Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tong quan ve Khu vuc hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.04 KB, 10 trang )

Họ và tên: Mai Thị Bích Ngọc
Mã số học viên: 19831020603

BÀI LUẬN TỔNG KẾT MÔN HỌC
Khu vực học là gì? Liệu có phải là học và nghiên cứu về những khu vực hay không. Khu vực
học được hình thành sau Chiến tranh Thế giới thứ I và vào cuối thế lỷ XIX ở Châu Âu, và
phát triển mạnh mẽ trong thế chiến thứ II ở Mỹ và Châu Âu sau đó là Nhật Bản. Vậy đầu tiên
chúng ta định nghĩa thế nào là khu vực học? Quan điểm về sự ra đời của nghiên cứu khu vực,
nó xuất hiện đầu tiên ở đâu và từ khi nào thì đó vẫn là vấn đề không mấy đơn giản, đây có
phải là một nhóm ngành đào tạo và nghiên cứu về các khu vực quan trọng lấy theo tên gọi địa
lý hay tên từng quốc gia quan trọng như: Đông phương học,Việt Nam học, Châu Á học… hay
đó chỉ là một tên gọi của môn học mang tính chất nhập môn hay đại cương về nghiên cứu các
khu vực quốc tế. Bằng việc vận dụng phương pháp tiếp cận liên ngành và đa ngành nhằm bù
đắp những khiếm khuyết của các phương pháp tiếp cận đơn ngành cho môn học.
Theo Jean B. Duroselle “Khu vực học là một ngành học nghiên cứu một khu vực có những
tương đồng nhất định về chính trị xã hội nhằm mục đích hiểu và giải thích về khu vực này và
vai trò của nó trên trường quốc tế”. Quan điểm này gần giống với quan điểm của Quan hệ
Quốc tế về nghiên cứu khu vực.
I) Nghiên cứu khu vực: Các khái niệm cơ bản
1. Khái niệm “Khu vực”
Vậy khu vực trong nghiên cứu quốc tế có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng xác định
theo bốn tiêu chí: địa lý, văn hóa – xã hội, kinh tế - chính trị. Theo nghĩa địa lý, khu vực được
xem là “phần đất đai, trời biển có giới hạn rõ ràng, được vạch ra dựa trên những tính chất
đặc điểm chung nào đó”. Theo quan điểm truyền thống của Mỹ “một lãnh thổ ổn định trong
đó các dân tộc đã sống qua nhiều thế hệ, sản xuất và tiêu dùng hàng hóa và thông tin mà họ
cần một cách tương đối biệt lập với thế giới bên ngoài, theo các qui tắc và thói quen văn hóa
riêng của họ”. Sau chiến tranh Thế giới thứ II ở phương Tây (đặc biệt là Mỹ và Châu Âu)
khẳng định “khu vực là một lãnh thổ, một vùng đất có cư dân sinh sống, có văn hóa, có kinh
tế, có thể chế chính trị và các đường biên giới ổn định”. Theo cách hiểu này khu vực có thể
là quốc gia hoặc khu vực liên quốc gia đây có thể là sự đồng nhất trong tiêu chí xác định được
lựa chọn và có sự phân biệt với các khu vực khác theo những tiêu chí trên. Cũng có thể là sự


“chiếm hữu những đặc điểm chung giúp phân biệt nó với các vùng khác hoặc có những đặc
điểm mang lại cho nó tính thống nhất” hay là một phần bề mặt, không gian có biên giới hoặc
có những đặc điểm nhất định. Khu vực học trong quy mô quốc gia là sự phân chia lãnh thổ
chính thức theo một chức năng cụ thể nào đó, còn trong quy mô quốc tế, khu vực học là vùng
lãnh thổ được cấu thành từ hai hay nhiều quốc gia được phân định ranh giới theo một mục
đích cụ thể nào đó và được phân chia các khu vực địa lý như sau: Phân chia theo hành chính
1


- bản đồ, theo khu vực đặc thù về địa lý hay theo sự gần gũi về địa lý (geographical proximity)
đây là tiêu chí được nhiều người nhất trí.
Khu vực học được hiểu theo tính thuần nhất (Homogeneity) là sự tương đồng về văn hóa - xã
hội và được xác định bằng: chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và các giá trị văn hóa và có sự giao
lưu tiếp biến văn hóa tạo sự bền vũng nhất định của các tương đồng văn hóa – xã hội nên tạo
ra được bản sắc chung để phân biệt với khu vực khác và ý thức được về cái chung, tình cảm
cộng đồng và thúc đẩy các quốc gia hướng về nhau và dễ hình thành chủ nghĩa khu vực. Đối
với cách hiểu theo chủ nghĩa kiến tạo, nhấn mạnh sự đồng nhất cơ sở văn hóa - xã hội để hình
thành nên khu vực, nhưng việc kiến tạo cộng đồng văn hóa có tính không ổn và cách hiểu này
đã bỏ qua yếu tố địa lý gây mơ hồ và có tính siêu hình vì dựa vào những giá trị quá khứ trong
khi bản sắc, cái hình thành khu vực lại được hình thành trong cả hiện tại và tương lai.
Ngoài ra, khu vực có thể hiểu theo cách kết hợp địa lý - văn hóa (Geographical proximity homogeneity) nó tạo nên sự thuần nhất mang tính tương đối vì đôi khi sự tương đồng này
chưa hẳn lớn hơn sự đa dạng trong khu vực (ví dụ như trường hợp ở Đông Nam Á, Châu
Âu...). Về cách hiểu kết hợp kinh tế và chính trị được dựa trên sự chia sẻ, liên kết giữa các
thành viên về kinh tế - chính trị, các yếu tố phi địa lý nhiều hơn địa lý và độ liên hệ, mối quan
hệ kinh tế - chính trị thể hiện rõ lợi ích quốc gia nên cũng chung lợi ich kinh tế, tính cố kết sẽ
cao hơn là yếu tố quyết định sự hình thành khu vực. Hay dựa trên sự tương đồng về kinh tế chính trị, các thiết chế kinh tế, chính sách kinh tế, mức độ phát triển kinh tế…. còn sự tương
đồng về chính trị: kiểu nhà nước, hệ thống chính trị, chính sách đối ngoại…Nên dựa vào mức
độ liên hệ giữa các quốc gia, cộng đồng cả về kinh tế và chính trị. Lợi ích kinh tế, chính trị
bằng lợi ích quốc gia: “thật” hơn là những liên hệ tương đồng khác về văn hóa, xã hội hay địa
lý tự nhiên mà xem nhẹ tương đồng về văn hóa, xã hội và địa lý là điểm yếu của cách phân

định này.
Và tính chất của khu vực được hình thành từ điều kiện vật chất; địa lý, đất đai, sinh thái…,
hay từ cơ sở tinh thần: do con người nhận thức, không do tự nhiên sinh ra, và không bất biến,
khả biến và có tính mở và mọi tiêu chí xác định chỉ là tương đối.
2. Khái niệm “Khu vực học”
Trong quá khứ và cả hiện nay, khu vực học liên ngành không đe dọa thay thế các chuyên
ngành nhưng cũng đòi hỏi không kém bình đẳng về địa vị. Tuy nhiên, trong khi còn chưa có
dấu hiệu của một cuộc tái cơ cấu các ngành khoa học - xã hội và nhân văn theo một mô hình
khác mà chúng ta chưa ai tưởng tưởng ra thì khu vực học vẫn cần các khái niệm, các mô hình
lý thuyết và phương pháp của các chuyên ngành để hiểu và giải thích tính đa dạng của các
nền văn hóa và các xã hội khác nhau.
Theo Fred W.Riggs đã nhận định “Trong nửa thế kỷ qua, KVH đã phát triển như một cách
liên kết nhiều ngành khác nhau trong nỗ lực nhằm đạt được một sự hiểu biết mang tính chỉnh
thể về những vùng lãnh thổ và những khu vực ngoài phương Tây-những vùng đất có lịch sử,
truyền thống văn hóa và đặc tính chính trị, xã hội, kinh tế của riêng mình”. Không khó khăn
2


gì để có thể nhận thấy những hình ảnh của hệ qui chiếu phương Tây cũng như các khái quát
về cách tiếp cận, việc xác định khu vực với đặc trưng riêng và xem khu vực chính là đối tương
nghiên cứu.
Theo David L.Szaton: Khu vực học là một nhóm gồm nhiều lĩnh vực và hoạt động học thuật
với những đặc điểm chung về sau đó là: nghiên cứu sâu về ngôn ngữ; nghiên cứu điền dã
bằng tiếng bản địa; sự nghiên cứu kỹ các sự kiện lịch sử địa phương; kiểm tra, thảo luận, phê
phán hay phát triển các lý thuyết cơ bản dựa trên những quan sát cụ thể hoặc có những thảo
luận liên ngành liên quan đến nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn.
3. Khái niệm liên ngành.
Liên ngành (Inter-disciplinarity hay Inter-disciplinary) là một thuật ngữ được tạo bởi hai từ
inter và disciplinarity hay disciplinary. Inter có nghĩa là ở giữa (between) hay liên kết
(connecting). Chẳng hạn, international là những gì thuộc về hai hay nhiều nước. Tương tự

như vậy, disciplinarity là môn học hay là ngành học. Và như vậy, inter-disciplinarity là sự
liên kết các môn học, các ngành học. Thông thường, mỗi chuyên ngành có một đối tượng
nghiên cứu riêng và thường giải quyết những vấn đề chuyên biệt của ngành mình. Tuy nhiên,
như đã đề cập ở phần trên, nhu cầu nhận thức của con người đặt ra vấn đề cần phải liên ngành
để giải quyết nhiều vấn đề của thực tiễn. Khái niệm liên ngành trong bài viết này sẽ được xét
đến trên quan điểm của các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn nói chung và các
nhà nghiên cứu khu vực nói riêng. Về phương diện lịch sử của khái niệm này, theo R. J. Ellis
, liên ngành, theo ý nghĩa chung nhất của nó, thực chất đã được nêu ra và bàn đến từ khoảng
giữa những năm 1920. Những tài liệu như vậy hiện vẫn được Hội đồng nghiên cứu Khoa học
Xã hội Hoa Kỳ (United State’s Social Science Research Council SSRC) lưu giữ. Vào thời
gian ấy, SSRC đã mong muốn thúc đẩy việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến không
chỉ một ngành. Có lẽ đây cũng không phải là một điều đáng ngạc nhiên vì vào thời gian đó,
khoa học xã hội đã khá phát triển về phạm vi và cần đến sự hợp tác của các học giả từ nhiều
chuyên ngành khác nhau.
Theo những luận bàn thời đó, liên ngành đã được hiểu như là “một cách tiếp cận trong nghiên
cứu khoa học xã hội trong đó có sự hợp tác của từ hai ngành khoa học trở lên”. Nội dung khái
niệm này sau đó cũng được mở rộng nhanh chóng. Margaret Mead 1 năm 1931 gọi đó là sự
hợp tác (co-operation), sự thụ tinh chéo (cross-fertilization) trong khoa học xã hội. Từ những
cách hiểu ban đầu đó, việc sử dụng khái niệm liên ngành đã ngày càng trở nên thông dụng,
đặc biệt là trong hơn hai chục năm cuối thế kỷ XX vừa qua và những năm đầu tiên của thế kỷ
XXI này.
Có thể nhắc đến một vài cách hiểu về liên ngành trong nghiên cứu khu vực là sự phát triển
của khoa học đã chứng minh những ưu thế của hướng tiếp cận chuyên ngành về tính rõ ràng,
về khả năng phục vụ việc nghiên cứu chuyên biệt. Tuy nhiên, trong lịch sử nghiên cứu khu
vực, các thành tựu nghiên cứu cũng lại cho thấy rằng để đi đến nhận thức về một khu vực,
hướng tiếp cận liên ngành có lợi thế vượt trội so với tiếp cận chuyên ngành ở chỗ: thứ nhất,
3


nó có thể tích hợp được những kết quả của các nghiên cứu chuyên ngành về một khu vực để

nhận thức tổng hợp về khu vực đó, và thứ hai, nó có thể khai thác những khía cạnh của tri
thức mà các chuyên ngành, do yêu cầu phải thiết lập và duy trì sự khác biệt với những chuyên
ngành khác, có thể bỏ qua. Khu vực học có thể giúp các khoa học chuyên ngành vượt qua
tính cục bộ của chúng. Tuy vậy, điều này cũng hàm chỉ những khó khăn không tránh khỏi của
hướng tiếp cận liên ngành, đó là tiếp cận liên ngành cần phải được dựa trên những hiểu biết
sâu sắc về những chuyên ngành mà nó liên kết. Do đó, thứ nhất, nó chỉ có thể được thực hiện
bởi những người có trình độ cao; và thứ hai, nó khó có thể thực hiện được chỉ bởi một nhà
nghiên cứu.
Vì vậy, một trong những đặc điểm của nghiên cứu liên ngành là thường đòi hỏi phải nghiên
cứu theo nhóm. Tất nhiên, điều này sẽ trở thành một tham vọng khó đạt được khi người ta
quá cầu toàn về một kết quả nghiên cứu hoàn hảo theo hướng tiếp cận này.
4. Quan điểm về sự ra đời của bộ môn nghiên cứu khu vực học.
Quan điểm về sự ra đời của bộ mãy nghiên cứu khu vực, nó xuất hiện đầu tiên ở đâu và từ
khi nào thì nó vẫn là vấn đề không mấy đơn giản. Hiện tại, có thể nhận thấy tồn tại của ba
quan điểm khác nhau về thời điểm ra đời của nghiên cứu khu vực.
Thứ nhất là quan điểm cho rằng nghiên cứu khu vực xuất hiện từ thời điểm ra đời Đông
phương học của người châu Âu: ngôn ngữ, tộc người, phong tục tập quán…
Thứ hai quan điểm cho rằng nghiên cứu khu vực ra đời vào khoảng thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX với trào lưu nghiên cứu nhân học – văn hóa của người phương Tây tại nhiều khu vực
khác nhau trên thế giới, đặc biệt là tại Tây và Nam Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Nam Mỹ
Thứ ba là quan điểm cho rằng nghiên cứu khu vực chỉ thực sự ra đời và phát triển sau chiến
tranh Thế giới thứ II với sự bùng nổ của sự nghiên cứu khu vực tại Mỹ.
Với những quan điểm như vây, các học giả là đại diện đều cố gắng biện luận và chứng minh
cho tính hợp lý trong quan điểm của mình.
5. Khu vực học và toàn cầu hóa
Tại sao lại nghiên cứu khu vực trong bối cảnh toàn cầu hóa? Trong bối cảnh toàn cầu hóa
khái niệm về “Khu vực” ngày càng được mở rộng, dựa trên các yếu tố phi địa lý nhiều hơn
địa lý; ưu tiên cơ sở Kinh tế - chính trị. Sự gắn bó giữa các quốc gia quyết định nên sự hình
thành khu vực, với những tương đồng tạo nên quan hệ kinh tế - chính trị, làm nổi bật rõ lợi
ích các quốc gia, gắn kết luôn đi kèm quyền lợi. Từ đây cho thấy các mối quan hệ cùng chung

lợi ích về kinh tế sẽ có tính có kết cao hơn. Bằng chứng là sự xuất hiện của các Liên minh
kinh tế - chính trị giữa các quốc gia, như: Liên minh Châu Âu (EU), Hội hiệp các nước Đông
Nam Á (ASEAN),… là đòn bẩy tạo động lực cho các quốc gia trong khu vực cùng phát triển,
hòa nhập với khu vực. Quá trình này thúc đẩy mọi quốc gia đề đi lên hội nhập, bước đầu là
hội nhập về kinh tế. Và như mục tiêu lớn mà EU đang hướng tới chính là Hội nhập cả về
chính trị, đánh đổ quan điểm của chủ nghĩa hiện thực.
4


Khi Toàn cầu hóa là bối cảnh chung bao quát cho toàn nhân loại, văn hóa toàn cầu đang thay
thế các khu vực và lãnh thổ theo lý thuyết về sự thay đổi văn hóa. Toàn cầu hóa được xem là
mới mẻ, nó đang xóa bỏ tất cả các ràng buộc cũ của bối cảnh làm hạn chế phạm vi thực tế của
lý thuyết phổ quát. Sự thay đổi và khác biệt về văn hóa đang tràn ra khỏi ranh giới dường như
là vĩnh cửu. Thực tế thực nghiệm của các khu vực văn hóa có giới hạn làm nền tảng cho các
nghiên cứu khu vực là không rõ ràng. Kiến thức trên thế giới hiện nay là toàn cầu và tương
tác nhưng cũng mang tính địa phương và đa dạng.
Tại thời điểm ban đầu có nhiều khó khăn mà ngành Khu vực học phải đối mặt, chẳng hạn như
cắt giảm ngân sách để nghiên cứu, hoài nghi về mục đích tồn tại và sự đóng góp của ngành,
v.v… nhưng cuối cùng bằng nhiều cách lập luận, các tác giả đều chỉ ra một điểm chung là
việc duy trì ngành Khu vực học là cần thiết. Nhưng, ở thời điểm hiện tại, khi mà Toàn cầu
hóa diễn ra mạnh mẽ, thì chúng ta vẫn cần quan tâm và nghiên cứu đến Khu vực học, đặc biệt
là các khu vực vốn do nhiều thực thể hình thành, ví dụ như khối ASEAN, khu vực Trung
Đông, v.v… Bởi vì ở một góc độ nào đó, thì khu vực hóa chính là một cấu trúc thu nhỏ của
toàn cầu hóa. Đi chung với toàn cầu hóa, vai trò và ý nghĩa của kiến thức từ ngành nghiên
cứu khu vực vẫn được duy trì vì toàn cầu hóa luôn gắn liền với khu vực hóa. Khu vực hóa là
một dạng của toàn cầu hóa dưới mức độ khu vực, vì thế những vấn đề về toàn cầu hóa luôn
được phân tích dựa trên nền tảng của những nghiên cứu khu vực. Tóm lại, toàn cầu hóa không
làm mất đi sự ảnh hưởng của khu vực hóa.
6. Phương pháp nghiên cứu trong nghiên cứu khu vực
Nghiên cứu thu thập dữ liệu bằng phương pháp quan sát người tham được sử dụng trong nhiều

lĩnh vực khác nhau như một công cụ để thu thập dữ liệu về con người, quy trình và văn hóa
trong nghiên cứu định tính. Quan sát, nghiên cứu các tài liệu có sẵn trong một thời gian nhằm
đảm báo tính chính xác và không phức tạp cho quá trình nghiên cứu tiếp theo để ghi nhận lại
thái độ của đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu thực địa: trong trường hợp này là Lugbara, bằng cách di chuyển từ nơi này sang
nơi khác. Có bốn loại tình huống phỏng vấn, cụ thể là; giữa một khối người, với hai hoặc ba
người, chỉ với một người, và sử dụng bảng câu hỏi. Vai trò thay đổi của nhân viên hiện trường;
địa vị của anh ta trong mắt chủ nhà, đầu tiên là địa vị của con người, sau đó là một người lạ,
và sau đó là một địa vị đầy đủ dễ chấp nhận hơn của một sinh vật xã hội. Có nhiều cách để
người quan sát được chủ nhà của mình chấp nhận. Điều quan trọng nhất là phải có cách cư
xử tốt. Nên viết những phát hiện cho sử dụng công cộng, bởi vì nếu không nó là vô dụng.
Nghiên cứu so sánh: Trong bài viết (1971), Lijphart đã phác thảo bốn phương pháp khoa học
đó là: đầu tiên là phương pháp thực nghiệm và ba phương pháp nghiên cứu khác là phương
pháp đơn trị (thống kê, so sánh và nghiên cứu trường hợp). Ông lưu ý rằng các nhà khoa học
chính trị nên tránh xa các phương pháp nghiên cứu so sánh (so sánh trường hợp) vì các vấn
đề phương pháp được chứng minh bằng tài liệu phát sinh từ "nhiều biến số, chữ N nhỏ".
Lijphart sau đó phác thảo bốn loại biến phụ của phương pháp so sánh với khả năng giảm thiểu
5


ảnh hưởng của biến chứng phương pháp này. Ông cũng rút ra một ranh giới mỏng giữa các
phương pháp thống kê (SM) và so sánh (CM). Các nhà nghiên cứu nên nhận thức được những
ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp thay vì quyết định sử dụng phương pháp nào
chỉ dựa trên Ns có thể. Trong bài viết này Lijphart chủ trương sử dụng nhiều hơn cá so sánh
trường hợp như một phương pháp nghiên cứu chính trị. Theo ông, các nhà khoa học đã áp
dụng các phương pháp thống kê mẫu lớn. Mặc dù các phương pháp thống kê không nhất thiết
xấu, nhưng chúng có những ưu điểm và nhược điểm, và một trong số những nhược điểm của
chúng có thể được khắc phục qua việc sử dụng nhiều hơn các phương pháp so sánh mẫu nhỏ.
Hay theo Collier, David, ba lĩnh vực chính của đổi mới và thay thế phân tích đã xuất hiện
nhằm tăng cường khả năng tồn tại của phương pháp so sánh: phân tích trong trường hợp, kỹ

thuật định lượng sử dụng một số ít trường hợp, và so sánh có hệ thống một số ít trường hợp
với mục tiêu phân tích nguyên nhânl, như Lijphart ban đầu ủng hộ.Tất cả ba cách tiếp cận này
sẽ tồn tại; tiếp xúc và đào tạo đáng kể trong các bài viết cơ bản về triết lý khoa học và logic
điều tra có thể cung cấp một khuôn khổ cho các lựa chọn sáng suốt hơn về các phương pháp
phương pháp này. Theo cách này, nền tảng có thể được đặt ra cho một thực tiễn chiết trung
của phân tích N nhỏ, tận dụng các cơ hội ở cả hai phía của những gì có thể là một sự phân
chia trí tuệ lớn. tiếp xúc và đào tạo đáng kể trong các bài viết cơ bản về triết lý khoa học và
logic điều tra có thể cung cấp một khuôn khổ cho các lựa chọn sáng suốt hơn về các phương
pháp phương pháp này. Theo cách này, nền tảng có thể được đặt ra cho một thực tiễn chiết
trung của phân tích N nhỏ, tận dụng các cơ hội ở cả hai phía của những gì có thể là một sự
phân chia trí tuệ lớn. tiếp xúc và đào tạo đáng kể trong các bài viết cơ bản về triết lý khoa học
và logic điều tra có thể cung cấp một khuôn khổ cho các lựa chọn sáng suốt hơn về các phương
pháp phương pháp này. Theo cách này, nền tảng có thể được đặt ra cho một thực tiễn chiết
trung của phân tích N nhỏ, tận dụng các cơ hội ở cả hai phía của những gì có thể là một sự
phân chia trí tuệ lớn. Mục tiêu trọng tâm trong lĩnh vực phương pháp so sánh phải là duy trì
sự giao tiếp giữa các bộ định lượng so sánh và các chuyên gia trong so sánh định tính. Theo
nghĩa này, các chuyên gia và chuyên gia trong nước về so sánh N nhỏ định tính sẽ đẩy các bộ
lượng hóa so sánh về phía phân tích bối cảnh cẩn thận hơn; và các bộ định lượng so sánh sẽ
thúc đẩy các chuyên gia và chuyên gia trong nước so sánh định tính theo hướng đo lường và
kiểm tra giả thuyết có hệ thống hơn.
7. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu khoa học
a) Mục đích: Nghiên cứu khu vực cung cấp một cách tiếp cận liên ngành để nghiên cứu về
kinh tế, địa lý, ngôn ngữ, lịch sử và văn hóa của một khu vực cụ thể trên thế giới. Nghiên cứu
cung cấp một nền tảng vững chắc về khoa học xã hội và nhân văn và chuẩn bị cho sinh viên
học cao học hoặc chuyên nghiệp trong nhiều lĩnh vực bao gồm luật pháp, quan hệ quốc tế,
quản lý kinh doanh, giáo dục, công tác xã hội, bảo tàng và thư viện, và hành chính công.
b) Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Ý nghĩa khoa học trong nghiên cứu khu vực có được cái
nhìn toàn diện về một khu vực nhất định trên cơ sở của nhiều bình diện khác nhau, bổ sung
kiến thức cho các ngành khoa học khác. Theo Julian H. Steward chỉ ra bốn mục đích của Khu
6



vực. Một là, cung cấp những tri thức có giá trị về những khu vực quan trọng trên thế giới. Hai
là, mang lại cho sinh viên và học giả sự nhận thức về tính tương đối của văn hóa. Ba là, mang
lại sự hiểu biết về các phức hợp văn hóa và xã hội của các khu vực hiện có. Bốn là, thúc đẩy
sự phát triển của khoa học xã hội nói chung.
Ý nghĩa thực tế sẽ phục vụ mục đích chính trị và an ninh quốc gia “Biết địch biết ta trăm trận
trăm thắng”. Về mục đích kinh tế: Các quĩ, các chính phủ tài trợ cho nghiên cứu: United
Board, Ford foundation, Asia foundation, chính phủ các nước Nhật, Hàn, Úc…Tìm thị trường
đầu tư, xuất khẩu: tìm hiểu thị hiếu và thói quen của nhóm khách hàng. Mặt khác, là một sự
gom nhặt tư liệu chứ không phải một ngành khoa học mà là dạng tri thức bách khoa toàn thư
có được từ nhiều ngành khoa học khác đưa vào giải thích một xã hội hay một tình huống cụ
thể từ nhiều ngành khách nhau dựa trên sự tổng hợp các kết luận và thành tựu của các ngành
khoa học khác.
8. Những khó khăn và thuận lợi nghiên cứu khu vực học. Được xem là công cụ của chủ
nghĩa đế quốc đặc biệt là những năm hậu Thế chiến thứ II với sự bá quyền của Mỹ. Tính mơ
hồ của đối tượng nghiên cứu, nằm ngay ở khái niệm “khu vực”. Người ta nghi ngờ về một
ngành học “mỗi thứ một tí”. Thiếu một hệ thống lý thuyết thống nhất. Bên cạnh những khó
khăn trên, nghiên cứu khu vực mang đến nhiều công trình nghiên cứu khu vực có giá trị được
xuất bản, khẳng định vị trí và vai trò của Khu vựu học, nhiều ngành học thuật khu vực học
được thành lập, nhiều quĩ tài trợ cho các nghiên cứu khu vực học, đặc biệt là các quĩ hỗ trợ
nghiên cứu khu vực Châu Á và tác động đến tiến trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, phụ
thuộc lẫn nhau nhiều hơn, nhu cầu tìm hiểu về nhau.
III.Nhận xét và đánh giá
Ban đầu mọi người cho rằng ngành khu vực học đều có sự phát triển mạnh ở Mỹ với sự khởi
đầu là nhu cầu cung cấp kiến thức cho Khoa học Chính trị, bắt đầu từ thời điểm sau Chiến
tranh Lạnh, với nhu cầu tìm hiểu cụ thể các khu vực nhằm phục vụ cho các mục đích chính
trị như chinh phục thuộc địa, và áp chế các quốc gia đối thủ. Trước đây nghiên cứu khu vực
liên quan tới yếu tố địa lý. Tuy nhiên, trong ngành khoa học xã hội, ngoài địa lý, xã hội học,
nhân chủng học, nghiên cứu khu vực không chỉ là là một phương diện mới mà còn là một xu

hướng mới trong giáo dục và nghiên cứu học thuật. Khu vực học đã được xác lập một cách
học thuật. Cách tiếp cận mới này về Khu vực học đã đáp ứng các ranh giới cần thiết trong
lịch sử toàn cầu. Để thành công và kết nối với thời đại, nghiên cứu khu vực phải được kết hợp
với sự liên ngành và hợp tác giữa các chuyên gia của các khu vực khác nhau trên thế giới.
Lịch sử thế giới đòi hỏi sự phát triển của khu vực học. Sự thay đổi mô hình trên dòng thời
gian không chỉ là vấn đề thuật ngữ; Lịch sử toàn cầu đã thay thế (hoặc bổ sung, tùy theo quan
điểm) đã nghiên cứu các nền văn hóa thế giới bằng nghiên cứu về kinh tế, chính trị, văn hóa,
môi trường toàn cầu và nhiều quá trình chuyển đổi khác. Hơn nữa, nó đã tạo ra một môi
trường nghiên cứu mở và phong phú với những hướng tìm hiểu mới, ví dụ nghiên cứu về nền
7


văn minh (vốn được nghiên cứu rất ít trước đó). Các quĩ (ví dụ Ford foundation) tài trợ cho
việc nghiên cứu khu vực học. Quĩ cũng trải qua rất nhiều quá trình và có được những bài học,
hình thành về cách nghiên cứu ngành khu vực học.
Khu vực học là một ngành đào tạo hay nghiên cứu lấy theo tên gọi của vùng địa lý. Sau đó,
Khu vực học được mở rộng là một môn học hoặc một ngành nghiên cứu về khu vực quốc tế.
Khu vực học là một ngành học đa ngành, vì vậy, phương pháp tiếp cận ngành khu vực học
cần sử dụng phương pháp liên ngành hoặc phương pháp đa ngành. Vì nghiên cứu khu vực
được xem xét đa ngành (ví dụ lịch sử) nên nghiên cứu khu vực hay tìm hiểu ngành Khu vực
học là một công cụ để có được kiến thức, sự hiểu biết. Từ đó, có thể hiểu được quá trình thay
đổi xã hội tạo ra nền văn minh mới.
Nghiên cứu khu vực là nghiên cứu tổng thể tất cả các ngành lịch sử, văn hóa, xã hội, chính
trị,…, tất cả các ngành khoa học xã hội chứ không chỉ là nghiên cứu về địa lý.
Nghiên cứu khu vực là nghiên cứu cả một quá trình xã hội xuyên suốt chiều dài lịch sử với
sự biến chuyển không ngừng trong thời gian và không gian, chứ không phải nghiên cứu tại
một thời điểm hay một vị trí nhất định nào.
Nghiên cứu khu vực là những nỗ lực cho vấn đề hội nhập và hợp tác.
Những khó khăn khi nghiên cứu về khu vực học của nhóm được rút ra từ các bài đọc:
Vì tính chất liên ngành/ đa ngành nên những nghiên cứu về khu vực học khá mơ hồ. Chưa kể,

khi nghiên cứu về một góc độ nhỏ hay thậm chí khái quát về một góc độ lớn hơn của khu vực
học cũng phải nghiên cứu nhiều tài liệu từ các ngành khác nhau để tổng hợp lại, gây rất mất
nhiều thời gian để tìm kiếm tài liệu (từ nhiều nguồn, trung tâm, thư viện khác nhau) và đọc
hiểu (nếu đúng những tài liệu không phải chuyên môn mình như nhân chủng học, đô thị học
hay tôn giáo học của khu vực).
Chưa tìm ra hệ thống các lý thuyết về khu vực học một cách thống nhất.
Giữa các nhà nghiên cứu chưa có sự thống nhất về một khung sườn chung (gồm các tiêu chí
cụ thể) về việc nên và phải đào tạo những gì trong những ngành dính đến tên “Khu vực học”.
Vì thế, sự đào tạo giữa các trường đại học và các viện nghiên cứu vẫn chưa có sự đồng nhất
về chương trình hay quan điểm khi đào tạo nguồn nhân lực cho ngành này, mà đã phần đều
dựa vào khả năng đào tạo cá nhân mỗi trường (số lượng các chuyên gia để nghiên cứu và đào
tạo của một khu vực cụ thể), nhu cầu đào tạo (trường đấy muốn đào tạo và tuyển sinh bao
nhiêu), và định hướng nghề nghiệp (muốn hướng người học sau khi tốt nghiệp ra làm ở lĩnh
vực nào) của mỗi trường khác nhau.
Sức mạnh kinh tế và chính trị chi phối nhiều đến nghiên cứu khu vực trong thời kì đầu của
chiến tranh lạnh. Bằng những dẫn chứng qua các bài đọc, nhóm nhận thấy sự liên kết giữa
nhà nước, các cơ quan tình báo, các tổ chức, các quỹ tài trợ với nghiên cứu khu vực và quốc
tế. Đồng thời, sự chi phối đáng kể của nhà nước, các cơ quan tình báo, các quỹ đối với các tổ
chức nghiên cứu khu vực trong chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, sau chiến tranh lạnh tồn tại những
thay đổi và những thách thức toàn cầu đối với nghiên cứu khu vực. Và sau cùng, tác giả đưa
ra những đề xuất cá nhân về vấn đề nghiên cứu khu vực đương thời, ví dụ như tập trung
8


nghiên cứu lĩnh vực kinh tế chính trị, tập hợp lại các chương trình nghiên cứu khu vực xung
quanh, mở rộng phạm vi nghiên cứu, gây quỹ tại trường đại học cho việc nghiên cứu và giảng
dạy, xóa bỏ sự chi phối của tình báo và quân đội ra khỏi việc nghiên cứu học thuật tự do.
Thời điểm đỉnh cao nhất của ngành nghiên cứu khu vực là giai đoạn chiến tranh lạnh và đây
cũng là giai đoạn nhận rất nhiều sự ủng hộ từ các tổ chức đầu tư góp phần phát triển ngành.
Bên cạnh đó, vai trò của ngành nghiên cứu khu vực trong các trường đại học cũng rất đáng

kể trong giai đoạn này khi hàng trăm nghìn cử nhân và thạc sỹ tốt nghiệp chuyên ngành và
cống hiến các luận văn của mình cho ngành nghiên cứu khoa học.
Trong bối cảnh tương lai toàn cầu hóa và di dân hiện nay, ngành nghiên cứu khu vực được
triển hơn thông qua việc nghiên cứu xã hội và văn hóa của các quốc gia cũng như cung cấp
kiến thức của ngành về xã hội và văn hóa của nước Mỹ.
Có thể tạm đưa ra kết luận rằng: nghiên cứu khu vực học là nghiên cứu liên ngành/ cận liên
ngành chứ không phải là đa ngành. Ví dụ, cho dù chúng ta có thể nhận thấy sự tác động/ ảnh
hưởng qua lại giữa ngành khu vực học và chính trị học. Tuy nhiên, nghiên cứu khu vực học
vẫn có “bản sắc riêng” của nó. Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu, chúng ta cần nghiêm
khắc và kỷ luật về vấn đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
“Area and International studies: An introduction” của tác giả Lia Hutton.
2.
“Outline of a theory of Area studies” của tác giả Werner J. Cahnman.
3.
“Reconfiguring Area studies for the global ages” của tác giả Wolf Schafer
4.
“Area Studies in the Age of Globalization” được đăng trên Frontiers: Tạp chí nghiên
cứu liên ngành (The Interdisciplinary Journal of Study Abroad)(2000) của tác giả Dr. David
Ludden.
5.
“WHAT ABOUT ASIA? Revisiting Asian Studies.” (2006) được biên soạn bởi: Josine
Stremmelaar and Paul van der Velde.
6.
“Why Area Studies?” (2003) của tác giả David Ludden
7.
“Globalization and Area Studies: When Is Too Broad Too Narrow?” (1998) của tác
giả Peter A. Hall And Sidney Tarrow.
8.

“Area Studies and the Discipline: A Useful Controversy?” của tác giả Robert H. Bates.
9.
“Boundary Displacement: Area Studies and International Studies during and after the
Cold War” của tác giả Bruce Cumings.
10.
“Area Studiesversus Disciplines: Towards an Interdisciplinary, Systemic Country
Approach.” của tác giả Hans Kuijper.
11.
“The Origin, Nature and Challenges of Area Studies in the United States” của tác giả
David L.Szanton.
12.
“Boundary Displacement: Area Studies and International Studies during and after the
Cold War” của tác giả Bruce Cuming.
13.
“Area Studies and the Discipline: A Useful Controversy?” của tác giả Robert H. Bates
9


14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.


“On intellectual Craftsmanship” của tác giả C. Wright Mills.
“ Science as vocation” của tác giả Max Webe.
“Surely you’re joking Mr.Feynman” của tác giả Richard Phillips Feynman.
“Global area studies and fieldwork” của tác giả Narifumi Maeda Tachimoto.
“The interpretation of cultures:SELECTED ESSAYS” của tác giả Clifford Geertz
“Participant Observation as a Data Collection Method” của tác giả Kawulich, Barbara.
“The Hong Kong Interviews: An Essay on Method.” của tác giả Walder, Andrew G.
“The End of Fieldwork” của tác giả: Middleton. John
“Towards a Native Anthropology.” Của tác giả: Jones, Delmos L.
“Comparative Politics and the Comparative Method.” của tác giả: Lijphart, Arend
“The Comparative Method: Two Decades of Change.” của tác giả: Collier, David

10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×