Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

câu hỏi ôn tập Công Pháp Quốc Tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.43 KB, 25 trang )

CÂU HỎI ĐỀ CƯƠNG LUẬT QUỐC TẾ
Câu 1: Trình bày khái niệm . đặc điểm và lịch sử phát triển của công pháp quốc
tế
#khai niệm: Công pháp quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do
các quốc gia và các chủ thể khác của công pháp quốc tế thoả thuận xây dựng nên và
đảm bảo thi hành trên cơ sở tự nguyện, binh đẳng để điều chỉnh các quan hệ giữa các
chủ thể đó với nhau nhằm duy trì sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ
quốc tế liờn quan đến an ninh hoà bỡnh QT và hợp tỏc QT.
#Đăc điểm
*đối tượng điều chỉnh: là các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống quốc tế liên
quan đến an ninh và hoà bình quốc tế và hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực đời
sống xã hội và chủ thể tham gia quan hệ xã hội này luôn luôn là các chủ thể của công
pháp (pháp luật chung của quốc tế)
*phương pháp điều chỉnh: là phương pháp bình đẳng và thoả thuận nếu có những
ngoài lệ nhất định thì CPQT thì phải dùng biện pháp cướng sắn mang tính chất mệnh
lệnh thì nó cũng không nằm ngoài sự thoả thuận giữa các chủ thể của CPQT dựa trên
cơ sở bình đẳng và tự nguyện
-Bình đẳng thoả thuận có nghĩa là ở đâu có bình đẳng thì ở đó có sự thoả thuận
-Vì phương pháp điều chỉnh có hai mặt cơ bản đó là thoả thuận và quyền uy, nó được
thể hiện ở hiến chương liên hợp quốc
*chủ thể: chủ thể của CPQT bao gồm quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ và dân
tộc đấu tranh nhằm thực hiện quyền tự quyết dân tộc
*nguồn của công pháp quốc tê
nội dung bên trong của nó là quy tắc xử sự, là những quy phạm bắt buộc chung và
hình thức của nó là dựa trên VBQPPL, tập quán pháp, tiền lệ pháp
nguồn của CPQT bao gồm 2 loài cơ bản như:
+điều ước quốc tế
+Tập quán quốc tế: chỉ được coi là nguồn của CPQT khi đồng thời họi đủ các điều
kiện sau đây:
-nó được hình thành trong thực tiễn pháp lý quốc tế,


1


-nó được áp dụng liên tục lâu dài,
-được tất cả các quốc gia trên thế giới thừa nhận là quy tắc pháp lý có tính chất bắt
buộc chung
-phải phủ hợp với nguyên tắc cơ bản của CPQT
*Từ những vấn đề trìn bày ở trên thì có thể rút ra đặc điểm của CPQT
-không có bất kỳ một quốc gia nào hay bất kỳ một tổ chức nào đứng trên các quốc gia
thực hiện việc lập pháp, hành pháp và tư pháp (tất cả các hoạt động nói trên được thực
hiện trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, thoả thuận và tự do ý chí của các chủ thể CPQT
-việc thực hiện các nguyên tắc và các quy phạm của CPQT cũng chỉ dựa trên cơ sở tự
nguyện mà không có bất kỳ một biện pháp cưỡng chế nào.
#CPQT là một phạm trù lịch sử
-Thể hiện ở điều kiện xuất hiện công pháp quốc tế:
+Công pháp quốc tế xuất hiện khi hội tụ những điều kiện cơ sở xuất hiện các quốc gia
trên thế giới, và cơ sở hình thành các mỗi quan hệ giữa các quốc gia với nhau trong
từng khu vực hoặc trên phạm vi toàn thế giới , Như vậy có thể thấy đây là 1 phạm trù
lịch sử chứ không phải 1 hiện tượng nhất thành bất biến.
+Công pháp quốc tế còn là 1 phạm trù lịch sử khi nó thể hiện ở khía cạnh nó phát triển
mạnh và ngày càng hoàn thiện thông qua các thời kỳ lịch sử sau:
*Thời kỳ chiếm hữu nô lệ: thời kỳ này đấu tranh xẩy ra liên miên nên dẫn đến hệ quả
luật quốc tế chủ yếu điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ vấn đề chiến tranh và
hoà bình, các bên tham chiến đã biết sử dụng việc ký kết các hoà ước để chấm dứt
hoặc tạm dừng cuộc chiến tranh, các tập quán về đón tiếp, trao đổi sứ giả, ký và thực
hiện các điều ước quốc tế đã hình thành.
-Thời kỳ này các quốc gia xuất hiện chưa nhiều nên luật quốc tế chỉ mang tính khu
vực và tản mạn.
*Thời kỳ phong kiến: ở thời kỳ này vua, chúa, địa chủ phong kiến được coi là chủ thể
của công pháp quốc tế. Cùng với sự phát triển của chế độ phong kiến, quan hệ giữa

các quốc gia ngày càng mở rộng nên các quy phạm của công pháp quốc tế ngày càng
mở rộng và phát triển thành hệ thống với tư cách là 1 khoa học độc lập.
*Thời kỳ tư bản chủ nghĩa: ở thời kỳ này quan hệ giữa các quốc gia ngày càng được
mở rộng nhờ đó công pháp quốc tế có sự phát triển vượt bậc về cả số lượng và chất

2


lượng. Nhưng đến thời kỳ tư bản đế quốc thì công pháp quốc tế đã chuyển từ dân chủ
tiến bộ sang phản động.
*Luật quốc tế hiện đại:
Quá trình hình thành CPQT hiện đại diễn ra như sau:
-1917 Cách mạng tháng 10 Nga đã đập tan tư tưởng phản động của công pháp quốc tế
thời kỳ đế quốc và phát triển thành công pháp quóc tế hiện đại. Sự tiến bộ này thể hiện
ở chõ công pháp quốc tế được áp dụng thống nhất trên toàn thế giới,
-1939 chiến tranh thế giới lần thứ II nổ ra, đặt loại nhiều nguy cơ của sư diệt vong
-1942 hình thành liên minh gồm 26 quốc gia không phân biệt thể chế chính trị KTXH,
chống lại phe phát xít
-24/10/1945 liên hợp quốc ra đời với sự tuyên bố tất cả các quốc gia trên thế giới đều
bình đẳng, không phân biệt giàu-nghèo và đều có quyền tồn tại trong hoà bình dẫn đến
thực sự khẳng định sự ra đời của công pháp quốc tế hiện đại
-24/10/1945 liên hợp quốc ra đời với sự tuyên bố tất cả các quốc gia trên thế giới đều
bình đẳng, không phân biệt giàu-nghèo và đều có quyền tồn tại trong hoà bình dẫn đến
thực sự khẳng định sự ra đời của công pháp quốc tế hiện đại
*Sự tiến bộ của công pháp quốc tế hiện đại được thể hiện trên 2 bình diện sau đây:
-nội dung của CPQT hiện đại chứa đựng những công tác tiến bộ và mang tính chất hệ
thống hoá cao, đặc biệt nó là CPQT chung đối mọi các thành viên trong cộng đồng
quốc tế (điều này khác mọi CPQT dành cho các quốc gia văn minh)
-Hình thức: có sự chuyển hoá khá mạnh mẽ từ các quy phạm tập quán sang các quy
phạm thành văn . từ 1945-2000 có 35000 văn kiện pháp lý quốc tế được đăng kí tại uỷ

ban thư ký của liên hợp quốc
Công pháp quốc tế có sự thay đổi về chất lượng biểu hiện ở hình thức thể hiện, các
nguyên tắc, đặc biệt là nhiều chế định quan trọng đã được pháp điển hoá cao.
Câu 2: Tại sao nói các nguyên tắc cơ bản của CPQT hiện đại là phương tiện quan
trọng để duy trì trật tự pháp lý QT:
Trước khi nói về nguyên tắc của CPQT mình phải hiểu vấn đề CPQT, CPQT nó được
hiểu làhệ thống các nguyên tắc, các quy phạm do các chủ thể của CPQT thoả thuận
xây dựng lên và tự nguyện thực hiện trên cơ sở bình đẳng tự do ý chí nhằm điều chỉnh

3


các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống quốc tế liên quan đến an ninh hoà bình
quốc tế và hợp tác quốc tế. CPQT nó không có cơ quan Lập pháp, Hiến pháp, Tư pháp
siêu quốc gia để mà thực hiện chức năng này. Việc thực hiện CPQT hoàn toàn dựa
trên nguyên tắc tự nguyện
Các nguyên tắc cơ bản của CPQT xuất phát từ các nguyên tắc của Pháp luật: là tư
tưởng chủ đạo, nền tàng cơ bản cho việc xây dựng và thi hành PLQT.
PLQT có tất cả là 9 nguyên tắc cơ bản, nếu mà thiếu hoặc vi phạm một trong số các
nguyên tắc đó là pháp luật quốc tế khó có thể được duy trì:
1.Các nguyên tắc
1.1. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia:
-Tôn trọng chủ quyền quốc gia khác là nghĩa vụ bắt buộc của các chủ thể CPQT,
không phụ thuộc vào các chủ thể đó quan hệ với nhau hay không?
-Tôn trọng chủ quyền quốc gia là tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ nền độc lập, thể chế
chớnh trị
-Các quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ trong việc điều hành công việc nội
bộ, độc lập trong quan hệ đối ngoại.
1.2. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia:
-Tất cả các quốc gia đều bình đẳng về mặt pháp lý không phân biệt lớn nhỏ...

-Tất cả các quốc gia đều có những quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản như nhau
-Khi giải quyết những vấn đề trong phạm vi các tính chất và hội nghị quốc tế, mỗi
quốc gia đều được sử dụng một lá phiếu có giá tị pháp lý ngang nhau.
-Các quốc gia kí kết điều ước quốc tế với nhau phải trên cơ sở tự nguyện và bình
đẳng.
1.3.Nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác
-Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp khác nhằm chống lại chính quyền
hoặc nền tảng chính trị KT-XH ... của quốc gia khác.
-Không sử dụng các biện pháp CT-KT-VH... để buộc quốc gia khác phụ thuộc vào
mình.
-Nghiêm cấm việc tổ chức hoặc giúp đỡ tổ chức phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ
chính quyền quốc gia khác.
-Không can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của quốc gia khác.

4


-Mỗi quốc gia có quyền lựa chọn cho mình chế độ CT - KT phù hợp với hành chớnh
đất nước.
1.4.Nguyên tắc dân tộc tự quyết:
-Các quốc gia có quyền tự do lựa chọn cho mình chế độ kinh tế- chính trị phù hợp với
hành chớnh cụ thể mà không phụ thuộc vào bất kể một quốc gia nào.
.Cấm không được thống trị bóc lột dân tộc khác, phải xoá bỏ ngay lập tức chế độ thực
dân.
Các dân tộc thuộc địa có guyền sử dụng mọi biện pháp đấu tranh cần thiết giành độc
lập.
1.5.Không sử dụng sức mạnh hoặc đe doạ sử dụng sức mạnh
-Cấm chiến tranh xâm lược
-Cấm mọi hoạt động sử dụng sức mạnh đe doạ sử dụng sức mạnh để chống lại quốc
gia khác.

-Cấm sử dụng sức mạhh hoặc đe doạ sử dụng sức mạnh để giải quyết các tranh chấp
QT.
-Các quốc gia kiềm chế việc dùng sức mạnh để trả đũa.
1.6.Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp QT bằng phương pháp hoà bình
-Các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp QT bằng phương pháp hoà bình:
thông qua đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, những biện pháp hoà
bình khác.
-Các quốc gia giải quyết hoà bình các tranh chấp QT trên cơ sở bình đẳng về chính
quyền và phù hợp với tự do ý chí.
1.7.Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
Cùng nhau hợp tác để giải quyết vấn đè toàn cầu và tăng cường nghĩa vụ của các quốc
gia với nhau.
1.8. Nguyên tắc tôn trọng quyền cơ bản của con người:
Các quốc gia có nhiệm vụ tôn trọng, bảo vệ và bỡnh đẳng các quyền cơ bản của con
người trên cơ sở tất cả các lĩnh vực chính trị, Dõn sự , kinh tế, VH-XH.
1.9. Nguyên tắc thiện chí thực hiện các cam kết QT
-Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện một cách thiện chí những nhiệm vụ của mình đã
cam kết phù hợp với hiến chương Liờn hợp quốc và công pháp QT.

5


-Các QG không được viện dẫn vào Pháp luật quốc gia mình để từ chối thực hiện các
cam kết QT.
Trước tiên ta hãy giả định rằng nếu không có các nguyên tắc QT thì thế giới sẽ như
thế nào, sẽ xẩy ra chuyện gì giữa các quốc gia và các tổ chức QT trên thế giới.
Như nguyên tắc: Tôn trọng chủ quyền quốc gia. Nếu như không có nguyên tắc này thì
thế giới sẽ xẩy ra chuyện gì, các quốc gia sẽ tôn trọng nhau và trong mọi quan hệ quốc
gia nào cũng muốn kéo cái lợi về phần mình cho nên các tranh chấp sẽ xẩy ra và nếu
không tôn trọng chủ quyền quốc gia khác thì CT sẽ xẩy ra triền miên và loài người sẽ

khó có thể tồn tại trên trái đất và quốc gia và quốc gia cũng không tồn tại trên thế giới
và nếu không có quốc gia thì cũng không có PLQT. Nếu không có nguyên tắc này thì
sự toàn vẹn lãnh thổ các quốc gia sẽ không được đảm bảo.
Do đó, việc tộn trọng nguyên tắc này là nghĩa vụ bắt buộc của các quốc gia. Như
nguyên tắc: không sử dụng sức mạnh hoặc đe doạ sử dụng sức mạnh. Nếu không có
nguyên tắc này thì thế giới sẽ xảy ra các xung đột triền miên vì trên thế giới các nước
lớn thường muốn bành chướng sức mạnh của mình và muốn áp đặt sức mạnh của
mình nên nước khác để khống chế các nước nhỏ phụ thuộc vào mình. Do đó việc các
nước tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc này sẽ dẫn đến sự hoà bình hợp tác giữa các
nước và cùng nhau phát triển không kể nước lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo.
Câu 3: Nêu ý nghĩa nguyên tắc dân tộc tự quyết:
Nội dung chủ yếu của nguyên tắc dân tộc tự quyết
-Trong tuyên bố trao trả độc lập cho các nước và dân tộc thuộc địa của 43 thành viên
trong Đại Hội đồng LHQ đã khẳng định dứt khoát rằng tất cả các dân tộc đều có
quyền tự quyết tức là có quyền tự do quyết định cản trở quyền tự quyết của mình.
-Phải xoá bỏ chủ nghĩa thực dân.
-Nguyên tắc này có ý nghĩa pháp lý quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc.
Các dân tộc đã giành được độc lập CT và đã thành lập quốc gia độc lập của mình. Có
cơ sở pháp lý vững chắc để củng cố nền độc lập của mình, đấu tranh chống lại sự can
thiệp của CNĐQ nhằm giành hoàn thoàn chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ của mình.
#Nguyên tắc này có ý nghĩa pháp lý quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc.
Các dân tộc đã giành được độc lập CT và đã thành lập quốc gia độc lập của mình. Có

6


cơ sở pháp lý vững chắc để củng cố nền độc lập của mình, đấu tranh chống lại sự can
thiệp của CNĐQ nhằm giành hoàn toàn chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ của mình.
#Liên hệ với Việt Nam: Chú ý các mốc lịch sử quan trọng 2/9/1945; 1954; 1965 - *
Câu 4: Tại sao nói biển cả không phụ thuộc vào chủ quyền và quền TP của bất kỳ

quốc gia nào?
Trả lời:
Tất cả các quốc gia có biển đều có chủ quyền và quyền tài phán của mình trên vùng
biển của quốc gia mình
- Như vùng nội thuỷ:
+ B/chất pháp lý nội thuỷ được gắn liền với lục địa và được đặt dưới chủ quyền hoàn
toàn và đầy đủ tuyệt đối của quốc gia ven biển.
+ Chế độ đi lại đối với tàu thuyền nước ngoài:
Đối với tàu thuyền quân sự nước ngoài: bất kì tàu thuyền nước ngoài muốn vào nội
thuỷ đến phải xin phép trước và phải được phép của quốc gia mới được vào.
Khi đến Việt Nam để vào nội thuỷ tàu quân sự phải thực hiện qđịnh:
Tàu ngầm ở trạng thái nổi...
Đối với tàu dân sự: Cũng phải xin phép trước và được sự đồng ý của quốc gia.
- Lãnh hải: B/c pháp lý: các quốc gia có chủ quyền đầy đủ và hoàn toàn đối với lãnh
hải của mình cũng như * trời ở phía trên, đáy biển và vùng đất dưới.
+ Tàu thuyền nước ngoài được qua lại vô hại trong lãnh hải.
+ Quyền tài phán
- Vùng tiếp giáp lãnh haỉ: Là vùng nằm phía ngoài và tiếp giáp với lãnh hải quốc gia
ven biển, có bề rộng không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở.
B/c pháp lý:
- Có đặc quyền đánh cá, khai thác tài nguyên
- Có đặc quyền quản lý * môi trường
- Có đặc quyền thăm dò khai thác vùng biển phục vụ kinh tế và nghiên cứu khoa học
→ Vậy từ những nội dung trên của các vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven
biển ta có thể rút ra kết luận: Cùng xa bờ thì chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia
càng giảm dần và khi đến vùng biển quốc tế thì không có bất cứ quốc gia nào có

7



quyền thực hiện chủ quyền và quyền tài phán của mình trên đó. Vì đây là tài sản
chung của nhân loại, việc đi lại trên đó tuân theo nguyên tắc "tự do biển cả", tất cả tài
sản của vùng biển này thuộc sở hữu chung của toàn thể nhân loại.
Các quốc gia có quyền tự do biển cả, tự do hàng không, tự do đánh cả, tự do đặt dây
dẫn cáp, ống dẫn ngầm, xây dựng các công trình, tự do xây dựng các đảo nhân tạo, tự
do nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên khi thực hiện các quyền tự do của mình, các quốc
gia cũng phải có giới hạn, phải chú chú ý một cách hợp lý đến lợi ích của quốc gia
khác phù hợp với nguyên tắc CPQT.
→ Từ những nhận xét trên ta thấy công hải không phụ thuộc chủ quyền và quyền tài
phán của bất kì quốc gia nào.

Câu 6: Trình bày cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý quốc tế
1.1/. Cơ sở pháp lý: Là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định hành vi nào của chủ
thể được coi là hành vi vi phạm CPQT
Cơ sở pháp lý của TNPLQT được ghi trong các điều ước, tập quán, quyết định TAQT
* và các văn bản đơn phương của quốc gia.
1.2/. Cơ sở thực tế
- Hành vi vi phạm CPQT là cơ sở thực tế để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các
chủ thể của CPQT.
- Hành vi vi phạm CPQT có những dấu hiệu cụ thể
+ Là hành vi trái pháp luật
+ Thiệt hại xảy ra
+ NQH nhân quả giữa hành vi vi phạm CPQT và thiệt hại xảy ra.
+ Lỗi của hành vi vi phạm
2/. Tại sao?
Vì quốc gia la chủ thể cơ bản nhất của CPQT, quốc gia có đầy đủ hoàn toàn quyền tối
cao đối với các hành vi của quốc gia mình.
Do đó, quốc gia phải chịu trách nhiệm * pháp lý quốc tế.

8



Vì các cơ quan của Nhà nước mình, các công dân, tổ chức, đầy đủ là những cơ quan,
tổ chức đều thuộc quốc gia và quốc gia phải chịu trách nhiệm quốc tế đối với các tổ
chức, công dân, và cơ quan HC của mình.
- Quốc gia thực hiện vi phạm CPQT thông qua các cq Nhà nước: LP, HP, TP
- Quốc gia liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp công dân, pháp nhân nước mình
vi phạm CPQT nếu như quốc gia không can thiệp những hành vi vi phạm đó.
- Đối với hành vi vi phạm của các cơ quan, tổ chức nước ngoài, quốc gia chịu trách
nhiệm pháp lý quốc tế đối với hành vi vi phạm của các cơ quan, tổ chức nước ngoài
đóng trên lãnh thổ nước mình khi mà các cơ quan, tổ chức đó xâm phạm đến quốc gia
khác mà không có biện pháp ngăn chặn hay thông báo quốc tế.
Câu 7: So sánh quy chế pháp lý của nội thuỷ và lãnh hải
* Khái niệm: Nội thủy là vùng nước biển nằm phía trong đường cơ sở và giáp với bờ
biển tại đó quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối như
trên lãnh thổ đất liền.
* Khái niệm: Lãnh hải là vùng nước nằm tiếp liền với nội thuỷ và có bề rộng không
quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở.
+ Quy chế pháp lý của nội thuỷ:
- Bản chất PL: Nội thuỷ gắn liền với lục địa và được đặt dưới chủ quyền hoàn toàn,
đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia ven biển.
- Chế độ đi lại đối với tàu thuyền nước ngoài:
+ Đối với tàu quân sự: Về nguyên tắc bất kỳ thuyền nào của nước ngoài muốn vào nội
thủy của một nước ven biển đều phải xin phép trước và phải được phép mới được vào.
Khi đến lãnh hải vào nội thuỷ tàu quân sự thực hiện những quy định.
+ Đối với tàu dân sự: Phải đi đến một địa điểm đã quy định, chờ các lực lượng biên
phòng, y tế … làm các thủ tục nhập cảnh và dẫn đường vào cảng
- Quyền tài phán:
+ Tàu dân sự
+ Tàu quân sự


9


+ Quy chế pháp lý lãnh hải: quốc gia ven biển có chủ quyền đầy đủ, hoàn toàn đi lãnh
hải của mình cũng như đối với vùng trời ở phía trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới
đáy biển ở phía dưới lãnh hải.
+ Chế độ qua lại: Tàu thuyền nước ngoài được qua lại vô hại lãnh hải quốc gia ven
biển.
Qua lại có 3 trường hợp: Đi qua lãnh hải mà không vào nội thuỷ, đi qua lãnh hải vào
nội thuỷ, đi từ nội thủy qua lãnh hải và ra biển .
- Qua lại vô hại: Tàu thuyền đi trong tình trạng bình thường, liên tục, không dừng lại,
không thả neo, không có những hành vi vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển. Việc
qua lại phải nhanh chóng liên tục.
Về giống nhau:
- Nội thuỷ và lãnh hải đều là thuộc chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
- Đều phải tuân theo luật biển quốc tế
- Đều phải tuân theo pháp luật quốc gia
Về khác nhau:
- Nội thuỷ: Có chủ quyền hoàn toàn đầyđủ tuyệt đối tàu thuyền nước ngoài vào phải
xin phép trước.
- Lãnh hải: Có chủ quyền hoàn toàn đầy đủ. Khi vào lãnh hải không phỉa xin phép
trước. Và có thể đi qua lại vô hại.
Câu 8: CM Sự tiến bộ của CPQT hiện đại so với thời kì trước
Trả lời:
CPQT của các thời kỳ trước còn có rất nhiều điểm hạn chế so với CPQT hiện đại
* CPQT thời kỳ chiếm hữu nô lệ:
Trong thời kỳ này các nước giải quyết những mâu thuẫn chủ yếu bằng chiến tranh,
dùng chiến tranh để thể hiện sức mạnh. Trong thời kỳ này các bên tham chiến cũng đã
sử dụng các tạm ước để đình chiến nhưng hiệu lực của nó thấp. CPQT còn tản mạn,

mang tính chất khu vực. CPQT chung cho các quốc gia chưa có *chế đối với khu vực.
Các chế định chỉ mang tính tập quán chưa thể hiện bằng các chế độ pháp lý.
* CPQT thời kỳ phong kiến: Ở thờ kỳ này chiến tranh xay ra liên miên.. các vua chúa
và địa chủ là chủ thể của CPQT, chủ quyền quốc gia là chủ quyền của vua. Các chế

10


định pháp lý cũng phát triển hơn so với chế độ nô lệ. Đã ban hành được các luật và
quy định một số quyền cụ thể trong chiến tranh: quyền đặc quyền sứ giả, tôn trọng
cam kết quốc tê…
Tuy nhiên, trong thời kỳnày CPQT cũng chỉ là của các vua chúa quan hệ với nhau,
quyền của quốc gia là quyền của vua, quan hệ bình đẳng giữa vua với vua.
* CPQT thời TBCN: các nguyên tắc và quy phạm CPQT được quy định rộng rãi và
khởi đầu cho sự ra đời của CPQT chung cho toàn thế giới.
Tuy nhiên nó vẫn còn hạn chế là quy định chỉ có quốc gia văn minh mớilà chủ thể của
CPQT còn các quốc gia Á, Phi thì bị coi là cần phải khai phá.
Trong thời kì này đã xuất hiện các luật chiến tranh, luật ngoại giao và lãnh sự tiếp tục
phát triển cao hơn…
CNQĐ xuất hiện → CPQT bị chuyển sang phản động. áp dụng chính sách thuộc địa
đối với các quốc gia khác → vi phạm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh
thổ quốc gia. Sử dụng các biệp pháp quân sự, vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn. Một
hiện tượng là CNĐQ thường can thiệp một cách trắng trợn vào công việc nội bộ quốc
gia khác.
* Trong CPQT hiện đại đã có sự tiến bộ vượt bậc so với các thời kì trước. CPQT hiện
đại ra đời từ sau CM T10 Nga thành công. Hàng loạt các chế định phản động của thời
kì trước bị xoá bỏ. CPQT xuất hiện những chế định dân chủ và tiến bộ.
- Tiến bộ về nội dung: CPQT hiện đại đã quy định những nguyên tắc hết sức tiến bộ
và áp dụng chung cho cả thế giới. Như nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia,
nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ quốc gia khác…

- Tiến bộ về hình thức: Thời kì trước nguồn của CPQT chủ yếu là tập quán pháp thì
trong CPQT hiện đại nguồn của nó là điều ước quốc tế được áp dụng thống nhất tren
phạm vi toàn cầu chứ không mang tính khu vực như thời kì trước.
Câu 9: Trình bày khái niệm và quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia
* KN: lãnh thổ quốc gia là bộ phận cấu thành của quốc gia, bao gồm vùng đất, vùng
nước, vùng trời phía trên và lòng đất phía dưới thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và
tuyệt đối của một quốc gia nhất định.

11


Ngoài ra tất cả các tàu biển máy bay, tàu vũ trụ có mang cờ hay dấu hiệu đặc biệt khác
của quốc gia, cq đại diện ngoại giao, đường ống dẫn công trình, thiết bị của quốc gia
nằm ngoài lãnh thổ quốc gia … nhưng được Luật quốc tế.
* Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia
+ Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ. Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn
đầy đủ và tuyệt đối với lãnh thổ của mình gọi là quyền tối cao của quốc gia đối với.
+ Nguyên tắc bất khả xâm phậm toàn vẹn lãnh thổ: Bất khả xâm phạm lãnh thổ quốc
gia có nghĩa là không được xâm phạm lãnh thổ của một quốc gia dưới bất kì hình thức
nào. Còn toàn vẹn lãnh thổ có nghĩa là nghiêm cấm chia cắt lãnh thổ hoặc xâm chiếm
một phầnlãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào.
Nội dung nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia:
- Nghiêm cấm xâm chiếm lãnh thổ bằng bất cứ cách hào
- Biên giới quốc gia là ổn định và bất khả xâm phạm.
- Không được sử dụng lãnh thổ quốc gia khi khôn có sự đồng ý của quốc gia chủ nhà
* Nội dung quy chế pháp lý
- Quốc gia có toàn quyền trong việc định đoạt và lựa chọn một chế độ chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội … trên phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia mình.
- Quốc gia có toàn quyền trong việc xây dựng pháp luật trên phạm vi toàn lãnh thổ
quốc gia.

- Quốc gia có quyền SH hoàn toàn và riêng biệt đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên ở
lãnh thổ quốc gia mình.
- Quốc gia có quyền tài phán đối với mọi cá nhân, pháp nhân vi phạm Pháp luật trên
lãnh thổ quốc gia mình, trừ trường hựp điều ước quốc tế mà quốc gia đã kí kết hoặc
tham gia có quy định khác.
- Quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết nhằm xử lý hoặc ngăn
ngừa các vi phạm PL điều ước quốc tế mà quốc gia đã kí kết hoặc tham gia có quy
định khác.
Câu 10: Trình bày nội dung và ý nghĩa nguyên tắc không sử dụng sức mạnh hoặc
đe dọa sức mạnh trong quan hệ quốc tế
Trả lời:

12


* Nội dung:
- Cấm mọi hoạt động sử dụng sức mạnh hoặc đe doạ sử dụng sức mạnh để chống lại
các quốc gia khác.
- Cấm sử dụng sức mạnh hoặc đe doạ sử dụng sức mạnh để giải quyết các tranh chấp
quốc tế.
- Các quốc gia kiềm chế việc dùng sức mạnh để kiềm chế.
Liên Hợp quốc quyđịnh tất cả thành viên LHQ từ bỏ đe doạ bằng vũ lực hoặc sử dụng
vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập
của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với mục đích LHQ
* Ý nghĩa:
* Nội dung nguyên tắc hoà bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Điều 2 Khoản 3 Hiến chương LHQ quy định: Tất cả các nước thành viên LHQ giải
quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại
hoà bình, an ninh thế giới và công lý.
- Các quốc gia giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế thông qua một trong các

biện pháp sau: đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án những phương
pháp hoà bình khác mà các bên lựa chọn.
Câu 11: Tại sao đặt ra vấn đề trách nhiệm pháp lý quốc tế trong CPQT?
Trả lời:
- Về lý thuyết, mục đích cuối cùng của sự đ/c PL là thiết lập một trật tự chung trong
toàn bộ đời sống xã hội. Nhưng trật tự pháp luật sẽ chỉ được thiết lập khi mọi biểu
hiện vi phạm PL được xử lý kịp thời và nghiêm khắc. Chính vì thế CPQT phải đặt ra
vấn đề TNPL quốc tế, như một biện pháp cưỡng chế buộc chủ thể vi phạm phải gánh
chịu các hậu quả bất lợi do hành vi vi phạm CPQT. Và thông qua đó trật tự PL quốc tế
mới được duy trì và củng cố.
- Nếu trong công pháp quốc tế mà không đặt ra vấn đề trách nhiệm pháp lý quốc tế
CPQT sẽ như thế nào? CPQT được hình thành trên cơ sở các chủ thể, các bên tham
gia kí kết điều ước quốc tế trê cơ sở bình đẳng, tự nguyện do đó các bên có trách
nhiệm thực hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ, do đó hình thức xử lý là phải gánh chịu

13


những hậu quả mà các bên gây ra. Những quy định chế tài đó đã được các bên thoả
thuận và được ghi nhận trong những điều ước quốc tế mà các bên kí kết.
- Tại sao phải đặt vấn đề trách nhiệm quốc tế là bởi vì nội dung của nó
+ Các chủ thể CPQT có hành vi vi phạm CPQT hoặc không thực hiện cam kết quốc tế
phải bồi thường thiệt hại xảy ra là thi hành các biện pháp có hiệu quả nhằm bảo đảm
không tái phạm trong tương lai.
+Bên bị hại có quyền yêu cầu các chủ thể vi phạm nhiệm vụ phải thực hiện trách
nhiệm pháp lý quốc tế và phải bồi thường thiệt hại nếu có * xảy ra.
Câu 12: Tại sao nói quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu của CPQT
Trả lời:
- Trước hết ta phải khẳng định với nhau rằng nếu không có quốc gia thì cũng không có
CPQT, sự tồn tại của quốc gia cũng là sự tồn tại của CPQT.

- Trong suốt chiều dài lịch sử của CPQT số lượng chủ thể luôn luôn thay đổi, nhưng
quốc gia vẫn là chủ thể của CPQT. Như trong thời kì chiếm hữu nô lệ thì bên cạnh
quốc gia là chủ thể của CPQT còn có nhà vua, mọi quyết định của nhà vua cũng làm
thay đổi những quan hệ quốc tế. Sang thời kì TBCN thì nhà vua, nhà thờ, lãnh chúa
không còn là chủ thể của CPQt xuất hiện các tổ chức quốc tế liên chính phủ, chủ thể
này là sự liên kết giữa các quốc gia cùng nhau giải quyết những vấn đề mà một quốc
gia không thể làm được . Sang thời kì CPQTHĐ, do phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc của các nước và dân tộc thuộc địa lên cao, thêm vào đó CPQT còn có nguyên
tắc “dân tộc tự quyết” nên xuất hiện loại chủ thể mới tồn tại bên cạnh quốc gia, tổ
chức liên chính phủ đó là dân tộc đấu tranh nhằm thực hiện quyền tự quyết dân tộc.
- Thông qua việc phân tích các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể ta có thể rút ra kết
luận: DT đấu tranh giành quyền tự quyết dân tộc là chủ thể đặc biệt của CPQT, bởi nó
chưa phải là quốc gia mà chỉ đang trong quá trình hình thành quốc gia, mọi động thái
củanó khi tham gia vào các quan hệ quốc tế chủ yếu nhằm mục tiêu đẩy nhanh quá
trình hình thành quốc gia. T/c QT liên chính phủ là chủ thể hạn chế bởi nó được chính
các quốc gia thành lập, sự tồn tại của nó phụ thuộc vào ý chí của quốc gia thành viên,
hơn nữa nó chỉ tham gia quan hệ quốc tế trong các lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ
của mình. Trong khi đó căn cứ vào quyền và nvụ của quốc gia thì quốc gia có đầy đủ

14


tư cách tham gia vào mọi hoạt động của đời sống quốc tế trên tất cả các lĩnh vực mà
không có bất kì hạn chế nào.
Câu 13: So sánh CPQT và TPQT:
- CPQT: Là hệ thống các nguyên tắc và QPPL do các quốc gia và chủ thể khác của
CPQT thoả thuận xây dựng lên, bảo đảm thi hành trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng
để đ/c các quan hệ giữa các quan hệ quốc tế.
- TPQT: Là tổng thể các nguyên tắc phát triển các quan hệ quốc tế
Xây dựng nên hoặc quốc gia tự ban hành theo thủ tục, trình tự luật định các quan hệ

DS có yếu tố nước ngoài nhằm ổn định, duy trì, giao lưu quan hệ DS, quan hệ hôn
nhân gia đình, thương mại … thúc đẩy nó phát triển
*Giống nhau:
- Cả CPQT và TPQT đều điều chỉnh quan hệ xã hội mang tính chất quốc tế. Trong
sinh hoạt quốc tế, những nguyên tắc cơ bảncủa CPQT là nền tảng, là cơ sở cho sự hợp
tác giao lưu quan hệ quốc tế các chủ thể với nhau. Cũng chính vì thế TPQT phải tuân
theo những nguyên tắc cơ bản của CPQT.
* Khác biệt:
- Đối tượng điều chỉnh:
+ TPQT là các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học –kỹ thuật giữa các chủ thể
của CPQT với nhau.
+ CPQT là các quan hệ dân sự cơ yếu tố nước ngoài.
- Chủ thể của CPQT là các quốc gia, dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết dân
tộc và t/c quốc tế Liên Chính phủ, trong đó quốc gia la chủ thể chủ yếu.
+ TPQT: là các cá nhân pháp nhân và các quốc gia, dân tộc đang đấu tranh giành
quyền tự quyết dân tộc, tổ chức quốc tế liên Chính phủ và tổ chức phi Chính phủ,
trong đó cá nhân, pháp nhân là chủ thể chủ yếu.
- Nguồn:
+ CPQT: Điều ước quốc tế và các tập quán quốc tế
+ TPQT: Cả điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và PL quốc gia
CPQT điều ước quốc tế là nguồn chủ yếu.
TPQT VBPLQG là nguồn chủ yếu.

15


- Phương pháp điều chỉnh:
+ CPQT: quyền bình đẳng về chủ quyền của quốc gia
+ TPQT: Đây là các giao lưu dân sự có yếu tố nước ngoài
- Biện pháp cưỡng chế:

+ CPQT không qđ cụ thể các biện pháp cưỡng chế vì không có cq giải quyết đứng tên
các quốc gia. Vì nó xuất phát từ nguyên tắc “bình đẳng, thoả thuận, tự nguyện”.
+ QPQT:
- Quy định cụ thể các biện pháp cưỡng chế
- Sử dụng các VBQPPL của quốc gia để giải quyết.
Câu 14: Trình bày khái niệm và thủ tục kí kết điề ước quốc tế? Việc thực hiện các
điều ước quốc tế được dựa trên nguyên tắc nào, tại sao?
Trả lời:
* Khái niệm:
Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế do các quốc gia và các chủ thể khác của
CPQT thiết lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thoả thuận giữa các chủ thể của
CPQT nhằm xác lập, thay đổi, hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp chế.
*Thủ tục kí kết điều ước quốc tế:
*KN kí kết điều ước quốc tế: Là việc cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền thực
hiện * lý từ đàm phán, kí kết, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập cho đến khi điều
ước quốc tế có hiệu lực.
* Quy trình:
- Đàm phán:
+ Là việc các bên trao đổi, đề xuất ý kiến trên cơ sở bình đẳng thoả thuận, nhằm xây
dựng lên nội dung của điều ước quốc tế và những vấn đề có liên quan
+ Ở nước ta thẩm quyền quyết định đàm phán được quyết định:
. Chủ tịch nước quyết định đàm phán điều ước quốc tế kí kết với dạnh nghĩa Nhà
nước.
. Chính phủ quyết định đàm phán điều ước quốc tế kíkết với danh nghĩa Chính phủ.
. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc TANDTC, VKDNDTC đàm phán.

16


. Thủ trưởng Bộ, ngành quyết định đàm phán với danh nghĩa Bộ, ngành - Kí điều ước

quốc tế.
+ Kí điều ước quốc tế là việc đại diện của các bên kí vào văn bản điều ước nhằm xác
nhận chính thức với nhau về nội dung của điề ước quốc tế.
+ Kí dưới nhiều hình thức:
- Kí tắt: Là hình thức xác nhận về nội dung mang tính chất kĩ thuật của người đại diện
cho nhóm đàm phán
- Kí chính thức: Là hình thức xác nhận về nội dung mang tính pháp lý của người có
thẩm quyền.
+ Ở nước ta việc kí kết cũng như việc đàm phán
- Phê chuẩn:
+ Phê chuẩn là hành vi của cơ quan Nhà nước cao nhất tỏ sự đồng ý, sự chấp nhận đối
với hiệu lực của điều ước quốc tế mà trước đó đã được đại diện của Nhà nước mình
kí.
+ Những trường hợp phê chuẩn của Việt Nam …
+ Thẩm quyền phê chuẩn thuộc về chủ tịch nước, QH phê chuẩn trong những trường
hợp cần thiết theo đề nghị của Chủ tịch nước.
- Phê duyệt:
+ Là hành vi pháp lý có ý nghĩa tương tự như phê chuẩn nhưng được đặt ra đối với
điều ước quốc tế kí với danh nghĩa Chính phủ hoặc danh nghĩa Bộ, Ngành.
+ Các trường hợp phê duyệt.
+ Thẩm quyền phê duyệt thuộc về Chính phủ
- Gia nhập điều ước quốc tế:
+ Là việc một chủ thể chấp nhận sự ràng buộc đối với mình ca* của một điều ước
quốc tế đã phát sinh hiệu lực pháp luật mà mình hiện tại chưa là thành viên.
* Điều kiện gia nhập
+ Thẩm quyền gia nhập điều ước quốc tế: Chủ tịch nước, Chính phủ
- Bảo lưu điều ước quốc tế:
+ Sự cần thiết: Để đảm bảo sự tham gia đông đảo của các quốc gia vào điều ước quốc
tế nhiều bên vì lợi ích hoà bình, an ninh và hợp tác quốc tế.


17


+ Bảo lưu có quyền tuyên bố đơn phương do một bên tham gia điều ước thực hiện khi
kí, phê duyệt, phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên nhằm loại trừ hoặc
thay đổi hệ quả pháp luý của một số điều khoản nhất định của điều ước quốc tế
- Đăng kí điều ước quốc tế: Được tiến hành bởi Ban thư kí LHQ nhằm công bố rộng
rãi nội dung điều ước quốc tế và các chủ thể khác có nhiệm vụ tôn trọng
*Việc thực hiện điều ước quốc tế dựa trên nguyên tắc: Tự nguyện thực hiện các cam
kết quốc tế là nguyên tắc cơ bản. Bởi vì mỗi điều ước có hiệu quả và có giá trị ràng
buộc đối với tất cả các bên tham gia điều ước đó và các bên phải nghiêm chỉnh thi
hành. Đồng thời các quốc gia cũng không được viện dẫn. Vào PL trong nước đề từ
chối thực hiện các điều ước quốc tế mà mình tham gia kí kết.
Câu 15: Trình bày KN, đặc điểm của sự công nhận chủ thể CPQT
*KN: Là hành vi pháp lý chính trị của quốc gia công nhận dựa trên những động cơ
nhất định mà chủ yéu là những động cơ về chính trị, kinh tế … nhằm xác nhận sự tồn
tại của một thành viên mới trong cộng đồng quốc tế đồng thời thông qua hành vi pháp
lý – chính trị đó mà quốc gia công nhận thể hiện ý định hoặc sự mong muốn được
thiết lập, quan hệ hợp tác về nhiều mặt đối với quốc gia được công nhận.
* Đặc trưng:
- Sự công nhận là hành vi pháp lý chính trị
- Sự công nhận dựa trên những động cơ nhất định mà chủ yếu là những động cơ chính
trị.
- Sự công nhận khẳng định quan điểm của quốc gia công nhận muốn thiét lập quan hệ
bình thường và ổn định trong * với quốc gia được công nhận.
* Sự công nhận không quyết định đến tư cách chủ thể của một thành viên mới vì:
- Về chính trị: Nếu sự công nhận có lợi thì họ mới công nhận.
- Về pháp lý: Dựa trên cơ sở của luật pháp QT
- Sự công nhận: + Dựa trên những động cơ nhất định
+ Nhằm thiết lập quan hệ hoặc khẳng định lại quan hệ

+ Quyết định tư cách chủ thể là: + Dân sự
+ Lãnh thổ
+ Chủ quyền quốc gia

18


Câu 16: Tại sao nói nội thuỷ thuộc chủ quyền hoàn toàn đầy đủ và riêng biệt,
nhưng lãnh hải chỉ thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia ven biển.
*Quy chế pháp lý của nội thuỷ
* Nội thuỷ là vùng nước biển nằm trong đường cơ sở và tiếp liền với bờ biển
+ Quy chế pháp lý:
- Chế độ đi lại: Hết sức nghiêm ngặt dù là tàu quân sự hay dân sự muốn vào nội thuỷ
của một nước thì phải xin phép trước và chỉ được vào nội thuỷ của một nước khi được
quốc gia ven biển chấp nhận.
Các tàu khi đi vào nội thuỷ phải theo hướng dẫn của hoa tiêu.
- Quyền tài phán: Chỉ áp dụng đối với hành vi biểu hiện ra bên ngoài con tàu, còn
hành vi xảy ra trong tàu thì nó sẽ tuân theo pháp luật của nước mà tàu mang cờ.
- Tàu quân sự được hưởng quyền miễn trừ tư pháp một cáh tuyệt đối nếu có vi phạm
PL thì chỉ bị trục xuất ra khỏi nội thuỷ.
- Bản chất pháp lý của nội thuỷ: Đây là một bộ phận cấu thành nên lãnh thổ quốc gia
thuộc chính quyền hoàn toàn đầy đủ và riêng biệt của quốc gia ven biển.
* Quy chế pháp lý lãnh hải
+ lãnh hải là nguồn tiếp liền với nội thủy và có bề rộng không quá 12 hải lý tính từ
đường cơ sở.
+ Quy chế pháp lý:
- Chế độ đi lại: ở trong lãnh hải thì tàu chuyền nước ngoài được quyền qua lại vô hại.
- Quyền tài phán: Giống nội thuỷ
- Báo cáo pháp lý: Đây là một bộ phận cấu thành nên lãnh thổ quốc gia thuộc chủ
quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia ven biển, nó chỉ có một ngoại lệ duy nhất là

mất đi tính riêng biệt là cường độ qua lại vô hại
Vậy ở lãnh hải quốc gia ven biển chỉ t/h chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ chứ không
tuyệt đối như ở nội thuỷ vì ở lãnh hải có đủ thiệt so với nội thuỷ là ở cường độ qua lại
vô hại. Nếu như tàu thuyền nước ngoài muốn vào nội thủy phải xin phép thì vào lãnh
hải thì tàu thuyền được phép qua lại vô hại.
Qua lại vô hại bao gồm: 2 nội dung

19


+ Qua lại: đi qua lãnh hải mà không vào nội thuỷ, đi qua lãnh hải vào nội thuỷ, đi từ
nội thuỷ qua lãnh hải và ra biển.
+ Qua lại không gây hại: Tàu thuyền đi trong tình trạng bình thường, liên tục không
dừng lại, không thả neo, không có những hành vi vi phạm pháp luật của quốc gia ven
biển. Việc qua lại phải nhanh chóng liên tục.
Câu 17: So sánh quy chế PL nội thuỷ và lãnh hải (giống câu 7)
Câu 18: Phân tích nội dung, ý nghĩa nguyên tắc "dân tộc tự quyết"
- Tại Điều 1 Khoản 2 của Hiến chương LHQ ghi rõ mục đích LHQ là phát triển quan
hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự
quyết. Ngày 14/12/1960, Đại HĐ LHQ đã thông qua bản tuyên bố trao trả độc lập cho
các nước và dân tộc thuộc địa. Tuyên bố khẳng định một cách dứt khoát, tất cả các dân
tộc đều có quyền tự quyết, tức là tự do quyết định vận mệnh chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội của mình. Không một thế lực nào dưới bất kì lý do nào có quyền cản trở
các dân tộc thực hiện quyền tự quyết của mình. CN thực dân dưới mọi hình thức và
mọi biểu hiện đều trái với mục đích, nguyên tắc Hiến chương LHQ. Do đó, phải xoá
bỏ một cách không chậm trễ và không điều kiện.
- Ý nghĩa: có một ý nghĩa chính trị - Pháp lý quan trọng đặc biệt đối với giải phóng
dân tộc. Các dân tộc đã giành được độc lập chính trị và đã thành lập được quốc gia
độc lập của mình, có cơ sở pháp lý vững chắc để củng cố nền độc lập chính trị của
mình và đấu tranh lại sự can thiệp của CNĐQ nhằm giành được chính quyền hoàn

toàn là riêng biệt trên toàn bộ lãnh thổ của mình.
Câu 19: Hãy trình bày các phương thức hướng quốc tịch theo pháp luật Việt
Nam hiện hành, pháp luật Việt Nam về vấn đề quốc tịch có sử dụng phương thức
hướng quốc tịch theo sự lựa chọn hay không? Chưng minh bằng mọi ví dụ cụ
thể?
*Các phương thức hưởng quốc tịch: theo luật quốc tịch Việt Nam năm 98:
A.Hưởng quốc tịch theo sự sinh để:

20


+Theo nguyên tắc huyết thống: thì đứa trẻ sinh quốc tịch VN khi có cha và mẹ là
người VN, bất luận được sinh ở đâu. Và đứa trẻ sinh ra có quốc tịch VN, bất luận nơi
sinh ở đâu nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:
Có cha hoặc mẹ là người VN còn người kia không có quốc tịch.
Có mẹ là công dân VN, còn người kia không rõ là ai,
+Theo nguyên tắc nơi sinh: VN sử dụng nguyên tắc này 1 cách hạn chế #cha mẹ là
người không quốc tịch nhưng có nơi thương trú ở VN. Có mẹ là người không quốc
tịch nhưng có nơi thương trú tại VN, không rõ cha là ai. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em
được tìm thấy trên lãnh thổ VN.
B.Theo sự gia nhập:
+do xin vào quốc tịch VN: thì phải thoả mãn các điều kiện sau đây:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Tồn trọng pháp luật và truyền thống dân tộc VN.
Biết tiêng việt để hoà nhập cùng cộng đồng.
Đã cư trú ở VN ít nhất 5 năm.
Có khả năng tự đảm bảo cuộc sống ở VN.
+Do kết hôn, do được nhận làm con nuôi, có lợi cho nhà nước VN, có công lao đóng
góp xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN, thì sẽ được nhập quốc tịch VN khi thoả mãn điều
kiện thứ nhất và thứ 2 của điều trước.

C.Theo sự phục hồi quốc tịch được áp dụng đối với những người trước đây có quốc
tịch VN đã mất quốc tịch này muốn quay trở lại thuộc các trường hợp sau:
+Xin hồi hương.
+Có vợ, chồng cha mẹ là người VN.
+Có công lao, có lợi ích cho nhà nước VN.
D.Theo sự lựa chọn, chỉ đặt ra khi cha hoặc mẹ là người VN còn người kia là người
nước ngoài.
-Pháp luật VN áp dụng việc hưởng quốc tịch theo sự lựa chọn, khi cha hoặc mẹ là
người VN, còn người kia là người nước ngoài.

21


Câu 21:Trình bày vai trò của Liên hợp quốc trong việc gìn giữ hoà bình và an
ninh quốc tế?
LHQ là một tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nayvới sự gia tăng của gần 200 quốc gia đã
tạo nên những mối liên hệ hữu nghị giúp đỡ nhau cùng phát triển đặc biệt là tính chất
LHQ có vai trò rất lớn trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới. Vai trò này dược
thể hiện qua các khía cạnh sau đây:
1.Vai trò thực hiện thông qua lịch sử hình thành của LHQ
-Đầu năm 1945 khi chiến tranh thế giới 2 sắp kết thúc hội nghị tam cương(Anh, Mỹ,
Xô) họp tại Yanta Miền nam Liên xô đã quyết định thành lập ra 1 tổ chức Liên hợp
quốc để duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
-Để thực hiện nghị quyết trên ngày 25/4-26/4 năm 1945 đại biểu 50 nước trên thế giới
đã họp tại Xan phan xixcô để thông qua hiến chương Liên hợp quốc và thành lập tổ
chức liên hợp quốc.
-Ngày 24/10/45 quốc hội của 5 nước lớn Liên Xô, Mỹ,Anh,Pháp, Trung quốc, đã
thông qua ban hiến chương và ngày 24/10 trở thành ngày thành lập Liên hợp quốc.
-Trong hiến chương liên hợp quốc quy định mục đích cao nhất là nhằm duy trì hoà
bình, an ninh thế giới, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc, các

nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự
quyết.
Như vậy lịch sử thành lập của liên hợp quốc cũng phần nào nói lên quy luật vận động
tiến bộ của thế giới trong việc hướng tới 1 nên hoà bình và an ninh trên toàn thế giới.
+Mặt lý thuyết thì liên hợp quốc cũng có vai trò to lớn trong việc giữ gìn và duy tri
hoà bình, an ninh trên thế giới thông qua các cơ quan và nguyên tắc hoạt động của
mình.
-Trong nguyên tắc hoạt động đã nêu lên vai trò to lớn của luên hợp quốc.
+Nguyên tắc chủ quyền, bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.
+Nguyền tắc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chủ quyền của tất cả các nước.
+nguyền tắc giải quyết các trành chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình.
+Nguyên tắc chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc.
+Liên hợp quốc không can thiệp vào công việc nội vụ của quốc gia nào.

22


2.Vai trò cảu LHQ thể hiện thông qua những chức năng, nhiệm vụ, mục đích hoạt
động cũng như hệthống các nguyên tắc hoạt động của tổ chức này.
-Có thể nói mục đích lớn nhất của LHQ trong quá trình hoạt động là duy trì hoà bình
và an ninh quốc tế trên phạm vi toàn thế giới tậpthể có hiệu quả để phòng ngừa và loại
trừ mối đe doạ hoà bình, cấm mọi hànhvi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều
chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế. Có
thể đưa đến sự phá hoại hoà bình bằng phương pháp hoà bình theo úng nguyên tắc
cảucông lý và pháp luật quốc tế.
-Với mục đích này LHQ đã trở thành bức dào ngăn chặn chiến tranh đổ vào các nước
một cách vững chắc, nó toạ nên sức mạnh đoàn kết giữa các dântộc ưu chuộng hoà
bình trên thế giới để chống lại những âmmưu gâychiến có cơ hội thực hiện ý đồ thôn
tính của mình.
-Tổ chức LHQ ra đời đã thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa các dântộc trên cơ sở tôn

trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết cảucác dân tộc và áp dụng nhữn g biện pháp
phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới.
-THực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế-xã
hội, văn hoá và lãnh đạo, khuyến khích **sự tôn trọng các quyền của con người.
-LHQ còn trở thành trung tâm phối hợp hành động của các dântộc, nhằm đạt được các
mục đích nói trên đặcbiệt là vấn đề gìn giữ hoà bình và an ninh thế giới.
*Vai trò duy trrì hoà bình và an ninh thế giới của LHQ được thể hiện thông qua hoạt
động của các cơ quan cảutổ chức LHQ đặc biệt là hoạt động của Hội đồng bảo an có
vai trò trực tiếp trong việc duỷ tì hoà bình và an ninh thế giới, hội đồng bảo an lúc đầu
sẽ khuyến khích các bên giải quyết xung đột bằng phương pháp hoà bình khikhông
còn mềm dẻo được nữa thì sẽ trừng phạt nhẹ là cắt đứt quan hệ ngoạigiao, baovây cấm
vận kinh tế và ở mức nặng là trừng phạt bằng quân sự.
Còn cơ quan Đại Hội đồng là cơ quan lớn nhất của LHQ nhưng là gián tiếp thực hiện
vai trò giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới, những nguyên tắc chung về hợp tác dể
duy trì hoà bình kể cả để giải trừ quân sự và các vấn đề khác.
-Vai trò của liên hợp quốc được thể hiện cụ thể ở từng cơ quan của nó trong đó quan
trọng nhất là hợp đồng bảo an liên hợp quốc, đây là cơ quan quan trọng nhất hoạt
động thường xuyên chịu trách nhiệm chính về duy trì nền hoà bình, an ninh quốc tế

23


mọi nghị quyết của hội đồng bảo an phải được thông qua bởi 5 thành viên thường
trực.
-Bên cạnh đó là đại hội đổng lien hợp quốc là hội nghị của tất cả các hội viên họp 1
năm 1 lần để thảo luận và giải quyết các vấn dề có liên quan đến hiến chương quy
định.
+Ban thư ký là cơ quan hành chính của liên hợp quốc đứng đầu là tổng thư ký do đại
hội đồng bầu ra.
+Ngoài ra liên hợp quốc còn hàng trăm tổ chức thành viên, các tổ chức này đều có vai

trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
+Về mặt thực tế qua 53 năm hoạt động, thì liên hợp quốc đã có trên 185 nước thành
viên, đây là tổ chức quốc tế lớn nhất có vị trí quan trọng nhất, nó đóng góp quan trọng
vào việc giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới, thúc đẩy giải quyết các tranh chấp bằng
phương pháp hoà bình trong đó giải quyết được 85 xung đột khu vực, 77 xung đột
giữa các quốc gia, biên giới... liên hợp quốc còn phát triển các mối quan hệ giao lưu
hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hoá và giúp đỡ các nước đang phát triển.
Câu 22: Trình bày quy chế của thềm lục địa? Tại sao nói thềm lục địa là quyền
chủ quyền của quốc gia ven biển.
* KN: Thềm lục địa là vùng đáy và lòng đất dưới đáy biển ngoài lãnh hải kéo dài từ
nhiên của đất liền của quốc gia ven biển đến mép ngoài của rìa lục đại hoặc đến 200
hải lý tính từ đường cơ sở để đo chiều rộng lãnh hải khi mép ngoài rìa lục địa không
kéo ra đến chiều rộng
* Quy chế pháp lý:
- Có quyền chủ quyền về mặt thăm dò và khai thác các nguồn lợi thiên nhiên của thềm
lục địa.
- Quốc gia ven biển có toàn quyền trong việc cho phép và điều chỉnh việc thăm dò,
khoan thềm lục địa...
- Quốc gia ven biển có toàn quyền trong việc tiến hành các biện pháp thích hợp để bảo
vệ môi trường,*
- Ngoài ra: quyền tự do bay, tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm.
* Tại sao nói thềm lục địa là quyền chủ quyền của quốc gia ven biển.

24


- Một trong những nguyên tắclàm nền tảng xây dựng luật biển quốc tế "biển cả là tài
sản chung của nhân loại, áp dụng cho cả các nước có biển và không có biển" → Tất cả
các quốc gia trên thế giới đều có quyền tự do biển cả. Xuất phát từ nguyên tắc này thì
biển cả không thể chỉ là thuộc về quốc gia ven biển, mà trên đó lợi ích của các quốc

gia khác cũng được đảm bảo.
- Từ những quy chế pháp lý trên ta thấy: Đây là vùng biển lưỡng cực, có nghĩa là quốc
gia ven biển có quyền chủ quyền trên một số lĩnh vực, nhưng quốc gia khác cũng có
quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt ống dây cáp ... Chính yếu tố này
làm cho quốc gia ven biển không có cq hoàn toàn đầy đủ trong vùng thềm lục địa mà
chỉ có quyền chủ quyền đối với vùng ven biển đó.

25


×