Tải bản đầy đủ (.pptx) (29 trang)

SỬ DỤNG máy PHÁ RUNG TRONG cấp cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 29 trang )

SỬ DỤNG MÁY PHÁ RUNG TRONG CẤP CỨU
BV Trưng Vương


KHÁI NIỆM
Là một trong những biện pháp
điều trị rối loạn nhịp tim, sử dụng
dòng điện để khôi phục nhịp tim
trở về bình thường.


CARDIOVERSION
(shock điện chuyển nhịp)


1 Khái niệm:
 Dòng điện gây shock  dùng kết thúc các loạn nhịp tim không phải là rung thất (rung nhĩ, cuồng
nhĩ, nhịp nhanh kịch phát trên thất). Cardioversion khác Defibrication là shock điện được đồng
bộ hóa (Synchronized), nhận biết được sóng R hoặc S để năng lượng shock tránh rơi vào
sóng T (R on T) gây rối loạn nhịp thất.


2 Chỉ định:
A/ class 1: chỉ định shock điện
Biện pháp được chon lựa và điều trị cấp cứu (tình trạng huyết động không ổn định, triệu chứng đe
doạ tính mạng):
- Rung nhĩ
- Cuồng nhĩ
- Nhịp nhanh nút xoang nhĩ.



2 Chỉ định (tt):
A/ class 1: chỉ định shock điện (tt)
- Nhịp nhanh thất, nhịp nhanh kịch phát trên thất
- Rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ rối loạn nhịp có huyết động ổn định:

• Kiểm soát nhịp thất khó .
• Rung nhĩ vô căn kéo dài< 1năm.
• Sau khi loại bỏ nguyên nhân kích thích (sốt, khó thở,…).
• Giai đoạn có huyết khối.


2 Chỉ định (tt):
B/ Class 2: chỉ định shock điện còn bàn cãi
 Xoắn đỉnh.
 Cuồng thất
 Rung nhĩ trong:
- Kéo dài > 1 năm.
- Đường kính nhĩ trái> 45mm.
- Không đáp ứng với thuốc điều trị rối loạn nhịp.
- Rung nhĩ ổn định, hội chứng bệnh nút xoang


3. Kỹ thuật:
A. Chuẩn bị bệnh nhân
 Bệnh nhân cần  được giải thích tránh lo lắng, sợ hãi.
 Theo dõi điện tim trước và sau khi  tiến hành kỹ thuật.
 Theo dõi tình trạng nhịp tim, nhịp thở huyết áp trong thời gian dùng an thần. Theo dõi điện tâm đồ,
chức năng sống liên tục bằng mornitoring liên tục ít nhất 4 giờ sau khi tiến hành kỹ thuật.
 Trong trường hợp cấp cứu (huyết động không ổn định, thiếu máu cơ tim) cần nhanh chóng chấm dứt
loạn nhịp một số bước được rút gọn.

 Bệnh nhân được dùng thuốc an thần: barbiturate, benzodiazepins, midazolam, propofon..


3. Kỹ thuật:
B. Chuẩn bị dụng cụ

 Máy shock điện
 Gel điện cực
 Monitor theo dõi điện tâm đồ.
 Các phương tiện hồi sinh tim phổi, ambu, thuốc chống  loạn nhịp.
 Oxy
 Thuốc tiền mê.


3. Kỹ thuật:
C. Nhân sự

 Cardioversion chỉ được tiến hành ở người có kinh nghiệm biết sử dụng các dụng cụ và sử trí các biến
chứng xảy ra.

 Lý tưởng có  một bác sỹ gây mê hoặc kỹ thuật viên hô hấp kiểm soát đường thở.


3. Kỹ thuật:
D. Các bước thực hiện:
1.     Bôi trơn bề mặt bản điện cực phá rung bằng gel để làm giảm trở kháng thành ngực
2.     Bật máy
3.   Lựa chọn năng lượng tùy theo tình huống lâm sàng, mức năng lượng lựa chọn là mức năng lượng
thấp nhất  chấm dứt loạn nhịp.
 Rung nhĩ, cuồng nhĩ  bắt đầu 50 J, sau đó có thể tăng gấp đôi.

 Nhịp nhanh kịch phát trên thất bắt đầu 75 – 100 J, sau đó có thể tăng gấp đôi liều ban đầu cho tới mức
năng lượng cao nhất.
 Nhịp nhanh  thất đơn hình dạng bắt đầu 100 J
 Nhịp nhanh thất đa hình dạng/rung thất bắt đầu 200 J


3. Kỹ thuật:
D. Các bước thực hiện:
4. Vị trí điện cực:
 Vị trí trước – bên : đặt điện cực bờ phải xương ức dưới xương đòn, điện cực kia ở mỏm tim – đường
trung đòn giữa trái.
5. Ấn nút charge để đạt mức năng lượng cần thiết
6. Ấn nút synchronize để đồng bộ với QRS bệnh nhân
7. Ấn nút phóng điện ở đầu tay cầm phá rung
8. Sau khi shock kiểm tra nhịp tim, huyết áp. Nếu nhịp tim chưa trở về nhịp xoang shock lại với mức năng
lượng
trên.
Sau 4- 5 lân  shock điện không thành công  phải đánh giá lại tình huông lâm sàng. Cần phải xem
máy shock điện có hoạt động tốt hay không hoặc áp dụng sai phương thức shock điện.








4. Biến chứng
1. Loạn nhịp tim:
 Ngoại tâm thu thất 15- 30 phút đầu sau khi shock điện, sử dụng lidocain tĩnh mạch để điều trị ngoại tâm

thu thất
 Rối loạn nhịp chậm xảy ra ,dùng Atropin làm tăng nhịp tim.
 Rung thất xảy ra khi shock điện ở bệnh nhân dùng Digoxin hoặc shock điện rơi vào sóng T. Nhiều chuyên
gia tim mạch khuyên dùng lidocain trước khi shock điện chuyển nhịp ở bệnh nhân dùng Digoxin, nên
dùng năng lượng ở mức thấp hơn thường dùng ( 5J, 10J, 25J., 50 J….).Khi rung thất xảy ra shock 360J
với phương thức không đồng bộ (1pha), 200J (2pha).


4. Biến chứng (tt)
1. Loạn nhịp tim (tt):
 Tái phát các rối loạn nguyên thủy
 Ở bệnh nhân rung nhĩ mãn 90 % đáp ứng ban đàu với shock điện chuyển nhịp, chỉ 1/3 duy trì nhịp
xoang sau 6- 12 tháng cho dù dùng thuốc đều; đối với bệnh nhân rung nhĩ > 1 năm suy tim III, IV
NYHA trở về nhịp xoang rất khó khăn.


4. Biến chứng (tt)
2.Tổn thương cơ tim do shock điện dùng năng lượng cao, phù phổi cấp sau shock điện chuyển nhịp
3. Phỏng da do dùng năng lượng cao tiếp xúc da không tốt: dùng Cream corticoid giảm đau


4. Biến chứng (tt)
4. Huyết khối : biến chứng huyên tắc xảy ra 1- 2% khi chuyển nhịp ở bệnh nhân rung nhĩ.Chỉ định dùng
thuốc chống đông còn bàn cãi, nếu bệnh nhân có tiền sử thuyên tắc trước đó liên quan tới shock điện
nên dùng kháng đông Heparin sau đó ít nhất 6 tuần.
5. Điện giật: xảy ra với những người tiếp xúc với bệnh nhân trong quá trình shock điện.
6. Làm hư hỏng các dụng cụ điện


5. Theo dõi:

 Sau khi shock điện thành công bệnh nhân cần theo dõi săn sóc để ngăn chặn các loạn nhịp tái
phát


DEFIBRILLATION
(khử rung)


1 Khái niệm:
 Là phương pháp dùng dòng điện trực  tiếp để chấm dứt rung thất, phục  hồi lại nhịp
xoang.  Defibrilation khác cardioversion là dòng điện không đồng bộ hóa
(unsynchronized).


×