ý thức được thực
hiện. Tính tích cực năng động của ý thức có thể là thúc đẩy và có thể kìm hãm ở một mức
độ nhất định sự phát triển của tồn tại. Nhưng tư tưởng khoa học, lý luận cách mạng có vai
trò to lớn thúc đẩy sự phát triển của tồn tại. Tầm quan trọng của lý luận cách mạng được
Lê-nin kháu quát “không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách
mạng” (V.I. Lê-nin Toàn tập, t. 6, Nxb Tiến bộ, M., 1975, tr. 30). Những tư tưởng khoa học,
lý luận khoa học có vai trò thúc đẩy sự phát triển tồn tại, vì chúng trang bị cho con người
những tri thức đúng đắn về các quy luật khách quan trên cơ sở đó con người vận dụng và
hành động phù hợp.
Nếu tư tưởng khoa học có vai trò thúc đẩy sự phát triển của tồn tại, thì tư tưởng phản
khoa học – phản ánh sai lạc các quy luật khách quan – lại kìm hãm sự phát triển đó. Cố
nhiên sự kìm hãm đó cũng phải thông qua hoạt động của con người và chỉ là tạm thời vì
sớm muộn sẽ bị các quy luật phát triển khách quan gạt bỏ.
IV. Bài học tôn trọng khách quan
Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất
bao giờ cũng đóng vai trò quyết định đối với ý thức, nhưng ý thức có tính tích cực năng
động tác động trở lại vật chất. Mối quan hệ tác động qua lại giữa vật chất và ý thức diễn ra
phải thông qua hoạt động của con người. Cho nên, việc nâng cao vai trò của ý thức đối với
vật chất chính là ở chỗ nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận dụng
các quy luật ấy trong hoạt động thực tiễn của con người.


Vấn đề tôn trọng khách quan có ba cấp độ, cấp độ kinh nghiệm dân gian – cấp độ tư
duy thông thường, cấp độ cao hơn là triết học duy vật trước Mác, và cấp độ cao nhất là

triết học Mác – Lênin, triết học duy vật biện chứng. Với việc được trang bị một vũ khí
nhận thức là triết học Mác – Lênin, em tin là sẽ giúp cho tư duy của bản thân có thể lĩnh
hội được toàn bộ những tri thức tiến bộ, mới nhất của nhân loại, trong đó có những tri thức
mà em được học ở trường đại học, để trên cơ sở đó có được những nhãn quan, hành động
khoa học.
Tôn trọng khách quan có nghĩa là “thừa nhận vật chất tồn tại bên ngoài và độc lập với
ý thức, quyết định ý thức, thì sự nhận thức thế giới không thể xuất phát từ ý thức của con
người. Mà phải xuất phát từ thế giới khách quan, và trong hoạt động thực tiễn phải tôn
trọng và hành động theo các quy luật khách quan”. Nhưng do triết học Mác – Lênin là triết
học duy vật biện chứng, nên phải cụ thể hơn nữa khái niệm “tôn trọng khách quan” – phải
biết căn cứ vào thực tế, đây là quan niệm thông thường; vật chất quyết định ý thức, đây là
phương pháp duy vật trước Mác; với triết học duy vật biện chứng còn cần phải tiến xa hơn
– phương pháp tiếp cận thế giới khách quan, tính tích cực của ý thức.
Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng
động chủ quan. Mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người chỉ có thể đúng đắn,
thành công và có hiệu quả tối ưu khi và chỉ khi thực hiện đồng thời việc xuất phát từ thực
tế khách quan, tôn trọng khách quan với phát huy tính năng động chủ quan.



×