Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ke hoach tu van tam ly hoc duong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.69 KB, 4 trang )

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
BÌNH KHÁNH ĐÔNG - TÂY
TỔ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG

Số:

/KHTTVTL-THCSBKĐ-T

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Khánh Đông, ngày tháng 9 năm 2019

KẾ HOẠCH
Hoạt động tư vấn tâm lý học đường
Năm học 2019-2020
Căn cứ vào thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT về Hướng dẫn thực hiện công
tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông, Trường THCS Bình Khánh
Đông - Tây đề ra kế hoạch hoạt động của tổ tư vấn tâm lý học sinh năm học 20192020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Mục đích
Định hướng cho học sinh những khó khăn tâm lý, tình cảm, những bức xúc
của lứa tuổi, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong hướng nghiệp, hoặc
những khó khăn mà học sinh học sinh gặp phải trong quá trình học tập và sinh
hoạt. Góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện
được nguyện vọng và ước mơ của mình.
2. Yêu cầu
Công tác tư vấn tâm lý học đường là nhiệm vụ của cả tập thể sư phạm nhà
trường, tổ tư vấn đóng vai trò chủ đạo;
Các thành viên của tổ tư vấn phải am hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học
sinh và phương pháp tư vấn để việc tư vấn có hiệu quả. Trong quá trình tư vấn giáo


viên tư vấn phải giữ bí mật những vấn đề có tính nhạy cảm của học sinh, cha mẹ
học sinh để tránh sự mặc cảm của các đối tượng được tư vấn;
Người tư vấn phải hòa nhã, linh hoạt, dể thông cảm, biết chấp nhận hiện trạng
của người được tư vấn, kiên nhẫn và tin tưởng vào sự thay đổi của đối tượng được
tư vấn;
Thành viên tổ tư vấn có sổ tư vấn riêng nhằm đảm bảo bí mật cho người được
tư vấn.
II. NỘI DUNG
Nội dung tư vấn tập trung vào các vấn đề sau:
1. Tư vấn về học tập, rèn luyện đạo đức.
2. Tư vấn về lứa tuổi vị thành niên, tâm sinh lý học sinh.
3. Tư vấn phòng chống bạo lực, xâm hại . . .
III. GIẢI PHÁP


- Nhà trường bố trí giáo viên có khả năng giải đáp, tư vấn theo các nội dung
trên, chủ yếu đưa ra những phân tích, lời khuyên thiết thực giúp các em giải toả
được tâm lý, làm cho các em cảm thấy vững vàng, tự tin và trên cơ sở đó có thể tự
giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực;
- Trong khi chưa phân công giáo viên chuyên trách làm công tác tư vấn, nhà
trường cơ cấu một số giáo viên có kinh nghiệm và giáo viên chủ nhiệm để thực
hiện công tác tư vấn cho học sinh;
- Nhà trường bố trí một phòng riêng biệt để phục vụ cho công tác tư vấn.
IV. HÌNH THỨC TƯ VẤN
1. Hình thức 1: Tổ chức tư vấn tâm lý trực tiếp (GV tư vấn - học sinh).
a) Tư vấn cá nhân
- Mục tiêu:
+ Lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh;
+ Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể;
+ Động viên tinh thần để học sinh giải quyết hiệu quả khó khăn của bản thân mình.

- Nội dung:
+ Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: tâm sinh lý
cá nhân, tình yêu, tình bạn, những vấn đề khó nói…;
+ Tổ tư vấn tâm lý sẽ tiến hành tư vấn khi những vấn đề đó cứ lặp đi lặp lại
nhiều lần khiến học sinh hoang mang, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là mất
kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình.
- Biện Pháp
+ GVCN lập danh sách những học sinh cần tư vấn kèm nội dung gửi cho
ban tư vấn;
+ Thành viên trong Tổ tư vấn sắp xếp thời gian gặp riêng học sinh ở phòng
tư vấn để trao đổi giúp học sinh tháo gỡ khó khăn;
+ Lập sổ theo dõi kết quả sau tư vấn của học sinh để có biện pháp điều chỉnh
cho phù hợp.
b) Tư vấn theo nhóm
- Mục tiêu:
+ Lắng nghe những khó khăn tâm lý chung của một nhóm học sinh;
+ Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết;
+ Động viên tinh thần học sinh.
- Nội dung: tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh như
tâm lý cá nhân, tình yêu, tình bạn, tình thầy trò,…
- Biện Pháp: giáo viên tư vấn một nhóm từ 3 đến 5 em có chung khó khăn,
học chung lớp hoặc khối lớp theo những nội dung do GVCN cung cấp;


- Cho học sinh góp ý, đề ra những biện pháp giúp nhau cùng tiến bộ;
- Lập sổ theo dõi, đánh giá.
2. Hình thức 2: Tư vấn gián tiếp thông qua email hoặc điện thoại của
thầy cô giáo tổ tư vấn.
Mục tiêu và nội dung như tư vấn trực tiếp được học sinh chuyển ý kiến đề
nghị tư vấn đến địa chỉ email của nhà trường hoặc điện thoại của lãnh đạo trường

và thầy cô giáo để được phân phối cho các thành viên tổ tư vấn phù hợp với nội
dung yêu cầu, GV tư vấn trả lời cho HS qua email và điện thoại.
* Địa chỉ mail của một số thành viên tổ tư vấn:
STT

Tên giáo viên

Địa chỉ mail

1

Nguyễn Thị Hồng Phượng



2

Nguyễn Thị Thùy Trang



3

Đoàn Thị Uyển Nhi



4

Ngô Thị Thu Hằng




5

Đào Vũ Cường



6

Phan Thị Suông



* Zalo chung của tổ tư vấn: TVTLHĐ THCS BK ĐÔNG-TÂY
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Lịch tư vấn
- Tổ tư vấn hoạt động thường xuyên (Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần) Buổi
sáng từ 7 giờ 30 đến 10 giờ 30 hàng ngày do các cán bộ, giáo viên trong tổ tư vấn
tâm lý trực tiếp hỗ trợ tư vấn cho học sinh tại địa điểm của tổ tư vấn;
- Các hoạt động, hình thức tư vấn sẽ được tổ chức xen kẽ tùy theo thời điểm,
nhu cầu của học sinh, theo chủ điểm;
Ngoài những thời gian trên, nhà trường còn chủ động bố trí hòm thư góp ý
để các em có nhu cầu tư vấn những vấn đề tế nhị, những vấn đế khó khăn trong
cuộc sống từ đó nhà trường xem xét bố trí tổ tư vấn tiếp nhận và tư vấn tâm lý cho
đối tượng học sinh và phụ huynh có nhu cầu.
2. Địa điểm tư vấn:
- Khung A: phòng công đoàn
- Khung B: phòng truyền thống Đội

3. Đối tượng tư vấn: học sinh có nhu cầu được tư vấn
Trên đây là kế hoạch hoạt động của Ban tư vấn tâm lý học đường trường
THCS Bình Khánh Đông Tây năm học 2019-2020. Rất mong nhận được sự quan


tâm và ủng hộ của các ban ngành đoàn thể, Ban giám hiệu nhà trường để ban tư
vấn tâm lý thực hiện tốt kế hoạch đề ra./.
Nơi nhận:
- BGH;
- Đội TNTP;
- Lưu: TTV.

TM. TỔ TƯ VẤN
TỔ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Hồng Phượng
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×