Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP) và vận dụng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.09 KB, 80 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ, cụm từ cần viết tắt

Ký hiệu

Bộ chứng từ

BCT

Giấy chứng nhận xuất xứ

C/O

Ngân hàng phát hành

NHPH

Ngân hàng thƣơng mại

NHTM

Nhập khẩu

NK

Phòng thƣơng mại quốc tế

ICC

Quy tắc thống nhất về nhờ thu



URC

Quy tắc thực hành thống nhất cho phƣơng thức thanh toán tín dụng
chứng từ (The Uniform Customs and Practice for Documentary

UCP

Credits)
Tập quán tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ (International
Standard Banking Practice for the Examination of Documents)

ISBP

Thanh toán giao chứng từ trả tiền ngay

CAD

Thanh toán quốc tế

TTQT

Thƣ tín dụng chứng từ

L/C

Thƣ tín dụng trả chậm có thể thanh toán ngay

UPAS


Thƣơng mại cổ phần

TMCP

Tín dụng chứng từ

TDCT

Xuất khẩu
Xuất nhập khẩu

XK
XNK


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ
BỘ TẬP QUÁN TIÊU CHUẨN NGÂN HÀNG QUỐC TẾ ĐỂ KIỂM TRA
CHỨNG TỪ TRONG PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (ISBP) ........... 5
1.1. Tổng quan về phƣơng thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit) ....... 5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của phƣơng thức tín dụng chứng từ ........................... 5
1.1.2. Vai trò của của phƣơng thức tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán
quốc tế ....................................................................................................................... 11
1.2. Tổng quan về tập quán tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế để kiểm tra chứng từ
trong phƣơng thức tín dụng chứng từ (ISBP) ................................................. ….14
1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc áp dụng của ISBP ................................................... 14
1.2.2. Lịch sử phát triển và hoàn thiện các phiên bản ISBP ..................................... 19
1.2.3. Mối quan hệ pháp lý giữa UCP600 và ISBP745 ............................................ 23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................................... 25

CHƢƠNG 2: NỘI DUNG CỦA ISBP745 (TẬP QUÁN NGÂN HÀNG TIÊU
CHUẨN QUỐC TẾ ĐỂ KIỂM TRA CHỨNG TỪ THEO UCP600) ................... 27
2.1. Những vấn đề chung về tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra
chứng từ theo UCP600 (Gọi tắt là ISBP745)…………………………………….27
2.1.1. Tên gọi và phạm vi áp dụng ........................................................................... 27
2.1.2. Những nguyên tắc chung................................................................................ 28
2.2. Các quy định kiểm soát cụ thể đối với từng loại chứng từ trong thanh
toán……………………………………………………………………………….. . 33


2.2.1. Hối phiếu ........................................................................................................ 33
2.2.2. Hóa đơn ........................................................................................................... 35
2.2.3. Các chứng từ vận tải và chứng từ khác đƣợc quy định tại Điều 19-25
UCP600 ..................................................................................................................... 37
2.2.4. Chứng từ bảo hiểm ......................................................................................... 44
2.2.5. Giấy chứng nhận xuất xứ ................................................................................ 47
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................................... 49
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ VẬN DỤNG ISBP TẠI VIỆT NAM ...................................................................... 51
3.1. Thực tiễn vận dụng Bộ tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế tại các ngân
hàng thƣơng mại ở Việt Nam ............................................................................................... 51
3.1.1. Cơ sở pháp lý để áp dụng ISBP tại Việt Nam……………………………….51
3.1.2. Ứng dụng ISBP745 trong việc kiểm tra bộ chứng từ thanh toán tại một số
ngân hàng thƣơng mại……………………………………………………………...54
3.1.3. Những hạn chế, khó khăn mà ngân hàng thƣơng mại thƣờng gặp phải khi ứng
dụng ISBP745……………………………………………………………………...62
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ISBP tại Việt
Nam………………………………………………………………………………..63
3.2.1. Đối với các ngân hàng thƣơng mại………………………………………….63
3.2.2. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu………..66

3.2.3. Đối với các cơ quan chức năng, ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam……………68
3.2.4. Đối với các cơ sở đào tạo nghiệp vụ ngân hàng nói chung và thanh toán quốc
tế nói riêng…………………………………………………………………………70
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 74



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, thanh toán quốc tế (TTQT) trong giai đoạn hội nhập sâu rộng là
một hoạt động bắt buộc phải có trong các giao dịch mua bán xuất nhập khẩu giữa
các quốc gia trên thế giới. Đƣơng nhiên, Việt Nam cũng luôn nằm trong vòng xoay
thƣơng mại đó. Mà hiện nay, phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ là một
trong những phƣơng thức thanh toán quốc tế hiện nay đang đƣợc sử dụng khá phổ
biến.
Phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ đƣợc thực hiện theo “Quy tắc thực
hành thống nhất cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ” (The Uniform
Customs and Practice for Documentary Credits, thƣờng đƣợc viết tắt là UCP) do
Phòng thƣơng mại quốc tế (viết tắt là ICC) ban hành. Hơn thế nữa, đi kèm với mỗi
bản UCP lại có những bộ tập quán Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành kiểm tra chứng
từ trong phƣơng thức tín dụng chứng từ (viết tắt là ISBP). Nội dung thể hiện trong
văn bản này là sự nhất quán với UCP cũng nhƣ các quan điểm và các quyết định
của Ủy ban Ngân hàng của ICC. Phòng Thƣơng mại quốc tế cũng nhấn mạnh, văn
bản này không sửa đổi UCP, mà chỉ giải thích rõ ràng cách thực hiện UCP đối với
những ngƣời làm thực tế liên quan đến tín dụng chứng từ.
Việc áp dụng văn bản này trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ là
cách hiệu quả trong việc giảm thiểu rủi ro, hạn chế tranh chấp phát sinh giữa các
bên trong giao dịch. Các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam trong quá trình thanh
toán quốc tế cũng luôn vận dụng bộ tập quán này qua các thời kỳ, cũng nhƣ cập

nhật những phiên bản mới nhất để hội nhập kinh tế quốc tế.
Xuất phát từ thực tế, việc nghiên cứu dƣới khía cạnh pháp lý về Bộ tập quán
tiêu chuẩn ngân hàng để kiểm tra chứng từ trong phƣơng thức tín dụng chứng từ
cũng nhƣ việc vận dụng văn bản này tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam là

1


cần thiết. Do đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tập quán ngân hàng tiêu
chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ
(ISBP) và vận dụng tại Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp cao học luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, nếu xem xét dƣới góc độ là luận văn, luận án chuyên ngành luật
với đề tài nghiên cứu trực tiếp về tập quán tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra
chứng từ trong phƣơng thức tín dụng chứng từ thì hầu nhƣ không có ngƣời nghiên
cứu. Xem xét ở một số cơ sở đào tạo luật lớn thì có thể thấy một số công trình sau
đây:
- Khóa luận tốt nghiệp đại học với tên gọi “Pháp luật điều chỉnh hoạt động
thanh toán bằng thƣ tín dụng - Thực trạng và phƣơng hƣớng hoàn thiện” của
Nguyễn Thị Thu Hà năm 2008 nghiên cứu về thƣ tín dụng và những vấn đề pháp lý
có liên quan. Trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng đề cập đến phƣơng thức
kiểm tra Thƣ tín dụng, trong đó phải bám sát những yêu cầu của ISBP trong kiểm
soát chứng từ trong thanh toán bằng Thƣ tín dụng.
- Khóa luận tốt nghiệp “Các đặc trƣng pháp lý của thƣ tín dụng (L/C) và cam
kết bảo lãnh ngân hàng - Sự tiếp cận từ góc độ so sánh pháp luật và những ảnh
hƣởng đến khả năng lựa chọn dịch vụ ngân hàng từ phía doanh nghiệp” của Nguyễn
Thuý Hoà năm 2009. Khóa luận đã phân tích đƣợc những đặc trƣng của L/C nhƣ là
một phƣơng thức thanh toán tiến bộ và cần đƣợc nhân rộng, tuy nhiên không phải ít
những rủi ro mà các bên có thể phải đối mặt.
- Luận văn thạc sĩ luật học “Một số vấn đề pháp lý về giao nhận

và thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam”
của Vũ Thị Nhung năm 2018 có đề cập đến những vấn đề pháp lý liên quan đến
xuất trình bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế và một số bất cập hiện nay.
- Giáo trình Thanh toán quốc tế của GS,TS. Đinh Xuân Trình và PGS, TS.
Đặng Thị Nhàn năm 2012 do Nhà xuất bản Thống kê xuất bản. Giáo trình là công

2


trình nghiên cứu hết sức cơ bản, tổng quan nhƣng quan trọng để ngƣời đọc hiểu và
vận dụng các quy định và tập quán hiện hành trong thanh toán quốc tế.
- Bài báo khoa học “Tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C và một số
gợi ý cho các doanh nghiệp khi tham gia giao dịch” của tác giả PGS.TS. Nguyễn
Thị Quy đăng trên Tạp chí ngân hàng số 3 năm 2014. Bài viết đã phân tích những
rủi ro pháp lý điển hình mà doanh nghiệp phải đối mặt khi tham gia giao dịch L/C
và những giải pháp mà doanh nghiệp, ngƣời quản lý doanh nghiệp có thể áp dụng.
- Bài báo khoa học “Gian lận và giả mạo chứng từ trong hoạt động thanh
toán và tài trợ thƣơng mại quốc tế tại các ngân hàng thƣơng mại” của tác giả TS.
Phan Thị Hồng Hải và PGS.TS Đặng Thị Nhàn, Tạp chí ngân hàng số 5/2010. Bài
báo đã phân tích những hành vi gian lận khá cụ thể trong đó nguyên nhân chủ yếu
chính là con ngƣời thực hiện các chuẩn mực thanh toán quốc tế.
- TS. Trần Vũ Hải, TS. Vũ Văn Cƣơng, Giáo trình Luật Ngân hàng Việt
Nam của Trƣờng Đại học Mở Hà Nội, NXB Tƣ pháp năm 2014 đã vẽ một bức tranh
toàn cảnh, mặc dù không đầy đủ và chi tiết về phƣơng thức kiểm tra chứng từ trong
thanh toán quốc tế thông qua thƣ tín dụng.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là nội dung tập quán tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế để
kiểm tra chứng từ trong phƣơng thức tín dụng chứng từ và quy định pháp luật cho
phép vận dụng tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Do dung lƣợng của luận văn chỉ cho phép nghiên cứu

nội dung của bộ ISBP hiện hành (ISBP745) và thực tiễn tại ngân hàng thƣơng mại ở
Việt Nam và trong thời gian chủ yếu trong giai đoạn 5 năm trở lại đây.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích đƣợc vai trò, sự ra đời của ISBP
qua các phiên bản và đặc biệt là nội dung cơ bản của ISBP hiện đại nhất là ISBP745
đi kèm cùng UCP600, qua đó đánh giá thực tiễn áp dụng bộ tập quán này tại các
ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp

3


luật và thực tiễn thực hiện nhằm ứng dụng một cách hiệu quả tập quán ngân hàng
quốc tế tại thị trƣờng Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc nghiên cứu theo phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lênin
về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các
phƣơng pháp truyền thống trong nghiên cứu luật học nhƣ phân tích, tổng hợp và so
sánh. Phƣơng pháp phân tích sẽ áp dụng khi đánh giá các sự vật hiện tƣợng dƣới
nhiều góc nhìn khác nhau. Phƣơng pháp tổng hợp sẽ áp dụng khi từ các dấu hiệu,
hiện tƣợng để rút ra bản chất, kết luận. Phƣơng pháp so sánh đƣợc áp dụng khi bình
luận các quy định pháp luật Việt Nam so với tập quán quốc tế hoặc giữa các phiên
bản tập quán quốc tế ở các thời kỳ để từ đó làm nổi bật các đặc trƣng cần phân tích.
Phƣơng pháp thống kê đƣợc thực hiện khi thu thập những tranh chấp phát sinh
trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ và những ví dụ đã gặp phải tại các
ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề
tài đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1 : Tổng quan về phƣơng thức tín dụng chứng từ và bộ tập quán tiêu
chuẩn ngân hàng quốc tế để kiểm tra chứng từ trong phƣơng thức tín dụng chứng
từ.

Chương 2: Nội dung Bộ Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành kiểm tra chứng từ
trong phƣơng thức tín dụng chứng từ (ISBP745)
Chương 3: Thực tiễn và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ISBP
tại Việt Nam.

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ VÀ BỘ TẬP QUÁN TIÊU CHUẨN NGÂN
HÀNG QUỐC TẾ ĐỂ KIỂM TRA CHỨNG TỪ TRONG
PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (ISBP)
1.1. Tổng quan về phƣơng thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit)
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ
Khái niệm phƣơng thức tín dụng chứng từ đƣợc tiếp cận dƣới nhiều góc độ
khác nhau. Theo giáo sƣ Dominique Legeais (Khoa Luật, trƣờng Đại học René
Descartes, tức Đại học Paris V) thì phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ là
một sự thỏa thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng phát hành) theo yêu cầu
của khách hàng (ngƣời yêu cầu mở thƣ tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất
định cho một bên thứ ba (ngƣời thụ hƣởng) hoặc chấp nhận hối phiếu do bên thứ ba
ký phát trong phạm vi số tiền đó khi bên thứ ba này xuất trình đƣợc một bộ chứng
từ thanh toán phù hợp với những điều khoản trong thƣ tín dụng tại ngân hàng1.
Trong khi đó, tại UCP600, tại Điều 2 có định nghĩa tín dụng chứng từ khái quát hơn
nhƣ sau: “Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô
tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng
phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”2.
Nhƣ vậy xét về bản chất, tín dụng chứng từ trƣớc tiên là một phƣơng thức
thanh toán qua ngân hàng liên quan chặt chẽ đến việc xuất trình bộ chứng từ hợp lệ.
1


Phạm Xuân Quỳnh, Tín dụng chứng từ: Phƣơng thức phổ biến nhất trong Thƣơng mại quốc tế, 17/12/2007.
/>2
Dịch từ phiên bản UCP600, nguyên bản nhƣ sau: “Credit means any arrangement, however named or
described, that is irrevocable and thereby constitutes a denifite undertaking of the issuing bank to honour a
complying presentation”.

5


So với các hình thức thanh toán khác, thanh toán thông qua tín dụng chứng từ có hai
đặc trƣng quan trọng: Một là, điều kiện để ngƣời thụ hƣởng đƣợc thanh toán luôn
thông qua việc xuất trình các chứng từ phù hợp; Hai là, phƣơng thức thanh toán này
luôn có sự cam kết chắc chắn từ phía ngân hàng (ngân hàng mở L/C, ngân hàng xác
nhận L/C hoặc ngân hàng đƣợc chỉ định), nếu điều kiện thứ nhất đƣợc thỏa mãn3.
Phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ thƣờng đƣợc hiểu nhƣ là một
khoản tín dụng mà một hoặc các ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất
khẩu. Một là, chỉ có những tổ chức tín dụng mới có quyền thực hiện các giao dịch
này. Hai là, do tính đặc thù của hoạt động ngân hàng, giao dịch thanh toán này chỉ
có thể đƣợc thực hiện thƣờng xuyên bởi các tổ chức tín dụng4. Trong lĩnh vực kinh
doanh ngân hàng, hoạt động tín dụng bao gồm một số hình thức nhƣ: Cho vay, chiết
khẩu, bảo lãnh (tín dụng chữ ký hay tín nhiệm), và cho thuê tài chính. Thuật ngữ
“tín dụng - credit” ở đây đƣợc dùng theo nghĩa rộng, nghĩa là “tín nhiệm”, chứ
không phải để chỉ “một khoản cho vay” theo nghĩa thông thƣờng. Điều này đƣợc
thể hiện rõ trong trƣờng hợp khi ngƣời NK ký quỹ 100% giá trị của L/C, thì thực
chất ngân hàng không cấp bất cứ một khoản tín dụng nào, mà chỉ cho ngƣời NK
“vay mƣợn” uy tín của mình trƣớc các đối tác và ngân hàng khác. Trong trƣờng hợp
nhà NK không hề ký quỹ hoặc ký quỹ một phần, thì một khoản tín dụng thực sự chỉ
có thể xảy ra khi ngân hàng phát hành L/C tiến hành trả tiền cho nhà XK và ghi nợ
nhà NK. Điều đó cho thấy thuật ngữ tín dụng ở đây mang tính trừu tƣợng – là dùng

sự tín nhiệm của ngân hàng để thanh toán cho khoản vay của nhà NK.
Nhƣ vậy, trong phƣơng thức TDCT, ngân hàng không chỉ là ngƣời trung gian
thu hộ, chi hộ, mà còn là ngƣời đại diện cho nhà NK thanh toán tiền hàng cho nhà
XK, bảo đảm cho nhà XK nhận đƣợc khoản tiền tƣơng ứng với hàng hoá mà họ đã
cung ứng. Đồng thời, ngân hàng còn là ngƣời đảm bảo cho nhà NK nhận đƣợc số
lƣợng và chất lƣợng hàng hoá phù hợp với bộ chứng từ và số tiền mình bỏ ra. Rõ
3

Trần Vũ Hải (chủ biên), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010, tr.195
Phạm Xuân Quỳnh, Tín dụng chứng từ: Phƣơng thức phổ biến nhất trong Thƣơng mại quốc tế, 17/12/2007.
/>4

6


ràng là, nhà NK có cơ sở để tin chắc rằng, ngân hàng sẽ không trả tiền trƣớc khi nhà
XK giao hàng, bởi vì điều này đòi hỏi nhà XK phải xuất trình bộ chứng từ gửi hàng.
Trong khi đó, nhà XK tin chắc rằng sẽ nhận đƣợc tiền hàng nếu họ trao cho ngân
hàng phát hành một bộ chứng từ đầy đủ và phù hợp theo nhƣ qui định trong L/C.
Việc gọi là tín dụng chứng từ là bởi những lý do cơ bản sau đây:
Một là, đối tƣợng cấp tín dụng của ngân hàng là rất phong phú và đa dạng.
Tất cả các bên liên quan chỉ giao dịch với nhau bằng chứng từ đƣợc xuất trình chứ
không liên quan trực tiếp đến hàng hóa, dịch vụ hay đối tƣợng khác.
Hai là, ngƣời thụ hƣởng có lấy đƣợc tiền hay không hoàn toàn phụ thuộc vào
chứng từ xuất trình có phù hợp với điều kiện thanh toán hay không, chứ không phụ
thuộc vào thực tế hàng hóa đƣợc giao. Tuy nhiên, trên thực tế, để có đƣợc bộ chứng
từ thanh toán thì hàng hóa cần đƣợc giao từ bên bán (hoặc bên vận chuyển) sang
cho ngƣời mua (hoặc ngƣời nhận đƣợc chỉ định), nhƣng đây không phải là điều kiện
tiên quyết mà ngân hàng đòi hỏi khi thanh toán. Tƣơng tự, việc quyết định hay từ
chối trả tiền của ngân hàng phát hành chỉ căn cứ vào chứng từ xuất trình, mà không

căn cứ vào hàng hóa hay thiện chí của ngƣời yêu cầu.5
Phƣơng thức tín dụng chứng từ đƣợc thực hiện dựa trên Thƣ tín dụng (Letter
of Credit, viết tắt là L/C). L/C là cam kết của ngân hàng phát hành theo yêu cầu của
nhà xuất khẩu, cam kết thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng
đƣợc chỉ định. Theo định nghĩa của ICC, thƣ tín dụng đƣợc hiểu là thỏa thuận mà
theo đó, ngân hàng phát hành thƣ tín dụng sẽ thực hiện theo yêu cầu của khách hàng
mở thƣ tín dụng hoặc đại diện cho chính ngân hàng để thanh toán cho ngƣời thụ
hƣởng hoặc theo sự chỉ định của ngƣời này; hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác
thanh toán, chấp nhận thanh toán hối phiếu, hoặc cho phép ngân hàng khác chiết

5

GS, TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thƣơng, Nxb Thống kê, Hà Nội,
2015, tr.337 - 338

7


khấu chứng từ quy định trong thƣ tín dụng, với điều kiện những chứng từ này phù
hợp với tất cả các điều khoản và điều kiện của thƣ tín dụng.6
Theo cách hiểu thống nhất hiện nay, L/C có tính chất độc lập với hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng ngoại thƣơng) và bản thân hàng hóa. Hợp
đồng ngoại thƣơng do nhà xuất nhập khẩu ký kết thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của
hai bên, trong đó có quy định về nội dung thanh toán. Do không tham gia ký kết
hợp đồng ngoại thƣơng nên ngân hàng không có bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào trong
việc thực hiện hợp đồng ngoại thƣơng. Do vậy, L/C thể hiện cam kết thanh toán của
ngân hàng phát hành cho ngƣời thụ hƣởng khi ngƣời này xuất trình đƣợc bộ chứng
từ phù hợp, nó hình thành trên cơ sở hợp đồng nhƣng sau đó lại hoàn toàn độc lập
với hợp đồng này. L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp
đồng ngoại thƣơng nhƣng sau khi đƣợc thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp

đồng này. Một khi L/C đã mở và đã đƣợc các bên chấp nhận, thì cho dù nội dung
của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thƣơng hay không, cũng không làm thay đổi
quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến L/C.
Tính chất quan trọng nhất của L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và chỉ thanh
toán căn cứ vào chứng từ. Các ngân hàng chỉ trên cơ sở bộ chứng từ cũng nhƣ kiểm
tra việc xuất trình để quyết định xem trên bề mặt chứng từ có tạo thành một xuất
trình phù hợp theo yêu cầu của L/C hay không. Khi chứng từ đƣợc xuất trình là phù
hợp thì ngân hàng phát hành phải thanh toán vô điều kiện cho nhà xuất khẩu, mặc
dù trên thực tế hàng hóa có thể đƣợc giao hoặc đƣợc giao không hoàn toàn đúng
nhƣ ghi trên chứng từ. Nhƣ vậy, việc thanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình
thực tế của hàng hóa, nếu hàng hóa không khớp với chứng từ, thì hai bên mua bán
trực tiếp giải quyết với nhau trên cơ sở hợp đồng mua bán, không liên quan đến
ngân hàng. Chỉ trong trƣờng hợp chứng từ không phù hợp mà ngân hàng vẫn thanh
toán thì ngân hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, bởi vì ngƣời nhập khẩu có

6

Trần Vũ Hải (chủ biên), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010, tr.194

8


quyền từ chối thanh toán lại tiền cho ngân hàng và lỗi này là do phía ngân hàng
trong hoạt động kiểm tra bộ chứng từ.
Với những đặc trƣng trên, có thể nhận thấy L/C là công cụ thanh toán có tính
hai mặt, hạn chế rủi ro và đôi khi còn là công cụ từ chối thanh toán và lừa đảo.
Xét về góc độ là công cụ thanh toán và phòng ngừa rủi ro cho cả nhà xuất
khẩu và nhà nhập khẩu, L/C có ƣu điểm vƣợt trội hơn so với các phƣơng thức thanh
toán khác. Chính vì vậy, phƣơng thức thanh toán này đã tồn tại và phát triển nhƣ
ngày nay. Tuy nhiên, trong thực tiễn thƣơng mại quốc tế, L/C có thể bị lạm dụng trở

thành công cụ để từ chối nhận hàng và từ chối thanh toán và là công cụ để gian lận
và lừa đảo nếu nhƣ một trong các bên không am hiểu về thủ tục thanh toán theo tín
dụng chứng từ. Cũng chính từ bản chất của L/C là chỉ giao dịch bằng chứng từ và
khi phía ngân hàng kiểm tra chỉ xem xét trên bề mặt chứng từ, vì vậy mà không ít
tranh chấp xảy ra về tính chất tuân thủ chặc chẽ của chứng từ. Trong thực tế để lập
ra một bộ chứng từ không hề sai sót chút nào là một việc không hề dễ dàng, hơn
nữa ranh giới giữa “phù hợp” và “sai sót” rất mong manh. Do đó, việc đảm bảo tính
nhất quán và hiểu biết việc các biện pháp kiểm tra bề mặt chứng từ theo tập quán
quốc tế là rất quan trọng đối với tất cả các bên tham gia quan hệ thanh toán.
Theo UCP, các bên tham gia quan hệ thanh toán tín dụng chứng từ bao gồm
các bên bắt buộc và các bên có thể tham gia.
Các bên bắt buộc tham gia bao gồm ngƣời mở L/C, ngƣời thụ hƣởng L/C,
ngân hàng phát hành L/C và ngân hàng thông báo L/C.
- Người xin mở L/C (Applicant for L/C): là ngƣời yêu cầu ngân hàng phục vụ
mình phát hành một L/C, và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngân hàng
cho ngƣời bán theo L/C này. Ngƣời xin mở L/C có thể là ngƣời mua (buyer), nhà
NK (importer), ngƣời mở L/C (opener), ngƣời trả tiền (accountee).
- Người thụ hưởng L/C (Beneficiary): là ngƣời đƣợc hƣởng tiền thanh toán
hay sở hữu hối phiếu chấp nhận thanh toán. Ngƣời thụ hƣởng L/C có thể có những

9


tên gọi khác nhau nhƣ: ngƣời bán (seller), nhà XK (exporter), ngƣời ký phát hối
phiếu (drawer).
- Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank) hay ngân hàng mở L/C (Opening
Bank): là ngân hàng mà theo yêu cầu của ngƣời mua, phát hành một L/C cho ngƣời
bán hƣởng. Ngân hàng phát hành thƣờng đƣợc hai bên mua bán thoả thuận và quy
định trong hợp đồng mua bán.
- Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng đƣợc ngân hàng phát

hành yêu cầu thông báo L/C cho ngƣời thụ hƣởng. Ngân hàng thông báo thƣờng là
một ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nƣớc nhà XK.
Các bên có thể tham gia bao gồm ngân hàng xác nhận, ngân hàng đƣợc chỉ
định, ngân hàng chuyển nhƣợng và ngân hàng hoàn trả.
- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): trong trƣờng hợp nhà XK muốn
có sự đảm bảo chắc chắn của thƣ tín dụng, thì một ngân hàng có thể đứng ra xác
nhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Thông thƣờng ngân hàng xác nhận
là một ngân hàng lớn có uy tín và trong nhiều trƣờng hợp ngân hàng thông báo
đƣợc đề nghị là ngân hàng xác nhận L/C.
- Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng đƣợc ngân hàng
phát hành uỷ nhiệm để khi nhận đƣợc bộ chứng từ phù hợp với những quy định
trong L/C thì: Thanh toán (pay) cho ngƣời thụ hƣởng; Chấp nhận (accept) hối phiếu
kỳ hạn; Chiết khấu (negotiate) bộ chứng từ. Trách nhiệm của ngân hàng đƣợc chỉ
định là giống nhƣ ngân hàng phát hành khi nhận đƣợc bộ chứng từ của nhà XK gửi
đến.
- Ngân hàng chuyển nhượng L/C (Transferring Bank): Trong trƣờng hợp
L/C đƣợc phép chuyển nhƣợng thì ngân hàng này sẽ đứng ra làm thủ tục chuyển
nhƣợng L/C từ ngƣời thụ hƣởng thứ nhất sang ngƣời thụ hƣởng thứ hai theo yêu
cầu của ngƣời yêu cầu.

10


- Ngân hàng hoàn trả (Reimbursing Bank): Là ngân hàng đƣợc ngân hàng
phát hành ủy quyền hoàn trả cho ngân hàng đƣợc chỉ định khi nhận đƣợc xác nhận
của ngân hàng này rằng “bộ chứng từ xuất trình phù hợp”. Ngân hàng hoàn trả sẽ
ghi nợ ngân hàng phát hành và ghi có cho ngân hàng đƣợc chỉ định.
Thực tế, quá trình thanh toán L/C không nhất thiết phải có đủ các ngân hàng
nói trên cùng tham gia mà tùy từng trƣờng hợp cụ thể để xác định các thành viên
tham gia. Thông thƣờng chỉ có hai ngân hàng đứng ra làm tất cả các chức năng nói

trên liên quan đến nghiệp vụ thanh toán L/C.
1.1.2. Vai trò của của phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh
toán quốc tế
Phƣơng thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ đƣợc sử dụng rất rộng rãi
trong lĩnh vực ngân hàng. Đó là hình thức thanh toán linh hoạt, bảo đảm tính an
toàn cho các giao dịch thƣơng mại quốc tế. Trên thực tế, tín dụng chứng từ bắt đầu
phát triển từ thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918). Các nhà xuất
khẩu ở Bắc Mỹ, do khoảng cách địa lý xa xôi, đòi hỏi các đối tác ở châu Âu mở thƣ
tín dụng để bảo đảm khả năng thanh toán. Nó mang một vai trò quan trọng trong
hoạt động thanh toán quốc tế.
Đối với người xuất khẩu, do phƣơng thức tín dụng chứng từ độc lập với hợp
đồng mua bán và các hợp đồng làm cơ sở cho thƣ tín dụng khác nên khi nhà xuất
khẩu đã giao hàng và tập hợp đƣợc bộ chứng từ phù hợp L/C, việc đƣợc thanh toán
là chắc chắn. Cho dù bất cứ trƣờng hợp phát sinh nào xảy ra, ví dụ nhƣ hàng hóa
không đƣợc vận chuyển đúng thời hạn thì hai bên tự giải quyết chứ không thể cản
trở việc ngân hàng phát hành thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu. Rất có thể xảy ra
trƣờng hợp ngƣời nhập khẩu gặp rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán hoặc là
diễn biến giá cả thị trƣờng không có lợi, ngƣời nhập khẩu muốn trì hoãn thậm chí
muốn từ chối nhận hàng và thanh toán tiền, gây bất lợi cho ngƣời xuất khẩu nhƣng
với phƣơng thức tín dụng chứng từ thì ngƣời xuất khẩu vẫn chắc chắn nhận đƣợc
tiền của ngân hàng. Nếu nhƣ vậy, tất cả chỉ còn phụ thuộc vào việc nhà xuất khẩu

11


có thể xuất trình đƣợc bộ chứng từ hợp lệ hay không. Ngân hàng phục vụ ngƣời
xuất khẩu sẽ tƣ vấn làm sao ngƣời xuất khẩu xuất trình đƣợc bộ chứng từ phù hợp
với L/C. Hơn nữa, sẽ là có lợi đối với ngƣời xuất khẩu là khi thƣ tín dụng đã đƣợc
mở thì ngƣời xuất khẩu đã phải có giấy phép chuyển ngoại tệ ra nƣớc ngoài của cơ
quan quản lý ngoại hối, điều này có nghĩa là ngƣời xuất khẩu sẽ tránh đƣợc rủi ro về

quản lý ngoại hối của nƣớc nhập khẩu. Còn đối với các phƣơng thức thanh toán
khác nhƣ phƣơng thức chuyển tiền (sau khi giao hàng) hay phƣơng thức nhờ thu thì
nếu có sự thay đổi nào về quản lý ngoại hối tại nƣớc nhập khẩu đối với đồng tiền
thanh toán đã thỏa thuận thì ngƣời xuất khẩu sẽ hoàn toàn phải gánh chịu rủi ro này.
Đối với nhà nhập khẩu, khi ngƣời xuất khẩu và ngƣời nhập khẩu chƣa có sự
tín nhiệm lẫn nhau, chắc chắn một điều là ngƣời xuất khẩu không muốn giao hàng
trƣớc khi nhận đƣợc tiền hay ngƣời nhập khẩu cũng không hề muốn trả tiền khi
chƣa nhận đƣợc hàng, nhƣ thế sẽ “nắm đằng chuôi” nếu bên xuất khẩu không giao
hàng, mặt khác nếu là loại hàng hóa nhà xuất khẩu phải sản xuất xong mới có thể
giao hàng đƣợc thì ngƣời nhập khẩu sẽ bị chiếm dụng vốn trong một thời gian dài.
Một lần nữa phƣơng thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ lại chứng tỏ đƣợc ƣu
điểm của mình, ngoài việc đứng ra cam kết thanh toán tiền cho ngƣời xuất khẩu,
ngân hàng cũng sẽ tƣ vấn cho nhà nhập khẩu về những điều khoản trong hợp đồng
để xây dựng một thƣ tín dụng chặt chẽ, có lợi, đảm bảo nhận đƣợc hàng đúng thời
hạn đƣợc đề ra. Ngân hàng sẽ kiểm tra bộ chứng từ đó có phù hợp với thông lệ quốc
tế và luật pháp của từng nƣớc hay không, đồng thời ngƣời nhập khẩu cũng kiểm
soát đƣợc chất lƣợng cũng nhƣ xuất xứ hàng hóa thông qua chứng từ do nhà xuất
khẩu xuất trình do cơ quan kiểm định độc lập cấp. Ngoài ra, một điều mà chúng ta
chỉ có thể đạt đƣợc ở phƣơng thức thanh toán chứng từ là sau khi nhà nhập khẩu đã
tạo đƣợc sự tín nhiệm với ngân hàng thì thông thƣờng họ sẽ đƣợc Ngân hàng cấp
cho một hạn mức miễn ký quỹ mở L/C cho khách hàng. Đƣợc Ngân hàng đứng ra
đảm bảo sẽ giúp nhà nhập khẩu tránh đƣợc việc ứ đọng vốn cũng nhƣ tránh đƣợc
rủi ro sẽ bị chiếm dụng vốn.

12


Nhƣ vậy với cả hai bên xuất khẩu hoặc nhập khẩu, phƣơng thức thanh toán
tín dụng chứng từ là phƣơng thức thanh toán sòng phẳng đảm bảo quyền lợi một
cách hợp lý cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu, mà lợi ích lớn nhất là lợi ích đối

kháng của cả hai bên thông qua việc làm cho thời gian trả tiền phù hợp với thời hạn
giao hàng. Ngày nay, thƣơng mại quốc tế đang phát triển với quy mô và tốc độ
chóng mặt, các mối quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa ngày càng mở rộng, do vậy
các hình thức giao dịch ngày càng phong phú và đa dạng, điều đó kéo theo nhiều
thách thức và rủi ro phát sinh. Một trong những rủi ro thƣờng xảy ra là rủi ro liên
quan đến việc thanh toán. Các ƣu điểm đặc trƣng của phƣơng thức tín dụng chứng
từ đã lý giải lý do tại sao phƣơng thức này đƣợc sử dụng phổ biến rộng rãi và đã trở
thành một tác nhân quan trọng giúp phát triển buôn bán quốc tế và nền kinh tế quốc
gia nói chung và nâng cao uy tín, vị trí và năng lực dich vụ thanh toán của ngân
hàng nói riêng.
Đối với ngân hàng, phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ có những lợi
ích cơ bản sau:
Một là, do độc lập với hợp đồng mua bán ngoại thƣơng đƣợc ký kết giữa các
bên, các ngân hàng tham gia phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ với tƣ cách
là bên cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế, vì vậy, ngân hàng hoàn toàn không bị
ràng buộc bởi các tranh chấp liên quan tới tình trạng hàng hoá cũng nhƣ các tranh
chấp phát sinh xảy ra giữa ngƣời xuất khẩu và ngƣời nhập khẩu sau khi ngƣời nhập
khẩu đã thanh toán tiền cho ngân hàng.
Hai là, các quy định ký quỹ L/C cho các doanh nghiệp mở L/C còn giúp
ngân hàng phát hành có đƣợc một nguồn vốn đáng kể, đặc biệt đối với những
trƣờng hợp ký quỹ 100% giá trị L/C sẽ thúc đẩy các hoạt động tín dụng cho vay của
ngân hàng nhƣ là cho vay xuất nhập khẩu, bảo lãnh, xác nhận v.v… Bởi vì, các
doanh nghiệp thƣờng không thể xoay vòng vốn đƣợc ngay mà bắt buộc phải vay tại
ngân hàng phát hành L/C, một mặt để tiến hành quy trình thanh toán đƣợc thuận lợi,
mặt khác sẽ tạo đƣợc mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và các doanh nghiệp.

13


Ba là, thông qua nghiệp vụ thanh toán bằng L/C nên ngân hàng sẽ có một

nguồn thu ổn định từ việc mở, sửa đổi, điều chỉnh L/C, phí thông báo, xác nhận
L/C. Nhìn vào quy trình thanh toán L/C cho thấy nghiệp vụ thanh toán L/C khá
phức tạp, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao, có thể nói là cao nhất trong các nghiệp vụ
ngân hàng, do đó, các khoản phí liên quan khá cao, tạo nên một dịch vụ độc quyền
và nguồn thu đáng kể cho ngân hàng.
Cuối cùng, điều lớn nhất mà phƣơng thức thanh toán L/C mang lại cho
ngành ngân hàng là tham gia phƣơng thức này sẽ làm cơ sở để ngân hàng cũng cố
mối quan hệ với các ngân hàng nƣớc ngoài, từ đó có cơ hội phát triển, quảng bá, mở
rộng mạng lƣới mang tính toàn cầu. Đồng thời, giúp ngân hàng đa dạng hoá sản
phẩm dịch vụ, nâng cao chất lƣợng phục vụ ngân hàng thông qua các mối quan hệ,
học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và đặc biệt thông qua cạnh tranh để hệ thống ngân
hàng trên toàn thế giới không ngừng hoàn thiện để theo kịp sự phát triển chung,
nâng cao uy tín và tầm quan trọng trên thị trƣờng tài chính Tín dụng quốc tế.
1.2. Tổng quan về tập quán tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế để kiểm tra chứng từ
trong phƣơng thức tín dụng chứng từ (ISBP)
1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc áp dụng của ISBP
Có thể nhận thấy rằng, tổng thể các nội dung nghiệp vụ của phƣơng thức
thanh toán tín dụng chứng từ đƣợc thực hiện theo bản quy tắc “Tập quán và thực
hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (The Uniform Customs and Practice for
Documentary Credits – UCP) do Phòng Thƣơng mại quốc tế tại Paris (International
Chamber of Commerce – ICC) ban hành. UCP đƣợc ban hành nhằm thống nhất các
quy định trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng thƣ tín dụng trên phạm vi toàn
cầu, tao điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia hoạt động này. UCP đƣợc xuất
bản năm 1933 và sửa đổi lần đầu tiên năm 1951. Nhìn chung thì cứ 10 năm UCP lại

14


đƣợc sửa đổi một lần để phù hợp với sự phát triển và thay đổi của các ngành thƣơng
mại, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, vận tải7.

Để thực hiện có hiệu quả UCP, ISBP – “International Standard Banking
Practice for the Examination of Documents Under Documentary Credits”, tiếng
Việt gọi là “Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ
trong phƣơng thức tín dụng chứng từ”, là văn bản quốc tế do ICC phát hành nhằm
hƣớng dẫn thực hiện UCP. Trên thực tế, ISBP đƣợc xem nhƣ một cuốn cẩm nang
hƣớng dẫn không thể thiếu đối với các ngân hàng, các công ty xuất nhập khẩu, các
chuyên gia logistics, các công ty bảo hiểm… trong việc lập và kiểm tra các chứng
từ xuất trình theo thƣ tín dụng.
Nội dung chính của ISBP chủ yếu quy định chi tiết, giải thích rõ ràng hơn
những điều khoản của UCP, mà cụ thể là về việc tạo lập và kiểm tra các văn bản
liên quan đến bộ chứng từ trong giao dịch thanh toán quốc tế nhƣ chứng từ bảo
hiểm, các vận đơn, chứng thƣ vận tải đƣờng biển, đƣờng hàng không, hối phiếu,…
Có thể ở mỗi một phiên bản của ISBP lại có những điểm mới, điểm cải thiện, nhƣng
chung quy lại thì nó vẫn là những quy định, những nguyên tắc để xây dựng và kiểm
tra một bộ chứng từ hợp lệ trong mối quan hệ giao dịch giữa các bên.
Lịch sử ra đời của ISBP là ở nguyên nhân do cách hiểu và vận dụng không
thống nhất của các chủ thể tham gia về cùng một nội dung quy định trong UCP, hơn
nữa thực tế lại phát sinh không ngừng, ngày càng phong phú và đa dạng, điều đó đã
dẫn đến tình trạng ngày càng nhiều thắc mắc và tranh chấp về bộ chứng từ xảy ra,
làm cho phƣơng thức thanh toán bằng L/C trở nên kém hiệu quả hơn. Sau khi đã tập
hợp đƣợc đa số các thắc mắc và ICC đã giải trình tƣơng đối đầy đủ các tình huống,
đồng thời để tiêu chuẩn hóa việc kiểm tra chứng từ tại tất cả các nƣớc, các khu vực
và tại ngân hàng, do đó sự cần thiết phải bổ sung một văn bản quy định chi tiết và rõ
ràng hơn các điều khoản của UCP.

7

GS Đinh Xuân Trình (2010) - Bộ tập quán quốc tế về L/C của ICC – NXB Thông tin và Truyền thông.

15



Nhƣ vậy, ISBP là sự bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP, giải thích chi tiết
hơn cho UCP. Nhờ đó, ISBP đã làm cho những nguyên tắc chung quy định trong
UCP và công việc của những ngƣời hàng ngày thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C
trên toàn thế giới trở nên thống nhất với nhau.
Để áp dụng ISBP trong hoạt động thanh toán quốc tế một cách hiệu quả,
GS.TS Nguyễn Văn Tiến – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam,
nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Thanh toán quốc tế, Học viện Ngân hàng đã xây dựng
ra một số nguyên tắc áp dụng ISBP rất cụ thể8. Những nguyên tắc này nhƣ một cơ
sở để vận dụng các quy định của ISBP trong hoạt động thanh toán quốc tế. Cụ thể
nhƣ sau:
Nguyên tắc 1: ISBP không sửa đổi UCP mà nó hoàn toàn phù hợp với nội
dung của UCP, với các ý kiến và quyết định do ủy ban Ngân hàng - ICC đƣa ra đối
với các vƣớng mắc phát sinh liên quan đến L/C.
Sự ra đời của ISBP là làm rõ quy định của điều 13 – UCP600: Thế nào là tập
quán tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế, đồng thời giải thích cách hiểu và áp dụng các
điều khoản của UCP để tất cả các ngân hàng trên thế giới áp dụng. Trong quá trình
soạn thảo ISBP, các chuyên gia đã dựa vào các câu hỏi và các giải trình, cũng nhƣ
các tranh chấp và cách xử lý khi áp dụng UCP. Chính vì vậy, các điều khoản ISBP
quy định phù hợp hoàn toàn phù hợp với UCP. Đây cũng là mục đích hay chính là
vai trò của ISBP nhƣ đã phân tích ở trên.
Nguyên tắc 2: ISBP phản ánh tập quán quốc tế áp dụng cho tất cả các bên
liên quan trong giao dịch L/C. Trong giao dịch L/C, các bên liên quan chủ yếu bao
gồm: Ngân hàng phát hành, Ngân hàng thông báo, Ngƣời mở L/C, Ngƣời thụ hƣởng
L/C, Ngân hàng xác nhận, Ngân hàng đƣợc chỉ định v.v.. Một khi L/C có dẫn chiếu
tuân thủ UCP, thì đƣơng nhiên những giao dịch liên quan đến L/C sẽ đƣợc điều
chỉnh bởi UCP và vì vậy sẽ phải tuân thủ ISBP. Những ngƣời khác có liên quan
8


GS, TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thƣơng, Nhà xuất bản thông kê,
Tr.421 – 422.

16


đến giao dịch L/C nhƣ ngƣời chuyên chở, nhà bảo hiểm, luật sƣ,… khi phát hành
chứng thƣ phải hành động theo quy định của ISBP. Một luật sƣ khi bào chữa cho
thân chủ liên quan đến bộ chứng từ xuất trình theo L/C cũng sẽ căn cứ vào ISBP là
chính, trừ khi quy định của ISBP trái với luật quốc gia. Nguyên tắc này thể hiện sự
nhất quán và công bằng cho các chủ thể liên quan trong việc thực hiện giao dịch
thanh toán bằng L/C. Dĩ nhiên, không chỉ những chủ thể trực tiếp của các bên giao
dịch mà cả những chủ thể gián tiếp vẫn có thể áp dụng ISBP.
Nguyên tắc 3: ISBP giải thích một cách chi tiết và đề ra tiêu chuẩn kiểm tra
chứng từ cho những ngƣời thực hiện giao dịch L/C. Bởi ngay tại nguyên tắc thứ
nhất đã thể hiện rằng ISBP là bản chi tiết hóa các quy định của UCP, do đó những
điều khoản chính của UCP sẽ đƣợc cụ thể tại ISBP. Tuy nhiên, ISBP quy định
không mở rộng mà thu hẹp vào những quy định để hỗ trợ việc kiểm tra chứng từ đã
hợp lệ hay chƣa. Đó là những quy định của từng loại văn bản liên quan đến bộ
chứng từ nhƣ ngày tháng xác lập, thời hạn có hiệu lực, những sửa đổi, các điều
khoản liên quan đến các bên giao dịch đƣợc thể hiện trong mỗi chứng từ,…Từ tiền
đề những quy định ấy, những kiểm soát viên, thanh toán viên lấy căn cứ để xác định
chứng từ đã hợp lệ hay chƣa, có tiếp tục thực hiện giao dịch đƣợc hay không.
Nguyên tắc 4: Trong một số điều khoản của ISBP có đƣa thêm một số ví dụ
minh họa. Cần hiểu rằng những ví dụ này chỉ làm mục đích minh họa làm cho điều
khoản dễ hiểu hơn mà không bao trùm mọi trƣờng hợp phát sinh.
Có thể thấy, đặc biệt là ISBP hiện tại đã có rất nhiều những ví dụ minh họa
cho những quy định của ISBP, những ví dụ rất cụ thể và dễ hiểu là tiền đề cho việc
ứng dụng các quy định một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng,
ISBP ra đời một phần là để giải quyết những khó khăn thực tế mà UCP chƣa dự trù

đƣợc hết. Do đó, những ví dụ minh họa trong ISBP cũng chỉ là hình thức để ngƣời
vận dụng dễ hiểu hơn chứ không phải thực tế phải diễn ra nhƣ vậy, hay áp đặt nó
cho những phát sinh khác xảy ra.

17


Nguyên tắc 5: Việc cho ra đời ISBP là nhằm giúp cho giao dịch L/C đƣợc
thực hiện trôi chảy hơn, làm cho L/C thực sự trở thành công cụ thanh toán chứ
không phải công cụ từ chối. Theo một số liệu đƣợc thu thập, Ủy ban Kỹ thuật và
Nghiệp vụ ngân hàng của ICC nhận thấy có tới khoảng 70% chứng từ xuất trình
theo tín dụng thƣ đã bị từ chối ở lần xuất trình đầu tiên vì có sai sót. Điều này rõ
ràng có ảnh hƣởng tiêu cực đến phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ, vốn là
một phƣơng thức thanh toán quốc tế truyền thống và có nhiều ƣu điểm, vì chi phí
tăng lên do các trƣờng hợp phải chịu phí chứng từ bất hợp lệ gia tăng và quan trọng
hơn là những sai sót chứng từ đó lại tỏ ra không mấy rõ ràng. Do đó, ISBP nói riêng
hay cả UCP nói chung ra đời là để giảm thiểu những giao dịch thanh toán chứng từ
không hợp lệ bị từ chối, thúc đẩy quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng và hiệu
quả.
Nguyên tắc 6: Việc dẫn chiếu ISBP vào L/C là không có giá trị, vì theo UCP
việc tuân thủ các điều khoản ISBP chính là tuân thủ UCP. Bởi một khi L/C đã tuyên
bố tuân thủ UCP, thì các bên liên quan đến L/C đƣơng nhiên phải tuân thủ các điều
khoản của ISBP. Nếu việc dẫn chiếu ISBP vào L/C là yêu cầu bắt buộc, thì có thể
dẫn đến sự suy diễn không đúng rằng: Mặc dù L/C đã tuân thủ UCP nhƣng còn việc
có tuân thủ ISBP hay không là còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của họ (nghĩa là nếu
có dẫn chiếu ISBP thì nó có hiệu lực pháp lý, còn nếu không có dẫn chiếu thì không
có giá trị gì).
Nguyên tắc 7: Bất cứ điều khoản nào trong L/C làm thay đổi hay ảnh hƣởng
đến việc áp dụng một điều khoản của UCP thì cũng làm ảnh hƣởng đến ISBP. Do
đó, khi xem xét các tập quán quy định trong ISBP, cần chú ý xem xét các điều

khoản L/C liên quan có điều khoản nào loại trừ hoặc sửa đổi UCP hay không.
Những nguyên tắc này rất quan trọng để các bên thực thi ISBP một cách hiệu
quả nhất phù hợp với bản chất của L/C và các nguyên tắc của UCP trong thanh toán
quốc tế.

18


1.2.2. Lịch sử phát triển và hoàn thiện các phiên bản ISBP
1.2.2.1. ISBP645
Phiên bản đầu tiên “Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra
chứng từ trong phƣơng thức tín dụng chứng từ”có tên gọi tắt là ISBP645 đƣợc Ủy
ban Ngân hàng của ICC ấn hành năm 2002. ISBP645 gắn liền với UCP500 ra đời
đề ra 200 quy tắc kiểm tra chứng từ xuất trình theo thƣ tín dụng. So với UCP thì
ISBP ra đời khá muộn, bởi bản UCP đầu tiên đƣợc ban hình vào năm 1933 (UCP
82), sau đó đƣợc sửa đổi năm 1951 và cứ trong khoảng 10 năm lại có một bản UCP
mới ra đời gồm UCP222 năm 1962, UCP290 năm 1974, UCP400 năm 1983,
UCP500 năm 1993, riêng lần sửa đổi gần đây nhất là UCP600 ra đời năm 2007.
Có thể thấy sau gần 10 năm UCP500 ra đời và có hiệu lực thì phiên bản
ISBP đầu tiên mới xuất hiện. Kể từ khi Ủy ban Ngân hàng của ICC thông qua ISBP
năm 2002, ISBP645 đã trở thành một nguồn trợ giúp vô giá cho các ngân hàng, các
công ty, các chuyên gia về hậu cần và các công ty bảo hiểm trên toàn cầu. Những
ngƣời tham gia hội thảo và hội thảo của ICC đã chỉ ra rằng tỷ lệ từ chối đã giảm do
áp dụng 200 quy tắc đƣợc trình bày chi tiết trong ISBP.
ISBP645 ra đời là thành quả của hơn 2 năm làm việc của Ủy ban Ngân hàng
ICC. Mục tiêu của ISBP trả lời các câu hỏi chính liên quan đến việc kiểm tra các
bản thảo, các chứng từ vận tải đa phƣơng thức, các văn bản bảo hiểm, giấy chứng
nhận xuất xứ và một loạt các văn bản khác liên quan đến thƣ tín dụng. Văn bản này
dựa trên ý kiến chính thức do Ủy ban Ngân hàng ICC ban hành để đáp ứng các câu
hỏi do ngƣời sử dụng UCP500 đƣa ra. Các con số cho thấy rằng 60% - 70% tài liệu

thƣ tín dụng bị từ chối vì sự khác biệt trong lần trình bày đầu tiên. ISBP645, bằng
cách khuyến khích tính đồng nhất về thực tiễn trên toàn thế giới, nhóm soạn thảo dự
kiến sẽ cắt giảm đáng kể số liệu này, và bằng cách làm nhƣ vậy sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho dòng chảy thƣơng mại thế giới.
Mặc dù ISBP không sửa đổi UCP500, nó cung cấp câu trả lời cho các câu
hỏi chính đặt ra bởi các nhà thực hành tài liệu nhƣ: Điều gì cấu thành một "thay
19


đổi" hoặc "bổ sung" vào một tài liệu, khi nào và nhƣ thế nào nên đƣợc chứng thực?
Làm thế nào tài liệu nên đƣợc ký kết, nếu điều này không đƣợc nêu rõ trong tín
dụng? Làm thế nào nên xử lý một lỗi gõ trên các tài liệu liên quan đến tên và địa
chỉ, địa chỉ khác nhau của cùng một công ty,v.v? Phải thƣơng mại các điều khoản,
chẳng hạn nhƣ Incoterms, xuất hiện trên hóa đơn? Tập tài liệu bảo hiểm đầy đủ, bản
sao so với bản gốc, xác nhận và ngày hiệu lực là gì?
Trong 200 đoạn là 200 quy tắc trong ISBP645 thì rõ ràng dựa trên ý kiến của
Ủy ban Ngân hàng ICC - và phản hồi từ các thành viên trên toàn thế giới - ISBP
không thực sự giải thích hay bổ sung những nhiều khoản của UCP500 một cách
chắc chắn. Do đó, có ý kiến cho rằng mặc dù ISBP645 đã đƣợc Ủy ban Ngân hàng
chấp thuận, nhƣng ứng dụng của nó không có quan hệ rõ ràng với UCP5009.
1.2.2.2. ISBP681
Bản ISBP681 là bản sửa đổi đầu tiên của ISBP. Sau hơn 4 năm sử dụng, Ủy
ban Ngân hàng quyết định tiến hành sửa đổi ISBP645 và thông qua phiên bản 2007
với tên gọi là ISBP681. Sau khi ban hành bản sửa đổi UCP600, ICC đã xuất bản ấn
phẩm ISBP681 2007 thay cho ấn phẩm cũ ISBP645 2002. ISBP681 đƣa ra các quy
tắc kiểm tra chứng từ nhằm giúp đỡ các ngân hàng trong việc quyết định bộ chứng
từ có phù hợp hay không. Từ đó ISBP681 đƣợc áp dụng đƣơng nhiên cùng với
phiên bản UCP600. Việc ra đời UCP600 và ISBP681 là kết quả tất yếu xuất phát từ
vấn đề lý luận và thực tiễn.
Về mặt lý luận, do thời thế thay đổi, thƣơng mại quốc tế càng trở nên phức

tạp hơn đồng nghĩa với việc yêu cầu một bộ luật hoàn chỉnh hơn để điều chỉnh nó.
Do đó, UCP600 và ISBP681 ra đời là kết quả tất yếu để giảm thiểu những sai biệt
và góp phần thúc đẩy thƣơng mại quốc tế ngày càng phát triển hơn.

9

Bài viết “MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN LƢU Ý KHI SỬ DỤNG TẬP QUÁN NGÂN HÀNG TIÊU
CHUẨN QUÔC TẾ VỀ KIỂM TRA CHỨNG TỪ THEO UCP600 (ISBP745 ICC 2013)”. Nguồn:
congtyxnkdamviet.com, truy cập ngày 26/3/2019

20


Về mặt thực tiễn, mặc dù UCP500 và ISBP645 ra đời đã là một sự tiến bộ vô
cùng lớn, thể hiện ở khả năng trƣờng tồn khá dài (14 năm) so với các văn bản pháp
lý khác. Xét dƣới góc độ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, UCP500 đƣợc xem là
một bộ luật tƣơng đối khó hiểu về mặt ngôn ngữ và phức tạp về mặt quy trình. Do
đó việc xảy ra những sai sót là điều không tránh khỏi, đồng nghĩa với điều đó là tổn
thất về thời gian và tiền bạc. Về phía các ngân hàng, việc tƣ vấn cho các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu cũng gặp không ít khó khăn về sự mơ hồ trong các điều
khoản của UCP500. Đặc biệt khi tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo
UCP500 và ISBP645 đã gặp nhiều sự khó khăn trong thƣơng lƣợng bộ chứng từ,
các vấn đề liên quan đến kiểm tra chứng từ,… Thực tế đó đã buộc UCP và ISBP
phải sửa đổi cho sự đảm bảo trong vận dụng phƣơng thức tín dụng chứng từ để
thanh toán quốc tế và phù hợp với thực tiễn nảy sinh trong các hoạt động thƣơng
mại quốc tế trong gia đoạn phát triển mới.
Phiên bản thứ hai là ISBP681 ra đời thay thế ISBP645 thực sự đã tạo ra
những thay đổi cơ bản trong quy trình nghiệp vụ thanh toán tại các ngân hàng
thƣơng mại. Vì ISBP681 có một số thay đổi so với ISBP645 nên để áp dụng thành
công UCP600 và ISBP681 đòi hỏi các ngân hàng cần phải thay đổi, bổ sung, hoàn

thiện quy trình nghiệp vụ của mình cho phù hợp với quy tắc và thông lệ quốc tế.
Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, UCP600 cũng nhƣ ISBP681 đã đặt ra
những tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ rõ ràng tạo cơ sở cho việc tạo lập chứng từ, bên
cạnh đó ISBP681 cũng có những quy định rõ ràng về chứng từ đƣợc tạo lập tuân thủ
UCP600 và từ đó giúp giảm thiểu những sai sót về bộ chứng từ khi lập theo
UCP500 và ISBP645. ISBP681 có những quy định rõ ràng hơn so với ISBP645 về
chứng từ xuất trình do đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu đòi tiền dễ dàng
hơn.
Sau gần 7 năm áp dụng, trong chừng mực nào đó ISBP681 đã bộc lộ nhiều
thiếu sót và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế về kiểm tra chứng từ theo L/C, do
vậy, mới đây vào tháng 4 năm 2013 Ủy ban Ngân hàng của ICC đã thông qua bản

21


×