Tải bản đầy đủ (.doc) (163 trang)

Nghiên cứu sự biểu hiện mRNA của gen CIZ1b, VEGF và đột biến EGFR với nhiễm virus merkel cell ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.67 MB, 163 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y
N VĂN HOÀN

HỒ VĂN SƠN

NGHIÊN CỨU SỰ BIỂU HIỆN mRNA CỦA GEN CIZ1b,
VEGF VÀ ĐỘT BIẾN EGFR VỚI NHIỄM VIRUS
MERKEL CELL Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI
KHÔNG TẾ BÀO NHỎ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN VĂN HOÀN
HỒ VĂN SƠN

N VĂN HOÀN
NGHIÊN CỨU SỰ BIỂU HIỆN mRNA CỦA GEN CIZ1b,
VEGF VÀ ĐỘT BIẾN EGFR VỚI NHIỄM VIRUS


MERKEL CELL Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI
KHÔNG TẾ BÀO NHỎ

Chuyên ngành: Khoa học y sinh
Mã số: 9 72 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Nguyễn Lĩnh Toàn
2. TS. Ngô Tất Trung


HÀ NỘI – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng bản
thân tôi, tất cả các số liệu trong luận án hoàn toàn trung thực và chưa công bố
trong bất kỳ công trình nào.

TÁC GIẢ

Hồ Văn Sơn


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Đảng ủy, Ban Giám đốc
Học viện Quân y, Bộ môn Sinh lý Bệnh, Phòng Sau Đại học, Học viện Quân y
đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Quân y

175, Trung tâm tư vấn di truyền và sàng lọc ung thư (CGC), Trung tâm nghiên
cứu y học Việt Đức (VG-CARE), Khoa Sinh học phân tử (C17) bệnh viện Trung
ương Quân đội 108 và các cơ quan chức năng đã tạo mọi điều kiện cho tôi học
tập và thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với GS.TS. Nguyễn Lĩnh Toàn và TS.
Ngô Tất Trung, hai thầy hướng dẫn khoa học, đã tận tụy dành thời gian, trí
tuệ, công sức giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn chỉnh luận án.
Tôi chân thành cảm ơn Trung tâm chẩn đoán và điều trị ung bướu, Khoa
Sinh hoá Bệnh viện Quân y 175 đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này chúng tôi chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã
ủng hộ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi dành tình cảm biết ơn sâu sắc tới gia đình, bố mẹ và vợ con đã luôn
động viên, giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án.
TP Hồ Chí Minh 03/2020

Hồ Văn Sơn


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................
MỤC LỤC.....................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................
CHƯƠNG 1....................................................................................................
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................
1.1.1. Tình hình ung thư phổi trên thế giới.....................................................
1.1.2. Tuổi và giới...........................................................................................
1.1.3. Tỷ lệ tử vong..........................................................................................

1.1.4. Tình hình ung thư phổi ở Việt Nam.......................................................
1.1.5. Nguyên nhân gây ung thư phổi.............................................................
1.2.1. Gen gây ung thư (oncogene) trong ung thư phổi..................................
1.2.2. Gen ức chế khối u................................................................................
1.3. Các dấu ấn phân tử trong chẩn đoán, tiên lượng ung thư phổi
không tế bào nhỏ.................................................................................
1.3.1. Các dấu ấn protein..............................................................................
1.3.2. Tự kháng thể (Autoantibody)..............................................................
1.3.3. Methyl hóa DNA..................................................................................
1.3.4. DNA khối ung thư trong máu (ctDNA)................................................
1.3.5. RNA lưu hành trong máu ngoại vi......................................................
1.4. Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (Vascular Endothelial
Growth Factor -VEGF).......................................................................
1.4.1. Đặc điểm cấu trúc và hoạt động chức năng của VEGF.....................
1.4.2. Hoạt động của gen mã hóa cho VEGF...............................................
1.4.3. Mối liên quan giữa VEGF và ung thư.................................................
1.5. CIZ1 và biến thể CIZ1b trong ung thư phổi......................................
1.5.1. Đặc điểm cấu trúc và hoạt động chức năng của CIZ1.......................


1.5.2. Hoạt động của gen CIZ1.....................................................................
1.5.3. CIZ1b và mối liên quan với ung thư phổi...........................................
1.6. Yếu tố tăng trưởng biểu bì (Epidermal growth factor receptor EGFR) trong ung thư phổi không tế bào nhỏ...................................
1.6.1. Chức năng của EGFR.........................................................................
1.6.2. Mối liên quan giữa EGFR và ung thư phổi không tế bào nhỏ............
1.7. Virus Merkel cell và ung thư phổi.......................................................
1.7.1. Đặc điểm chung của Virus Merkel Cell..............................................
1.7.2. Cơ chế gây ung thư của virus Merkel cell..........................................
1.7.3. Mối liên quan giữa virus Merkel cell và ung thư phổi........................
1.8. Mối liên quan giữa VEGF, CIZ1b, đột biến EGFR với nhiễm

virus Merkel cell..................................................................................
CHƯƠNG 2.................................................................................................
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu nghiên cứu.......................................................
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..............................................................................
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................................
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu......................................................................
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................
2.3. Định lượng mRNA bằng kỹ thuật real-time PCR.............................
2.4.1. Lấy mẫu xét nghiệm............................................................................
2.4.2. Vật liệu, hóa chất................................................................................
2.4.3. Thiết bị, máy móc................................................................................
2.4.4. Phương pháp tách chiết, tinh sạch RNA.............................................
2.4.5. Phương pháp tổng hợp cDNA.............................................................
2.4.6. Phương pháp đo quang phổ kế xác định nồng độ, độ tinh sạch
cDNA.................................................................................................
2.4.7. Phương pháp xác định mức độ biểu hiện mRNA của gen CIZ1b
và VEGF huyết tương.......................................................................
2.5.1. Tách DNA từ mẫu sinh thiết đúc paraffin (FFPE) bằng bộ sinh


phẩm Gene JET FFPE DNA Purification Kit...................................
2.5.2. Thực hiện phản ứng real-time PCR bằng bộ sinh phẩm EGFR
Mutation Detection Kit.....................................................................
2.5.3. Phân tích kết quả.................................................................................
2.6. Phương pháp phát hiện MCV.............................................................
2.6.1. Phát hiện MCV huyết tương và trong mô bằng phương pháp realtime PCR...........................................................................................
2.7.1. Chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ.........................................
2.7.2. Đánh giá mức độ biểu hiện của mRNA VEGF, mRNA CIZ1b, đột

biến EGFR với tình trạng nhiễm virus Merkel ở nhóm bệnh ung
thư phổi không tế bào nhỏ................................................................
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu....................................................................
2.10. Sơ đồ nghiên cứu................................................................................
CHƯƠNG 3..................................................................................................
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................
3.1.1. Tuổi và giới của nhóm bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ
và nhóm chứng..................................................................................
3.1.2. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân khi nhập viện...........................
3.1.3. Tiền sử cá nhân của các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào
nhỏ....................................................................................................
3.1.4. Một số đặc điểm cận lâm sàng nhóm bệnh nhân ung thư phổi
không tế bào nhỏ...............................................................................
3.1.5. Một số đặc điểm cận lâm sàng nhóm người bình thường...................
3.4.1. Kết quả Ct của phản ứng real-time PCR cho gen CIZ1b...................
3.4.2. Kết quả Ct của phản ứng real-time PCR cho gen VEGF....................
3.4.3. Kết quả Ct của phản ứng real-time PCR cho gen ABL.......................
3.5.1. Biểu hiện của mRNA của CIZ1b huyết tương ở bệnh nhân ung
thư phổi không tế bào nhỏ và người bình thường.............................
3.5.2. Biểu hiện của mRNA của VEGF huyết tương ở bệnh nhân ung
thư phổi không tế bào nhỏ và người bình thường.............................
3.6. Đột biến gen EGFR ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào
nhỏ........................................................................................................
3.7. Kết quả xác định MCV ở người khỏe mạnh và bệnh nhân ung


thư phổi không tế bào nhỏ bằng kỹ thuật real-time PCR...............
3.7.1. Kết quả xác định MCV huyết tương nhóm người khỏe mạnh bằng
kỹ thuật real-time PCR......................................................................
3.7.2. Kết quả xác định MCV ở mô ung thư và huyết tương bệnh nhân

ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phản ứng real-time PCR........
3.7.3. Kết quả xác định dương tính với MCV bằng phản ứng PCR..............
3.7.4. Kết quả giải trình tự và so sánh đoạn giải trình tự với trình tự
MCV trên dữ liệu NCBI....................................................................
3.7.5. Tỷ lệ nhiễm MCV ở nhóm bệnh nhân ung thư phổi không tế bào
nhỏ và nhóm chứng người bình thường............................................
3.8.1. Mối liên quan giữa biểu hiện mRNA của CIZ1b và VEGF với các
rối loạn tế bào máu ngoại vi.............................................................
3.8.2. Mối liên quan giữa biểu hiện mRNA của CIZ1b và VEGF với rối
loạn hoạt độ men gan........................................................................
3.8.3. Mối liên quan giữa biểu hiện mRNA của CIZ1b và VEGF với rối
loạn nồng độ Glucose máu...............................................................
3.8.4. Mối liên quan giữa biểu hiện mRNA của CIZ1b và VEGF với mô
bệnh học của khối u..........................................................................
3.8.5. Mối liên quan giữa biểu hiện mRNA của CIZ1b và VEGF với độ
biệt hóa của khối u............................................................................
3.8.6. Mối liên quan giữa biểu hiện mRNA của CIZ1b và VEGF với
giai đoạn của bệnh............................................................................
3.8.7. Mối liên quan giữa biểu hiện mRNA của CIZ1b và VEGF với đột
biến gen EGFR..................................................................................
3.8.8. Mối tương quan giữa biểu hiện mRNA của CIZ1b và VEGF với
các chỉ số cận lâm sàng....................................................................
3.9.1. Mối liên quan giữa nhiễm MCV với giai đoạn bệnh và độ biệt
hoá tế bào khối u trong ung thư phổi không tế bào nhỏ...................
Bảng 3.38. Mối liên quan giữa giai đoạn bệnh và nhiễm MCV..............
Bảng 3.39. Mối liên quan giữa độ biệt hoá tế bào khối u và nhiễm
MCV.....................................................................................................
3.9.2. Mối liên quan giữa nhiễm MCV với các đặc điểm cận lâm sàng
..........................................................................................................
3.9.3. Mối liên quan giữa nhiễm MCV với marker ung thư..........................



Bảng 3.41. Mối liên quan giữa nhiễm MCV với marker ung thư...........
3.9.4. Mối liên quan giữa nhiễm MCV với đột biến EGFR...........................
Bảng 3.42. Mối liên quan giữa nhiễm MCV với đột biến EGFR............
3.9.5. Mối liên quan giữa nhiễm MCV với mức độ biểu hiện gene
VEGF và CIZ1b................................................................................
Bảng 3.43. Mối liên quan giữa nhiễm MCV với mức độ biểu hiện
gen VEGF và CIZ1b............................................................................
3.10.1. Giá trị chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ của biểu hiện
mRNA của CIZ1b..............................................................................
3.10.2. Giá trị chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ của biểu hiện
mRNA của VEGF..............................................................................
CHƯƠNG 4..................................................................................................
BÀN LUẬN..................................................................................................
4.1. Một số đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân ung thư phổi
không tế bào nhỏ.................................................................................
4.1.1. Tuổi mắc bệnh.....................................................................................
4.1.2. Giới.....................................................................................................
4.1.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân ung thư phổi
không tế bào nhỏ...............................................................................
4.2. Mức độ biểu hiện mRNA của gen CIZ1b, VEGF, đột biến
EGFR và tỷ lệ nhiễm Virus Merkel Cell ở bệnh nhân ung thư
phổi không tế bào nhỏ.......................................................................
4.2.1. Mức độ biểu hiện mRNA của gen CIZ1b ở bệnh nhân ung thư
phổi không tế bào nhỏ.....................................................................
4.2.2. Mức độ biểu hiện mRNA của gen VEGF ở bệnh nhân ung thư
phổi không tế bào nhỏ.....................................................................
4.2.3. Đột biến EGFR ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ
trong nghiên cứu.............................................................................

4.2.4. Tỷ lệ nhiễm MCV ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ
trong nghiên cứu.............................................................................
4.3. Mối liên quan giữa mức độ biểu hiện mRNA của gen CIZ1b,
VEGF, đột biến EGFR với nhiễm virus Markel cell và một số
triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ung thư phổi
không tế bào nhỏ................................................................................


4.3.1. Mối liên quan giữa biểu hiện gen CIZ1b với lâm sàng và cận lâm
sàng ở ung thư phổi không tế bào nhỏ............................................
4.3.2. Hiệu quả chẩn đoán của CIZ1b trong ung thư phổi..........................
4.3.3. Mối liên quan giữa biểu hiện gen VEGF với lâm sàng và cận lâm
sàng của ung thư phổi.....................................................................
4.3.4. Kiểu gen VEGF và tiên lượng điều trị ung thư phổi.........................
4.4. Mối liên quan giữa tình trạng nhiễm MCV và ung thư phổi..........
KẾT LUẬN................................................................................................
KIẾN NGHỊ..............................................................................................
DANH MỤC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................
PHỤ LỤC.....................................................................................................

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Phần viết tắt

Phần viết đầy đủ

ALK


Anaplastic lymphoma kinase

ALT

Alanin transaminase (enzyme chuyển amin của Alanin)

AFP

Alpha-fetoprotein

ATP

Adenosine triphosphate

AST

Aspartate transaminase (Enzym chuyển amin của Aspartate)

AUC

Area under the curve (diện tích dưới đường cong)


BN

Bệnh nhân

CIZ1

Protein Cip1-interacting zinc finger


CIZ1b

Biến thể b của Protein Cip1-interacting zinc finger

COPD

Chronic obstructive pulmonary disease (Bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính)

CT

Computed Tomography (chụp cắt lớp vi tính)

CEA

Carcinoma Embryonic Antigen

DNA

Deoxyribonucleic Acid

EGFR

epidermal growth factor receptor (gen mã hóa thụ thể yếu tố
tăng trưởng biểu bì - EGFR)

ELISA

Enzyme linked immuno sorbent assay (Xét nghiệm miễn

dịch gắn enzyme)

FDA

Food and Drug Administration (Cơ quan Quản lý Thực phẩm
và Thuốc Hoa Kỳ)

IARC

International Agency for Research on Cancer (Cơ quan
nghiên cứu ung thư thế giới)

IL

Interleukin

mRNA

Messenger RNA (RNA thông tin)

MCC

Merkel cell carcinoma

MCV/
MCPyV

Merkel Cell Polyomavirus

NCBI


National Center for Biotechnology Information (Trung tâm
quốc gia về thông tin công nghệ sinh học)

PCR

Polymerase chaine reaction (Phản ứng chuỗi polymerase)

PET

Positron Emission Tomography (Chụp cắt lớp bằng phóng
xạ)

PSA

Prostate-specific antigen (Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền
liệt)

ROC

Receiver Operating Characteristic (đường cong đặc trưng
hoạt động của bộ thu nhận)

cDNA

complementary Deoxyribonucleic Acid


RNA


Ribonucleic acid

SNP

Single Nucleotide Polymorphism (Đa hình Nucleotide đơn)

UTBMT

Ung thư biểu mô tuyến

UTBMTBG

Ung thư biểu mô tế bào gai

UTP

Ung thư phổi

UTPKTBN

Ung thư phổi không tế bào nhỏ

UTPTBL

Ung thư phổi tế bào lớn

UTPNP

Ung thư phổi nguyên phát


VEGF

Vascular Endothelial Growth Factor (Yếu tố tăng trưởng nội
mô mạch máu)

VEGFR

Vascular Endothelial Growth Factor Receptor (thụ thể của
yếu tố tăng trưởng nội mạch - VEGFR)

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi nguyên phát (UTPNP) là một trong những bệnh lý ác tính
thường gặp nhất hiện nay và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các

bệnh lý ung thư. Theo Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), UTPNP
chiếm khoảng 12% ung thư các loại và chiếm 18% tỷ lệ tử vong trong các
bệnh ung thư [1]. Trong đó, ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN)
chiếm hơn 80% các trường hợp UTPNP [2], [3]. Tại Việt Nam, ung thư phổi
(UTP) có sự gia tăng nhanh chóng, đó là hậu quả của tình trạng hút thuốc lá, ô
nhiễm không khí, khói bụi và chất thải công nghiệp…
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán sớm và điều trị UTP,
nhưng khi phát hiện hầu hết các trường hợp thường đã muộn. Tỷ lệ sống thêm
5 năm chỉ khoảng 16% đối với các bệnh nhân được chẩn đoán UTP thời kỳ
cuối so với 70-90% khi bệnh được chẩn đoán và điều trị ở các giai đoạn sớm
hơn [1]. Vì vậy, chẩn đoán và điều trị sớm UTP là một chiến lược nhiều triển
vọng để giảm tỷ lệ tử vong và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Với sự
phát triển nhanh chóng của y sinh học, đặc biệt là sinh học phân tử ngày càng
góp phần đáng kể vào công tác chẩn đoán, theo dõi điều trị, cũng như tiên
lượng UTPNP. Gần đây, các nghiên cứu về gen Cip1-interacting zinc finger
(CIZ1), một gen mã hoá cho một protein nội bào tham gia vào sự khởi đầu tái
bản Deoxyribonucleic Acid (DNA), trong đó, biến thể b của Cip1-interacting
zinc finger (CIZ1b), biểu hiện nhiều ở mô ung thư UTPKTBN, là một dấu ấn
phân tử có thể phát hiện sớm UTPNP. Biểu hiện của CIZ1b trong huyết tương,
có giá trị chẩn đoán 98% các trường hợp UTPNP so với bình thường, hoặc
95% trường hợp so với u phổi lành tính [3]. Bên cạnh đó, yếu tố tăng trưởng
nội mô mạch máu - Vascular Endothelial Growth Factor (VEGF) có vai trò hết
sức quan trọng trong sự phát triển của khối u. VEGF vừa thúc đẩy hình thành


2

mạch máu nuôi vừa thúc đẩy khối ung thư phát triển. Biểu hiện VEGF ở huyết
tương có giá trị trong chẩn đoán, tiên lượng và dự đoán kết quả điều trị
UTPNP [4],[5].

Đột biến Epidermal growth factor receptor (EGFR) đóng vai trò hết sức
quan trọng trong cơ chế bệnh sinh UTP và là đích phân tử có giá trị trong việc
điều trị. Mang lại những hiệu quả rõ rệt trong việc kéo dài thời gian sống
thêm và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân UTPKTBN.
Vai trò của truyền nhiễm trong UTP đã được nghiên cứu và chứng
minh, trong đó có vai trò của nhiễm virus như Human papillomavirus (HPV),
Epstein-Barr virus (EBV) và gần đây là nhiễm Virus Merkel cell (Merkel cell
Carcinoma virus - MCV). Các nghiên cứu cho thấy có sự liên quan rõ rệt giữa
nhiễm MCV với nguy cơ UTPKTBN và đột biến EGFR.
Tuy nhiên, ở nước ta giá trị của biểu hiện gen CIZ1b, VEGF và đột biến
EGFR với tình trạng nhiễm MCV trong UTP nói chung và UTPKTBN nói
riêng chưa được nghiên cứu. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu sự biểu hiện mRNA của gen CIZ1b, VEGF và đột biến EGFR
với nhiễm virus Merkel cell ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ”
với mục tiêu:
1. Đánh giá mức độ biểu hiện mRNA của gen CIZ1b, VEGF, đột biến EGFR
và tỷ lệ nhiễm virus Merkel cell ở bệnh nhân UTPKTBN.
2. Phân tích mối liên quan giữa mức độ biểu hiện mRNA của gen CIZ1b,
VEGF, đột biến EGFR với nhiễm virus Merkel cell và một số triệu chứng lâm
sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân UTPKTBN.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đại cương về ung thư phổi
1.1.1. Tình hình ung thư phổi trên thế giới
Ung thư phổi hiện nay vẫn là loại phổ biến nhất cả về tần suất mắc

bệnh và tử vong, đặc biệt tại Mỹ, Hàn Quốc và hầu hết các nước châu Á- Thái
bình dương [1]. Trên toàn thế giới có khoảng 2,1 triệu ca UTP mới được phát
hiện và dự đoán có đến 1,8 triệu ca tử vong trong năm 2018 chiếm đến hơn
18% tổng số ca tử vong do ung thư. Ở nam giới, UTP là nguyên nhân hàng
đầu gây tử vong ở hầu hết các nước ở Đông Âu, Tây Á (đáng chú ý là ở Liên
Xô cũ), Bắc Phi, Trung Quốc và Đông Nam Á (ví dụ: Myanmar, Philippines
và Indonesia). Ở nữ, UTP là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở 28 quốc
gia. Tỷ lệ mắc cao nhất được thấy ở Bắc Mỹ, Bắc và Tây Âu (đáng chú ý là ở
Đan Mạch và Hà Lan), Úc/New Zealand, đặc biệt Hungary đứng hàng đầu tỷ
lệ mắc bệnh lý này [1].
Tại Mỹ, năm 2018, theo Global cancer statistics 2018, dự báo có
khoảng 234.030 case mắc mới (nam 121.680 case, nữ 112.350 case) [1].
Ở các nước Châu Âu, tỷ lệ mắc UTP năm 2018 có khác nhau giữa các
vùng: cao nhất là ở Đông Âu 49,3 case/100.000 người đối với nam và 11,9
case/100.000 đối với nữ, Tây âu và Nam Âu tương tự nhau khoảng 43
case/100.000 đối với nam và hơn 16 case/100.000 đối với nữ. Đông- Nam Á
gặp 26,3 case/100.000 với nam và 9,6 case/100.000 với nữ. UTP thường gặp
ở nam nhiều hơn nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần, nhất là
ở những nước phát triển. Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ thay đổi theo địa lý
và thời gian. Tại Mỹ và Bắc Mỹ tỷ lệ nam/nữ hiện nay tương ứng là 1/1, tại


4

Đông Âu 4/1, Tây Âu là 2/1. Đông – Nam Á tỷ lệ nam/ nữ khoảng 3/1 [1].

Hình 1.1. Dịch tễ học ung thư phổi trên thế giới
*Nguồn: theo Global cancer statistics (2018) [1]

1.1.2. Tuổi và giới

* Tuổi
Các nghiên cứu nhận thấy ở tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng
cao [6]. Theo tác giả de Groot P. M. và cs (2018) thì bệnh thường gặp ở 55-74
tuổi (chiếm 53%) [6]. Tuổi trung bình cho cả nam và nữ là 70, có 37% mắc
UTP là trên 75 tuổi [6]. Có 10% bệnh nhân UTP tuổi dưới 55 [6]. Tuy nhiên
người ta nhận thấy UTP đang có xu hướng trẻ hóa, đã có các nghiên cứu về
UTP ở lứa tuổi 20-46, nhất là ung thư biểu mô tuyến. Đặc biệt là ở nữ giới và
không liên quan đến thuốc lá. Việc UTP có xu hướng trẻ hóa, nhất là không


5

liên quan đến thuốc lá có lẽ liên quan đến mối tương tác giữa yếu tố gen và
môi trường sống [6].
* Giới
UTP thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ
thay đổi theo địa lý và thời gian. Theo Global cancer statistics 2018, Tại Đông
Âu tỷ lệ nữ /nam 1/4, Bắc Âu 1/1,3 , Đông Á 1/1,8, Tây Á 1/5, Bắc Mỹ tỷ lệ
này là 1/ 1,3, Nam và Trung Mỹ 1/1,6, Nam Phi 1/3 [1].
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc UTP cũng đang có xu hướng cân bằng giữa
nam và nữ, theo Globocan cancer statistics 2018 tỷ lệ nam/nữ là 2,5/1 [1].
1.1.3. Tỷ lệ tử vong
UTP là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh ác tính trên thế
giới ở cả nam và nữ với số tử vong hàng năm chiếm gần 1/5 (18,4%) trong số
tử vong do các bệnh ung thư [1]. Năm 2018, toàn thế giới có khoảng 2,1 triệu
người mắc mới UTP trong đó có khoảng 1,8 triệu trường hợp tử vong, chiếm
18,4% tổng số tử vong do ung thư [1]. Số tử vong do UTP năm 2018 nhiều
hơn tổng số tử vong do ung thư vú, tụy, tiền liệt tuyến và cũng nhiều hơn tổng
số tử vong do ung thư gan và ung thư dạ dày [1]. Tỷ lệ tử vong do UTP đứng
đầu số tử vong do ung thư ở nam và đứng thứ 2 ở nữ sau ung thư vú [1]. Ở

Nam giới, UTP là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước thuộc Đông
Âu, Tây Á, Bắc Phi, một số nước Đông Á và Đông – Nam Á (Myanmar,
Philippines và Indonesia) [1].
1.1.4. Tình hình ung thư phổi ở Việt Nam
Ở Việt Nam, theo Globocan cancer statistics 2018, hàng năm có khoảng
23.667 người mắc mới UTP (sau ung thư Gan), chiếm 15,48% tổng số các
loại mắc mới ung thư. Trong đó khoảng 90% tử vong trong 5 năm đầu. Tỷ lệ
nam mắc nhiều hơn nữ (Nam/ nữ gần 2,5/1) [1].


6

UTP đứng hàng thứ 2 ở nam giới sau ung thư gan, năm 2018 có 16.722
trường hợp nam giới bị UTP, chiếm 14,4 % tổng số các bệnh ung thư [1]. Ở
nữ, UTP đứng thứ 3 sau ung thư vú và ung thư trực tràng. Năm 2018 có 6945
case mắc mới chiếm 9,4% trong tất cả các loại ung thư.
UTP đang có sự gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam, nó liên quan đến
tình trạng hút thuốc lá, nạn ô nhiễm không khí, khói bụi và chất thải công
nghiệp cũng như tình hình nhiễm một số virus gây ung thư như Human
papillomavirus (HPV), Merkel cell poliomavirus (MCV hoặc MCPyV).
1.1.5. Nguyên nhân gây ung thư phổi
1.1.5.1. Hút thuốc lá
Theo tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO), thuốc
lá vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây UTP hiện nay trên thế giới. Thuốc lá
cũng là nguyên nhân gây UTP và tử vong ở Mỹ và các nước châu Âu và tỷ lệ
người trẻ và nữ giới có xu hướng tăng lên do có liên quan đến thuốc lá ở các
nước này [6].
Theo WHO (2015), thuốc lá là nguyên nhân liên quan đến cái chết của
965.500 bệnh nhân UTP trong năm 2010 [7]. WHO cũng chỉ ra rằng hút thuốc
lá làm tăng nguy cơ UTP lên 20-30 lần so với người không hút thuốc [7].

1.1.5.2. Sợi Amian
Amian là những sợi silicat rất nhỏ và nhẹ mà mắt người không thể nhìn
thấy được. Tiếp xúc với amian gây ra những nguy cơ nghiêm trọng về loạn
sản biểu mô và UTP . Mối liên quan giữa tiếp xúc với amian và UTP đã được
chứng minh. Những người thường xuyên tiếp xúc với amian có nguy cơ mắc
UTP cao gấp 5 lần người thường. Nhưng những người thường xuyên tiếp xúc
với amian mà hút thuốc lá thì nguy cơ phát triển UTP càng tăng [6].
1.1.5.3. Khí Radon


7

Khí Radon là một khí trơ, sản phẩm phân rã tự nhiên của uranium và là
một nguyên nhân quan trọng gây UTP sau hút thuốc lá. Radon là nguyên nhân
gây nên khoảng 10% các trường hợp UTP. Nếu ở trong môi trường có Radon
và hút thuốc lá thì UTP có nguy cơ tăng cao [6],[8]. Nghiên cứu của Gaskin J.
và cs (2012) cho thấy Radon là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 3%
bệnh nhân UTP [8].
1.1.5.4. Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí liên quan đến UTP đã được đề cập từ năm 1920 của
thế kỷ trước. Ô nhiễm không khí làm tăng các sản phẩm carcinogens: PAH,
sulfur dioxide, metal…Nếu sống trong môi trường ô nhiễm không khí kéo dài
(khí thải công nghiệp...) có thể làm tăng nguy cơ UTP gần 50%. Nếu môi
trường ô nhiễm cộng với khói thuốc lá, nguy cơ này càng tăng cao [6].
1.1.5.5. Các tác nhân truyền nhiễm
UTP có liên quan chặt chẽ tới quá trình viêm và nhiễm trùng kéo dài. Ở
người nhiễm lao nguy cơ bị UTP tăng 1,76 lần so với người bình thường [6].
Human immunodeficiency virus (HIV) cũng đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển UTP. HIV tác động vào các gen ung thư (oncogenes) và hệ
miễn dịch làm tăng nguy cơ UTP. Người ta nhận thấy có khoảng 30% bệnh

nhân nhiễm HIV tử vong do UTP [6].
Epstein-Barr virus (EBV) là loại virus gây Herpes ở người trưởng
thành, được cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agency for
Research in Cancer) phân loại là tác nhân gây ung thư nhóm 1 và là yếu tố
nguy cơ của UTP [9].
Human papilloma virus (HPV) là một loại virus gây ung thư phá huỷ
DNA. Nó mã hóa cho oncoprotein E6 và E7, nơi có thể gắn vào gen ức chế u
p53 và Rb của tế bào cơ thể người làm mất chức năng ức chế u. Nhiễm HPV


8

có liên quan với UTP. Một số nghiên cứu gần đây đã tìm thấy HPV ở tổ chức
phổi của những bệnh nhân UTP [10].
1.1.5.6. Yếu tố nguy cơ gen trong ung thư phổi
Tỷ lệ UTP ở người hút thuốc lá cao hơn những người không hút thuốc.
Tuy nhiên, không phải ai hút thuốc lá cũng bị UTP. Sự hỗ trợ của hệ gen đóng
vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển khối u ác tính ở phổi. Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở những gia đình có người bị UTP thì nguy cơ cho
những người khác tăng 1.7 lần. Người ta cũng nhận thấy ở những gia đình
này nguy cơ bị UTP cao gấp 2-4 lần so với những người hút thuốc lá [6].
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các chromosome vùng 5p15, 15q25-26
và 6q21 làm tăng nguy cơ UTP. Vùng 5p15, mã hóa sao chép ngược làm tăng
sinh tế bào và phát triển thành UTP nhất là ung thư biểu mô tuyến ở cả người
hút và không hút thuốc. Đột biến 15q25-26 có khả năng phát triển thành ung
thư và phụ thuộc vào nicotin. Locus 6p21 điều hòa tín hiệu protein G, đóng
vai trò quan trọng làm tăng UTP ở những người không hút thuốc lá. Ở Hàn
Quốc và Nhật Bản, có một số cộng đồng dân cư mang locus 3q28 làm tăng
nguy cơ UTP [6].
1.2. Cơ chế phân tử của ung thư phổi

Các tế bào ác tính phát triển do tích lũy các biến đổi về gen dẫn tới
hàng loạt các sự kiện tiến triển của ung thư bao gồm: gia tăng các tín hiệu
tăng trưởng, suy giảm các tín hiệu ức chế sinh trưởng, trốn chết theo chương
trình, tái bản vô hạn, mất kiểm soát sự tăng sinh mạch, xâm lấn và di căn [11].
Trong số các biến đổi về mặt di truyền, các đột biến hình thành ung thư như
đột biến gen tiền ung thư và gen ức chế khối u được quan tâm nghiên cứu
nhằm mang lại các công cụ chẩn đoán và điều trị căn bệnh này một cách hữu
hiệu.


9

Hình 1.2. Tăng sinh mạch (angiogensis) là một trong sáu đặc điểm nổi bật
của tế bào ung thư
* Nguồn: theo Hanahan D. và cs (2011) [11]

1.2.1. Gen gây ung thư (oncogene) trong ung thư phổi
Gen tiền ung thư (proto-oncongen) khi bị biến đổi trở thành gen ung
thư (oncogene). Các gen ung thư thường là các yêu tố tăng trưởng, thụ thể của
các yếu tố này, hay là các thành phần nằm trong con đường tín hiệu của
chúng. Dưới đây là một số gen ung thư thường gặp trong UTP.
1.2.1.1. Gen ung thư dung hợp Anaplastic lymphoma kinase -ALK
Gen ALK nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể 2 (2p23), thuộc họ
siêu thụ thể insulin và mã hóa cho protein ALK, một thụ thể tyrosine kinase
xuyên màng. Các đột biến ở gen ALK gây ra ung thư thường được hình thành
do sự chuyển đoạn của nhiễm sắc thể làm cho gen ALK kết hợp với các gen
khác tạo ra gen ung thư dung hợp được biểu hiện quá mức.
Gen dung hợp ALK chiếm tỉ lệ 5 – 6% các ca bệnh UTPKTBN [12].
Các nghiên cứu thống kê cho thấy, tuổi trung bình của bệnh nhân UTPKTBN
có gen dung hợp ALK là 55 và khoảng 70% số bệnh nhân này chưa bao giờ

hút thuốc [13],[14].
Gen dung hợp ALK phổ biến là EML4-ALK, được mô tả ở UTPKTBN


10

vào năm 2007 [13]. Gen dung hợp này được tạo ra khi một phần gen EML4
thay thế cho vùng ngoại bào và vùng xuyên màng của AKL [15].
Sự chuyển đoạn EML4‐ALK làm cho ALK luôn có hoạt tính tyrosine
kinase, kích hoạt con đường hình thành ung thư. EML4‐ALK đã được chứng
minh có thể gây ra khối u ở chuột nude, và khối u giảm kích thước khi sử
dùng thuốc TKI hướng ALK [15]. Do vậy, EML4-ALK được coi mục tiêu phân
tử mới cho thuốc điều trị trúng đích. Thuốc crizotinib đã cho thấy có hiệu quả
khi điều trị cho bệnh nhân UTPKTBN có gen dung hợp EML4-ALK [16].
Thuốc này cũng phát huy tác dụng khi ALK dung hợp với một gen khác như
NPM1 hay BCL11A.
1.2.1.2. KRAS
KRAS, một thành viên của họ gen RAS ở người (bao gồm HRAS, NRAS,
KRAS) mã hóa một protein liên kết màng GTPase, có thể tồn tại ở hai trạng
thái khác nhau: trạng thái gắn GDP không hoạt động và trạng thái gắn GTP
hoạt động và truyền tín hiệu thông qua tương tác với các phân tử khác. Phức
hệ RAS-GTP hoạt hóa các con đường tín hiệu như Raf-MEK-ERK, PI3KAKT-mTOR và RalGDS-RalA/B hay TIAM1-RAC, kiểm soát một loạt các
chức năng của tế bào như: tăng sinh, chết theo chương trình, biệt hóa… [17].
Dòng tín hiệu này được khởi động bởi các yếu tố sinh trưởng thông qua thụ
thể như EGFR. Sự thay thế giữa GDP và GTP được kiểm soát bởi hai nhóm
protein: nhóm yếu tố trao đổi Guanine (GEF) làm giảm ái lực của KRAS với
GDP và tạo điều kiện để gắn GTP trở thành dạng hoạt động; nhóm kích hoạt
GTPase (GAP) làm tăng hoạt tính GTPase của chính KRAS từ đó giảm tín
hiệu của con đường này [18].
1.2.2. Gen ức chế khối u

Mất chức năng gen ức chế khối u là một tính năng quan trọng trong


11

phát sinh ung thư, vì các gen này được coi là yếu tố điều chỉnh tiêu cực của sự
tăng trưởng. Sự bất hoạt các gen ức chế khối u phải diễn ra theo hai bước xảy
ra trên cả hai allen. Mất tính dị hợp (LOH) do mất đoạn hay chuyển đoạn
nhiễm sắc thể thường là bước thứ nhất làm mất đi một bản copy, trong khi đó
bản copy thứ hai bị biến đổi bởi đột biến điểm. Tuy nhiên các thay đổi về di
truyền ngoại gen như methyl hóa quá mức hay sự biến mất cả hai allen cũng
có thể gây mất chức năng của gen ức chế ung thư [19].
Các gen ức chế khối u thường có chức năng kiềm chế sự phát triển và
phân chia tế bào không phù hợp, kích thích sự chết theo chương trình để giữ
cho các tế bào ở trạng thái cân bằng hợp lý, cũng như liên quan đến quá trình
sửa chữa DNA, giúp ngăn ngừa sự tích lũy các đột biến trong các gen liên
quan đến ung thư [20]. Theo cách này, các gen ức chế khối u hoạt động như
yếu tố kìm hãm (phanh) để ngăn chặn các tế bào theo dõi trước khi chúng có
thể đi đến ung thư.
1.2.2.1. Gen p53
Gen p53 mã hóa cho một protein trong nhân có khối lượng 53 kDa,
nằm trên nhiễm sắc thể 17p13. Gen này có chức năng ngăn chặn sự tích lũy
các sai hỏng ở các tế bào sau phân chia. Gen p53 hoạt động như một yếu tố
phiên mã điều khiển các gen đích liên quan đến tín hiệu điểm kiểm tra G1 của
chu trình tế bào, sửa chữa DNA, hoặc chết theo chương trình [19]. Các đột
biến p53 xảy ra ở toàn bộ khung đọc, phần lớn là các đột biến thay thế một
gốc axit amin. Tuy nhiên các đột biến dịch khung, chèn, mất và cắt nối cũng
có thể xuất hiện. Ở UTP, 70 – 100% bệnh nhân UTP tế bào nhỏ có đột biến
này, trong khi ở bệnh nhân UTPKTBN là khoảng 50%. Cũng giống như đột
biến KRAS, đột biến p53 thường xảy ra ở người có liên quan đến hút thuốc lá

[21].


×