Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

QLNN về công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.11 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

DƢƠNG THỊ THÚY HÀ

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8.34.04.10

Đà Nẵng - 2020


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Đoàn Gia Dũng

Phản biện 1: TS. LÊ DÂN
Phản biện 2: TS. HOÀNG VĂN LONG

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 15 tháng 02 năm 2020

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng


- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đào tạo nghề(ĐTN) là một trong những vấn đề được quan tâm
hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội(KT-XH) của
mỗi địa phương, mỗi quốc gia nhằm hướng tới sự phát triển bền
vững. Giải quyết tốt vấn đề lao động, ĐTN vừa tạo điều kiện cho
người lao động có việc làm, có thu nhập, nuôi sống bản thân và gia
đình, vừa là yếu tố đảm bảo trật tự an ninh xã hội. ĐTN cho lao
động, đặc biệt là lao động nông thôn(LĐNT) trở thành vấn đề
“nóng” đặt ra cho xã hội những yêu cầu quan tâm giải quyết.
Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển của đất
nước,Quảng Bình nói chung và Đồng Hới nói riêng đã có sự chuyển
biến mạnh mẽ về nhiều mặt. Kinh tế phát triển, an ninh chính trị ổn
định, đời sống của đại bộ phận nhân dân từng bước được nâng lên.
Tuy nhiên, thực tế trên địa bàn Đồng Hới vẫn nổi cộm nhiều vấn đề
cần giải quyết, một trong số đó là quản lý nhà nước (QLNN) về công
tác ĐTN, đặc biệt là ĐTN cho LĐNT. Thực tế địa phương cho thấy
vấn đề QLNNvề công tácĐTN cho LĐNT vẫn mang tính “thời vụ”
theo kiểu “có gì học nấy”, chưa bám sát với quy hoạch sử dụng
nguồn nhân lực cho từng giai đoạn phát triển KT-XH. ĐTN chưa căn
cứ theo nhu cầu và hoàn cảnh của người học. Công tác chỉ đạo, phân
bổ ngân sách cho ĐTN còn nhiều hạn chế. Việc phân cấp quản lý,
phối hợp quản lý về công tác ĐTN còn nhiều bất cập, các giải pháp
quản lý chưa tương xứng với những thay đổi trong giai đoạn mới.
Xuất phát từ những lý do đó, tôi đã chọn đề tài “QLNN về công
tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh

Quảng Bình” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình, với hy vọng
đánh giá được thực trạng việc làm trên địa bàn thành phố để từ đó đề


2
xuất những giải pháp phù hợp nhằm giải quyết việc làm cho người
lao động vùng nông thôn ở địa phương trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát:
Phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề
cho lao động vùng nông thôn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình,
trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn của địa
phương trong thời gian tới.
* Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác đào tạo
nghề cho lao động vùng nông thôn.
Đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về công tác đào tạo
nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Đồng Hới giai
đoạn 2016-2018.
Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà
nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố
Đồng Hới trong thời gian tới, định hướng đến năm 2025.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, nội dung của luận văn phải giải quyết
được các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Cơ sở lý thuyết nào để thực hiện việc quản lý công tác ĐTN cho
người lao động vùng nông thôn? Khái niệm QLNN về lao động, ĐTN
cho LĐNT? Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác ĐTN cho


LĐNT?
- Thực trạng công tác QLNN về công tác ĐTN cho người lao động
vùng nông thôn ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình là như thế nào?


3
- Cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả công tác ĐTN cho người
lao động vùng nông thôn ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công
tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên
địa bàn thành phố Đồng Hới.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng công tác QLNN về ĐTN
người LĐNT ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, bao gồm:
chính sách pháp luật của Nhà nước, kế hoạch, cách thức triển khai,
năng lực bộ máy quản lý, tình hình KT-XH, các chủ thể tham gia
hoạt động ĐTN… từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa
bàn thành phố Đồng Hới.
- Về không gian: Nghiên cứu cụ thể trên địa bàn6 xã vùng nông
thôn của thành phố Đồng Hới, bao gồm: Bảo Ninh, Đức Ninh, Lộc
Ninh, Nghĩa Ninh, Quang Phú, Thuận Đức. Đồng thời phân tích
thông tin từ các Sở, ban ngành, các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp, trường nghề, trung tâm dạy nghề và các trung tâm giới thiệu
việc làm trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Về thời gian: Thực trạng trong giai đoạn 2016-2018, đề xuất
những giải pháp trong những năm tiếp theo, định hướng đến năm
2025.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu:
- Thu thập, xử lý số liệu từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu
nguồn số liệu từ các tài liệu thống kê của các Bộ, ngành, địa phương


4
có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án. Đồng thời cũng
thu thập số liệu thông qua mạng Internet
* Phương pháp phân tích, tổng
hợp: - Phương pháp tổng hợp, đánh
giá.
- Đóng góp chuyên gia.
- Phương pháp quy nạp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết
về hoạt động ĐTN, QLNN về hoạt động ĐTN để người nghiên cứu
sau có thể tham khảo khi nghiên cứu về hoạt động ĐTN về hoạt động
du lịch ở quy mô một địa phương.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn đã nhận diện được các hạn chế của
hoạt động QLNN về ĐTN và đề xuất được một số các giải pháp để
khắc phục, góp phần giúp hoàn thiện công tác ĐTN của thành phố
Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, cung cấp nguồn nhân lực phát triển kinh
tế nông thôn thành phố Đồng Hới.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Luận văn thạc sĩ “Việc làm cho người lao động vùng nông thôn
ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” của tác giả Hồ Thị Thúy
Hà, bảo vệ năm 2018 tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
- Đề tài khoa học “Nâng cao chất lượng công tác ĐTN cho
LĐNT trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”, Tạp chí

Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp số 1-2017.
- Luận văn thạc sĩ “QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh
Đăk Nông” của tác giả Lê Thị Mỹ Hằng, bảo vệ năm 2017 tại Học
viện Hành chính Quốc gia.
- Công trình khoa học “Quan điểm của các nhà quản lý và các
cơ quan quản lý trong lĩnh vực dạy nghề”.


5
- Luận văn thạc sĩ “Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ” của tác giả
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, bảo vệ năm 2017 tại Học viện Hành chính
Quốc gia.
* Khoảng trống nghiên cứu:
Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về công
tác ĐTN trong đó ĐTN cho LĐNT. Từ việc kế thừa các nghiên cứu
trên, bản thân chọn đề tài QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn
một địa phương cụ thể có điều kiện tự nhiên khá đặc thù như thành
phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
8. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở QLNN về ĐTN cho LĐNT.
Chương 2: Thực trạng QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn
thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2018.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về
ĐTN cho LĐNT trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
đến năm 2025.



6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Nghề và đào tạo nghề
a. Nghề
Nghề là một hình thức phân công lao động, nó đòi hỏi kiến thức
lý thuyết tổng hợp và kỹ năng thực hành để hoàn thành những công
việc nhất định.
b. Đào tạo nghề
ĐTN là hoạt động trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề
nghiệp cần thiết cho người lao động để họ có thể hành nghề hoặc tự
tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học.
* Các hình thức ĐTN như
sau: - Đào tạo trình độ sơ cấp.
- Đào tạo trình độ trung
cấp. - Đào tạo trình độ cao
đẳng.
1.1.2. Lao động nông thôn và đào tạo nghề cho lao động
nông thôn
a. Nông thôn, lao động nông thôn
LĐNT là những người đang sống và làm việc tại các phường,
xã, đã và đang làm các nghề liên quan đến nông thôn, nông nghiệp.
b. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
ĐTN cho LĐNT là hoạt động có mục đích, có tố chức nhằm
truyền đạt những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của một nghề nào đó
cho người lao động ở khu vực nông thôn, từ đó tạo ra năng lực cho
người lao động đó có thể thực hiện thành công nghề đã được đào tạo.



7
1.1.3. Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn
QLNN về ĐTN cho LĐNT là sự tác động, điều chỉnh thường
xuyên của nhà nước bằng quyền lực nhà nước đối với toàn bộ hoạt
động ĐTN cho LĐNT của một quốc gia nhằm định hướng, thiết lập
trật tự kỷ cương của hoạt động ĐTN cho người lao động, hướng đến
mục tiêu và yêu cầu của sự phát triển nguồn nhân lực của quốc gia.
1.1.4. Vai trò quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn
Thứ nhất, ĐTN cho LĐNT phải gắn với giải quyết việc làm,
chuyển dịch cơ cấu lao động; gắn với xóa đói, giảm nghèo và góp
phần bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn; gắn với xây dựng nông
thôn mới.
Thứ hai, trong kinh tế thị trường, ĐTN nếu không có sự QLNN
sẽ dễ dẫn đến các hiện tượng tiêu cực.
Thứ ba, ĐTN cho LĐNT là hoạt động giáo dục đặc thù.
1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC TIÊU CHÍ QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.2.1. Hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy
hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển dạy nghề
Hoạch định chiến lược là quá trình nghiên cứu một cách có hệ
thống, đòi hỏi sự tham gia của mọi thành viên không chỉ trong ngành
ĐTN mà còn có sự tham gia của các chuyên gia ngành khác.
* Tiêu chí đánh giá:


8
1.2.2. Quản lý việc ban hành các văn bản quy phạm pháp

luật về đào tạo nghề
Để quản lý và điều tiết thống nhất toàn bộ hoạt động ĐTN cho
LĐNT trên phạm vi cả nước, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động
ĐTN của các cơ sở dạy nghề.
* Tiêu chí đánh giá:
1.2.3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tổ chức, chỉ đạo
công tác đào tạo nghề
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ĐTN: Đây là hoạt
động quan trọng tác động vào nhận thức của con người, nhận thức
đúng sẽ hành động đúng.
1.2.4. Quản lý tổ chức bộ máy đào tạo nghề
* Ở Trung ương:
* Ở địa phương:
* Tiêu chí đánh giá:
1.2.5. Đầu tƣ các nguồn lực phục vụ công tác đào tạo nghề
Vấn đề đầu tư cho công tác ĐTN luôn được Chính phủ và chính
quyền địa phương quan tâm đúng mức, vậy thì cần đầu tư ở những
khâu nào, lĩnh vực nào, trọng điểm đầu tư, mức đầu tư như thế nào
mới là điều quantrọng. Trên cơ sở đó, vấn đề đầu tư cho dạy nghề tập
trung trên cả phương diện về nhân lực và vật lực.
* Tiêu chí đánh giá:
1.2.6. Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản
lý công tác đào tạo nghề
a. Đối với đội ngũ dạy nghề
Giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống
thôn, bản, phum, sóc thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn để dạy nghề với thời gian từ 15 ngày trở lên trong


9

tháng được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương tối
thiểu chung như đối với giáo viên thực hiện công tác xóa mù chữ,
phổ cập giáo dục thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc;
b. Đối với cơ sở ĐTN
* Tiêu chí đánh giá:
1.2.7. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dạy nghề
Thanh tra, kiểm tra là một giai đoạn quan trọng trong chu trình
QLNN, là phương thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng
cường kỷ luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN. Thanh tra trách
nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo là một mắt xích, có ý nghĩa quan
trọng trong quá trình QLNN về khiếu nại, tố cáo.
* Tiêu chí đánh giá:
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ ĐÀO
TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.3.1. Môi trƣờng kinh tế - chính trị - xã hội
Một đất nước có nền chính trị - xã hội ổn định sẽ làm cho nền
kinh tế phát triển không ngừng.
1.3.2. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc
Trong giai đoạn hiện nay ĐTN nói chung và ĐTN cho LĐNT
nói riêng luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà
nước.
1.3.3. Đặc điểm địa phƣơng
* Quy hoạch của địa phương
* Yếu tố chuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Hệ thống quản lý
* Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề
* Giáo viên, người dạy nghề



10
* Chương trình giáo trình ĐTN
* Nhận thức của người LĐNT về ĐTN
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO
TẠO NGHỀ CHO LĐNT CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho
lao động nông thôn tỉnh Quảng Trị.
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho
lao động nông thôn tỉnh Nghệ An.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đào tạo
nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊNĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI,TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thành phố Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình nằm trên quốc lộ
1A, đường sắt Thống nhất Bắc Nam và đường Hồ Chí Minh, có vị trí
địa lý 17o21’ vĩ độ Bắc và 106o10’ kinh độ Đông.
b. Địa hình
Thành phố Đồng Hới có 16 đơn vị hành chính, trung tâm của
thành phố gồm 10 phường và 6 xã bao quanh trung tâm đô thị là 6 xã
vùng nông thôn.
c. Thời tiết khí hậu
d. Tài nguyên



11
Được thiên nhiên ưu ái, Thành phố Đồng Hới có bờ biển Nhật
Lệ nằm trải dài, đây không chỉ mang lại nguồn thu lớn về hải sản
tươi sống, thơm ngon mà còn là địa điểm du lịch lý tưởng cho du
khách gần xa.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Tình hình dân số và lao động
Tính đến 31/12/2018 dân số trung bình của thành phố Đồng Hới
là 119.607 người và mật độ dân số là 755 người/km2, trong đó dân
số ở khu vực thành thị là 71.764 người chiếm 60%, khu vực nông
thôn là 47.843 người chiếm 40%.
Bảng 2.1: Tình hình dân số thành phố Đồng Hới giai đoạn
2016 – 2018
STT

Năm

Năm 2016

Đơn vị tính: người
Năm 2017 Năm 2018

1

Khu vực thành thị

69.797

70.714


71.764

2

Khu vực nông thôn

46.531

47.142

47.843

Tổng số
116.328
117.856
119.607
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới năm 2018)
Bảng 2.2: Tình hình lao động thành phố Đồng Hới giai đoạn
2016 – 2018
Đơn vị tính: người
STT
1
2

Năm
Khu vực thành thị

Năm 2016
47.543


Năm 2017
48.459

Năm 2018
49.510

Khu vực nông thôn

19.034

19.646

20.346

Tổng số

66.577

68.105

69.856

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới năm 2018)
b. Nguồn LĐNTthành phố Đồng Hới


12
Bảng 2.2: Tình hình lao động đang làm việc trong các ngành
kinh tế quốc dân thành phố Đồng Hới giai đoạn 2016-2018


STT

Chỉ tiêu

1

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

2
3

Năm

Đơn vị tính: người
Năm
Năm 218

2016

2017

9.521

9.739

9.989

Công nghiệp - Xây dựng


21.777

22.277

22.850

Dịch vụ

35.279

36.089

37.017

66.577

68.105

69.856

Tổng số

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới năm 2018)
c. Tình hình kinh tế
Tình hình kinh tế của thành phố Đồng Hới trong giai đoạn 20162018 đã đạt được nhiều kết quả tương đối tốt. Tính đến cuối năm
2018 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,95%/năm.
Bảng 2. 3: Cơ cấu các ngành kinh tế thành phố
Đồng Hới giai đoạn 2016-2018
STT


Chỉ tiêu

Năm

Đơn vị tính: %
Năm
Năm

2016

2017

218

32

30,6

29,6

1

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

2

Công nghiệp - Xây dựng

23,5


23,4

23,5

3

Dịch vụ

44,5

46

46,9

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới năm 2018)
d. Cơ sở hạ tầng


13
Đồng Hới là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Bình, có nhiều
tiềm năng và thế mạnh. Thành phố có các tuyến giao thông quan
trọng đi qua như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, Đường tránh. Vì
vậy đầu tư phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng được cải thiện rõ
nét.
e. Tình hình văn hóa - xã hội
Văn hóa - xã hội trên địa bàn thành phố Đồng Hớiđang từng
bước phát triển mạnh.
Bảng 2.5: Tỷ lệ hộ nghèo thành phố Đồng Hới giai đoạn 2016
– 2018
STT


Chỉ tiêu

1

Số hộ nghèo

2

Tỷlệ
nghèo

Đơn vị tính: %
Năm 2017
Năm 218

Năm 2016
hộ

6.311

5932

4.015

13,99

12,74

8,81


(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới năm 2018) Mạng
lưới trường lớp được quy hoạch, bố trí, sắp xếp cơ bản hợp lý, cơ sở
vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc
dạy và học được đảm bảo.
Bảng 2.4. Tình hình lao động qua đào tạo thành phố Đồng
Hớigiai đoạn 2016-2018

STT

Tỷ lệ lao động

1
2

Tỷ lệ lao độngqua đào
Tỷ lệ lao động qua ĐTN

Đơn vị tính: %
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
37
28,7

49
32

57
45,1

(Nguồn: Báo cáo tình hình KT-XH của UBND Thành phố Đồng

Hới các năm 2016-2018)


14
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THÀNH PHỐ
ĐỒNG HỚI
2.2.1. Tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện công tác đào tạo
nghề cho lao động nông thôn
a. Quy hoạch ĐTNcho LĐNT
Để ĐTN cho LĐNT,thành phố Đồng Hới đã bố trí phát triển
ngành nghề nông thôn gắn với quy hoạch phát triển KT-XH của địa
phương.
b. Điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu ĐTN cho LĐNT
Hàng năm, thành phố Đồng Hớiđều tổ chức rà soát, thống kê
nhu cầu ĐTN cho LĐNT để xây dựng kế hoạch đào tạo cho phù hợp
với nhu cầu phát triển KT-XH ở từng địa phương.
c. Xây dựng mạng lưới ĐTNcho LĐNT
ĐTN là một trong những giải pháp có ý nghĩa quyết định nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động,
đồng thời giúp người lao động có cơ hội tìm việc làm, phát triển kinh
tế, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tính đến nay, số lượng cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố
Đồng Hới được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.4: Số lƣợng cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề
tại thành phố
Đồng Hới giai đoạn 2016-2018
STT

Chỉ tiêu


Năm
2016

Đơn vị tính: Cơ sở
Năm
Năm 218
2017

1

Trường Cao đẳng nghề

0

0

2

2

Trường Trung cấp nghề

2

2

1



15
STT

Chỉ tiêu

3

Trung tâm giáo dục
xuyên

4

Năm
2016
thường

Năm
2017

Năm 218

1

1

1

Cơ sở dạy nghề khác

3


4

6

Tổng số

6

7

10

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành
phố Đồng Hới)
2.2.2. Thực trạng ban hành văn bản hƣớng dẫn dạy nghề
cho lao động nông thôn
UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2828/QĐ-UBND ngày
31/10/2011 về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án
“ĐTN cho LĐNT tỉnh Quảng Bình đến năm 2020”.
Ngày 26/01/2011, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 195/QĐUBND về việc ban hành Đề án “ĐTN cho LĐNT tỉnh Quảng Bình
đến năm 2020”.
Ngày 05/12/2016, UBND tỉnh Quảng Bình ra Quyết định số
3879/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện đề
án “ĐTN cho LĐNT tỉnh Quảng Bình đến năm 2020”.
2.2.3. Thực trạng tuyên truyền, tƣ vấn học nghề và việc làm
cho lao động nông thôn
Hoạt động thông tin tuyên truyền ĐTN, tư vấn học nghề và việc
làm đã được triển khai đồng bộ, sâu rộng và đa dạng dưới nhiều hình
thức phong phú, hấp dẫn qua đó góp phần nâng cao nhận thức của

người dân về học nghề, giúp họ hiểu rõ chính sách hỗ trợ học nghề từ
đó tích cực tham gia học nghề.


16
2.2.4. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lýđào tạo nghề
* PhòngLao động - Thương binh và Xã hội
* PhòngNN&PTNT
* PhòngNội vụ
* PhòngTài chính
* PhòngGiáo dục và Đào tạo
* Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Đồng Hới
* UBNDcác xã
* Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các hội, đoàn thể
2.2.5. Đầu tƣ các nguồn lực phục vụ công tác đào tạo nghề
Bảng 2. 5: Kinh phí cấp cho dạy nghề thành phố Đồng Hới
ST

giai đoạn 2016-2018
Kinh phí cấp cho đào tạo
Năm

T

nghề

1

Tổng


2
3

2016

Năm

Năm

2017

2018

4,8

5,7

8,3

Ngân sách tỉnh

4,47

4,26

6,5

Ngân sách khác

0,33


1,44

1,8

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành
phố Đồng Hới)
Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2018, tỉnh cấp kinh phí khoảng
18,8 tỷ đồng thực hiện phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó
ngân sách tỉnh 15,3 tỷ đồng bao gồm ngân sách thực hiện chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, vốn sự nghiệp
khoa học và công nghệ, nguồn khuyến công, khuyến nông, các
nguồn vốn lồng ghép khác.


17
2.2.6. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý công tác đào tạo
nghề
a. Đội ngũ giáo viên
Bảng 2. 6: Cơ cấu đội ngũ cán bộ đào tạo nghề thành
phố Đồng Hới giai đoạn 2016-2018
STT Đội ngũ cán bộ, giáo viên
Năm
Năm
Năm
đào tạo nghề
2016
2017
2018
1


2

Trung tâm GDDN thành
phố Đồng Hới

19

21

26

Giáo viên cơ hưu

8

10

12

Cán bộ khác

11

11

14

Các cơ sở dạy nghề khác


125

132

136

Giáo viên đào tạo nghề

80

84

88

Cán bộ khác

45

48

48

144

153

162

Tổng


(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành
phố Đồng Hới)
Tính đến năm 2018, đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trung tâm
GDDNthành phố Đồng Hới là 26 người, trong đó giáo viên cơ hữu là
12. Trong bộ máy của Trung tâm GDDN, số cán bộ, giáo viên có
trình độ đại học, cao đẳng là 24 người, trình độ khác 2 người.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên và cán bộ quản lý ĐTN của các cơ sở
dạy nghề khác đã tổ chức dạy nghề tại thành phố Đồng Hới là 136
người.


18
Bảng 2. 7: Trình độ đội ngũ cán bộ đào tạo nghề thành phố
Đồng Hới giai đoạn 2016-2018
Đội ngũ cán bộ, giáo viên
Năm
Năm

STT

đào tạo nghề
1

2

Năm

2016

2017


2018

Trung tâm GDDN thành
phố Đồng Hới

19

21

26

Đại học, cao đẳng

18

18

24

Trung cấp

1

3

2

Các cơ sở dạy nghề khác


125

132

136

Đại học, cao đẳng

109

116

123

Trung cấp

16

16

13

Tổng

144

153

162


(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành
phố Đồng Hới)
b. Chương trình, giáo trình
2.2.7. Thực trạng giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đào
tạo nghề cho lao động nông thôn
Trong giai đoạn 2016-2018, thành phố đã thành lập các đoàn
kiểm tra, giám sát kiểm tra, giám sát công tác ĐTN cho LĐNT ở các
địa phương.
Bảng 2. 8: Công tác thành tra, kiểm tra đào tạo nghề thành
phố Đồng Hới giai đoạn 2016-2018
STT
Thành tra, kiểm
Năm
Năm
Năm
tra
2016
2017
2018
1

Các ban ngành cấp
thành phố

6

6

8



19
STT

Thành tra, kiểm

Năm

Năm

Năm

tra

2016

2017

2018

2

HĐND thành phố

45

46

52


3

Các xã

10

12

12

61

64

72

Tổng

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành
phố Đồng Hới)
Hàng năm thành phố Đồng Hới tổ chức các đoàn xuống tận
thôn, bản địa điểm mở lớp để kiểm tra các lớp học, cùng với đó
UBND cấp xã thường xuyên đến lớp kiểm tra và cử cán bộ văn hóa
xã hội, cán bộ các đoàn thể trực tiếp theo dõi nắm tình hình các lớp
ĐTN.
2.2.8. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành
phố Đồng Hới giai đoạn 2016-2018
Bảng 2.9: Kết quả ĐTN cho LĐNT tại thành phố Đồng
Hới giai đoạn 2016-2018
STT


Chỉ tiêu

Năm
2016

Năm
2017

Đơn vị tính: người
Năm
Tổng
218

1

Nông nghiệp

415

367

324

1.106

2

Phi nông nghiệp


310

303

300

913

3

Người khuyết tật

14

14

28

684

638

2.047

Tổng cộng

725

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố
Đồng Hới)



20
Giai đoạn năm 2016-2018, tổng số LĐNT được học nghề trên
địa bàn thành phố Đồng Hới là 2.047 người. Số lao động được học
các nghề phi nông nghiệp theo Đề án 1956 là: 913 người chiếm
42,3%; Số lao động được học các nghề nông nghiệp theo Đề án 1956
là 1.106 người chiếm 57%; ĐTN cho người khuyết tật theo Đề án
1956 là 28 người chiếm 0,7%.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO
TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ
ĐỒNG HỚI
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Công tácdạy nghề cho LĐNT đã được sự quan tâm đầu tư của
các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp ủy Đảng,
chính quyền, ngành chức năng của thành phố được ban hành tương
đối đầy đủ và kịp thời làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động
của Đề án ĐTN cho LĐNT
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên dạy nghề của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn được đầu tư
tăng cường; Quy mô ĐTN cho LDNT ngày càng được cải thiện về số
lượng và chất lượng; Công tác giải quyết việc làm cho người lao
động sau học nghề đã được quan tâm; Công tác hướng dẫn, thanh tra,
kiểm tra hoạt động dạy nghề được quan tâm thường xuyên.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế
Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo nghề còn hạn chế, số lượng
ngành nghề đào tạo cho LĐNT chưa phong phú, chưa đa dạng; Công
tác điều tra, khảo sát về đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa

hiệu quả.


21
- Các văn bản quản lý nhà nước về đào tạo nghề chủ yếu từ cấp
Trung ương, nhiều văn bản có sự chồng chéo giữa các ngành có liên
quan.
- Nguồn vốn đầu tư đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn
hạn chế, chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước.
- Việc tổ chức các lớp dạy nghề cho LĐNT mới chỉ dựa trên nhu
cầu học nghề mà chưa gắn với quy hoạch phát triển KT-XH của địa
phương.
b. Nguyên nhân của những hạn chế
* Nguyên nhân chủ quan
Nhận thức của các cấp chính quyền, cán bộ chủ chốt ở một số
xã, phường trên địa bàn thành phố Đồng Hớichưa đầy đủ; QLNN về
ĐTN trên địa bàn thành phố Đồng Hớicòn chồng chéo; Thành phố
chưa có cơ chế chính sách, quy định cụ thể đối với các doanh nghiệp;
Các hoạt động dạy nghề cho LĐNT hiện mới chỉ dừng lại ở mức quy
mô nhỏ, rời rạc; Việc dạy nghề cho LĐNT hiện nay chưa đầy đủ và
chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa đảm bảo tính hệ thống, chưa có
tổ chức quản lý thống nhất.
* Nguyên nhân khách quan
Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng bình, thành phố Đồng
Hới đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ; Năng lực của các cơ sở dạy
nghề trên địa bàn thành phố còn yếu; Thành phố chưa định hướng tốt
trong công tác phân luồng, định hướng đối với học sinh tốt nghiệp
trung học cơ sở và trung học phổ thông để tư vấn cho các em tham
gia học nghề; Cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghềtrên địa bàn
thành phố Đồng Hớicòn chưa được trang bị đồng bộ và đầy đủ do

các nguyên nhân yếu tố lịch sử để lại.


22
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔNTRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI,TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG HƢỚNG
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔNTHÀNH
PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2025
3.1.1. Quan điểm
3.1.2. Mục tiêu và phƣơng hƣớng
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔNTHÀNH
PHỐ ĐỒNG HỚI
3.3.1. Lập kế hoạch và thiết kế chƣơng trình đào tạo nghề
cho lao động nông thôn
Để nâng cao năng lực làm việc, chất lượng của LĐNT phải có
được những chiến lược cũng như các kế hoạch dạy nghề cho nông
dân một cách cụ thể dựa trên chiến lược chung về phát triển kinh tế
nông nghiệp và nông thôn của quốc gia.
3.3.2. Tổ chức tuyên truyền, tƣ vấn học nghề cho lao động
nông thôn
Làm cho LĐNT biết rõ các thông tin về tổ chức ĐTN cho họ để
họ sẵn sàng tham gia các khóa huấn luyện đào tạo. Nâng cao nhận
thức về các lĩnh vực nghề đối với người LĐNT. Giúp họ tự chọn lấy
một nghề phù hợp với hứng thú và năng lực cá nhân. Nâng cao nhận
thức về dạy nghề đối với đối với các cấp, các ngành và địa phương.
3.3.3. Tổ chức tốt công tác quản lý đào tạo nghề cho lao động

nông thôn
Quyền tự chủ của các cấp quản lý ĐTN hay các cơ sở giáo dục


23
ĐTN thường có bốn nội dung cơ bản là: Tự chủ về tổ chức bộ máy,
biên chế, nhân sự; Tự chủ về thực hiện tuyển sinh, chương trình, giáo
trình, quy trình đào tạo; Tự chủ về tài chính; Tự chủ về liên kết, hợp
tác trong đào tạo. Trong đó, tự chủ về tài chính là vấn đề cốt lõi.
3.3.4. Đổi mới chính sách huy động vốn trong công tác đào
tạo nghề cho lao động nông thôn
Huy động nguồn vốn đầu tư từ các cơ sở dạy nghề. Khuyến
khích các cơ sở dạy nghề thành lập doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh và thực hiện các dịch vụ; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa
học và chuyển giao công nghệ, mang lại nguồn thu cho cơ sở đào
tạo.
3.3.5. Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên dạy nghề
Đặc điểm của dạy nghề cho LĐNT để có kết quả cao là tính thực
hành của các bài học, cộng với các phương pháp dạy học cho người
lớn tuổi. Do vậy đòi hỏi giáo viên dạy nghề cho nông dân ngoài kiến
thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng tay nghề thành thạo, cần có
phương pháp giảng dạy phù hợp với người nông dân.
3.3.6. Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo nghề cho
lao động nông thôn
Tăng cường kiểm tra, giám sát theo kỳ kế hoạch và đột xuất
nhằm phát hiện và điều chỉnh các hoạt động đào tạo chưa đáp ứng.
Các huyện, xã trên địa bàn tự tổ chức giám sát các cơ sở dạy
nghề, doanh nghiệp, người dạy nghề, người học nghề… việc thực
hiện ĐTN tại địa bàn thành phố, xã.
3.3.7. Các giải pháp khác

a. Hỗ trợ ĐTN theo chiến lược xuất khẩu lao động


×