Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

9,75ĐIỂM - Lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động của C. Mác và sự vận dụng lý luận này trong cải cách chính sách tiền công (tiền lương) ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.32 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
Từ trước đến nay, tiền lương vẫn luôn là vấn đề cấp thiết đối với người lao
động. Khi lợi ích của người lao động được bảo đảm bằng các mức lương thỏa đáng,
lợi ích của người sử dụng lao động sẽ tăng, tạo cơ sở kinh tế để tăng thu nhập và lợi
ích kinh tế cho người cung ứng sức lao động, tạo ra sự gắn kết cộng đồng giữa
người lao động với người sử dụng lao động. Đó chính là tác động tích cực của tiền
lương. Ngược lại, nếu chính sách tiền lương không hợp lý, không chú ý đúng mức
đến lợi ích của người lao động, sẽ làm suy giảm động lực của sản suất, tác động
xấu đến thái độ, động cơ của người lao động, kìm hãm sự phát triển của nền kinh
tế. Để có một chính sách tiền lương hợp lý, kích thích năng lực sáng tạo của người
lao động, rất cần hiểu rõ căn cứ hay cơ sở của tiền lương. Thấy rõ được tầm quan
trọng của cải cách chính sách tiền công đối với người lao động trong đời sống, em
xin lựa chọn đề tài số 01: “Lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động của C. Mác và
sự vận dụng lý luận này trong cải cách chính sách tiền công (tiền lương) ở Việt
Nam hiện nay” để nghiên cứu và đi sâu về vấn đề này.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ GIÁ TRỊ HÀNG HÓA SỨC LAO
ĐỘNG
1.1 Hàng hóa sức lao động
Khi đi tìm hiểu về một vấn đề gì, trước hết ta cần biết được khái niệm về nó.
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu Giá trị hàng hóa sức lao động là gì?
Sự biến đổi giá trị của số tiền cần phải chuyển hóa thành tư bản không thể xảy
ra trong bản thân số tiền ấy, mà chỉ có thể xảy ra từ hàng hóa được mua vào (T –
H). Hàng hóa đó không thể là một hàng hóa thông thường, mà phải là một hàng hóa
đặc biệt, hàng hóa mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị,
việc sử dụng nó có thể tạo ra được giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Thứ hàng
hóa đó là sức lao động mà nhà tư bản đã tìm thấy trên thị trường.
1.1.1 Sức lao động và hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Theo C. Mác, “Sức lao động, đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân
thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà




con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”.
Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất.
Nhưng không phải trong bất kỳ điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa. Thực
tiễn lịch sử cho thấy, sức lao động của người nô lệ không phải là hàng hóa, vì bản
thân người nô lệ thuộc sở hữu của chủ nô, anh ta không có quyền bán sức lao động
của mình. Người thợ thủ công tự do tuy được tùy ý sử dụng sức lao động của mình,
nhưng sức lao động của anh ta cũng không phải là hàng hóa, vì anh ta có tư liệu sản
xuất để làm ra sản phẩm nuôi sống mình chứ chưa buộc phải bán sức lao động để
sống.
Sức lao động chỉ có thể trở thành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử nhất
định sau đây:
Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được
sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất, để
tồn tại buộc anh ta phải bán sức lao động của mình để sống.
Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động thành hàng
hóa. Sức lao động biến thành hàng hóa là điều kiện quyết định để tiền biến thành tư
bản. Tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền
tệ phải phát triển tới một mức độ nhất định.
Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có sản phẩm của lao
động mới là hàng hóa. Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ
nhất định nào đó, các hình thái sản xuất xã hội cũ (sản xuất nhỏ, phường hội, phong
kiến) bị phá vỡ, thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức lao động trở thành
hàng hóa, chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất hàng
hóa trở nên có tính chất phổ biến và đã báo hiệu sự ra đời của một thời đại mới
trong lịch sử xã hội – thời đại của chủ nghĩa tư bản.
1.1.2. Giá trị hàng hóa sức lao động
Giá trị hàng hóa sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để

sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định. Nhưng sức lao động chỉ tồn tại
như năng lực sống của con người. Muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người công
nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định về ăn, mặc, ở, học nghề,


v.v.. Ngoài ra, người lao động còn phải thỏa mãn những nhu cầu của gia đình và
con cái họ nữa. Chỉ có như vậy thì sức lao động mới được sản xuất và tái sản xuất
ra một cách liên tục.
Vậy thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được
quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt
ấy; hay nói cách khác, giá trị hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị
của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân và gia đình họ.
Là hàng hóa đặc biệt, giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông
thường ở chỗ nó còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. Điều đó có nghĩa là
ngoài những nhu cầu về vật chất, người công nhân còn có những nhu cầu về tinh
thần, văn hóa… Những nhu cầu đó phụ thuộc hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước ở
từng thời kỳ, đồng thời nó còn phụ thuộc cả vào điều kiện địa lý, khí hậu nước đó.
Tuy giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm yếu tố tinh thần và lịch sử, nhưng
đối với mỗi nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định, thì quy mô những tư
liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định, do đó có thể
xác định được lượng giá trị hàng hóa sức lao động do những bộ phân sau đây hợp
thành:
Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái
sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân.
Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân.
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái
người công nhân.
Để biết được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kỳ nhất định,
cần nghiên cứu hai nhân tố tác động đối lập nhau đến sự biến đổi của giá trị sức lao
động. Một mặt, sự tăng nhu cầu trung bình của xã hội đã làm tăng giá trị sức lao

động; mặt khác, sự tăng năng suất lao động xã hội sẽ làm giảm giá trị sức lao động.
CHƯƠNG 2: CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN CÔNG (TIỀN LƯƠNG) Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ
PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN
2.1. Thực tiễn quá trình cải cách chính sách tiền công ở Việt Nam hiện nay
Chính sách tiền công (tiền lương) là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ


thống chính sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối lớn của nền
kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ
thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống
tham nhũng, lãng phí.
Nước ta đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương vào các năm 1960,
năm 1985, năm 1993 và năm 2003. Năm 1960, chuẩn bị cho năm đầu tiên miền
Bắc Việt Nam thực hiện kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã thực hiện
cải tiến chế độ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Đến năm 1985, chúng ta thực hiện
cải cách tiền lương lần thứ 2 “cải cách giá-tiền-lương” mở đầu cho thời kì đổi mới.
Nhưng, do phạm phải những sai lầm lớn trong thực hiện cải cách “giá cả - tiền tệ tiền lương”, nên chỉ 8 năm sau (năm 1993) chúng ta đã phải thực hiện cải cách
chính sách tiền lương và các chính sách có liên quan lần tiếp theo. Cải cách tiền
lương lần thứ ba đã đặt nền móng cho sự hình thành tiền lương theo nguyên tắc thị
trường, tạo điều kiện cho sự phát triển thị trường lao động; tách chế độ tiền lương
của cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước với tiền
lương của người lao động trong các doanh nghiệp; tách dần chính sách tiền lương
với chính sách bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công. Năm 2004, lần cải
cách thứ 4 đã hoàn thiện chế độ tiền lương trên cơ sở mở rộng quan hệ tiền lương,
thu gọn một bước hệ thống thang, bảng, ngạch, bậc lương, đổi mới cơ chế hoạt
động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Kết luận của Hội nghị
Trung ương 8 khoá IX về Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và
trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2003 - 2007 đã từng bước được bổ sung,
hoàn thiện theo chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đại hội Đảng các khoá X, XI,

XII, Kết luận Hội nghị Trung ương 6 khoá X, đặc biệt là các Kết luận số 23KL/TW, ngày 29/5/2012 của Hội nghị Trung ương 5 và Kết luận số 63-KL/TW,
ngày 27/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khoá XI.
Từ tháng 12/1993 đến nay, Nhà nước đã điều chỉnh 14 lần mức lương cơ sở, từ
120.000VNĐ/tháng lên 1.300.000VNĐ/tháng gấp 10,83 lần. Từ 01/7/2018, mức
lương cơ sở tiếp tục tăng thêm 90.000VNĐ/tháng. Lương tối thiểu vùng đối với
khu vực doanh nghiệp được điều chỉnh tăng cao hơn theo định hướng chỉ đạo của


TW. Từ ngày 01/01/2018 theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP ở mức 2.760.000 –
3.980.000VNĐ/tháng tùy theo địa bàn.
2.1.1 Những kết quả đạt được từ quá trình cải cách chính sách tiền công ở Việt
Nam hiện nay
Trong những năm qua, công cuộc cải cách chính sách tiền công ở nước ta đã
đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Chính sách tiền lương được cải cách đã bãi bỏ hệ thống bảng lương được coi
là quá phức tạp, chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo
mang tính bình quân, cào bằng hiện nay bằng các bảng lương mới đơn giản và phù
hợp hơn. Quy định bảng lương chuyên môn theo ngạch, bậc đối với công chức,
viên chức, các chức vụ lãnh đạo hưởng lương chuyên môn nghiệp vụ và phụ cấp
lãnh đạo tạo thuận lợi cho việc điều động, luân chuyển cán bộ trong hệ thống chính
trị, và thực hiện được nguyên tắc bổ nhiệm, miễn nhiệm có lên-có xuống, có vào –
có ra khi thay đổi chức danh.
Nhờ đó, tiền lương trong khu vực công của cán bộ, công chức, viên chức và
lực lượng vũ trang đã từng bước được cải thiện, nhất là ở những vùng, lĩnh vực đặc
biệt khó khăn, góp phần nâng cao đời sống người lao động. Trong khu vực doanh
nghiệp, chính sách tiền lương từng bước được hoàn thiện theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước.
Bên cạnh đó, chính sách tiền lương đã thể hiện sự ưu đãi của Nhà nước đối với
điều kiện lao động, lĩnh vực và ngành nghề làm việc. Đã có các loại phụ cấp, từ
phụ cấp thu hút, phụ cấp theo điều kiện làm việc, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp

thâm niên, phụ cấp theo lĩnh vực công tác… Đã từng bước đổi mới và tách riêng cơ
chế quản lý tiền lương và thu nhập của cơ quan hành chính và khu vực sự nghiệp
công lập để tăng thêm thu nhập cho công chức, viên chức, góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả của cơ quan nhà nước và chất lượng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.
Tiền lương khu vực doanh nghiệp đã từng bước thực hiện theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước, bước đầu dựa trên cơ sở thương lượng và thỏa
thuận giữa người lao động và doanh nghiệp, giảm dần sự can thiệp thành chính của
cơ quan nhà nước. Mức lương tối thiểu được luật hóa tại Bộ luật Lao động, được
hình thành trên cơ sở thương lượng tại Hội đồng Tiền lương quốc gia với thành


phần cân bằng của ba bên là đại diện của người lao động, đại diện của doanh
nghiệp và đại diện của Nhà nước thay vì Nhà nước đơn phương định đoạt, phù hợp
với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.
2.1.2 Những hạn chế trong cải cách chính sách tiền công (tiền lương) ở nước ta
những năm gần đây – Nguyên nhân
Song thực tế cho thấy, quá trình cải cách chính sách tiền công của nhà nước
còn chậm so với sự phát triển chung của tình hình kinh tế - xã hội, chưa kịp thời
với sự biến động của giá cả hàng hóa tiêu dùng, chưa đồng bộ với các giải pháp
khác khiến cho tiền công thực tế của người lao động thấp, đời sống người lao động
còn nhiều khó khăn. Cải cách chính sách tiền lương còn nhiều bất hợp lý được thể
hiện ở những điểm sau:


Duy trì quá lâu một chính sách tiền lương thấp đối. Các lần cải cách vừa qua luôn
bị chi phối tuyệt đối bởi khả năng của ngân sách nhà nước nên đã thực hiện một
chính sách tiền lương quá thấp đối với công nhân và gắn chặt với tiền lương tối
thiểu chung vốn rất thấp (chỉ đáp ứng 65% - 70% nhu cầu mức sống tối thiểu của

người lao động)..

− Mức lương tối thiểu: Mặc dù đã qua nhiều lần điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu,
nhưng cho tới nay, mức lương tối thiểu vẫn quá thấp không bảo đảm tái sản xuất
giản đơn sức lao động của bản thân người lao động, chưa phù hợp với cơ chế thị
trường. Nếu so sánh chỉ số lương tối thiểu với hệ nhu cầu cần đạt được (gồm các
yếu tố: ăn, ở, mặc, đi lại, học tập, văn hóa, giao tiếp xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp), thì chỉ số này rất thấp. Mức lương tối thiểu hiện
nay ở mức 2.760.000 – 3.980.000VNĐ/tháng chỉ đạt gần 36% bình quân mức nhu
cầu sống tối thiểu.
− Hệ thống thang lương, bảng lương chưa phát huy được tác dụng khuyến khích
người lao động trong sáng tạo, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hệ số
lương khởi điểm các ngạch theo Nghị định 117/2016/NĐ-CP còn thấp.
− Quy định mức lương bằng hệ số nhân với mức lương tối thiểu đã không thể hiện rõ
giá trị thực của tiền lương. Nhiều trường hợp tiền lương của lãnh đạo cấp trên thấp
hơn tiền lương của lãnh đạo cấp dưới, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong
hoạt động công vụ.




Có quá nhiều loại phụ cấp, đặc biệt là phụ cấp theo nghề và hệ số tiền lương tăng
thêm đã phát sinh nhiều bất hợp lý. Tiền lương theo chế độ thấp nhưng nhiều
trường hợp có các khoản ngoài lương như bồi dưỡng họp, xây dựng đề án, đề tài...
chiếm tỷ lệ lớn trong thu nhập của cán bộ, công chức, làm mất vai trò đòn bẩy của

tiền lương.
− Chưa có giải pháp gắn cải cách tiền lương với sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản
biên chế. Việc đổi mới tổ chức và quản lý, cơ chế tài chính đối với khu vực sự
nghiệp công lập chưa đáp ứng yêu cầu. Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền
lương cơ bản vẫn do ngân sách Nhà nước bảo đảm (khoảng 98%) và chủ yếu từ
ngân sách Trung ương (khoảng 68%). Việc điều chỉnh giá, phí dịch vụ công nhiều

lĩnh vực còn chậm. Một số địa phương còn dư nguồn cải cách tiền lương nhưng
không được chi lương cao hơn. Chưa có cơ chế tiền thưởng gắn với kết quả thực
hiện nhiệm vụ. Công tác thông tin, báo cáo, thống kê và cơ sở dữ liệu quốc gia về
đối tượng và tiền lương trong khu vực công còn hạn chế.
− Đối với khu vực doanh nghiệp, quy định về tiền lương tối thiểu chưa cụ thể, tiêu
chí xác định còn nhấn mạnh vào nhu cầu sống tối thiểu; chưa quy định mức lương
tối thiểu theo giờ; chức năng bảo vệ người lao động yếu thế còn hạn chế. Việc quy
định một số nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương còn ảnh hưởng đến quyền tự
chủ tiền lương của doanh nghiệp. Chưa thực sự phát huy được vai trò, tác dụng của
cơ chế thương lượng. Vi phạm quy định pháp luật về tiền lương còn nhiều; công tác
hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm còn hạn chế. Cơ chế
quản lý tiền lương đối với doanh ngiệp Nhà nước còn nhiều bất cập. Tiền lương của
người lao động chưa thực sự gắn với năng suất lao động; chưa tách bạch giữa tiền
lương của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên với ban giám đốc.
− Chính sách tiền lương dù đã “cải cách” vẫn chưa tạo ra động lực đủ mạnh cho
người hưởng lương phát huy tài năng và cống hiến. Tiền lương thấp không kích
thích được cán bộ, công nhân, viên chức gắn bó với Nhà nước, không thu hút được
nhân tài; ngược lại, người làm việc giỏi, người có tài bỏ khu vực nhà nước ra làm
việc cho khu vực ngoài nhà nước, nơi có tiền lương và thu nhập cao, có xu hướng
tăng...


Hiện trạng bất cập trong cải cách chính sách tiền lương ở nước ta hiện nay bắt
nguồn từ nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là nền kinh tế nước ta còn yếu, chất
lượng tăng trưởng và năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; tích
lũy còn ít, nguồn lực hạn chế. Trong khi đó, nhận thức của chúng ta còn chưa đầy
đủ về giá trị hàng hóa của sức lao động. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung,
chúng ta không coi sức lao động là hàng hóa cả trong khu vực sản xuất, kinh
doanh, cũng như khu vực nhà nước, vì vậy tiền lương không phải là giá cả của sức
lao động, không dựa trên cơ sở giá trị sức lao động. Việc thể chế hóa chủ trương

của Đảng về chính sách tiền lương còn chưa kịp thời, tư duy về chinsnh sách còn
chưa theo kịp với sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh. Trong khu vực kinh tế nhà
nước, Nhà nước bao cấp tiền lương, việc trả lương trong doanh nghiệp không gắn
với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, chính sách biên chế suốt đời được áp dụng. Kết
quả là, biên chế lao động ngày càng lớn, ngân sách thâm hụt nặng nề do phải bao
cấp tiền lương, mà tiền lương lại không đủ tái sản xuất sức lao động. Sản xuất kinh doanh mất động lực nên hiệu quả sút kém.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặc dù chúng ta đã có những thay
đổi lớn trong nhận thức về tính chất hàng hóa của sức lao động, cũng như về bản
chất của tiền lương, nhưng trên thực tế, việc cải cách tiền lương không đồng bộ với
việc đổi mới các lĩnh vực có liên quan nên kết quả không cao. Cải cách hành chính
trong khu vực nhà nước diễn ra chậm, đặc biệt việc tinh giảm biên chế còn thiếu
cương quyết. Tiền lương chưa thực sự được coi là đầu tư cho người lao động, đầu
tư cho nguồn nhân lực mà chỉ coi đó là một khoản chi cho tiêu dùng cá nhân. Khi
tiến hành cải cách tiền lương chưa có cơ chế để tạo nguồn mà chỉ nặng về cân đối
ngân sách. Chính vì thế khi xây dựng mức lương tối thiểu, Nhà nước dường như bị
ràng buộc nặng nề bởi sự eo hẹp của ngân sách nên thường đưa ra những mức giá
tư liệu sinh hoạt thấp xa so với mức thực tế. Do đó, tiền lương luôn đứng trước mâu
thuẫn là thấp so với nhu cầu của người lao động nhưng lại cao so với khả năng của
ngân sách. Trong quá trình thực hiện chính sách, chưa kết hợp được việc cải cách
hành chính và đổi mới phương thức hoạt động, cơ chế trả lương cho các ngành sự


nghiệp. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong hoạch định và thực hiện
chính sách còn hạn chế. Công tác quản lý tiền lương và thu nhập còn nhiều bất cập.
Những bất cập của chính sách tiền lương đã gây nên những hệ lụy, như chất
lượng lao động của công chức nhà nước thấp, tham nhũng trở thành “quốc nạn”...,
cản trở công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước.
2.2 Một số phương hướng, kiến nghị cơ bản để Nhà nước thực hiện có hiệu
quả chính sách cải cách tiền công ở Việt Nam hiện nay

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng quan tâm cải cách, sửa
đổi bổ sung nhiều lần góp phần cải thiện đời sống người lao động hưởng lương,
thúc đẩy người lao động, sáng tạo, hăng say sản xuất. Tuy nhiên tính đến nay, mức
lương tối thiểu chung còn thấp, cơ chế áp dụng tuền lương tối thiểu chung còn thấp,
cơ chế áp dụng tiền lương tối thiểu giữa các đối tượng hưởng lương khác nhau còn
chưa phù hợp với thể chế cơ chế thị trường. Do đó, vấn dụng lý luận giá trị hàng
hóa sức lao động của C.Mác, em xin đưa ra một số giải pháp cải cánh tiền công ở
Việt Nam ta như sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về
quan điểm, nội dung của cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức,
viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp.
Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm, coi đây là giải pháp
căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương. Các cơ quan, tổ chức,
đơn vị trong hệ thống chính trị thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để thực hiện trả lương theo
vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.
Thứ ba, xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới. Nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức, viên
chức, lao động, doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội và pháp luật có liên quan đến chính
sách tiền lương trong khu vực công và khu vực doanh nghiệp…
Thứ tư, quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là
nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương.


Thứ năm, triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Trung ương 6 khoá
XII và các đề án đổi mới, cải cách trong các ngành, lĩnh vực có liên quan là công
việc rất quan trọng để cải cách chính sách tiền lương một cách đồng bộ.
Thứ sáu, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò của nhân dân,
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.


KẾT LUẬN

Tiền lương là lợi ích kinh tế thiết thân của người lao động, là phương tiện tái
sản xuất sức lao động, năng lực của lao động trong quá trình sản sinh ra các giá trị
gia tăng. Để có một chính sách tiền lương hợp lý, kích thích năng lực sáng tạo của
người lao động, rất cần hiểu rõ căn cứ hay cơ sở của tiền lương. Lý luận hàng hóa
sức lao động của C.Mác không chỉ đúng trong chủ nghĩa tư bản mà nó còn có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Vì
thế, nghiên cứu và vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C. Mác vào việc cải
cách chính sách tiền lương ở nước ta hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
việc tạo ra sự đồng bộ trong đổi mới các chính sách kinh tế - xã hội, để sự phát
triển của đất nước ta thực sự do con người và vì con người.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Giáo trình
[1] Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa
học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình kinh tế học chính trị MácLênin, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1999, 2002.
* Sách
[1] C. Mác và Ph. Ăngghen, “Tư bản”, quyển I, Toàn tập, tập 23, Nxb. CTQG,
Hà Nội, 1993.
*Website
[1] ThS. Nguyễn Thị Mai Lan, Đại học Luật Hà Nội, “Lý luận hàng hóa sức

lao động và tiền công của C. Mác - cơ sở quan trọng để cải cách chính sách
tiền lương”, Tạp chí cộng sản.
Ngày cập nhật: 22/8/2012 22:18 GMT+7
Ngày truy cập : 30/5/2018 4:13 GMT+7
/>[2] “Toàn văn Nghị quyết số 27 CP-TW về cải cách chính sách tiền lương”,



Báo điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam.
Ngày cập nhật: 22/05/2018 15:27 GMT+7
Ngày truy cập: 30/5/2018 4:20 GMT+7
/>[3] Phương Liên, “Chính sách tiền lương mới: Cải cách mang tính cách
mạng”, Báo điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam VGPNews.
Ngày cập nhật: 07/05/2018 22:28 GMT+7
Ngày truy cập : 30/5/2018 4:23 GMT+7
/>PHỤ LỤC

Ảnh 1: Tăng lương lại phải … “tăng lo” !


Ảnh 2: Ban chỉ đạo TW khảo sát về cải cách chính sách tiền lương, BHXH.

Ảnh 3: Hệ thống bảng lương mới theo đề án cải cách rút gọn so với hệ thống
bảng lương hiện hành.


Ảnh 4: Niềm vui của người lao động – động lực phát triển của quốc gia.



×