CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM……..
MÔN LỊCH SỬ
CHUYÊN ĐỀ : TÌNH HÌNH KINH TẾ, ĐỐI NGOẠI CỦA MĨ, TÂY ÂU, NHẬT
TỪ NĂM 1945 – 2000
BỐ CỤC CHUYÊN ĐỀ
A. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
1. Kiến thức
2. Kỹ năng
3. Thái độ
4. Định hướng năng lực hình thành
5. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
6. Tiến trình dạy học chuyên đề
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I.
Kinh tế Mỹ, Tây Âu, Nhật 1945- 2000
1. Giai đoạn 1945-1973
2. Giai đoạn 1973-2000
II. Tình hình đối ngoại của Mỹ, Tây Âu, Nhật từ 1945 – 2000
1. Giai đoạn 1945-1973
2. Giai đoạn 1973-2000
C. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
D. ĐỀ MINH HỌA
1. Bảng mô tả
2. Câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực
3. Đáp án hướng dẫn
4. Đề trắc nghiệm ôn tập ở nhà
1
A. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
Sau khi học xong chuyên đề HS:
1. Kiến thức:
- Khái quát quá trình phát triển kinh tế, đối ngoại của nước Mỹ từ sau 1945 – 2000
+ Nhận thức vai trò cường quốc của nước Mỹ trong quan hệ quốc tế.
+ Khái quát quá trình phát triển kinh tế, đối ngoại của các nước Tây Âu sau chiến
tranh thế giới thứ hai.
- Nhận thức được quá trình phát triển kinh tế, đối ngoại của Nhật sau chiến
tranh thế giới II.
- Trình bày được vai trò kinh tế quan trọng của Nhật Bản là một trung tâm
kinh tế khoa học kĩ thuật của thế giới, đặc biệt là ở châu Á.
- Lý giải được sự phát triển thần kì của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới
II, khảng định vị trí về kinh tế, đối ngoại của 3 trung tâm lấn nhất thế giới
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh, nhất là tư duy có
tính khái quát khi xem xét các vấn đề của khu vực, phục vụ ôn tập cho kỳ thi
THPTQG 2020
3. Về thái độ
- Biết được sự phát triển của 3 trung tâm kinh tế tài chính lớn thế giới. Từ đó giúp
các em ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với công cuộc hiện đại hoá đất nước.
- Khả năng hợp tác phát triển trên cơ sở cùng tồn tại hoà bình, các bên cùng có lợi.
- Qua bài học chúng ta thấy được ý chí và nghị lực của người dân Nhật Bản
trước những khó khăn. Từ những đổ nát hoang tàn sau ngày bại trận, họ đã xây
dựng đất nước trở thành một siêu cường kinh tế đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ.
- Được bồi dưỡng tình cảm, tinh thần đoàn kết hữu nghị trên cơ sở hiểu
được giữa nước ta và nhiều nước Tây Âu có những liên hệ trong lịch sử. Ngày nay
mối quan hệ giữa nước và Liên minh châu Âu cũng như nhiều nước Tây Âu ngày
càng phát triển và hợp tác có hiệu quả
-Từ sau chiến tranh lạnh, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã bước sang một
thời kì mới. Ngày nay Nhật Bản đã trở thành một đối tác chiến lược trong công
cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta.
- Được bồi dưỡng tình cảm hữu nghị, tinh thần hợp tác quốc tế trên cơ sở
hiểu mối quan hệ giữa nước ta với Nhật Bản đã bước sang một thời kỳ mới với
những tầm cao mới sau thời kỳ chiến tranh lạnh
2
4. Định hướng các năng lực hình thành:
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tư liệu, tranh ảnh lịch sử…
- So sánh, phân tích nguyên nhân phát triển kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản
sau 1945.
- Xác định được mối quan hệ, ảnh hưởng của ba trung tâm kinh tế - tài chính
Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản đến tình hình thế giới.
5. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
* Giáo viên:
- Sử dụng tư liệu về Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử 12 chương trình cơ bản và nâng
cao, lịch sử thế giới hiện đại - quyển 2, Lịch sử quan hệ quốc tế.
- Tài liệu luyện thi đại học, cao đẳng (Thạc sĩ Trương Ngọc Thơi)
- Chuyên đề ôn tập và luyện thi môn Lịch sử 12
- Bộ đề thi lịch sử ( Thạc sĩ Trương Ngọc Thơi)
- Hướng dẫn học và ôn thi môn Lịch sử lớp 12 ( Trần Bá Đệ chủ biên)
- Chuẩn kiến thức và kỹ năng môn Lịch sử 12
- 1 số tài liệu tải từ mạng Internet
* Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh minh hoạ về thành tựu phát triển của các nước Mĩ,
Tây Âu, Nhật Bản.
3
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Tiết 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ NƯỚC MỸ, NHẬT, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 - 2000
1. Giai đoạn 1945-1973:
a. Nước Mỹ : phát triển mạnh mẽ
- Giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa công nghiệp thế
giới (56,5%) (1948).
- Giá trị sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần giá trị tổng sản lượng nông nghiệp
của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản (1949).
- 50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ, 3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung ở
Mĩ (1949).
- Mĩ chiếm gần 40% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
+ Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm
kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới.
+ Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mĩ:
- Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Khí hậu khá thuận
lợi
- Có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao.
- Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ hai muộn hơn, tổn thất ít hơn so với nhiều
nước khác; hơn nữa, Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí thu nhiều lợi nhuận.
- Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại; áp dụng thành
công những tiến bộ khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản
phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.
- Trình độ tập trung tư bản và sản xuất rất cao, các tổ hợp công nghiệp – quân sự,
các công ti và các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu
quả ở cả trong và ngoài nước
- Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy
kinh tế Mĩ phát triển.
* Khoa học kỹ thuật
- Mĩ đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
hiện đại:
+ Trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nhà khoa học nổi tiếng của thế
giới đã di cư sang Mĩ vì ở đây có điều kiện hòa bình và những phương tiện đầy đủ nhất
để làm việc. Đầu tư cho giáo dục và nghiên cứu khoa học ở Mĩ rất lớn.
4
+ Mĩ là nước đã khởi đầu cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai của toàn
nhân loại, nổ ra vào giữa những năm 40 của thế kỉ này và Mĩ cũng là một trong mấy nước
đạt được những thành tựu kì diệu nhất trong tất cả các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật.
+ Mĩ là một trong những nước đi đầu trong các lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất
mới (máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động,...), vật liệu mới (pôlime,
vật liệu tổng hợp), năng lượng mới (năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch, tên lửa đạn đạo),
chinh phục vũ trụ (đưa người lên Mặt Trăng năm 1969, thám hiểm sao Hỏa), đi đầu cuộc
cách mạng xanh trong nông nghiệp, cách mạng trong giao thông và thông tin liên lạc và
trong sản xuất vũ khí hiện đại (tên lửa chiến lược, máy bay tàng hình, bom khinh khí,...).
- Những thành tựu trên không chỉ thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng
và đời sống, vật chất tinh thần của nhân dân Mĩ có nhiều thay đổi khác trước mà còn có
ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.
b. Các nước Tây Âu.
+ Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đều bị tàn phá nặng nề.
Nhiều thành phố, nhà máy, bến cảng, khu công nghiệp, đường giao thông bị tàn phá.
Hàng triệu người chết, mất tích hoặc bị tàn phế. Nước Đức bị lực lượng đồng minh chiếm
đóng và chia cắt. Ở pháp năm 1945 sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38% và nông nghiệp
chỉ bằng 50% so với năm 1938. Italia tổn thất khoảng 1/3 tài sản quốc gia . Sau chiến
tranh, với sự cố gắng của từng nước và sự viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ của “Kế
hoạch Mác-san”, tới năm 1950 nền kinh tế các nước Tây Âu cơ bản được khôi phục.
+ Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 (thế kỷ XX), nền kinh tế các nước
Tây Âu ổn định và phát triển nhanh. Nước Đức trở thành nước công nghiệp thứ ba, Anh
trở thành nước công nghiệp thứ tư, Pháp trở thành nước công nghiệp thứ năm trong hệ
thống tư bản chủ nghĩa (sau Mĩ và Nhật Bản). Từ đầu thập kỉ 70, Tây Âu đã trở thành
một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.
– Những nhân tố của sự phát triển nền kinh tế Tây Âu là:
+ Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để
nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
+ Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc quản lí và điều tiết, thúc đẩy nền
kinh tế.
+ Tận dụng tốt cơ hội bên ngoài cho sự phát triển của đất nước như nguồn viện trợ
Mĩ, tranh thủ giá nguyên liệu rẻ từ các nước đang phát triển, sự hợp tác có hiệu quả trong
Cộng đồng châu Âu (EC).
c. Nhật Bản
Giai đoạn 1945 – 1952
- Sự thất bại của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản hậu
quả hết sức nặng nề (3 triệu người chết và mất tích; cơ sở vật chất bị phá huỷ nặng nề; 13
triệu người thất nghiệp); thảm hoạ đói rét đe doạ cả nước; là nơi Mĩ đóng quân từ năm
1945 đến năm 1952.
– Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) thực hiện ba cuộc cải cách lớn:
1- Thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung
2- Cải cách ruộng đất
5
3- Dân chủ hoá lao động.
– Dựa vào viện trợ Mĩ, Nhật Bản nỗ lực khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến
tranh.
Giai đoạn 1952 – 1973
– Từ năm 1953 đến năm 1960 có bước phát triển nhanh, từ năm 1960 đến năm
1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển “thần kì”, tốc độ tăng trưởng cao
liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (1960 – 1969 là 10,8%). Nhật Bản trở thành một
siêu cường kinh tế (sau Mĩ).
– Tới năm 1968, vươn lên là vương quốc kinh tế tư bản thứ hai sau Mĩ. Từ đầu
những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn
nhất thế giới (cùng Mĩ và Liên minh châu Âu).
– Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế:
+ Coi trọng yếu tố con người: được đào tạo chu đáo, có ý thức tổ chức kỉ luật,
được trang bị kiến thức và nghiệp vụ, cần cù và tiết kiệm, ý thức cộng đồng…; được xem
là vốn quí nhất, là “công nghệ cao nhất”, là nhân tố quyết định hàng đầu.
+ Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước và các công ty Nhật Bản
(như thông tin và dự báo về tình hình kinh tế thế giới; áp dụng các tiến bộ khoa học,
kĩ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và sức cạnh tranh hàng hóa, tín dụng…).
+ Các công ty của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên có tiềm lực
và sức cạnh tranh cao.
+ Luôn áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại, không ngừng nâng cao
năng suất, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm.
+ Chi phí cho quốc phòng ít nên có điều kiện tập trung cho phát triển kinh tế.
+ Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài như nguồn viện trợ Mĩ, các cuộc Chiến
tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và Việt Nam (1954 – 1975) để làm giàu.
2. Giai đoạn 1973 – 2000:
a. Nước Mỹ:
Giai đoạn 1973-1991: suy thoái.
- Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh
tế Mĩ lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài đến năm 1982. Năng suất lao động giảm,
hệ thống tài chính bị rối loạn. năng xuất lao động trung bình hàng năm từ năm 1974 đến
năm 1981 giảm xuống còn 0,43%. Tỉ lệ lạm phát năm 1973- 1974 từ 9% lên 12% và đến
năm 1976 là 40%, đồng đô la đã phải phá giá 2 lần
- Năm 1983, nền kinh tế bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại , nhưng cũng chỉ ở
tốc độ trung bình so với Tây Âu và Nhật Bản
- Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính, nhưng tỷ trọng kinh
tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới giảm hơn so với trước. Cuối những năm 80, Mĩ chỉ
chiếm 23% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. Các nghành công nghiệp như luyện thép, dệt
bị suy thoái, nghành công nghiệp ô tô bị chao đảo vì cuộc cạnh tranh với các công ty chế
tạo ô tô của Nhật Bản
Giai đoạn 1991 – 2000:
- Phát triển xen kẽ suy thoái ngắn, nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới.
- GDP của Mĩ năm 2000 là 9765 tỉ USD, bình quân GDP đầu người là 34600USD
6
- Mĩ tạo ra được 25 % giá trị tổng sản phẩm trên toàn thế giới và có vai trò chi
phối hầu hết các tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế như Tổ chức thương mại thế giới
(WTO), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF).
* Khoa học kỹ thuật:
- Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới nên từ 1973 – 1991 kinh
tế Mĩ lâm vào khủng hoảng và suy thoái kéo dài. Năng suất lao động giảm còn 0.43%,
lạm phát tăng, đồng đô la mất giá...
- Từ 1983 kinh tế dần phục hồi và phát triển trở lại nhưng chỉ đạt tốc độ trung bình
- Mĩ vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế - tài chính nhưng tỉ trọng đã giảm sút , cuối
những năm 80 chiếm khoảng 23% tổng sản phẩm kinh tế TG
- Khoa học kĩ thuật tiếp tục phát triển nhưng bị Tây Âu và Nhật cạnh tranh
Giai đoạn 1991 – 2000:
- Khoa học kĩ thuật: có đội ngũ chuyên gia đông nhất thế giới, chiếm 1/3 số lượng
bản quyền phát minh sáng chế, đứng đầu về số lượng người nhận giải Nô ben
Hạn chế:
- Đến nay, kinh tế Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về sản xuất công nông nghiệp và tài
chính, nhưng vị trí kinh tế Mỹ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới: năm 1949 sản xuất
công nghiệp là 56,4 %, đến những năm 90 chỉ còn 40 % dự trữ vàng và ngoại tệ kém Nhật
Bản và Tây Đức
- Các nước Tây Âu và Nhật đã vươn lên thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm với
Mỹ về mọi mặt. Thế giới đã hình thành 3 trung tâm kinh tế - tài chính là Mỹ, Tây Âu và
Nhật Bản.
- Tuy phát triển nhanh nhưng kinh tế Mỹ không ổn định, thường xuyên xảy ra
những đợt suy thoái kinh tế (từ 1945 đến năm 2000, đã diễn ra 8 lần suy thoái).
- Vì tập trung chạy đua vũ trang và quân sự hoá nền kinhtế cho nên sản xuất công
nghiệp dân dụng của Mĩ ngày càng trở nên sút kém so với Tây Âu, Nhật bản, hàng hoá
tiêu dùng của Mĩ không cạnh tranh nôỉ với hàng hoá của Tây Âu, Nhật Bản ngay cả trong
thị trường nội địa của Mĩ
- Việc tăng cường chạy đua vũ trang với những chi phí khổng lồ đã làm suy giảm
tiềm lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ.
- Sự phân cực giàu nghèo lớn là nguồn gốc bất ổn về kinh tế và chính trị, xã hội.
-> Mỹ phải tập trung giải quyết những khó khăn trên để nền kinh tế có thể lấy lại
sức mạnh của mình.
b. Các nước Tây Âu
Từ năm 1973 đến năm 1991
– Đến đầu thập kỉ 90, kinh tế Tây Âu lâm vào tình trạng không ổn định, suy thoái
kéo dài.Từ năm 1973 đến năm 1992, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm ở
Pháp thực tế giảm xuống còn 2,4% đến 2,2%, năm 1991 kinh tế Anh tăng trưởng âm( 1,8%). Số người thất nghiệp ở Italia năm 1983 là 2,5 triệu người (chiếm hơn 10% lực
lượng lao động) và ở cộng hòa Liên Bang Đức năm 1989 là 3 triệu người
7
– Tuy vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới, nhưng
kinh tế Tây Âu gặp không ít khó khăn: suy thoái, khủng hoảng, lạm phát và thất nghiệp.
Quá trình liên hợp hóa trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EC) vẫn còn nhiều khó
khăn trở ngại.
Từ 1991 đến năm 2000
– Đầu thập niên 90 (thế kỉ XX), Tây Âu lâm vào cuộc suy thoái ngắn. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Anh năm 1991 là – 1,8%, năm 1992 là – 0,8%, Italia năm 1993 là 0,9%, Cộng hòa Liên Bang Đức năm 1993 là – 1,6%
– Từ năm 1994, nền kinh tế bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Năm 2000 mức
tăng trưởng kinh tế Pháp là 3,8%, Đức là 2,9%, Italia 3,0%.
– Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới. Đến giữa
thập niên 90 (thế kỷ XX), 15 nước thành viên EU đã chiếm 1/3 tổng sản phẩm công
nghiệp toàn thế giới với gần 50% giá trị xuất khẩu và hơn 50% các nguồn tư bản. Có nền
khoa học – kĩ thuật hiện đại.
c. Nhật Bản
Giai đoạn 1973 -1991
- Cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới năm 1973 đã tác động mạnh đến nền kinh tế
Nhật. Chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản đã tiến hành cải cách kinh tế theo chiều
sâu: giảm chi phí vật liệu và nhiên liệu đến mức thấp nhất, tăng cường sức cạnh tranh,
nhờ đó đã ra khỏi khủng hoảng và từ nửa sau những năm 80 tiếp tục phát triển nhanh
chóng vươn lên là siêu cường tài chính số 1 thế giới, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới
Giai đoạn 1991 – 2000
Tuy là cường quốc kinh tế thứ hai thế giới nhưng nền kinh tế Nhật đã bộc lộ nhiều
sự mất ổn định. Trong thập kỷ 90, nền kinh tế Nhật Bản hầu như chìm đắm trong suy
thoái kéo dài. Cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu Á 1997 -1998 lại giáng một đòn
nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản. Từ năm 1998 nền kinh tế được phục hồi, sau đó tiếp
tục phát triển. Năm 2000 GDP của Nhật Bản là 4746 tỷ USD , bình quân đầu người
37408 USD, chiếm 1/10 tổng sản phẩm thế giới
* Những thách thức đối với nền kinh tế Nhật Bản:
- Lãnh thổ Nhật Bản không lớn, dân số đông, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn,
thường xảy ra thiên tai ( động đất, núi lửa,... ), nền công nghiệp hầu như phụ thuộc hoàn
toàn vào các nguồn nguyên liệu và nhiên liệu nhập khẩu.
- Cơ cấu vùng kinh tế của Nhật Bản thiếu cân đối, tập trung chủ yếu vào ba trung
tâm lớn là Tô-ki-ô, Ô-xa-ca và Na-gôi-a với số dân trên 60 triệu người, trong khi các
vùng khác được đầu tư phát triển rất ít, giữa công nghiệp và nông nghiệp có sự mất cân
đối.
8
Tiết 2: TÌNH HÌNH ĐỐI NGOẠI NƯỚC MỸ, NHẬT, TÂY ÂU
TỪ NĂM 1945 - 2000
1. Giai đoạn 1945 – 1973:
a. Nước Mỹ
- Với tiềm lực về kinh tế và quân sự to lớn, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ
đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới:
+ Tháng 3 – 1947 trong diễn văn đọc trước Quốc hội Mĩ, Tổng thống H. Tru-man
đã công khai nêu lên Sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ
nghĩa cộng sản.
+ Chiến lược toàn cầu của Mĩ được triển khai qua nhiều học thuyết cụ thể như:
Học thuyết Tru-man và chiến lược Ngăn chặn, Học thuyết Ai-xen-hao và chiến lược Trả
đũa ồ ạt, Học thuyết Ken-nơ-đi và chiến lược Phản ứng linh hoạt, Học thuyết Ních-xơn
và chiến lược Ngăn đe thực tế,...
- Mặc dù các chiến lược cụ thể mang những tên gọi khác nhau nhưng chiến lược
toàn cầu của Mĩ nhằm thực hiện ba mục tiêu chủ yếu sau:
+ Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc
tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ thế giới.
+ Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
- Để thực hiện các mục tiêu trên, chính sách cơ bản của Mĩ là dựa vào sức mạnh,
trước hết là sức mạnh quân sự và kinh tế:
+ Mĩ đã khởi xướng cuộc chiến tranh lạnh trên phạm vi thế giới, dẫn đến tình trạng
đối đầu căng thẳng và nguy hiểm với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Mĩ trực tiếp gây ra hoặc tiếp tay cho nhiều cuộc chiến tranh và bạo loạn, lật đổ ở
nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu là chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975) và dính
líu vào cuộc chiến tranh ở Trung Đông.
- Tuy là nước tư bản phát triển, là trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới, khoa
học – kĩ thuật phát triển, mức sống của người dân được nâng cao nhưng xã hội Mĩ vẫn
chứa đựng nhiều mâu thuẫn giai cấp, xã hội, sắc tộc,...
9
+ Từ năm 1945 đến 1973, kinh tế Mĩ đã trải qua ít nhất là 7 lần khủng hoảng hoặc
suy thoái. Thâm hụt ngân sách, nợ nần, lạm phát, phá sản, thất nghiệp, phân hóa giàu
nghèo,... vẫn là những vấn đề k không dễ khắc phục.
+ Mĩ có khoảng 400 người có thu nhập hàng năm từ 185 triệu USD trở lên, tương
phản với 20 triệu người sống dưới mức nghèo khổ.
+ Nhiều vụ bê bối chính trị lớn xảy ra như vụ ám sát Tổng thống Ken-nơ-đi (1963),
vụ tiết lộ Tài liệu mật Lầu năm góc (1971), vụ Oatơghết buộc Tổng thống Ních-xơn từ
chức (1974),...
- Trong bối cảnh đó, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, các cuộc đấu tranh
vì hòa bình, dân chủ và dân sinh vẫn diễn ra mạnh mẽ. Đảng Cộng sản Mĩ đã có nhiều
hoạt động đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động:
+ Năm 1955, Đại hội các tổ chức nghiệp đoàn trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức AFL
và CIO với 15 triệu đoàn viên đã tạo thêm sức mạnh đấu tranh với giới chủ trong việc kí
kết các hợp đồng tập thể.
+ Năm 1963, phong trào đấu tranh của người da đen chống phân biệt chủng tộc
bùng lên mạnh mẽ thu hút 25 triệu người tham gia, lan rộng ra 125 thành phố (mạnh nhất
là ở Đi-tơ-roi ).
+ Từ 1969 đến 1973, những cuộc đấu tranh của người da đỏ vì quyền lợi cũng diễn
ra mạnh mẽ. Đặc biệt, phong trào đấu tranh chống chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt
Nam đã làm cho nước Mĩ bị chia rẽ sâu sắc.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ là một trong những nguyên nhân buộc
chính quyền Mĩ phải có những nhượng bộ có lợi cho quần chúng. Trước thắng lợi của
nhân dân Việt Nam và chịu sức ép của phong trào phản chiến ở Mĩ, chính quyền Níchxơn phải kí Hiệp định Pa-ri ( 1973 ) chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam và rút hầu
hết quân về nước.
b. Các nước Tây Âu:
- Sau chiến tranh thế giới II, các nước Tây Âu thực hiện liên minh chặt chẽ với Mỹ
- Nhiều nước Tây Âu tìm cách trở lại thuộc địa của mình: Pháp ở Đông Dương,
Anh ở Miến Điện, Mã Lai…
- kết quả cuối cùng các nước thực dân này đã thất bại, phải trao trả độc lập cho các
thuộc địa
- 1949 trong hoàn cảnh của chiến tranh lạnh, nhiều nước Tây Âu như Anh,
Pháp,Italia, Hà Lan… gia nhập NATO nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa
- 1949 nước Đức bị chia thành 2 quốc gia: CHLB Đức và CHDC Đức, trở thành
tâm điểm của sự đối đầu ở Châu Âu giữa Mĩ và Liên Xô
Giai đoạn 1950- 1973:
- Một mặt liên minh chặt chẽ với Mỹ, mặt khác cố gắng đa phương hóa quan hệ
đối ngoại
10
+ Một số nước Tây Âu ủng hộ Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, ủng
hộ Ixraen trong cuộc chiến tranh chống các nước Ả rập
+ Pháp có động thái khác: Phản đối việc trang bị vũ khí hạt nhân cho CHLB Đức,
phản đối việc Mĩ xâm lược Việt Nam, 1966 P rút khỏi Bộ chỉ huy NATO
- 1950 – 1973: nhiều thuộc địa Anh, Pháp, Hà Lan… tuyên bố độc lập, mở ra thời
kỳ “phi thực dân hóa” trên thế giới
c. Nhật Bản
Giai đoạn 1945 – 1952:
- Sau chiến tranh thế giới thứ II, do là nước bại trận, Nhật hoàn toàn dựa vào Mĩ
về mặt chính trị và quân sự.
- Kí HƯ Xan Phranxico với Mĩ, chấm dứt chế độ chiếm đóng của Mĩ dưới danh
nghĩa quân Đồng minh
- Với hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (1951), Nhật trở thành căn cứ chiến lược của
Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương, chống các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải
phóng dân tộc.
Giai đoạn 1953 – 1973:
- NB vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ, HƯ an ninh M-N được kéo dài vĩnh viễn
- 1956 NB bình thường hóa quan hệ với LX, đồng thời gia nhập LHQ
- Phong trào đấu tranh vì hòa bình dân chủ, phản đối chiến tranh VN của Mĩ diễn
ra sôi nổi
2. Giai đoạn 1873 – 2000
a. Nước Mỹ
Giai đoạn 1973 – 1991:
- Sau khi thất bại ở Việt Nam ( 1975 ), các chính quyền Mĩ vẫn tiếp tục khai triển
chiến lược toàn cầu và theo đuổi chiến tranh lạnh. Đặc biệt với học thuyết Ri-gân và
chiến lược đối đầu trực tiếp, Mĩ tăng cường chạy đua vũ trang, can thiệp vào các công
việc quốc tế ở hầu hết các địa bàn chiến lược và điểm nóng trên thế giới.
- Từ giữa những năm 80, Mĩ và Liên Xô đều điều chỉnh chính sách đối ngoại. Xu
hướng đối thoại và hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới.
- Tháng 12 – 1989, Mĩ và Liên Xô đã chấm dứt tuyên bố chấm dứt chiến tranh
lạnh, mở ra thời kì mới trên chiến trường quốc tế. Cùng điều đó, Mĩ và các nước phương
Tây cũng ra sức tác động vào quá trình khủng hoảng, dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở các
nước Đông Âu và Liên Xô ( 1989 – 1990 ). Mĩ cũng giành được thắng lợi trong cuộc
chiến tranh cùng Vịnh chống I-rắc (1990 – 1991 ).
Giai đoạn 1991 – 2000:
- Trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới mới chưa định hình, ở
thập niên 90 Mĩ đã triển khai chiến lược Cam kết và mở rộng với ba trụ cột chính là:
+ Bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu cao.
+ Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ.
+ Sử dụng khẩu hiệu dân chủ ở nhiều nước ngoài như một công cụ can thiệp vào
công việc nội bộ của các nước khác:
11
• Mĩ vẫn lãnh đạo và chi phối khôi quân sự NATO.
• Mĩ cùng Liên hợp quốc và các cường quốc khác bảo trợ cho tiến trình hòa bình ở
Trung Đông nhưng vẫn có sự thiên vị đối với I-xra-en.
• Mĩ ủng hộ việc kí kết Hiệp định hòa bình Pa-ri về Cam-pu-chia (1991).
• Bình thường hóa quan hệ với Việt Nam (1995).
• Nhưng Mĩ vẫn duy trì các căn cứ quân sự và quân đội ở Nhật Bản và Hàn Quốc
cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới.
- Với sức mạnh kinh tế, quân sự, khoa học – kĩ thuật của mình, trong bối cảnh Liên
Xô tan rã, Mĩ có tham vọng thiết lập một trật tự thế giới mới đơn cực trong đó Mĩ là siêu
cường duy nhất đóng vai trò chi phối lãnh đạo.
Tuy nhiên, thế giới không chấp nhận một trật tự do Mĩ đơn phương sắp đặt. Vụ
khủng bố ngày 11 – 9 – 2001 cho thấy bản thân nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ
nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến những thay đổi quan trọng trong
chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI.
b. Các nước Tây Âu
Giai đoạn 1973 – 1991:
- 1/1972: ký Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa hai nước Đức làm quan hệ
hai nước hòa dịu. 1989, Bức tường Berlin bị xóa bỏ và nước Đức thống nhất (3.10.1990)
- Ký Định ước Helsinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975).
- 1991, 12 nước Tây Âu kí Hiệp ước Maxtrich chuyển từ Cộng đồng Châu Âu sang
Liên minh Châu Âu
Giai đoạn 1991 – 2000:
- Có sự điều chỉnh quan trong trong bối cảnh “Chiến tranh lạnh” kết thúc, trật tự
hai cực Ianta tan rã : Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mỹ thì Pháp và Đức đã trở
thành những đối trọng đáng chú ý với Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.
- Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mỹ La-tinh, các nước
thuộc Đông Âu và SNG.
Liên minh Châu Âu (EU):
Quá trình thành lập:
- Nguyên nhân (hoàn cảnh) :
+ Một là, sáu nước Tây Âu đều có chung một nền văn minh, có một nền kinh tế
không cách biệt và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác là hết sức cần thiết
nhằm mở rộng thị trường, nhất là dưới của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và còn
giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã
xảy ra nhiều lần trong lịch sử.
+ Hai là, từ năm 1950, do nền kinh tế bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, các
nước Tây Âu ngày càng muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ; các nước này cần phải
liên kết cùng nhau trong các cuộc cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
- Ngày 18-04-1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm
bua (Lucxemburg) thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu” (ECSC).
12
- Ngy 25-03-1957, 6 nc ký Hip c Roma thnh lp Cng ng nng lng
nguyờn t chõu u (EURATOM) v Cng ng kinh t chõu u (EEC).
- Ngy 1-7-1967, ba t chc trờn hp nht thnh Cng ng chõu u (EC)
- 07-12-1991: Hip c Maxtrớch (H Lan) c ký kt => 1-1-1993: EEC thnh
Liờn minh chõu u (EU)
- T 6 nc thnh viờn nm 1995 EU ó phỏt trinvi 15 nc thnh viờn.1973 kt
np thờm Anh, an Mch, Ai Len, 1981 Hi Lp, 1986 B o Nha, Tõy ban Nha, 1995
o, phn lan, 2004 10 nc ụng u
- 2007: cú 27 thnh viờn thờm Bungari v Rumani
Mc tiờu:
- Liờn minh cht ch v kinh t, tin t v chớnh tr nh xỏc nh lut cụng dõn
chõu õu, chớnh sỏch di ngoi v an ninh chung, hin phỏp chung,...
Hot ng:
- Thỏng 6/1979: bu c Ngh vin chõu u u tiờn.
- Thỏng 3/1995: 7 nc EU hy b vic kim soỏt i li ca cụng dõn qua biờn
gii ca nhau.
- 01/01/1999, ng tin chung chõu u c phỏt hnh. 1-1-2000 ng EURO
c a vo s dng
- Hin nay l liờn minh kinh t - chớnh tr ln nht hnh tinh, chim ẳ GDP ca
th gii.
- 1990, quan h Vit Nam EU c thit lp v phỏt trin trờn c s hp tỏc ton
din.
- Thỏng 7/1995 EU v VN ký Hip nh hp tỏc ton din.
Vai trũ :
- Sau hn 50 nm tn ti, EU ó to ra mt cng ng kinh t v 1 th trng
chung vi ngun vn, KHKT hựng hu, cho phộp cỏc nc thnh viờn phỏt trin nhanh
v kinh t
- õy l t chc liờn kt chớnh tr, kinh t ln nht hnh tinh, chim ẳ GDP ton
th gii, cú kh nng cnh tranh vi M v Nht
Khú khn phi gii quyt khi tin ti mt chõu u khụng biờn gii:
- Tuy nhiờn, con ng dn ti chõu u thng nht cũn l quỏ trỡnh lõu di v
y khú khn trc nhng din bin phc tp ca chõu u v th gii.
- Nhiu vn ó ny sinh sau khi xoỏ b kim soỏt biờn gii gia cỏc nc:
buụn lu, ma tuý, mafia, di c v nhp c, mõu thun gia quyn li dõn tc vi quyn
li chung ca khi EU.
Quan hệ Việt Nam - EU
- 1990 : quan h VN EU chinh thc c thit lp
- 1995: EU và VN kí hiệp ớc hợp tác toàn diện (kinh tế, xã hội,
khoa học kĩ thuật)
13
- EU: có chơng trình hợp tác với VN (Đào tạo nhân lực; chuyển
giao công nghệ trong sản xuất thép, xi măng, mĩ phẩm; ngân hàng).
- VN: EU là thị trờng lớn của VN về dệt may, thực phẩm, thủ công
mĩ nghệ.
c. Nht Bn
Giai on 1973 1991:
- Tip tc liờn minh vi M
- Mt khỏc NB c gng a ra chớnh sỏch i ngoi ca mỡnh:
+ 1973 thit lp quan h ngoi giao vi VN, bỡnh thng húa quan h vi TQ
+ th hin vai trũ ca mỡnh i vi cỏc nc thuc khu vc ụng nam
8/1977, ti hi ngh cỏc nc ASEAN (hp Manila, th ụ Philipines) th tng Nht
Phukuda) ó trỡnh by khỏ ton din chớnh sỏch i ngoi ca Nht (sau gi l hc
thuyt Phukuda) gm 3 ni dung :
Nht Bn khụng bao gi tr thnh cng quc quõn s.
Nht Bn c gng thit lp quan h hp tỏc v hu ngh vi cỏc
nc ụng Nam
Nht hp tỏc vi cỏc nc ASEAN gúp phn vo vic gi gỡn ho
bỡnh v thnh vng chung NA.
+ Trong iu kin v tỡnh hỡnh mi, hc thuyt Phukuda c tip tc bi hc
thuyt kaiphu (1999) ri sau ú l hc thuyt Hasimụtụ (1997).
T 1991 2000:
- Tip tc liờn minh cht ch vi M, tỏi khng nh vic kộo di vinch vin hip
c anh ninh M -Nht
- Coi trng mi quan h vi Tõy u v m rng hot ng i ngoi vi nhiu
nc
- Quan h hp tỏc kinh t vi NICs v ASEAN
=> Nh vy, trong vi thp niờn gn õy, Nht Bn ó tr thnh quc kinh t,
da vo sc mnh kinh t xõm nhp m rng th lc ra th gii, nht l khu vc
ụng Nam .
* Mi quan h VN NB:
Trong cuc khỏng chin chng M v trong cuc xõy dng ủt nc, ng Cng sn
v nhõn dõn lao ủng Nht Bn ng h v giỳp ủ Vit Nam. Nhng nm gn ủõy quan h
Vit - Nht ngy cng tt ủp.
- 1973 2 nc chớnh thc thit lp quan h ngoi giao
- NB l mt trong nhng nc cú ngun u t trc tip (FDI) v ngun vin tr
(ODA) ln ca VN.Nhiu liờn doanh Vit - Nht ra i, cỏc bui t chc, giao lu vn hoỏ
Vit - Nht lm nhõn dõn hai nc hiu bit, gn gi nhau hn. Nhng nm va qua Nht
Bn l bn hng s mt ca Vit Nam
14
Tiết 3: BÀI TẬP
C. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Kinh tế nước Mĩ từ 1945 – 2000.
Câu hỏi 1: Những biểu hiện nào chứng tỏ sau chiến tranh thế giới thứ hai kinh
tế Mĩ phát triển mạnh mẽ?
+1948, sản lượng công nghiệp chiếm hơn 56% sản lượng công nghiệp thế giới.
+1949, sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, cộng hòa Liên
bang Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.
+ Trên 50% tàu bè đi lại trên biển là của Mĩ.
+ Nắm ¾ dự trữ vàng thế giới.
+ Kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
- 20 năm sau chiến tranh, Mĩ là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.
Câu hỏi 2: Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ sau
chiến tranh
+ Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, trình độ cao, năng
động, sáng tạo
+Mĩ không bị chiến tranh tàn phá, lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí (thu
114 tỉ USD).
+ Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất và hạ giá thành sản
phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất
+ Các tổ hợp công nghiệp – quân sự, các công ty, tập đoàn tư bản độc quyền của
Mĩ sản xuất lớn cạnh tranh có hiệu quả trong và ngoài nước.
+ Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc
đẩy kinh tế Mĩ phát triển
Câu hỏi 3: Yếu tố nào tác động đến KT Mĩ giai đoạn 1973-1991? Kinh tế Mĩ từ
1973-1991 phát triển như thế nào?
* Yếu tố tác động
+ Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Mĩ
15
+ Từ 1973, kinh tế Mĩ bị khủng hoảng suy thoái kéo dài đến năm 1982, tỷ lệ lạm
phát năm 1973- 1974 t ừ 9% lên 12% đặc biệt năm 1976 là 40%, năng suất lao động
giảm, đồng đô la bị phá giá, dự trữ vàng giảm. Từ năm 1983, kinh tế bắt đầu được phục
hồi và phát triển trở lại nhưng cũng chỉ ở mức độ trung bình so với Tây Âu và Nhật Bản,
tỉ trọng kinh tế của Mĩ giảm sút so với nhiều nước. Cuối những năm 80 Mĩ chỉ chiếm
23% tổng sản phẩm kinh tế thế giới, nhiều nghành công nghiệp của Mĩ bị cạnh tranh
quyết liệt bởi các nước Nhật Bản, Tây Âu. Dù vậy Mĩ vẫn đứng đầu thế giới về sức
mạnh kinh tế, tài chính
Câu hỏi 4: Hãy trình bày sự phát triển kinh tế của Mĩ từ năm 1991-2000 ?
Kinh tế: Trong suốt thập kỷ 90 ,tuy có trải qua những đợt suy thoái ngắn, nhưng
kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới
+ Năm 2000,GDP của Mĩ là 9765 tỉ USD, bình quân GDP đầu người là 34600
USD. Nước Mĩ tạo ra 25% giá trị tổng sản phẩm của toàn thế giới và có vai trò chi phối
trong hầu hết các tổ chức kinh tế- tài chính quốc tế như tổ chức thương mại thế giới
( WTO), Ngân hàng thế giới( WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
Câu hỏi 5: Những hạn chế của nền kinh tế Mĩ?
- Một là : Tuy vẫn dẫn đầu thế giới về sản xuất công nông nghiệp và tài chính nhưng vị trí
kinh tế Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới, sản xuất công nông nghiệp, dự trữ vàng
không còn chiếm ưu thế tuyệt đối như những năm đầu sau chi ến tranh; các nước Tây Âu,
Nhật Bản vươn lên trở thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm với Mĩ về mọi mặt
- Hai là: Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh nhưng không ổn định về những cuộc suy
thoái và khủng hoảng chu kỳ
- Ba là: Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội Mĩ rất lớn. Đây là nguồn gốc tạo nên sự
không ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội Mĩ
Câu hỏi 6. Mỹ đã thực hiện chiến lược toàn cầu tại châu Á từ 1945 – 1947
như thế nào?
- Cuối thế kỷ XIX, Mỹ thực hiện “ chính sách mở cửa” để cùng với các đế quốc
khác xâu xé TQ.
- Năm 1898, Mỹ gây chiến với Tây Ban Nha, chiếm Philippin, Ha oai và Cuba.
- Mỹ tìm cách khống chế, thống trị khu vực Tây Á (Trung Đông) và thành lập
khối quân sự Baghdad.
- Theo thỏa thuận tại hội nghị Ianta :
+ Quân đội Mỹ chiếm đống Nhật Bản, đến 1951 “ Hiệp uớc an ninh Mỹ - Nhật”
ra đời và Nhật Bản trở thành “Căn cứ chiến lược” của Mỹ trong âm mưu thực hiện
“chiến lược toàn cầu” .
+ Quân đội Mỹ chiếm đóng Nam Triều Tiên và dựng chính quyền tay sai Lý
Thừa Vãn.
- Ở Đông Nam Á:
+ Thông qua viện trợ kinh tế, quân sự..... Mỹ hất cẳng Anh ra khỏi Thái Lan, lôi
kéo Thái Lan chống 3 nước Đông Dương.
+ Mỹ lợi dụng khó khăn của Pháp, Ngày càng can thiệp sâu vào Đông Dương.
16
- Ở Trung Quốc, Mỹ ra sức giúp đỡ quân Tưởng phát động nội chiến, âm mưu
biến Trung Quốc thành một thuộc địa kiểu mới.
- Như vậy, Sau chiến tranh thế giới thứ II, đặc biệt trong những năm 1945 – 1947,
Mỹ phát triển thế lực ở hầu hết các khu vực châu Á.
- Đây là cơ sở để Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu đối với châu Á.
Câu hỏi 7. Mỹ đã thực hiện chiến lược toàn cầu tại Tây Âu từ 1947 – 1949
như thế nào?
- Triển khai chiến lược toàn cầu ở Tây Âu :
+ Tháng 3 - 1947, Tổng thống Truman khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy
cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ
Kì...
+ Mĩ đề ra và thực hiện “Kế hoạch Mácsan”, giúp các nước Tây Âu phục hồi
nền kinh tế, tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mĩ đối với các nước này; tạo
nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội
chủ nghĩa.
+ Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh
quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
Câu hỏi 8. Trình bày những nét chính về tình hình nước Mĩ trong thập kỷ 90
của thế kỷ XX. Mục tiêu cơ bản của chiến lược Cam kết và mở rộng dưới thời
Tổng thống Bill Clintơn có điểm gì giống so với các đời Tổng thống trước đó ?
a) Tình hình nước Mĩ trong thập kỷ 90 (thế kỷ XX) :
- Kinh tế : Thời kỳ Tổng thống Clinton cầm quyền, kinh tế Mĩ phục hồi và phát
triển trở lại. Kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới: GNP là 9873 tỷ USD, GNP đầu người là
36.487 USD, chiếm 25% giá trị tổng sản phẩm thế giới, chi phối nhiều tổ chức kinh tế –
tài chính quốc tế như WTO, INF, G7, WB…
- Khoa học – kĩ thuật : Phát triển mạnh, nắm 1/3 lượng bản quyền phát minh
sáng chế của toàn thế giới (đến năm 2003, Mĩ đạt 286/755 giải Nobel khoa học) …
- Văn hóa đạt nhiều thành tựu đáng chú ý như : Giải Osca (điện ảnh), Grammy
(âm nhạc), 11 giải Nobel văn chương (đứng thứ hai thế giới sau Pháp).
- Về đối nội, chính quyền B.Clinton “cố gắng ứng dụng ba giá trị : cơ hội, trách
nhiệm và cộng đồng để vượt qua những thử thách”…
- Về đối ngoại, thập niên 90, chính quyền B.Clinton thực hiện chiến lược Cam
kết và mở rộng với ba trụ cột chính là : 1 – Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân
sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu. 2 – Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và
sức mạnh nền kinh tế Mĩ. 3 – Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào
công việc nội bộ của nước khác.
- Sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, Mĩ có tham vọng thiết lập trật tự thế giới
“đơn cực”, chi phối và lãnh đạo toàn thế giới nhưng chưa thể thực hiện được. Vụ khủng
bố ngày 11 - 9 - 2001 cho thấy bản thân nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa
17
khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến những thay đổi trong chính sách đối nội
và đối ngoại của Mĩ ở thế kỷ XXI.
b) Mục tiêu cơ bản của chiến lược Cam kết và mở rộng dưới thời Tổng thống
B.Clintơn có điểm giống so với các đời Tổng thống trước đó là đều nhằm đàn áp phong
trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân
chủ thế giới; khống chế, nô dịch các nước đồng minh; ra sức thiết lập trật tự thế giới
“đơn cực”, chi phối và lãnh đạo toàn thế giới …
2.Tây Âu từ năm 1945 – 2000.
Câu hỏi 1 : Tình hình kinh tế của Tây Âu sau năm 1945 có những khó khăn
gì? Và các nước đã làm gì để khắc phục hậu quả?
- Kinh tế:
+ Bị chiến tranh tàn phá để lại nhiều hậu quả nặng nề , nhiều thành phố, bến cảng,
các trung tâm công nghiệp bị tàn phá. Hàng triệu người chết, mất tích hoặc bị tàn phế.Ở
Pháp năm 1945 sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38%, nông nghiệp chỉ bằng 50% so với
năm 1938, Ở Italia, khoảng 1/3 tài sản quốc gia bị tổn thất.
+ Để khắc phục hậu quả các nước Tây Âu dựa vào viện trợ của Mĩ thông qua kế
hoạch Mácsan, từ 1950 kinh tế phục hồi và đạt mức trước chiến tranh
Câu hỏi 2: Giải thích vì sao Tây Âu phải nhận viện trợ của Mĩ qua kế hoạch
Mácsan?
- Vì suy yếu, phải nhận viện trợ của Mĩ để khôi phục kinh tế với những điều kiện
do Mĩ đặt ra.
- Lo ngại ảnh hưởng to lớn của LX và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đối với
tình hình trong nước.
Câu hỏi 3: Vì sao kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng trong giai đoạn
1950-1973?
+ Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật, tăng năng xuất, nâng cao chất lượng, hạ
giá thành sản phẩm
+ Vai trò quản lí, điều tiết, thúc đẩy kinh tế của nhà nước.
+ Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài cho sự phát triển đất nước: viện trợ của Mỹ,
hợp tác trong cộng đồng châu Âu (EC).
Câu hỏi 4: Tình hình kinh tế của Tây Âu từ 1973-1991 như thế nào?
+ Do tác động của khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Tây Âu suy thoái,
phát triển không ổn định.
Từ năm 1973 đến năm 1992, mức tăng trưởng kinh tế của Pháp thực tế giảm xuống
còn 2,4% đến 2,2%.Năm 1991, kinh tế Anh tăng trưởng – 1,8%. Năm 1983 số người thất
nghiệp ở Italia là 2,5 triệu người và ở Cộng hòa Liên Bang Đức năm 1989 là 3 triệu
người
+ Kinh tế gặp khó khăn và thách thức.Sự phát triển thường diễn ra xen kẽ với
khủng hoảng, suy thoái, lạm phát và thất nghiệp. Tây Âu luôn vấp phải sự cạnh tranh
quyết liệt từ phía Mĩ, Nhật bản, và các nước công nghiệp mới(NICs)
Câu hỏi 5: Từ sau năm 1993 tình hình Tây Âu có những chuyển biến gì so với
giai đoạn trước?
18
- Kinh tế phục hồi và phát triển trở lại. Anh là 3,8%, Đức là 2,9%, Italia là 3%, Tây
Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.
Câu hỏi 6. Vì sao nói EU là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh ?
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay cùng với xu thế toàn cầu hóa khuynh
hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới mà tiêu biểu là quá trình
hình thành và phát triển của EU
- Từ lúc mới thành lập 1957 EU chỉ có 6 nước đến 1995 đã phát triển thành 15
nước thành viên, 2004 EU kết nạp thêm 10 nước, năm 200 kết nạp thêm 2 nước nữa
nâng số thành viên lên 27 quốc gia
- EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực
kinh tế, tiền tề mà còn liên mnh trong lĩnh vực chính trị (xác định luật công dân châu
âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, hiến pháp chung...)
- EU có 340 triệu người có trình độ KH-KT cao, chiếm 1/3 tổng sản lượng CN
TG, ¼ GDP TG, tạo ra 1 cộng đồng hùng mạnh đủ sức cạnh tranh về kinh tế - thương
mại – tài chính với Mĩ và NB
- Chính vì sự ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ như vậy nên EU là tooe
chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới.
Câu hỏi 7. Hãy làm rõ quá trình phân hóa về chính trị trong đường lối đối
ngoại của các nước Tây Âu từ 1945 - 2000?
- 1945 – 1950 liên minh chặt chẽ với Mĩ trong cuộc chiến tranh lạnh, tham gia
NATO, quay trở lại xâm lược các thuộc địa cũ
- 1950 – 1973: vẫn liên minh với Mĩ nhưng thái độ của từng nước có sự khác nhau:
+ Anh ủng hộ Mĩ
+ Pháp phản đối Mĩ trong các cuộc chiến tranh xâm lược, quan hệ với Liên Xô và
các nước XHCN, rút ra khỏi NATO
- 1973 – 1991: tăng cường hợp tác kinh tế đồng thời mở rộng quan hệ đối ngoại.
Đông – Tây hòa dịu
- 1991- 2000: Anh ủng hộ Mĩ; Pháp và Đức trở thành đối trọng của Mĩ trong nhiều
vấn đề quan trọng
=> KL: như vậy, các nước Tây Âu mặc dù có sự nhất quán tương đối trong chính
sách đối ngoại nhưng cũng thể hiện sự phân hóa về chính trị trong quan hệ với Mĩ và các
nước
3. Nhật Bản từ năm 1945 – 2000.
Câu hỏi 1: Tìm hiểu tình hình kinh tế Nhật Bản từ năm 1945 -1952?
- Sự thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản những hậu quả
hết sức nặng nề: khoảng 3 triệu người chết và mất tích, 13 triệu người thất nghiệp,40% đô
thị, 80% tàu bè, 34 % máy móc công nghiệp bị phá hủy, đói rét đe dọa toàn nước Nhật
- Sau chiến tranh, Nhật Bản đã bị quân đội Mỹ với danh nghĩa lực lượng đồng
minh chiếm đóng từ 1945 đén 1952 nhưng chính phủ Nhật Bản vẫn tồn tại và hoạt động
- Về kinh tế, SCAP đã thực hiện 3 cuộc cải cách lớn: một là, thủ tiêu chế độ tập
trung kinh tế, hai là cải cách ruộng đất, ba là dân chủ hóa lao động. Dựa vào nổ lực của
19
bản thân và viện trợ của Mỹ, đến khoảng 1950 đến 1951, Nhật Bản đã khôi phục kinh tế
đạt mức trước chiến tranh.
Câu hỏi 2: Tình hình kinh tế Nhật Bản từ 1952 đến 1973?
- Từ 1952 đến 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh.
- 1960 – 1973, được gọi là giai đoạn phát triển thần kì: tốc độ tăng trưởng bình
quân hàng năm của Nhật là 10,8 % (1960 – 1969). Năm 1968, kinh tế Nhật vươn lên
đứng thứ hai trong thế giới tư bản sau Mĩ .
- Từ đầu , những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế
tài chính lớn nhất thế giới
- Nhật rất coi trọng giáo dục và khoa học - kĩ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự
phát triển bằng cách mua bằng phát minh sang chế. Khoa học – Kĩ thuật và công nghệ
Nhật chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khoa học dân dụng, đạt được thành tựu lớn:
Ngoài các sản phẩm dân dụng nổi tiếng thế giới như tivi, tủ lạnh, ô tô, Nhật còn
đóng tàu chở dầu trọng tải 1 triệu tấn, xây dựng các công trình thế kỉ như cầu đường bộ
dài 9,4 km nối hai đảo Honsu và Sicocư.
- Nhật nhanh chóng vươn lên thành siêu cường kinh tế là do các yếu tố sau:
+ Con người được coi là vốn quý nhất.
+ Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
+ Các công ty Nhật Bản năng động, tầm nhìn xa, quản lí tốt.
+ Nhật biết áp dụng các thành tựu kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá
thành sản phẩm.
+ Chi phí cho quốc phòng thấp ( không vượt quá 1% GDP).
+ Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển như nguồn viện trợ của Mỹ, các
cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt nam để làm giàu.
Câu hỏi 3: Việt Nam học tập được gì từ Nhật Bản?
- Coi trọng giáo dục. Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu
- Học tập ,ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất
- Vai trò quản lý, hiệu quả của nhà nước
Câu hỏi 4: Tình hình kinh tế Nhật Bản từ 1973 đến 1991?
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới năm 1973 đ ã tác động mạnh đến nền kinh tế Nhật.
Chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản đã tiến hành cải cách kinh tế theo chiều s âu: gi
ảm chi phí vật liệu và nguyên liệu đến mức thấp nhất, tăng cường sức cạnh tranh, nhờ đ ó
đã ra khỏi khủng hoảng và từ nửa sau những năm 80 tiếp tục phát triển nhanh chóng Nhật
vươn lên thành siêu cường số một của thế giới.
Câu hỏi 5: Tình hình kinh tế Nhật Bản từ 1991 đến 2000?
- Từ đầu thập kỉ 90, kinh tế Nhật lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài. Cuộc khủng
hoảng tiền tệ, tài chính Châu Á năm 1997 – 1998 lại giáng một đòn nặng nề vào nền kinh
tế Nhật Bản nhưng Nhật vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn trên thế giới.
- Từ đầu những năm 90, Nhật nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để
tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế. Từ năm 1998 nền kinh tế được phục hồi, sau đó
tiếp tục phát triển. Năm 2000, GDP của Nhật Bản là 4746 tỷ USD, bình quân đầu người
37408 USD chiếm 1/10 tổng sản phẩm thế giới
20
Câu hỏi 6: Hiện tượng “thần kì Nhật Bản” là gì? Nguyên nhân của hiện tượng
đó? Theo em, có thể học tập bài học kinh nghiệm gì từ hiện tượng “thần kì Nhật
Bản”?
a. Các giai đoạn:
- 1945-1951: Phục hồi sau chiến tranh
- 1952-1973: Tăng trưởng nhanh, giai đoạn phát triển thần kì
- 1973-2000: Tăng trưởng theo chiều sâu. Phát triển xen kẽ suy thoái song vẫn là 1
trong 3 trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, khoa học kĩ thuật vẫn phát triển.
b. Hiện tượng “thần kì Nhật Bản”?
- Nhật Bản từ nước bại trận trong Chiến tranh thế giới II, sau 3 thập niên đã trở
thành siêu cường kinh tế mà nhiều người gọi đó là sự “thần kì Nhật Bản”.
- Nguyên nhân: Khách quan: Kinh tế thế giới đang thời kì phát triển; thế giới đạt
nhiều thành tựu về khoa học kĩ thuật.
+ Người Nhật Bản có truyền thống văn hóa giáo dục, đạo đức lao động, ý chí tự
lực tự cường, lao động hết mình, tôn trọng kỉ luật, biết hợp tác trong lao động, tiết kiệm,
tay nghề cao…
+ Nhà nước quản lý kinh tế có hiệu quả…
+ Các công ti Nhật Bản năng động, năng lực cạnh tranh cao, biết cách len vào thị
trường các nước…
+ Áp dụng khoa học kĩ thuật, cải tiến sản xuất, hạ giá thành sản phẩm…
+ Chi phí cho quốc phòng ít.
+ Cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo điều kiện phát triển kinh tế. Biết tranh thủ
nguồn viện trợ của Mĩ, lợi dụng chiến tranh ở Triều Tiên (1950-1953) và ở Việt Nam
(1954-1975) để làm giàu.
c. Bài học kinh nghiệm:
- Coi trọng việc đầu tư phát triển khoa học công nghệ và giáo dục.
- Phát huy nhân tố con người, đạo đức lao động, sử dụng tối đa tiềm năng sáng tạo
của con người.
- Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Phát huy truyền thống tự lực tự cường
- Tăng cường vai trò Nhà nước trong quản lí kinh tế: Lựa thời cơ xây dựng chiến
lược kinh tế, thay đổi linh hoạt cơ cấu kinh tế, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của nước
ngoài vào các ngành then chốt, mũi nhọn…
- Quản lí doanh nghiệp một cách năng động, có hiệu quả. Biết thâm nhập thị
trường thế giới, đạt hiệu quả cao trong cạnh tranh.
*. Sơ kết bài học:
- GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi:
21
+ Lập thống kê về tình hình kinh tế của Mĩ, Nhật, Tây Âu từ năm 1945- 1973. Nêu
những nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế.
+ Từ nguyên nhân phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản, qua đó rút ra bài
học cho công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
*. Dặn dò, hướng dẫn HS học ở nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Sưu tầm tư liệu nói về Mĩ, Tây Âu , Nhật Bản, EU
D. ĐỀ MINH HỌA
1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần làm cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong
chuyên đề
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp Vận dụng cấp
(Mô tả yêu cầu (Mô tả yêu cầu
thấp
cao
cần đạt)
cần đạt)
(Mô tả yêu cầu (Mô tả yêu cầu
cần đạt)
cần đạt)
Nước Mĩ
Nhận biết được - Giải thích Phân tích được Nhận xét được
những nét lớn được tại sao những nguyên mối quan hệ
về
tình hình kinh tế Mĩ phát nhân dẫn đến sự giữa Việt Nam
kinh tế, của Mĩ triển mạnh từ phát triển vượt và Mĩ trong
từ năm 1945 đến năm 1945 đến bậc của kinh tế những năm gần
1973
1973
Mĩ từ (1945- đây
1973). Nhận xét
được
nguyên
nhân phát triển
nhất
Tây Âu
Nhật Bản
- Nêu được
những nét lớn
về
tình hình
kinh tế Tây Âu
(1950-1973)
Hiểu được vì
sao từ năm 1950
trở đi, kinh tế
các nước Tây
Âu lại phát triển
nhanh
chóng,
trở thành một
trong ba trung
tâm kinh tế - tài
chính lớn của
thế giới
Biết được những Lý giải được tại Phân tích được Qua đó rút ra
22
nét lớn về tình
hình kinh tế của
Nhật Bản(19521973)
sao Nhật Bản
có sự phát triển
“thần kì”(19521973)
những nguyên
nhân dẫn đến sự
phát triển vượt
bậc của kinh tế
Nhật
Bản
(1952-1973).
Nhận xét được
nguyên
nhân
phát triển nhất
được bài học
cho công cuộc
đổi mới ở nước
ta hiện nay
-Liên hệ để biết
được mối quan
hệ giữa Việt
Nam và Nhật
Bản
trong
những năm gần
đây
Định hướng năng lực hình thành của chủ đề
- Năng lực chung: giải quyết được các vấn đề trong bảng mô tả các mức yêu cầu
cần đạt, sử dụng ngôn ngữ phù hợp, sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện lại kiến thức lịch sử, biết phân tích, giải thích,
nhận xét sự kiện lịch sử, rút ra bài học
2. Câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực
2.1. Câu hỏi mức độ nhận biết:
Câu 1.Trong 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành
A. nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.
B. trung tâm kinh tế - tài chính số một thế giới
C. trung tâm khoa học - kĩ thuật lớn nhất thế giới
D. nơi tập trung nhiều tập đoàn công nghiệp, quân sự
Câu 2. Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến
tranh thế giới thứ hai là
A. áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật.
B. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.
C. tài nguyên thiên nhiên phong phú.
D. tập trung sản xuất và tư bản cao.
Câu 3. Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. phát triển nhanh nhưng không ổn định, gắn liền với những đợt suy thoái ngắn.
B. bị các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn.
C. vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới
D. sự chênh lệch giữa những người giàu có và những người nghèo ngày càng lớn.
Câu 4. Trong các liên minh quân sự dưới đây, liên minh quân sự nào không do Mĩ lập nên?
A. NATO.
B. VASAVA.
C. SEATO.
D.CENTO.
Câu 5. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai là
A. Anh.
B. Pháp.
C. Mĩ.
D. Nhật.
Câu 6. Để khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã
A. Quốc hữu hóa các xí nghiệp.
B. Thực hiện cải cách ruộng đất.
C. Nhận viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch Macsan.
D. Đẩy mạnh buôn bán với các nước
Đông Âu.
Câu 7. Mục đích các nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
23
A. Để phục hồi, phát triển kinh tế.
B. Tây Âu muốn trở thành Đồng minh của Mĩ.
C. Để xâm lược các quốc gia khác.
D. Tây Âu muốn cạnh tranh với Liên Xô.
Câu 8. Để nhận được viện trợ của Mĩ các nước Tây Âu phải:
A. Liên kết lại với nhau.
B. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động.
C. Tuân theo những điều kiện do Mĩ đặt ra.
D. Sử dụng viện trợ của Mĩ vào việc phát triển kinh tế.
Câu 9. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới
thứ hai là
A. thiết lập mối quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa.
B. ủng hộ phong trào đấu tranh vì hòa bình trên thế giới.
C. ngoại giao mềm mỏng, tập trung vào phát triển kinh tế.
D. tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa.
Câu 10. Trong bối cảnh "Chiến tranh lạnh" gay gắt giữa hai phe, các nước Tây Âu đã
A. Tham gia khối quân sự NATO do Mĩ lập ra.
B. Thực hiện chính sách tập trung, không chạy đua vũ trang.
C. Đấu tranh đòi Mĩ phải giải trừ quân bị.
D. Thành lập khối liên minh quân sự riêng chống lại Mĩ và các nước khác.
Câu 11. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã tập trung nguồn lực để phát triển lĩnh vực
nào sau đây?
A. Kinh tế.
B. Quân sự.
C. Khoa học - kỹ thuật.
D. Giáo dục.
Câu 12.Từ năm 1952 - 1973, kinh tế Nhật phát triển như thế nào?
A. Nhảy vọt.
B. Mạnh mẽ.
C. Thần kì.
D. Vượt bậc.
Câu 13. Đến năm 1968, Nhật Bản đã vươn lên trở thành
A. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
B. cường quốc kinh tế tư bản, đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
C. nước đế quốc quân phiệt với hệ thống thuộc địa rộng lớn.
D. trung tâm công nghiệp – quốc phòng duy nhất của thế giới.
Câu 14.Chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong giai đoạn 1945 - 1952 là
A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. mở rộng hợp tác với các nước tư bản.
C. hợp tác với Liên Xô.
D. liên minh với Cộng hòa Liên Bang Đức.
Câu 15. Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 2000 là
A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. hướng về các nước châu Á.
C. hướng mạnh về Đông Nam Á.
D. cải thiện quan hệ với Liên Xô.
2.2. Câu hỏi mức độ thông hiểu:
Câu 1. Lợi thế cơ bản mà cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã đem lại cho nước Mĩ là
A. Mĩ không bị chiến tranh tàn phá.
B. Mĩ thu được nhiều lợi nhuận từ buôn bán vũ khí.
C. Các nước tư bản châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.
D. Liên Xô - đối thủ của Mĩ bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
Câu 2. Nền kinh tế Mĩ bị suy thoái nghiêm trọng trong thập kỉ 70 của thế kỉ XX, là vì
A. Mĩ đã tham gia nhiều cuộc chiến tranh trên thế giới.
B. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.
C. các nước đồng minh không có khả năng trả nợ cho Mĩ.
D. các nước Mĩ Latinh giành độc lập, Mĩ mất thị trường tiêu thụ.
Câu 3. Khó khăn cơ bản của kinh tế Mĩ trong thập niên 80 của thế kỉ XX là do
24
A. phong trào công nhân phát triển mạnh.
B. các ngành công nghiệp then chốt suy
thoái.
C. sự cạnh tranh ráo riết của Tây Âu, Nhật Bản.
D. thất bại trong chiến tranh xâm lược
Việt Nam.
Câu 4. Mục tiêu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” là
A. Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ xã hội chủ nghĩa.
B. Khống chế các nước đồng minh phụ thuộc Mĩ.
C. Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
D. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và cộng sản quốc tế.
Câu 5. Ý nào sau đây không phải là mục tiêu của Mĩ trong “chiến lược toàn cầu”?
A. Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.
B. Giúp đỡ các nước đồng minh phát triển kinh tế.
C. Đàn áp các phong trào cách mạng trên thế giới.
D. Khống chế, chi phối các nước đồng minh của Mĩ.
Câu 6. Sự kiện mở đầu đánh dấu sự liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu là:
A. Sự thành lập "cộng đồng kinh tế Châu Âu".
B. Sự thành lập "cộng đồng than - thép Châu Âu".
C. Sự thành lập "cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu".
D. Sự thành lập "cộng đồng Châu Âu".
Câu 7. Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Tây Âu từ 1950 - 1973 là
A. áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
B. sự điều hành có hiệu quả của nhà nước.
C. thu hút đầu tư nước ngoài.
D. nhận viện trợ của Mĩ.
Câu 8. Từ 1991 - 2000 trong chính sách đối ngoại của Tây Âu có sự điều chỉnh như thế nào?
A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. Mở rộng quan hệ với các nước trên
thế giới.
C. Chỉ quan hệ với các nước phát triển.
D. Chỉ quan hệ với nước Nhật Bản.
Câu 9. Sau năm 1945 Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế vì
A. Hợp tác chặt chẽ với Mĩ
B. Hợp tác chặt chẽ với Liên Xô
C. Dựa vào viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch Macsan
D. Gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế SEV
Câu 10. Liên minh Châu âu EU thành lập từ sự hợp nhất các tổ chức
A. Cộng đồng nguyên tử Châu Âu, cộng đồng kinh tế, cộng đồng văn hóa Châu Âu.
B. Cộng đồng than thép Châu Âu, cộng đồng kinh tế, cộng đồng văn hóa Châu Âu.
C. Cộng đồng than thép, cộng đồng nguyên tử Châu Âu, cộng đồng kinh tế Châu Âu.
D. Cộng đồng than thép, cộng đồng nguyên tử Châu Âu, cộng đồng văn hóa Châu Âu.
Câu 11. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh
thế giới thứ hai?
A. Truyền thống tự lực, tự cường.
B. Chi phí quân sự thấp.
C. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
D. Gây chiến tranh xâm lược.
Câu 12. Hiệp ước nào dưới đây Nhật Bản kí kết với Mĩ vào ngày 8/9/1951?
A. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á.
B. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.
C. Hiệp ước liên minh Mĩ - Nhật.
D. Hiệp ước chạy đua vũ trang.
Câu 13. Từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản
25