Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

GRABBIKE _Nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến hoạt động Marketing của ứng dụng đặt xe GrabBike

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.25 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------

BÀI THẢO LUẬN
Môn học : MARKETING CĂN BẢN
Đề tài :
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến hoạt động
Marketing và khảo sát thực tế hoạt động Marketing của ứng dụng đặt xe
Grab_bike . Đánh giá của khách hàng với Grab_bike và đưa ra giải
pháp cho hoạt động Marketing doanh nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Hoàng Giang
Nhóm thực hiện : 07
Lớp HP : 1970BMKT0111

HÀ NỘI 2019

1


MỤC LỤC

2


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội, dịch vụ gọi và đặt xe ôm cộng
nghệ đã trở nên phổ biến hơn 3 năm trở lại đây. Chỉ một cú click
trên Smartphone, dù ở bất kì nơi đâu, bạn cũng sẽ tìm cho mình
một sự chăm sóc tận tình từ các lái xe, chỉ cần bạn nói điểm đến


của mình. Với mục đích là khiến việc đi lại trở nên dễ dàng mọi
lúc, mọi nơi và với các mức chi phí nằm trong khả năng chi trả
của những nhu cầu khác nhau, đem đến dịch vụ vận chuyển
tiện lợi, hiệu quả sẽ trở thành quyền lợi của mọi người dân Đông
Nam Á, bất kể thu nhập, nhu cầu đặc biệt, tuổi tác hay địa
điểm, không bỏ lỡ bất kì hành khách nào, công ty Grab đã ra
mắt dịch vụ Grab_bike để cùng nhau chia sẻ và góp phần cải
thiện đời sống của tất cả các bên có quan hệ mật thiết với sự
sống còn của doanh nghiệp: tài xế, hành khách, chính quyền sở
tại và nói rộng hơn - là hướng đến lợi ích xã hội trên diện rộng.

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GRAB và GRAB_BIKE
1. Giới thiệu về công ty Grab
-

Grab được đồng sáng lập bởi Anthony Tan và Tan Hooi Ling và
đã giành được giải thưởng 25,000 USD từ một cuộc thi do
trường Harvard tổ chức. Ngay không lâu sau đó, ứng dụng đã
được vào hoạt động với tên gọi Myteksi tại Malaysia vào năm
2012 và thu hút 11,000 lượt tải về vào ngay ngày đầu tiên. Chỉ
trong vài năm ngắn ngủi, Grab đã phát triển thành ứng dụng
đặt xe được ưa chuộng nhất Đông Nam Á.

-

Vào tháng 2 năm 2014, ứng dụng Grab đã chính thức có mặt tại
Việt Nam với tên gọi đầu tiên là Grabtaxi. GrabBike đã tiếp tục
có mặt tại Hà Nội vào 13/6/2015 với bảng giá 3.000 đồng/km.

-


Năm 2018 là cột mốc quan trọng của công ty khi họ mua lại
toàn bộ mảng dịch vụ này tại khu vực Đông Nam Á của đối thủ
cạnh tranh Uber
Sau 7 năm thành lập, Grab có mặt tại 8 nước Đông Nam Á:
Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam,
Cam Pu Chia và Myanmar. Theo CB Insights Grab hiện được định
giá 14 tỷ USD

-

3




2. Lĩnh vực kinh doanh
Sản phẩm và dịch vụ
- Grab_bike là dịch vụ gọi xe ôm 2 bánh dành cho khách
hàng có nhu cầu di chuyển bằng xe máy chỉ bằng vài bước đặt
xe trên app Grab của chính chiếc Smartphone có kết nối
Internet.
Hiện Grab cũng mở thêm rất nhiều dịch vụ, tất cả các dịch
vụ cung cấp bởi Grab đã giải quyết được hầu hết nhu cầu
thường ngày của người dân.









Cách thức sử dụng ứng dụng đặt xe Grab

Bước 1: Tải ứng

Bước 2: Đăng ký

dụng Grab

tài khoản mới

Bước 3: Nhập
thông tin hành
trình

Bước 4: Chọn

Bước 5: Chọn hình

Bước 6: Nhập mã

phương tiện

thức thanh toán

giảm giá(Nếu có)

Bước 7: Đặt xe


II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC TẾ
Sau khi nhận đề tài khảo sát, nhóm đã tiến hành thu thập
các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Nhóm thu thập dữ liệu có sẵn từ:
.Website: />.Facebook: />Và các nguồn thông tin có căn cứ trên Internet
Phương pháp thu tập dữ liệu sơ cấp
Về dữ liệu sơ cấp, nhóm đã tiến hành điều tra trắc nghiệm
bằng cách lập phiếu khảo sát online và trực tiếp về mức độ
nhận thức, và hiểu biết của người tiêu dùng về dịch vụ của
Grab.
Nhóm tiến hành lập phiếu khảo sát và thu được tổng 280 phiếu
hợp lệ
Nhóm cũng đi phỏng vấn trực tiếp 50 chú tài xế Grab.
Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích. Sau khi thu
thập dữ liệu thứ cấp, sơ cấp, nhóm tiến hành phân tích và tổng
hợp dữ liệu đã thu thập.
4


III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA GRAB
1. Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến hoạt động
Marketing

1.1.

YẾU TỐ VĨ MÔ
1.1.1.Khoa học – kĩ thuật

Theo số liệu thống kê Internet Việt Nam cuối năm 2018 từ
trang Dammio.com : Dân số Việt Nam là 96.02 triệu người.
Trong đó 70 triệu dân số sở hữu điện thoại di động. Lượng người
sử dụng điện thoại kết nối Internet đạt 64 triệu người dùng,
chiếm 67% dân số.
Điều này cho thấy Internet như một “món ăn tinh thần” trong
thể thiếu trong đời sống hiện đại.
Nhu cầu sử dụng smartphone kết nối Internet lớn ảnh hưởng
rất tích cực tới nhu cầu đặt xe trực tuyến qua ứng dụng Grab,
thể hiện là app Grab đã được hơn 100 triệu lượt tải và đánh giá
khá tích cực là 4.7*/ 4 triệu 7 lượt đánh giá. Và theo thống kê
đến nay cứ 2.5 phút lại có 1 đơn Grab. Tuy nhiên, số lượt tải về
này không nói lên con số chính xác về số lượng người đang sử
dụng GrabBike và Grabcar.

-

Theo số liệu nhóm thống kê được :

5


-

-

-

Biều đồ khảo sát cho thấy mức độ nhận biết Grab_bike cao
thể hiện 97.9 % mọi người biết đến Grab_bike. Trong đó tỉ lệ tải

app Grab về điện thoại là : 92.7 % số người biết đến Grab_bike.
Tỷ lệ sử dụng GrabBike sau khi tải ứng dụng : 66,7% và trong
đó chủ yếu người sử dụng với tần suất 1-4 lần/ tháng ( chiếm
69.7% người sử dụng Grab_bike )
Những tỉ lệ này cho thấy rõ mức độ biết đến rộng rãi và mức
độ sử dụng cao của Grab_bike trong những năm gần đây, đặc
biệt là thời kì Thương mại điện tử lên ngôi.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ số và các thiết bị
di động, thì việc phân phối sản phẩm qua ứng dụng trên điện
thoại di động là sự lựa chọn vô cùng đúng đắn. Khi sử dụng ứng
dụng Grab trên điện thoại, luôn có hướng dẫn các thao tác đăng
ký hay đặt xe một cách chi tiết, cụ thể, dễ hiểu giúp bất cứ đối
tượng khách hàng nào đều có thể đặt xe một cách nhanh chóng
và thuận tiện. Khách hàng tiếp cận Grab_bike ngày càng dễ
hơn.
Bên cạnh đó, công nghệ là “vũ khí” để giúp Grab cạnh tranh,
Grab phân tích một lượng lớn dữ liệu về khách hàng của họ để
hiểu hơn về nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn như dữ liệu
của họ có thể được sử dụng để biết tần suất các chuyến đi và
các địa điểm đón và trả khách phổ biến nhất để phân bổ xuống
tài xế.
Xác định công nghệ là “vũ khí” cạnh tranh, Grab đã mở rất
nhiều trung tâm R&D tại Singapore, Ấn Độ, Việt Nam… để thu
6


hút các tài năng công nghệ, không ngừng đổi mới, phát triển
công nghệ.
1.1.2.Tự nhiên
• Thời tiết


- Giá cuốc xe trên ứng dụng Grab tăng sau từng phút khi
trời mưa vào tối, có lúc tăng gấp đôi, song nhiều tài xế GrabBike
không dám nhận dù chẳng hiểu tại sao cứ mỗi khi trời mưa, nhu
cầu đi lại của khách lại tăng vọt.
- Khi nhóm trao đổi với các chú tài xế GrabBike đều lo ngại
những nguy cơ : xe ngập nước, va quệt xe, mưa tạt hay gió
mạnh, sét đánh, ... dẫn đến nguy hiểm cho phương tiện và nhất
là chính bản thân nên không ham chạy xe khi trời mưa. Điều
này ảnh hưởng tới bộ phận khách hàng Grab_bike lúc có nhu
cầu cao thì tìm xế GrabBike lại không dễ, bởi đa số tài xế sẽ chỉ
chọn cuốc rất gần. Còn khi trời nắng : Nhiều khách thường đặt
xe máy sẽ chuyển sang gọi ô tô GrabCar để tránh nắng nóng,
đây lại chính là “cạnh tranh trong nhà” mà tài xế Grab_bike gặp
phải.
- Các tài xế Grabbike đều nhận định việc Grab tăng giá
cước không phải là nguyên nhân khiến khách vắng hơn, mà
nguyên nhân chính là số lượng tài xế quá lớn. Với số lượng xe
gia nhập Grab ngày càng đông, "miếng bánh" của Grab bị chia
nhỏ thêm, lái xe bị giảm sút thu nhập do sự cạnh tranh khốc liệt

-

-

Cơ sở hạ tầng
Grab đã nắm bắt được cơ sở hạ tầng đường bộ của Việt Nam
vẫn chưa đáp ứng đủ, thường xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao
thông hay do nhu cầu đi xe taxi không nhiều bằng nhu cầu đi xe
ôm, nên GrabBike mới là mảng thị trường lớn.

Nên ngay sau Grabcar thì Grab đã tung ra dịch vụ GrabBike.
Grab đã và đang đóng góp tích cực trong việc giải quyết các
vấn đề cơ bản của Đông Nam Á: ùn tắc giao thông, việc làm,
niềm tin và sự tiếp cận nền kinh tế kỹ thuật số. Các vấn đề này
đang ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế dài hạn của Đông Nam
Á, và Grab luôn có cam kết đầu tư mạnh mẽ vào khu vực này.

1.1.3.Văn

hoá – xã hội

7


Thành công mà Grab có được, theo người đồng sáng lập
Hooi Ling Tan, là nhờ am hiểu thị trường địa phương và phát
triển các giải pháp không theo khuôn mẫu
Grab am hiểu về tính chất bản địa hóa:


Xu hướng sử dụng tiền mặt : Tại Đông Nam Á, phần đông dân số
có thói quen sử dụng tiền mặt. Tìm hiểu kỹ và thích nghi với
thói quen của người Việt vì thế Grab đã cho phép khách hàng
lựa chọn thanh toán tiền mặt.
Không giống với Uber khi mới gia nhập thị trường Đông
Nam Á lại chỉ yêu cầu thanh toán bằng tài khoản ngân hàng gây
khó khăn cho người dùng, Uber đã vô tình bỏ qua phần đông
những khách hàng không có thói quen dùng tài khoản tín dụng
Cùng với sự phát triển của công nghệ ngoài việc thanh
toán bằng tiền mặt thì khách hàng của Grab_bike còn có thể

thanh toán qua ví điện tử MOCA, thẻ tín dụng: VISA, matercard.
Theo khảo sát nhóm thu được:

-Biểu đồ 7 thể hiện xu hướng sử dụng hình thức thanh toán của khách hàng Grab_bike-

+
+
+

Tiền mặt chiếm 63,4% : là phương thức thanh toán sử dụng
nhiều nhất
Ví điện tử moca chiếm 19,7%
Thẻ tín dung : VISA, matercard chiếm 16,9 %
Tuy hình thức thanh toán bằng Moca chưa được phổ
biến, nhưng cũng thể hiện Grab nắm bắt xu hướng sử dụng
không tiền mặt do người tiêu dùng Việt Nam đã có những thay
đổi tích cực trên thị trường thanh toán, mang theo tiền mặt ít
hơn và chọn thanh toán qua thẻ hoặc qua di động đồng thời góp
phần đưa Việt Nam, phát triển, tiếp cận với công nghệ nhiều
hơn.
8


Và so với 2 hãng xe ôm công nghệ: Go viet, Be hiện có
trên địa bàn Hà Nội thì chỉ có Grab có phương thức thanh toán
ví điện tử.
1.2.
1.2.1.

YẾU TỐ VI MÔ

Khách hàng

-

Khách hàng mục tiêu Grab_bike : nhóm đối tượng mà Grab
hướng đến rất rộng, không giới hạn ở mức thu nhập độ tuổi hay
giới tính. Họ có NHU CẦU DI CHUYỂN mà không có phương tiện
hoặc không thích tự lái xe và sử dụng Smartphone

-

Hoạt động marketing của Grab chủ yếu hướng đến việc thể hiện
những lợi ích mà doanh nghiệp có thể đem lại cho họ. Từ kết
quả nhóm khảo sát cho thấy khách hàng quan tâm nhất tới 3
yếu tố : giá thành và khuyến mãi, sự tiện lợi và sự an toàn khi
đặt xe Grab_bike.

-Biểu đồ 10 thể hiện mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khách hàng khi chọn sử dụng Grab_bike-

+

+

 Nhận thấy xu hướng này, Grab_bike đã rất khôn khéo
khi xây dựng dịch vụ:
Biết trước giá cả : Khách hàng luôn có một tâm lý lo ngại chung
là sợ tài xế đi đường vòng để tăng giá. Biết được điều đó, Grab
đã định giá trước cho khách hàng và thiết lập bản đồ và định vị
GPS để khách hàng biết được đoạn đường sẽ đi, từ đó đạt được
niềm tin nơi khách hàng

Cho biết thông tin chính xác của tài xế : Nhiều vụ việc tài xế
cướp tài sản thậm chí cưỡng hiếp khách hàng luôn là một vấn
9


+

đề nhức nhối khiến nhiều khách hàng lo ngại. Để giải quyết,
Grab cho khách hàng biết thông tin tài xế như tên tuổi, gương
mặt, biển số xe,...qua ứng dụng. Việc này đã gia tăng đáng kể
niềm tin khách hàng đối với doanh nghiệp.
Tài xế chủ động liên hệ với khách hàng: Việc tìm tài xế đôi khi
ngốn kha khá thời gian và công sức của khách hàng. Tuy nhiên
việc này đã được giải quyết bằng việc doanh nghiệp yêu cầu tài
xế chủ động gọi điện cho khách hàng. Qua đó khiến khách hàng
cảm thấy thuận lợi hơn và cảm giác được tôn trọng.

1.2.2.Đối

thủ cạnh tranh
Trong cạnh tranh có 2 chiến lược rõ ràng: Cạnh tranh bằng
Giá, hoặc Khác biệt hóa sản phẩm - dịch vụ.



Go-Viet: Đối thủ lớn của Grab

-

Được đánh giá là xứng tầm đối thủ của Grab là Go-Viet ra mắt

tháng 9/2018. Với sự hậu thuẫn tài chính và công nghệ của GoJek, Go-Viet tỏ rõ tham vọng muốn chiếm lĩnh thị trường Việt
Nam. Đồng thời, ứng dụng này được xem là một đối thủ xứng
tầm nhất với Grab. CEO Go-Jek từng cho hay chỉ sau 6 tuần ra
mắt, Go-Viet đã có 1,5 triệu lượt tải và đạt 35% thị phần tại TP
HCM.

+

Chỉ sau một ngày ra mắt thị trường Hà Nội đã xuất hiện khá
nhiều nhân viên mặc đồng phục Go-Việt đi tiếp cận khách hàng
trên khắp địa bàn Hà Nội. Không chỉ hướng dẫn cài đặt, sử dụng
ứng dụng, các nhân viên Go-Việt thậm chí còn phát wifi miễn
phí hỗ trợ người dùng cài đặt ứng dụng ngay trên…vỉa hè. "Độc
chiêu" tiếp thị này của Go-Việt đã khiến khá nhiều người sẵn
sàng cài đặt ứng dụng mà không gặp phải nhiều khó khăn từ
khách hàng.

+

Gobike cạnh tranh với Grab với chiến lược giá, các chương trình
khuyến mãi hấp dẫn “Vi vu thả ga 5,000đ”, chương trình
khuyến mãi 1,000đ cho người dùng tại Hà Nội
Không những chi khuyến mại đậm để thu hút khách hàng,
Gobike còn có những chính sách hấp dẫn tài xế như miễn phí
toàn bộ đồng phục gồm mũ bảo hiểm, áo khoác cho các tài xế
mới

+

10



+



-

-

-



+
+
+
+

Ngoài ra, Go-Việt cho hay sẽ tiếp tục triển khai những dịch vụ
khác trong hệ sinh thái dựa trên nhu cầu của thị trường như đi
chợ hộ, giúp việc tại nhà, làm đẹp tại nhà…
Bebike : ra mắt tháng 12/2018 với đối tác chiến lược là Ngân
hàng VP-Bank và Công ty bảo hiểm số OPES, công bố đã hoàn
thành khoảng 5 triệu chuyến xe sau 3 tháng ra mắt.
Nói về ưu thế cạnh tranh, Tổng giám đốc công ty tuyên bố “không
cạnh tranh bằng giá rẻ” bởi theo ông “khách hàng đến với mình vì giá rẻ cũng sẽ
ra đi vì giá rẻ”. Ông tuyên bố gây dựng Be bằng 2 trụ cột là chất lượng dịch vụ
và sự gắn bó của tài xế.
Dù có giá nhỉnh hơn Grab, ưu điểm của Be là giữ nguyên giá vào

mọi khung giờ trong ngày, trong khi đó, cước phí của Grab có
thể tăng gấp 2-3 lần vào giờ cao điểm khi nhu cầu khách hàng
tăng.
Tuy nhiên, hiện Bebike vẫn tung ra những chiến dịch khuyến
mãi cho người mới như : “ Đồng giá 5k cho 8km đầu tiên”, “
Giảm 50% 5 chuyến xe đầu tiên”.
Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu của ABI Research, 6 tháng
đầu năm 2019, đã có 200 triệu chuyến xe hoàn thành thông
qua các ứng dụng tại Việt Nam.
Trong số này, Grab vẫn áp đảo với 146 triệu cuốc xe, tương
đương 73% thị phần.
Xếp thứ hai là Be : hoàn tất 31 triệu cuốc xe trong 6 tháng,
giành được 16% thị phần.
Go-Viet chỉ xếp thứ ba với 21 triệu chuyến xe hoàn thành, tương
ứng 10% thị phần.
1% còn lại thuộc về FastGo và các ứng dụng khác.
 Điều này thể hiện chỗ đứng và vị thế của “ Con kì lân khởi
nghiệp – Grab” đang là 1 rào cản rất lớn đối với các hãng cạnh
tranh ra đời sau. Grab đang chứng minh vị trí thống lĩnh trên thị
trường khi đã có mặt ở 43 tỉnh, thành với 3 dịch vụ chở khách
gồm GrabBike, GrabCar và GrabTaxi sau 5 năm hiện diện tại
Việt Nam. Go-Viet gia nhập thị trường hơn một năm chỉ có dịch
vụ chở khách bằng xe 2 bánh Go-Bike. Be dù ra mắt sau vào
tháng 12/2018 nhưng đã có mặt ở 7 tỉnh, thành và cung ứng cả
BeBike lẫn BeCar.

11


IV. HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA GRAB-BIKE

Với chiến lược xây dựng thương hiệu đúng đắn đi kèm với
dịch vụ khách hàng hiệu quả, Grab đã ”vượt mặt” đối thủ của
mình – Uber để chiếm lĩnh nhiều thị trường đầy tiềm năng của
khu vực. Chiến lược Marketing Mix đã giúp Grab chiếm thế
“thượng phong” ở thị trường Việt Nam.
Cùng nhóm những điểm đáng chú ý trong chiến lược
Marketing mix 4P của Grab:

-

-

-

1 Product (Sản phẩm)
Grab luôn phát triển sản phẩm của mình song song với nhu cầu
của khách hàng từ đó thích nghi và thay đổi theo chiều hướng
tích cực hơn.
Grab có ưu điểm ở chỗ ứng dụng cài đặt đơn giản, tiện ích và
nhanh chóng.. Với khách hàng mới, ngay trong lần đầu tiên sử
dụng thì ít thao tác, nhanh gọn, sử dụng đặt xe ngay lập tức
Hiện nay, trên thị trường xe ôm công nghệ, Grab đang là cái tên uy tín hàng đầu,
theo khảo sát của nhóm: 93,3% người được khảo sát đã sử dụng dịch vụ
Grab_bike

-Biểu đồ 4 thể hiện mức sử dụng các hãng xe ôm công nghệ tại Hà Nội-

-

Sau khi khảo sát, nhóm nhận được nhiều đánh giá tích cực về

Logo và đồng phục của Grab, phần lớn mọi người đều cho rằng
App có giao diện đẹp, dễ sử dụng, màu sắc của Logo và đồng
phục thân thiện, dễ nhận biết trong đám đông.

12


- Biểu đồ 9 thể hiện sự đánh giá của khách hàng về giao diện và đồng phục
Grab_bike-

-

Để có được uy tín tên thị trường như hiện nay, không chỉ nhờ sự
đa dạng hóa sản phẩm hay việc thiết kế App, Logo, đồng phục
mà còn nhờ thái độ phục vụ của đối tác tài xế. Phần lớn mọi
người sau khi sử dụng dịch vụ Grab Bike đánh giá tài xế trung
thực, lịch sự và tôn trọng khách hàng.

-





Biểu đồ 12 thể hiện sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ Grab_bike -

3. Price (Giá cả)
Grab thông minh ở chỗ họ cho phép người đi xe thanh toán
bằng tiền mặt thay vì thẻ tín dụng như Uber, một thói quen phổ
biến trong văn hóa tiêu dùng ở Đông Nam Á. Vì lẽ đó Grab càng

“hút” khách về mình nhiều hơn.
Mức giá của Grab đưa ra luôn được nghiên cứu và xem xét kỹ
lưỡng, nhằm đảm bảo lợi nhuận cho hãng, lợi ích cho người
dùng, nhưng cũng phải có tính cạnh tranh cao so với đối thủ.

13


Nguồn : />-

-



Khuyễn mãi, mã giảm giá là “vũ khí lợi hại” của thương hiệu
này, Grab khuyến khích bạn đi nhiều hơn, rẻ hơn và tiện lợi hơn.
Điều này thúc đẩy hành vi sử dụng của khách hàng đồng thời
tiếp cận một cách gần gũi với họ.
Đó là lí do vì sao thành lập từ 2012 , cần hơn 5 năm để Grab đạt
được 1 tỷ chuyến xe, nhưng chỉ 9 tháng sau, Grab đã đạt cột
mốc tiếp theo: 2 tỷ chuyến xe, và chỉ 6 tháng tiếp theo Grab đạt
cột mốc 3 tỉ chuyến xe
Tuy nhiên theo nhóm khảo sát, thời điểm hiện tại khách hàng
đánh giá mức giá của Grab_bike gần như tỉ lệ 50:50 là cao : hợp


-Biểu đồ 8
thể hiện đánh giá của khách hàng về giá Grab_bike-

Theo nhóm tìm hiểu :

+ Thời gian gần đây Grab đẩy mạnh khuyến mãi cùng
Grab_car và thanh toán qua ví Moca, giảm lượng tập trung
chiến lược vào Grab_bike nên khách hàng Grab_bike không còn
được ưu đãi nhiều nữa nhất là những khách hàng không sử dụng
ví Moca
+ Ngoài ra, các tài xế Grabbike đều nhận định việc Grab
tăng giá cước không phải là nguyên nhân khiến khách vắng
14


hơn, mà nguyên nhân chính là số lượng tài xế càng ngày càng
đông
Mới đây, Grab đưa ra hai chính sách mới để mang lại lợi ích
tốt hơn cho khách hàng và tài xế:
-

Từ 10/10, Grab áp dụng “ Phí xe chờ quá 5 phút” nếu quá 5 phút khách hàng
chưa xuất hiện ở điểm đón kể từ khi tài xế tới đúng điểm đón khiến đối tác tài
xế bắt buộc phải hủy chuyến và không thể thực hiện cuốc xe; mức phí này đối
với dịch vụ Grab Bike là 3000đ. Nếu thanh toán tiền mặt, khoản phí này sẽ được
cộng dồn vào chi phí chuyến đi kế tiếp. Còn nếu dùng thanh toán thẻ hoặc ví
điện tử thì Grab sẽ trừ trực tiếp. Dù thanh toán bằng hình thức nào, khoản phí
“Xe chờ quá 5 phút” đều được chuyển lại 100% cho tài xế. Một chính sách đảm
bảo quyền lợi cho khách hàng khi tài xế hủy chuyến : Từ ngày 30/9 đến ngày
10/11/2019, Grab cũng sẽ gửi tặng khách hàng tại Hà Nội 6 ưu đãi 10.000 đồng
cho mỗi cuốc xe bị tài xế hủy chuyến.
Đồng thời, tại thời điểm cuốc xe bị hủy, hệ thống của Grab sẽ ngay lập
tức tìm một tài xế khác để trải nghiệm di chuyển của khách hàng không bị ngắt
quãng.




Việc áp dụng phí “Xe chờ quá 5 phút" được kỳ vọng không chỉ góp phần giảm
tình trạng khách hàng đặt xe nhưng không đi hoặc thời gian chờ xe quá lâu, mà
còn giúp đối tác tài xế yên tâm hơn, góp phần tạo thói quen di chuyển văn minh

4. Place (phân phối)
- Hiện nay, mạng lưới của Grab Bike đã bao phủ toàn bộ các
thành phố lớn. Tại Hà Nội, khách hàng có thể dễ dàng, thuận
tiện đặt xe tại mọi ngõ, ngách và có thể di chuyển đến bất kì
nơi nào, bất kì thời gian nào. “Tâm lý khách hàng rất đơn giản,
chỉ cần đáp ứng được yêu cầu của họ thì họ sẽ lựa chọn”. Chỉ
cần 2 – 3 lần gọi xe không được, khách hàng sẽ nản, tạo ấn
tượng không tốt và sẽ rất khó để quay lại sử dụng. Đó là lí do
ứng dụng như VATO, ABER, GOFAST ra mắt rầm rộ, nhận được
nhiều ủng hộ của người tiêu dùng khi đánh vào tâm lý người
Việt ủng hộ hàng Việt nhưng cuối cùng cũng phải im hơi lặng
tiếng vì không đủ lực lượng phục vụ khách hàng. Với con số
thống kê đầu năm 2019 từ Cafef đã có hơn 150.000 đối tác tài
xế Grab_bike chứng tỏ “ con kì lân khởi nghiệp –GRAB” đã có
15


-

-

-

-


-

chỗ đứng vững chắc trong việc tạo dựng chỗ đứng trong khách
hàng.
Hệ thống hoạt động của Grab sở hữu hình thức phân phối trực
tiếp và gián tiếp. Với một chiếc smart-phone cùng kết nối
Internet là bạn đã có thể sử dụng ứng dụng được tải về từ App
store hay Google play. Giao diện rõ ràng, các tính năng linh hoạt
giúp Grab được nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, thật không
khó khi bắt gặp những tài xế với chiếc áo xanh quen thuộc trên
đường phố, ở những trung tâm thương mại, khu vui chơi, nói
không ngoa khi Grab phủ sóng ở khắp mọi nơi, trên nhiều tỉnh
thành ở Việt Nam.
Tuy nhiên, Grab không cho phép tài xế bắt khách ngoài ứng dụng. Nếu muốn
yên tâm di chuyển và có sự chắc chắn về giá cả, thì không nên sử dụng hình
thức này. Hoặc bạn có thể sử dụng dịch vụ Grab_now. Grab chỉ quản lí những
chuyến xe được đặt qua ứng dụng, nếu bạn có phàn nàn về chuyến đi hay về
chất lượng dịch vụ của Grab, bạn bắt buộc phải cung cấp thông tin chuyến đi,
thông tin về tài xế hay thời gian đón khách, những thông tin này sẽ được lưu
trong lịch sử hoạt động của khách hàng trên ứng dụng Grab.

5. Promotion (truyền thông)
Thương hiệu này truyền thông đến khách hàng mục tiêu bằng
chiến lược đa kênh, tận dụng mạng xã hội, YouTube,
Instagram… nơi họ có thể giao tiếp và tương tác với khách
hàng.
Theo thống kê :

Đặc biệt, mọi người khá “quen mắt” với màu xanh lá – ngôn ngữ

màu sắc mà Grab tận dụng để khắc ghi vào tâm trí khách hàng
từ đó lưu giữ hình ảnh thương hiệu và thông điệp bằng Visual
16


-

Marketing. Bộ nhận diện thương hiệu được duy trì nhất quán
trong các chiến dịch truyền thông chinh phục tâm lý cũng như
mức độ tin cậy ở khách hàng. Chiến lược này thành công đến mức
khách hàng dường như nhìn thấy màu xanh lá là nghĩ ngay đến Grab.
Những chiến dịch Grab lan tỏa đến số đông và ngập tràn tính
nhân văn, đơn giản nhưng sâu sắc:
Có thể kể đến dự án “Xây cầu đến lớp” do Grab phối hợp
cùng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam thực hiện vào tháng 6/2019
sau một tháng đã ghi nhận số tiền lên đến 2,4 tỷ đồng đóng góp
trực tiếp từ người dùng Grab qua ứng dụng.
Grab cũng cam kết đóng góp 5 tỷ đồng xây dựng 5 cây cầu
hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2019
Grab tiếp tục CHUNG TAY để một lần nữa đem lại những
ngày Tết ấm áp hơn qua dự án : “ Cùng Grab Chung Tay, Chở
Tết Về Gần – Hành Động Nhỏ, Ý Nghĩa Lớn” được Grab Việt Nam
phối hợp thực hiện cùng với Quỹ Hy Vọng và lựa chọn Đại sứ
Cộng đồng của Grab là Top 5 Hoa Hậu Hoàn Vũ Thế giới - H’Hen
Niê đầu năm 2019 vừa rồi nhằm hỗ trợ những hoàn cảnh khó
khăn và góp phần cải thiện cuộc sống của người dân.
Sau ba tuần triển khai, chương trình "Cùng Grab chung
tay, chở Tết về gần" thu về hơn 140.000 lượt đóng góp, tương
đương 900 triệu đồng.


-

Trong 5 năm qua, siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á này
cũng thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện, đóng góp cho
cộng đồng tại Việt Nam như dự án từ thiện “Hành trình yêu
thương”; chuỗi chương trình “Cùng Grab chung tay mang bé
ngày vui”, “Học bổng Tài năng xanh”; chương trình “Vui đón
Trăng vàng - Rộn ràng cùng Grab”...
“ Với vai trò là một công ty công nghệ, Grab luôn cam kết
thực hiện sứ mệnh ‘công nghệ vì cộng đồng’ (#TechforGood),
thông qua công nghệ để mang đến những đóng góp tích cực
cho đất nước, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người
dân và tạo nên cuộc sống an toàn hơn cho tất cả mọi người”
- Ông Jerry Lim - Giám đốc Grab tại Việt Nam chia sẻ -

17


V. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA GRAB VÀ
ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
MARKETING
1 Phân tích SWOT của dịch vụ đặt xe trực tuyến Grab
S
W
Những điểm mạnh
Những điểm yếu
- Số lượng khách hàng và tài
xế đông, dàn trải trên nhiều khu
vực
- Thời gian đợi xe ngắn

- Trang bị bảo hiểm cho tài
xế và hành khách
- Có tổng đài hỗ trợ
- Hình thức thanh toán đa
dạng
- Ứng dụng cài đặt nhanh, dễ
dàng
- Tài xế phản hồi nhanh khi
đặt xe
- Có tính sẵn phí trước khi đặt
xe
- Đánh giá về tài xế đa phần
tốt
- Có đánh giá về tài xế sau
khi kết thúc chuyến đi
- Có nhiều chương trình ưu
đãi
- Dễ định vị tài xế
O
Những cơ hội
- Nhu cầu đi lại của khách
hàng cao ở Hà Nội
- Số lượng người sử dụng
smartphone tăng mạnh
- Độ phủ sóng của wifi cao,
giá cước 3G, 4G rẻ
- Nhiều tài xế tham gia
Grab_bike : 150.000 tài xế đầu
năm 2019
- Thuận tiện hơn so với dịch


- Nhiều nơi khó tìm
thấy tài xế
- Chưa thuyết phục
nhiều khách hàng sử dụng
thường xuyên
- Thái độ 1 số tài xế
chưa tốt : đi lạng lách, quát
nạt, ...

T
Những nguy cơ
- Khách hàng vẫn ưu
tiên sử dụng phương tiện
cá nhân, phương tiện công
cộng như Bus
- Xuất hiện nhiều đối
thủ cạnh tranh đáng gờm
như Go-Viet, Bebike, ..
- Giá xăng gây biến
động doanh thu, lợi nhuận
18


vụ đặt xe truyền thống : không bị
bóp giá, tìm tài xế nhanh hơn
qua app...

6. Đề xuất chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả
Marketing của Grab_bike

Để tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường không thể không
biết nhìn nhận và hoàn thiện sản phẩm cho dịch vụ của mình.
Nhóm xin để xuất 1 số giải pháp nâng cao hiệu quả Marketing
của Grab_bike. Trước hết, Grab cần hêm một số thông tin rõ
ràng: tài xế sử dụng xe ga hay xe số, mức độ thạo đường của tài
xế để tăng mức độ tin tưởng, cảm giác an toàn của khách hàng
lên nữa.
Thứ 2 ,Grab đã có chức năng khách hàng đánh giá tài xế và
tài xế đánh giá khách hàng nhưng chức năng tài xế đánh giá
khách hàng sau chuyến đi cần được hiển thị cho khách hàng
xem để tạo sự công bằng và đồng bộ.
Grab cũng nên đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi thu
hút hơn cho Grab_bike để giữ chân khách hàng đang sử dụng và
thu hút khách hàng mới. Tập trung vào các chiến dịch mang ý
nghĩa đóng góp cho cộng đồng - nhắm vào tính tự giác tự
nguyện của khách hàng
Quan trọng hơn nữa là Grab_bike nên nghiên cứu kĩ về đối
thủ cạnh tranh để đưa ra những hoạt động mới lạ hơn so với đối
thủ như Gobike, Bebike,... như : mở sân chơi game trúng thưởng
trên app, đặt Grab bật nắp mở mã giống như khao mã bia, ... để
tăng sự hứng thú, tò mò, khao khát của khách hàng lên nhằm
tăng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Grab_bike.

KẾT LUẬN
“Vì sao chúng ta không thể có những lựa chọn di chuyển an
toàn hơn?”
“Liệu chúng ta có thể giúp các bác tài có điều kiện làm việc
tốt hơn không?”
19



“Nếu như chúng ta có khả năng giúp cuộc sống này trở nên
dễ dàng hơn một chút thì sao?”
Những câu hỏi này chính là động lực để một nhóm bạn cực
kỳ tham vọng thành lập nên Grab, siêu ứng dụng đa dịch vụ
hàng đầu và là công ty công nghệ di động lớn nhất Đông Nam
Á, giúp kết nối hàng triệu khách hàng với hàng triệu Đối tác tài
xế, Grab đã đưa dịch vụ Grab_bike trên địa bàn Hà Nội trở nên
phổ biến, bao quát rộng rãi hơn, người người nhà nhà sử dụng
dịch vụ của Grab để phục vụ cho nhu cầu của chính mình. Tuy
với thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhiều nhân tố ảnh hưởng,
nhiều doanh nghiệp khác nhòm ngó, đấu tranh giành thị trường
nhưng với những chính sách Marketing đột phá, am hiểu thị
trường và luôn luôn hoàn thiện sản phẩm đã giúp Grab_bike vẫn
chiếm thế thượng phong trên địa bàn Hà Nội hiện nay, và hi
vọng trong tương lai Grab sẽ đưa dịch vụ của mình tiến nhanh,
mạnh và xa hơn nữa để góp phần cải thiện cuộc sống của người
dân Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung .

20



×