Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Sáng kiến: Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc miền núi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 17 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÕ NHAI

TRƯỜNG PTDTBT THCS LIEEN MINH

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
TÊN SÁNG KIẾN:
“Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
cho học sinh dân tộc miền núi”.

Tác giả:
Đào Xuân Hiển
Lê Văn Dũng
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường PTDTBT THCS Liên Minh


Liên Minh 2019

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi:
- Hội đồng sáng kiến huyện Võ Nhai;
- Phòng Giáo dục Đào tạo Võ Nhai.
I. Họ và tên

Số
TT


1

2

Ngày
tháng
năm sinh

Nơi công tác
(hoặc nơi thường
trú)

Chức
danh

15/9/1980

Trường PTDTBT
THCS Liên Minh

Hiệu
trưởng

Đại học

100%

Trường PTDTBT
Đào Xuân Hiển 04/10/1976
THCS Liên Minh


Phó
Hiệu
trưởng

Đại học

100%

Họ và tên

Lê Văn Dũng

Trình độ
chuyên
môn

Tỷ lệ (%)
đóng góp
vào việc
tạo ra
sáng kiến
(ghi rõ đối với
từng đồng tác
giả, nếu có)

Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giải pháp góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc miền núi”.
II. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Cán bộ, giáo viên và học sinh Trường PTDTBT THCS Liên Minh.

III. Ngày sáng kiến được áp dụng
Sáng kiến được áp dụng từ ngày 5/9/2018 đến hết ngày 25/5/2019.
IV. Mô tả về bản chất sáng kiến
1. Lời giới thiệu
Trường phổ thông dân tộc bán trú được thành lập là điều kiện thuận lợi cho
sự nghiệp giáo dục miền núi, vùng dân tộc. Trường thành lập nhằm đào tạo nguồn
cán bộ là người dân tộc và là một trung tâm văn hoá của địa phương. Mục tiêu đào
2


tạo của nhà trường là chuẩn bị cho học sinh sau khi học hết cấp ra trường có thể
thích ứng nhanh chóng với sự phát kiển kinh tế của địa phương. Để thực hiện được
mục tiêu trên, Đảng ta đã xác định mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục đào tạo
là: “Xây dựng một nền giáo dục có quy mô phù hợp, chất lượng và hiệu quả cao
đáp ứng nhu cầu về nhân lực, dân trí và nhân tài để phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước và nhu cầu học tập của nhân dân, phát huy cao độ nội
lực, sử dụng một bộ phận có uy tín trong khu vực và thế giới”.
Đứng trước mục tiêu đó, đòi hỏi các cấp quản lí giáo dục và đào tạo, các đơn
vị trường học, đặc biệt các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
(PTDTBT THCS) cần phải đổi mới về nội dung phương pháp đào tạo để đáp ứng
mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đồng bào
miền núi nhất là vùng sâu vùng xa. Thời gian qua phong trào đổi mới phương pháp
dạy học đang được dư luận quan tâm. Nhiều đơn vị trường học đã tiến hành việc
đổi mới giờ học khá sôi nổi, nhiều giờ học được áp dụng phương pháp dạy mới và
đạt hiệu quả cao.
Trong dự thảo chiến lược phát triển giáo dục nhấn mạnh: Việc nâng cao chất
lượng, phát triển giáo dục ở các cấp càng đòi hỏi phải đẩy mạnh việc đổi mới
phương pháp dạy học sao cho có hiệu quả, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện
nay thì việc dạy học trong trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) gặp không
ít khó khăn. Trường học không phải chỉ là nơi dạy chữ mà còn là nơi dạy người,

vừa truyền thụ tri thức vừa đào tạo nhân cách cho học sinh. Việc dạy học sao cho
có hiệu quả, đạt chất lượng cao là việc làm không dễ. Thực tế cho thấy đối với
trường PTDTBT, kết quả học tập của học sinh dân tộc thường hạn chế hơn so với
mặt bằng chung, do nhiều nguyên nhân, vấn đề đặt ra là làm thế nào nâng cao chất
lượng học tập cho học sinh dân tộc? Và làm như thế nào để phù hợp với địa
phương, với vùng miền có học sinh học tại trường ... đó là điều chúng ta cần quan
tâm suy nghĩ và tìm biện pháp giải quyết. Sau khi nghiên cứu một số vấn đề về lý
luận dạy học và cũng với mục đích là để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ
đồng thời giúp ban giám hiệu chúng tôi có kinh nghiệm tốt hơn trong chỉ đạo công
tác chuyên môn, chúng tôi quyết định chọn sáng kiến “Giải pháp góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc miền núi”. Sáng kiến này nhằm kiểm
nghiệm những việc mà chúng tôi đã thực hiện trong thời gian qua, đồng thời rút
kinh nghiệm tạo đà cho công tác giảng dạy của đội ngũ cán bộ giáo viên trong thời
gian tới, gióp cho học sinh được học tập tốt hơn với nhiệm vụ giáo dục hiện
nay.
2. Cơ sở lý luận
Vì sao phải nâng cao chất lượng học tập cho học sinh dân tộc miền núi. Để
đáp ứng yêu cầu cách mạng nước ta trong giai đoạn mới hiện nay, ngành giáo dục đào tạo có trọng trách đào tạo cho đất nước một đội ngũ đông đảo những người lao
động mới: "Thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có
đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công nghiệp
hoá hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá nhân loại, phát
huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng, phát huy
3


tích cực của cá nhân làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có kĩ năng
thực hành giỏi có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỉ luật…”. Để đáp ứng
đòi hỏi của cách mạng, mà cụ thể là đáp ứng sự phát triển kinh tế và xã hội theo
tinh thần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành giáo dục phải khắc phục
khó khăn để phấn đấu nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, đặc biệt là học

sinh dân tộc miền núi, làm cho khoảng cách dân trí giữa miền núi và miền xuôi
không còn xa nhau. Muốn giải quyết vấn đề này đòi hỏi các cấp các ngành, mọi lực
lượng xã hội phải đầu tư cho giáo dục vì sự phát triển”, vì mục tiêu “Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Cơ sở pháp lý
Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT, ngày 28/3/2011, của Bộ Giáo dục và Đào
tao, thông tư ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có
nhiều cấp học.
Quyết định số 2008/QĐ-UBND ngày 09/7/ 2018 của UBNĐ tỉnh Thái
Nguyên ban hành khung thời gian năm học 2018-2019 đối với giáo dục mần non,
giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Công văn số 1506/SGDĐT-GDTrH ngày 30/8/2018 của Sở GDĐT về việc
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018-2019;
Công văn số 572/PGD&ĐT ngày 04/9/2018 của Phòng GD&ĐT Võ Nhai về
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục THCS năm học 2018-2019.
Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018 và phương hướng nhiệm vụ năm học
2018-2019 của Trường PTDTBT THCS Liên Minh.
Trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng nêu rõ: Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo
dục là xây dựng con người mới có tri thức, đạo đức, con người vừa “Hồng” vừa
“Chuyên”. Điều đó chứng tỏ Đảng đã đánh giá rất cao vai trò, vị trí của ngành giáo
dục đào tạo trước nhu cầu phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, xã hội, đất nước.
3. Cơ sở thực tiễn
Nhà trường là nơi hội tụ của học sinh dân tộc trong xã Liên Minh. Gồm các
dân tộc Dao, Tày, Nùng, Kinh. Học sinh là người dân tộc thiểu sô chiếm 53%.
Số học sinh tuyển mới hàng năm từ 50 - 60 học sinh, đầu vào của nhà trường
chất lượng học sinh còn thấp, số lượng học sinh khá, giỏi ít. Với kết quả như vậy,
ban giám hiệu, tổ chuyên môn và tập thể giáo viên nhà trường thảo luận, bàn bạc
tìm cách tháo gỡ nhằm đạt kết quả cao hơn.
3.1.Thuận lợi

Đội ngũ có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn 100%; Trường có giáo viên dạy
giỏi cấp huyện, cấp tỉnh; Đủ lớp học cho học sinh học một ca; Các cấp chính quyền
địa phương quan tâm tới công tác giáo dục của nhà trường; Ban đại diện cha mẹ
học sinh có sự phối hợp chặt chẽ với trường trong công tác giáo dục học sinh.
4


3.2. Khó khăn
- Do cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng từ năm 2000 nên các lớp
học đã xuống cấp. Hiện nay đã được đầu tư cải tạo, sửa chữa.
- Thiết bị dạy học được cấp phát từ năm 2002 đã hư hỏng nhiều, nhà trường
chưa có kinh phí để mua sắm thay thế.
- Đội ngũ giáo viên đủ về cơ cấu nhưng năng lực chưa thật sự đồng đều.
- Trường có 53% học sinh là người dân tộc thiểu số (trong đó dân tộc Dao
chiếm đa số). Học sinh dân tộc thiểu số có lực học yếu, nhận thức chậm, lười
học… Một số ít phụ huynh phó mặc việc dạy dỗ con em cho nhà trường...
4. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc
miền núi
4.1. Nâng cao chất lượng học tập cho học sinh thông qua con đường đổi
mới phương pháp dạy học của giáo viên
Điều cấp thiết nhất là mỗi giáo viên phải tự thấy việc đổi mới phương pháp
dạy học là một nhu cầu, một quyết tâm và phải chuyển thành ý thức trách nhiệm từ
bên trong cá nhân mình. Tự thấy mình không thể dạy như cũ nữa, bởi sản phẩm họ
tạo ra là những con người. Trong công cuộc đổi mới hiện đại hoá đất nước cần
những con người biết độc lập, biết sáng tạo. Đây là biện pháp tích cực. Một thời
gian dài chúng ta luôn nhấn mạnh việc lấy học sinh làm trung tâm, người học giữ
vai trò chủ động tích cực trong quá trình học tập. Bằng một hệ thống câu hỏi phát
vấn, gợi mở cho học sinh từ dễ đến khó, từ câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ đến
những kiến thức mới, thầy nêu vấn đề đặt ra tình huống rồi định hướng cho người
học tìm cách giải quyết. Khi gặp tình huông như vậy học sinh bắt buộc phải quan

sát, suy nghĩ, suy đoán, thảo luận tìm cách giải quyết vấn đề. Như vậy các em sẽ
chú ý phát biểu ý kiến, chủ động tiếp thu bài giảng và như vậy học sinh sẽ rất hào
hứng trong học tập. Cốt lõi của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là học sinh
phải được làm việc, để tự lĩnh hội, khám phá các nội dung học tập mà thầy đặt ra.
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học có những ngộ nhận cần
phải tránh:
- Thứ nhất: không nên quá chú trọng vào việc tổ chức hoạt động cho học sinh
tuyệt đối hoá mà coi nhẹ vai trò của người thầy trong giờ học.
- Thứ hai: không lạm dụng việc chia nhóm, máy chiếu, phát vấn các câu hỏi
vụn vặt làm loãng không khí giờ học. Các hoạt động chỉ mang tính hình thức sẽ tạo
một khuôn mẫu hoạt động giả.
Đổi mới nhằm mục đích cuối cùng là làm sao phát huy được tiềm năng sáng
tạo của người học. Câu hỏi chia nhóm hay thuật công nghệ thông tin đều phải
nhằm khơi gợi óc tưởng tượng, sức suy nghĩ và rung cảm của học sinh trong giờ
học. Giáo viên căn cứ vào đối tượng dạy học của mình tự tìm tòi, tự bồi dưỡng kết
hợp trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để có được phương pháp tốt nhất truyền
5


thụ tri thức cho học sinh. Giáo viên tăng cường sử dụng các đồ dùng dạy học các
phương tiện nghe nhìn để dạy học.
Cho học sinh tư duy với hình ảnh sự vật cụ thể thì một hệ thống thiết bị dạy
học tốt sẽ nâng cao tốc độ tri giác thông tin mà không làm giảm sự lĩnh hội thông
tin đó. Điều này cho phép thầy trò củng cố về kiến thức và diễn giải sinh động
những hiện tượng, khái niệm phức tạp phát huy tối đa tính tích cực tham gia hoạt
dộng nhận thức của nó.
Qua mỗi bài cần có sự liên hệ thực tiễn và mỗi bài giảng có gắn với thực
tế đời sống làm cho học sinh nhớ lâu hơn, hứng thú hơn và thấy rõ ích lợi của
việc học.
Giáo viên thường xuyên kiểm tra nhận xét đánh giá việc học tập của học sinh:

kiểm tra bài cũ đầu giờ, học kết hợp kiểm tra với vở ghi chép của học sinh. Kiểm
tra vở bài tập, vở soạn bài từ đó có sự hướng dẫn uốn nắn, sửa chữa những sai sót
cho học sinh.
Việc đánh giá cho điểm phải công bằng, phải có nhận xét ưu khuyết điểm rõ
ràng, những học sinh bị điểm kém khi kiểm tra, giáo viên cần động viên để các em
cố gắng hơn ở các bài sau, tránh những nhận xét nặng nề làm cho các em tự ti,
chán nản trong học tập. Quá trình nhận xét không nên tiếc lời khen với các em, nếu
có thiếu sót nên dung lời nói cho nhẹ nhàng và tìm hiểu nguyên nhân để tìm biện
pháp khắc phục. Việc nhận xét đánh giá bài học của giáo viên đối với học sinh dân
tộc là cả một nghệ thuật, để đưa lại một kết quả học tập tốt hơn cho các em. Giáo
viên hướng dẫn học sinh cách học tập ở các bộ môn, mỗi môn học đều có đặc thù
riêng, mỗi giáo viên qua quá trình giảng dạy đều tích luỹ được những kinh nghiệm
và phương pháp truyền thụ kiến thức cho học sinh.
Nhà trường, đoàn thể cần tổ chức cho học sinh hoạt động tập thể, trao đổi
kinh nghiệm học tập tốt, giúp các em học tập lẫn nhau để những em còn lúng túng
trong phương pháp học tập rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh. Cần chú ý dạy tốt các
tiết ôn tập và các tiết thực hành vì ôn tập là hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã
học, trên cơ sở đó luyện tập từng dạng bài để học sinh có thể nhớ lâu, khắc sâu
kiến thức, vận dụng tốt. Ngoài ra giáo viên ghi bảng cũng phải khoa học, ở bất cứ
bộ môn nào cũng vậy, việc ghi bảng và trình bày bảng đóng vai trò quan trọng. Ghi
bảng sao cho rõ ràng ngắn gọn, sau tiết học học sinh nhìn vào bảng có thể hình
dung được toàn bộ nội dung bài học. Có như vậy mới giúp người học dễ nhớ,
chóng thuộc bài.

6


Tiết dạy của giáo viên
4.2. Nâng cao chất lượng học tập cho học sinh qua hình thức tổ chức
học tập

Liên đội, chi đội kết hợp với đội cờ đỏ, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trực
tuần, quản sinh kiểm tra việc thực hiện nề nếp của các em như:
- Duy trì và thực hiện tốt 15 phút trước giờ vào học để ôn bài và truy bài. Học
sinh tự kiểm tra qua đội ngũ cán bộ, cán sự bộ môn có thể giúp các bạn giảng giải
một số bài tập khó;
- Tổ chức giờ tự học tốt, trong giờ tự học trật tự, giáo viên chủ nhiệm hướng
dẫn cán bộ lớp tự quản lớp, phân công những em học khá, giỏi kèm những bạn yếu
kém, hướng dẫn các bạn trong lớp học và làm bài tập;
- Mỗi học sinh tuân theo nội quy kỷ luật nhà trường. Nội quy phòng ở, lớp
học… và các quy định trong quy chế kiểm tra thi cử.
4.3. Nâng cao chất lượng cần tổ chức phụ đạo cho học sinh
Do đặc điểm học sinh dân tộc, sống ở vùng cao xa xôi hẻo lánh nên việc học
tập của các em gặp nhiều khó khăn, kiến thức ở các lớp dưới hổng nhiều, việc tiếp
thu kiến thức của các em đa số còn chậm. Với phân phối chương trình hiện nay do
bộ giáo dục quy định (mặc dù được giảm tải) nhưng lượng kiến thức mỗi tiết học
với học sinh dân tộc vẫn còn nặng. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng học tập cho
học sinh dân tộc không còn cách nào khác là phụ đạo cho các em. Nhà trường cần
chủ động lên kế hoạch cho giáo viên bộ môn cùng giáo viên chủ nhiệm phân loại
đối tượng học sinh theo trình độ, chia lớp phụ đạo mỗi tuần 2 buổi ngay từ đầu
năm học.

7


Tiết dạy phụ đạo học sinh
4.4. Nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh thông qua hoạt động
ngoài giờ lên lớp
Các hoạt động ngoài giờ lên lớp có một vai trò hết sức quan trọng, thể hiện
tính đa dạng của mục tiêu giáo dục như: Đức dục, trí dục, mỹ dục và qua nhiều
hình thức sinh hoạt sẽ góp phần mở rộng, củng cố, khắc sâu, hoàn thiện hệ thống

tri thức mà các em đã tiếp thu được ở giờ lên lớp. Đồng thời bồi dưỡng cho học
sinh năng lực tự giải quyết những nhiệm vụ của bản thân, trau dồi bản lĩnh của
người cán bộ trong tương lai bằng các hình thức:
- Tổ chức tốt giờ tự học trong 15 phút trước giờ chính khoá, và các buổi tối
giờ tự học;
- Tổ chức ngoại khoá bộ môn: Tổ chức các diễn đàn, chiếu phim, biểu diễn
văn nghệ, ...;
- Tổ chức chuyên đề;
- Hoạt động văn nghệ, tổ chức các đội văn nghệ cho mỗi lớp, hội diễn văn
nghệ toàn trường theo chủ điểm và các hoạt động xã hội khác;
- Hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Các phong trào học
tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, phong trào thi đua do nhà trường phát động,
các hội thi tìm hiểu pháp luật, thi tìm hiểu luật an toàn giao thông, thi tìm hiểu
phòng chống ma tuý… Qua những hoạt động này làm cho các em thấy rõ trách
nhiệm của người đội viên, thanh niên phải gương mẫu trong mọi mặt, lôi cuốn mọi
người có ý thức phấn đấu tu dưỡng về mọi mặt đặc biệt là học tập;

8


- Hoạt động lao động : Hình thức lao động diễn ra hàng ngày giúp các em biết
tổ chức cuộc sống có nề nếp văn hoá, tôn trọng nội quy tập thể, phục vụ cho học
tập ngày càng tốt hơn.
Một số hình ảnh tổ chức các hoạt động ngoài gờ lên lớp:

9


4.5. Nâng cao chất lượng học tập cho học sinh thông qua công tác
chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm về công tác giáo dục học sinh lớp mình
phụ trách về mọi mặt. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải giáo dục cho học sinh ý
thức say mê học tập, tinh thần vượt khó để đạt được kết quả cao trong học tập và tu
dưỡng. Giáo viên chủ nhiệm phân công học sinh khá, giỏi ở các bộ môn làm cán sự
để hướng dẫn các bạn trong lớp soạn bài và làm bài tập trong giờ tự học buổi tối và
kiểm tra 15 phút đầu giờ. Trong sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm xem xét tìm
hiểu những nguyên nhân học yếu, hoặc bị điểm kém để có biện pháp giúp đỡ khắc
phục kịp thời.
4.6. Nâng cao chất lượng học tập qua việc kết hợp giữa nhà trường - gia
đình - xã hội
Việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh dân tộc là một công việc khó
khăn, phức tạp đòi hỏi sự cố gắng và là công sức của toàn xã hội, nó không chỉ là
là công việc riêng của nhà trường mà còn là sự phối hợp giữa gia đình và toàn xã
hội. Nhà trường dù cố gắng đến đâu song nếu thiếu sự quan tâm hỗ trợ của gia đình
và xã hội thì kết quả cũng không cao, trách nhiệm của nhà trường là làm sao cho
cha mẹ học sinh hiểu rõ những nguyên nhân đã hạn chế đến chất lượng học tập của
con em mình, Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp với nhà trường tìm cách giải
quyết và tháo gỡ những khó khăn nhằm mục đích động viên con em mình học tập
tốt hơn…
Trong năm học nhà trường đã được nhận bàn giao công trình nhà ở, bếp ăn
bán trú và đưa vào sử dụng đã đem lại hiệu quả trong việc giáo dục học sinh dân
tộc thiểu số.

10


V. Những thông tin cần bảo mật
Sáng kiến không có thông tin bảo mật
VI. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
1. Đội ngũ

Ổn định về đội ngũ, cụ thể:
- Tổng số CBGVNV: 21. Trong đó Biên chế: 20
- Trình độ: Đại học: 18; Cao đẳng: 2; Trung cấp: 1.
- Dân tộc: 15
- Nữ: 13 (Nữ dân tộc: 12)
- Đảng viên: 14
- Tỷ lệ GV/lớp: 2,3
11


2. Cơ sở vật chất
Hiện nay nhà trường có 12 phòng bán kiên cố (đang được sửa chữa); nhà
trường đã sử dụng 6 phòng bán kiên cố cho lớp học và 6 phòng cho thư viện, thiết
bị, phòng tin học. Các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý đảm bảo, có công
trình vệ sinh, nước sạch đảm bảo theo quy định.
3. Trang thiết bị dạy học
Có đủ thiết bị dạy học.
VII. Kết quả thu được sau khi áp dụng sáng kiến
Với việc áp dụng sáng kiến trên đã góp phần nâng cao chất lượng học tập của
học sinh trong nhà trường. Học sinh khá giỏi ngày càng tăng, học sinh yếu kém
ngày càng giảm dần.
Cụ thể:
1. Năm học 2017-2018:
- Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục: Tổng số học sinh: 179
+ Học lực:
Giỏi: 12/179 đạt 6,7%
Khá: 59/179 đạt 33,0%
Trung bình: 104/179 đạt 58,1%
Yếu: 4/179 đạt 2,2%
+ Hạnh kiểm:

Tốt: 116/179 đạt : 64,8%
Khá: 55/179 đạt 30,7%
Trung bình: 8/179 đạt 4,5%
- Học sinh tốt nghiệp THCS: 40/40 đạt 100%
- Kết quả các kỳ thi cấp huyện, cấp tỉnh của đơn vị đã tham gia:
+ Giải cấp tỉnh: 03 (03 giải thể thao: 01 giải Ba cờ vua, 02 giải Ba đẩy gậy).
+ Giải cấp huyện:
02 giải văn hóa cấp huyện (thi HS giỏi lớp 9 môn Vật lý, Địa lí).
17giải thể thao cấp huyện (01 giải Ba bóng đá, 01 giải Ba bóng chuyền nam,
03 giải điền kinh, 08 giả đẩy gậy, 04 giải cờ vua).
2. Năm học 2018-2019:
- Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục: Tổng số học sinh: 190
+ Học lực:
Giỏi: 18/190 đạt 9,5%
Khá: 67/190 đạt 35,3%
Trung bình: 103/190 đạt 54,1%
12


Yếu: 2/190 đạt 1,1%
+ Hạnh kiểm:
Tốt: 125/190 đạt : 65,9%
Khá: 62/190 đạt 32,6%
Trung bình: 3/190 đạt 1,5%
- Học sinh tốt nghiệp THCS: 39/39 đạt 100%
- Kết quả các kỳ thi cấp huyện, cấp tỉnh của đơn vị đã tham gia:
+ Giải cấp huyện: 38 giải (13 giải các môn văn hóa; 03 giải văn nghệ; 22 giải
thể thao).
+ Giải cấp tỉnh: 02 (giải thể thao).
Trong quá trình công tác tại Trường PTDTBT THCS Liên Minh, từ thực tế

giảng dạy và quản lý chuyên môn bản thân tôi nhận thấy vị trí vai trò của người
thầy giáo rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng học tập của học sinh. Từ
đó, tư tưởng của tôi trong công tác chuyên môn, giảng dạy là: “Làm thế nào để
chất lượng học tập của học sinh dân tộc miền núi nói chung, học sinh trường
PTDTBT THCS Liên Minh nói riêng được nâng cao thêm trong những năm tới”.
Muốn vậy, người giáo viên hãy làm người mẹ, người chị của các em, vừa dạy, vừa
dỗ để các em thấy được sự quan tâm của các thầy cô, từ đó các em có ý thức không
ngừng vươn lên. Dựa vào cơ sở lý luận thực tế, cùng các biện pháp ứng dụng trong
hoạt động dạy và học, chất lượng học tập của học sinh dân tộc vùng sâu vùng xa
ngày càng được nâng cao. Chúng tôi đã cố gắng khái quát thành những bài học
kinh nghiệm về công tác này.
Việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh dân tộc là một việc làm hết sức
quan trọng, vì thế, chúng tôi đã thể hiện những suy nghĩ và kết quả nghiên cứu
những bài học kinh nghiệm thực tế trong những năm qua mà đã tích luỹ được trong
sáng kiến: “Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân
tộc miền núi”. Chúng tôi thấy rằng sáng kiến được nghiên cứu và triển khai sẽ
đóng góp một phần nào đó cho hoạt động dạy và học đạt kết quả cao hơn, Tuy
nhiên bên cạnh đó để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh dân tộc miền núi
đòi hỏi cần có một sự đổi mới đồng bộ từ sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, tổ chuyên
môn, đến giáo viên đứng lớp...
Chúng tôi đã cố gắng hoàn thành đề tài sáng kiến này trong điều kiện có thể,
đây chỉ là những kinh nghiệm bước đầu còn ít ỏi mà chúng tôi đã áp dụng và mong
rằng ý tưởng của đề tài sẽ được lãnh đạo Nhà trường, các anh chị và bạn bè đồng
nghiệp tham khảo. Tôi cũng mong muốn những suy nghĩ bước đầu của sáng kiến
sẽ tiếp tục phát triển trong những nghiên cứu sau. Tuy nhiên, trong điều kiện hạn
hẹp về thời gian, sáng kiến của chúng tôi không tránh khỏi sai sót, hạn chế. Rất
mong nhận được sự đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp và đồng nghiệp để
sáng kiến có thể hoàn thiện hơn.
Một số hình ảnh tham gia các kỳ thi, hội thi do cấp trên tổ chức:
13



14


15


VIII. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc
áp sáng kiến lần đầu
Số
TT

1

2
3
4

5

6

7

8

9

10


11

12

Nơi công
tác (hoặc
nơi thường
trú)

Chức
danh

1978

Liên Minh

Giáo
viên

Lê Thị Cậy

22/06/1971

Liên Minh

Giáo
viên

Hà Thị Minh Huế


11/10/1981

Liên Minh

Giáo
viên

Lâm Thị Hoan

20/01/1967

Liên Minh

Giáo
viên

Vương Văn Lâm

20/07/1959

Liên Minh

Giáo
viên

Đại học

Ngô Thị Quyên


22/10/1984

Liên Minh

Giáo
viên

Đại học

Phạm Kim Thoa

10/07/1979

Liên Minh

Giáo
viên

Vi Thị Thư

26/6/1964

Liên Minh

Giáo
viên

Đại học

Dương Thị Thanh


02/02/1986

Liên Minh

Giáo
viên

Đại học

Trần Thị Hoan

01/06/1982

Liên Minh

Giáo
viên

Hoàng Thị Khai

30/07/1964

Liên Minh

Giáo
viên

Hoàng Văn Phong


10/05/1964

Liên Minh

Giáo
viên

Họ và tên

Lường Đại Lệ

Ngày
tháng
năm sinh

Trình
độ
chuyên
môn

Nội dung công
việc hỗ trợ

Hiệu phó phụ
Đại học trách cơ sở vaath
chất, bán trú, lao
động
Đại học TTCM; giảng dạy
môn Toán, Tin
Đại học TPCM, giảng dạy

môn Tiếng Anh
Đại học Giảng dạy môn
Toán, Tin
Giảng dạy môn
Công nghệ, Thể
dục
Giảng dạy môn
Vật lý; Chủ nhiệm
lớp

Đại học CTCĐ; Giảng dạy
môn Sinh học
Giảng dạy môn
Hóa học; Chủ
nhiệm lớp
TTCM; giảng dạy
môn Âm nhạc, Mĩ
thuật

Đại học TPTĐ; Giảng dạy
môn Ngữ văn
Đại học

Giảng dạy môn
Ngữ văn; Chủ
nhiệm lớp

Đại học Giảng dạy môn
GDCD


16


13

14

15

16
17
18
19

1969

Liên Minh

Giáo
viên

Đại học

Đoàn Mạnh Chinh

13/8/1982

Liên Minh

Giáo

viên

Đại học

Phạm Thu Hoài

10/10/1968

Liên Minh

Giáo
viên

Đại học

Trần Thị Lệ Chi

25/6/1990

Liên Minh

Giáo
viên

Cao
đẳng

Bùi Tuấn Duy

16/11/1991


Liên Minh

Hoàng Văn Hùng

08/1/1986

Liên Minh

Mông Thị Lý

08/9/1990

Liên Minh

Triệu Thị Hiền

Nhân
viên
Nhân
viên
Nhân
viên

Đại học
Trung
cấp

Giảng dạy môn
Ngữ văn, Lịch sử;

Chủ nhiệm lớp
Giảng dạy môn
Thể dục

Giảng dạy môn
Ngữ văn, Chủ
nhiệm lớp
Giảng dạy môn
Địa lí, Chủ nhiệm
lớp
Kế toán
Y tế học đường

Đại học Bí thư Chi đoàn;
Thư viện, thiết bị

Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Liên Minh, ngày 15 tháng 5 năm 2019
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đào Xuân Hiển

17



×