BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ QUỐC PHÕNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
BÙI THỊ HÂN
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ CEA, CYFRA 21-1
HUYẾT TƢƠNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƢ PHỔI
KHÔNG TẾ BÀO NHỎ ĐIỀU TRỊ GEMCITABIN
KẾT HỢP CISPLATIN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ QUỐC PHÕNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
BÙI THỊ HÂN
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ CEA, CYFRA 21-1
HUYẾT TƢƠNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƢ PHỔI
KHÔNG TẾ BÀO NHỎ ĐIỀU TRỊ GEMCITABIN
KẾT HỢP CISPLATIN
Chuyên ngành: Nội Hô Hấp
Mã số: 60720140
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS Tạ Bá Thắng
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình của riêng tôi, do chính
tôi thực hiện, tất cả các số liệu trong luận văn này chƣa đƣợc công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 9 năm 2017
Tác giả
Bùi Thị Hân
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy – Ban giám đốc Học viện Quân y,
Ban giám đốc Bệnh viện 103, Phòng sau đại học, Hệ sau đại học – Học viện
Quân y, Trƣờng Đại học y dƣợc Thái Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Tạ Bá Thắng, ngƣời
thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và dạy cho tôi những bƣớc đi đầu tiên
trên con đƣờng nghiên cứu khoa học, cũng nhƣ trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng tới GS.TS Đỗ Quyết, GS.TS
Đồng Khắc Hƣng, PGS.TS Nguyễn Huy Lực, PGS.TS Nguyễn Xuân Triều, ,
PGS.TS Mai Xuân Khẩn, TS Nguyễn Lam và các y bác sĩ trong bộ môn
khoa Lao và bệnh phổi bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y đã tận tình
dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
Cuối cùng, tôi xin ghi nhớ công ơn cha mẹ, gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
học tập và hoàn thiện luận văn này.
Hà Nội, tháng 9 năm 2017
Bùi Thị Hân
MỤC LỤC
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3
1.1. DỊCH TỄ, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG UNG
THƢ PHỔI ................................................................................................. 3
1.1.1. Dịch tễ ............................................................................................ 3
1.1.2. Đặc điểm lâm sàng ......................................................................... 4
1.1.3. Cận lâm sàng .................................................................................. 8
1.1.4. Phân loại giai đoạn ung thƣ phổi không tế bào nhỏ ....................... 11
1.2. ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT TRONG UNG THƢ PHỔI KHÔNG TẾ
BÀO NHỎ ............................................................................................... 15
1.2.1. Chỉ định và các phác đồ điều trị hóa chất ...................................... 15
1.2.2. Phác đồ hóa chất Gemcitabine kết hợp Cisplatin .......................... 16
1.2.3. Đánh giá sự đáp ứng của của điều trị hóa chất trên Xquang .......... 18
1.2.4. Hiệu quả của phác đồ Gemcitabin kết hợp Cisplatin ..................... 20
1.3. BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ CỦA CEA, CYFRA 21-1 SAU ĐIỀU TRỊ
HÓA CHẤT ............................................................................................. 23
1.3.1. Vai trò của CEA, Cyfra 21-1 trong ung thƣ phổi không tế bào
nhỏ ......................................................................................................... 23
1.3.2. Biến đổi nồng độ CEA và Cyfra 21-1 sau điều trị hóa chất. .......... 27
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 31
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................... 31
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân .......................................................... 31
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................ 31
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 32
2.2.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân trƣớc điều trị .... 32
2.2.2. Biến đổi nồng độ CEA, Cyfra 21-1 sau 2,4 chu kỳ điều trị hóa
chất......................................................................................................... 32
2.2.3. Mối liên quan giữa biến đổi nồng độ Cyfra 21-1, CEA với một
số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sau điều trị hóa chất ....................... 32
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 33
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 33
2.3.2. Nghiên cứu lâm sàng .................................................................... 33
2.3.3. Chụp Xquang phổi, cắt lớp vi tính phổi ........................................ 33
2.3.4. Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu .................................... 33
2.3.5. Xét nghiệm các dấu ấn ung thƣ ..................................................... 34
2.3.6. Điều trị hóa chất ........................................................................... 36
2.3.7. Phƣơng pháp đánh giá kết quả nghiên cứu .................................... 36
2.3.8. Xử lý số liệu ................................................................................. 39
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 41
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN
TRƢỚC ĐIỀU TRỊ ................................................................................ 41
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng ....................................................................... 41
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................. 45
3.2. BIẾN ĐỔI CEA VÀ CYFRA 21-1 HUYẾT TƢƠNG BỆNH
NHÂN SAU 2 VÀ 4 CHU KỲ HÓA CHẤT ............................................ 51
3.2.1. Biến đổi nồng độ CEA .................................................................. 51
3.2.2. Biến đổi nồng độ Cyfra 21-1 ........................................................ 53
3.2.3. So sánh biến đổi nồng độ giữa CEA với Cyfra 21-1 sau 2, 4 chu
kì với trƣớc điều trị................................................................................. 55
3.3. LIÊN QUAN GIỮA BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ CEA, CYFRA 21-1
HUYẾT TƢƠNG VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM
SÀNG ....................................................................................................... 56
3.3.1. Liên quan với giai đoạn bệnh ........................................................ 56
3.3.2. Liên quan giữa biến đổi nồng độ CEA, Cyfra 21-1 với đáp ứng
điều trị trên Xquang. ............................................................................... 58
3.3.3. Liên quan giữa biến đổi nồng độ CEA, cyfra21-1 với tình trạng
nhiễm độc hóa chất ................................................................................. 62
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 64
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH
NHÂN TRƢỚC ĐIỀU TRỊ ...................................................................... 64
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng ....................................................................... 64
4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................. 69
4.2. BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ CEA, CYFRA 21-1 HUYẾT TƢƠNG
BỆNH NHÂN SAU 2 VÀ 4 CHU KỲ HÓA CHẤT ................................ 73
4.2.1. Biến đổi nồng độ CEA .................................................................. 73
4.2.2. Biến đổi nồng độ Cyfra 21-1 ........................................................ 74
4.3. LIÊN QUAN GIỮA BIẾN ĐỔI CEA, CYFRA 21-1 HUYẾT
TƢƠNG VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG ... 78
4.3.1. Liên quan với giai đoạn bệnh ....................................................... 78
4.3.2. Liên quan giữa biến đổi CEA, Cyfra 21-1 với đáp ứng điều trị ..... 79
4.3.3 Liên quan giữa biến nồng các dấu ấn ung thƣ sau điều trị với tình
trạng nhiễm độc hóa chất ........................................................................ 81
KẾT LUẬN ................................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Phần viết tắt
Phần viết đầy đủ
1
BMI
Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)
2
BN
Bệnh nhân
3
CK
Chu kỳ
4
CLVT
Cắt lớp vi tính
5
CTM
Công thức máu
6
CEA
Carcinom Embryonic Antigen
7
DAUT
Dấu ấn ung thƣ
8
SHM
Sinh hóa máu
9
SLBC
Số lƣợng bạch cầu
10
SLHC
Số lƣợng hồng cầu
11
SLTC
Số lƣợng tiểu cầu
12
TCYTTG
Tổ chức y tế thế giới
13
TDMP
Tràn dịch màng phổi
14
UTP
Ung thƣ phổi
15
UTBMT
Ung thƣ biểu mô tuyến
16
UTPKTBN
Ung thƣ phổi không tế bảo nhỏ
17
UTTBL
Ung thƣ tế bào lớn
18
UTTBN
Ung thƣ tế bào nhỏ
19
UTTBV
Ung thƣ tế bào vảy
20
WHO
World Health Organization
STT
(Tổ chức y tế thế giới)
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
1.1:
Phân loại khối u nguyên phát (Primary Tumor) .................................. 12
1.2:
Phân loại hạch khu vực (Node) ........................................................... 13
1.3:
Phân loại di căn xa (Metastatis) .......................................................... 13
1.4:
Phân loại giai đoạn ung thƣ phổi không tế bào nhỏ theo TNM của
WHO năm 2015 ................................................................................. 14
2.1:
Bảng điểm đánh giá chỉ số Karnofsky ................................................ 37
2.2:
Mức độ nhiễm độc hóa chất ................................................................ 39
3.1:
Phân bố bệnh nhân theo tuổi tuổi và giới ............................................ 41
3.2:
Yếu tố nguy cơ và triệu chứng hệ thống ............................................. 42
3.3:
Triệu chứng hô hấp và di căn xa ......................................................... 43
3.4:
Vị trí tổn thƣơng trên Xquang ............................................................ 45
3.5:
Các hình thái tổn thƣơng trên Xquang phổi ........................................ 46
3.6:
Vị trí tổn thƣơng trên hình ảnh nội soi phế quản ................................. 47
3.7:
Hình thái tổn thƣơng trên hình ảnh nội soi phế quản .......................... 48
3.8:
Đặc điểm công thức máu .................................................................... 49
3.9:
Đặc điểm sinh hóa máu ...................................................................... 50
3.10: Biến đổi nồng độ CEA huyết tƣơng sau điều trị ................................. 51
3.11: Biến đổi nồng độ Cyfra 21-1 sau điều trị ............................................ 53
3.12: So sánh biến đổi nồng độ cyfra 21-1 huyết tƣơng giữa chu kỳ 2 với
chu kỳ 4 và với trƣớc điều trị .............................................................. 54
3.13. So sánh biến đổi nồng độ giữa CEA với Cyfra 21-1 sau 2, 4 chu kì
và với trƣớc điều trị ............................................................................ 55
3.14: Biến đổi nồng độ CEA sau 2 và 4 chu kì với giai đoạn bệnh .............. 56
3.15: Biến đổi nồng độ cyfra 21-1 sau 2 và 4 chu kì với giai đoạn bệnh ...... 57
3.16: Liên quan giữa biến đổi nồng độ CEA với đáp ứng điều trị trên
Xquang sau 2 chu kì điều trị ............................................................... 58
3.17: Liên quan biến đổi nồng độ CEA với đáp ứng trên Xquang phổi
sau 4 chu kì điều trị ............................................................................ 59
3.18: Liên quan giữa biến đổi nồng độ Cyfra 21-1 với đáp ứng trên
Xquang phổi sau 2 chu kì điều trị ...................................................... 60
3.19: Liên quan giữa biến đổi nồng độ Cyfra 21-1 với đáp ứng trên
Xquang phổi sau 4 chu kì điều trị ...................................................... 61
3.20: Liên quan biến đổi nồng độ CEA với với tình trạng nhiễm độc hóa
chất ..................................................................................................... 62
3.21: Liên quan biến đổi nồng độ cyfra21-1 với tình trạng nhiễm độc hóa
chất ..................................................................................................... 63
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
3.1:
Giai đoạn bệnh theo TNM .................................................................. 44
3.2:
Tỷ lệ bệnh nhân theo typ mô bệnh học ............................................... 48
3.3:
So sánh biến đổi nồng độ CEA huyết tƣơng giữa chu kì 2 với chu kỳ
4 và với trƣớc điều trị ......................................................................... 52
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thƣ phổi (UTP) là một trong những bệnh lý có tỷ lệ mắc cao và
tiên lƣợng xấu trong các bệnh lý ác tính. Ung thƣ phổi không tế bào nhỏ
(UTP-KTBN) giai đoạn tiến xa (Avanced lung cancer) (còn gọi là ung thƣ
phổi ở giai đoạn muộn) là những bệnh nhân ở giai đoạn III và IV. Những
bệnh nhân này đã có tổn thƣơng lan tràn đến các phần khác của phổi nhƣ hạch
bạch huyết ở trung thất, ở xa và tới cơ quan khác trong lồng ngực hoặc ngoài
lồng ngực. Theo các thống kê dịch tễ trên toàn thế giới, số ca mới mắc năm
2013 là 228,190 ca, trong đó 40% ở bệnh nhân ở giai đoạn IV khi phát hiện
bệnh (tƣơng đƣơng gần 90,000 ca); gần 160,000 ca tử vong năm 2012, tƣơng
đƣơng với tổng số ca tử vong do ung thƣ tuyến tiền liệt, tụy, vú và đại tràng;
tỷ lệ sống sau 5 năm là 15,7 % trên tổng số, trong đó có khoảng 3,7% là các
bệnh nhân giai đoạn muộn. Tại Việt Nam, theo số liệu nghiên cứu tại Viện lao
và bệnh phổi (1995) khoảng 62,5% bệnh nhân vào viện là ở giai đoạn tiến xa,
không còn khả năng phẫu thuật và 85% thƣờng gặp ở lứa tuổi 40 - 65.
Các phƣơng pháp điều trị cho bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn tiến xa
nhằm mục đích làm giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống thêm. Hóa trị
hoặc hóa xạ trị đồng thời là những lựa chọn hàng đầu cho những bệnh nhân
này [48]. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của các phác đồ hóa
trị trong điều trị bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn tiến xa. Các kết quả cho thấy
hóa trị đã cải thiện các triệu chứng, kéo dài thời gian sống thêm và cải thiện
tiên lƣợng ở các bệnh nhân UTPKTBN. Phác đồ Cisplatin kết hợp
Gemcitabin là một trong các phác đồ cơ bản trong liệu trình điều trị hóa chất
cho bệnh nhân UTPKTBN. Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả điều trị của
phác đồ cao: tỷ lệ bệnh nhân dung nạp cao, tỉ lệ sống thêm trên 3 năm là
45,2%, sống thêm trên 5 năm là 21,4%.
2
Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng, hình ảnh Xquang và các dấu ấn
ung thƣ (DAUT) sau mỗi chu kì điều trị hóa chất là những chỉ tiêu cơ bản,
quan trọng để đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị hóa chất.
Các DAUT trong huyết tƣơng nhƣ CEA, Cyfra 21-1 có vai trò quan
trọng đối với UTPKTBN: định hƣớng chẩn đoán, đặc biệt là theo dõi điều trị
và tiên lƣợng bệnh nhân. Tuy nhiên sự biến đổi của chúng nhƣ thế nào sau 2
và 4 chu kì điều trị hóa chất, cũng nhƣ DAUT nào có giá trị trong việc theo
dõi, đánh giá kết quả điều trị và tiên lƣợng ở bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn
tiến xa còn ít đƣợc nghiên cứu. Do vậy đề tài “Nghiên cứu biến đổi nồng độ
CEA, Cyfra 21-1 huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ
điều trị phác đồ Gemcitabin kết hợp Cisplatin” đƣợc nghiên cứu với các mục
tiêu sau:
1. Đánh giá biến đổi nồng độ CEA, Cyfra 21-1 huyết tương ở bệnh
nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa sau 2 và 4 chu kỳ
điều trị phác đồ Gemcitabin kết hợp Cisplatin.
2. Đánh giá mối liên quan giữa biến đổi nồng độ CEA, Cyfra 21-1 với
một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ung thư phổi không
tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. DỊCH TỄ, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG UNG
THƢ PHỔI
1.1.1. Dịch tễ
1.1.1.1. Trên thế giới
Ung thƣ phổi là bệnh ung thƣ có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu trong
các bệnh ung thƣ trên thế giới. Ƣớc tính có 1,8 triệu trƣờng hợp mới trong
năm 2012 (chiếm 12,9% tổng số ung thƣ), 58% trong số đó là bệnh nhân ở
các vùng kém phát triển. UTP là bệnh ung thƣ phổ biến nhất ở nam giới trên
toàn thế giới (1,2 triệu ngƣời, chiếm 16,7% tổng số ung thƣ ở nam giới). Tỷ lệ
mắc cao nhất ở Trung và Đông Âu (53,5/100.000 ngƣời) và Đông Á
(50,4/100.000ngƣời). Tỷ lệ mắc thấp ở Trung và Tây Phi (chỉ 2,0 và
1,7/100.000 lƣợt) [37].
Tỉ lệ mắc UTP có xu hƣớng giảm dần ở nam nhƣng có xu hƣớng tăng
lên ở nữ. Độ lƣu hành UTP trên 100.000 ngƣời là 23,1; ở nam giới là 34,2 và
nữ giới là 13,6. Ở phụ nữ, lệ mắc UTP thƣờng thấp và khác nhau tùy từng
vùng địa lý, chủ yếu là do thói quen hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động. Do
đó, tỷ lệ phụ nữ mắc UTP cao nhất là ở Bắc Mỹ (33,8/100000 ngƣời) và Bắc
Âu (23,7/100.000 ngƣời), tỷ lệ tƣơng đối cao ở Đông Á (19,2/100.000 ngƣời)
và tỷ lệ thấp nhất lại ở Tây và Trung Phi (1.1 và 0.8/100.000 ngƣời) [37].
Theo thống kê của Tổ chức Nghiên cứu ung thƣ Thế giới (2016) tỷ lệ
UTP ở khu vực Châu Á chiếm 51% tổng số ca UTP trên thế giới, tỷ lệ tử
vong do UTP là 21% các bệnh ung thƣ [37]. Đây là vùng có xuất độ ung thƣ
tƣơng đối cao do các yếu tố nguy cơ nhƣ thuốc lá, ô nhiễm môi trƣờng ngày
căng gia tăng. Cũng nhƣ các vùng khác trên thế giới UTP là bênh ác tính
4
chiếm tỷ lệ lớn ở nam giới chủ yếu do thói quen hút thuốc lá. Độ lƣu hành
UTP ở Châu Á là 35,2/100.000 ở nam và 12,7/100.000 ngƣời ở nữ. Đông
Nam Á, bao gồm Việt Nam và các nƣớc láng giềng có xuất độ UTP thấp hơn
và là 29,6/100.000 ở nam, 10,5/100.000 ở nữ giới [39].
1.1.1.2. Tại Việt Nam
UTP ở Việt Nam đang có xu hƣớng gia tăng trong những năm gần đây.
Một số thống kê cho thấy UTP đang đứng đầu về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do
các loại ung thƣ.
Ghi nhận ung thƣ ở Hà Nội giai đoạn 2001 – 2005 cho thấy ung thƣ
phổi là loại ung thƣ hay gặp nhất ở cả 2 giới. Tổng số ca mắc UTP trong giai
đoạn này ở Hà Nội là 3124 ngƣời (chiếm 15,4 % tổng số ung thƣ), trong đó
nam giới chiếm đa số là 76%. Độ lƣu hành ung thƣ phổi trên 100.000 dân
theo giới là 38,5 ở nam và 10,5 ở nữ [21].
Theo ghi nhận ung thƣ tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1998 1999, UTP hay gặp nhất với độ lƣu hành theo theo giới trên 100.000 dân lần
lƣợt ở nam và nữa là 27,9 và 11,4. Các chỉ số này có giá trị tƣơng tự ở giai
đoạn 2003 – 2004 là 27,8 và 11,4 [9].
Ung thƣ nói chung và UTP nói riêng ở Việt Nam có mô hình tƣơng tự
các nƣớc đang phát triển khác. Thống kê của Le Tran Ngoan và CS về tỷ lệ
chết do ung thƣ ở Việt Nam giai đoạn 2005- 2006 cho thấy UTP là 1 trong 3
căn bệnh ung thƣ gây tử vong hàng đầu, và UTP chỉ đứng sau ung thƣ gan
trong các bệnh ung thƣ. Theo thống kê này trong 2 năm 2005 – 2006 có
22.209 ca tử vong do UTP trong đó, nam giới chiếm đa số 16.186 ca [42].
1.1.2. Đặc điểm lâm sàng
1.1.2.1. Nhóm triệu chứng hô hấp:
Ho khan hoặc ho khạc đờm là triệu chứng hay gặp nhất, từ 62% - 88%.
Đây là những triệu chứng đầu tiên và thƣờng bị bỏ sót do lẫn nhiều với các
5
bệnh hô hấp khác. Ho trong UTP có thể liên quan đến nhiều yếu tố nhƣ khối u
ở trung tâm, viêm phổi tắc nghẽn, di căn nhu mô nhiều và tràn dịch màng
phổi [10], [11], [5], [13], [22], [46].
Ho ra máu thƣờng gặp với tỷ lệ 20 – 40% với nhiều mức độ khác nhau.
Trong UTP thƣờng gặp ho máu với số lƣợng ít, sẫm màu, lẫn đờm vào buổi
sáng. Ho ra máu hay gặp ở UTP thể trung tâm [17], [22].
Đau ngực: đây cũng là dấu hiệu hay gặp, có nghiên cứu thấy tỷ lệ này
lên đến trên 90%. Thƣờng gặp đau ngực nhẹ hoặc vừa ở giai đoạn sớm của
bệnh. Đau ngực nhiều thƣờng xảy ra ở UTP ngoại vi, đau ngực là dấu hiệu
ung thƣ xâm lấn vào màng phổi, thành ngực hoặc do tràn dịch màng phổi.
Khó thở: gặp vào khoảng 30 - 60%, là triệu chứng không đặc hiệu. Khó
thở do nhiều cơ chế khác nhau nhƣ khối u ở phế quản lớn gây chít hẹp hoặc
phế quản bị u chèn ép, tràn dịch màng phổi, hoặc do bệnh phổi mạn tính kết
hợp, liệt hoành…
Nhìn chung triệu chứng thực thể không phong phú nhƣ triệu chứng cơ
năng hay hình ảnh X quang phổi. Triệu chứng thực thể phong phú thể hiện
UTP đã ở giai đoạn muộn. Ở vùng phổi có khối u có thể khám thấy tiếng gõ
đục, rì rào phế nang giảm, rung thanh giảm, ít khi nghe thấy tiếng ran nổ, ran
ẩm, tiếng thở rít (Wheezing). Trong những trƣờng hợp khối u to chèn ép các
tổ chức xung quanh có thể gặp các hội chứng nhƣ:
+ Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên: Phù ở mặt, cổ, lồng ngực, tĩnh
mạch cổ nổi, tĩnh mạch bàng hệ phát triển, tím nửa mặt.
+ Chèn ép vào thực quản: Gây khó nuốt hoặc nuốt nghẹn.
+ Chèn ép thần kinh: Chèn ép dây quặt ngƣợc trái gây nói khàn, mất
giọng, giọng đôi; chèn ép thần kinh giao cảm cổ làm đồng tử co lại, khe mắt
hẹp, giãn mạch bên tổn thƣơng (hội chứng Claude Bernard - Horner).
6
+ Triệu chứng di căn trong lồng ngực: chủ yếu biểu hiện bằng hội
chứng trung thất nhƣ khàn tiếng, nuốt nghẹn; hội chứng chèn ép tĩnh mạch
chủ trên; liệt vòm hoành, nấc. Ở giai đoạn cuối có thể gặp tràn dịch màng
phổi, di căn viêm bạch mạch ung thƣ có thể làm cho khó thở nặng lên [5].
Theo Tạ Văn Thƣợng và CS (2014) nghiên cứu bệnh nhân UTPKTBN
giai đoạn IIIB, IV thấy triệu chứng thực thể tràn dịch màng phổi, chiếm
25,71%; hội chứng phế quản gặp 17,14%; hội chứng đông đặc 14,28% [22].
Nguyễn Mạnh Doanh và CS (2010): ở bệnh nhân UTP giai đoạn
muộn thấy gặp nhiều nhất là hội chứng đông đặc với 76,5%; hội chứng
trung thất 32,4%; hội chứng tràn dịch màng phổi 29,4% và hội chứng phế
quản 35,2% [6].
1.1.2.2. Nhóm triệu chứng hệ thống và di căn xa.
Triệu chứng toàn thân: Sút cân gặp từ 30 - 74%, sốt gặp 45% (sốt
thƣờng do biến chứng nhiễm khuẩn nhƣng cũng có thể là một triệu chứng của
hội chứng cận u); toàn thân suy sụp, gầy, sút cân, mệt mỏi: các dấu hiệu này
gặp khoảng 20% - 38,5%.
Hội chứng cận u: Hội chứng cận u là sự tác động gián tiếp của khối u
lên cơ thể, không liên quan tới vị trí, kích thƣớc, hoặc di căn của khối u
nguyên phát. Hội chứng cận u do u bài tiết ra các polypeptid có tác dụng sinh
học hoặc các polypeptid dạng hormon, phụ thuộc vào tổ chức u. Tần xuất gặp
hội chứng cận u dao động từ 10% - 20%. Hội chứng cận u có nhiều biểu hiện
lâm sàng nhƣ: Hội chứng cận u xƣơng khớp: Điển hình nhƣ hội chứng Pierre
- Marie, ngón tay dùi trống... hay gặp trong UTPKTBN. Hội chứng cận u
huyết học: tăng bạch cầu hạt trung tính, bạch cầu ái toan; tăng hoặc giảm tiểu
cầu; thiếu máu. Hội chứng cận u thần kinh - cơ: bệnh thần kinh ngoại vi, viêm
não tuỷ, thoái hóa não bán cấp, nhƣợc cơ .v.v [16].
7
Kết quả nghiên cứu của Tạ Văn Thƣợng và CS (2014) cho thấy hầu hết
bệnh nhân có thể trạng bình thƣờng (77,15%). Sốt gặp ở 8/35 trƣờng hợp,
chiếm 22,85%. Chỉ số Karnofsky trung bình là 70,5 ± 7,8 (60 - 80). Biểu hiện
hội chứng cận u gặp ở 7 trƣờng hợp, chiếm 20%, trong đó hội chứng cận u
xƣơng khớp gặp nhiều nhất (4/7 BN) [22].
Lê Tuấn Anh và CS (2015) cũng nhận thấy đa số bệnh nhân có thể
trạng trung bình, chỉ số BMI bình thƣờng gặp ở 79,5% bệnh nhân; có 20,5%
bệnh nhân có thể trạng gầy; triệu chứng sốt gặp 32,1%; 33,9% bệnh nhân có
hội chứng cận u, trong đó cũng chủ yếu là hội chứng cận u tổ chức liên kết
với 17,9%; hội chứng cận u nội tiết chiếm 11,6% và hội chứng cận u xƣơng
khớp có tỷ lệ là 4,5% [2].
Triệu chứng di căn xa:UTP giai đoạn IV xuất hiện di căn ung thƣ. UTP
có thể di căn tới các cơ quan trong cơ thể, các cơ quan hay gặp là não, hạch,
xƣơng, gan, thận, phổi bên đối diện, màng phổi, v.v. Đôi khi triệu chứng đầu
tiên lại là biểu hiện của cơ quan bị di căn. UTP ngoại vi, UTP loại tế bào nhỏ
di căn sớm hơn UTP ở trung tâm và các týp tế bào khác. Di căn não hay gặp
nhất, xảy ra sớm với các biểu hiện nhức đầu, buồn nôn, nôn, thay đổi tính
tình, liệt khƣ trú, tri giác chậm chạp, có thể có cơn động kinh, tổn thƣơng dây
thần kinh sọ não, liệt nửa ngƣời. Di căn hạch có thể là hạch vùng ngã ba khí
phế quản, vùng cựa phế quản thuỳ, phân thuỳ, hạch thƣợng đòn. Sinh thiết
hay chọc hút hạch làm xét nghiệm mô bệnh hoặc tế bào học cho phép chẩn
đoán. Di căn xƣơng thƣờng gặp ở các xƣơng dẹt nhƣ xƣơng chậu, xƣơng
sƣờn, biểu hiện thƣờng là đau dữ dội, xác định bằng chụp Xquang, cắt lớp vi
tính (CLVT), cộng hƣởng từ (MRI), chụp xạ hình xƣơng. Di căn gan với các
biểu hiện nhƣ gan to, đau hoặc không đau, bề mặt gan lổn nhổn, có thể xác
định bằng kỹ thuật cắt lớp vi tính với hình ảnh nhiều bóng mờ tỷ trọng thấp,
v.v. [5]
8
1.1.3. Cận lâm sàng
1.1.3.1. Chẩn đoán hình ảnh
Các kĩ thuật X quang sử dụng phổ biến trong UTP gồm: Xquang phổi
chuẩn thẳng và nghiêng. Đây là xét nghiệm thƣờng quy có vai trò định hƣớng
trong chẩn đoán.
Chụp cắt lớp vi tính đặc biệt chụp CLVT độ phân giải cao (HRCT) có
vai trò quan trọng trong chẩn đoán UTP do có độ nhạy cao hơn X quang phổi
chuẩn: có thể phát hiện đƣợc tổn thƣơng từ 3mm trở lên, nên còn đƣợc sử
dụng trong việc phát hiện sớm UTP; có giá trị quan trọng trong việc đánh giá
giai đoạn bệnh: giúp đánh giá khối u nguyên phát (T), mức độ di căn hạch (N)
và tình trạng di căn xa (M) để xác định chỉ định phẫu thuật; có vai trò hƣớng
dẫn chọc dò sinh thiết các tổn thƣơng để chẩn đoán mô bệnh, tế bào. Đồng
thời CLVT còn có giá trị trong việc đánh giá hiệu quả điều trị, góp phần tiên
lƣợng bệnh.
Một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh mới nhƣ: chụp cộng hƣởng từ,
chụp cắt lớp vi tính kết hợp với phát tán của tia positron (Positron Emission
Tomography Computer Tomography) (PET-CT) có giá trị định hƣớng chẩn
đoán, đánh giá giai đoạn và theo dõi đáp ứng điều trị [19].
Các hình thái tổn thƣơng trên X quang của UTP [5], bao gồm:
+ Bóng mờ tròn đơn độc: Những đặc điểm gợi ý đến tính chất ác tính
của bóng mờ tròn nhƣ bờ chung quanh không đều, lồi lõm, có múi có tua gai;
đƣờng kính khối u lớn, đôi khi có hoại tử trung tâm hoặc lệch tâm khối u:
thành hang dày, bờ trong nham nhở không có mức nƣớc ngang.
+ Xẹp phổi: trong những trƣờng hợp khối u gần rốn phổi hoặc u có kích
thƣớc lớn chèn ép vào phế quản, hoặc tràn dịch màng phổi gây xẹp phổi vùng
cạnh tràn dịch.
9
+ Hình ảnh tràn dịch màng phổi: Là biểu hiện của tình trạng khối u
phổi xâm lấn hoặc di căn màng phổi.
+ Hạch cạnh khí quản, liên phế quản, liên khí phế quản sƣng to làm cho
rốn phổi to đậm.
+ Hình ảnh viêm phổi tắc nghẽn: Ở dƣới chỗ chít hẹp phế quản do u sùi
tạo nên hình ảnh viêm phổi tái diễn nhiều lần.
Tổn thƣơng trên Xquang phổi có thể đơn độc hoặc phối hợp nhiều tổn
thƣơng, tổn thƣơng đa số gặp ở một bên phổi, có thể gặp tổn thƣơng 2 bên khi
có di căn. Tổn thƣơng có thể gặp ở bất kỳ vị trí thùy phổi nào với kích thƣớc
khác nhau tùy vào typ tế bào và thời gian phát hiện bệnh.
Theo Bùi Xuân Tám (1999): hình ảnh hay gặp nhất của các typ UTP là
bóng mờ tròn đơn độc. Ngoài ra, có thể gặp các thể tổn thƣơng khác trên
Xquang nhƣ: xẹp phổi 10,5%, hội chứng Pancoast - Tobias 85%, thể trung
thất và rốn phổi 10,4%, hội chứng tắ t về sự biến đổi Cyfra21-1 so với bệnh nhân không có
nhiễm độc hóa chất (p>0,05). Sau 4 chu kì điều trị hóa chất: ở bệnh nhân có
nhiễm độc hóa chất, tỷ lệ giảm Cyfra21-1 là 57,1%, cao hơn so với tỷ lệ tăng
Cyfra21-1 (42,9%), nhƣng chƣa có ý nghĩa (p>0,05), và chƣa có sự khác biệt
về sự biến đổi Cyfra21-1 so với bệnh nhân không có nhiễm độc hóa chất
(p>0,05). Nhƣ vậy tỷ lệ giảm và tăng Cyfra21-1 chƣa có khác biệt ở những
bệnh nhân có và không có nhiễm độc hóa chất ở cả sau 2 và 4 chu kì điều trị.
Các nghiên cứu cho thấy rằng nhiễm độc hóa chất là một yếu tố độc lập
với đáp ứng điều trị trên Xquang và chỉ là một yếu tố ảnh hƣởng đến chất
lƣợng cuộc sống sau điều trị hóa chất ở bệnh nhân UTPKTBN. Nhƣ vậy biến
đổi của các dấu ấn ung thƣ thƣờng không liên quan với mức độ nhiễm độc
hóa chất ở bệnh nhân UTP.
83
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu biến đổi các dấu ấn ung thƣ ở 33 bệnh nhân
UTPKTBN giai đoạn tiến xa điều trị phác đồ Gemcitabin kết hợp Cisplatin tại
Khoa Lao và Bệnh phổi Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 8/2015-7/2017,
chúng tôi rút ra kết luận nhƣ sau:
1. Biến đổi nồng độ CEA, Cyfra 21-1 huyết tƣơng sau 2 và 4 chu kỳ điều
trị hóa chất
- Giá trị trung bình của CEA sau 2 và 4 chu kỳ (51,6 ± 6,8 ng/ml là 54,8 ±
131,4 ng/ml) đều tăng so với trƣớc điều trị (28,8 ± 61,7 ng/ml). Tỷ lệ bệnh
nhân tăng CEA huyết tƣơng sau 2 chu kỳ 54,5%, sau 4 chu kỳ là 45,5%, đều
tăng so với trƣớc điều trị (42,4%) nhƣng chƣa có sự khác biệt (p>0,05).
- Tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ CEA huyết tƣơng giảm so với trƣớc điều trị sau
chu kì 2 và 4 đều là 36,4%, khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05.
- Giá trị trung bình của Cyfra 21-1 sau 2 và 4 chu kì đều thấp hơn so với trƣớc
điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân tăng Cyfra 21-1 huyết tƣơng sau 2, 4 chu kỳ là
75,8% và 60,6%, đều thấp hơn so với trƣớc điều trị (84,8%), nhƣng chƣa có
sự khác biệt ý nghĩa (p>0,05)
- Tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ Cyfra21-1 huyết tƣơng giảm so với trƣớc điều
trị sau chu kì 2 là 54,5% và sau chu kì 4 là 57,6%, nhƣng sự khác biệt chƣa có
ý nghĩa giữa tỷ lệ tăng và giảm Cyfra 21-1 sau chu kỳ 2 và 4 (p>0,05).
- Tỷ lệ bệnh nhân giảm Cyfra21-1 huyết tƣơng thấp hơn và tỷ lệ tăng
Cyfra21-1 cao hơn so với tỷ lệ giảm và tăng CEA sau 2 và 4 chu kì, p>0,05.
84
2. Mối liên quan giữa biến đổi nồng độ CEA, Cyfra 21-1 với một số chỉ
tiêu lâm sàng, cận lâm sàng
- Với giai đoạn bệnh:
+ Sau 2 và 4 chu kỳ tỷ lệ bệnh nhân biến đổi CEA chƣa khác biệt giữa
giai đoạn IIIB và IV.
+ Sau 2 chu kỳ tỷ lệ bệnh nhân giảm Cyfra 21-1 giai đoạn IIIB là 71,4%
cao hơn so với giai đoạn IV (42,1%). Sau 4 chu kỳ tỷ lệ bệnh nhân biến đổi
Cyfra 21-1 huyết tƣơng chƣa có sự khác biệt giữa giai đoạn IIIB và IV.
- Với đáp ứng điều trị trên Xquang:
+ Sau 2 chu kỳ tỷ lệ giảm CEA cao nhất ở bệnh nhân đáp ứng hoàn
toàn (100%) và ổn định (68%). Sau 4 chu kỳ tỷ lệ giảm CEA cao nhất ở bệnh
nhân đáp ứng hoàn toàn và đáp ứng 1 phần (100%).
+ Sau 2 và 4 chu kì điều trị tỷ lệ giảm Cyfra 21-1 đều cao hơn so với tỷ
lệ tăng Cyfra 21-1, ở bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn và 1 phần tỷ lệ giảm
Cyfra21-1 là 100%.
- Không có mối liên quan giữa thay đổi nồng độ CEA, Cyfra21-1 với tình
trạng nhiễm độc hóa chất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.
Nguyễn Hải Anh (2007), "Nghiên cứu giá trị của Cyfra 21-1 và CEA
trong chẩn đoán và theo dõi ung thƣ phế quản nguyên phát". Luận án
tiến sỹ y học. Đại học Y Hà Nội.
2.
Lê Tuấn Anh (2015), "Hóa-xạ trị đồng thời ung thƣ phổi không tế bào
nhỏ giai đoạn iii”, Luận văn tiến sỹ y học, Trƣờng Đại học Y dƣợc TP
Hồ Chí Minh
3.
Đỗ Thị Vân Anh (2013), "Nghiên cứu giá trị của Pro-GRP trong chẩn
đoán và tiên lƣợng ung thƣ phổi tế bào nhỏ". Luận án thạc sỹ y học.
Học viện quân y
4.
Nguyễn Hải Công (2011), "Nghiên cứu đặc điểm hình thái động mạch
phế quản và mối liên quan với lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ung
thƣ phế quản", Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân y.
5.
Nguyễn Việt Cồ, Đồng Khắc Hƣng (2011), "Ung thƣ phổi", Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội, tr98-118
6.
Nguyễn Mạnh Doanh (2010), "Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn phân
lập từ dịch phế quản ở bệnh nhân ung thƣ phế quản giai đoạn muộn",
Luận văn Thạc sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
7.
Nguyễn Việt Hà, Trần Đăng Khoa (2013) "Đánh giá hiệu quả phác
đồ Paclitaxel - Cisplatin trong điều trị ung thƣ phổi không tế bào nhỏ
giai đoạn IIIB- IV". Y học thực hành (873) - số 6/2013, tr28-31.
8.
Nguyễn Minh Hải (2010), "Nghiên cứu giá trị của CEA, TPS, P53,
EGFR trong định hƣớng chẩn đoán và tiên lƣợng ung thƣ phổi không tế
bào nhỏ". Luận án tiến sỹ y học. Học viện quân Y.
9.
Nguyễn Chấn Hùng, Lê Hoàng Minh, Phạm Xuân Dũng và CS
(2008), "Giải quyết gánh nặng ung thƣ cho thành phố Hồ Chí Minh", Y
Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008, tr 1-7.
10.
Đồng Khắc Hƣng (2012), "Ung thƣ phổi", Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản
quân đội nhân dân, Hà Nội, tr 192-200.
11.
Đồng Khắc Hƣng (1995), "Nghiên cứu lâm sàng, X quang phổi chuẩn
đoán một số kỹ thuật xâm nhập để chuẩn đoán ung thƣ phổi nguyên
phát", Luận án Tiến sĩ y khoa, Học viện Quân y, Hà Nội
12.
Mai Xuân Khẩn (2012), "Kỹ thuật sinh thiết phổi", Bệnh hô hấp, Nhà
xuất bản Quân đội nhân dân, 484-490.
13.
Phạm Thị Kim Nhung (2013), "Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và
tình trạng nhiễm human papilloma virus ở bệnh nhân ung thƣ phế
quản". Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Quân y.
14.
Hoàng Thị Minh (2015), "Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của cyfra 21-1
và Pro GRP trong ung thƣ phổi nguyên phát". Tạp chí y - dược học
quân sự số 4-2015,tr74--80.
15.
Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Hải Công và
CS. (2014)." Nghiên cứu giá trị chẩn doán của một số dấu ấn ung thƣ
trong chẩn đoán ung thƣ phổi không tế bào nhỏ". Tạp chí y học thực
hành vol 8, tr133-138.
16.
Đỗ Kim Quế (2011), “Đánh giá kết quả dài hạn hóa trị bổ trợ ung thƣ
phổi không tế bào nhỏ”, Y học TP Hồ Chí Minh, tập 15, phụ bản số 1,
tr464-469
17.
Bùi Xuân Tám (1999), "Ung thƣ phế quản nguyên phát", Bệnh hô hấp,
tr 779-826
18.
Phạm Văn Thái (2014), "Nghiên cứu kết quả điều trị ung thƣ phổi
không tế bào nhỏ di căn não bằng hóa chất phác đồ PC và dao gamma
quay" Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội
19.
Tạ Bá Thắng (2012), "Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong bệnh hô
hấp", Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr 386421.
20.
Tạ Bá Thắng, Nguyễn Sỹ Tùng (2012), “Đặc điểm Xquang, nội soi và
mô bệnh học ở bệnh nhân ung thƣ phổi không tế bào nhỏ”, Tạp chí Y
học thực hành (825) – số 6, tr 10-12
21.
Trần Văn Thuấn (2009), "Một số đặc điểm dịch tễ học ung thƣ ghi
nhận tại Hà Nội", Tạp chí nghiên cứu y học 62(3)- 2009 tr41-47.
22.
Tạ Văn Thƣợng (2014), "Nghiên cứu biến đổi lâm sàng, cận lâm sàng
ở bệnh nhân ung thƣ phổi không tế bào nhỏ đƣợc điều trị phác đồ
gemcitabine kết hợp cisplatin" Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Quân
y.
23.
Trƣơng Thanh Tùng (2014), "Nghiên cứu đặc điểm tổn thƣơng đƣờng
thở bằng nội soi phế quản mềm dải ánh sáng hẹp ở bệnh nhân ung thƣ
phổi", Luận văn Thạc sỹ y học, Học viện Quân y.
Tiếng Anh
24.
Akcali Z., Calikusu Z., Sakalli H., et all (2008). "Gemcitabine and
cisplatin treatment of advanced-stage non-small-cell lung cancer in
patients given cisplatin on day 8", Tumori,94:474-480.
25.
Ardizzoni A., Cafferata M.A., Tiseo M. et all (2006), "Decline in
serum carcinoembryonic antigen and cytokeratin 19 fragment during
chemotherapy predicts objective response and survival in patients with
advanced nonsmall cell lung cancer", Cancer, 107(12), 2842–2849.
26.
Arrieta O., Villarreal-Garza C., Barrera L. et all (2013).
"Usefulness of Serum Carcinoembryonic Antigen (CEA) in evaluating
response to chemotherapy in patients with advanced non small-cell
lung cancer: a prospective cohort study". BMC Cancer, 13, 254.