Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

XÂY DỰNG MỘT TÌNH HUỐNG TRANH CHẤP THỪA KẾ DI SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.84 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Đề tài :
XÂY DỰNG MỘT TÌNH HUỐNG TRANH CHẤP THỪA KẾ DI SẢN


PHẦN I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUYỀN THỪA KẾ
1.Khái niệm
1.1.Khái niệm về thừa kế
-Thừa kề là sự chuyển quyền sở hữu đối với tài sản người đã chết cho người còn
sống.
1.2.Khái niệm về quyền thừa kế
-Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật
của các quốc gia ghi nhận. Quyền thừa kế xuất hiện cùng với quyền sở hữu, nó xuất
hiện khi có nhà nước và pháp luật, và là một phạm trù pháp lý.
2.Di sản thừa kế
-Di sản thừa kế là những tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế. Di
sản bao gồm phần tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong
khối tài sản chung với người khác.
3.Nguyên tắc thừa kế
3.1.Đảm bảo quyền thừa kế về tài sản của cá nhân
-Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật được pháp luật đảm bảo cho việc
hưởng di sản của người chết để lại. Tất cả các tái sản hợp pháp của cá nhân được
pháp luật bảo vệ và trở thành di sản thừa kế của người đó.
3.2.Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân
-Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và
quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Nguyên tắc này không phân
biệt nam, nữ , tôn giáo, địa vị xã hội...đều có quyền như nhau.
3.3.Quyền từ chối nhận di sản
-Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế, trừ trường hợp việc từ chối
nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.


-Việc từ chối nhận di sản phải lập văn bản và phải báo cho những người thừa kế
khác và cơ quan công chứng, Uỷ ban nhân dân địa phương biết. Thời hạn từ chối là
6 tháng kể từ ngày mở thừa kế.
3.4.Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
-Nhà nước tôn trọng quyền định đoạt bằng di chúc của người có di sản, đồng thời
bảo vệ thích đáng quyền lợi của một số người thừa kế theo luật.
-Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của
mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản thừa kế theo pháp luật hoặc
theo di chúc. Tuy nhiên pháp luật vẫn phải bảo vệ một số đối tượng, những người
này được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc , đó là:


+Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
+Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
-Những người này được hưởng 2 phần 3 một suất thừa kế theo pháp luật.
4.Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
- Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản
do người chết để lại.
- Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
- Người để lại di sản thừa kế trước khi chết có thể ở nhiều nơi khác nhau, vì thế
mà bộ luật dân sự đã quy định thời điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của
người để lại di sản, nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở
thừa kể là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.
5. Hình thức thừa kế
5.1.Thừa kế theo di chúc
- Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người
khác sau khi chết.
- Thừa kế theo di chúc là việc người nào đó nhận được di sản của người chết để
lại căn cứ vào di chúc của người đó khi còn sống.
5.2.Thừa kế theo pháp luật.

-Khái niệm: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và
trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
-Các trường hợp được thừa kế theo pháp luật:
+ Người chết không để lại di chúc.
+ Di chúc không hợp pháp.
+ Những người được hưởng thừa kế theo di chúc đều chết trước hoạc chết
cùng thời điểm với người lập di chúc, tổ chức cơ quan được hưởng thừa kế theo di
chúc không còn tồn tại ở thời điểm mở thừa kế.
+ Những người thừa kế trong di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ
chối nhận di sản.
+ Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.
+ Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật.
- Những người thừa kế theo pháp luật.
+ Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ , chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết.
+ Hàng thừa kế thứ 2: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột,
em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại.
- Hàng thừa kế thứ 3: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, cậu ruột, chú ruột,
cô ruột, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột,
chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội,
cụ ngoại.
- Những người cung hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau.


- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở
hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng
di sản hoặc từ chối nhận di sản.
5.3.Thừa kế thế vị.
-Thừa kế kế vị là con hoặc cháu, chắt thay thế vào vị trị của ông hoặc bà, bố hoặc

mẹ của cháu nếu ông hoặc bà, bố hoặc mẹ của cháu còn sống thì được hưởng. Được
chia đều phần di sản với những người thừa kế khác.
6.Người không được quyền hưởng di sản.
-Những người bị kết án hành vi về cố tình xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm và danh dự , vị phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ... của người để lại di
sản.
-Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác để
được hưởng 1 phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền được
hưởng.
-Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép...thì không được quyền hưởng di sản trừ
trường hợp người để lại di sản biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho
hưởng trong di chúc.
7.Việc phân chia tài sản
-Việc phân chia tài sản được thực hiện theo ý nguyện của người để lại di chúc.
Nếu di chúc không xác định rõ từng người thừa kế thì phần di sản được chia đều
cho tất cả những người thừa kế.

PHẦN 2.NỘI DUNG
Nhân vật:


1 Chồng: Phạm Minh Tiến
2 Vợ cả: Vũ Thị Tình
3 Mẹ kế: Đặng Thị Thủy
4 Con trai mẹ kế và bố: Lê Thị Quỳnh D3
5Con gái mẹ cả: Nguyễn Thị Thơ, Nguyễn Thu Thủy,
6 Luật sư A : Nguyễn Phương Thảo
7 Luật sư B :Lê Thị Quỳnh D4
8 Thẩm phán : Phạm Thị Thùy
9 Bác sĩ : Hứa Ngọc Quỳnh

10 Bà ghi đề : Đinh Thị Thảo
11 Diễn viên quần chúng: Đặng Thị Thảo, Lê Thúy Quỳnh, Nguyễn Thị Thuyên,
Bùi Thu Trang, Mai Thanh Phượng

A.Chỉ đạo sản xuất:
1. Kịch Bản: Lê Thị Quỳnh , Đặng Thị Thủy
2. Bản word : Đặng Thị Thủy, Hứa Ngọc Quỳnh
3. Máy quay: Phạm Minh Tiến, Lê Thị Quỳnh
4. Chỉnh sửa video: Phạm Minh Tiến
5. Thuyết trình: Nguyễn Phương Thảo

TÓM TẮT


- Năm 1987, vào một ngày đẹp trời Tiến và Tình gặp nhau, yêu nhau rồi sau đó kết
hôn sinh được ba người con là Thơ, Thùy, Thảo. trong đó đứa con cả là Thơ ra đời
năm 1989.
- Sau thời gian 10 năm chung sống Tiến và Tình xây được căn biệt thự trị giá 15 tỷ
đồng trên đường Hồ Tùng Mậu.
- Vào 1 ngày, tiến dùng tiền của 2 vợ chồng đi mua vé số và may mắn trúng số tiền
10 tỷ sau khi đã trừ thuế.
- Một vài năm sau Tình chết vì mắc bệnh ung thư.
- Vào năm 1997, Tiến quyết định tái hôn với bà Thủy và năm 1998 sinh được người
con trai tên là Trung.
- Sau thời gian 20 năm chung sống Tiến bất ngờ bị một tai nạn rồi chết. Trong lúc
hấp hối Tiến để lại lời di chúc và chết.
- Bà Thủy và đứa con trai âm mưu chiếm đoạt tài sản đuổi 3 con của bà Tình và ông
Tiến và khỏi nhà...khi mọi thứ chưa rõ ràng tất cả mọi người quyết định ra tòa để
giải quyết.


B.Kịch bản
. Hồi 1 : Thiếp lập mối quan hệ
Năm 1987, vào một ngày đẹp trời nọ ba (Phạm Minh Tiến) và mẹ (Vũ Thị Tình)
vô tình gặp nhau rồi kết hôn . Sau đó sinh được 3 người con gái lần lượt là Phạm
Thị Thơ (1989) , Phạm Thị Thủy(1991), Phạm Thị Thảo(1993) .( tuổi tính đến năm
2017)
Sau thời gian chung sống 10 năm Tiến và Tình đã cùng nhau tiết kiệm tiền và xây
dựng được một căn biệt thự trên đường Hồ Tùng Mậu.
Vào một ngày nọ, Tiến lấy tiền trong số tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng đi mua vé
số và may mắn trúng số với số tiền 10 tỷ sau khi đã trừ thuế . Một ngày sau :
Tiến : Ôi trời ơi , trúng số rồi, giàu to rồi .
Tình : Trúng gì ?


Tiến : Trúng đề chứ còn trúng gì , kiểu này giàu to rồi.
Hồi 2 : Phức tạp hóa vấn đề
+Phân cảnh 1 : Mẹ đi khám bác sĩ
-Trong một lần Thơ, Thảo đưa mẹ đi khám bác sĩ
- Bác sĩ : chúng tôi rất tiếc khi phải thông báo cho hai chị và gia đình biết rằng chị
mắc bệnh ung thư .
Tình: ( hốt hoảng ) …..Sao sao tôi lại bị ung thư cơ chứ
Sau một thời gian Tình chết .
+Phân cảnh 2 : Tiến quyết định tái hôn vào năm 1997
Sau khi Tình chết thì Tiến lấy Thùy có người con tên là Chung
+Phân cảnh 3 : Tiến chết năm 2017
Tiến bị một tai nạn bất ngờ và
Tiến được mọi người đưa tới bệnh viện.
Bác sĩ lắc đầu ……. Chúng tôi đã cố gắng hết sức,mời gia đình vào gặp anh Tiến
lần cuối
Tiến (gọi các con vào nói) : “ Ba thấy mình sắp gần đất xa trời , bây giờ ba con có

ngôi nhà và số tiền là 10 tỷ đồng sau khi ba chết sẽ chia đều cho các con mỗi đứa
một phần .
Tiến chết.

+ Phân cảnh 5: Mẹ kế Thùy đuổi ba đứa con gái riêng của chồng là Thơ, Thảo,
Thủy ra khỏi nhà
Tối hôm đó (Một tháng sau khi chồng mất), mẹ kế hội tụ đông đủ các con lại Thơ,
Thảo, Thủy, Chung lại
Mẹ kế:
Hự hự… (ho) Đông đủ rồi đấy hả? Hôm nay dì có chuyện muốn nói
với các con đây!


Thơ:
Mẹ kế:

Thảo:
Mẹ kế:

Thùy:
Thơ:
Mẹ kế:

Thảo:
Mẹ kế:

Thơ:

Mẹ Kế:
Chung:

Mẹ kế:

Dạ vâng ạ, dì có chuyện gì cứ nói đi ạ!
Mấy đứa thấy đấy, ba của mấy đứa cũng đã chết rồi. Đây là một sự
thật hết sức là tàn nhẫn và đau đớn mà không một ai mong muốn xảy
ra. Còn 3 đứa Thơ, Thảo, Thủy, chúng mày đã lớn cả rồi, trưởng thành
cả rồi, có thể tự lập, tự lo cho bản thân được rồi ý, thì dì thực lòng
khuyên chúng mày hãy ra đi và tự kiếm tiền lo cho cuộc cống riêng
của chính mình đi.
Vấn đề dì muốn nói ở đây là ngôi nhà. Ngôi nhà này tuy là biệt thự,
diện tích thì eo hẹp, chỉ có 500 mét vuông thôi, không thể đủ cho 5
người sinh sống được.
Dì nói thế là thế nào ạ, không phải trước đây cả gia đình mình vẫn
sống cùng nhau đấy thôi ạ.
Con này , mày thích nhảy vào mồm tao à, câm ngay cho tao nói!
Tao, với tư cách là vợ hợp pháp của của ông Tiến, tức bố của chúng
bay, nên tao có đủ điều kiện thừa kế toàn bộ di sản bao gồm ngôi nhà
này và số tiền 10 tỷ kia.
(Quay sang Thơ) Chị ơi..
Bà thôi đi, bà nói thế mà nghe được à!
Á à, con này láo, mày dám cãi tao à!! ( Định đánh Thơ thì hai em gái
bênh)
Chúng mày đều là lũ vịt giời, bé thì ăn hại, lớn thì bay đi, được tích sự
gì mà ở đây đòi tranh tài sản với tao.
Chúng tôi đều là con, chúng tôi có quyền được hưởng gia sản.
Thế mày muốn tao và em ruột mày ra đường ở à? Nó là đứa con trai
duy nhất ở cái nhà này, nó có quyền thừa kế toàn bộ gia sản, nó sẽ
sống và gắn bó với cái nhà này! Chưa nghe câu: “ Cha truyền con nối
à các con”??
Bây giờ thế này, nếu dì đồng ý, chúng ta sẽ thỏa thuận. Vì thằng

Chung là em trai của chúng tôi cũng là đứa con trai duy nhất của gia
đình nên chúng tôi sẽ chấp nhận nhường lại 4 tỷ đồng cho nó, còn lại
6 tỷ sẽ là của chúng tôi. Về ngôi nhà này chúng ta sẽ cùng sinh sống.
Dì nói đúng, chúng tôi sẽ đi lấy chồng, nhưng chúng tôi có quyền
sống ở đây đến khi chúng tôi về nhà chồng. Dì thấy thế nào? Còn nếu
không đồng ý, thì chúng ta ra tòa, để pháp luật giải quyết, đến lúc ý
một xu tôi cũng không cho.
Mày…
Mẹ ơi hay nghe lời chị đi ( Túm tay áo mẹ)
Mày ngu nó vừa vừa thôi con. Mày là con trai, mọi thứ phải là của
con mình. Còn lũ con gái chúng mày, đừng có mà ảo tưởng vội, mày
nghĩ tao sợ mày á, thích thì ra tòa, xem ai thắng ai thua.
Pháp luật đã nói rồi, chồng chết thì vợ là người tiếp theo đảm nhiệm
việc phân chia phần tài sản của chồng. Và khi nào tao chết, mới đến
lượt chúng mày. Mà lấy đâu ra cái luật cho chúng mày chia, thằng con
trai tao sẽ chia, con nhỉ ?
Vì thế quyền cho ai ở, đuổi ai đi chia như nào là của tao, chúng mày
miễn can thiệp.


Thảo :

Chung :

Mẹ kế :
Thùy :
Mẹ kế :
Thơ :

Bà thì biết cái quái gì về pháp luật cơ chứ ? Tôi nói cho bà nghe nhé,

cái nhà này là do bố và mẹ tôi trước kia vất vả cơ cực để xây dựng
lên, bà không có quyền thừa hưởng nó đâu nhé ! Bà chả góp được
công ích gì để xây dựng lên cái gia cơ này mà đòi thừa hưởng.
Chị nói thế mà nghe được à, ba đi làm, mẹ em ở nhà chăm lo cho cái
nhà này, không có mẹ em thì đâu có được cái gia đình như ngày hôm
nay. Em là con trai nối dõi, mẹ em lại vợ hợp pháp nên bà hoàn toàn
có quyền thừa kế, các chị hãy chấp nhận đi.
Chúng mày đã hiểu chưa ?
Nếu dì đã cố chấp thế thì chúng con không còn cách nào khác.
Ngon thì chơi đi ?
Vậy cùng gặp nhau ở tòa đi !!!

Phân cảnh 6 : Tòa xét xử
Thẩm phán :

Thẩm phán :
Luật sư A :

Mẹ kế :
Các con gái :
Mẹ kế :
Thẩm phán :
Luật sư B :

Hôm nay ngày 6 tháng 11 năm 2018, TANDTC thành phố Hà
Nội mở phiên tòa xét xử vụ án tranh chấp di sản thừa kế do chị
Phạm Thị Thơ khởi tố và bị cáo là bà Đặng Thị Thủy với tội
danh chiếm đoạt tài sản thừa kế của người khác.
Phiên tòa được xét xử công khai vào hồi 8h ngày 6/11/2018 tại
TANDTC thành phố Hà Nội.

Mời luật sư bên khởi kiện :
Kính thưa quý tòa, thân chủ tôi là chị Phạm Thị Thơ cùng hai
em gái là Phạm Thị Thảo và Phạm Thị Thùy với nội dung vụ
án đã trình bày trước tòa, tôi thấy :
1) Các con có quyền bình đẳng như nhau về việc hưởng di sản
thừa kế mà cha để lại.
2) Cha là ông Phạm Minh Tiến đã có di chúc miệng lại sẽ chia
đều cho các con.
3) Hành vi đuổi các con ra khỏi nhà và nắm giữ tài sản của bị
cáo là hành vi chiếm đoạt tài sản thừa kế của người khác.
Kính mong quý tòa xem xét và đưa ra giải pháp đúng đắn.
Này, ông biết gì mà nói, con trai tôi là con nối dõi, tôi là vợ ,
chúng tôi có quyền thừa hưởng hết.
Tài sản là của chung, chúng tôi có quyền…
Chúng mày là đồ vịt giời, không có quyền….
( Cãi nhau)
(Đập bàn) Trật tự !!!!
Mời luật sư bào chữa cho bị cáo.
Kính thưa quý tòa, thân chủ tôi là vợ hợp pháp của ông Phạm
Minh Tiến, cháu Phạm Văn Chung cũng là con ruột của ông
Tiến, họ đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên họ có quyền
được hưởng thừa kế.


Thẩm phán :

- Về di chúc miệng, do sau thời hạn 5 ngày kể kể ngày ông
Phạm Văn Tiến mất, do không có người làm chứng và không
được công chứng nên hàn toàn là không hợp lệ. Kính mong
quý tòa xem xét và xét xử cho thân chủ tôi về tội danh âm mư

chiếm đoạt tài sản là hoàn toàn không có căn cứ chứng thực.
- Sau khi nghe hai bên trình bày, hội đồng xét xử TANDTC
thành phố Hà Nội quyết định như sau :
+ Theo quy định tại điều 610 BLDS thì : « Mọi cá nhân
đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác
và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. »
Vì vậy, lí do bị cáo đưa ra là không hợp lí, và di chúc miệng
của ông Phạm Minh Tiến để lại là hoàn toàn không có căn cứ.
+ Di sản sẽ được chia theo pháp luật như sau :
-Sau khi bà Tình chết, tiến hành chia di sản , căn cứ khoản 1
điều 651 bộ luật dân sự năm 2015 những người thuộc hàng
thừa kế thứ nhất : vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ con nuôi của người chết thì những người có tên sau đây
được hưởng di sản của bà Tình gồm :
1, Ông Phạm Minh Tiến chồng bà Vũ Thị Tình
2, Con gái của ông Tiến và bà Tình : Phạm Thị Thơ, Phạm Thị
Thùy, Phạm Thị Thảo.
-Tổng số tài sản được thừa kế từ bà Tình bao gồm
+Phần tài sản trong khối tài sản chung với ông Tiến : căn
biệt thự 15 tỷ trên đường Hồ Tùng Mậu, và số tiền 10 tỷ do ông
Tiến lấy tiền tiết kiệm của 2 người đi mau vé số và trúng. Do
vậy số tài sản của bà Tình là :
(15+10)/2 =12.5 tỷ
+ Phần tài sản riêng của bà Tình =0
-Theo đó số di sản mỗi người được nhận như sau :
 Ông Tiến = 25/2 +12.5/4 = 15,625 tỷ
 Các con gái Phạm Thị Thơ, Phạm Thị Thùy, Phạm
Thị Thảo được hưởng như nhau= 12,5/4 = 3,125 tỷ
- Sau khi ông Tiến chết, số tài sản của ông để lại là :
- Số tài sản trong khối tài sản chung của ông Tiến và bà

Thủy=15,625/4=7.1825 tỷ
- Tài sản riêng của ông Tiến=0
- Căn cứ khoản 1 điều 651 bộ luật dân sự năm 2015 những
người được hưởng tài sản bao gồm :bà Phạm Thị Thủy,
con trai Phạm Văn Chung, 3 con gái Phạm Thị Thơ, Phạm
Thị Thùy, Phạm Thị Thảo.
 Bà Đặng Thị Thủy = 15,625/2 + 7,8125/5=9,375
tỷ
 Các con Phạm Thị Thơ, Phạm Thị Thùy, Phạm
Thị Thảo, Phạm Văn Chung hưởng như nhau
=7.8125/5=1,5625 tỷ


• Chung quy lại số tiền mỗi người được hưởng như sau :
- Bà Đặng Thị Thủy 9,375 tỷ
- Anh Phạm Văn Chung 1,5625 tỷ
- Chị Phạm Thị Thơ 1,5625+3,125=4,6875 tỷ
- Chị Phạm Thị Thảo 1,5625+3,125=4,6875 tỷ
- Chị Phạm Thu Thủy 1,5625+3,125=4,6875 tỷ

Tôi xin tuyên bố phiên tòa kết thúc !



×