Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Luận văn Nghệ Thuật Thể Hiện Phong Cảnh Làng Quê Trong Thơ Đặng Huy Trứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.47 KB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

DƢƠNG THỊ KIM CHI

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN
PHONG CẢNH LÀNG QUÊ TRONG
THƠ ĐẶNG HUY TRỨ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội, 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

DƢƠNG THỊ KIM CHI

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN
PHONG CẢNH LÀNG QUÊ TRONG
THƠ ĐẶNG HUY TRỨ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. AN THỊ THÚY

Hà Nội, 2018




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. An Thị Thúy đã tận tình
hướng dẫn, động viên, giúp đỡ, chỉ dạy, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành
việc nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Văn học Việt Nam,
khoa Ngữ văn, nhờ sự nhiệt tình chỉ dẫn của các thầy cô, tôi đã học tập và
khắc phục được những thiếu sót trong khóa luận.
Xin cảm ơn sự hỗ trợ quý báu về mặt tinh thần của gia đình và sự giúp
đỡ của bạn bè đã chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Dƣơng Thị Kim Chi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: Nghệ thuật thể hiện phong cảnh làng quê
trong thơ Đặng Huy Trứ và toàn bộ nội dung khóa luận là kết quả nghiên cứu
của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên hướng dẫn. Các tài
liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, không trùng lặp đề
tài và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018

Sinh viên


Dƣơng Thị Kim Chi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 4
NỘI DUNG....................................................................................................... 5
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 5
1.1. Tác giả Đặng Huy Trứ ............................................................................... 5
1.1.1. Thời đại ................................................................................................... 5
1.1.2. Cuộc đời và con người ............................................................................ 7
1.2. Sự nghiệp sáng tác ................................................................................... 12
1.3. Thống kê, phân loại thơ viết về làng quê trong thơ Đặng Huy Trứ......... 15
1.3.1. Thơ viết về thiên nhiên làng quê ........................................................... 15
1.3.2. Thơ viết về cuộc sống sinh hoạt làng quê ............................................. 15
1.3.3. Nhận xét rút ra từ số liệu thống kê ........................................................ 16
Chƣơng 2: BÚT PHÁP THỂ HIỆN PHONG CẢNH LÀNG QUÊ
TRONG THƠ ĐẶNG HUY TRỨ ................................................................ 17
2.1. Bút pháp ước lệ ........................................................................................ 17
2.2. Bút pháp tả thực ....................................................................................... 20
2.2.1. Bút pháp tả thực qua miêu tả thiên nhiên làng quê ............................... 20
2.2.2. Bút pháp tả thực qua miêu tả cuộc sống sinh hoạt làng quê ................. 25
Chƣơng 3: HÌNH TƢỢNG NGHỆ THUẬT VÀ NGÔN NGỮ MIÊU TẢ
PHONG CẢNH LÀNG QUÊ TRONG THƠ ĐẶNG HUY TRỨ ............. 42
3.1. Hình tượng nghệ thuật.............................................................................. 42

3.1.1. Hình tượng thiên nhiên ......................................................................... 42


3.1.2. Hình tượng con người ........................................................................... 46
3.2 Ngôn ngữ ................................................................................................... 52
KẾT LUẬN .................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đặng Huy Trứ (1825-1874) là nhà văn hóa, nhà thơ lớn giữ vị trí quan
trọng trong nền văn học Việt Nam thế kỉ XIX.
Đặng Huy Trứ là một trí thức Nho học, ông sống và chịu ảnh hưởng
của tư tưởng Nho giáo, các sáng tác của ông chủ yếu là bằng chữ Hán. Về sự
nghiệp văn học, Đặng Huy Trứ bắt đầu sáng tác văn chương từ khi còn rất trẻ
và để lại một số lượng tác phẩm đáng kể. Theo như nhóm Trà Lĩnh đã thống
kê bước đầu thì ông đã để lại 12 tập thơ với hơn 1.200 bài, 4 tập văn bao gồm
nhiều thể loại, 1 tập hồi kí và một số loại sách khác. Thơ văn Đặng Huy Trứ
phản ánh chân thực xã hội Việt Nam thế kỉ XIX, đặc biệt là đã khắc họa nhiều
khía cạnh của làng quê Việt Nam.
Làng quê là một đề tài quen thuộc và gắn bó với nhiều tác giả và Đặng
Huy Trứ cũng không ngoại lệ. Trong số lượng thơ Đặng Huy Trứ để lại,
những bài thơ về đề tài làng quê chiếm số lượng không nhỏ. Viết về làng quê,
Đặng Huy Trứ đã phản ánh mọi mặt đời sống nơi làng quê. Các ngành nghề,
phong tục tập quán, con người đều được nhắc đến. Từ người vú nuôi trẻ đến
nhà nho nghèo bán chữ, từ người phụ nữ chăn tằm đến người thợ cày, từ việc
ma chay cúng giỗ đến trồng cây nêu ngày tết,....đều được thể hiện. Có thể nói
làng quê là nguồn cảm hứng vô tận đối với ông. Và chính những yếu tố đó đã
khiến ông trở thành một nhà thơ hiện thực về làng quê trước cả Nguyễn

Khuyến – người được mệnh danh là nhà thơ của quê hương, làng cảnh Việt
Nam. Tuy vậy, đến nay Đặng Huy Trứ và các tác phẩm của ông vẫn còn ít
được biết đến.
Trên đây là những lí do khích lệ tác giả khóa luận lựa chọn đề tài Nghệ
thuật thể hiện phong cảnh làng quê trong thơ Đặng Huy Trứ (khảo sát qua tập
Đặng Huy Trứ - con người và tác phẩm). Qua đó, giúp chúng ta có cái nhìn

1


đầy đủ hơn về con người và sự nghiệp của Đặng Huy Trứ đồng thời khẳng
định vị trí, vai trò, đóng góp của tác giả với nền văn học dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
Đặng Huy Trứ là nhà thơ còn được ít người biết đến, các tác phẩm của
ông chỉ đến gần bạn đọc hơn sau khi được nhóm Trà Lĩnh sưu tầm và công
bố nên đến giờ vẫn còn khá ít các công trình nghiên cứu về ông.
Mới chỉ có một số ít công trình nghiên cứu và giới thiệu về Đặng Huy
Trứ như:
Nhóm Trà Lĩnh, Đặng Huy Trứ - con người và tác phẩm. Đây là nhóm
đã có công đầu tiên nghiên cứu, sưu tầm, tổng hợp và giới thiệu về cuộc đời
cũng như các tác phẩm của Đặng Huy Trứ.
Võ Thị Quỳnh, Đặng Huy Trứ và Trăng. Trong bài báo này tác giả đề
cập đến trăng trong thơ Đặng Huy Trứ và cũng khẳng định tình cảm của Đặng
Huy Trứ với vầng trăng “rất yêu. Yêu rất nhiều”
Theo Nguyễn Hữu Sơn, Đặng Huy Trứ - tác gia lớn của thế kỷ 19 viết:
“Ngay từ những bài thơ đầu tay buổi thiếu thời, ông đã hướng sự quan tâm về
các đề tài gần gũi đời sống hiện thực như Kiến lão ông đài than (Thấy ông lão
vác than), Quý du tử hữu tiên mạ nô tì giả (Con nhà giàu có kẻ đánh mắng kẻ
ăn, người ở)... Theo suốt chặng đường sáng tác, thế giới hiện thực được diễn
tả trong thơ ông chính là cuộc sống thường ngày diễn ra chung quanh mà ông

từng trải nghiệm, chứng kiến” [10, tr4]
Biện Minh Điền, Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội (2008). Theo đó tác giả đánh giá thơ Đặng Huy Trứ ngồn
ngộn các chi tiết của hiện thực đời sống nông thôn: đàn lợn béo, phân chất
cao như thành, hạt cải rơi vào là nở mầm nhanh,.. Tác giả cũng khẳng định
Đặng Huy Trứ là nhà thơ viết nhiều và sâu sắc nhất về nông thôn trước cả
Nguyễn Khuyến nhưng còn rất ít người biết đến và xa lạ với hậu thế.

2


Mai Thị Hiền, Nông thôn trong thơ Đặng Huy Trứ. Bài nghiên cứu này
đã đi tìm hiểu, khảo sát thơ về đề tài nông thôn trong thơ Đặng Huy Trứ và
đưa ra đánh giá “Có thể thấy trước Nguyễn Khuyến, Đặng Huy Trứ là nhà thơ
viết nhiều và thể hiện đậm nét nhất về nông thôn Việt Nam với hàng trăm bài
thơ có giá trị. Mỗi bài thơ là bức tranh chân thực sinh hoạt, ở đó con người,
phong tục tập quán, không khí đều được khắc họa tài hoa nông thôn trong thơ
Đặng Huy Trứ ta như cảm nhận được đó chính là con người lao động của
chính nơi mình đang sống, đồng cảm với họ. Với những thói quen sinh hoạt
với phong tục tập quán…đã dành vị trí lớn trong trang thơ của Đặng Huy
Trứ” [7, tr87]
Có thể thấy, hầu hết các công trình, tư liệu nghiên cứu, giới thiệu về
Đặng Huy Trứ và các tác phẩm của ông chỉ mang tính chất gợi mở, chưa đầy
đủ, và việc tìm hiểu nghệ thuật thể hiện phong cảnh làng quê trong thơ Đặng
Huy Trứ chưa được bàn đến một cách tập trung. Trên cơ sở kế thừa ý kiến của
những người đi trước, chúng tôi lựa chọn đề tài Nghệ thuật thể hiện làng quê
trong thơ Đặng Huy Trứ là đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của
mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu khóa luận này người viết nhằm vào mục đích chính là thấy

được nghệ thuật của Đặng Huy Trứ khi miêu tả về thiên nhiên và cuộc sống
con người làng quê qua thơ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã xác định khóa luận tập trung tìm hiểu những bài thơ
viết về làng quê trong thơ Đặng Huy Trứ. Văn bản thơ chúng tôi dựa vào để
khảo sát là tuyển tập Đặng Huy Trứ, con người và tác phẩm (Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh, năm 1990) do nhóm Trà Lĩnh sưu tầm và tổng hợp.

3


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu theo các phạm vi sau:
- Thứ nhất là bút pháp thể hiện phong cảnh làng quê trong thơ Đặng
Huy Trứ
- Thứ hai là hình tượng nghệ thuật và ngôn ngữ miêu tả phong cảnh
làng quê trong thơ Đặng Huy Trứ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chính sau:
- Phương pháp thống kê phân loại.
- Phương pháp phân tích bình giảng.
- Phương pháp so sánh.
Trong quá trình triển khai luận văn, người viết không tuyệt đối hóa
phương pháp nào, lúc cần thiết có thể sử dụng tổng hợp cả ba phương pháp
trên.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
khóa luận gồm 3 chương:

Chƣơng 1: Những vấn đề chung
Chƣơng 2: Bút pháp thể hiện phong cảnh làng quê trong thơ Đặng Huy
Trứ
Chƣơng 3: Hình tượng nghệ thuật và ngôn ngữ miêu tả phong cảnh
làng quê trong thơ Đặng Huy Trứ

4


NỘI DUNG
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Tác giả Đặng Huy Trứ
1.1.1. Thời đại
Đặng Huy Trứ sống ở một trong những giai đoạn rối ren bi thảm nhất
của lịch sử dân tộc. Năm 1958, tàu chiến Pháp đến bắn phá bán đảo Sơn Trà,
mở màn cho cuộc xâm lược Việt Nam. Lúc này Đặng Huy Trứ được cử đi
quản thứ, và từ đó ông chính thức ra làm quan.
Đứng trước mối nguy hiểm đe dọa nền độc lập của dân tộc, triều đình
nhà Nguyễn, đứng đầu là Tự Đức không những không lãnh đạo nhân dân
đứng lên bảo vệ đất nước mà lại sợ sệt yếu hèn trước quân thù. Kéo theo đó là
hàng loạt các sự kiện đánh dấu nước ta dần dần rơi hoàn toàn vào tay giặc
Pháp xâm lược.
Năm 1859 Pháp chiếm Gia Định. Năm 1860 Pháp dồn toàn lực vào
cuộc chiến với Trung Hoa, nhà Nguyễn không tận dụng được cơ hội giải
phóng Gia Định mà án binh bất động. 1861, Pháp chiếm Định Tường nhà
Nguyễn chủ trương nghị hòa. Cuối năm 1861 đầu năm 1862 Pháp đánh Biên
Hòa, Bà Rịa, Vĩnh Long,.. quan quân nhà Nguyễn tháo chạy. Hiệp ước Nhâm
Tuất (5-6-1862) được kí, theo đó, nhà Nguyễn nhượng 3 tỉnh miền Đông
(Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) và đảo Côn Lôn cho Pháp, cùng với

những nhượng bộ rất nặng nề khác: mở cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng
Yên cho tư bản Pháp tự do buôn bán, bồi thường cho Pháp 4 triệu france.
Năm 1867, chỉ trong vòng vài ngày, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây
(Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) mà không gặp phải sự kháng cự đáng kể
nào. Sau đó Pháp xúc tiến công cuộc đánh chiếm ra Bắc Kì.

5


Năm 1873 Pháp đánh ra Bắc Kì lần I. Nhà Nguyễn không có phản ứng
nên Pháp nhân cơ hội chiếm luôn các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Nam Định,
Ninh Bình. Quân và dân địa phương anh dũng chiến đấu nhưng lại không
nhận được sự ủng hộ của triều đình trái lại còn ra lệnh bắt họ rút lui. Năm
1874 Triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam
Kì thuộc Pháp. Năm 1883 Nhân lúc triều đình Nguyễn lục đục, chia rẽ, vua
Tự Đức chết… Pháp kéo quân vào cửa biển Thuận An uy hiếp, buộc triều
đình ký hiệp ước Hác-măng (25-8-1883) thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở
Trung Kì. Đến năm 1884 Pháp tiếp tục ép triều đình Huế phải ký hiệp ước Patơ-nốt (6-6-1884) đặt cơ sở lâu dài và chủ yếu cho quyền đô hộ của Pháp ở
Việt Nam. Như vậy, sau ba mươi năm Việt Nam đã hoàn toàn rơi vào tay
giặc. Trước cảnh nước mất nhà tan, trái ngược với sự yếu hèn nhu nhược của
triều đình nhà Nguyễn, Đặng Huy Trứ là một trong số ít quan lại thời đó đứng
về phe chủ chiến, kiên quyết không đầu hàng giặc. Nhưng một cánh chim
không thể làm nên mùa xuân, ý chí mạnh mẽ của Đặng Huy Trứ không thể
cứu vãn đất nước khỏi thảm cảnh. Bờ cõi tổ quốc dần rơi vào nạn xâm lăng.
Đặng Huy Trứ là người sống gắn bó, gần gũi với nhân dân, hơn ai hết, ông
thấu hiểu sâu sắc nỗi khổ của nhân dân vốn đã phải vật lộn với cuộc sống
mưu sinh, ấy vậy mà nay còn phải gánh thêm nỗi đau đất nước, khổ càng khổ
hơn khi bị bóc lột thêm nhiều lần. Bởi lẽ đó, thơ văn Đặng Huy Trứ như càng
dày thêm niềm thương xót cho nhân dân, luôn trăn trở vì nước, vì dân:
“Như kim Đà Nẵng nhất Dương di,

Hạp cảnh binh dân bôn mệnh bì.
Cửu nguyệt tam thu hàn lạo hậu,
Thiên môn vạn hộ khiết khuy kỳ.
Tây chinh sĩ khí phong sương khổ,
Nam cổ thần trung tiêu cán ti (tư)

6


Nhục thực ngã như mưu vị quốc,
Chiến, hòa, dữ, thủ thục cơ nghi?”
(Vãng Đà Nẵng quân thứ tức sự)
(Một vùng Đà Nẵng rợ Tây dương,
Giữ nước, quân dân mệt lạ thường.
Cuối tiết tàn thu cơn lũ lụt,
Muôn nhà thiếu bữa cảnh thê lương.
Diệt thù, sương gió thương quân sĩ,
Lo nước, đêm ngày bận đế vương.
Ăn lộc, ví cùng lo việc nước,
Tính sao? Hòa, chiến, giữ hay nhường?)
(Đi quân thứ Đà Nẵng, ghi lại)
1.1.2. Cuộc đời và con người
1.1.2.1. Cuộc đời
Đặng Huy Trứ, tự Hoàng Trung, hiệu Vọng Tân, Tỉnh Trai, tục gọi là
bố Trứ - bố Đặng (do ông từng làm bố Chính), pháp danh Đức Hải (thuở thiếu
thời ông từng quy y tại chùa Từ Hiếu) sinh ngày 16-5-1825 ở làng Thanh
Lương, nay thuộc xã Hương Xuân, huyện Hương Điền tỉnh Thừa Thiên –
Huế. Ông mất năm Giáp Tuất (1874) tại xã Cao Lăng, Chợ Bến, Đồn Vang
thuộc tổng Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Sau này ông được đưa
về an tang tại Hiền Sĩ, nay là xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa

Thiên – Huế.
Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, có tài học, 15 tuổi ông đã đọc
xong những bộ sách tối thiểu của nhà nho, đã hiểu sâu, biết rộng và thông
thạo các thể văn, đủ để ứng thi. Năm 22 tuổi, Đặng Huy Trứ đi thi hội với
lòng đầy tin tưởng ở tài học của mình nhưng không may phạm húy nên ông bị
đánh hỏng. Ông bị tước luôn cả học vị cử nhân, bị đánh 100 roi và cấm thi

7


trọn đời. Nhưng bởi tài năng đã lan truyền, một vị quan lớn trong triều nghe
danh đã mời ông về dạy học cho con cháu trong nhà. Và cũng nhờ vị quan
này mà 8 năm sau ông được thi lại và đỗ tiến sĩ năm 1855. Đặng Huy Trứ đã
lần lượt trải qua các chức quan: Thông phán Ty Bố Chính Thanh Hóa, Tri
huyện Quảng Xương, Tri phủ thiên Trương Tỉnh Nam Định, Hàn Lâm Viện
trước tác, Ngự sử và cho đến năm 1864 ông được bổ nhiệm làm Bố chính
Quảng Nam.
Đặng Huy Trứ được cử đi Trung Quốc hai lần vào năm 1865 và 1867.
Trong thời gian ở nước ngoài ông gặp gỡ và trao đổi ý kiến với nhiều nhà trí
thức canh tân của Trung Quốc. Ông tiếp xúc với việc chế tạo máy móc, đóng
thuyền, đúc súng đạn,.. Đặng Huy Trứ đã ghi chép tỉ mỉ kỹ thuật máy hơi
nước được mô tả trong cuốn sách Bác vật tân biên của người Anh và đem về
nước. Trong dịp này, ông còn mua được 239 khẩu “quá sơn pháo” có thể bắn
qua núi.
Trong chuyến đi Trung Quốc lần thứ hai năm 1867, Đặng Huy Trứ
không may bị ốm nặng, tưởng chừng như không thể qua khỏi. Tuy vậy, nằm
trên giường bệnh ông vẫn đọc sách, viết sách, làm thơ, trao đổi thư từ với bè
bạn trong nước. Cũng trong thời gian này ông đã viết cuốn Tự thụ yếu quy
nhằm chống đối thói hối lộ, tham nhũng chốn quan trường.
Sau ngày về nước, Đặng Huy Trứ chuyển sang làm công tác quân sự ở

miền Bắc, giữ chức Bang biện quan vụ Lạng – Bằng – Ninh – Thái cho đến
cuối năm 1873 ông lui quân về căn cứ Đồn Vàng – Hưng Hóa dưới quyền
Hoàng Kế Viêm, mưu tính kháng chiến lâu dài nhưng việc trù tính còn dang
dở thì vua Tự Đức đã ký Hòa ước năm Giáp Tuất (1874)
Ngày 7-8-1874, Đặng Huy Trứ trút hơi thở cuối cùng trong niềm đau
thương vô tận của Hoàng Kế Viêm, của bạn bè và đông đảo chiến sĩ yêu
nước. Ông di chúc cho con cháu không ai được ra làm quan bởi đất nước đang

8


rơi vào tay giặc và triều đình đã thỏa hiệp với giặc. Ông muốn được chôn tại
chỗ nhưng Tự Đức ngờ ông còn mưu việc khác nên ra lệnh bắt đưa thi hài ông
về Huế, bắt mở áo quan ra xem rồi mới cho chôn. Mộ ông nay ở Hạc Thú,
Hòn Thông, xã Hiền Sĩ, Huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Về đời sống riêng tư, Đặng Huy Trứ cũng gặp nhiều thử thách khó
khăn. Ông đem lòng yêu thương và quyết tâm lấy người con gái gặp nhiều bất
hạnh vốn không môn đăng hộ đối với mình là một cô lái đò con nhà bình dân.
Bác ruột ông là Thượng thư, gia đình không thể đồng ý cho ông lấy cô gái nhà
thường dân là điều ông đã biết rõ. Nhưng bởi tình cảm tha thiết, ông quyết
tâm vượt qua mọi lễ giáo và gia đình. Ông vụng trộm làm lễ cưới, chọn cuộc
sống nghèo túng chồng dạy học, vợ đảm đương sinh hoạt gia đình. Tuy nghèo
về vật chất nhưng tình cảm lúc nào cũng nồng đượm, luôn thủy chung son sắt.
Tuy cuộc đời gặp nhiều khó khăn vất vả nhưng không thể phủ nhận
Đặng Huy Trứ đã giành được những thành công nhất định. Sách Đại nam
thống nhất chí xếp ông vào hàng danh nhân với nhận định: “Đặng Huy Trứ
khảng khái có chí lớn đương trù tính làm nhiều việc chưa xong, mất ai cũng
tiếc.”
1.1.2.2. Con người
Đặng Huy Trứ sinh ra trong một gia đình trí thức nghèo ở nông thôn.

Ông nội và cha đều làm nghề dạy học. Ông nội là Đặng Quang Tuấn (17521825), một nhà nho nổi tiếng, suốt đời làm nghề dạy học. Truyền thống của
gia đình ông là cha dạy con, anh bảo em, chú bác dìu dắt con cháu cùng nhau
trau dồi đức hạnh và kiến thức. Cũng bởi lẽ này, Đặng Huy Trứ suốt đời quan
tâm đến giáo dục gia đình, đề cao tình thương yêu, là đạo đức, là học vấn,..
Bởi vậy mà suốt đời ông đều một lòng một dạ yêu thương và sống với gia
đình nhỏ bé của mình và cũng hết lòng lo lắng, phục vụ nhân dân.

9


Cùng với việc xây dựng tình cảm và giáo dục đạo đức như thế, gia đình
lại đặc biệt quan tâm và chăm lo cho Đặng Huy Trứ được học tập đến nơi đến
chốn. Cũng nhờ đó, ông rất hiếu học và tài năng đã bộc lộ rõ ngay từ sớm.
Suốt 18 năm làm quan, sự nghiệp quan trường của ông đều nhằm mục
đích là canh tân đất nước. Ông là nhà cải cách, gieo mầm canh tân và khai hóa
thời Nguyễn ở thế kỉ XIX. Ông lập ra các thương điếm như Lạc Sinh Điếm,
Lạc Thanh Điếm và Ty Bình để giao lưu với Tây phương tạo dựng nền tảng
tài chính và quân sự cho triều đình nhà Nguyễn trong những năm 1850-1870.
Đặc biệt, Đặng Huy Trứ còn được biết đến với danh hiệu ông tổ của
nghề nhiếp ảnh Việt Nam bởi ông là một trong những người đầu tiên có công
đưa nhiếp ảnh vào Việt Nam bàng việc mở hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường (ngày
14-3-1869) ở phố Thanh Hà, Hà Nội.
Ngoài ra, sự nghiệp của ông còn để lại dấu ấn trên nhiều lĩnh vực khác:
giáo dục, văn hóa, kinh tế, văn học,...lĩnh vực nào cũng có những nét đặc sắc
và nhằm mục đích duy nhất là phục vụ nhân dân, đất nước.
Là nhà giáo, ông có quan điểm giáo dục dân chủ, tiến bộ, chủ trương
“sư đệ tương trưởng” (thầy và trò cùng trưởng thành). Quan niệm vừa là thầy
vừa là bạn, cùng học với học trò, thầy trò cùng đi thi.
Là nhà văn hóa, ông chú ý xây dựng nhân cách con người, coi trọng lao
động và đề cao vai trò của khoa học kỹ thuật. Ông nhận rõ rằng nhân dân

chính là người nuôi mình và mình phải trả nợ nhân dân. Ông đả kích mê tín dị
đoan, óc thủ cựu, tệ giáo điều. Ông đề xướng và thực hành tự do yêu đương
và hôn nhân không cần môn đăng hộ đối.
Là một nhà kinh tế, ông nhận rõ vai trò quan trọng của công thương
nghiệp. Ông tổ chức các hộ tiểu thủ công nghiệp lại cho vay để sản xuất và
bản thân ông cũng đứng ra để buôn bán, một nghề bị coi là nghề mạt thời đó.
Ông đặc biệt quan tâm khai thác những thành quả khoa học và kỹ thuật của

10


nước ngoài. Ông mở nhiều hiệu buôn, không tán thành chính sách bế quan tỏa
cảng; mở xưởng chế tạo gang, thép, máy móc; mời chuyên gia sang giảng
dạy, cử thanh niên ra nước ngoài học tập;...
Là một nhà quân sự yêu nước, “chủ chiến” kiên định. Đối với ông:
“Nay việc lợi hại nhất của một quốc gia chỉ có một việc là chống Tây. Việc
triều đình cần bàn nhiều nhất cũng chỉ có một việc duy nhất là chống tây.
Việc sử quan cần ghi chép cũng chỉ có một việc là chống Tây.” Ông coi quân
đội là nanh vuốt quyết định sự thắng lợi của trận đánh, coi dân là huyết mạch,
định sự an nguy của đất nước. Không chỉ đề cập đến yếu tố tinh thần đơn
thuần, ông hiện thực hóa sức mạnh bằng việc hiện đại hóa quân đội, cổ vũ
đóng tàu, súng ống, xây dựng quân đội dũng cảm, có kỷ luật và nhất thiết là
phải coi trọng nhân dân. Ngược với chủ trương của triều đình, ông nghiên cứu
và giới thiệu ba cuốn binh thư có giá trị được viết dưới cuối triều Lê đầu
Nguyễn Tây Sơn.
Là nhà văn, nhà thơ, ông làm thơ từ năm 15 tuổi. Ông để lại khối lượng
tác phẩm khá phong phú: 12 tập thơ với hơn 1200 bài; 4 tập văn; 1 tập hồi kí
(một thể loại ít thấy trong kho tàng văn học Việt Nam trung đại); một số sách
giáo khoa và nghiên cứu phần lớn đã được in và nay được lưu trữ ở Thư viện
Hán Nôm.

Là một vị quan, ông nhận rõ trách nhiệm của mình đối với nhân dân,
phải lo giải quyết nhiều việc liên quan đến đời sống của nhân dân, càng thông
cảm với muôn vàn nỗi đau khổ mà nhân dân phải gánh chịu. Ông kiên quyết
tránh xa cuộc sống ô uế chốn quan trường, hết sức quý trọng những người bạn
làm quan chuyên cần và liêm khiết. Ông kính phục những ông quan như Doãn
Uẩn suốt đời sống thanh bạch, đến lúc chết, trong nhà không có tiền làm ma.
Có kẻ đến nhà riêng của ông hối lộ, ông tống cổ nó đi.

11


Đặng Huy Trứ là người luôn tồn tại khí phách lớn lao, dám làm, dám
mở kho thóc của nhà nước phát cho dân khi chưa có lệnh của triều đình, phản
đối chủ trương chỉ dựa vào đàm phán giữa các bữa tiệc của vua ban cho đoàn
sứ thần đi thương lượng. Ông đã làm tất cả vì nhân dân đúng như lời tuyên bố
của ông: “Muốn dân được lợi cần quyền biến, tội vạ riêng mang há sợ gì”.
Có thể nói, cả cuộc đời của Đặng Huy Trứ đã dành cho nước, cho dân,
hy sinh vì hạnh phúc của nhân dân. “Dân tộc ta tự hào có được người con
Trung Hiếu vẹn toàn như Đặng Huy Trứ. Lịch sử Việt Nam tự hào về nhân
vật lỗi lạc Đặng Huy Trứ. Văn học Việt Nam tự hào về nhà thơ lớn Đặng Huy
Trứ” [9, tr53]
1.2. Sự nghiệp sáng tác
Sáng tác từ khi tuổi đời còn rất trẻ và sáng tác văn chương không ngơi
nghỉ cho đến tận cuối đời, Đặng Huy Trứ đã để lại khối lượng tác phẩm đáng
kể. Theo thống kê của nhóm Trà Lĩnh, Đặng Huy Trứ có 12 tập thơ lớn với
hơn 1.200 bài thơ, 4 tập văn và một tập hồi kí:
Đặng Hoàng Trung Ngũ giới pháp Thiếp – in năm Tự Đức (1868) Trí
trung đường, gồm 5 bài khuyên răn con cháu trong nhà về các mặt như không
nên: rượu, chè, trai gái, chơi bời, nghiện ngập
Đặng Hoàng Trung Thi sao, Thư đường Đặng Qui in năm Tự Đức –

Mậu Thìn 1868, có 252 bài thơ chia thành 12 cuốn gọi là “Thảo sao” do tác
giả sáng tác khi đi dạy học, thi đỗ, làm quan, đi sứ.
Đặng Hoàng Trung Văn sao – gồm 266 bài văn chia thành 4 cuốn theo
các thể loại như:
Quyển 1: Thiếp, biểu, văn tế
Quyển 2: Hành trạng, vắn chúc mừng, văn phúng viếng
Quyển 3: Tán, bại, yếu báo, thư, kị, tục
Quyển 4: Giả câu đố

12


Bộ sách dày 2000 trang có tiêu đề Từ thụ quy yếu. Với nội dung chuyên
chống hối lộ và tham nhũng.
Ngoài ra ông còn có các tác phẩm: Tùng chinh di qui, Tứ thập bát hiệu
ký sự tàn biên, Nữ giới diễn ca,..
Như vậy dựa vào sự thống kê chưa đầy đủ nhưng cũng có thể thấy số
lượng tác phẩm Đặng Huy Trứ để lại khá lớn.
Về đề tài phản ánh trong thơ, Đặng Huy Trứ quan niệm thơ là để nói
chí. Trong bài tựa Đặng Hoàng Trung thi sao (1867), ông đã nói rõ quan
niệm về việc làm thơ và tự đánh giá về thơ mình: “Thơ là để nói chí... Thơ tôi
không đúng chuẩn mực, cũng chẳng hiệp âm luật, tuy không thể đưa ra lưu
hành ở đời, nhưng lời răn dạy thì nhiều, lời buông tuồng thì ít, đủ làm khuôn
phép cho con cháu. Tôi trộm cho là như vậy, con cháu hiền thảo chọn lấy
những điều hay rồi truyền tập cho nhau, thiết tưởng cũng giúp ích cho việc lập
thân giữ mình, việc gì mà đem bó lại để trên gác caỏ”. Bởi vây, đề tài trong
thơ Đặng Huy Trứ mang đậm dấu ấn của ông, là những vấn đề gắn liền với
cuộc sống của ông. Làm quan, ông quan niệm “Dân không chăm sóc chớ làm
quan”. Ông xót thương thay cho nhân dân phải oằn mình gánh chịu trận bão:
“Bạt ngược tài thư cụ mẫu sân.

Nộ khí chiết dương tây hựu bắc,
Bi thanh bành bái tuất nhi dần
Khủng ư ấu chủ nghi công nhật,
Mê tự Đô quân nạp lộc thần.
Khởi thị sơn hà tiều tụy thậm,
Cánh đa quai dị độc phong thần.”
(Cụ phong)
(Hạn tạm vừa thư, bão lại gầm.
Nộ khí dập vùi tây đến bắc,

13


Bi thanh tràn khắp tuất sang dần.
Sợ như Ấu chủ ngày lâm nạn
Mê tựa Đô quân lúc giữa đầm.
Ngước mắt non sông tiều tụy quá!
Buồn sao xã tắc bấy trầm luân!)
(Bão lớn)
Càng thương dân, Đặng Huy Trứ càng hết lòng tận tụy vì dân:
“Tẩm dĩ thâm canh tiên lại khởi,
Thực vô kiêm vị cộng dân gian.”
(Công mang tự úy)
(Ngủ đã khuya lơ, dậy trước lại
Ăn rành một món, khổ cùng dân.”
(Việc công bận, tự an ủi)
Trước mối nguy của dân tộc, trước lũ giặc xâm lăng, trái với sự nhu
nhược yếu hèn của vua tôi, lũ tham quan nhà Nguyễn, Đặng Huy Trứ luôn
nhất kiến chủ chiến với bọn giặc. Ông đặt niềm tin nơi quân lực, ở nhân dân
của mình:

“Pháo thanh lôi động phong thiên lý,
Hỏa đạn yên phi thủy vạn tầm.
Trực đãi thiêu tàn tây tặc phủ,”
(Triều tấn pháo đài hậu tùy hoàng
phiên sứ thí pháo)
(Pháo nổ sấm ran ngàn dặm gió
Đạn bay khói tỏa vạn tầm khơi
Chỉ chờ thiêu xác quân Tây hết)
(Theo hầu quan Bố Chánh họ Hoàng
ra thử pháo ở pháo đài Bến Triều)

14


Nhưng nói đến đề tài trong thơ Đặng Huy Trứ, có lẽ đề tài về nông thôn
làng quê là đề tài chiếm vị trí đặc biệt hơn cả. Đặng Huy Trứ đã dành một mối
quan tâm đặc biệt đến nông thôn làng quê, đến cuộc sống của những người
nông dân nơi ấy. Ngay từ khi mới 15 tuổi ông đã bắt đầu làm thơ và đã vẽ nên
bức tranh toàn cảnh của điển hình làng quê Việt Nam. Lí do Đặng Huy Trứ
chọn làng quê trong thơ của mình có lẽ xuất phát bởi ông lớn lên và dành
nhiều thời gian sống trong lòng một quê hương thuần phác. Quê hương ông là
làng Thanh Lương, thuộc huyện Hương Điền, một làng rất đẹp nằm bên sông
Bồ và nổi tiếng giỏi văn võ. Chính nơi đó, sự trong lành của đồng ruộng,
khung cảnh nên thơ, nơi con đò bến nước cùng sự cần cù, ấm áp của người
dân đã nuôi dưỡng tâm hồn cao đẹp và sớm chắp cánh cho hồn thơ Đặng Huy
Trứ.
1.3. Thống kê, phân loại thơ viết về làng quê trong thơ Đặng Huy Trứ
Khảo sát tập thơ Đặng Huy Trứ - con người và tác phẩm có 73 bài thơ
viết về đề tài làng quê trong tổng số 309 bài thơ. Trong hệ thống những bài
thơ viết về làng quê trong thơ Đặng Huy Trứ ta có thể chia nhỏ thành các chủ

đề
1.3.1. Thơ viết về thiên nhiên làng quê
Trong số những bài thơ viết về làng quê trong Đặng Huy Trứ - con
người và tác phẩm, chúng tôi đã thống kê được số bài thơ viết về thiên nhiên
làng quê như sau:
Tổng bài thơ viết về

Số bài thơ viết về thiên

làng quê

nhiên làng quê

73

24

Tỷ lệ %
32,9%

1.3.2. Thơ viết về cuộc sống sinh hoạt làng quê
Thơ viết về cảnh sinh hoạt làng quê cũng được Đặng Huy Trứ dành
một vị trí đáng kể trong số những bài thơ viết về thôn quê. Bảng thống kê
dưới đây giúp chúng ta hình dung được vị trí của mảng thơ này về mặt số
lượng:

15


Tổng bài thơ viết về


Số bài thơ viết cảnh sinh

làng quê

hoạt lao động làng quê

73

49

Tỷ lệ %
67,1%

1.3.3. Nhận xét rút ra từ số liệu thống kê
Qua khảo sát thống kê thơ viết về làng quê trong thơ Đặng Huy Trứ, tôi
rút ra nhận xét sau:
Thứ nhất là về số lượng: Thơ viết về làng quê của Đặng Huy Trứ khá
phong phú và đa dạng. Viết về làng quê, Đặng Huy Trứ đã phản ánh mọi mặt
đời sống nơi làng quê. Các ngành nghề, phong tục tập quán, con người đều
được nhắc đến. Từ người vú nuôi trẻ đến nhà nho nghèo bán chữ, từ người
phụ nữ chăn tằm đến người thợ cày, từ việc ma chay cúng giỗ đến trồng cây
nêu ngày tết,....đều được thể hiện.
Thứ hai là khả năng phản ánh và khả năng khái quát nghệ thuật: Thơ
viết về thôn quê trong thơ Đặng Huy Trứ có sự chuyển biến rõ rệt về phạm vi
phản ánh và khả năng khái quát nghệ thuật. Viết về nông thôn Việt Nam,
Đặng Huy Trứ đã mở rộng phạm vi đề tài khi ông đưa vào trong thơ những
hình ảnh đơn sơ mộc mạc của đời sống. Nhà thơ đã xây dựng được những
hình tượng nghệ thuật bắt nguồn trực tiếp từ đời sống: bến sông, con thuyền,
cây lúa, mầm hạt cải, con lợn, con mèo, … Thơ Đặng Huy Trứ chứa đầy ắp

cảnh vật, với tất cả những gì mà ông gắn bó yêu thương, có đủ cả cây hoa
đồng nội, những rau cỏ sản vật thường ngày ta có thể thấy ở bất kỳ làng quê
nào của Việt Nam. Làm nên những thành tựu độc đáo này là vì Đặng Huy Trứ
có một tư tưởng thanh cao, một tình cảm trong sáng, một trí tưởng tượng, một
cảm xúc và tài năng hiếm có. Đó cũng chính là vì, suốt cuộc đời Đặng Huy
Trứ đã hòa mình với thiên nhiên đất nước, gắn bó với cuộc sống của nhân dân
và đời sống dân tộc.

16


Chƣơng 2
BÚT PHÁP THỂ HIỆN PHONG CẢNH LÀNG QUÊ TRONG THƠ
ĐẶNG HUY TRỨ
2.1. Bút pháp ƣớc lệ
Cũng giống như đa số các tác giả thơ trung đại khác, thơ của Đặng Huy
Trứ cũng là thơ ngôn chí, thơ ngụ ý ký thác tâm sự. Nhưng điểm khác biệt đó
là các tác giả khác thường hướng tới những đề tài muôn thuở như tùng, cúc,
trúc, mai hay phong, hoa, tuyết, nguyệt thì Đặng Huy Trứ lại ít khi dùng. Ông
cũng giảm thiểu, rất ít khi dùng các điển tích điển cố. Nói như vậy, không
phải là thơ Đặng Huy Trứ không dùng bút pháp ước lệ tượng trưng.
Từ xưa đến nay, biết bao thi nhân đã bày tỏ niềm say đắm với vầng
trăng sáng. Trăng luôn là cái đẹp, là đề tài được các tác giả lựa chọn thể hiện
trong tác phẩm của mình. Như bao nhà thơ trung đại, trăng cũng là điều mà
Đặng Huy Trứ say đắm thiết tha. Đặng Huy Trứ khi mới 15 tuổi, sống nơi xứ
Huế mộng mơ, dưới bóng trăng tỏa chiếu xuống cũng không khỏi động lòng
trước cái đẹp:
“Tùng gian nghi nguyệt, nguyệt nghi thu.
Cù chi giao thúy, thanh quang đậu,
Thỏ phách tà xuyên, thự sắc phù.”

(Minh nguyệt tùng gian chiếu)
(Tùng xứng bóng trăng, nguyệt xứng thu.
Trăng đậu cành cong đan ánh mộng,
Nguyệt rung bóng nổi, ngả màu mơ)
(Trăng sáng chiếu rặng tùng)
Trăng với Đặng Huy Trứ như là một người bạn thân thiết. Sau này, khi
phải đi xa quê thì vầng trăng vẫn luôn gắn bó với ông, vầng trăng vẫn cứ đẹp

17


đẽ, đầy đặn, đáng yêu. Vầng trăng nơi phương xa còn gợi cho người con xa
xứ một nỗi nhớ quê nhà:
“Tối ái kim tiêu nguyệt chính phì,
Tha hương du thưởng cố hương ti (tư).”
(Kiến nguyệt tư hương)
(Yêu mấy đêm nay nguyệt đẫy đà,
Quê người thưởng nguyệt nhớ quê ta)
(Thấy trăng nhớ quê)
Dường như nỗi niềm cảm xúc khi xa quê của Đặng Huy Trứ đã có sự
đồng điệu với Lý Bạch – nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc khi trước Đặng
Huy Trứ, Lý Bạch cũng đã từng bày tỏ:
“Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương”
(Tĩnh dạ tứ)
Đọc thơ Đặng Huy Trứ ta cảm nhận sâu sắc tình cảm thiết tha của ông
với trăng. Với ông, trăng lúc nào cũng đẹp, là cái đẹp ông luôn hướng tới, là
điều ông luôn đón đợi, khát khao:

“Vũ sư sái dạo tần yêu khách,
Phong bá khư vân vị tác môi.
Thiên thượng thanh quang lưu thử dạ,
Cẩm giang giang thượng tứ bồi hồi.”
(Trung thu Cẩm giang đãi nguyệt)
(Thần mưa tưới lối như chờ đón
Dì gió xua mây có ý mời.
Đêm vắng ánh trăng trời bát ngát

18


Cẩm giang sông bến dạ bồi hồi.)
(Trung thu chờ trăng trên sông Cẩm)
Trăng trong thơ Đặng Huy Trứ còn là dấu ấn của thời gian, là nhân
chứng cho sự lao động miệt mài của người nông dân làm việc chăm chỉ không
quản ngày đêm sớm tối:
“Nhật sự điền tang, dạ bạn thung,
Ca thanh cao xứ nguyệt quang dung.”
(Nguyệt khuy thung tướng)
(Ngày bận ruộng, tằm, đêm giã gạo,
Tiếng ca cao vút ánh trăng hòa.)
(Trăng nhòm cảnh giã gạo)
Miêu tả cảnh sắc thiên nhiên khi nàng xuân đến, Đặng Huy Trứ cũng
khéo léo gợi tả với hoa đào, với mưa xuân – dấu ấn điển hình của thiên nhiên
Bắc bộ ngày xuân tới:
“Đào hoa lịch loạn lý hoa hương,
Yến vũ oanh đề xuân nhật trường,
Tế vũ thấp y khan bất kiến,
Cao đàm vi tẩy ngũ niên mang.”

(Đồng Hữu xuân du ngộ tiểu vũ)
(Hoa đào làm loạn làn hương hoa mận
Yến nhảy nhót, oanh kêu, ngày xuân thêm dài.
Mưa lớt phớt thấm áo mà không hay,
Bàn chuyện đâu đâu cốt rửa cái bận bịu trong năm.)
(Cùng bạn chơi xuân gặp mưa)
Qua phần tìm hiểu trên, ta nhận thấy, dưới quan niệm của văn chương
trung đại, tuy mật độ không nhiều nhưng bút pháp ước lệ vẫn được Đặng Huy
Trứ sử dụng khi sáng tác thơ. Thiên nhiên làng quê vẫn hiện lên trong thơ

19


×