Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TIẾP CẬN TRẺ THỞ RÍT, ĐH Y DƯỢC TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.86 KB, 11 trang )

TIẾP CẬN TRẺ THỞ RÍT
PGS.TS. Phạm Thị Minh Hồng
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này, học viên có thể:
1. Liệt kê được tất cả các nguyên nhân gây thở rít
2. Thực hiện đầy đủ các bước để chẩn đoán nguyên nhân gây thở rít
NỘI DUNG
1. Định nghĩa thở rít
Thở rít là một tiếng thở thô ráp, nghe được ở thì hít vào, gây ra do tắc nghẽn một phần
đường hô hấp lớn tạo nên một luồng khí xoáy đi qua chỗ hẹp.
Thở rít có thể xảy ra cấp tính, mạn tính hoặc tái diễn. Ở trẻ em, thở rít mãn tính hoặc
tái diễn có thể do mềm sụn khí quản hoặc bất thường động mạch, thở rít cấp tính
thường gặp trong viêm thanh quản cấp.
Thở rít thì hít vào gợi ý tắc nghẽn đường thở trên thanh môn, thở rít thì thở ra gợi ý
tắc nghẽn tại khí quản, thở rít 2 thì gợi ý tổn thương tại hoặc dưới thanh môn.
2. Nguyên nhân
2.1. Theo tuổi
• Sơ sinh
- Mềm sụn thanh quản
- Trên thanh môn: Màng ngăn trên thanh môn, màng ngăn thanh quản, túi thanh
quản
- Dưới thanh môn: hẹp dưới thanh môn, u mạch máu dưới thanh môn, u nhú
dưới thanh môn, polyp dưới thanh môn.
- Mềm sụn khí quản, u nang khí quản, hẹp khí quản.
- Tắc nghẽn và phù thanh quản do dịch nhày, phân su, máu và phù nề do chấn
thương khi đặt nội khí quản.
- Liệt dây thanh âm: có thể xảy ra trong trường hợp não úng thủy phối hợp với dị
dạng Arnold-Chiari hay chấn thương hệ thống thần kinh não.
- Vòng mạch: động mạch chủ đôi hay động mạch dưới đòn ở vị trí bất thường.
• Nhũ nhi và trẻ lớn
- Viêm thanh khí phế quản do virus


- Bạch hầu thanh quản
- Viêm nắp thanh môn cấp: thường do H. influenzae type B, tụ cầu hay phế cầu.
- Viêm amidan, áp xe quanh amidan.
- Áp xe thành sau họng
- Viêm hạch bạch huyết sau họng
- Co thắt thanh quản, phối hợp với tetani.
- Dị vật
- Chấn thương do sử dụng dụng cụ, hít chất ăn mòn có thể gây phù thanh quản.
- Chèn ép vùng trên thanh môn, họng và thành sau họng do phì đại tổ chức bạch
huyết; u lành tính như u nang dịch, u mạch máu, u giáp; u ác tính như u nguyên
bào thần kinh, u lympho, u mô bào.
2.2. Theo vị trí tắc nghẽn
• Mũi - họng


-

Bất thường bẩm sinh
Nang giáp lưỡi
Hẹp lỗ mũi sau
Bất thường sọ mặt: hội chứng Apert’s, Down, Pierre Robin
U nang: u nang bì, u nang giáp
Lưỡi to: hội chứng Beckwith
Thoát vị não
- Viêm
Áp xe quanh amidan, thành bên họng, thành sau họng
Viêm mũi (siêu vi, giang mai, bạch hầu)
Polyp dị ứng
Amidan phì dại
- U lành/ác tính

- Dị vật
• Thanh quản
- Bất thường bẩm sinh
Mềm sụn thanh quản
Màng, u nang, thoát vị thanh quản
Lọan sản sụn
Hẹp hạ thanh môn
Khe thanh quản
- Viêm
Viêm thanh khí phế quản cấp
Viêm nắp thanh môn
Viên khí quản
Phù mạch – thần kinh
Lao, nấm, bạch hầu thanh quản
- Liệt dây thanh âm
- U tân sinh
Bướu máu hạ thanh môn
U nhú thanh quản
U nang dịch
Ác tính (sarcom cơ trơn…)
• Khí quản và phế quản
- Bất thường bẩm sinh
Bất thường mạch máu
Màng, u nang
Hẹp khí quản
Dò khí quản - thực quản
- U tân sinh (lành tính, ác tính)
Tại khí quản
Chèn ép từ bên ngoài (tuyến giáp, tuyến ức, thực quản)
- Dị vật

2.3. Phân loại nguyên nhân theo khởi phát cấp/mãn, có/không sốt
• Khởi phát cấp + có sốt
- Croup


-

Viêm amidan
Viêm nắp thanh môn
- Áp xe thành sau họng
• Khởi phát cấp + không sốt
- Dị vật
- Phù mạch thần kinh
- Tổn thương thần kinh
- Tổn thương đường hô hấp do bỏng nhiệt hoặc chất ăn mòn
• Khởi phát mãn
- Mềm sụn thanh quản
- Bất thường mạch máu
- Phì đại amidan
- Dị vật bỏ quên
2.4.
Các nguyên nhân thở rít đe dọa tính mạng bệnh nhân
• Có sốt
- Viêm nắp thanh môn
- Áp xe thành sau họng
- Áp xe quanh amidan
- Dị vật bỏ quên
• Không sốt
- Dị vật
- Phù mạch – thần kinh

- Chấn thương cổ
- U tân sinh chèn ép khí quản
- Tổn thương bỏng do nhiệt hay do chất ăn mòn
3. Đặc điểm lâm sàng một số bệnh gây thở rít
3.1. Mũi họng
• Hẹp lỗ mũi sau
Là loại dị dạng thường gặp ở mũi. Do tồn tại màng mũi miệng của lỗ mũi sau ở
bờ khẩu cái cứng. Hẹp một bên thường không gây vấn đề gì, trừ khi bên còn lại cũng
tắc nghẽn, ví dụ do viêm nhiễm. Dị dạng hai bên là tình trạng nguy kịch, là nguyên
nhân tắc nghẽn đường hô hấp và suy hô hấp sơ sinh.
• Tuyến giáp lưỡi hoặc nang giáp lưỡi
Nang giáp lưỡi do tồn tại ống giáp lưỡi. Tuyến giáp lưỡi là do tuyến giáp không
di chuyển xuống dưới.
Lâm sàng: nang giáp lưỡi là 1 khối tròn láng, kín đáo ở đường giữa cổ, có thể ở
bất cứ đâu từ xương móng đến tuyến giáp. Dấu hiệu đặc trưng là khối này di chuyển
lên trên khi thè lưỡi.
• Lưỡi to
Có thể gặp trong hội chứng Beckwith – Wiedemann, hội chứng Down, bệnh
glycogen, suy giáp bẩm sinh.
• Cằm nhỏ
Do xương hàm dưới kém phát triển, dẫn đến khó thở thì hít vào do lưỡi bị tụt ra
phía sau. Tắc nghẽn nặng lên khi trẻ nằm ngữa do trọng lực kéo lưỡi ra sau. Gặp trong
hội chứng Pierre Robin, hội chứng Treacher Cllins và hội chứng Hallermann – Streiff.
-


• Phì đại amiđan
Thở rít chủ yếu lúc ngủ
• Áp xe thành sau họng hoặc áp xe quanh amidan
Cả hai có thể có sốt, chảy nước bọt, nuốt khó. Nhưng trẻ có áp xe quanh

amiđan có thể khó mở miệng, trong khi áp xe thành sau họng thường có tư thế ngửa
cổ nhiều.
3.2. Thanh quản
• Mềm sụn thanh quản
Mềm sụn thanh quản là nguyện nhân thường gặp nhất của thở rít mãn tính ở trẻ
< 2 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 2/1. Đây là bất thường bẩm sinh do sự chậm phát triển của
cấu trúc nâng đỡ thanh quản. Thở rít xuất hiện sau sinh và kéo dài đến vài tuổi. Thở rít
có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, giảm khi bế ở tư thế đứng, nghe rõ khi trẻ ở tư thế
nằm ngủ, khóc, kích thích, nhiễm trùng hô hấp trên. Trường hợp nặng thở rít nghe rất
to, kéo dài, kèm rút lõm ngực nặng thì hít vào và tím nặng.
Thường trẻ vẫn bú và phát triển bình thường, không thay đổi giọng nói, tình
trạng thở rít chỉ xấu đi khi nhiễm trùng hô hấp. Phần lớn thở rít giảm dần sau 6 tháng
và mất hẳn sau 1 tuổi. Nếu thở rít kéo dài hơn 6 tháng hoặc không cải thiện khi trẻ lớn
dần thường có kèm u nhú hoặc u nang bẩm sinh ở thanh quản.
• Màng, kén, thoát vị thanh quản
Màng thanh quản là do sự suy yếu của đường thở thời kỳ phôi thai đến khi hình
thành đường ống, đa số xuất hiện ở phần trước dây thanh âm.
Kén thanh quản điển hình xuất hiện ở nắp thanh quản, kén thanh quản thường
chứa chất nhầy của tuyến nước bọt.
Thoát vị thanh quản là sự dãn của buồng thanh quản
Màng, kén, thoát vị thanh quản gây thở rít sớm sau sinh.
• Viêm thanh khí phế quản cấp
Viêm thanh khí phế quản cấp là nguyên nhân thường gặp nhất của thở rít cấp
tính ở trẻ em.
• Viêm thanh quản co thắt
Triệu chứng giống viêm thanh khí phế quản, nhưng thường không có nhiễm
trùng đường hô hấp trên trước, và thường bắt đầu đột ngột về đêm. Yếu tố khởi phát là
dị ứng, tâm lý, trào ngược dạ dày thực quản. Viêm thanh quản co thắt có thể tái phát.
• Viêm nắp thanh môn cấp
Thường do Hemophilus influenzae type B, xảy ra ở trẻ 2-7 tuổi, đỉnh cao là 3

tuổi.
Lâm sàng: khởi phát đột ngột với sốt cao, nhiễm trùng, kích động, thở rít, nói
giọng nghẹt, nuốt khó, chảy nước bọt và nhanh chóng có biểu hiện khó thở thanh
quản, bệnh nhân có tư thế ngồi ngửi hoa, đây là tư thế làm thông đường thở, tuyệt đối
không được ép buộc trẻ nằm vì động tác này có thể làm trẻ đột ngột ngưng thở. Trên
X quang cổ nghiêng có hình ảnh phù nề vùng thượng thanh môn (dấu ngón tay cái).


Hình 1: Dấu hiệu ngón tay cái của viêm nắp thanh môn
• Liệt dây thanh âm
Liệt dây thanh âm một bên thường là bên trái, do đường đi của dây thần kinh
quặt ngược trái dài hơn nên dễ tổn thương hơn. Rối loạn chức năng một bên có thể do
sang chấn sản khoa, phẫu thuật ngực, hoặc do chèn ép bởi những khối trong trung thất
có nguồn gốc từ tim, phổi, tuyến giáp hoặc bạch huyết.
Liệt hai bên thường liên quan đến bệnh lý thần kinh trung ương gồm thiếu oxy
chu sinh, xuất huyết não, não úng thủy, chấn thương hành não hoặc dị dạng Arnold
Chiari (là một rối loạn bẩm sinh: đáy hộp sọ bị vẹo nên cuống não dưới và một phần
tiểu não lồi ra qua lỗ dành cho dây thần kinh sọ, thường kết hợp với khuyết tật ống
thần kinh và não úng thủy).
Dây thanh âm có thể tổn thương trực tiếp do đặt nội khí quản hoặc do hút đàm
sâu.
Dấu hiệu đặc trưng trong liệt dây thanh âm là thở rít 2 thì. Trong liệt 1 bên, trẻ
khóc yếu, nhỏ, nhưng thường không suy hô hấp. Liệt 2 bên, giọng bình thường nhưng
có suy hô hấp.
• Hẹp thanh khí quản
Bẩm sinh hay mắc phải, gây hẹp ở thanh môn, hạ thanh môn, khí quản. Nguyên
nhân mắc phải thường gặp nhất là do đặt nội khí quản, nhất là trẻ nhẹ cân thở máy qua
nội khí quản kéo dài, những nguyên nhân khác: mở khí quản cao, mở sụn nhẫn giáp,
chèn ép từ bên ngoài vào, trào ngược dạ dày thực quản.
• Nang dịch

Là tập hợp những túi bạch huyết chứa dịch bạch huyết không màu. Đây là bệnh
bẩm sinh, có thể xuất hiện do một đám kênh bạch huyết thường nối với hệ thống bạch
huyết bình thường. Đa số ở vùng cổ gây chèn ép khí quản và thở rít.
• Bướu máu hạ thanh môn
Thường gặp ở nữ, tỷ lệ nữ/nam là 2/1. Thường ở dưới niêm mạc, không thay
đổi màu hoặc chỉ có màu xanh nhạt. Thường kết hợp với u mạch máu nơi khác trên cơ
thể. Thở rít 2 thì, tăng lên khi khóc hoặc rặn (làm phồng lên).
• U nhú thanh quản


Là lọai u thanh quản thường gặp nhất ở trẻ em, do lây nhiễm Human Papilloma
Virus lúc sinh. Thường nhiều u, có thể có trong thanh quản, dây thanh hoặc những nơi
khác.
Thường gặp ở trẻ từ 2-4 tuổi, triệu chứng thường gặp là khàn giọng. Nhưng
một số bệnh nhân có thở rít và có những dấu hiệu khác của tắc nghẽn thanh quản.
• Co thắt thanh quản do hạ canxi máu
Các triệu chứng của hạ can xi bao gồm kích thích, run, co giật và co rút bàn tay,
bàn chân.
• Thở rít do tâm lý
Thở rít có thể gây ra bởi stress về tâm lý. Dây thanh âm rối lọan chức năng đi
kèm với stress có thể gây thở rít thì hít vào hoặc thở ra.
Điển hình, khởi phát đột ngột nhưng không gây suy sụp nhiều, cổ thường gập
hơn là ngửa.
3.3. Khí quản
• Mềm sụn khí quản
Gây xẹp khí quản bất thường do thiếu yếu tố sụn và sợi cơ đàn hồi nâng đỡ khí
quản. Khí quản bị hẹp trong thì thở ra và đó là nguyên nhân gây thở rít.
Triệu chứng:
Thở rít + khó thở nặng gây đe dọa tính mạng. Nếu không tử vong trong những
tháng đầu sau sinh thì tình trạng suy hô hấp sẽ cải thiện khi trẻ lớn dần. Trường hợp

nặng: đặt nội khí quản giúp thở, và sau đó là phẫu thuật chỉnh hình khí quản.
Dấu hiệu giúp chẩn đoán: các sụn rất mềm, đặc biệt là sụn vành tai. Soi thanh
khí quản thấy thành trước và thành sau của khí quản chạm nhau.
• Viêm khí quản do vi trùng
Thường do Staphylococcus aureus, cũng có thể do Hemophilus influenzae type
B và Moraxella catarralis. Đa số gặp ở trẻ nhỏ < 3 tuổi, thường sau một nhiễm trùng
hô hấp trên, có thể trở nặng với sốt cao, vẻ mặt nhiễm trùng và suy hô hấp.
• Vòng mạch
Khí quản bị chèn ép từ bên ngoài có thể do sự bất thường mạch máu như cung
động mạch chủ đôi, cung động mạch chủ phải với dây chằng động mạch trái, bất
thường động mạch vô danh, bất thường động mạch cảnh chung trái, bất thường động
mạch phổi trái hoặc động mạch dưới đòn lạc chỗ. Trẻ có tư thế ưa thích là ngữa cổ.
Thở rít là do khí quản bị chèn ép, và thường tăng lên khi bú, ăn.

Hình 2: Cung động mạch chủ đôi chèn ép khí quản


Hình 3: Cung động mạch chủ bên phải với động mạch dưới đòn trái lạc chỗ và dây
chằng động mạch chèn ép khí quản. DK- Diverticulum of Kommerell, phần phình
mạch nơi xuất phát của động mạch dưới đòn trái và dây chằng động mạch
4. Tiếp cận chẩn đoán
4.1. Bệnh sử:
Cần chú ý hỏi những chi tiết sau đây:
• Thở rít bắt đầu từ khi nào?
• Trẻ có triệu chứng của nhiễm trùng hô hấp trên hay bị cảm lạnh như ho không?
Triệu chứng cảm lạnh bắt đầu lúc nào?
• Trẻ có thở nhanh hay khó thở?
• Gần đây trẻ có nghẹt thở hoặc tím tái do sặc dị vật không?
• Trẻ có đau họng hoặc khàn tiếng không?
• Trẻ có nuốt được không? Có chảy nước miếng hay sốt không?

• Thở rít xảy ra ngay sau sinh có nhiều khả năng do chấn thương khi đặt ống thông,
tắc nghẽn do chất nhày, phân su hay máu.
• Thở rít có tăng và nặng lên không? Nếu có, có khả năng do chít hẹp về giải phẫu
đường hô hấp trên hay liệt dây thanh âm.
• Thở rít kèm theo suy hô hấp rõ thường do teo thanh quản và khí quản.
• Thở rít kèm theo khàn tiếng nghĩ tới bệnh lý ở thanh quản.
• Hỏi tư thế ưỡn cổ và khó nuốt, nếu trẻ phải giữ ở tư thế ưỡn cổ và khó nuốt, nên
hướng tới bất thường mạch máu.
• Thở rít xảy ra cấp hay mạn tính? Thở rít mạn tính, hay tái diễn có thể do mềm sụn
khí quản hay có tổn thương bên ngoài chèn ép vào như bất thường mạch máu. Thở
rít cấp tính nên nghĩ tới viêm thanh khí phế quản.
• Hỏi về tiền căn chủng ngừa, nếu nghi ngờ bạch hầu.
4.2. Khám:
• Khám thực thể trước hết cần đánh giá sinh hiệu, tìm dấu hiệu rút lõm lồng ngực,
tím tái hoặc lo lắng/ lú lẫn quá mức, bứt rứt không yên.
• Nghe tiếng thở rít lúc trẻ nằm yên và trong khi trẻ khóc hoặc ho.
• Nghe giọng trẻ có khàn, tiếng ho như chó sủa, hoặc giọng bị nghẹt


• Nghe xem tiếng thở rít xảy ra ở thì hít vào, thở ra, hay cả hai thì.
• Nghe để xác định vị trí gây ra thở rít. Tắc nghẽn ở vùng mũi, mũi hầu, miệng hầu
gây ra tiếng rên, tiếng ngáy, là môt âm trầm có thể nhận biết không cần ống nghe.
• Thở rít thì hít vào thường là tắc nghẽn từ trên thanh môn.
• Thở rít thì thở ra thường do tắc nghẽn đường hô hấp trong lồng ngực.
• Thở rít hai thì thường gợi ý tắc nghẽn nặng (ở mọi vị trí của đường thở), hay là
một tắc nghẽn vùng giữa thanh môn và hạ thanh môn.
• Quan sát xem có bị sa lưỡi, tật hàm nhỏ, hẹp lỗ mũi sau, có u ở cổ, có chấn thương
hay sung huyết họng?
• Xem trẻ có chảy nước miếng hoặc ngồi tư thế ngửi hoa?
• Khám họng, mũi xem có giả mạc không?

• Nghe rì rào phế nang, ran ở phổi?
• Có dấu hiệu của còi xương thiếu vitamin D, hạ canxi máu không?
Vừa
Thở rít ngắt quảng khi
khóc hoặc ho và
Trao đổi khí tốt và
Không có hoặc co lõm
ngực nhẹ và
Không có dấu hiệu mất
nước và
Có thể uống được không
kèm chảy nước miếng

Bảng 1:Mức độ nguy kịch hô hấp
Nặng
Rất nặng
Thở rít cả lúc nằm yên
Có dấu hiệu tắc nghẽn hô
hoặc
hấp trên kèm tím tái
Giảm trao đổi khí kèm co
hoặc
lõm ngực rõ
Trao đổi khí kém kèm co
hoặc
lõm ngực nặng
Có dấu hiệu nhiễm độc
Hoặc
hoặc
Bứt rứt, vật vã (thiếu

Có dấu hiệu mất nước
không khí)
hoặc
Không thể uống được
hoặc
Thay đổi tri giác

4.3. Chẩn đoán phân biệt các nguyên nhân gây thở rít
Có thể chẩn đoán các nguyên nhân thở rít dựa vào tính chất thở rít, các biểu hiện kèm
theo và một số đặc điểm lâm sàng (bảng 2).
4.4. Cận lâm sàng
• X-quang:
X-quang thẳng nghiêng vùng cổ giúp đánh giá kích thước amiđan, hạch, kích
thước và hình dạng nắp thanh môn, giải phẫu vùng sau hầu, hạ thanh môn, khí quản.
Chụp cổ nghiêng nên ở tư thế ngữa cổ thật tốt và ở thì hít vào vì mô mềm vùng hầu sẽ
không bị lầm với khối u sau hầu.
Chụp X-quang ngực thẳng, nghiêng giúp phát hiện dị vật và bệnh lý phổi kèm.
Nếu nghi ngờ hít dị vật mà những phim trước đó không thấy thì chụp phim hít vào và
thở ra để thấy khí bị giữ lại phía sau dị vật  hình ảnh phổi bên đó tăng sáng và đẩy
trung thất về bên đối diện.
Chụp X-quang có uống barýt giúp ích chẩn đoán khi nghi có chèn ép do mạch
máu hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Nên dùng gastrographin làm chất cản quang
nếu nghi ngờ có dò khí quản thực quản.


Chiếu và quan sát trên màng tăng sáng giúp cho chẩn đoán mềm sụn khí quản,
hít dị vật và rối lọan dây thanh âm.
Bảng 2: Nguyên nhân gây thở rít
Nguyên nhân
Mềm sụn thanh quản


Màng ngăn trên thanh môn
Màng ngăn thanh quản/
nang thanh quản
Bệnh lý dưới thanh môn

Tính chất thở rít
Thở rít chủ yếu thì thở ra,
từng hồi, mất đi khi khóc
hay kích thích mạnh,
giảm khi nằm sấp, tăng
khi nằm ngửa.
Thở rít xảy ra lúc hít vào,
nguy kịch.
Thở rít xảy ra lúc hít vào,
nguy kịch.
Thở rít 2 thì.

Các biểu hiện kèm theo
Xảy ra sớm, sau sinh 1 tuần, tiếng khóc, ăn
uống, tòan trạng bình thường, có thể co kéo
phần dưới lồng ngực, giảm dần lúc 6 tháng
tuổi, hết lúc 18-24 tháng.
Khàn tiếng, mất tiếng, co rút lồng ngực sơ
sinh
Khàn tiếng, khó thở, xảy ra ở sơ sinh.
Có thể khàn giọng, khóc bình thường, có thể
kèm ho ông ổng hay ho như viêm thanh khí
phế quản.
Xảy ra vài tuần sau sinh


Mềm sụn khí quản, nang
khí quản, hẹp khí quản
Phù nề thanh quản

Thở rít 2 thì.

Liệt dây thanh âm

Thở rít xảy ra lúc hít vào.

Vòng mạch

Thở rít từng đợt thì hít
vào hoặc thở ra hoặc cả
hai thì, ưỡn cổ thở rít
tăng lên.
Thở rít xảy ra lúc hít vào,
xảy ra từ từ, tăng dần.
Thở rít xảy ra lúc hít vào Có tiển sử bệnh hô hấp, khó thở, co rút lồng
cấp.
ngực dưới, suy hô hấp, nghe phổi có ran, Xquang có tổn thương phổi. Thường ở trẻ 6 th- 3
tuổi (có thể từ 3 th – 6 tuổi).
Thở rít xảy ra lúc hít vào, Khàn giọng, ho như tiếng sủa, co kéo trên ức,
tăng dần.
xanh tím, vật vã, có biểu hiện nhiễm độc, cổ
bạnh, hạch cổ, có giả mạc ở họng. Soi cấy giả
mạc có vi khuẩn bạch hầu.
Thở rít xảy ra lúc hít vào, Khó thở, tiếng nói bị nghẹt lại, khó nuốt, chảy
tiến triển nhanh, khi cố nước dãi, sốt. Khám họng thấy họng đỏ, nắp

thở vào thì thở rít giảm.
thanh môn sưng nề.
Thở rít xảy ra lúc hít vào Sốt cao, khó nuốt, ăn uống khó, đau họng.
khi ổ áp xe chèn thanh Khám họng thấy thành sau phồng lên. Thường
quản.
gặp ở trẻ < 4 tuổi
Thở rít xảy ra lúc hít vào. Có biểu hiện co giật, có thể có cơn ngừng thở,
tím ngắt. Điều trị bằng canxi khỏi nhanh.
Thở rít xảy ra lúc hít vào Tuổi 6th – 3 tuổi. Có hội chứng xâm nhập, ho
cấp.
sặc sụa. Bệnh sử có ngậm vật nhỏ ở miệng, ăn
thức ăn có hạt.

Khối u chèn ép
Viêm thanh khí phế quản
cấp
Bạch hầu thanh quản

Viêm nắp thanh quản cấp
Áp xe thành sau họng
Co thắt thanh quản
Dị vật

Thở rít xảy ra lúc hít vào.

Hết khi phù nề, ở sơ sinh thường hết sau 24
giờ
Giọng khàn, khóc yếu, dễ tắc thở khi ăn. Soi
thanh quản thấy dây thanh âm không rung
động.

Ho không dứt cơn, khàn giọng hay hai giọng
(bitonal), người ưỡn cong (opisthotonos).
Chụp X-quang nghiêng đường hô hấp giúp
ích chẩn đoán, xảy ra từ từ.
Chụp X-quang, chẩn đoán hình ảnh khác.


• CT scan và MRI:
Khi nghi ngờ dị dạng mạch máu. Có thể thấy đường hô hấp và mô mềm xung
quanh, có thể thấy mạch máu chèn ép.
• Nội soi khí quản
Ống mềm: được sử dụng rộng rãi để đánh giá đường thở trẻ em.
Ống cứng: soi dưới gây mê cho phép thấy rõ hơn tổn thương, nhất là vùng dưới
hai dây thanh. Soi cứng cũng cho phép sinh thiết và lấy dị vật.
• Các xét nghiệm khác
Xét nghiệm máu: công thức máu, VS, CRP nếu nghi ngờ nhiễm trùng.
Khí máu động mạch khi nghi ngờ suy hô hấp.
ECG, siêu âm tim nếu có âm thổi ở tim hoặc nghi ngờ bệnh lý tim.
5. Khó thở thanh quản
5.1.
Định nghĩa
• Khó thở thì hít vào do hẹp đường hô hấp từ thanh thiệt đến khí quản. Khó thở
thanh quản là biểu hiện cơ bản của khó thở thì hít vào.
• Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng sau đây:
Ba triệu chứng chính:
Khó thở chậm thì hít vào.
Có tiếng rít thanh quản.
Co kéo vùng trên và dưới xương ức.
Bốn triệu chứng phụ:
Thay đổi giọng nói.

Mỗi lần thở vào, đầu ngữa ra sau.
Sụn thanh quản nhô lên khi thở vào.
Nhăn mặt và nở cánh mũi.
5.2. Phân độ: có 3 mức độ
Độ 1: triệu chứng chỉ thấy khi gắng sức, không thấy khi nằm yên.
Độ 2: Độ 2 nhẹ (2a): 3 triệu chứng chính xuất hiện ngay cả khi nằm yên.
Độ 2 nặng (2b): 3 triệu chứng chính xuất hiện rất rõ kèm với bứt rứt,
ngửa cổ để hít vào.
Độ 3: kiệt sức  3 triệu chứng chính không còn rõ, bệnh nhân lơ mơ, tím tái,
vã mồ hôi lạnh  đe dọa ngưng tim ngưng thở.
5.3. Xử trí
Xử trí cấp cứu trẻ có khó thở thì hít vào, thở rít phụ thuộc mức độ trầm trọng và
nguyên nhân được nghĩ đến
• Đối với trẻ sơ sinh, nhũ nhi < 3 tháng, khó thở thì hít vào do nghẹt mũi:
- Hút sạch mũi
- Nhỏ mũi nước muối sinh lý
- Kháng histamin nếu không có viêm hô hấp dưới
- Thở oxy ẩm qua cannula nếu sau hút dịch mũi trẻ vẫn khó thở.
• Các trường hợp khó thở cấp hoặc mạn còn lại xử trí tùy độ khó thở thanh quản.
- Khó thở thanh quản độ 1
Nếu khó thở cấp:
Điều trị nguyên nhân nếu biết.
Theo dõi trẻ, nếu chuyển độ thì cho nhập viện


Mời hội chẩn Tai-Mũi-Họng nếu nghi ngờ dị vật
Nếu khó thở mạn tính: cho nhập viện, làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân.
- Khó thở thanh quản độ 2 nhẹ
Nếu là khó thở cấp tính:
Cho nhập viện làm các xét nghiệm cần thiết

Điều trị triệu chứng hoặc nguyên nhân nếu định bệnh rõ
Nếu nghĩ viêm nắp thanh quản cấp: Cefotaxim 200mg/kg/ngày (TMC)
Nếu nghĩ viêm thanh quản cấp hạ thanh môn: Khí dung Adrenalin 0.1%: 2-4ml
(< 4 tuổi: 2ml)
Mời hội chẩn Tai-Mũi-Họng nếu nghi ngờ dị vật
Nếu khó thở hít vào mạn tính:
Cho nhập viện, làm các xét nghiệm cần thiết tìm nguyên nhân.
Mời hội chẩn Tai-Mũi-Họng nếu nghĩ đến u nhú, polyp thanh quản hoặc cần
nội soi thanh quản.
- Khó thở thanh quản độ 2 nặng và độ 3
Cho nhập viện
Giữ yên trẻ, tránh làm trẻ khóc.
Thở oxy qua cannula, duy trì SaO2 từ 92-96%
Nếu không hiệu quả, phải thở oxy qua mặt nạ có túi dự trữ 10 l/phút.
Khí dung Adrenalin 0.1%: 2-5ml qua oxy 6-8 l/phút, có thể lập lại sau 30 phút
hoặc 1 giờ nếu cần trong viêm thanh quản cấp hạ thanh môn.
Dexamethasone 0.15-0.6 mg/kg (TB, TM) 1 lần, lập lại 6-12 giờ, nếu cần.
Có thể phối hợp Dexamathasone với khí dung Budesonide hoặc Adrenaline nếu
nghĩ đến viêm thanh quản cấp.
Kháng sinh: Cefotaxim 200mg/kg/ngày (TMC)
Làm thủ thuật Heimlich nếu nghĩ dị vật thanh khí quản.
Hội chẩn khoa Tai-Mũi-Họng.
6. Sơ đồ tiếp cận chẩn đoán (trang tiếp theo)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diana R Quintero, Khoulood Fakhoury, Gregory Redding, Alison G Hoppin
(2011), “Assessment of stridor in children”, Up To Date 19.2
2. Craig H Zalvan, Jacqueline Jones, Glenn C Isaacson, Elizabeth TePas (2011),
“Etiology and management of hoarseness in children”, Up To Date 19.2
3. Charles R Woods, Sheldon L Kaplan, Ellen M Friedman, Mary M Torchia (2011),
“Approach to the management of croup”, Up To Date 19.2

4. “Disorder of respiratory tract”, Nelson’s Textbook of Pediatrics, 18th ed., 2008.
5. Stephan Berman (1996), “Stridor”, Pediatric Decision Making, 3rd ed., MosbyYear Book, Inc., pp.578-581.



×