LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi tiến hành đổi mới nền kinh tế nước ta đang đạt những thành tựu hết sức to lớn và
đang từng bước hội nhập và thích nghi với nền kinh tế thế giới. Cùng với sự phát triển về kinh
tế thì các ngành nghề ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạng hơn điều này vừa tạo điều kiện
thuận lợi cho lao động trong nước có thể lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp đồng thời
nó cũng đặt ra một thách thức mới không nhỏ đó là đứng trước quá nhiều ngành nghề như vậy
thì làm sao có thể chọn cho mình một ngành nghề hợp lý.
Thực tế ở Việt Nam trong những năm qua đã cho thấy một điều rằng đa số sinh viên
chưa có sự hiểu biết rõ ràng về ngành mình học , sinh viên chọn ngành học còn theo cảm tính,
theo trào lưu hay theo định hướng gia đình mà chưa cân nhắc kĩ xem ngành mình lựa chọn có
phù hợp với bản thân không. Theo số liệu điều tra của đề tài nghiên cứu khoa học “ Nâng cao
chất lượng giảng dạy các môn học chuyên ngành khoa Marketing quản trị thương hiệu” tại
trường Đại học Thương Mại , cho thấy có 40% sinh viên được khảo sát trả lời rằng họ vào
trường theo nguyện vọng 1, còn lại 60% sinh viên vào trường theo nguyện vọng 2 và 3. Số
lượng sinh viên vào trường theo nguyện vọng 2 và 3 khá lớn , vì vậy sau mỗi năm học số lượng
sinh viên cũng có sự thay đổi do các bạn sinh viên thi lại và chuyển sang các trường, các cơ sở
đào tạo khác. Điều này chứng tỏ rằng khâu định hướng ngành nghề của sinh viên trong trường
chưa được tốt gây lãng phí thời gian và tiền bạc không nhỏ cho gia đình và xã hội đồng thời nó
gây ra ảnh hưởng không tốt đến bản thân sinh viên. Để làm rõ hơn vấn đề này chúng em xin
lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên
trường Đại học Thương Mại” làm báo cáo khoa học của mình nhằm mục đích tìm hiểu xem các
nhân tố nào đang ảnh hưởng đến việc chọn ngành của sinh viên trường Đại học Thương Mại và
việc lựa chọn chuyên ngành như vậy có ảnh hưởng gì đến kết quả học tập của sinh viên không
từ đó chúng em đưa ra các giải pháp , khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả của việc chọn ngành
cho sinh viên trường Đại học Thương Mại nói riêng và sinh viên cả nước nói chung.
1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1
Khảo sát và đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên
trường Đại học Thương Mại qua đó để đưa ra những giải pháp nhằm giúp cho sinh viên có
những lựa chọn đúng chuyên ngành mình sẽ học để phù hợp với những yêu cầu đặt ra của nền
kinh tế.
2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lực chọn ngành học cỉa sinh viên trường Đại học
Thương Mại.
3. Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Thương Mại
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp định lượng kết hợp định tính. Sử dụng phương pháp định lượng để khảo sát
sunh viên dựa trên những nhóm nhân tố cho trước với các mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Sau khi có được những số liệu từ nghiên cứu định lượng, phát hiện ra những vấn đề mới,
những khía cạnh mới thì tiếp tục sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để tìm hiểu
chuyên sâu, đề ra cá hướng đề tài tiếp tục nghiên cứu.
5.Phương pháp chọn mậu, khung chọn mẫu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, cụ thể là phương pháp phần tầng
sau đó lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Lí do sử dụng phương pháp này là vì sinh viên Đại
học Thương Mại thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau sẽ có sự ảnh hưởng khác nhau từ các
nhóm nhân tố nên cần có sự phân tầng theo các chuyên ngành đào tạo, theo cơ cấu giới tính
để thu được kết quả khách quan nhất
KHUNG CHỌN MẪU
2
Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh
viên Đại học Thương Mại
Tổng thể nghiên cứu: 15000 sinh viên
Phần tử: Sinh viên chính quy của Đại học Thương Mại
Tuổi 18-22
Giới tính: Nam, nữ
Năm học: Từ năm 1 đến năm 4
Khoa: 13 chuyên ngành khác nhau
3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN NGÀNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN
CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN
1.1. Tổng quan nghiên cứu.
1.1.1. Danh sách tài liệu tham khảo:
•
•
•
•
•
•
•
Lưu Thanh Đức Hải (2007): Marketing ứng dụng, NXB Giáo dục.
Lưu Thanh Đức Hải (2002): Nghiên cứu Marketing, NXB Thống kê.
Nguyễn Quốc Nghi (2008): Bài giảng Hành vi khách hàng.
Nguyễn Phi Yến (2006): Hành vi lựa chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12.
Cẩm nang tư vấn toàn cảnh mùa thi 2009, NXB Thanh niên.
Minh Trường (2007): Nhiều thay đổi trong lựa chọn ngành nghề.
Dương Diệu Hoa (2006): Giáo dục lao động và hướng nghiệp trong vấn đề lựa chọn nghề
•
•
nghiệp của học sinh trung học phổ thông.
Nguyễn Anh Việt (2008): Cẩm nang hướng nghiệp.
La Hồng Huy (2001): Thực trạng và giải pháp về công tác hướng nghiệp ở một số trường
•
trung học phổ thông tỉnh An Giang.
Nguyễn Minh Ngọc (2008): Nhận thức nghề và lựa chọn nghề của học sinh THPT Dân
•
tộc nội trú tỉnh Bắc Giang.
Trương Thị Hoa (2014): Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông khu
•
•
vực Hà Nội qua tham vấn nghề.
John C. Maxwell: Trắc nghiệm ước mơ, NXB Lao động xã hội.
GS.TS Dương Thiệu Tống (2002): Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý,
•
NXB Đại học Quốc gia TP HCM.
Ngoc Thuy Bigham (2003): Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh
•
viên Việt Nam tại Đại học Missouri, St. Louis.
Michael Borchert (2002): Career choice factors of high school students, University of
•
Wisconsin-Stout, USA.
Bromley H.Kniveton: The Influences and Motivations on Which Students Base Their
•
•
Choice of Career.
Orison Swett Marden: How to choose your career; or round pegs in square holes.
Richard N. Bolles: Chiếc dù của bạn màu gì? Bí quyết chọn nghề, NXB Tổng hợp TP
•
•
HCM.
Brendon Burchard: Nghề chia sẻ, NXB Khoa học xã hội.
Huỳnh Thị Thu Hằng: Bạn là triệu phú - công cụ chọn nghề, hành nghề, NXB Tổng hợp
TP HCM.
4
•
•
•
•
•
Kim Rando: Chọn nghề bạn yêu, yêu nghề bạn chọn, NXB Lao động xã hội.
Lý Nhược Thần: Từ ghế nhà trường đến giảng đường đại học, NXB Lao động.
Shoya Zichy - Ann Bidou: Nghề nào cho bạn, nghề nào cho tôi, NXB Lao động xã hội.
Orison Swett Marden: Người chọn nghề hay nghề chọn người, NXB Lao động xã hội.
Huỳnh Trường Huy và La Nguyễn Thùy Dung (2011): Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
•
định chọn nơi làm việc: trường hợp sinh viên Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Bá Châu (2018): Nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học
•
tập của sinh viên Trường Đại học Hồng Đức.
Lê Phước Lượng (2012): Định hướng, lựa chọn ngành nghề đào tạo, thúc đẩy động cơ
•
•
•
học tập của sinh viên thông qua chuẩn đầu ra ở các trường đại học, Tạp chí Giáo dục.
Sean Lim: Hạnh phúc do bạn lựa chọn, NXB Phụ nữ.
Alpha Books biên soạn: Chọn nghề theo tính cách, NXB Công thương.
Arnold Toynbee và Daisaku Ikeda: Lựa chọn cuộc sống (đối thoại cho thế kỷ XXI), NXB
•
Chính trị quốc gia sự thật.
Randall Stross: Hướng nghiệp trong thời đại 4.0, NXB Lao động.
Lược khảo một số tài liệu.
1.1.2.
•
La Hồng Huy (2001), “Thực trạng và giải pháp về công tác hướng nghiệp ở một số
trường trung học phổ thông tỉnh An Giang”: Nghiên cứu của đề tài cho thấy một bức
tranh chung về thực trạng công tác hướng nghiệp, sự phân luồng học sinh THPT và các
nhân tố chi phối nó, tìm ra giải pháp hợp lý cho công tác hướng nghiệp, góp phần vào
•
chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh An Giang.
Richard N. Bolles, “Chiếc dù của bạn màu gì? Bí quyết chọn nghề”, NXB Tổng hợp TP
HCM: Cuốn sách giúp các bạn thanh thiếu niên định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
Trước khi quyết định nghề gì, bạn cần suy nghĩ về cuộc sống lý tưởng mà bạn muốn tạo
dựng.
• Nguyễn Minh Ngọc (2008), “Nhận thức nghề và lựa chọn nghề của học sinh THPT Dân tộc
nội trú tỉnh Bắc Giang”: Nội dung của đề tài đi sâu vào tìm hiểu đặc trưng riêng của
ngành nghề và đối chiếu những yêu cầu đó với năng lực, thể chất, tâm lí của các em học
sinh THPT. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu về xu hướng lựa chọn ngành nghề của các
em.
• Trương Thị Hoa (2014), “Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông khu vực
Hà Nội qua tham vấn nghề”: Nghiên cứu giúp xây dựng được quy trình hoạt động tham
vấn nghề trong giáo dục hướng nghiệp nhằm trợ giúp học sinh giải quyết những khó khăn
5
trong quá trình chọn nghề góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp trong nhà
trường THPT hiện nay.
• Minh Trường (2007), “Nhiều thay đổi trong lựa chọn ngành nghề”, Báo Thanh niên giáo dục:
Cập nhật các xu hướng mới trong việc lựa chọn ngành nghề của thí sinh qua các năm. Từ
đó học sinh sẽ đưa ra các định hướng đúng đắn, phù hợp với đam mê, năng lực bản thân,
điều kiện gia đình để quyết định lựa chọn ngành nghề học hay chọn con đường nào khác
dẫn tới thành công, đảm bảo thuận lợi cho công việc của mình.
• Randall Stross, “Hướng nghiệp trong thời đại 4.0, NXB Lao động: Cuốn sách cung cấp cho
độc giả một hướng tư duy mới lạ trong việc lựa chọn phong cách học tập và phát triển nền giáo dục khai phóng – nền giáo dục hướng tới trang bị cho sinh viên những kiến thức
và kỹ năng thỏa mãn mọi ngành nghề. Và, mọi sinh viên đều có thể phát triển tối đa tiềm
năng và phát triển mạnh mẽ nếu được trao cơ hội, bất kể họ có theo đuổi một chuyên
ngành “cao cấp” hay không. Điều đó chỉ có thể xảy ra nếu bạn tối ưu hóa những tháng
năm đại học hết sức ý nghĩa của mình và cảm hứng là cuốn sách này đây.
• Alpha Books biên soạn, “Chọn nghề theo tính cách”, NXB Công thương: Cuốn sách là một
cẩm nang hướng dẫn, sẽ cung cấp cho bạn cách thức chọn nghề hữu hiệu nhằm giúp bạn
tìm được nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân mình. Chọn nghề là nhiệm vụ quan
trọng đầu tiên mà các bạn trẻ cần làm trước khi rời ghế nhà trường phổ thông để vào học
đại học hay cao đẳng. Hãy bắt đầu bằng tính cách của bạn, liệu đây có phải là kim chỉ
nam giúp bạn đạt được mục tiêu định hướng nghề nghiệp cho bản thân?
• Huỳnh Thị Thu Hằng, “Bạn là triệu phú - công cụ chọn nghề, hành nghề”, NXB Tổng hợp TP
HCM: Nghề nghiệp không những ảnh hưởng về sự nghiệp mà còn ảnh hưởng đến tất cả
mối quan hệ trong cuộc đời của chúng ta. Vì vậy, bạn đang tìm kiếm những hướng dẫn
thật hữu dụng về chọn nghề, hành nghề? Đọc cuốn sách này các chuyên gia với thu nhập
trên dưới 6000 USD/tháng sẽ mách cho bạn những công cụ chọn nghề, hành nghề hữu
dụng mà họ tạo ra. Còn ai có thể tạo ra được công cụ chọn nghề, hành nghề hay hơn các
chuyên gia này?
1.2. Một số khái niệm cơ bản.
1.2.1. Khái niệm về nghề nghiệp.
6
Nghề là một dạng xác định của hoạt động lao động trong hệ thống phân công lao động
xã hội với những yêu cầu về kiến thức (hiểu biết) và kỹ năng phù hợp đòi hỏi ở người lao động
để có khả năng thực hiện, phải qua đào tạo hoặc tích lũy kinh nghiệm trong công tác.
Một cách tiếp cận khác, nghề là một việc làm có tính ổn định, không những đem lại thu
nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho mỗi người mà còn là con đường để mỗi chúng ta
thể hiện và khẳng định giá trị của bản thân. Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong
đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản
phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp
mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất
(thực phẩm, lương thực, công cụ lao động,…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm
nhạc, tranh vẽ,…) với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội.
Nghiệp là sự cống hiến hết mình cho nghề. Và nghề nào thì nghiệp đó. Có chuyên môn
thì sẽ có nghề tương xứng, nhưng có nghề chưa hẳn đã có nghiệp và có nghề rồi mà không có
nghiệp thì nghề cũng không tồn tại một cách suôn sẻ được.
Như vậy, nghề nghiệp là việc mà một người sẽ phải cố gắng để làm tốt công việc của
mình sao cho phù hợp với khả năng, trình độ, lòng đam mê đối với nghề, đó là một lĩnh vực
hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những
kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu
cầu của xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, khái niệm nghề có ý nghĩa rất to lớn, ảnh
hưởng trực tiếp đến bản chất và hình thức của việc làm.
1.2.2. Khái niệm định hướng nghề nghiệp.
Định hướng nghề nghiệp là một khái niệm giáo dục toàn diện và liên tục được thiết kế
để cung cấp cho các cá nhân ở cấp trung học các thông tin và kinh nghiệm cần thiết, từ đó
chuẩn bị cho họ sống và làm việc trong sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và môi trường.
Định hướng nghề nghiệp hay còn gọi là hướng nghiệp, là hệ thống những biện pháp dựa
trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học, giáo dục học, xã hội học,… nhằm giúp học sinh, sinh viên có
7
thể đưa ra những quyết định một cách đúng đắn trong việc đưa ra lựa chọn nghề phù hợp với
nhu cầu xã hội, thỏa mãn tối đa nguyện vọng của bản thân, đồng thời thích hợp với năng lực, sở
trường và điều kiện tâm sinh lý cá nhân cũng như hoàn cảnh sống của mỗi người để họ có thể
phát triển đến đỉnh cao trong nghề nghiệp, cống hiến được nhiều cho xã hội và tạo lập được
cuộc sống tốt đẹp hơn.
Định hướng nghề nghiệp bao gồm các nội dung:
+ Tư vấn, giới thiệu về ngành, chuyên ngành đào tạo của nhà trường, cơ hội tìm việc
làm sau khi tốt nghiệp cho đối tượng tuyển sinh của nhà trường.
+ Tổ chức các hoạt động tư vấn về phương pháp học tập, nội dung, đặc điểm của ngành
nghề và trình độ đang được đào tạo; các vấn đề về chính sách, pháp luật của Nhà nước liên
quan đến ngành, nghề được đào tạo cho người học của nhà trường.
+ Tổ chức câu lạc bộ hướng nghiệp, hoạt động ngoại khóa giao lưu với các đơn vị sử
dụng lao động, giúp người học bổ sung kiến thức thực tế và kỹ năng cần thiết để hòa nhập với
môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, do sự chuyển biến của nền kinh tế từ cơ chế kế
hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, nên đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu
nghề nghiệp của xã hội. Trong cơ chế thị trường, nhất là trong nền kinh tế tri thức tương lai,
sức lao động cũng là một thứ hàng hóa. Giá trị của thứ hàng hóa sức lao động này tuỳ thuộc
vào trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của người lao động. Xã hội đón nhận thứ hàng hóa
này như thế nào là do “hàm lượng chất xám” và “chất lượng sức lao động” quyết định. Khái
niệm phân công công tác sẽ mất dần trong quá trình vận hành của cơ chế thị trường. Con người
phải chủ động chuẩn bị tiềm lực, trau dồi bản lĩnh, nắm vững một nghề, biết nhiều nghề để rồi
tự tìm việc làm, tự tạo việc làm,…
Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng nghề và chuyên môn nhiều như vậy
nên người ta gọi hệ thống đó là “Thế giới nghề nghiệp”. Nhiều nghề chỉ thấy có ở nước này
nhưng lại không thấy ở nước khác. Hơn nữa, các nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái biến
động do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội
dung cũng như về phương pháp sản xuất. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng
8
đa dạng hóa. Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào thải và
khoảng 600 nghề mới xuất hiện. Ở nước ta, mỗi năm ở cả ba hệ trường (dạy nghề, trung học
chuyên nghiệp và cao đẳng - đại học) đào tạo trên dưới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyên
môn khác nhau.
Trên thế giới hiện nay có trên dưới 2.000 nghề với hàng chục nghìn chuyên môn. Ở Liên
Xô trước đây, người ta đã thống kê được 15.000 chuyên môn, còn ở nước Mỹ, con số đó lên tới
40.000.
1.2.3. Khái niệm về ngành học.
Trong “Thuật ngữ trường đại học các nước Xã hội chủ nghĩa” của Ủy ban quốc gia Liên
Xô về giáo dục quốc dân năm 1998 thì “Ngành là một lĩnh vực khoa học kĩ thuật, cho phép
người học tiếp nhận những kiến thức và kỹ năng mang tính hệ thống cần có để thực hiện các
chức năng lao động trong khuôn khổ của nghề cụ thể. Ngành phải được ghi trong văn bằng tốt
nghiệp đại học”.
Theo “Bảng phân loại quốc gia của Cộng hòa Belarutxia - ngành đào tạo và trình độ
chuyên môn” của Bộ đào tạo Belarutxia năm 2000 thì “Ngành là một loại hình hoạt động lao
động đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng nhất định được thu nhận thông qua đào tạo hoặc kinh
nghiệm thực tế”.
Ở Việt Nam, theo công văn số 4831/ĐH ngày 24/12/1990 của Bộ giáo dục và đào tạo thì
“Ngành đào tạo được xác định thông qua việc phân tích tập hợp các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo
cung cấp cho người học trong quá trình đào tạo để sử dụng chúng trong một lĩnh vực hoạt động
nghề nghiệp xác định, lĩnh vực đó đặc trưng bởi các đặc điểm của đối tượng, phương tiện lao
động và của công nghệ”.
Chuyên ngành đào tạo của trường đại học được định nghĩa tại “Luật Giáo dục đại học
2012” như sau: “Chuyên ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức chuyên môn, chuyên
sâu của một ngành đào tạo. Trong đó, ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng
chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiêp, khoa học nhất định. Ngành đào tạo bao
gồm nhiều chuyên ngành đào tạo”.
9
1.2.4. Tầm quan trọng của việc lựa chọn đúng ngành học phù hợp.
1.2.4.1. Đối với bản thân sinh viên.
Theo quan điểm của nhóm chúng tôi, có 4 yếu tố làm nên thành công của chúng ta. Đó
là: định hướng, phương pháp, chăm chỉ, tài năng. Trong đó, “định hướng” được liệt kê đầu tiên
bởi nó đóng vai trò quan trọng nhất. Hãy tưởng tượng: Chúng ta đang ở lưng chừng của một
quả núi, có 2 con đường: một là đưa chúng ta nên đỉnh núi để thưởng thức cảnh đẹp, chinh
phục giới hạn của bản thân; hai là đưa chúng ta xuống vực thẳm, nguy hiểm tới tính mạng. Ở
đây, “định hướng” là việc bạn chọn con đường nào cho mình; “phương pháp” là bạn sẽ dùng
phương tiện gì để đi trên con đường bạn chọn: đi bộ, xe máy, ô tô, xe địa hình, máy bay,…;
“chăm chỉ” thể hiện ở chỗ bạn kiên trì, nỗ lực đi hết con đường đó, không màng đến khó khăn
thử thách, cố gắng hết sức có thể để vượt qua vì nó là con đường bạn chọn và “tài năng” là nói
đến sức khỏe, kinh nghiệm sinh tồn nơi rừng núi,… của bạn. Vậy, nếu ngay ban đầu bạn đã
chọn con đường mang tên “vực thẳm” thì sao? Bạn chọn sai rồi, đã vậy lại còn đi bằng máy
bay, cộng thêm sự nhiệt tình, kiên trì, cứ hùng hục đi mà không quan tâm đến điều khác, bạn
còn có sức khỏe tốt phục vụ cho lựa chọn không đúng, kết quả là làm bạn đi tới vực thẳm
nhanh hơn, tai nạn xảy ra khốc liệt hơn và khả năng bạn bị tử vong sẽ cao hơn. Đọc câu chuyện
trên bạn đã nhận ra tầm quan trọng của yếu tố “định hướng” trong cuộc sống của mình chưa?
Định hướng nghề nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với việc học của
sinh viên mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai nghề nghiệp của họ.
Trước tiên, khi đã có một sự định hướng đúng đắn từ khi bước chân vào giảng đường đại
học, việc lựa chọn đúng chuyên ngành học phù hợp sẽ rất dễ dàng, không còn bị chi phối bởi
các yếu tố khác. Bên cạnh đó, khi đã có sự xác định và chuẩn bị từ trước, bản thân sinh viên sẽ
cảm thấy an tâm và thoải mái hơn rất nhiều, điều này càng kích thích sự yêu thích ngành học,
môn học và từ đó họ sẽ tự giác tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề của môn học. Không chỉ vậy,
như ta đã biết, bất cứ điều gì xuất phát từ đam mê, niềm yêu thích thì bản thân nó sẽ là động
lực mạnh mẽ nhất để phấn đấu đạt kết quả cao và nó cũng là điểm tựa, là sự an ủi, là giới hạn
cuối cùng không cho phép bản thân gục ngã trước thất bại.
10
Hơn nữa,với việc lựa chọn đúng ngành phù hợp, ta đã khắc họa tương lai nghề nghiệp
của mình vô cùng rõ ràng, từ đó xác định rõ nghề nghiệp mà ta có thể sẽ đảm nhận trong tương
lai.
1.2.4.2. Đối với xã hội.
Tác động của định hướng nghề nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến bản thân sinh viên mà
còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội. Sự ảnh hưởng này chính là tác động của cầu lao động đến
cung lao động. Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên phải theo định hướng của thị trường hay
định hướng của cầu lao động mà cầu lao động quyết định cung lao động về số lượng, chất
lượng và cơ cấu ngành nghề, khu vực, vùng miền. Tuy nhiên, cung lao động cũng tác động
ngược trở lại cầu lao động, tức là định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sẽ tác động trở lại thị
trường lao động. Những tác động này được thể hiện chủ yếu trên các mặt:
+ Thị trường lao động hoạt động theo quy luật khách quan, là công cụ chủ yếu để phân
bố và xử lí hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế. Các nguồn lực không phù hợp sẽ bị đào
thải. Vì vậy, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng, phù hợp
với cơ cấu ngành nghề, khu vực kinh tế, vùng miền và bù đắp được những lực lượng thiếu hụt.
Từ đó thị trường lao động sẽ thực hiện chức năng phân phối nguồn lực tốt hơn, đồng thời nâng
cao hiệu quả hoạt động.
+ Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự cạnh tranh cũng ngày càng gay
gắt hơn, nếu người lao động không có được sự chuẩn bị tốt thì rất khó đứng vững. Định hướng
nghề nghiệp sẽ thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị này cho người lao động để có được công việc phù
hợp với khả năng, thu nhập tốt, đảm bảo cuộc sống cho bản thân và góp phần phát triển xã hội.
+ Mặt khác, với những trường hợp không có sự định hướng ban đầu đúng đắn, sau khi ra
trường thường phải làm những công việc trái với ngành đào tạo. Điều này gây lãng phí rất lớn,
không chỉ lãng phí tiền của, thời gian của bản thân mà còn lãng phí tiền của và thời gian của xã
hội.
+ Một vấn đề khác đó là thất nghiệp. Việc làm luôn là mục tiêu cuối cùng của sinh viên,
nếu ra trường không tìm được công việc thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, bởi vì xã hội sẽ
luôn phải có trách nhiệm đối với lực lượng không làm ra của cải, vật chất này. Do đó, để hạn
11
chế vấn đề, một trong những giải pháp hữu hiệu nhất chính là định hướng nghề nghiệp cho sinh
viên.
1.3. Mô hình nghiên cứu
Đặc điểm cá nhân
Đặc điểm chuyên ngành
Yếu tố ảnh
hưởng đến
chọn
chuyên
ngành
Gia đình, người thân, bạn
bè
Kỳ vọng nghề nghiệp
12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LỰA
CHỌN CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN
2.1. Tổng quan về trường Đại học Thương Mại.
2.1.1. Lịch sử của trường Đại học Thương Mại.
•
Trường được thành lập năm 1960 với tên gọi là Trường Thương nghiệp Trung
•
•
•
•
Ương.
Năm 1979, Trường đổi tên thành Trường Đại học Thương nghiệp.
Năm 1994, Trường đổi tên thành Trường Đại học Thương mại.
Năm 2015, Trường thành lập cơ sở Hà Nam.
Năm 2016, Trường được Thủ tướng Chính phủ cho phép tự chủ, tự chịu trách
nhiệm.
- Trường Đại học Thương mại có cơ sở chính đóng tại số 79 đường Hồ Tùng Mậu,
phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội với tổng diện tích 380.000 m². Trường là
một trong những đại học có cảnh quan và khuôn viên đẹp nhất trong các trường đóng tại Hà
Nội.
- Cơ sở Hà Nam của Trường Đại học Thương mại có tổng diện tích 500.000m², đóng tại
đường Lý Thường Kiệt, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý.
2.1.2. Các chuyên nghành đang giảng dạy và điểm đầu vào 3 năm gần đây.
- Các chuyên ngành đang giảng dạy:
- Trường Đại học Thương mại là trường đại học đa ngành, hàng đầu trong các lĩnh vực
kinh tế thương mại tại Việt Nam. Hiện nay, nhà trường đang đào tạo 14 ngành với 19 chuyên
ngành trình độ đại học, 5 chuyên ngành trình độ thạc sĩ và 4 chuyên ngành trình độ tiến sĩ.
•
Ngành Kinh tế: Chuyên ngành Quản lý kinh tế (QLKT).
•
Ngành Kế toán-Kiểm toán:
o
Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp (KTDN).
13
o
Chuyên ngành Kiểm toán (KiT).
o
Chuyên ngành Kế toán công (KTC).
•
Ngành Quản trị nhân lực: Chuyên ngành Quản trị nhân lực doanh nghiệp (QTNL).
•
Ngành Thương mại điện tử: Chuyên ngành Quản trị Thương mại điện tử (TMĐT).
•
Ngành Logistics và quản trị chuỗi cung ứng.
•
Ngành Hệ thống thông tin quản lý: Chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin (HTTT).
•
Ngành Quản trị kinh doanh:
o
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh (QTKD).
o
Chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại (TPTM).
o
Chuyên ngành Tiếng Trung thương mại (TTTM).
•
Ngành Quản trị khách sạn: Chuyên ngành Quản trị khách sạn (QTKS).
•
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ
hành (DLLH).
Ngành Marketing:
•
o
Chuyên ngành Marketing thương mại (MAR).
o
Chuyên ngành Quản trị thương hiệu (QTTH).
•
Ngành Luật kinh tế: Chuyên ngành Luật Kinh tế (LKT).
•
Ngành Tài chính - Ngân hàng:
o
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng thương mại (TCNH).
14
o
Chuyên ngành Tài chính công (TCC).
•
Ngành Kinh doanh quốc tế: Chuyên ngành Thương mại quốc tế (TMQT).
•
Ngành Kinh tế quốc tế: Chuyên ngành Kinh tế quốc tế (KTQT).
•
Ngành Ngôn ngữ Anh: Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại (NNA).
-
Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ:
•
Chuyên ngành Quản lý kinh tế.
•
Chuyên ngành Thương mại.
•
Chuyên ngành Kế toán.
•
Chuyên ngành Tài chính Ngân Hàng
•
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.
-
Điểm đầu vào 3 năm gần đây:
Stt
Tên Ngành
Điểm
chuẩn Điểm
chuẩn Điểm
chuẩn
năm 2017
năm 2018
năm 2019
1
Quản trị kinh doanh
23.5
20.75
23
2
Quản trị khách sạn
23.25
21
23.2
3
Quản trị du lịch và lữ 23.25
hành
21
23
4
Marketing thương mại
21.55
24
5
Marketing
thương hiệu
20.75
23.3
6
Logistic và quản lí chuỗi Chưa có
cung ứng
Chưa có
23.4
quản
24.5
trị 23.25
15
7
Kế toán doanh nghiệp
24
20.9
23.2
8
Kế toán công
Chưa có
19.5
22
9
Kiểm toán
Chưa có
Chưa có
22.3
10
Thương mại quốc tế
23.75
21.2
23.5
11
Kinh tế quốc tế
23.5
21.25
23.7
12
Quản lí kinh tế
23.25
20.3
22.2
13
Tài chính- Ngân hàng 22
thương mại
20
22.1
14
Tài chính công
19.5
22
15
Quản trị thương mại điện 23.25
tử
20.7
23
16
Tiếng Anh Thương mại
33(x2 TA)
21.05
22.9
17
Tiếng Trung Thương mại
22.5
20
23.1
18
Tiếng Pháp Thương mại
22
19.5
22
19
Luật kinh tế
22.75
19.95
22
20
Quản trị hệ thống thông 22
tin
19.75
22
21
Quản trị nhân lực doanh
nghiệp
Chưa có
22.5
20.4
22.5
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên ĐHTM.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA
CHỌN CHUYÊN NGÀNH Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Kết quả khảo sát:
16
-
Số phiếu phát ra: 100
-
Số phiếu thu về: 100
-
Số phiếu hợp lệ: 100
Theo giới tính.
Bảng 1.1. Số lượng sinh viên khảo sát
Giới tính
Nam
Nữ
Theo kết quả khảo sát được thì đa số sinh viên nữ lựa chọn chuyên ngành, chiếm 72%
tổng số sinh viên. Số lượng sinh viên nam thực hiện lựa chọn chuyên ngành ít hơn, chỉ chiếm
chưa đến ½ số lượng sinh viên nữ.
Theo nơi sinh trưởng.
Bảng 1.2. Số lượng sinh viên theo nơi sinh trưởng
Nơi sinh trưởng
Nông thôn
Thành thị
Dựa vào kết quả khảo sát, số lượng sinh viên lớn lên ở nông thôn cao hơn ở thành thị,
chiếm 60% tổng số sinh viên. Tuy ở nông thôn trình độ dân trí thấp hơn thành thị nhưng hiện
nay đã có sự chuyển biến tích cực, họ đã có những suy nghĩ tích cực hơn trong việc học tập để
cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như góp phần xây dựng cuộc sống.
Cơ cấu ngành.
Bảng 1.3. Bảng thống kê số lượng sinh viên các ngành
Ngành
Số lượng sinh viên (người)
Tỷ lệ (%)
Marketing thương mại
5
5
Quản trị khách sạn
40
40
Tài chính ngân hàng
6
6
Quản trị kinh doanh
10
10
Ngôn ngữ Anh
7
7
17
Thương mại quốc tế
3
3
Quản trị nhân lực
5
5
Kinh tế và kinh doanh quốc tế
4
4
Kế toán
8
8
Thương mại điện tử
8
8
Luật kinh tế
2
2
Hệ thống quản lý
1
1
Marketing thương hiệu
1
1
Sinh viên ngành quản trị khách sạn chiếm đến 40% tổng số sinh viên, tiếp đó là sinh
viên ngành quản trị kinh doanh 10%, thương mại điện tử 8%, kế toán 8%, ngôn ngữ Anh 7% và
còn lại là các ngành khác. Điều này cho thấy rằng cùng với sự phát triển của xã hội, các khối
ngành dịch vụ đang dần trở nên được quan tâm và theo học ngày càng nhiều. Các khối ngành
kinh tế khác đang có xu hướng giảm đi, nhường chỗ cho các khối ngành dịch vụ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên đại học thương
mại.
Bảng 1.4.1: Bảng thống kê xác suất các yếu tố ảnh hưởng đến chuyên ngành
Từ bảng thống kê xác suất cho thấy rằng tỷ lệ lựa chọn trung bình của nhóm nhân tố kì
vọng về nghề nghiệp là cao nhất (4.06), sau đó là đặc điểm cá nhân (3.93), thấp nhất là gia
đình, người thân bạn bè (3.03). Đa số các nhân tố đều có mức lựa chọn thấp nhất là 1 nhưng
nhân tố kì vọng nghề nghiệp lại có mức lựa chọn thấp nhất là 2, độ lệch tiêu chuẩn cũng thấp
nhất (0.72). Từ đó có thể suy ra nhóm nhân tố kì vọng nghề nghiệp được sinh viên Đại học
Thương Mại lựa chọn với mức độ cao nhất cho thấy được quyết định lựa chọn chuyên ngành
phụ thuộc rất nhiều vào kì vọng về nghề nghiệp trong tương lai. Có thể nói rằng, môi trường
đại học cũng như môi trường đào tạo nghề, cung cấp những kĩ năng, kiến thức cho sinh viên để
tìm kiếm những công việc tốt trong tương lai. Lựa chọn chuyên ngành cũng chính là lựa chọn
nghề nghiệp trong tương lai của mình nên việc sinh viên lựa chọn nhóm nhân tố kì vọng nghề
nghiệp ở mức độ cao là điều hợp lí.
2.2.1 Đặc điểm cá nhân.
18
Bảng 1.4.1: Bảng thống kê xác suất của các yếu tố trong đặc điểm cá nhân
Sở thích
nhân
3.75
1
5
cá
Sức
Năng lực cá nhân khỏe
Ngoại hình
Trung bình
3.53
3.4
3.21
Min
1
1
1
Max
5
5
5
0.88888
Phương sai
0.856060606
0.716262626
9
0.87465
Mode
4
4
4
3
Trung bình của các nhân tố trong nhóm nhân tố đặc điểm cá nhân có sự chênh lệch không lớn
dao động từ 3.21-3.75. Đây cũng chỉ là mức độ lựa chọn trên mức trung bình một chút cho thấy
được phần nào mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố cá nhân đến quyết định lựa chọn chuyên
ngành là không lớn lắm. Được lựa chọn với tỷ lệ cao nhất là nhân tố sở thích cá nhân giúp ta
thấy được lựa chọn chuyên ngành theo sở thích của bản thân cũng là một hướng quan trọng dẫn
đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của các bạn sinh viên Đại học Thương Mại.
Bảng 2.2.1: Tỷ lệ sinh viên lựa chọn ngành do phù hợp với đặc điểm cá nhân
( Đơn vị%)
Đặc điểm cá nhân
Mức độ tán đồng
1
2
3
4
5
Sở thích
2
7
25
46
20
Năng lực
1
10
34
45
10
Sức khỏe
3
14
32
42
9
Ngoại hình
3
19
39
32
7
Theo kết quả khảo sát:
+ Có 46% tỷ lệ sinh viên đều đồng ý với rằng sở thích cá nhân có ảnh hưởng lớn đến
quyết định lựa chọn chuyên ngành , 20% sinh viên hoàn toàn đồng ý với ý kiến này, 25% sinh
viên không có ý kiến, 7% sinh viên không hoàn toàn đồng ý và chỉ có một phần nhỏ sinh viên
hoàn toàn không đồng ý (2%).
+ Tỷ lệ sinh viên đồng ý với việc chuyên ngành phù hợp với năng lực bản thân chiếm tỷ
lệ khá lớn, chiếm 45% tổng số sinh viên; ngược lại, chỉ có 1% sinh viên không đồng ý với ý
kiến này.
+ Về vấn đề sức khỏe, đa số các sinh viên đều đồng ý rằng sức khỏe có ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn chuyên ngành của mình (42%), chỉ một phần nhỏ sinh viên không đồng ý
(3%).
19
+ Tỷ lệ sinh viên không ý kiến về yếu tố ngoại hình là khá lớn, chiếm 39% tổng số sinh
viên. Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý cũng khá lớn, chiếm khoảng
40%. Còn lại chỉ có khoảng 20% tỷ lệ sinh viên không đồng ý với yếu tố này.
Phần lớn sinh viên đều đồng ý với các lý do trong yếu tố đặc điểm cá nhân, chỉ có một
số ít sinh viên không đồng ý tuy nhiên tỷ lệ này là khá nhỏ.
2.2.2 Do các cá nhân xung quanh tác động
2.2.2 Bảng thống kê xác suất của các yếu tố trong sự tác động của những cá nhân xung quanh
Trung bình
2.73
2.67
2.6
2.62
2.61
Mode
3
3
3
3
3
Min
1
1
1
1
1
Max
5
5
5
5
5
Phương sai
1.73444444
1.07181818
1.15151515
1.20767677
1.21
Có người thân trong ngành
Định hướng của bố mẹ
Ý kiến anh chị em
Ý kiến thầy cô giáo
Ý kiến bạn bè
Do có người thân, anh chị em
2.96
3
1
5
1.23070707
đang học tư vấn
Học cùng người yêu
2
1
1
5
0.92161616
Có sự giống nhau trong tất cả các nhân tố thuộc nhóm nhân tố các cá nhân xung quanh
tác động là trung bình đều nằm trong khoảng 2-3 nghĩa là mức dưới trung bình, mức cao nhất
cũng chỉ đạt 2.96 cho thấy được nhóm nhân tố này không ảnh hưởng hoặc ít ảnh hưởng đến đa
số sinh viên. Độ lệch chuẩn của các nhân tố lớn phản ánh độ chênh lệch cao giữa các mức độ
lựa chọn. Được lựa chọn ở mức độ cao nhất của nhóm nhân tố này là do người thân, anh chị em
đang học tư vấn. Có thể hiểu theo hướng, những người đang học sẽ có hiểu biết về chuyên
ngành, về cơ hội nghề nghiệp, sẽ có những tư vấn sát nhất với chuyên ngành đó khiến các bạn
sinh viên tin tưởng và đưa ra được quyết định của mình. Nhân tố được lựa chọn thấp nhấp và
số người lựa chọn ở mức 1 (Mức hoàn toàn không đồng ý) cao nhất là học cùng người yêu.
Gần như hoàn toàn các bạn sinh viên đều phản đối với nhân tố này, có thể kết luận rằng sinh
viên Đại học Thương Mại lựa chọn chuyên ngành không phải vì để học cùng người yêu.
Bảng 2.2.3 : Tỷ lệ sinh viên lựa chọn ngành do ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, người thân
( Đơn vị: %)
Các cá nhân xung quanh
Định hướng của bố mẹ
Ý kiến anh, chị, em trong gia đình
Ý kiến của thầy, cô giáo
Ý kiến của bạn bè
20
Có người tư vấn
Học cùng người yêu
Có người thân làm trong ngành
Kết quả điều tra:
+ Tỷ lệ sinh viên không ý kiến với lý do định hướng của bố mẹ là khá lớn, chiếm 43%
tổng số sinh viên;tỷ lệ sinh viên đồng ý là 19% và tỷ lệ sinh viên không đồng ý là 38%.
+ 39% sinh viên không có ý kiến với việc anh chị em trong gia đình ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn chuyên ngành, 19% tỷ lệ sinh viên đồng ý và 42% số sinh viên không đồng
ý.
+ Có 46% tỷ lệ sinh viên không đồng ý với yếu tố ý kiến của thầy cô quyết định đến lựa
chọn chuyên ngành trong khi đó chỉ có khoảng 25% sinh viên đồng ý và số còn lại là không ý
kiến.
+ Với yếu tố ý kiến của bạn bè, có đến 47% sinh viên không đồng ý, 31% sinh viên
không ý kiến và có 22% sinh viên đồng ý.
+ 27% sinh viên không đồng ý với ý kiến có người thân, bạn bè đang( đã) học tư vấn,
38% sinh viên không ý kiến và 35% tỷ lệ sinh viên đồng ý.
+ Về yếu tố học cùng người yêu, có đến 81% sinh viên không đồng ý, 12% sinh viên
không ý kiến, 7% sinh viên đồng ý.
+ Tỷ lệ sinh viên không ý kiến với lý do có người thân làm trong ngành là 41%, 26%
sinh viên không ý kiến và 33% sinh viên đồng ý.
Khá ít sinh viên đồng ý với các lý do thuộc yếu tố các cá nhân xung quanh trong khi tỷ
lệ sinh viên không đồng ý chiếm phần nhiều.
2.2.3 Theo đặc điểm chuyên ngành đào tạo
Bảng 2.2.4: Bảng thống kê xác suất của các yếu tố trong đặc điểm chuyên ngành đào
tạo
Chuyên ngành đào tạo hấp dẫn
Điểm đầu vào phù hợp
Chuyên ngành uy tín
Đã tìm hiểu chuyên ngành qua
các phương tiện truyền thông
Được giới thiệu qua tư vấn
tuyển sinh
Cơ hội nhận học bổng cao
Mức học phí
Trung
bình
3.63
3.68
3.65
Mode
Min
Max
Phương sai
4
4
4
1
1
2
5
5
5
0.67989899
0.563232323
0.613636364
3.69
4
1
5
0.801919192
3.01
3
1
5
0.858484848
2.84 21 3
2.58
3
1
1
5
5
1.085252525
1.175353535
Bảng thống kê chỉ ra rằng 4 nhân tố đầu tiên trong nhóm nhân tố đặc điểm chuyên
ngành đào tạo được lựa chọn với tỷ lệ cao nhất cũng là các nhân tố liên quan trực tiếp đến
chuyên ngành. Việc tìm hiểu về chuyên ngành qua các phương tiện truyền thông là rất quan
trọng. Có những trường, những ngành học làm Marketing truyền thông đến các bạn sinh viên
rất tốt, giúp cho sinh viên có nhiều hiểu biết về chuyên ngành, đánh giá xem chuyên ngành phù
hợp với bản thân và định hướng trong tương lai hay không, dễ dàng lựa chọn được chuyên
ngành mà mình mong muốn. Một yếu tố cũng rất quan trọng đó là điểm đầu vào của chuyên
ngành, kể cả khi chuyên ngành đó phù hợp về mọi mặt đối với sinh viên nhưng điểm đầu vào
không phù hợp thì sinh viên cũng không thể theo học tại chuyên ngành đó. Như đã đề cập ở
trên, điểm đầu vào của trường Đại học Thương Mại 3 năm gần đây khá cao, giữa các chuyên
ngành cũng có sự chênh lệch nhất định. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc sinh viên đăng kí lựa
chọn ngành sao cho phù hợp nhất với điểm thi đại học của mình.
Bảng 2.2.5: Tỷ lệ sinh viên lựa chọn chuyên ngành theo đặc điểm chuyên ngành đào tạo
( Đơn vị:%)
Đặc điểm chuyên ngành đào tạo
Mức độ tán đồng
1
2
3
4
5
Mức độ hấp dẫn
1
5
38
42
14
Điểm đầu vào phù hợp
1
4
31
54
10
Chuyên ngành đào tạo có thương hiệu , uy tín
0
6
36
45
13
Tìm hiểu qua các phương tiện truyền thông
3
6
24
53
14
Được giới thiệu qua các hoạt động tư vấn tuyển sinh
6
21
42
28
3
Cơ hội nhận học bổng cao
14
18
41
24
3
Trường có mức học phí/ đóng góp phù hợp
19
26
38
12
5
Kết quả khảo sát:
+ Hơn một nửa số sinh viên đều đồng ý với lý do chuyên ngành đào tạo hấp dẫn (56%),
có 38% sinh viên không ý kiến và chỉ có 6% số sinh viên không tán đồng.
+ Với chuyên ngành đào tạo có điểm đầu vào phù hợp thì có đến 64% sinh viên đồng ý,
31% sinh viên không ý kiến và 5% sinh viên không đồng ý.
+ 58% sinh viên đồng ý với ý kiến chuyên ngành đào tạo có thương hiệu, uy tín; 36%
sinh viên không ý kiến và 6% sinh viên không đồng ý.
+ Phần lớn sinh viên đồng ý với lý do đã tìm hiểu về chuyên ngành đào tạo qua các
phương tiện truyền thông (67%), 24% không ý kiến và 9% không đồng ý.
22
+ Có 31% sinh viên đồng ý với ý kiến được giới thiệu về chuyên ngành thông qua các
hoạt động tư vấn tuyển sinh, 42% sinh viên không ý kiến và 27% sinh viên không đồng ý.
+ Về cơ hội nhận học bổng cao, có 27% sinh viên đồng ý, 41% sinh viên không ý kiến
và 32% sinh viên không đồng ý.
+ Còn về yếu tố trường có mức học phí/ đóng góp phù hợp, chỉ có 17% sinh viên đồng
ý, 38% sinh viên không ý kiến và có đến 45% sinh viên không đồng ý.
Sinh viên chủ yếu đều đồng ý với các lý do ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên
ngành như chuyên ngành hấp dẫn; chuyên ngành có đầu vào phù hợp;có thương hiệu, uy
tín; đã tìm hiểu về chuyên ngành qua các phương tiện truyền thông hơn là các yếu tố cơ
hội nhận học bổng cao, trường có mức học phí/ đóng góp phù hợp.
1.1.1. Theo kỳ vọng về nghề nghiệp trong tương lai
Bảng 2.2.6: Bảng thống kê xác suất của các yếu tố trong kỳ vọng nghề nghiệp
Cơ hội việc
làm sau khi
tốt nghiệp
3.9
4
2
5
0.595959596
Thu nhập cao
sau khi tốt
nghiệp
3.73
3
1
5
0.764747475
Cơ hội thăng Cơ hội học tập ở Tất
tiến
bậc cao hơn
các
trị
3.72
3.57
bình
3
4
các
1
1
tố
5
5
0.910707071
0.712222222
cả
giá Trung bình
trung Mode
của Min
nhân Max
thuộc Phương sai
nhóm
nhân tố kì vọng về nghề nghiệp đều tương đối lớn và lớn nhất trong tất cả các nhóm nhân tố.
Riêng nhân tố Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp có tỷ lệ trung bình cao nhất lại có mức lựa
chọn thấp nhất là 2, độ lệch chuẩn cũng thấp nhất. Từ những số liệu thống kê được, có thể
khẳng định rằng nhân tố cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết
định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Đại học Thương Mại.
Bảng 2.2.7 Tỷ lệ sinh viên lựa chọn chuyên ngành theo kỳ vọng nghề nghiệp
( Đơn vị:%)
Kỳ vọng nghề nghiệp
Mức độ tán đồng
1
2
3
4
5
Cơ hội việc làm
0
4
22
51
23
Cơ hội có thu nhập cao
1
4
37
38
20
Cơ hội thăng tiến trong công việc
2
5
37
32
24
23
Cơ hội học tập ở bậc cao hơn
2
5
39
42
12
Theo như kết quả khảo sát được:
+ Về cơ hội việc làm trong tương lai, khoảng hơn ½ số sinh viên tán đồng với lý do này
(51%) , số sinh viên hoàn toàn tán đồng xấp xỉ số sinh viên không có ý kiến ( 23% và 22%),
4% số sinh viên không hoàn toàn không đồng ý và không có sinh viên nào hoàn toàn không
đồng ý.
+ Về cơ hội có thu nhập cao trong tương lai, chỉ có 1% số sinh viên hoàn toàn không
đồng ý, 4% sinh viên không hoàn toàn không đồng ý, số sinh viên không ý kiến và số sinh viên
đồng ý gần bằng nhau (37% và 38%), còn lại 20% số sinh viên hoàn toàn đồng ý với lý do này.
+ Về cơ hội thăng tiến trong công việc, số sinh viên không ý kiến chiếm tỷ lệ cao nhất
(37%), tiếp đó là số sinh viên đồng ý (32%), số sinh viên hoàn toàn đồng ý (24%) và cuối cùng
có 2% tỷ lệ sinh viên hoàn toàn không đồng ý với lý do này.
+ Về cơ hội học tập ở bậc cao hơn, gần một nửa số sinh viên đồng ý (42%), 39% sinh
viên không ý kiến, 12% sinh viên hoàn toàn đồng ý, 5% sinh viên không hoàn toàn đồng ý và
chỉ có 2% sinh viên hoàn toàn không đồng ý.
Nhìn chung, về yếu tố kỳ vọng về nghề nghiệp trong tương lai thì đa số sinh viên đều
đồng ý với các lý do ở trên, chỉ có một số ít sinh viên không đồng ý. Tuy nhiên vẫn còn
nhiều sinh viên không có ý kiến về vấn đề này.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên
Bảng 2.2.8: Tỷ lệ mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
chuyên ngành.
( Đơn vị:%)
Yếu tố ảnh hưởng
Mức độ tán đồng
1
2
3
4
5
Đặc điểm cá nhân
2
3
21
49
2
5
Gia đình, người thân, bạn bè
8
18
39
32
3
Đặc điểm chuyên ngành
1
6
25
50
1
8
Kỳ vọng nghề nghiệp
0
4
18
44
3
4
24
+ 74% tỷ lệ sinh viên cho rằng yếu tố đặc điểm cá nhân là quan trọng nhất trong việc
lựa chọn chuyên ngành của sinh viên, 21% không ý kiến và 5% không đồng ý.
+ Về yếu tố gia đình, bạn bè, người thân; có 35% tỷ lệ sinh viên đồng ý, 39% không ý
kiến và 26% không đồng ý.
+ Với yếu tố đặc điểm chuyên ngành, 68% sinh viên đồng ý, 25% sinh viên không ý
kiến và 7% không đồng ý.
+ Có 78% sinh viên đồng ý với lý do kỳ vọng về nghề nghiệp trong tương lai, 18%
không ý kiến và 4% không đồng ý.
Tỷ lệ sinh viên cho rằng yếu tố gia đình, bạn bè, người thân là yếu tố quan trọng nhất
trong việc ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành khá ít, trong khi các yếu tố
còn lại đều chiếm tỷ lệ khá cao. Qua đây thấy được rằng phần lớn sinh viên hiện nay lựa
chọn chuyên ngành đều không còn bị tác động nhiều bởi các cá nhân xung quanh nữa
mà chủ yếu là dựa trên đặc điểm cá nhân, đặc điểm của chuyên ngành đào tạo và kỳ
vọng về nghề nghiệp trong tương lai.
1.2.
Mức độ hài lòng của sinh viên với chuyên ngành đang học
Bảng 2.2.9: Mức độ hài lòng với chuyên ngành đang học
Mức độ hài lòng
Có
Không
Bảng 1.10. Dự định tương lai nếu không hài lòng với chuyên ngành hiện tại
Dự định
Học văn bằng hai
Làm trái ngành
Thi lại
Hầu hết sinh viên đều hài lòng về chuyên ngành hiện tại của mình, tỷ lệ này lên đến
86% tổng số sinh viên. Còn lại chỉ có 14% số sinh viên không hài lòng. Trong tổng số sinh viên
25