Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

SÁNG KIẾN thiết kế giáo án bài “lực ma sát” theo phương pháp dạy học tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 29 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói rằng việc đổi mới phương pháp dạy học là việc rất cần thiết, thường xuyên
và không thể thiếu trong môi trường sư phạm. Điều này được thể hiện rất rõ trong các nội
dung Nghị quyết của Đảng, các chỉ thị của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
Đối với bộ môn vật lý trung học phổ thông thì việc đổi mới phương pháp dạy học lại
càng cần thiết hơn, đó là môn học mà chứa nhiều khái niệm, hiện tượng trừu tượng. Nếu
không đổi mới phương pháp dạy học thì học sinh dễ nhàm chán và ngày càng không yêu
thích môn vật lý.
Thực tế cho thấy hiện nay số lượng học sinh các trường phổ thông trên huyện tôi lựa
chọn môn thi trung học phổ thông quốc gia nghiêng hẳn về khoa học xã hội, ít nhiều cũng
có nguyên nhân môn học chúng tôi chưa làm nỗi bật những cái hay của nó. Nếu để bản
chất môn vật lý là môn học lý thú bị mai một thì bản thân tôi là một giáo viên vật lý tôi
thấy rất trăn trở. Chính vì thế tôi chọn đề tài: “ Thiết kế giáo án bài “Lực ma sát” theo
phương pháp dạy học tích cực” để nghiên cứu. Mong rằng đề tài của mình góp sức nhỏ
vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là “Phương pháp dạy học tích cực”
trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu khái niệm phương pháp dạy học tích cực
Giới thiệu một số phương pháp dạy học tích cực.
Thiết kế giáo án cho bài “Lực ma sát” theo phương pháp dạy học tích cực.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Lý luận phương pháp dạy học tích cực
- Một số tài liệu liên quan phương pháp dạy học tích cực
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng kết hợp các phương
pháp sau đây:
4.1. Nghiên cứu tài liệu:
Trong quá trình làm đề tài tôi đã đọc qua các tài liệu, sách báo, mạng internet có liên
quan, giúp tôi có cơ sở lí luận để phân tích phương pháp dạy học tích cực.



1


4.2. Điều tra:
Theo dõi, thăm dò: Thông qua giờ sinh hoạt lớp, các hoạt động ngoài giờ… để nắm
bắt thông tin, thăm dò nguyện vọng sở thích môn học của học sinh và điều tra lí do vì sao
các em yêu môn học này mà không thích môn học khác.
Thực nghiệm: Thông qua quá trình giảng dạy các tiết học, các tiết dự giờ trong và
ngoài chuyên môn.
Kiểm tra đối chiếu so sánh:
+ Kiểm tra điều chỉnh bổ sung.
+ Kiểm tra đánh giá việc thực hiện so sánh kết quả khi chưa áp dụng và khi áp dụng.
5. Giả thuyết khoa học:
Theo học thuyết phát triển tâm lý của Vygotsky thì trong não bộ người có một vùng
gọi là “vùng phát triển gần” – đó là khoảng trống giữa nơi mà một người đang đứng khi
giải quyết vấn đề với nơi người đó cần phải đến với sự giúp đỡ của người khác. Người
giúp đỡ ở đây là giáo viên còn người giải quyết vấn đề sẽ là học sinh – đối tượng của
chúng ta.
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cứ cầm tay dẫn học sinh đi qua khoảng trống đó? Hiển
nhiên lâu dần sẽ đào tạo một thế hệ tiếp thu thụ động, thiếu kỹ năng trong tất cả các lĩnh
vực. Vậy, thay vì cầm tay dẫn đi thì tại sao ta không làm người hướng dẫn học sinh xác
định phương hướng, mục tiêu? Từ đó học sinh sẽ xử lí thông tin thu thập và rút ra vấn đề
cần thực hiện và giải quyết nó theo cách của các em. Đạt được bước này thì chẳng lí do gì
mà các em không say mê, hứng thú môn học của chúng ta. Đó chính là đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực mà chúng ta cần hướng tới và đạt được trong tương lai.

1



B. PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận:
1.1. Các văn bản chỉ đạo của cấp trên:
Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục cũng như đề tài thực tiễn của mình, bản thân đã
đọc và tìm hiểu rất kĩ các công văn sau đây và xem đó làm cơ sở lí luận của đề tài:
- Công văn số 3535/BGĐT-GDTrH, ngày 27/5/2013 của BGĐDT về việc hướng dẫn
áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
- Công văn số 791/HD-BGDĐT, ngày 25 tháng 06 năm 2013 hướng dẫn thí điểm
phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông.
- Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH, ngày 08 tháng 10 năm 2014 V/v hướng dẫn
sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và
quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên
qua mạng.
- Công văn số 1503/SGD&ĐT-GDTrH ngày 07/9/2015 của SGD&ĐT Hà Tĩnh về
việc tổ chức cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên
trung học năm học 2015 – 2016
- Công văn hướng dẫn sáng tạo đồ dùng dùng dạy học năm học 2017 - 2018
1.2. Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực:
1.2.1. Phương pháp dạy học tích cực là gì?
Người dạy

Định hướng

Nghiên cứu, tìm hiểu

Tổ chức

Thực hiện


Người học

Mô hình phương pháp dạy học tích cực

1

Hỗ trợ, đánh giá

Tự đánh giá, điều chỉnh


Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học mà ở đó, giáo viên là người
đưa ra những gợi mở cho một vấn đề và cùng học sinh bàn luận, tìm ra mấu chốt vấn đề
cũng như những vấn đề liên quan. Phương pháp này lấy sự chủ động tìm tòi, sáng tạo, tư
duy của học sinh làm nền tảng, giáo viên chỉ là người dẫn dắt và gợi mở vấn đề.
1.2.2. Nguyên tắc tiến hành phương pháp dạy học tích cực
HS

HS

GV +HS

GV +HS

HS

GV

Dạy học tích cực


Dạy học truyền thống

Sơ đồ hoạt động của giáo viên và học sinh
Những nguyên tắc, hay còn được gọi là đặc trưng cơ bản của phương pháp học tích
cực chính là:
- Dạy học thông qua hoạt động của học sinh là chủ yếu
- Chú trọng đến phương pháp tự học
- Ưu tiên phương pháp học nhóm, tập thể
- Chốt lại kiến thức học
1.2.3. Các phương pháp dạy học tích cực
a. Phương pháp vấn đáp
Vấn đáp (đàm thoại): Là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh
trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh
hội được nội dung bài học. Người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp:
- Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã
biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Vấn đáp tái hiện không được xem là
phương pháp có giá trị sư phạm. Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa
các kiến thức vừa mới học.
- Vấn đáp giải thích – minh hoạ: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo
viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ
nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe –
nhìn.

1


- Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic): Giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được
sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật
của hiện tượng đang tìm’ hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Khi kết thúc cuộc đàm

thoại, học sinh có được niềm vui của sự khám phá trưởng thành thêm một bước về trình độ
tư duy.
b. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt và giải quyết
vấn đề thường như sau:
- Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức
- Giải quyết vấn đề đặt ra
- Kết luận:
Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:
Các

Đặt vấn đề

Nêu giả thuyết

Lập kế hoạch

mức
1
GV
GV
2
GV
GV
3
GV + HS
HS
4
HS
HS

c. Phương pháp hoạt động nhóm

Giải quyết

Kết luận vấn đề

vấn đề
GV
HS
HS
HS

HS
HS
HS
HS

GV
GV + HS
GV + HS
GV + HS

Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu
của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn
định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những
nhiệm vụ khác nhau.
Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành:
Làm việc chung cả lớp:
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ

- Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm
Làm việc theo nhóm:
- Phân công trong nhóm
- Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm
- Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm
Tổng kết trước lớp:

1


- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
- Thảo luận chung
- Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài
d. Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó
trong một tình huống giả định.
Phương pháp đóng vai có những ưu điểm sau :
- Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong
môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh
- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh
- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức
và chính trị – xã hội
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
Cách tiến hành có thể như sau:
e. Phương pháp động não
Động não là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được
nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm

+ Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt
+ Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ
một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp
+ Phân loại ý kiến
+ Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.
g. Kĩ thuật “khăn trải bàn”?
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và
hoạt động nhóm.
h. Phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể
nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó
Quy trình thực hiện:
1


- GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS
- Chơi thử ( nếu cần thiết)
- HS tiến hành chơi
- Đánh giá sau trò chơi
- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Thực trạng về phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn Vật lí
* Đối với giáo viên:
Một số giáo viên rất nhiệt tình, năng nổ đi đầu trong đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên, trong đó đa số giáo viên vẫn
còn e ngại trong đổi mới, chưa dám thoát ra khỏi quan điểm cũ trước đây, chủ yếu là dạy
học thuyết trình, áp đặt. Trong đó nỗi cộm những khó khăn sau khiến họ chưa quyết tâm
đổi mới phương pháp:
+ Tư tưởng, quan niệm cũ đã ăn sâu trong tiềm thức và hành vi một số giáo viên có
thâm niên nghề cao.

+ Việc đổi mới phương pháp cần giáo viên phải luôn tìm tòi, thiết kế các kịch bản
phù hợp từng nội dung bài học. Điều này mất khá nhiều thời gian, nếu không yêu nghề thì
khiến nhiều giáo viên nản chí.
+ Dạy học theo phương pháp tích cực đòi hỏi kỹ năng thực hành, kỹ năng, trình độ
tin học và tiếng anh của giáo viên cao hơn bình thường.
* Đối với học sinh:
Trừ một số trường chuyên thì đa số học sinh ở các trường tỉnh lẻ còn tồn tại một số
thực trạng sau:
+ Phương pháp dạy học truyền thống trước đây ở các cấp học dưới đã ăn sâu trong
tiềm thức, khiến học sinh luôn thụ động, thiếu tích cực, lười nghiên cứu trong quá trình
tiếp nhận kiến thức.
+ Học sinh rụt rè, thụ động, thiếu các kỹ năng thảo luận, làm việc nhóm, kỹ năng
tranh luận và hơn hết thiếu tự tin.
+ Đa số học sinh xem môn Vật lý là môn học khó, trừu tượng. Do đó số lượng học
sinh tham gia vào câu lạc bộ Vật lý trong trường cũng không nhiều và chất lượng cũng
chưa được cao.
2.2. Sự cần thiết của đề tài:
1


Nếu môn học áp đặt, thuyết trình thì rất dễ nhàm chán, không những học sinh sẽ dần
dần không còn yêu thích, hứng thú môn học mà người giáo viên cũng sẽ cảm thấy tẻ nhạt,
sáo rỗng với những thuyết trình suông. Giáo dục sẽ thất bại đó là chuyện sớm hay muộn
mà thôi.
Từ những thực trạng trên và đặc biệt đối với môn Vật lí thì càng cần thiết hơn, tôi
thấy việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của
người học, khai thác mọi khả năng của người học có một ý nghĩa rất quan trọng. Tôi thiết
nghĩ phải thay đổi phương pháp dạy học mà trước hết là bản thân mỗi giáo viên hãy tự
thay đổi suy nghĩ của chính mình, cần năng nổ tích cực hơn trong việc nghiên cứu, tìm tòi
các phương pháp dạy học phù hợp từng nội dung bài dạy, phục vụ cho việc giảng dạy của

bản thân nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đồng thời tạo hứng thú học tập, rèn luyện
phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.

1


PHẦN 2: CÁC BƯỚC THIẾT KẾ MỘT GIÁO ÁN THEO PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH CỰC
1. Các bước thiết kế
1.1. Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Xác định mục tiêu bài học là bước quan trọng nhất, mục tiêu chỉ ra kiến thức, kỹ
năng mà học sinh cần đạt được sau mỗi bài học, tiết học. Mục tiêu chính xác thì việc xây
dựng ý tưởng và thiết kế bài giảng sẽ đi đúng hướng. Trong việc xác định mục tiêu cần lưu
ý một số điểm sau:
+ Mục tiêu ngắn gọn, chính xác
+ Mục tiêu có thể lượng hoá, kiểm tra và đánh giá kiến thức kỹ năng học sinh thu được

1.2. Bước 2: Xác định phương pháp và đưa ra ý tưởng thiết kế bài giảng
Có nhiều phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã được trình bày ở trên, vậy thì
việc lựa chọn phương pháp phù hợp cho bài dạy như thế nào? Phương pháp dạy học tích
cực vật lý chủ yếu sử dụng ba phương pháp trong các phương pháp trên đó là:
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp tạo tình huống
- Phương pháp trò chơi
Ví dụ khi dạy bài “Lực đàn hồi” của lò xo, “Chuyển động thẳng đều”, “Chuyển động
thẳng biến đổi đều”, “Rơi tự do”... trong vật lý lớp 10 thì ta có thể sử dụng phương pháp
vấn đáp. Còn khi dạy bài “Các hiện tượng bề mặt chất lỏng”, “Định luật Bôi lơ – Ma ri ốt”,
“Phản xạ toàn phần” thì lựa chọn phương pháp tạo tình huống thích hợp nhất. Ta có thể lựa
chọn phương pháp trò chơi (cuộc thi) khi mở bài “Lực ma sát” hay bài “Lực đàn hồi”...
Trong quá trình hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức mới

cần lưu ý:
+ Cách gợi mở, nêu vấn đề để thu hút sự chú ý của học sinh.
+ Cách củng cố kiến thức cũ, huy động vốn sống để học sinh tự giải quyết vấn đề.
+ Tổ chức, hướng dẫn học sinh độc lập suy nghĩ, thảo luận có hiệu quả.
+ Quan sát, theo dõi quá trình học sinh tự tìm tòi, khám phá, chú ý đến những dấu
hiệu nhận biết học sinh có thực sự tìm tòi khám phá hay không.
+ Động viên khuyến khích học sinh kiên trì, vượt khó khăn, tích cực học tập.
+ Sử dụng thiết bị dạy học một cách hợp lí, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

1


+ Lưu ý đến những khó khăn thường gặp của học sinh và tìm cách khắc phục.
1.3. Bước 3: Tiến hành thiết kế bài giảng
Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề thành các hoạt động học được tổ chức cho học sinh
có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ sử dụng một số
phương pháp hay cũng có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để đạt hiểu quả
cao nhất.
1.4. Bước 4: Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm
Với cách dạy đọc - chép, giáo viên là người rót kiến thức vào đầu học sinh và người
dạy giữ vai trò trung tâm. Nhưng kiến thức từ thầy có thể trở thành kiến thức của trò
không? Chắc chắn là không nhiều. Theo nhiều nghiên cứu khoa học về giáo dục thì cách
dạy đọc - chép chỉ giúp người học tiếp thu được 10-20% kiến thức.
Khi áp dụng phương pháp giáo dục chủ động, người học giữ vai trò trung tâm, người
thầy chỉ đóng vai trò hướng dẫn, giúp đỡ. Người học chủ động tìm kiếm tri thức và có thể
thu nhận kiến thức không chỉ từ thầy mà còn từ rất nhiều nguồn khác nhau.
Như vậy, vai trò của người thầy có giảm đi không? Xin khẳng định ngay là không.
Ngược lại, vai trò người thầy càng trở nên quan trọng. Giữa biển thông tin mênh mông,
điều gì cần gạn lọc, cách sử dụng ra sao và ứng dụng chúng vào cuộc sống như thế nào
v.v…Tất cả những điều ấy đều cần đến sự chỉ dẫn của người thầy.

Sự thay đổi này đòi hỏi chúng ta phải dạy và học như thế nào? Với người học, các
bạn cần hiểu rõ mình là ai và mình muốn là người như thế nào, điều gì mình cần học và
mình muốn học cái gì. Với người dạy, mỗi thầy/cô càng phải phấn đấu, tu dưỡng nhiều
hơn, tự học, tự sáng tạo nhiều hơn để xứng đáng trong vai trò mới.
2. Thiết kế giáo án bài “Lực ma sát” theo phương pháp dạy học tích cực
LỰC MA SÁT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm của lực ma sát
- Viết được công thức tính lực ma sát trượt
- Nêu được cách làm tăng hoặc giảm độ lớn của lực ma sát
2. Kỹ năng:
1


- Biết cách đo được độ lớn lực ma sát khi vật trượt trên mặt phẳng ngang
- Giải được một số bài tập và hiện tượng liên quan đến lực ma sát
3. Thái độ:
- Tích cực, tin tưởng và yêu thích môn học
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Trò chơi kéo co (dây thừng), luật chơi
- Hệ thống câu hỏi: Hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh
Câu 1: Em hãy nêu những nguyên nhân đội em giành chiến thắng trong trận kéo co này?
Theo em kết quả sẽ như thế nào nếu đội đối phương được trang bị giày đinh còn đội em
tiếp đất ướt bằng chân trần? Lực nào đóng vai trò quan trọng trong trò chơi này?
Câu 2: Lực ma sát có lợi hay có hại? Lấy ví dụ chứng minh khẳng định điều đó?
Câu 3: Với bộ dụng cụ: Hộp gỗ, lực kế, mặt phẳng. Dùng lực kế kéo khối gỗ chuyển động
thẳng đều trên mặt phẳng ngang, sau đó hãy:
+ Phân tích các lực tác dụng lên khối gỗ?

+ Nêu các đặc điểm của lực ma sát trượt?
+ Nêu cách đo độ lớn lực ma sát trượt
Câu 4: + a) Độ lớn lực ma sát trượt phụ thuộc như thế nào vào áp lực N và bề mặt tiếp xúc?
+ b) Độ lớn lực ma sát có hay không phụ thuộc vào tốc độ chuyển động, diện tích
bề mặt tiếp xúc?
Câu 5: Hãy nêu những cách làm tăng hoặc giảm độ lớn lực ma sát trượt trong thực tế mà
em thấy?
- Bộ TN về lực ma sát trượt (GV tự thiết kế: Hộp gỗ, ván trượt, các quả nặng, lực kế)

- Một số hình ảnh liên quan lực ma sát trên máy chiếu (Phụ lục)
- Nội dung ghi bảng:
LỰC MA SÁT
1. Đặc điểm của lực ma sát trượt
- Điểm đặt: Tại bề mặt tiếp xúc
- Phương: Cùng phương chuyển động của vật
- Chiều: Ngược chiều chuyển động của vật
- Độ lớn: Fk  Fms

1


2. Cách đo độ lớn lực ma sát trượt
Dùng lực kế kéo vật chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng ngang
3. Độ lớn lực ma sát trượt phụ thuộc vào những yếu tố nào?
(Có 2 bảng số liệu cụ thể của học sinh)
- Độ lớn lực ma sát trượt phụ thuộc vào áp lực N và bề mặt tiếp xúc
- Độ lớn lực ma sát trượt không phụ thuộc vào tốc độ chuyển động và diện tích tiếp xúc
4. Hệ số ma sát trượt

F =μ .N


5. Công thức của lực ma sát trượt:

mst

+ Fmst ( N ) : Độ lớn lực ma sát trượt

t

+ t : Hệ số ma sát trượt (Phụ thuộc bản chất bề mặt tiếp xúc)
+ N(N): Độ lớn áp lực
2. Học sinh:
- Ôn tập về định luật I Niu tơn
- Tìm hiểu trước nội dung bài mới
- Chuẩn bị câu hỏi thắc mắc
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
2. Giới thiệu trò chơi, luật chơi và mời đội chơi
3. Tiến trình hoạt động
Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh hai nhóm chơi kéo co
Hoạt động giáo viên
- GV hướng dẫn

Hoạt động học sinh
- HS kéo co

- Yêu cầu đội thắng trả lời câu hỏi 1: Em - HS trả lời câu hỏi 1
hãy nêu những nguyên nhân đội em giành

+ Có thể do thể lực, bám đất tốt…


chiến thắng trong trận kéo co này? Theo em

+ Nếu thay đổi tình trạng tiếp đất thì kết

kết quả sẽ như thế nào nếu đội đối phương quả chưa chắc chắn sẽ thắng
được trang bị giày đinh còn đội em tiếp đất

+ Lực ma sát có ảnh hưởng đến kết quả

ướt bằng chân trần?Lực nào đóng vai trò trò chơi
quan trọng trong trò chơi này?
- Yêu cầu HS tiếp tục trả lời câu hỏi 2 (Nếu - HS thảo luận trả lời câu hỏi 2
trả lời đúng câu hỏi 1, nếu không thì nhóm 2

+ Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại

trả lời): Lực ma sát có lợi hay có hại? Lấy

+ Khi bóp phanh xe đạp thì lực ma sát làm
1


ví dụ chứng minh điều đó?

mòn má phanh và làm xe dừng lai; Khi đi
dép thời gian thì lực ma sát làm mòn đế
dép; lực ma sát làm mòn lốp xe, lực ma sát
giữ cho chân bám chặt tránh trơn trượt;…


- GV trình chiếu thêm một số hình ảnh về - HS quan sát và có thể lấy thêm ví dụ khác
lực ma sát trượt, củng cố vai trò và tác hại
của lực ma sát (Phần phụ lục)
- GV: Vậy đặc điểm của lực ma sát ra sao?
Ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn trong bài mới
- GV ghi mục bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu điểm đặt, phương và chiều và độ lớn của lực ma sát trượt
Mục đích:
- HS nêu được các đặc điểm của lực ma sát trượt
- HS biết cách đo độ lớn lực ma sát trượt
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- GV giới thiệu bộ thí nghiệm đo độ lớn - HS thao tác kéo, thảo luận, vẽ hình và trả
lực ma sát trượt: Hộp gỗ, lực kế, ván lời câu hỏi 3
trượt. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3: Dùng
lực kế kéo khối gỗ chuyển động thẳng đều
trên mặt phẳng ngang, sau đó hãy:
+ Phân tích, vẽ các lực tác dụng lên khối
gỗ?
+ Nêu các đặc điểm của lực ma sát trượt?
(Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn)
+ Đo độ lớn các lực tác dụng lên vật?
(Cho cả 2 nhóm cùng làm, nhóm nào xong + Có 4 lực tác dụng lên khúc gỗ (h.vẽ)
trước cho trình bày, nhóm khác có thể bổ + Đặc điểm lực ma sát trượt:

r
N
- Điểm đặt: Tại mặt tiếp xúc
- Phương: Trùng phương chuyển


sung ý kiến, GV nhận xét và tính điểm
cho mỗi nhóm)

r
động của vật
P
- Chiều: Ngược chiều chuyển động
của vật

1


- Độ lớn: Fmst  Fk
+ Vì vật chuyển động thẳng đều nên các cặp
lực cân bằng (P = N; Fk  Fms ) đo được bằng
lực kế (Đo P bằng cách treo khối gỗ lên lực kế
và đọc số chỉ P; Đọc Fk trên lực kế khi kéo)
- GV yêu cầu HS: Hãy nêu lại cách đo độ - HS trả lời:
lớn lực ma sát trượt? Dự đoán xem độ lớn + Muốn đo độ lớn lực ma sát trượt ta dùng
lực ma sát trượt phụ thuộc vào những yếu lực kế phù hợp kéo vật chuyển động thẳng
tố nào?

đều trên mặt phẳng ngang, số chỉ lực kế là
số đo độ lớn lực ma sát trượt
+ HS dự đoán theo kinh nghiệm thực tiễn và

có thể nêu thêm minh chứng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu độ lớn của lực ma sát trượt
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh

- GV cho 2 nhóm học sinh làm thí nghiệm - HS làm thí nghiệm theo nhóm:
để trả lời câu hỏi 4a: Độ lớn lực ma sát

Kết quả nhóm 1: Gỗ trượt trên gỗ

trượt phụ thuộc như thế nào vào áp lực N
và bề mặt tiếp xúc?

Lần

N=P(N)

Fmst

Fmst

/N

1
2
3

Nhận xét: …
Kết quả nhóm 2: N = 1,7N
Chất

Gỗ/gỗ

Gỗ/xốp


Gỗ/kính

liệu
Fmst
Nhận xét:…
- HS làm thí nghiệm theo nhóm với bộ dụng
- Tương tự GV yêu cầu HS tiến hành thí

cụ trên

nghiệm kiểm chứng trả lời câu hỏi 4b: Độ

Nhóm 1: Khảo sát theo tốc độ
Nhóm 2: Khảo sát theo diện tích bề mặt

lớn lực ma sát có hay không phụ thuộc

tiếp xúc

vào tốc độ chuyển động, diện tích bề mặt
- HS tìm hiểu đại lượng hệ số ma sát trượt
1

t

,


tiếp xúc?


nó đặc trưng cho bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

- Thông qua kết quả của nhóm 1, GV
hướng dẫn HS xác định trong thí nghiệm Từ đó rút ra biểu thức tính độ lớn lực ma sát
này thì yếu tố nào không đổi (bề mặt tiếp
xúc). Thể hiện trong bảng thí nghiệm có
đại lượng nào không đổi (tỉ số Fmst
: Fmst

/N=

trượt:

Fmst =μ t .N

- HS tìm hiểu nội dung qua sách giáo khoa
/N )

t � Fmst  t .N

- GV yêu cầu HS đọc một số giá trị

t

- HS có dựa vào các đại lượng trong biểu thức

trong bảng sách giáo khoa

độ lớn lực ma sát trượt để trả lời câu hỏi 5


- GV yêu cầu HS dựa vào kết quả các thí - HS củng cố nội dung
nghiệm trả lời câu hỏi 5: Nêu cách làm
tăng hoặc giảm độ lớn lực ma sát trượt?
- GV yêu cầu HS nhắc lại các đặc điểm
của lực ma sát trượt (Điểm đặt, phương,
chiều và công thức tính độ lớn vừa mới
đưa ra)
Hoạt động 4: Vận dụng
Câu 1: Hãy kể một số cải tiến trong nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông để tăng hoặc
giảm ma sát mà em biết? Bản thân em đã và sẽ vận dụng những cách này trong đời sống
hàng ngày như thế nào?
Câu 2: Công thức của lực ma sát trượt là :
A. .

B. .

C. .

D.

Câu 3: Một khối sắt nặng 40Kg chuyển động trên mặt phẳng ngang với hệ số ma sát
trượt 0,4. Lực ma sát trượt tác dụng lên khối sắt khi nó chuyển động là:
A. 16N

B. 160N.

C. 1600N.

D. 1,6


Câu 4: (Yêu cầu HS tìm hiểu về nhà thông qua bài: “Lực hướng tâm”) Tại sao trong
những cuộc đua xe qua các đoạn cua có một số vận động viên không giữ được quỹ đạo

1


chuyển động mà bị trượt văng ra khỏi đường đua? Những lực nào tác dụng lên xe khi xe
còn trong quỹ đạo cua và những lực nào tác dụng lên xe khi xe bị trượt văng khỏi quỹ đạo?

1


PHẦN 3: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Sau khi nghiên cứu, xây dựng thành giáo án tôi đã tiến hành thử nghiệm trên hai lớp
đối chứng (Những đơn vị đối chứng trước khi ứng dụng giáo giáo án được xếp loại tương
đương nhau về học lực): Lớp 10B6 và lớp 10B7. Kết quả trả lời câu hỏi “Em có thích học
môn vật lý theo phương pháp này hay không?” là như sau:
Trước khi vận dụng phương pháp:
Lớp 10B6

34 em
Lớp 10B7
34 em

Rất thích
Số lượng
3

8.8


%

16

Rất thích

47.1

Không thích
Số
%
lượng
15

44.1

Không thích
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
2
5.8
16
47.1
16
47.1
Sau khi vận dụng phương pháp dạy học tích cực:


Lớp 10B7
34 em

%

Thích
Số lượng

Thích

Rất thích
Số lượng
12

Thích
%
35.3

Số lượng
17

%
50

Không thích
Số lượng
%
5
14.7


Qua bảng số liệu ta thấy học sinh thích cách học mới này hơn, có nghĩa học sinh đã
hiểu bài hơn so với cách học truyền thống. Đó chính là bước đầu thành công của phương
pháp dạy học tích cực đối với bộ môn vật lý của chúng tôi.

1


PHẦN 4: NHỮNG ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TỐI ĐA
HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI
4.1. Những ưu điểm của đề tài:
- Đối với học sinh: Với những bài giảng được thiết kế theo hướng phát huy tính tích
cực của học sinh như trên sẽ được học sinh đón nhận một cách tích cực, sáng tạo và rất
hứng thú. Học sinh được đặt đúng vai trò của mình trong hành trình lí giải các hiện tượng
trong thực tiễn. Học sinh được trình bày những lí luận của cá nhân trước tập thể nhiều lần,
qua đó còn rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng trong cuộc sống. Đặc biệt, với phương
pháp dạy học này thì nhiều học sinh còn tự đặt ra được nhiều tình huống thúc đẩy bản thân
hoặc nhóm cần phải tìm ra lời giải thích đáng. Riêng đối với bài “Lực ma sát” thì dạy học
theo hướng này học sinh có thể tự chủ hoàn toàn. Nếu trường hợp học sinh khá học sinh có
thể trình bày các nội dung dưới sự hướng dẫn của giáo viên giống như một buổi “seminar”
- Đối với đồng nghiệp: Trong quá trình thực hiện đề tài tôi có tham khảo ý kiến một
số đồng nghiệp trong và ngoài chuyên môn. Tôi thấy, sau quá trình hỗ trợ tôi thực hiện đề
tài thì một số đồng nghiệp cũng cảm nhận được sự chuyển biến tâm lí học sinh trong các
tiết dạy nên cũng mạnh dạn thay đổi phương pháp theo hướng dạy học tích cực.
4.2. Những hạn chế của đề tài:
- Do thói quen tiếp thu kiến thức truyền thống nên sự linh hoạt của học sinh trong các
tiết đầu còn chậm.
- Đề tài chỉ mới dừng lại ở thiết kế một giáo án
4.3. Giải pháp phát huy tối đa hiệu quả đề tài:
Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học sinh là phương pháp dạy học mà Bộ

Giáo Dục đã và đang hướng tới. Theo tôi, để đề tài đạt được hiệu quả tối đa thì học sinh
phải có một tiền đề về lối tư duy tự chủ trong quá trình tiếp nhận kiến thức, giáo viên .
Giáo viên phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi, dự kiến các tình huống thật kĩ. Ngoài ra trong
mỗi dãy học hay phòng học có máy chiếu hỗ trợ thì các tiết dạy sẽ đạt kết quả tốt hơn.

1


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa của đề tài
a. Đối với bản thân
Qua nghiên cứu và xây dựng đề tài: “Thiết kế bài “Lực ma sát” theo phương pháp
dạy học tích cực” tôi thấy bản thân mình nhận được những kết quả sau đây:
- Dạy học tích cực là một phương pháp dạy học rất hiệu quả, cảm nhận sau mỗi tiết
dạy khi áp dụng tôi thấy bài học rất nhẹ nhàng, học sinh tiếp thu tốt mà không còn bị áp
đặt.
- Theo tôi cần xây dựng một bộ giáo án dạy học tích cực cho cả ba khối cấp trung học
phổ thông. Chỉ có như thế thì chúng tôi mới có cơ hội thổi được đam mê học Vật lý và ứng
dụng nó vào thực tiễn cho học sinh được.
- Ngoài ra để làm được những việc trên thì không thể thiếu một người giáo viên nhiệt
huyết với nghề, với chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục tiêu
giáo dục và giảng dạy.
b. Đối với học sinh
- Sau khi được tiếp cận phương pháp dạy học tích cực, cụ thể là qua bài học “Lực ma
sát” thì học sinh được đặt đúng vai trò tự chủ của mình từ đó sẽ tin tưởng lí luận mình đưa
ra, cảm nhận mình như các nhà khoa học thật sự và ngày càng yêu thích môn học hơn.
- Học sinh được thuyết trình các lí luận mình đưa ra, được tham gia thảo luận nhóm,
được trải nghiệm qua các hoạt động, trò chơi thực tế. Qua đó hình thành các kỹ năng sống
cần thiết.
c. Đối với tập thể bộ môn

- Đề tài góp phần nhỏ thúc đẩy động lực đổi mới phương pháp dạy học tích cực đồng
loạt trong tập thể bộ môn.
- Đề tài còn tạo cảm hứng cho các đồng nghiệp sáng tạo thêm các phương pháp dạy
học tích cực khác
2. Kiến nghị, đề xuất
Để đề tài được áp dụng hiệu quả tôi xin đưa ra một số kiến nghị và đề xuất như sau:
- Thứ nhất, tôi và các đồng nghiệp trong tổ bộ môn mong muốn nhà trường tạo điều
kiện đầu tư thêm nữa cơ sỡ vật chất như phòng chiếu trong từng dãy học, thiết bị thí

1


nghiệm cần được bổ sung kịp thời sau khi nhà trường rà soát và đăng kí mua thiết bị dạy
học của các tổ bộ môn.
- Thứ hai, nhà trường nên tạo điều kiện cho giáo viên bộ môn được phép vào phòng
thí nghiệm chuẩn bị những dụng cụ dạy học cần thiết, tránh việc phải đăng kí, mượn chìa
khoá rườm rà, mất thời gian. Nên quản lí bằng camera hơn hình thức quản lí đăng kí như
hiện nay.
- Nhà trường cũng nên tạo điều kiện cho học sinh đăng kí vào phòng thực hành làm
thí nghiệm nếu học sinh yêu thích giống như đăng kí đọc sách phòng thư viện như hiện
nay. Việc quản lí cũng cần có camera giám sát. Nếu có vi phạm sẽ xử lí đúng nội quy, quy
định của phòng thực hành và của nhà trường.

1


D. MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHỤ LỤC

Hình 2. Hiệu chỉnh lực kế


Hình 1. Bộ thí nghiệm khảo sát lực
ma sát

Hình 3. Đo trọng lực P bằng lực kế (Đo áp lực N)

1


Hình 4. Thí nghiệm đo lực ma sát trượt

1


1


Phiếu điều tra hứng thú học tập của học sinh

1


Một số ứng dụng của lực ma sát trượt

1


×