Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Luận văn thạc sỹ - Nghiên cứu áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 110 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

NGUYỄN HÀ PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HỆ THỐNG SẢN
XUẤT TINH GỌN TẠI CÔNG TY XI MĂNG
HOÀNG THẠCH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
TS. ĐÀO THANH TÙNG

HÀ NỘI, NĂM 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

NGUYỄN HÀ PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HỆ THỐNG SẢN
XUẤT TINH GỌN TẠI CÔNG TY XI MĂNG
HOÀNG THẠCH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
TS. ĐÀO THANH TÙNG

HÀ NỘI, NĂM 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài được thực
hiện với các số liệu khảo sát rõ ràng, có nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hà Phương


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài những cố gắng của bản thân, tác giả còn
nhận được sự hướng dẫn, góp ý tận tình của Thầy giáo - TS. Đào Thanh Tùng trong
toàn bộ quá trình thực hiện bài luận văn của mình. Tác giả muốn bày tỏ lòng cảm
ơn sâu sắc đối với sự hướng dẫn nghiêm túc, nhiệt tình từ TS. Đào Thanh Tùng.
Tác giả cũng xin gửi lời cám ơn tới toàn thể các Thầy cô giáo trong bộ môn
Quản trị Kinh doanh đã hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận
văn. Gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo Công ty Xi măng Hoàng Thạch đã tạo điều
kiện để tác giả có thể thực hiện đề tài tại đây.
Để có những kết quả tốt hơn, tác giả rất mong nhận những ý kiến đóng góp của
các Thầy cô trong Bộ môn về luận văn này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Hà Phương


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT ..............................................................................7

DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................8
1. Tính cấp thiết của đề tài. .................................................................................i
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................ii
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. ii
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ ii
5. Kết cấu của luận văn...................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài. .................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ..................................................3
6. Kết cấu của luận văn .......................................................................................4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ............5
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về sản xuất tinh gọn ........................................5
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ...................................................................5
1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam................................................................... 6
1.2. Đánh giá các nghiên cứu về sản xuất tinh gọn ...........................................7
1.3. Hướng nghiên cứu của đề tài .......................................................................8
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT TINH GỌN (LEAN) ...........9
2.1. Các khái niệm và bản chất của Lean ..........................................................9
2.1.1. Nguồn gốc và thực chất của Lean............................................................ 9
2.1.2. Lợi ích của Lean đối với doanh nghiệp .................................................10
2.2. Một số nguyên tắc của hệ thống Lean. ......................................................12
2.2.1. Sản xuất theo dòng chảy liên tục........................................................... 12
2.2.2. Nguyên tắc nhận diện các lãng phí ........................................................13



2.2.3. Sản xuất theo nguyên tắc kéo Pull .........................................................16
2.2.4. Đảm bảo chất lượng từ gốc................................................................... 17
2.2.5. Thực hiện cải tiến liên tục ......................................................................18
2.3 Một số công cụ triển khai Lean ..................................................................18
2.3.1. Thiết lập các quy trình chuẩn ................................................................18
2.3.2. Sử dụng công cụ quản lý trực quan .......................................................19
2.3.3. Công cụ 5S .............................................................................................20
2.3.4. Thực hiện bảo trì hệ thống..................................................................... 20
2.3.5. Giảm thiểu quy mô lô sản xuất ..............................................................21
2.3.6. Quy hoạch mặt bằng sử dụng ................................................................22
2.3.7. Thẻ Kanban ...........................................................................................22
2.4. Điều kiện doanh nghiệp cần có để áp dụng Lean .....................................22
2.4.1. Doanh nghiệp phải có bản sắc văn hóa vững chắc ................................22
2.4.2. Cam kết ủng hộ trong dài hạn của lãnh đạo cấp cao. ............................23
2.4.3. Chất lượng lực lượng lao động ..............................................................24
2.4.4. Nguồn lực tài chính. ..............................................................................24
2.4.5. Tính chất công nghệ, quy trình, sản phẩm. ............................................26
2.5. Mô hình triển khai Lean tại doanh nghiệp ...............................................26
2.6. Một số kinh nghiệp áp dụng Lean và bài học đúc kết .............................29
2.6.1. Kinh nghiệm tại một số công ty sản xuất ...............................................29
2.6.2. Bài học kinh nghiệm ..............................................................................30
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY XI
MĂNG HOÀNG THẠCH VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG LEAN................33
3.1. Tổng quan về Công ty Xi măng Hoàng Thạch .........................................33
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................33
3.1.2. Tổ chức ..................................................................................................34
3.1.3. Cơ cấu nhân lực ....................................................................................37
3.1.4. Sản phẩm ...............................................................................................39
3.1.5. Thị trường ..............................................................................................40

3.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ 2010-2014 ......41
3.2. Phân tích thực trạng hệ thống sản xuất tại Công ty ................................43


3.2.1. Quy trình sản xuất ................................................................................44
3.2.2. Phương pháp làm việc ...........................................................................49
3.2.3. Hệ thống quản lý chất lượng áp dụng ....................................................53
3.2.4. Đánh giá thực trạng hệ thống sản xuất tại Công ty ......................55
3.3. Phân tích điều kiện áp dụng Lean .............................................................58
3.3.1. Điều kiện thuận lợi để áp dụng Lean: ....................................................58
3.3.2. Khó khăn cần khắc phục ........................................................................62
CHƯƠNG 4
TRIỂN KHAI LEAN TẠI CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH ......................66
4.1. Định hướng phát triển của Công ty Xi măng Hoàng Thạch ...................66
4.2. Mục tiêu khi triển khai Lean tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch ..........67
4.3. Giải pháp triển khai áp dụng Lean tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch 68
4.3.1. Giải pháp đào tạo, phổ kiến kiến thức Lean ..........................................68
4.3.2. Cam kết của lãnh đạo ............................................................................70
4.3.3. Quy trình triển khai Lean ......................................................................71
KẾT LUẬN ...........................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................85
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 87


DANH MỤC

CHỮ VIÊT TẮT

LEAN
ISO


Lean
International Organization for Standardization: Tổ chức Quốc tế về

ISO 14001
ISO 9001
TCVN
TPS
OEMs
TQM
JIT
VJCC

tiêu chuẩn hóa
Bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường do ISO ban hành
Bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do ISO ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam
Toyota Production System
Orginal equipment manufactures: Các nhà sản xuất thiết bị gốc
Total quality managerment: Quản lý chất lượng toàn diện
Just in time: Sản xuất kịp thời
Vietnam-Japan Human Resources Cooperation Center: Trung tâm

VNPI
P.ĐHTT
P.KTSX

hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản
Vietnam National Productivity Institute: Viện năng suất Việt Nam
Phòng Điều hành trung tâm

Phòng Kỹ thuật sản xuất


DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG:
Bảng 2.1: Lợi ích cắt giảm lãng phí và lợi ích xã hội của Lean ..............................12
Bảng 3.1: Thống kê loại hợp đồng lao động tại công ty......................................... 38
Bảng 3.2: Thống kê thâm niên lao động tại công ty ..................................................38
Bảng 3.3: Thống kê độ tuổi lao động tại công ty ......................................................39
Bảng 3.4: Các loại sản phẩm của công ty ...............................................................40
Bảng 3.5: Kết quả sản xuất kinh doanh ..................................................................41
Bảng 3.6. Chi phí cho công tác vận chuyển ............................................................45
Bảng 3.7: So sánh các hệ số chất lượng giữa mục tiêu và thực tế ...........................47
Bảng 3.8: So sánh sản xuất và tiêu thụ tháng. .........................................................50
Bảng 3.9: Doanh thu - lợi nhuận .............................................................................61
Bảng 3.10: Kết quả khảo sát ý kiến người lao động về cải tiến ..............................63
Bảng 3.11: So sánh công nghệ sản xuất xi măng và lắp ráp ...................................64
Bảng 4.1: Mẫu đánh giá thực hiện Lean .................................................................74
Bảng 4.2: Mẫu nội dung thực hiện 5S ....................................................................76
Bảng 4.3: Mẫu đánh giá thực hiện 3S đầu tiên .......................................................77
ĐỒ THỊ:
Đồ thị 2.1: Các lãng phí được cắt giảm khi áp dụng các công cụ Lean ..................12
Đồ thị 3.1: Tỉ lệ chiếm lĩnh thị phần của xi măng Hoàng Thạch ............................42
Đồ thị 3.2: Sản lượng clinker sản xuât ....................................................................44
Đồ thị 3.3: Sản lượng xi măng sản xuất và tiêu thụ ................................................44
Đồ thị 3.4: Sản lượng clinker xuất ..........................................................................44
HÌNH:
Hình 2.1: Mô hình 4 bước triển khai Lean ..............................................................28
Hình 3.1: Mô hình cơ cấu hoạt động ......................................................................37
Hình 3.2: Biểu đồ trình độ đào tạo ..........................................................................39

Hình 3.3: Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng lò quay .............................................46
Hình 3.4: Hoạt động khai thác, vận chuyển bằng ô tô …………………………….47
Hình 3.5: Chính sách và mục tiêu sản xuất của công ty ..........................................55


Hình 3.6: Chứng nhận chất lượng của công ty .......................................................56
Hình 4.1: Mô hình thực hiện công tác đào tạo ........................................................70
Hình 4.2: Ví dụ trực quan hóa trong dây chuyền xi măng ......................................82
Hình 4.3: Vòng tròn Deming cải tiến liên tục .........................................................83


Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------

nguyễn hà phơng

nghiên cứu áp dụng hệ thống sản xuất tinh
gọn tại công ty xi măng hoàng thạch

Chuyên ngành: quản trị doanh nghiệp

Hà nội, năm 2015


i
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Từ khoảng năm 2010 đến nay, thị trường bất động sản trong nước gần như
đóng băng, kéo theo thị trường vật liệu xây dựngnói chung và thị trường xi măng
nói riêng rơi vào tình trạng khó khăn do không tiêu thụ được. Theo quy hoạch
ngành xi măng, đến thời điểm năm 2013, đã có thêm 6 công ty xi măng đi vào hoạt

đông. Thị trường cạnh tranh càng thêm khốc liệt. Về mặt chi phí sản xuất, theo Hiệp
hội xi măng Việt Nam, từ năm 2008 đến nay, giá xi măng chỉ tăng khoảng 30%,
trong khi giá than, nhiên liệu chính để sản xuất xi măng, tăng gấp 4 lần. Ngoài ra,
doanh nghiệp xi măng phải chịu thêm sức ép của việc tăng tỷ giá hối đoái giữa
VND và USD, lãi suất ngân hàng tăng cao, nên chi phí tính trên giá thành xi măng
tăng thêm 22-30%. Như vậy, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp xi măng đều
giảm sút mạnh, thậm chí thua lỗ.
Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch (gọi tắt là Công ty Xi măng
Hoàng Thạch) có trụ sở tại Xã Minh Tân, Huyện Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương; hiện nay
là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. Nhiệm vụ
chính là sản xuất và cung ứng clinker, xi măng ra thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trong tình hình chung của ngành xi măng, những năm qua sản xuất tiêu thụ của công ty
cũng gặp nhiều khó khăn. Chi phí sản xuất tăng, nguồn nguyên nhiên liệu khan hiếm,
đầu ra cho xi măng thu hẹp do cầu thị trường thấp. Hiện nay Công ty Xi măng Hoàng
Thạch đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, hệ thống quản lý
môi trường ISO 14001:2004. Mặc dù đã tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn ISO,
nhưng tính hiệu quả sản xuất của công ty vẫn chưa cao, còn tồn tại nhiều lãng phí
trong các khâu, mức độ cải tiến hạn chế. Chính điều này lại làm giảm năng lực sản
xuất của Công ty cả về năng suất và chất lượng, giảm khả năng cạnh tranh với các
thương hiệu xi măng khác trên thị trường. Đây cũng là vấn đề đã gặp phải với rất
nhiều doanh nghiệp sản xuất khác tại Việt Nam và trên thế giới.
Qua học tập và nghiên cứu, tác giả được biết Lean Manufacturing (gọi tắt là
Lean) - một hệ thống sản xuất đã được chứng minh tính hiệu quả trong việc tối ưu
hóa quy trình và cắt giảm lãng phí trên thế giới. Ngay tại Việt Nam, cũng có một số
công ty đã áp dụng Lean và đạt được thành công nhất định như: Thủy điện Yaly,


ii
Nhà máy Midway Metal Việt Nam, Tổng công ty may Nhà Bè…Nhận thấy quy
trình sản xuất của Công ty Xi măng Hoàng Thạch đang bộc lộ rất nhiều hạn chế do

mới chỉ đơn thuần áp dụng ISO 9001:2000 và ISO 14001:2004 mà chưa áp dụng
Lean; luận văn chọn đề tài: “Nghiên cứu áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn tại
Công ty Xi măng Hoàng Thạch”. Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu cơ hội
và khả năng áp dụng sản xuất tinh gọn tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch; đề ra
phương hướng đưa vào ứng dụng thực tế, tối ưu hóa sản xuất, giảm thiểu chi phí,
nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh cho công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu làm rõ các nội dung sau:
- Hệ thống lại những lý luận chung về sản xuất tinh gọn: nguyên lý, các công
cụ và mô hình áp dụng vào thực tế…
- Đánh giá thực trạng sản xuất tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch, ưu điểm
trong quy trình sản xuất và các loại lãng phí còn tồn tại.
- Phân tích các điều kiện tiền đề và hạn chế cần khắc phục khi triển khai Lean
tại công ty.
- Đề xuất được các biện pháp khả thi để ứng dụng Lean vào tổ chức sản xuất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi khu vực nhà máy
sản xuất của Công ty Xi măng Hoàng Thạch, tại xã Minh Tân, huyện Kinh Môn,
tỉnh Hải Dương.
-Về thời gian: Nghiên cứu tính trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn dữ liệu
Luận văn sử dụng cả nguồn dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, cụ thể như sau:
- Nguồn dữ liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ các công
trình khoa học nghiên cứu về hệ thống sản xuất tinh gọn, qua báo chí, nguồn tài liệu
chia sẻ công khai trên internet… các tài liệu thông tin nội bộ các phòng ban, xưởng



iii
sản xuất, số liệu được thu thập từ báo cáo tình hình sản xuất tháng, quý, và năm của
trong Công ty Xi măng Hoàng Thạch.
- Nguồn dữ liệu sơ cấp:
Tác giả tiến hành quan sát trực tiếp tại hiện trường sản xuất Công ty Xi măng
Hoàng Thạch, quan sát tác phong, hành vi thực hiện công việc của người lao động.
Thông tin được chụp ảnh và ghi chép lại vào hồ sơ tổng hợp.
Nguồn dữ liệu sơ cấp khác là phỏng vấn, lấy ý kiến trực tiếp của cán bộ nhân
viên công ty, trong đó nội dung là khảo sát ý kiến đánh giá về những hạn chế còn tồn
tại trong quy trình, những dạng lãng phí tại hiện trường, cách nhìn nhận của người lao
động về vấn đề cải tiến. Số lượng người sẽ phỏng vấn trực tiếp là 50 người, gồm có
lãnh đạo các cấp và người lao động thuộc các phòng và các xưởng.
4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu:
Các số liệu thống kê về hoạt động sản xuất, sử dụng phần mềm excel để lập
các biểu đồ định tín, đánh giá hiện trạng sản xuất, những khó khăn gặp phải và các
loại lãng phí trong quá trình sản xuất, dẫn đến sự cần thiết phải áp dụng hệ thống
sản xuất tinh gọn Lean.
Kết quả điều tra, phỏng vấn được làm sạch, thống kê lại, dựa vào đó định tính
điều kiện hiện có, cơ hội và khó khăn khi áp dụng Lean...
5. Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn gồm 4 chương với các nội dung sau:
CHƯƠNG 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Chương 1 tác giả hệ thống lại các đề tài, công trình nghiên cứu trên thế giới và
trong nước về hệ thống sản xuất tinh gọn; nêu lên nội dung cơ bản, cũng như những
thành công và hạn chế của từng công trình nghiên cứu. Nội dung chương 1 chỉ ra
khoảng trống chưa được nghiên cứu, đó là cơ hội để áp dụng sản xuất tinh gọn vào
trường hợp cụ thể Công ty Xi măng Hoàng Thạch. Đây cũng là mục đích nghiên
cứu của đề tài.
CHƯƠNG 2: Cơ sở lý luận về hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean)
Dựa trên những tài liệu thu thập được thông qua nghiên cứu giáo trình; các

luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, các bài báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu về
sản xuất tinh gọn, nội dung chương 2 hệ thống hóa lại các lý thuyết cơ bản, bản chất


iv
và triết lý của sản xuất tinh gọn làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá hiện trạng
quy trình sản xuất.
Theo James Womack, Daniel Jones & Daniel Roos trong “The Machine that
Changed the World" (Cỗ máy làm thay đổi thế giới), 1990, có thể định nghĩa Lean là một
cách tiếp cận có hệ thống nhằm nhận dạng và loại bỏ lãng phí bằng cách cải tiến liên tục,
tạo ra dòng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng để đạt sự tuyệt hảo. Lean được xây
dựng trên những nguyên tắc về dòng chảy liên tục, sản xuất theo nguyên tắc kéo, đảm
bảo chất lượng từ gốc, nhận diện lãng phí và cải tiến liên tục.
Lean là một hệ thống sản xuất tiên tiến, được hình thành và phát triển từ tư duy sản
xuất công nghiệp có chiều sâu của Nhật Bản và Hoa Kỳ. Do đó, để áp dụng Lean hiệu
quả tại các doanh nghiệp khác trên thế giới thì phải có điều kiện tiền đề. Chương 2 phân
tích các điều kiện về mặt lý thuyết doanh nghiệp cần có đó là một bản sắc văn hóa doanh
nghiệp vững chắc, chất lượng cao của lực lượng động. Cam kết ủng hộ trong dài hạn của
lãnh đạo có vai trò rất quan trọng, giúp doanh nghiệp có đủ nguồn lực cần thiết để xây
dựng và khắc phục những khó khăn trong quá trình triển khai.
Mô hình lý thuyết của Michael H. McGivern và Alex Stiber gồm 4 giai đoạn
thực hiện trong 5 năm được tác giả đề cập làm mô hình xây dựng hệ thống Lean. Với
một số công cụ lý thuyết như thiết lập quy trình chuẩn, sử dụng công cụ quản lý trực
quan, thực hành 5S, bảo trì hệ thống, quy hoạch mặt bằng sử dụng…
Những lợi ích doanh nghiệp có thể đạt được khi áp dụng Lean đó là năng suất lao
động tăng lên mà không cần phải đầu tư mở rộng, do các nhân tố gây ách tắc dòng sản
xuất, lãng phí được loại bỏ, kéo dài thời gian hoạt động của thiết bị. Với quy trình được
chuẩn hóa và tối ưu, chất lượng sản phẩm cải thiện và đồng nhất hơn, cùng với giá thành
trên một đơn vị sản phẩm giảm. Điều xa hơn mà doanh nghiệp muốn hướng tới đó là
tăng khả năng cạnh tranh, giành được thị phần khách hàng trên thị trường.

CHƯƠNG 3: Đánh giá hoạt động sản xuất tại Công ty Xi măng Hoàng
Thạch và khả năng áp dụng Lean
Công ty Xi măng Hoàng Thạch, một đơn vị trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng
các chủng loại xi măng và vật liệu xây dựng. Những năm gần đây, cùng với sự sụt
giảm của thị trường bất động sản, tình hình sản xuất của Công ty Xi măng Hoàng


v
Thạch đang đứng trước nhiều khó khăn, rất cần thiết có một sự đổi mới để tăng khả
năng cạnh tranh, cũng như đảm bảo lợi nhuận sản xuất.
Quy trình sản xuất tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch là sự kết hợp giữa dây
chuyền tự động liên tục và các hoạt động gián đoạn tại phân xưởng. Trong đó, sự
phối hợp giữa các đơn vị chức năng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn
định của dây chuyền và chất lượng sản phẩm. Chu trình sản xuất có thể chia làm 3

công diễn ra liên tục, gồm có: chuẩn bị nguyên liệu, sản xuất clinker, nghiền xi
măng và đóng bao.
Tác giả phân tích quy trình, nhận thấy phương pháp sản xuất của Công ty
Xi măng Hoàng Thạch có ưu điểm là tuần thủ hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2000 và ISO 14001:2004, kiểm soát chất lượng xi măng nghiêm ngặt bằng
lấy mẫu và phân tích hằng giờ nên không xảy ra tình trạng xi măng không đạt tiêu
chuẩn vào silo. Cách thức phối hợp giữa người vận hành trung tâm và công nhân
theo dõi thiết bị xưởng cũng rất chặt chẽ. Chính vì vậy hoạt động của máy nghiền
và các thiết bị phụ trợ luôn giữ được sự an toàn, bền bỉ. Vấn đề an toàn và môi
trường được đảm bảo.
Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế như cách thức làm việc dựa nhiều vào
kinh nghiệm cá nhân. Việc đào tạo, phổ biến tiêu chuẩn ISO còn rất hạn chế với
người lao động. Trong quy trình sản xuất của công ty còn tồn tịa nhiều loại lãng phí
theo cách phân loại của Lean. Nguyên nhân sâu sa của những hạn chế này là việc
Công ty Xi măng Hoàng Thạch thiếu một hệ thống sản xuất hiểu quả để tối ưu hóa

hoạt động, loại bỏ các lãng phí.
Để có cơ sở triển khai Lean, tác giả phân tích những điều kiện tiền đề mà
Công ty đã có, trong đó nổi bật là sự quan tâm sát sao của lãnh đạo đối với hoạt
động sản xuất, chất lượng nguồn nhân lực tốt và dây chuyền công nghệ tương đối
hiện đại trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn về mặt nhận thức của
người lao động, áp lực quản lý đối với cấp lãnh đạo mà công ty cần khắc phục trong
quá trình triển khai Lean. Các biện pháp để thực hiện được trình bày ở chương 4


vi
CHƯƠNG 4: Triển khai Lean tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch
Đinh hướng phát triển của Công ty Xi măng Hoàng Thạch là chú trọng phát
triển theo chiều sâu, cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ người lao động, chú trọng
chất lượng sản phẩm là định hướng đúng đắn nhất
Với định hướng phát triển như vậy, lãnh đạo công ty xác định xây dựng
hệ thống Lean sẽ đóng vai trò tiên phong trong hoạt động sản xuất của công
ty, giúp tăng sản lượng clinker trung bình năm lên 5-10% mà không cần đầu
tư thêm thiết bị, chi phí trên 1 tấn clinker (xi măng) sẽ giảm, với mục tiêu đề
ra là 10% sau 5 năm.
Quá trình áp dụng Lean tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch được tiến hành dựa
trên mô hình lý thuyết của Michael H. McGivern và Alex Stiber gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1 – Xác định mục tiêu và quan điểm áp dụng Lean
Mục tiêu ngắn hạn: Công ty Xi măng Hoàng Thạch xác định vấn đề nhận thức
Lean là yếu tố quan trọng nhất để có thể bắt đầu triển khai vào thực tế sản xuất.
Trong năm đầu tiên thực hiện Lean, Công ty đặt mục tiêu hàng đầu là phải truyền
tải, phổ biến để tất cả cán bộ nhân viên trong công ty hiểu triết lý và ý nghĩa của
Lean. Trong năm đầu tiên công ty thành lập được ban chuyên trách, nhóm cơ sở phụ
trách theo dõi và đánh giá thường xuyên việc thực hiện Lean.
Mục tiêu dài hạn: Lean trở thành ý thức của tập thể, là văn hóa sản xuất của
công ty. Tất cả người lao động và lãnh đạo đều phải thấu hiểu triết lý và có cái nhìn

đúng đắn về lợi ích do Lean đem lại cho bản thân và công ty. Sau 5 năm triển khai
có thể áp dụng thuần thục và duy trì thường xuyên các công cụ 5S, trực quan hóa,
Kaizen.
Giai đoạn 2 – Thiết kế giải pháp
Xem xét chuỗi giá trị để phát hiện lãng phí:
Phụ trách phân tích sơ đồ chỗi giá trị được giao cho các chuyên viên có kinh
nghiệm và am hiểu sâu sắc về quy trình sản xuất như trưởng sản xuất, chuyên viên
phòng kỹ thuật. Việc phân tích cần chi tiết các công đoạn theo dòng chảy từ khâu
khai thác nguyên liệu đến khi ra sản phẩm xi măng; các phần việc cụ thể của từng


vii
công đoạn, bao gồm cả công việc chính và công việc phụ trợ tại từng công đoạn;
cách thức thực hiện các phần việc...
Đào tạo, phổ biến kiến thức về Lean đến lãnh đạo và nhân viên công ty
Công ty chú trọng vào công tác đào tạo Lean ngay từ ban đầu để thay đổi nhận
thức của người lao động, đồng thời hình thành cơ cấu tổ chức quy củ để theo dõi,
thúc đẩy thực hiện Lean.
Quy trình đào tạo có thể thực hiện theo mô hình gồm các hoạt động như sau:

Công tác đào tạo phân cấp: đào tạo cho lãnh đạo, đào tạo cho nhân viên.
Với mỗi cấp sẽ có chương trình và nội dung đào tạo riêng để tăng hiệu quả và mục
đích đào tạo.
Thành lập tổ chuyên trách theo dõi, thực hiện Lean
Tổ chuyên trách bao gồm 11 người là cán bộ các xưởng và phòng ban kỹ thuật,
cùng với một cán bộ của tổ chức tư vấn thuê ngoài như Viện Năng suất Việt Nam
hoặc Trung tâm hợp tác nguồn lực Việt Nam-Nhật Bản.
Trong quá trình triển khai các công cụ Lean, tổ chuyên trách tham gia hướng dẫn phương
pháp thực hiện, giải đáp những khó khăn vướng mắc của người lao động thông qua các
buổi đi thực tế hiện trường, và tiếp nhận ý kiến tại cuộc họp giao ban...



viii
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng thực hiện Lean
Mây dựng bộ tiêu chí đánh giá chấtthực hiện Lean là tạo một khung tham
chiếu, dựa vào đó nhóm chuyên trách Lean có cơ sở để đánh giá kết quả của quá
trình triển khai Lean. Tham khg bộ tiêu chí đánh giá chấtthực hiện Lean là tạo một
khung tham chiếu, dựa vào đó nhóm chuyên trách Lean có cơ sở để đánh giá kếtean.
Tiêu chí nào có đihí đánh giá chấtthực hiện Lean là tạo một khung tham chiếu, dựa
vào đó nhóm chuyên trách Lean có tiêu chí có đió đihí đánh giá chấtthực hiện Lean
là tạo một khung tham chiếu, dựưa ra phương án khắc phục kịp thời.
Giai đoạn 3 – Triển khai các công cụ Lean
Công ty Xi măng Hoàng Thahcj chú trọng áp dụng những biện pháp cơ bản,
có khả năng ứng dụng rộng rãi và dễ định hình nhất của Lean như Thực thi 5S, Trực
quan, Chuẩn hóa. Khi nhận thấy những chuyển biến rõ rệt về văn hóa sản xuất, tư
duy con người, công ty sẽ tiếp tục có kế hoạch triển khai áp dụng thêm nhiều công
cụ phức tạp khác để nâng cao hiệu quả của Lean.
Áp dụng 5S tại từng phân xưởng, và trong toàn công ty
Công ty Xi măng Hoàng Thạch chọn 5S là công cụ chính để triển khai Lean vì
đây là một công cụ cơ bản, dễ dàng áp dụng trong thực tế. Mục tiêu khi áp dụng 5S
tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch là loại trừ các vật dụng không còn cần thiết, đã
hỏng hóc, giữ vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc. Loại bỏ các lãng phí do công nhân phải
mất nhiều động tác tìm kiếm dụng cụ, lãng phí do sai sót...Xa hơn nữa là tạo thành
một thói quen, ý thức làm việc kỷ luật, ngăn nắp trong tất cả các phân xưởng và
phòng ban kỹ thuật tại công ty. Tham khảo Trung tâm Năng suất Việt Nam, “Tiêu
chí đánh giá thực hành tốt 5S”, 2007, tác giả đề xuất bảng mẫu những nội dung cần
thực hiện của 5S
Chuẩn hóa quy trình
Mục tiêu của tiêu chuẩn hóa là thống nhất hoạt động sản xuất tại các bộ phận
của nhà máy và trong toàn công ty. Chuẩn hóa quy trình giúp loại bỏ lãng phí do

làm sai, làm thừa, kiến thức rời rạc, loại bỏ những khuyết tật do sản phẩm không
đúng quy cách.


ix
Cách thức thực hiện tiêu chuẩn hóa gồm có rà soát lại quy trình, nhất là các
quy trình thường hay xảy ra sai sót, sự cố. Các xưởng và phòng ban lập một quy
trình chuẩn, sau đó ban hành và phổ biến đến mọi người lao động và đôn đốc họ
thực hiện. Song song với việc thực hiện quy trình chuẩn là quá trình bổ sung, cải
tiến để quy trình ngày càng tối ưu và hoàn thiện hơn.
Trực quan hóa
Mục tiêu của trực quan hóa hiện trường tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch là
giảm thiểu lãng phí do sửa sai, do kiến thức rời rạc... Công cụ trực quan giúp cho
người lao động “làm đúng ngay từ đầu”, người quản lý nắm bắt nhanh tình hình sản
xuất và ra quyết định chính xác.
Phương pháp trực quan hóa là đưa ra những bảng, biển chỉ dẫn cần thiết, dễ
thấy, dễ hiểu để người lao động thực hiện đúng quy trình sản xuất và an toàn. Quá
trình trực quan hóa bắt đầu từ việc thống kê các vị trí cần có chỉ dẫn trực quan, còn
thiếu chỉ dẫn...Thu thập tài liệu chuẩn hóa cho vị trí cần trực quan. Thiết kế mẫu
trực quan.
Giai đoạn 4 – Liên tục cải tiến
Quá trình cải tiến liên tục là để hoàn thiện hơn nữa quy trình sản xuất. Quy
trình thực hiện cải tiến tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch được tác giả đề xuất theo
mô hình Vòng tròn PDCA của William Edwards Deming (Plan, Do, Check, Action).
Với cùng 1 dự án vòng tròn có thể lặp lại nhiều lần, mục tiêu là đi đến sự hoàn thiện
hơn nữa các công đoạn sản xuất.


Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------


nguyễn hà phơng

nghiên cứu áp dụng hệ thống sản xuất tinh
gọn tại công ty xi măng hoàng thạch
Chuyên ngành: quản trị doanh nghiệp

Ngời hớng dẫn khoa học:
TS. ĐàO THANH TùNG

Hà nội, năm 2015


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Từ khoảng năm 2010 đến nay, thị trường bất động sản trong nước gần như
đóng băng, kéo theo thị trường vật liệu xây dựng nói chung và thị trường xi măng
nói riêng rơi vào tình trạng khó khăn do không tiêu thụ được. Theo quy hoạch
ngành xi măng, đến thời điểm năm 2013, đã có thêm 6 công ty xi măng đi vào hoạt
đông. Thị trường cạnh tranh càng thêm khốc liệt. Về mặt chi phí sản xuất, theo Hiệp
hội xi măng Việt Nam, từ năm 2008 đến nay, giá xi măng chỉ tăng khoảng 30%,
trong khi giá than, nhiên liệu chính để sản xuất xi măng, tăng gấp 4 lần. Ngoài ra,
doanh nghiệp xi măng phải chịu thêm sức ép của việc tăng tỷ giá hối đoái giữa
VND và USD, lãi suất ngân hàng tăng cao, nên chi phí tính trên giá thành xi măng
tăng thêm 22-30%. Như vậy, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp xi măng đều
giảm sút mạnh, thậm chí thua lỗ.
Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch (gọi tắt là Công ty Xi măng
Hoàng Thạch) có trụ sở tại Xã Minh Tân, Huyện Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương; hiện nay

là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. Nhiệm vụ
chính là sản xuất và cung ứng clinker, xi măng ra thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trong tình hình chung của ngành xi măng, những năm qua sản xuất tiêu thụ của công ty
cũng gặp nhiều khó khăn. Chi phí sản xuất tăng, nguồn nguyên nhiên liệu khan hiếm,
đầu ra cho xi măng thu hẹp do cầu thị trường thấp. Hiện nay Công ty Xi măng Hoàng
Thạch đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, hệ thống quản lý
môi trường ISO 14001:2004. Tuy nhiên, dù đã tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn
ISO, nhưng tính hiệu quả sản xuất của công ty vẫn chưa cao, còn tồn tại nhiều lãng
phí trong các khâu, và mức độ cải tiến hạn chế. Đây cũng là vấn đề đã gặp phải với
rất nhiều doanh nghiệp sản xuất khác tại Việt Nam và trên thế giới.
Qua quá trình học tập và nghiên cứu, tác giả được biết Lean Manufacturing
(gọi tắt là Lean) là một hệ thống sản xuất đã được chứng minh tính hiệu quả trong
việc tối ưu hóa quy trình và cắt giảm lãng phí trên thế giới. Ngay tại Việt Nam, cũng


2

có một số công ty đã áp dụng Lean và đạt được thành công nhất định như: Thủy
điện Yaly, Nhà máy Midway Metal Việt Nam, Tổng công ty may Nhà Bè…
Nhận thấy quy trình sản xuất của Công ty Xi măng Hoàng Thạch đang bộc lộ
rất nhiều hạn chế do mới chỉ đơn thuần áp dụng ISO 9001:2000 và ISO 14001:2004
mà chưa áp dụng Lean; luận văn chọn đề tài: “Nghiên cứu áp dụng hệ thống sản
xuất tinh gọn tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch”. Mục đích chính của đề tài là
nghiên cứu cơ hội và khả năng áp dụng Lean tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch; đề
ra phương hướng đưa vào ứng dụng thực tế, tối ưu hóa sản xuất, giảm thiểu chi phí,
nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh cho công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu làm rõ các nội dung sau:
- Hệ thống lại những lý luận chung về sản xuất tinh gọn: nguyên lý, các công
cụ và mô hình áp dụng vào thực tế…

- Đánh giá thực trạng sản xuất tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch, ưu điểm
trong quy trình sản xuất và các loại lãng phí còn tồn tại.
- Phân tích các điều kiện tiền đề và hạn chế cần khắc phục khi triển khai Lean
tại công ty.
- Đề xuất được các biện pháp khả thi để ứng dụng Lean vào tổ chức sản xuất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi khu vực nhà máy
sản xuất của Công ty Xi măng Hoàng Thạch, tại xã Minh Tân, huyện Kinh Môn,
tỉnh Hải Dương.
-Về thời gian: Nghiên cứu tính trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn dữ liệu
Luận văn sử dụng cả nguồn dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, cụ thể như sau:
- Nguồn dữ liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ các công
trình khoa học nghiên cứu về hệ thống sản xuất tinh gọn, qua báo chí, nguồn tài liệu


3

chia sẻ công khai trên internet… các tài liệu thông tin nội bộ các phòng ban, xưởng
sản xuất, số liệu được thu thập từ báo cáo tình hình sản xuất tháng, quý, và năm của
trong Công ty Xi măng Hoàng Thạch. … từ các tài liệu thông tin nội bộ các phòng
ban, xưởng sản xuất trong công ty, Số liệu được thu thập từ các báo cáo tình hình
sản xuất tháng, quý, và năm của công ty.
- Nguồn dữ liệu sơ cấp:
Tác giả tiến hành quan sát trực tiếp tại hiện trường sản xuất, quan sát tác
phong, hành vi thực hiện công việc của người lao động. Thông tin được chụp ảnh
hoặc ghi chép lại vào hồ sơ tổng hợp.

Nguồn dữ liệu sơ cấp khác là phỏng vấn, lấy ý kiến trực tiếp của cán bộ nhân
viên công ty. Trong đó nội dung là khảo sát ý kiến đánh giá về những hạn chế còn tồn
tại trong quy trình, những dạng lãng phí tại hiện trường, cách nhìn nhận của người lao
động về vấn đề cải tiến. Số lượng người sẽ phỏng vấn trực tiếp là 50 người, gồm có
lãnh đạo các cấp và người lao động thuộc các phòng và các xưởng.
4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu:
Các số liệu thống kê về hoạt động sản xuất, sử dụng phần mềm excel để lập
các biểu đồ định tín, đánh giá hiện trạng sản xuất, những khó khăn gặp phải và các
loại lãng phí trong quá trình sản xuất, dẫn đến sự cần thiết phải áp dụng hệ thống
sản xuất tinh gọn Lean.
Kết quả điều tra, phỏng vấn được làm sạch, thống kê lại, dựa vào đó định tính
điều kiện hiện có, cơ hội và khó khăn khi áp dụng Lean...
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Kết quả của đề tài luận văn giúp cho Công ty Xi măng Hoàng Thạch cải tiến quy
trình sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, giảm thiểu lãng phí, qua đó tăng sức cạnh tranh.
+ Đề tài luận văn đem lại một ý thức về cải tiến sản xuất liên tục cho toàn bộ
cán bộ công nhân viên làm việc trong công ty, làm cho trình độ kỹ thuật của công ty
luôn theo kịp sự phát triển của công nghệ và đáp ứng yêu cầu thị trường.
- Ý nghĩa khoa học
+ Kết quả của để tài có thể chứng minh một cách khoa học và thực tiễn cho
việc áp dụng rộng rãi hệ thống Lean vào các công ty của Việt Nam.


4

6. Kết cấu của luận văn
CHƯƠNG 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
CHƯƠNG 2: Cơ sở lý luận về hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean)
CHƯƠNG 3: Đánh giá hoạt động sản xuất tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch

và khả năng áp dụng Lean
CHƯƠNG 4: Triển khai Lean tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch


×