Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CÁ NHÂN VÀ TÂM LÍ ĐẾN HÀNH VI MUA MỘT SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CỦA SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.16 KB, 25 trang )

Lời mở đầu
Nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng là một phần quan trọng không thể thiếu đối
với các nhà nghiên cứu Marketing. Tuy nhiên nếu chỉ xem xét hành vi người tiêu dùng ở
trạng thái tĩnh và cô lập thì đó là một góc nhìn hết sức thiển cận và sai lầm. Bởi lẽ hành vi
người tiêu dùng luôn luôn thay đổi và chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như: văn hóa,
xã hội, cá nhân và tâm lí. Trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua
sắm của người tiêu dùng như yếu tố văn hóa, yếu tố xã hội, yếu tố cá nhân và yếu tố tâm
lý của người mua. Trong các yếu tố đó thì yếu tố cá nhân là một yếu tố quan trọng, đặc
trưng, ảnh hưởng lớn đến hành vi mua sắm, cụ thể gồm: Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ
sống, Nghề nghiệp, Hoàn cảnh kinh tế, Nhân cách và ý niệm về bản thân,... Chính vì
vậy , hôm nay, nhóm 3 sẽ tìm hiểu về vấn đề này để có một cái nhìn tổng quan, toàn diện
hơn về yếu tố cá nhân và tâm lý đến hành vi mua của khách hàng mà cụ thể ở đây là của
sinh viên.
Hiện nay, điện thoại di động và đặc biệt điện thoại thông minh (smartphone) là
một phương tiện không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của nhiều người. Vẫn
lan truyền một nhận xét khá thú vị và xác đáng: khi rời khỏi nhà, ba vật dụng ta
không thể thiếu là ví tiền, chìa khóa và smartphone. Chính vì lí do này mà nhóm 3 đi sâu
vào phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố cá nhân và tâm lý đến hành vi mua một sản
phẩm công nghệ của sinh viên mà cụ thể nhóm chúng em chọn sản phẩm công nghệ là
điện thoại di động.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CÁ
NHÂN VÀ TÂM LÍ ĐẾN HÀNH VI MUA MỘT SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CỦA SINH VIÊN.
1.1 Hành vi mua
Hành vi mua của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra
trong quá trình điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá cho hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa
mãn nhu cầu của họ. Hành vi người tiêu dùng là cách thức mà người tiêu dùng sẽ thực
hiện để đưa ra các quyết định sử dụng tài sản của mình( tiền bạc, thời gian, công sức,...)
liên quan đến việc mua sắm và sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá


nhân.
Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng
Sự phát triển về quy mô của các doanh nghiệp và thị trường đã tạo ra khoảng cách
giữa những người quản trị marketing và các khách hàng của họ. Họ ít có cơ hội hơn để
giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Các nhà điều hành đã phải cố gắng hướng đến việc
tìm hiểu người tiêu dùng để biết được:
– Những tiêu dùng là ai? Khách hàng
– Thị trường đó mua những gì? Đối tượng
– Tại sao thị trường đó mua? Mục tiêu
– Những ai tham gia vào việc mua sắm? Tổ chức
– Thị trường đó được mua sắm như thế nào? Hoạt động
– Khi nào thị trường đó mua sắm? Đơn đặt hàng
– Thị trường đó mua hàng ở đâu? Và tại sao mua? Bán lẻ hay bán sỉ…
Để hiểu được người tiêu dùng chúng ta phải hiểu một cách chi tiết về hành vi của
người tiêu dùng là gì? Hay nói cách khác mô hình hành vi tiêu dùng là như thế nào?
Các
yếu tố kích
thích của
marketing

Các
tác nhân
kích
thích

Đặ
c điểm
người

Quá

trình
ra
quyết định
của người

Quyết định
của người mua


khác
Sản
phẩm
Giá

Phươ
ng
pháp
phân phối
Địa
điểm

Kin
h tế
Kho
a học, kĩ
thuật


n hóa


Nhận
thức về vấn
đề

Lựa chọn
sản phẩm



Tìm
kiếm thông
tin

Lựa chọn
nhãn hiệu

hội

Văn



hóa

tính

Chí
nh trị

m lí


Đánh

Lựa chọn
nhà kinh doanh

Quyết
định

Định thời
gian mua

Hành
vi mua

Định
lượng mua

giá


Khuy
ến mãi

số

Trên hình trình bày mô hình phân tích hành vi người tiêu dùng. Các yếu tố marketing
(sản phẩm, giá cả, phân phối, cổ động) và các tác nhân khác (kinh tế, công nghệ, chính
trị, văn hóa) tác động vào “hộp đen” của người mua, tức là tác động vào những đặc điểm
(văn hóa, xã hội, cá tính và tâm lý) cũng như tiến trình quyết định của người mua (nhận

thức vấn đề, tìm kiếm thông tin, đánh giá, quyết định, hành vi mua), ở đây chúng gây ra
những đáp ứng cần thiết từ phía người mua và kết quả là đưa đến một quyết định mua
sắm nhất định (loại sản phẩm, nhãn hiệu, số lượng, lúc mua và nơi mua).
Công việc chủ yếu của người làm marketing là tìm hiểu các tác nhân được chuyển
thành những đáp ứng ra sao ở bên trong "hộp đen" của người mua. Hộp đen có hai nhóm
yếu tố. Thứ nhất, những đặc tính của người mua, tác động đến việc người đó đã cảm
nhận và phản ứng ra sao trước các tác nhân. Thứ hai, tiến trình quyết định của người
mua tự ảnh hưởng đến các kết quả.
1.2 Sự ảnh hưởng của các nhân tố cá nhân và tâm lí tới HVM của khách hàng

1.2.1 Sự ảnh hưởng của các nhân tố cá nhân
Khách hàng quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp, khách hàng có
chấp nhận và tiêu dùng sản phẩm thì doanh nghiệp mới có thu nhập, vì vậy thỏa mãn nhu
cầu và mong muốn của khách hàng là mục đích của bất kỳ doanh nghiệp nào. Doanh
nghiệp cần nghiên cứu những mong muốn, nhận thức, sở thích, hành vi lựa chọn và mua


sắm của khách hàng mục tiêu, từ đó mới có căn cứ để phát triển tính năng sản phẩm, xác
định giá cả, các thông tin và các yếu tố khác trong tiêu thụ sản phẩm.
Trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêu
dùng. Trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêu
dùng như yếu tố văn hóa, yếu tố xã hội, yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lý của người mua.
Trong các yếu tố đó thì yếu tố cá nhân là một yếu tố quan trọng, đặc trưng, ảnh hưởng lớn
đến hành vi mua sắm, cụ thể gồm:
1.2.1.1 Tuổi tác và các giai đoạn của chu kì sống
Trong mỗi giai đoạn khác nhau của cuộc đời, con người có nhu cầu về những loại
hàng hóa khác nhau. Ví dụ khi còn nhỏ, con người ăn thức ăn cho trẻ sơ sinh, phần lớn
thực phẩm trong nhưng năm lớn lên và trưởng thành và những thức ăn kiêng cữ trong
những năm cuối đời.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần xác định sản phẩm, dịch vụ của mình phù hợp với

đối tượng tiêu dùng nào nhằm xây dựng thị trường mục tiêu của mình. Ví dụ những
doanh nghiệp kinh doanh thiết bị chủ yếu của nhà bếp, đồ gỗ căn bản, ôtô, thiết bị trò
chơi hai người thì thị trường mục tiêu của họ sẽ là những người trẻ tuổi độc thân. Những
doanh nghiệp kinh doanh ôtô, tủ lạnh, bếp, đồ gỗ cần thiết và bền, đi nghỉ… thì thị
trượng mục tiêu là các cặp vợ chồng mới cưới chưa có con…
-Đối với các doanh nghiệp phân phối điện thoại thì thị trường mục tiêu của họ là
những người trẻ tuổi nhất là những người trong giai đoạn đang trong quá trình học tập và
làm việc.
1.2.1.2 Nghề nghiệp
Cách thức tiêu dùng của con người còn chịu sự chi phối rất lớn bởi nghề nghiệp
của họ. Một ca sỹ chuyên biểu diễn trên sân khấu luôn mua sắm quần áo hàng hiệu, độc
đáo…, người làm nghề giáo viên lại thường mua quần áo trang nhã, kín đáo… Doanh
nghiệp cần cố gắng xác định những nhóm nghề nghiệp có quan tâm trên mức trung bình
đến các sản phẩm và dịch vụ của mình. Doanh nghiệp có thể chuyên môn hóa sản phẩm
của mình cho những nhóm nghề nghiệp nhất định. Chẳng hạn như các công ty phần mềm
máy tính sẽ thiết kế phần mềm máy tính khác nhau cho những người quản lí nhãn hiệu,
kỹ sư, luật sư và bác sĩ.


Đối tượng mua điện thoại trải khắp các ngành nghề vì ai cũng có nhu cầu liên

lạc. Học sinh, sinh viên một nhóm mua điện thoại với mục đích tự thể hiện; những người
đi làm thì mua điện thoại hiện đại hơn để phục vụ cho công việc của mình. Nói chung,
các doanh nghiệp cần phân loại nhóm khách hàng ra để thuận lợi cho việc marketing của
minh, ở đây là nhóm người được coi là thành công trong sự nghiệp.
1.2.1.3 Hoàn cảnh kinh tế

Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ hoàn cảnh kinh tế của người đó.
Hoàn cảnh kinh tế của con người gồm thu nhập có thể chi tiêu được, tiền tiết kiệm và tài
sản, nợ, khả năng vay mượn, thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm. Một người sẵn

sàng mua một sản phẩm đắt nếu người đó có đủ thu nhập, có tiền tiền tiết kiệm hay khả
năng mượn và thích tiêu tiền hơn là tiết kiệm. Doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi
những xu hướng trong thu nhập cá nhân, số tiền tiết kiệm và lãi suất để tiến hành những
biện pháp thiết kế lại, xác định lại vị trí và định giá lại cho sản phẩm của mình để chúng
tiếp tục đảm bảo giá trị dành cho các khác hàng mục tiêu
. Đây là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của người tiêu
dùng. Rõ ràng những người có đủ điều kiện kinh tế sẽ sẵn sàng chi trả cho một chiếc điện
thoại đời mới hơn.
1.2.1.4 Lối sống
Lối sống của một người là một cách sống trên thế giới của họ được thể hiện ra
trong hoạt động, sự quan tâm và ý kiến của người đó. Lối sống miêu tả sinh động toàn
diện một con người trong quan hệ với môi trường của mình. Những người cùng xuất thân
từ một nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội và cùng nghề nghiệp có thể có những lối sống
hoàn toàn khác nhau. Các doanh nghiệp cần tìm kiếm những mối quan hệ giữa sản phẩm
của mình và các nhóm theo lối sống, từ đó tiến hành thiết kế sản phẩm, xây dựng chương
trình phân phối và xúc tiến phù hợp với lối sống của thị trường mục tiêu của sản phẩm.
- Như đã nói ở trên, với những người giản dị thì dù họ có nhiều tiền họ cũng chỉ mua
chiếc điện thoại có đủ tính năng cho mình sử dụng. Với những người có tư tưởng thoáng
và muốn cập nhật xu thế của thời đại họ thường cố gắng mua cho mình chiếc điện thoại
đời mới nhất. Nhóm đối tượng doanh nghiệp đặc biệt chú ý ở đây là giới trẻ.
Nhân cách và ý niệm về bản thân
Mỗi người đều có những đặc điểm tâm lý khác biệt có ảnh hưởng đến hành vi của người
đó, dẫn đến những phản ứng tương đối nhất quán và lâu bền với môi trường. Nhân cách
thường được mô tả bằng những nét như tự tin có uy lực, tính độc lập, lòng tôn trọng, tính


chan hòa, tính kín đáo và tính dễ thích nghi. Nhân cách của con người có mối quan hệ
chặt chẽ với các lựa chọn sản phẩm và nhãn hiệu. Doanh nghiệp phải cố gắng xây dựng
hình ảnh nhãn hiệu tương xứng với hình ảnh bản thân của thị trường mục tiêu.
 Yếu tố về nhân cách và quan niệm không có gì khác so với cách sống của một người.

Doanh nghiệp có thể đánh vào yếu tố tâm lý khách hàng để doanh thu bán hàng tăng lên.
1.2.2 Sự ảnh hưởng của các nhân tố tâm lí

Các yếu tố có tính chất tâm lý cũng nằm trong các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của
người tiêu dùng có mức ảnh hưởng lớn đến hành vi người mua. Hành vi lựa chọn mua
hàng của cá thể cũng chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố cơ bản có tính chất tâm lý sau:
động cơ, tri giác, lĩnh hội, niềm tin và thái độ.
1.2.2.1 Động cơ
Động cơ là nhu cầu đã trở thành khẩn thiết đến mức độ buộc con người phải tìm
cách và phương thức thoả mãn nó. Tuỳ theo mức độ quan trọng các nhu cầu được sắp xếp
theo thứ tự như sau: những nhu cầu sinh lý, những nhu cầu tự vệ, những nhu cầu xã hội,
những nhu cầu được tôn trọng và những nhu cầu tự khẳng định mình. Con người sẽ cố
gắng thoả mãn trước hết là những nhu cầu quan trọng nhất. Khi mà nó đáp ứng được một
nhu cầu quan trọng nào đó thì lập tức trong một thời gian nào đó không còn là động cơ
thúc đẩy nữa. Đồng thời lại xuất hiện sự thôi thúc thoả mãn nhu cầu tiếp sau được xếp
theo mức độ quan trọng.
 Khi đã đáp ứng đủ nhu cầu để sinh tồn, con người ta tiến đến đáp ứng nhu cầu về xã
hội mà ở đó, điện thoại giúp con người gắn kết với nhau, bởi vậy sở hữu một chiếc điện
thoại khá là quan trọng với mỗi người
1.2.2.2 Tri giác
Tri giác là một quá trình thông qua đó cá thể tuyển chọn, tổ chức và giải thích
thông tin đến để tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh. Tri giác không
chỉ phụ thuộc vào tính chất của các tác nhân kích thích vật lý, mà còn phụ thuộc vào mối
quan hệ của các tác nhân kích thích đó với môi trường xung quanh và với cá thể. Con
người có thể có những phản ứng khác nhau đối với cùng một tác nhân kích thích do sự tri
giác có chọn lọc, sự bóp méo có chọn lọc và sự ghi nhớ có chọn lọc.
1.2.2.3 Lĩnh hội
Con người lĩnh hội tri thức trong quá trình hoạt động. Lĩnh hội là những biến đổi
nhất định diễn ra trong hành vi của cá thể dưới ảnh hưởng của kinh nghiệm mà họ tích
luỹ được. Hành vi của con người chủ yếu là do tự mình tiếp nhận được, tức là lĩnh hội.



Các nhà lý luận cho rằng lĩnh hội là kết quả của sự tác động qua lại của sự thôi thúc, các
tác nhân kích thích mạnh và yếu, những phản ứng đáp lại và sự củng cố.
1.2.2.4 Niềm tin và thái độ
Thông qua hành động và sự lĩnh hội con người có được niềm tin và thái độ, đến
lượt chúng lại có ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của con người.
- Niềm tin là sự nhận định trong thâm tâm về một cái gì đó.

- Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể, được hình thành trên cơ sở những
tri thức hiện có và bền vững về một khách thể hay ý tưởng nào đó, những cảm giác do
chúng gây ra và phương hướng hành động có thể có. Thái độ cho phép cá thể xử sự
tương đối ổn định đối với những vật khác nhau. Con người không phải giải thích lại từ
đầu một điều gì đó và mỗi lần lại phản ứng theo một cách. Thái độ cho phép tiết kiệm
sức lực và trí óc. Chính vì thế, rất khó thay đổi được chúng, những thái độ khác nhau của
cá thể tạo nên một cấu trúc liên kết lôgic, trong đó sự thay đổi một yếu tố có thể đòi hỏi
phải xây dựng lại một loạt các yếu tố khác rất phức tạp.
-Sở hữu một chiếc điện thoại là điều cần thiết với mỗi người để thuận tiện cho
việc liên lạc, học tập và làm việc. ý thức được điều đó người tiêu dùng đã mua điện thoại
từ các nhà cung ứng.
Tóm lại, có rất nhiều các yếu tố chi phối đến hành vi của người tiêu dùng, doanh
nghiệp phải xác định được khách hàng mục tiêu, những yếu tố tác động đến hành vi mua
sắm của họ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu, đảm bảo thành công trong việc đưa sản
phẩm đến tay người tiêu dùng.
1.3 Quyết định mua của khách hàng người tiêu dùng
1.3.1 Các loại hành vi mua
• Hành vi mua phức tạp
NTD tham gia vào việc mua khá nhiều; khác biệt giữa các nhãn hiệu cảm nhận được lớn.
Mua những hàng hóa đắt tiền, có tính chất may rủi, lâu mới mua
Ví dụ: nhà cửa, ô tô máy tính…

• Hành vi mua định hướng đa dạng hóa
Mức độ cân nhắc khi mua hàng thấp nhưng NTD thấy được sự khác biệt nhiều giữa các
nhãn hiệu.
NTD thường xuyên thay đổi nhãn hiệu. Thực chát không phải nhãn hiệu hiện tại không
đủ thỏa mãn họ mà vì họ muốn thử nhiều nhãn hiệu khác nhau.
Ví dụ: bánh kẹo, nước giải khát…
• Hành vi mua làm giảm nhiều trái nghịch
Mức độ cân nhắc khi mua hàng lớn nhưng NTD không thấy sự khác biệt nhiều giữa các
nhãn hiệu.
Giá cả và sự tiện lợi của phân phối đóng vai trò quyết định trong lựa chọn của NTD


Ví dụ: vé máy bay, tiền gửi ngân hàng…
• Hành vi mua theo thói quen
Mức độ cân nhắc khi mua hàng thấp và nhận thức về sự khác biệt giữa các nhãn hiệu
cũng thấp. NTD có xu hướng mua theo thói quen, sự tiện lợi, giá cả. Ví dụ: xăng dầu,
muối ăn…
1.3.2 Quá trình quyết định mua của người tiêu dùng
Theo ông tổ Marketing, nhà Marketer nổi tiếng Philip Kotler, quá trình quyết định mua
hàng của người tiêu dùng thường sẽ trải qua 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Nhận thức nhu cầu
Nếu các bạn đã tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng trong marketing, chắc hẳn các
bạn đều biết được rằng nhu cầu xuất phát từ những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Vì
thế, trong đời sống hằng ngày, khi những vấn đề nảy sinh, người tiêu dùng tự nhận thức
được nhu cầu mà mình và mong muốn thỏa mãn nhu cầu đó. VD: một sinh viên khi mới
bắt đầu học ngoại ngữ sẽ gặp khó khăn trong quá trình học tập, do đó, sinh viên này đã
nảy sinh nhu cầu sở hữu một quyển từ điển.



Giai đoạn 2: Tìm hiểu sản phẩm và những thông tin liên quan
Khi người tiêu dùng có hứng thú với 1 sản phẩm nào đó, họ sẽ tìm kiếm thông tin về
sản phẩm đó thông qua bạn bè, người thân, Internet, báo chí, tư vấn viên...

Giai đoạn 3: So sánh các sản phẩm thuộc các nhãn hiệu khác nhau
Sau khi có được thông tin về sản phẩm cần mua, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm
đến những nhãn hiệu cung cấp sản phẩm đó. Tùy theo nhu cầu mong muốn sản phẩm sở
những hữu đặc tính như thế nào mà mỗi người tiêu dùng sẽ lựa chọn mua sản phẩm đáp


ứng được những yêu cầu đó. VD: đối với mảng điện thoại di động, nếu người tiêu dùng
muốn một chiếc điện thoại bền, phù hợp với túi tiền thì Nokia là nhãn hiêu thích hợp
nhất, Sony thì phong cách nhưng giá tiền hơi cao…..

Giai đoạn 4: Mua sản phẩm
Khi đã quyết định nhãn hiệu sản phẩm cần mua, người tiêu dùng đi đến cửa hàng mua
hàng. Tuy nhiên việc mua hàng vẫn chưa hoàn tất khi có 1 trong 2 nhân tố xảy: thái độ
của người khác và những tình huống bất ngờ xảy đến. VD: bạn muốn mua sản phẩm này
nhưng người thân bạn lai không thích khiến bạn không muốn mua nó nữa và chuyển
sang mua sản phẩm khác, hay bạn bị móc túi trước khi đến cửa hàng…


Giai đoạn 5: Đánh giá sản phẩm sau khi sử dụng
Sau khi người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm, bản thân người tiêu dùng sẽ tự
cảm nhận và đánh giá sản phẩm. Họ thường đánh giá sản phẩm qua nhiều khía cạnh như
chất lượng & tính năng sản phẩm, thái độ phục vụ của nhân viên, các dịch vụ hậu mãi,
bảo hành, giao hàng... Vì thê, sau khi bán được sản phẩm, các nhà làm Marketing cần
phải xác nhận xem khách hàng có hài lòng với sản phẩm của công ty hay không bởi vì
nó ảnh hưởng đến ý định của ngời tiêu dùng về việc có nên mua sản phẩm của công ty
hay không



CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CÁ NHÂN VÀ TÂM LÍ
ĐẾN HÀNH VI MUA ĐIỆN THOẠI CỦA SINH VIÊN
2.1 Tổng quan về điện thoại và sự cần thiết của nó
Nhắc đến điện thoại di động chắc không còn ai xa lạ gì nữa . Với công nghệ và tiến
bộ của kĩ thuật ngày nay thì điện thoại di động dường như đã trở thành một phần không
thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta . Điện thoại giúp ích chúng ta trong công việc đời
sống bình thường như : học tập , vui chơi, giải trí ... . Bằng những chức năng cơ bản ,
một chiếc điện thoại nhỏ gọn mang rất nhiều tiện ích cho cuộc sống của chúng ta .
Điện thoại là sản phẩm kết nối kết nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông.
Nhờ có kết nối sóng, còn gọi là "kết nối không dây", mà điện thoại di động thực hiện
trao đổi thông tin khi đang di chuyển .
Chức năng của điện thoại :
+ Nhắn tin
+ Nghe gọi
+ Báo thức
+ Truy cập Internet
+ Hỗ trợ thanh toán di động
+ Nhận và gửi email dễ dàng.
+ Chụp ảnh, lưu trữ ảnh
+ Chơi game, tải apps
Đối với sinh viên thì điện thoại là sản phẩm thiết yếu phục vụ nhiều mục đích quan trọng.
Ngoài những chức năng chính mà chiếc điện thoại nào cũng có như nghe gọi, nhắn tin,
báo thức,.. thì các bạn sinh viên thường sở hữu một chiếc Smartphone có thể thực hiện
nhiều chức năng như chụp ảnh, truy cập Internet, có khả năng cài đặt nhiều ứng dụng
khác nhau,… Trong cuộc sống cũng như trong học tập, nhu cầu liên lạc, tìm kiếm thông
tin là một nhu cầu thiết yếu đối với sinh viên. Ngoài ra những mục đích khác như giải trí
hay cập nhật theo xu hướng của xã hội được rất nhiều bạn quan tâm.

2.2 Khảo sát về các nhân tố cá nhân và tâm lí ảnh hưởng đến hành vi mua điện
thoại của sinh viên
2.2.1 Tổng quan về cuộc khảo sát và bảng câu hỏi nghiên cứu.


Cuộc khảo sát được thực hiện trên mẫu là 101 sinh viên đến từ nhiều trường khác
nhau thuộc khu vực Hà Nội như Thương Mại, Công nghiệp, Kinh tế Quốc Dân, Đại học
Mở, Giao thông vận tải, Học viện Nông nghiệp, … với những sinh viên từ năm nhất đến
năm tư thuộc các chuyên ngành đào tạo khác nhau. Việc chọn mẫu đảm bảo được có cả
nam và nữ với tỷ lệ hợp lí, các sinh viên thuộc các khối ngành khác biệt, mức thu nhập
hoặc trợ cấp khác nhau. Cuộc khảo sát nhằm mục đích phân tích tầm quan trọng của các
nhân tố cá nhân và tâm lí ảnh hưởng đến hành vi mua điện thoại của sinh viên như thu
nhập, giới tính, phong cách cá nhân, …Để thực hiện được cuộc khảo sát, nhóm đã sử
dụng công cụ bảng câu hỏi để nghiên cứu.
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ CÁ NHÂN VÀ TÂM LÍ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA ĐIỆN THOẠI CỦA SINH VIÊN.
1. Họ và tên (có thể điền hoặc không): ……………………………..
2. Năm sinh: …… Giới tính: ….
3. Bạn học khoa nào, trường nào?: ………………………………………..
4. Thu nhập hoặc trợ cấp từ gia đình của bạn mỗi tháng?





Dưới 1 triệu
1-3 triệu
3-5 triệu
Trên 5 triệu


5. Bạn có phải là người quan tâm đến công nghệ, cụ thể là điện thoại không?




Rất quan tâm
Bình thường
Không quan tâm

6. Hãng điện thoại bạn đang sử dụng là gì?





Samsung
Apple
Oppo
Khác

7. Điện thoại của bạn có giá nằm trong khoảng nào.






1-3 triệu
3-5 triệu
5-7 triệu

7-10 triệu
Trên 10 triệu


8. Bạn đã từng mua điện thoại hoặc đề nghị được mua điện thoại chưa?





Đã từng
Đang có dự định
Chưa từng
Chỉ có nhu cầu khi điện thoại mất hoặc hỏng

Lựa chọn các câu sau theo mức độ tán đồng tăng dần từ 1-5
9. Theo bạn, mua điện thoại nhằm mục đích giải trí (xem phim, nghe nhạc, lướt
web,…)






1
2
3
4
5


10. Theo bạn, mua điện thoại nhằm mục đích liên lạc, tìm kiếm thông tin.






1
2
3
4
5

11. Theo bạn, mua điện thoại nhằm mục đích phục vụ học tập, công việc.






1
2
3
4
5

12. Theo bạn, mua điện thoại để cho bằng bạn bè, theo xu hướng xã hội







1
2
3
4
5

13. Theo bạn, mua điện thoại vì bạn là người đam mê công nghệ




1
2
3





4
5

14. Theo bạn, mua điện thoại để khẳng định vị thế của bản thân







1
2
3
4
5

15. Theo bạn lí do để mua điện thoại của bạn là gì ? . ……………………….
16. Theo bạn, điện thoại có thật sự cần thiết không?





Cần thiết
Rất cần thiết
Bình thường
Không cần thiết

17. Nếu bây giờ bạn có trong tay số tiền đủ để mua Iphone 11, bạn có sẵn sàng
chi hết để mua không?





Mua ngay lập tức
Suy nghĩ
Sẽ mua

Không mua.

2.1.2 Phân tích kết quả khảo sát
Với mẫu khảo sát là 101 sinh viên đến từ nhiều trường đại học khác nhau với
nhiều chuyên ngành, kết quả thu được có nhiều ý kiến khác nhau nhưng cũng thể hiện
được xu hướng tiêu dùng của sinh viên hiện nay. Điện thoại không phải là sản phẩm thỏa
mãn nhu cầu sinh lí hay an toàn mà thuộc về nhu cầu xã hội, như cầu được công nhận,
được tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện bản thân. Hầu hết các bạn sinh viên hiện tại đều
đang dùng điện thoại thông minh và được bố mẹ trang bị cho khi chuẩn bị lên đại học để
phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau. Có rất nhiều bạn trong quá trình học đại học đã
phát sinh nhu cầu đổi điện thoại mới vì những lí do như điện thoại đã cũ hỏng, thiếu
chức năng, muốn dùng điện thoại khác cao cấp hơn, thử dùng những dòng điện thoại
khác, hoặc cập nhật theo xu hướng của xã hội. Nhưng vì đây là sản phẩm có giá trị mà
đa số các bạn sinh viên đều đang sở hữu một chiếc, việc đổi điện thoại mới tất nhiên nếu
không phải trong tình thế bắt buộc phải đổi thì sẽ lên điện thoại cao cấp hơn, nhiều chức
năng hơn. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập, trợ cấp từ gia đình. Có rất nhiều
yếu tố tác động đến quá trình hình thành mong muốn mua điện thoại mới của sinh viên


nhưng do khả năng thanh toán nên chưa hình thành nên nhu cầu mua điện thoại. Một số
khác thì do các yếu tố về tâm lí, về phong cách cá nhân của từng người, họ cảm thấy
điện thoại chỉ cần đáp ứng được những nhu cầu cần thiết cho họ, còn về mẫu mã hay
việc cập nhật xu hướng của xã hội lại không quan tâm dù có khả năng thanh toán. Dưới
đây là một số biểu đồ tóm tắt khảo sát những nhân tố cá nhân và tâm lí ảnh hưởng đến
hành vi mua điện thoại của sinh viên.

Thu nhập hoặc trợ cấp của sinh viên mỗi tháng chủ yếu nằm trong khoảng 1-3
triệu chiếm tới 67,3%. Mức thu nhập hay trợ cấp này theo như mức sống ở Hà Nội thì
chỉ đủ để các bạn sinh viên sinh hoạt hàng tháng, mua sắm những vật dụng cần thiết hay
thỏa mãn một số nhu cầu khác. Nhưng để tích góp tiền để mua điện thoại mới thì khá

khó khăn và nếu phát sinh nhu cầu đổi điện thoại thì đa số đều do trợ cấp từ bố mẹ. Mức
3-5 triệu chiếm 24,8% khoảng 20/100 bạn sinh viên, đây là con số không nhỏ. Chiếm tỷ
lệ ít nhất là khoảng lớn hơn 5 triệu, mức thu nhập đối với sinh viên là tương đối lớn. Đối
với khoảng 3-5 triệu hay trên 5 triệu thì sinh viên hoàn toàn có thể tự mua điện thoại cho
mình vì giá điện thoại của các bạn chủ yếu nằm trong khoảng 3-7 triệu theo số liệu khảo
sát được:


Tất cả các bạn sinh viên được khảo sát đều đang dùng điện thoại thông minh,
phần lớn là Iphone, sau đó đến Samsung và Oppo. Phần lớn đều đã từng tự mua điện
thoại hoặc đề nghị được mua điện thoại (có thể là bố mẹ, người thân mua cho theo sự
yêu cầu cần thiết), có rất ít sinh viên chưa từng mua hoặc đề nghị hay dự định mua điện
thoại nhưng vẫn đang sử dụng điện thoại có thể do được bố mẹ mua cho nhằm mục đích
liên lạc, hoặc được ai đó tặng,…


Phương án “Chỉ có nhu cầu khi điện thoại mất hoặc hỏng” cho thấy được mức độ
quan trọng của việc thay điện thoại mới. Đối với những bạn này, khi mà điện thoại hiện
tại đang dùng không có hỏng hóc gì, vẫn sử dụng được thì việc đổi điện thoại mới không
quan trọng, không phụ thuộc vào các mẫu mới ra như thế nào hay thu nhập có tăng lên
hay không. Đây là yếu tố thuộc về mặt phong cách của từng người. Có nhu cầu sử dụng
vì đây là sản phẩm cần thiết, nhiều chức năng nhưng lại không bị xu hướng tác động,
không chạy theo những tính năng mới hay để khẳng định vị thế của bản thân.
Với mỗi người thì các chức năng của điện thoại có sự quan trọng khác nhau. Điều
này sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hãng điện thoại, dòng điện thoại mong muốn.

Nhu cầu giải trí là nhu cầu quan trọng với sinh viên hiện nay. Đó có thể là giải trí
sau những giờ học, giờ làm việc căng thẳng nhưng cũng có thể là thói quen không thể từ
bỏ của một số bạn sinh viên. Đa số với mục đích này thì các bạn lựa chọn thứ bậc 3,4,5
chiếm đa số và không chênh lệch nhau nhiều chứng tỏ rằng mục đích giải trí là quan

trọng đối với sinh viên. Điều này sẽ ảnh hưởng lựa chọn hãng điện thoại và dòng điện
thoại. Ví dụ: Nếu bạn yêu thích chụp ảnh thì bạn sẽ lựa chọn những hãng nổi tiếng về
chất lượng Camera như Oppo, Iphone và dòng điện thoại chuyên dùng cho chụp ảnh như
Oppo F1 hay chiếc điện thoại mới nhất trên thị trường hiện nay Iphone 11 với bộ 3
Camera giúp chụp ảnh siêu ấn tượng và với dung lượng bộ nhớ đáng kể.
Mục đích tiếp theo để dẫn đến hành vi mua điện thoại là mục đích vô cùng thiết
yếu: liên lạc, tìm kiếm thông tin.


45,5% cho rằng mục đích liên lạc, tìm kiếm thông tin là mục đích quan trọng
nhất, ngoài ra thì mức 3 và 4 cũng được lựa chọn khá nhiều, chỉ rất ít người cho rằng đây
là mục đích kém quan trọng.


Mua điện thoại để bằng bạn bè và theo xu hướng xã hội được lựa chọn nhiều nhất
ở mức 1,2,3 chứng tỏ rằng mục đích mua điện thoại vì lí do này chiếm tỉ lệ ít. Có thể do
các bạn sinh viên không quá quan tâm đến xu hướng của xã hội thay đổi như thế nào.
Điện thoại có thể ra mẫu mới liên tục và giá thành rất cao nên việc chạy theo công nghệ
với các bạn sinh viên với mức thu nhập chủ yếu 1-3 triệu thì gần như là không thể. Đôi
khi cũng là do để bằng bạn bè. Trong số 9,9% lựa chọn mức 5 thì có thể đây là lí do thúc
đấy hình thành nhu cầu muốn mua điện thoại mới cho bằng bạn bè, bằng với xu hướng.
Ví dụ như bạn đang dùng Iphone 3 hay Iphone 4, trong khi xung quanh bạn bè đều đang
sử dụng Iphone 6 hoặc 7 thì điều này sẽ thúc đẩy bạn hình thành nên nhu cầu muốn mua
điện thoại mới cho kịp xu thế bạn bè.

Nhu cầu cao nhất của con người trong thang bậc nhu cầu của Maslow: Nhu cầu tự
thể hiện. Đa số các bạn sinh viên đều lựa chọn mục đích mua điện thoại để khẳng định vị
thế của bản thân ở mức tán đồng thấp cho thấy rằng đối với sinh viên, mức thu nhập thấp
và chưa có địa vị xã hội thì đa số đều không có nhu cầu mua điện thoại nhằm mục đích
khẳng định vị thế bản thân. Nhưng đối với một số ít khác, có thể do điều kiện gia đình

hoặc bản thân đã tự kiếm được thu nhập cao sẽ dẫn đến hình thành nhu cầu tự thể hiện
bản thân, và việc có một chiếc điện thoại cao cấp là một hình thức.


Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua điện thoại của sinh viên là
sự hiểu biết, học thức về điện thoại. Số lượng sinh viên lựa chọn ở mức độ cao 4,5 chiếm
tỉ lệ ít nhưng cũng phản ánh được sinh viên hiện nay có những bạn đam mê về công
nghệ, có hiểu biết về công nghệ, hiểu được những dòng điện thoại khác nhau và tính
năng nổi bật của nó. Chính vì thế mà tác động đến hành vi mua điện thoại của họ, có thể
chỉ vì muốn tìm hiểu xem những dòng điện thoại mới ra có những chức năng nổi bật gì,
để trải nghiệm nó, để thỏa mãn niềm đam mê công nghệ của mình.
Một số lí do được các bạn sinh viên cho biết mục đích của việc mua điện thoại là
vì nó cần thiết cho cuộc sống, dùng để nghe nhạc, xem phim, chụp ảnh, liên lạc,…
Ngoài ra còn một số lí do thú vị khác như để tham gia vào công nghệ 4.0, để khoe mẽ
với bạn bè là mình đang dùng Iphone 11 Promax,,…
2.3 Lợi ích và hạn chế của các nhân tố cá nhân và tâm lí đến hành vi mua điện thoại
của sinh viên
Qua những tìm hiểu trên, chúng ta có thể thấy mua một chiếc điện thoại di động
đối với sinh viên chịu khá nhiều tác động từ yếu tố cá nhân và tâm lý. Những yếu tố cá
nhân và tâm lý đó vừa có lợi ích, vừa có những hạn chế nhất định đối với hành vi mua
điện thoại di động ở sinh viên.
Xét về tác động tích cực, trước tiên chúng ta có thể thấy sinh viên là tầng lớp trẻ độ
tuổi thường từ 18-22, có nhiều nhu cầu về sử dụng điện thoại (học tập, giải trí, giao lưu,
lướt web…) nhưng vẫn đang đi học, chưa có thu nhập cá nhân. Việc lựa chọn một chiếc
điện thoại như thế nào phụ thuộc rất lớn đến tình hình kinh tế lúc đó của sinh viên. Điều


đó đã góp phần thúc đẩy sinh viên kiếm những công việc làm thêm, parttime để có thể tự
mua một chiếc điện thoại thông minh đáp ứng nhu cầu bản thân mình. Kéo theo đó là
giúp sinh viên bước ra bên ngoài xã hội, mở rộng giao lưu, kĩ năng mềm trong cuộc

sống. Tự mua một chiếc điện thoại cho mình không chỉ giúp thỏa mãn nhu cầu bản thân
mà còn tạo động lực để sinh viên cố gắng nhiều hơn. Trước khi quyết định mua một thiết
bị công nghệ dùng lâu dài nào cũng vậy, mọi người luôn có xu hướng tìm hiểu kĩ lưỡng
những thông tin của sản phẩm đó trước. Đối với sinh viên là đối tượng nhanh nhạy, ham
tìm tòi sẽ tìm hiểu về chiếc điện thoại đó qua internet, review của những người đã từng
sử dụng trước… Từ đó góp phần mở rộng kiến thức về công nghệ, thiết bị điện tử. Trong
thời kì 4.0 đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa như hiện nay, có những kiến thức
về công nghệ là một điều hoàn toàn hữu ích.
Bên cạnh những tác động tích cực đó thì còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực, hạn chế
của yếu tố cá nhân và tâm lý đến hành vi mua điện thoại của sinh viên. Ngoài những sinh
viên hiểu chuyện, biết tự lập kiếm việc làm thêm để có thu nhập thỏa mãn nhu cầu cá
nhân thì cũng có những sinh viên lười biếng, không có ý chí, ỷ lại. Dù biết có kinh tế eo
hẹp nhưng lại muốn sử dụng những hãng điện thoại cao cấp, đắt tiền để thể hiện đẳng cấp
hay đua đòi cho bằng những bạn có điều kiện kinh tế hơn. Sinh viên là những người trẻ
tuổi, chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý chạy theo thị hiếu, bị thu hút nhiều bởi
những dòng điện thoại mới được tung ra thị trường. Tuổi thọ trung bình của một chiếc
điện thoại nếu không phải bị ảnh hưởng của va đập, rơi vỡ thì có thể tính theo nhiều năm.
Nhưng hiện tại có rất nhiều hãng sản xuất điện thoại kèm theo đó là rất nhiều mẫu mã,
sản phẩm với những chức năng tiện ích ngày càng được cải tiến phát triển hơn được đưa
ra thị trường chỉ trong một thời gian ngắn. Cố gắng cho bản thân là tốt nhưng nếu cố
gắng đó là để chạy theo thị hiếu thì lại có ảnh hưởng xấu tác động ngược lại tới cả yếu tố
tinh thần và trực tiếp tới vấn đề kinh tế của sinh viên.


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING THÚC ĐẨY HÀNH
VI MUA ĐIỆN THOẠI CỦA SINH VIÊN
Thông qua khảo sát có thể nhận ra được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến
hành vi mua điện thoại của sinh viên. Ngoài ra những câu hỏi định tính, thăm dò suy nghĩ
của sinh viên sẽ giúp nghiên cứu sâu hơn về các nhân tố ảnh hưởng, hiểu được thói quen
sử dụng, sở thích, thị hiếu của sinh viên về sản phẩm điện thoại. Sau khi có những phân

tích chuyên sâu về các nhân tố cá nhân và tâm lí, nhóm em mạnh dạn đưa ra một số giải
pháp Marketing thúc đẩy hành vi mua điện thoại của sinh viên. Sau khi hoàn thành xong
môn Marketing căn bản, dựa trên những kiến thức có được về Marketing, nhóm em đưa
ra những giải pháp Marketing như sau:
- Hình thức Marketing dựa trên người ảnh hưởng (Influencer Marketing). Hay có thể hiểu
đây là hình thức sử dụng tên tuổi, danh tiếng, tầm ảnh hưởng của những người nổi tiếng,
những thần tượng được nhiều người, đặc biệt là sinh viên yêu thích. Đơn cử trong hình
thức này chính là Oppo. Không khó để nhận ra rằng Oppo khi thâm nhập vào thị trường
Việt Nam đã liên kết với những ca sĩ, nghệ sĩ tên tuổi trong nước để Marketing cho mình
như Sơn Tùng MTP, Issac, Đông Nhi,…Việc tài trợ cho những chương trình âm nhạc
được nhiều người theo dõi hay chỉ xuất hiện chớp nhoáng vài giây trong những MV ca
nhạc đình đám cũng khiến Oppo để lại ấn tượng mạnh mẽ đến khách hàng. Ví dụ trong
MV Hãy trao cho anh của Sơn Tùng MTP, chiếc Oppo F9 màu đỏ chỉ xuất hiện trong vài
giây nhưng đủ để khán giả chú ý đến nó và ngay lập tức tìm hiểu xem chiếc điện thoại đó
là gì. Đối với sinh viên, rất nhiều người thần tượng những ca sĩ như Sơn Tùng và lí do
mua điện thoại hãng mà thần tượng của mình đang làm đại diện thương hiệu là điều hoàn
toàn có thể. Và nhiều người, dù không phải fan của Sơn Tùng nhưng sẽ có suy nghĩ một
người nổi tiếng và nhiều tiền như anh ấy mà lựa chọn các sản phẩm của Oppo để sử dụng
thì chắc hẳn những chiếc điện thoại đó phải có tính năng gì đó vượt trội. Một cách khác
trong hình thức dựa trên người ảnh hưởng là liên kết với những người có hiểu biết về
công nghệ, đam mê công nghệ và hay làm những video phân tích các sản phẩm công
nghệ được nhiều người theo dõi và tin tưởng. Những sản phẩm điện thoại khi được
những người nay review tốt thì sẽ khiến nhiều người tin tưởng hơn và sẽ dẫn đến quyết
định mua.
- Tập trung tiếp cận bằng những sản phẩm có sự vượt trội về tính năng mà sinh viên
thường chú ý đến, ví dụ chụp ảnh. Điện thoại có rất nhiều tính năng nhưng có lẽ tính
năng được nhiều bạn sinh viên quan tâm đến nhất là tính năng chụp ảnh. Có thể dòng
điện thoại này không có gì nổi trội được hơn dòng điện thoại của hãng khác như về cấu
hình, dung lượng bộ nhớ, khả năng bảo mật,…nhưng lại có khả năng chụp ảnh ưu việt



mà giá lại hợp lí hơn thì các bạn sinh viên sẽ cân nhắc việc lựa chọn nên mua điện thoại
nào. Vì vậy các hãng điện thoại khi tiếp cận với đối tượng sinh viên nên sử dụng sản
phẩm có tính năng vượt trội mà sinh viên quan tâm để marketing kích thích hành vi mua.
- Có những chương trình thanh toán hợp lí, phù hợp với khả năng kinh tế của sinh viên.
Đa số các bạn sinh viên đều chỉ có mức thu nhập hoặc trợ cấp trong khoảng 1-3 triệu. Vì
vậy để có được số tiền đủ để mua một chiếc điện thoại là rất khó. Các nhà bán lẻ điện
thoại cần có những chính sách thanh toán phù hợp như trả góp 0% lãi suất, chia thành
nhiều đợt trả trong 1-2 năm, trả theo một tỷ lệ nhất định của thu nhập hàng tháng,…
- Xây dựng chương trình đổi điện thoại cũ lấy điện thoại cũ hoặc mới với giá ưu đãi.
Thậm chí có thể tổ chức “ngày hội” đổi điện thoại để thu hút nhiều người đến tham gia,
họ có thể tự trao đổi điện thoại cho nhau hoặc trao đổi với cửa hàng,…
- Tặng kèm những sản phẩm mà sinh viên thích sử dụng như ốp lưng, tai nghe, sạc dự
phòng,… hay những dịch vụ đi kèm hấp dẫn như tài khoản xem phim online miễn phí
trong 3 tháng,…
- Marketing đến những bậc phụ huynh khi có con sắp bước vào đại học. Đối tượng học
sinh chuẩn bị lên đại học là đối tượng rất tiềm năng. Khi thay đổi môi trường sống, xa
nhà, xa bố mẹ, môi trường học cũng có sự thay đổi đòi hỏi nhiều cái liên quan đến những
tính năng của điện thoại thì sản phẩm điện thoại có thể coi là sản phẩm bắt buộc mà các
bậc phụ huynh đầu tư cho con mình. Dù người sử dụng là sinh viên nhưng người mua lại
là phụ huynh nên việc tập trung marketing vào đối tượng này là vô cùng quan trọng.


KẾT LUẬN
Sau quá trình nghiên cứu, khảo sát, thảo luận nhóm với sự tham gia của đầy đủ các
thành viên, làm việc nghiêm túc trong khoảng thời gian một tháng, nhóm 3 đã hoàn thành
bài thảo luận “Phân tích các nhân tố cá nhân và tâm lí ảnh hưởng đến hành vi mua điện
thoại của sinh viên” thuộc học phần Marketing căn bản do giảng viên Ths. Bùi Phương
Linh giảng dạy. Dựa vào những kiến thức mà chúng em đã thu nhận được qua học phần
này cộng thêm sự tìm hiểu thêm những kiến thức bên ngoài, thông qua những bản khảo

sát, chúng em đã hoàn thành tốt bài thảo luận của mình. Bài thảo luận gói gọn trong 26
trang, gồm 3 chương: Cơ sở lí luận chung, thực trạng và đề xuất giải pháp. Trong quá
trình làm bài thảo luận, nhóm em không thể tránh khỏi những lỗi sai đến từ cả nguyên
nhân chủ quan và khách quan, rất mong được cô nhận xét và giúp chúng em rút kinh
nghiệm để hoàn thành tốt hơn những đề tài thảo luận tiếp theo và đặc biệt hơn là có
những kiến thức nền tảng vững chắc về Marketing phục vụ cho công việc sau này. Sau
khi hoàn thành bài thảo luận, chúng em nhận ra rằng yếu tố tâm lí và cá nhân của con
người rất phức tạp, chi phối đến nhiều hoạt động, trong đó có hành vi mua. Để làm được
Marketing, để có được những chương trình Marketing hay, đánh đúng tâm lí của khách
hàng thì điều đầu tiên phải biết họ muốn gì, cần gì. Đây là một việc rất khó, đòi hỏi
những kiến thức và tư duy chuyên sâu. Vì vậy, trong tương lai chúng em định hướng sẽ
tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về từng nhân tố cụ thể thuộc nhóm nhân tố cá nhân và
tâm lí để hiểu rõ hơn và đưa ra được những giải pháp Marketing phù hợp hơn. Đa phần
những giải pháp Marketing được nêu ở trên còn mang tính phiến diện, chủ quan, chưa có
nhiều sự mới lạ. Hi vọng trong tương lai nhóm sẽ có những bài thảo luận với những giải
pháp Marketing hay hơn, phù hợp hơn. Cuối cùng nhóm em chân thành cảm ơn cô đã
giao đề tài cho chúng em để chúng em có thể phát huy nhiều hơn, ứng dụng được những
kiến thức đã được học vào trong bài thảo luận này.


×