Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.88 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ KIM HUỆ

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN
THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số : 834.04.10

Đà Nẵng - Năm 2020


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO HỮU HÒA

Phản biện 1: TS. NINH THỊ THU THỦY
Phản biện 2: PGS.TS. PHẠM THANH KHIẾT

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 02 năm 2020

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) có vai trò hết sức quan
trọng trong đời sống, VSATTP không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến sự phát triển kinh tế, thương
mại, du lịch và an sinh xã hội.
Là một thành phố du lịch, trong đó, quận Sơn Trà là một trong những
quận trọng điểm phát triển du lịch của Đà Nẵng. Trong những năm qua,
các cấp chính quyền thành phố Đà Nẵng luôn quan tâm đến vấn đề
VSATTP, nhờ đó mà công tác này đang không ngừng được cải thiện.
Tuy nhiên, với yêu cầu của xã hội ngày càng cao, những nỗ lực quản lý
VSATTP của các cấp chính quyền thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu mới. Công tác quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn thành
phố và quận vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

Khó khăn trong việc lựa chọn những thực phẩm an toàn, đảm bảo
VSATTP trong tiêu dùng, ăn uống của người dân, cũng như những
khó khăn, vướng mắc trong thực thi công tác quản lý VSATTP trên
địa bàn quận Sơn Trà nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung hiện
nay, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về VSATTP của quận phải
chú trọng và hoàn thiện hơn để đáp ứng với yêu cầu đã đặt ra. Xuất
phát từ thực tế trên tác giả lựa chọn đề tài “ Quản lý nhà nước về vệ
sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Sơn Trà, thành
phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu luận văn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về VSATTP.
- Làm rõ thực trạng công tác quản lý nhà nước về VSATTP trên

địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà


2
nước về VSATTP trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
3. Câu hỏi nghiên cứu
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác
quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận
Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: đề tài sử dụng nguồn dữ liệu để nghiên cứu được
thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến 2019; tầm xa của
các giải pháp đến năm 2025.
+ Về không gian: đề tài được nghiên cứu trên địa bàn quận Sơn
Trà, thành phố Đà Nẵng.
+ Về nội dung: đề tài chỉ nghiên cứu các nội dung quản lý nhà
nước về VSATTP thuộc chức trách, nhiệm vụ của chính quyền cấp
quận, huyện.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên đề tài sử dụng phương
pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Dữ liệu thứ cấp:
+ Dữ liệu sơ cấp: được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn
và điều tra khảo sát qua bảng hỏi.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài

7. Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu
8. Sơ lƣợc tổng quan tài liệu


3
9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham
khảo, các phụ lục, nội dung chính của Luận văn được trình bày trong
3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn
thực phẩm
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực
phẩm trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vệ sinh
an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.


4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC
PHẨM VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN
THỰC PHẨM
1.1.1. Khái niệm vệ sinh an toàn thực
phẩm a. Khái niệm thực phẩm
Theo Luật An toàn thực phẩm tại khoản 20, điều 2 định nghĩa:
“Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống
hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm
mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm”.

b. Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm được hiểu là tất cả các điều kiện, biện
pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận
chuyển cũng như sử dụng nhằm đảm bảo cho thực phẩm sạch sẽ, an
toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực
phẩm
Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là hoạt động
thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà
nước, thông qua thực hiện ban hành các văn bản pháp quy phạm
pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp, các
chế tài xử lý để điều chỉnh hành vi hoạt động của đơn vị sản xuất,
kinh doanh và người tiêu dùng trên lĩnh vực VSATTP nhằm đảm bảo
sức khỏe cho nhân dân, phát triển xã hội về sức khỏe con người.
1.1.3. Đặc điểm quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực
phẩm


5
1.1.4. Nguyên tắc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo quy định của Luật ATPP, nguyên tắc quản lý VSATTP được
thực hiện theo 6 nguyên tắc sau:
- Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá

nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ

chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm
về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
- Quản lý VSATTP phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng,


quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và
tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.
- Quản lý VSATTP phải được thực hiện trong suốt quá trình sản

xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với
ATTP.
- Quản lý VSATTP phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và

phối hợp liên ngành.
- Quản lý VSATTP phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội.

1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN
TOÀN THỰC PHẨM
1.2.1. Xây dựng, ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện các
văn bản pháp luật của Nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm
Hệ thống các VBQPPL được Nhà nước sử dụng làm công cụ quản
lý về VSATTP nhằm đảm bảo ATTP, phòng chống ngộ độc thực
phẩm, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân. Bên cạnh việc xây
dựng hệ thống các các VBQPPL quy định về quyền và nghĩa vụ của
tổ chức, cá nhân đảm bảo ATTP, còn có hệ thống các quy định đối
với các sản phẩm thực phẩm và quy định điều kiện VSATTP đối với
các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm làm căn cứ cho


6
hoạt động quản lý nhà nước về VSATTP. Để các quy định, chính
sách đó đi vào cuộc sống thì Nhà nước phải xây dựng, ban hành và
chỉ đạo triển khai thực hiện chúng một cách nghiêm chỉnh nhằm thiết
lập môi trường pháp lý để đưa các hoạt động quản lý VSATTP vào

khuôn khổ, đảm bảo ATTP trên địa bàn.
Tiêu chí đánh giá: (1) Số lượng văn bản ban hành; (2) Việc ban
hành văn bản phải tiến hành đúng trình tự, thủ tục, quy định, công
khai, minh bạch; (3) Nội dung văn bản phải đồng bộ với chính sách,
không chồng chéo giữa các ban ngành ban hành.
1.2.2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về vệ sinh
an toàn thực phẩm
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức
về an toàn thực phẩm, ý thức chấp hành pháp luật về quản lý an toàn
thực phẩm, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh thực phẩm đối với cộng đồng, ý thức của người tiêu dùng thực
phẩm là trách nhiệm của chính quyền các cấp. Mục đích của hoạt
động này nhằm nâng cao nhận thức về ATTP, thay đổi hành vi,
phong tục, tập quán sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu,
gây mất VSATTP, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người;
đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng thực
phẩm.
Tiêu chí đánh giá: (1) Mức độ tuyên truyền (thường xuyên,
không thường xuyên, theo chiến dịch phong trào); (2) Tỷ lệ tiếp cận
thông tin của người dân về VSATTP qua các hình thức tuyên truyền.
1.2.3. Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về vệ sinh an
toàn thực phẩm
Nội dung quản lý VSATTP bao gồm các hoạt động sau: Cấp


7
GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP; Xác nhận nội dung quảng cáo thực
phẩm; Tiếp nhận và cấp giấy xác nhận công bố sản phẩm thực phẩm;
Kiểm nghiệm thực phẩm, phân tích nguy cơ, ngặn chặn sự cố về

VSATTP và truy nguyên nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an
toàn; Biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về VSATTP, khắc
phục các sự cố về VSATTP. Trong các nội dung tổ chức thực hiện
các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm thì hoạt động
cấp GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP là nội dung quan trọng trong hoạt
động quản lý đảm bảo VSATTP ở cấp quận, huyện.
Tiêu chí đánh giá: (1) Tỷ lệ cơ sở được cấp GCN cơ sở đủ điều
kiện ATTP; (2) Quy trình cấp GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP phải
đơn giản, nhanh chóng.
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về việc chấp hành
quy định vệ sinh an toàn thực phẩm
a. Hoạt động thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành quy định vệ
sinh an toàn thực phẩm
Thanh tra, kiểm tra là hoạt động đóng vai trò quan trọng không
thể thiếu trong quản lý nhà nước, là hoạt động nhằm mục đích phát
huy những nhân tố tích cực; phòng ngừa, phát hiện, xử lý những vi
phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao của các chủ thể
quản lý nhà nước, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và
đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện tiếp theo để đạt kết quả như
mong muốn.
b. Xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm
Căn cứ pháp luật để xử lý vi phạm được quy định tại Nghị định số
115/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20 tháng 10 năm
2010, quy định xử phạt hành chính về ATTP và Luật hình sự sửa đổi
điều 317, bổ sung năm 2017, tùy theo mức độ vi phạm.


8
Tiêu chí đánh giá: (1) Số lượng cơ sở đã thanh tra, kiểm tra; (2)
Số cơ sở bị phát hiện và xử lý vi phạm về VSATTP; (3) Nội dung

thanh tra, kiểm tra phải đúng theo kế hoạch; (4) Hình thức xử lý các
vụ vi phạm về VSATTP.
1.2.5. Tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nƣớc về vệ
sinh an toàn thực phẩm ở cấp quận, huyện
Theo quy định hiện nay, tuyến quận, huyện chịu trách nhiệm
trước UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về VSATTP trên
phạm vi địa bàn. Tham mưu giúp UBND quận, huyện có các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND quận,huyện gồm: (1) Phòng Y tế; (2)
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế. Đối
với tuyến xã, phường: UBND xã, phường chịu trách nhiệm trước
UBND quận, huyện về VSATTP trên phạm vi địa bàn. Trạm Y tế xã,
phường, thị trấn hiện nay chỉ có cán bộ chuyên môn làm chung các
lĩnh vực y tế, kiêm nhiệm quản lý về lĩnh vực VSATTP.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
1.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội
1.3.2. Sự đồng bộ của pháp luật
1.3.3. Nguồn lực phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc về vệ
sinh an toàn thực phẩm
1.3.4. Nhận thức của xã hội về vệ sinh an toàn thực phẩm
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN
TOÀN THỰC PHẨM Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG
1.4.1. Kinh nghiệm của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
1.4.2. Kinh nghiệm của quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí
Minh
1.4.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an


9
toàn thực phẩm trên địa bàn Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

- Chú trọng xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý và kiểm soát
VSATTP, phân công trách nhiệm cụ thể của các ban, ngành liên quan
và xây dựng cơ chế phối hợp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, năng
lực triển khai của từng đơn vị liên quan để nâng cao hiệu quả công
tác quản lý nhà nước về VSATTP;
- Tổ chức đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra bảo đảm đủ phẩm
chất và năng lực chuyên môn để kiểm soát, xử lý được tất cả các
khâu của chu trình thực phẩm;
- Trên cơ sở quy định của pháp luật, xây dựng cơ chế chế tài thật
nặng, hình thức xử lý thật nghiêm đối với các cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm, quán ăn,….tạo nên sự răn đe nhằm đảm bảo chất
lượng thực phẩm khi đến với người tiêu dùng;
- Trang bị phương tiện, bố trí kinh phí để thực hiện kiểm nghiệm
góp phần bảo đảm tính chính xác, khoa học của hoạt động thanh tra,
kiểm tra chất lượng VSATTP;
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về đảm bảo VSATTP, nguy cơ
ngộ độc thực phẩm, sự lan truyền bệnh dịch trong nhân dân. Tăng
cường giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực ATTP.


10
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ
SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Sơn Trà nằm về phía Đông thành phố Đà Nẵng. Quận Sơn Trà có
7 phường: An Hải Đông, An Hải Tây, Phước Mỹ, An Hải Bắc, Nại
Hiên Đông, Mân Thái và Thọ Quang. Quận Sơn Trà có vị trí địa lý
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đặc biệt là ngành du lịch.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng kinh tế đô thị
với tỷ trọng các ngành tăng lên và có xu hướng tăng tỷ trọng các ngành
dịch vụ, công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông lâm – thủy
sản. Tính đến cuối năm 2018, toàn quận có 329 cơ sở lưu trú du lịch với
15.320 phòng và căn hộ; có 273 nhà hàng và quán ăn cố định. Vì vậy,
việc nâng cao chất lượng dịch vụ, chú trọng đến chất lượng đảm bảo
VSATTP trên địa bàn là trọng tâm thiết yếu nhất.

Bảng 2.1. Các kết quả kinh tế -xã hội trên địa bàn quận Sơn
Trà giai đoạn năm 2015 - 2018
Các phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây
dựng “ thành phố 5 không”, “3 có”, đặc biệt là chương trình “ thành phố
4 an” ...được triển khai sâu rộng trên địa bàn quận, được các cấp các
ngành, đoàn thể và toàn thể nhân dân tích cực hưởng ứng.


11
2.1.3. Tình hình các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên
quan đến thực phẩm trên địa bàn quận Sơn Trà
Theo số liệu do Phòng Y tế quận Sơn Trà cung cấp, tính đến cuối
năm 2019, tổng số cơ sở quản lý của toàn quận là 3.551 cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, cụ thể của từng
ngành:

- Ngành Y tế quản lý 366 cơ sở (trong đó bếp ăn tập thể 90 cơ sở,
căng tin 16 cơ sở, 260 nhà hàng, quán ăn).
- Ngành Nông nghiệp quản lý 207 cơ sở (trong đó 69 cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm, 138 hộ kinh doanh nhỏ lẻ, hàng bao gói
sẵn, sơ chế nhỏ lẻ, trồng rau).
- Ngành Công Thương quản lý 1.906 cơ sở (trong đó 240 cơ sở
kinh doanh thực phẩm ngoài chợ, 1.597 cơ sở kinh doanh thực phẩm
trong chợ, 69 cơ sở sản xuất).
- Các phường quản lý 1.072 cơ sở (trong đó thức ăn đường phố
452, bếp ăn tập thể 99 cơ sở, quán ăn không đăng ký kinh doanh 521
cơ sở.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.2.1. Thực trạng ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện
các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa
bàn Quận
Từ đầu năm 2019 đến nay, nhiều văn bản mang tính chiến lược đã
được ban hành để chỉ đạo các đơn vị, phòng ban, ngành và địa
phương triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm VSATTP, UBND
quận Sơn Trà đã ban hành 13loại văn bản chỉ đạo; BCĐLN về
VSATTP của quận đã ban hành 12loại văn bản và các phòng, ban,


12
ngành quận ban hành 39loại văn bản đẩy mạnh công tác phối hợp,
tuyên truyền, kiểm tra, nhắc nhở, thực hành tốt các quy định về quản
lý VSATTP..
Công tác chỉ đạo, điều hành cũng được tăng cường khi có dịch
bệnh, các thời điểm cao điểm. Cùng với đó, UBND quận đã thường

xuyên chỉ đạo trực tiếp qua các buổi họp BCĐLN, giao ban với các
phường về đảm bảo VSATTP hoặc trực tiếp thị sát, kiểm tra t nh h nh
VSATTP tại một số phường trọng điểm và điểm nóng.
Theo kết quả điều tra đánh giá về mức độ đầy đủ và kịp thời của
các VBPL quản lý nhà nước về VSATTP cho thấy, phần lớn những
người được hỏi đều đánh giá cao mức độ đầy đủ và kịp thời của việc
ban hành các VBPL, chính sách về VSATTP trên địa bàn quận.
Biểu đồ 2.1. Khảo sát đánh giá tính kịp thời công tác ban hành
VBPL về ATTP
Bên cạnh đó, khi khảo sát ý kiến về nội dung của VBPL, chính
sách về VSATTP còn chồng chéo giữa các ban, ngành quản lý lĩnh
vực VSATTP thì kết quả đo được mức hoàn toàn đồng ý và đồng ý là
52%, bình thường là 3%, mức không đồng ý và hoàn toàn không
đồng ý là 45% (biểu đồ 2.2).
Biểu đồ 2.2. Khảo sát đánh giá sư chồng chéo của VBPL về ATTP
2.2.2. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp
luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Quận
Bảng 2.3: Tình hình tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp
luật về VSATTP trên địa bàn quận Sơn Trà năm 2019
Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về
VSATTP trên địa bàn quận được tiến hành dưới nhiều hình thức khác
nhau góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết của người
tiêu dùng và cảnh báo, răn đe các cơ sở sản xuất, kinh doanh


13
thực phẩm. Ngoài ra, công tác tuyền truyền, phổ biến và giáo dục
pháp luật về VSATTP còn được lồng ghép trong các đợt kiểm tra,
giám sát VSATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm trực tiếp
hướng dẫn cách khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện

ATTP tại cơ sở.
Biểu đồ 2.3. Khảo sát đánh giá việc cung cấp thông tin giáo dục
pháp luật VSATTP
2.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện các quy định pháp luật
về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Quận
Sơ đồ 2.1. Quy trình cấp GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ
sở kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh thuộc quận cấp.
Theo khảo sát, với ý kiến “thủ tục, trình tự cấp GCN cơ sở đủ điều
kiện ATTP được thực hiện nhanh chóng, không rườm rà”, mức độ đánh
giá nổi bật: đồng ý là 71%, không đồng ý là 25% ( Biểu đồ 2.4).

Biểu đồ 2.4. Khảo sát về tính nhanh chóng, không rườm rà của
công tác cấp GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP
Bảng 2.4. Số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký
kinh doanh được cấp GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP quận Sơn Trà
giai đoạn 2016 -2019
Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2019

- Tổng số cơ sở quản lý
còn hoạt động

417


434

417

453

- Số cơ sở được cấp GCN
đủ điều kiện VSATTP

317

418

414

437

326
28
17
89.96%

365
18
35
96,3%

360
22

32
99,2%

366
24
47
96,4%

+ Ngành Y tế
+ Ngành Nông nghiệp
+ Ngành Công thương
Tỷ lệ % cơ sở được cấp
GCN đủ điều kiện VSATTP


14
Nguồn: Tổng hợp báo cáo hàng năm của BCĐLNVSATTP quận Sơn Trà
Số liệu Bảng 2.4 cho thấy, hoạt động cấp GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP
trên địa bàn quận Sơn Trà được thực sự quan tâm, việc thẩm định, đánh
giá các điều kiện ban đầu về đảm bảo VSATTP của các cơ sở sản xuất,
kinh doanh trên địa bàn quận được thực hiện nghiêm túc, công bằng. Tỷ
lệ cơ sở được cấp GCN đủ điều kiện ATTP tăng

qua từng năm.
2.2.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về việc
chấp hành quy định vệ sinh an toàn thực phẩm
a. Thực trạng thanh tra, kiêm tra về việc chấp hành quy định vệ
sinh an toàn thực phẩm
Công tác thanh tra, kiểm tra trong những năm qua được triển khai
đồng bộ, thường xuyên từ cấp quận đến cấp phường. Thông qua

thanh tra, kiểm tra đã nhắc nhở, hướng dẫn, giải thích cho các chủ cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực hiện các quy định về VSATTP, giúp họ
khắc phục các khó khăn để thực hiện VSATTP, đồng thời đưa ra các
hình thức xử phạt các trường hợp vi phạm quy định về VSATTP trên
địa bàn quận. UBND quận phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ban,
ngành chức năng chuyên môn trong hoạt động kiểm tra.
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra quận Sơn Trà
từ năm 2017 đến năm 2019
Nội dung
Năm 2017
Số lượng cơ sở được kiểm tra
1547
Số lượng cơ sở vi phạm
281
- Số lượng cơ sở bị nhắc nhở
217
- Số lượng cơ sở bị xử lý hành
chính
37
- Số cơ sở bị đóng cửa
4
- Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành sản
phẩm
5
- Số cơ sở phải khắc phục về nhãn
18

Năm 2018 Năm 2019
2926
3551

306
292
238
263
11
47
3
2
6
7
11
10


15
Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2016
đến 2018 của UBND quận Sơn Trà

Kết quả điều tra đánh giá về việc tổ chức hoạt động thanh tra,
kiểm tra về VSATTP của các cơ quan quản lý chức năng đa số đều
đánh giá cao việc tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra là đúng trình
tự, nội dung theo quy định.
Biểu đồ 2.5. Khảo sát đánh giá tổ chức hoạt động thanh tra,
kiểm tra về trình tự, nội dung
b. Thực trạng giải quyết đơn khiếu nại và xử lý vi phạm về việc
chấp hành quy định vệ sinh an toàn thực phẩm
Việc tiếp nhận thông tin phản ánh, đơn khiếu nại của người dân
về VSATTP luôn được UBND quận chỉ đạo, quán triệt với các ban,
ngành quản lý thực hiện nghiêm túc, nhanh chóng.
Bảng 2.6. Các hình thức xử lý hành vi vi phạm của cơ sở về

VSATTP quận Sơn Trà giai đoạn 2017 - 2019
Việc xử lý các hành vi vi phạm của các cơ sở về VSATTP trên
địa bàn quận chưa thực sự nghiêm khắc, chưa có tính răn đe.
2.2.5. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về vệ
sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Quận
Hiện nay, tại cấp quận: Phòng Y tế thực hiện chức năng tham
mưu và giúp UBND quận quản lý nhà nước về VSATTP ở địa
phương, gồm có 04cán bộ (gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và
02 chuyên viên) thực hiện chức năng tiếp nhận và giải quyết các thủ
tục liên quan đến VSATTP ngành ăn uống. Phòng Kinh tế gồm có 06
cán bộ (gồm 01 trường phòng, 02 phó trưởng phòng và 03 chuyên
viên) thực hiện chức năng tiếp nhận và giải quyết các thủ tục liên
quan đến VSATTP ngành Công thương và ngành Nông nghiệp.


16
+ Tại cấp phường, có 01 nhân viên trạm y tế phụ trách, 01 Phó
chủ tịch UBND phường quản lý về VSATTP, UBND phường chưa
có cán bộ phụ trách về VSATTP mà do cán bộ kinh tế kiêm nhiệm.
Bảng 2.7. Nguồn nhân lực tham gia công tác đảm bảo VSATTP
quận Sơn Trà
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Việc ban hành văn bản và chỉ đạo triển khai các văn bản, chính
sách về VSATTP được UBND quận thực hiện kịp thời, phù hợp, bám
sát với tình hình thực tế của địa phương.
Tổ chức, phân cấp bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP từ cấp
quận đến các phường được kiện toàn thường xuyên, phân cấp rõ

trách nhiệm quyền hạn chuyên môn, thực hiện khá tốt chức năng
tham mưu.
Việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về VSATTP trên
địa bàn quận với thủ tục, trình tự được thực hiện nhanh chóng, không
rườm rà nhờ có cải cách hành chính.
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về
VSATTP được các cấp chính quyền các cấp quan tâm và duy trì
tương đối thường xuyên, bằng nhiều hình thức đa dạng.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra về VSATTP trên địa bàn quận cũng
được đẩy mạnh đạt được những hiệu quả nhất định. Kết hợp với hoạt
động thanh tra, kiểm tra hướng dẫn quy trình, thủ tục hồ sơ cấp GCN
cơ sở đủ điều kiện ATTP giúp người dân chấp hành tốt quy định
pháp luật về VSATTP.


17
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Phần lớn vẫn còn nhiều văn bản có nội dung dài dòng, chồng
chéo nhau giữa các cơ quan quản lý gây khó khăn trong việc quản lý.
Lực lượng đội ngũ cán bộ quản lý về VSATTP còn ít về số lượng và
yếu về chuyên môn, đặc biệt là cấp phường do đội ngũ quản lý về
VSATTP chỉ làm công tác kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách
ở tuyến cơ sở. Khó khăn trong việc bố trí nhân lực giữa các tổ kiểm tra.
Một số chủ cơ sở vẫn chưa chấp hành các qui định pháp luật về

về VSATTP.
Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật về VSATTP
chưa tập trung đúng vào các loại đối tượng chưa chú trọng đến giáo
dục đạo đức, ý thức cho các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh thực phẩm, nội dung chưa thu hút.

Hoạt động kiểm tra mới chủ yếu thực hiện theo kế hoạch và tập
trung vào các đợt cao điểm và kiểm tra đột xuất các cơ sở. Hình thức
xử lý các cơ sở vi phạm về việc chấp hành quy định về VSATTP chủ
yếu là nhắc nhở, không đủ răn đe.
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
a. Nguyên nhân chủ
quan - Do cơ chế chính
sách
- Do công tác tổ chức, phối hợp thực hiện
- Do ý thức chấp hành pháp luật của cơ sở sản xuất, kinh
doanh - Do năng lực, trình độ và ý thức của cán bộ quản lý
- Phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ kiểm tra nhà nước
về chất lượng ATTP còn thiếu và lạc hậu. Kinh phí đầu tư cho quản
lý ATTP vẫn còn ở mức thấp.
b. Nguyên nhân khách quan
- Do quá trình đô thị hóa quá nhanh


18
- Do tốc độ tăng trưởng du lịch quá nhanh
CHƢƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN

QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỀ VỆ SINH AN
TOÀN THỰC PHẨM
3.1.1. Dự báo thay đổi trong môi trƣờng quản lý vệ sinh an
toàn thực phẩm

3.1.2. Mục tiêu, chiến lƣợc đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm của thành phố Đà Nẵng
3.1.3. Quan điểm, phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà
nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Sơn Trà
trong tƣơng lai
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác chỉ đạo, điều
hành về vệ sinh an toàn thực phẩm
Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật liên
quan đến công tác quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn quận
Các VBPL về VSATTP do cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn
quận có thẩm quyền ban hành phải đồng bộ với hệ thống VBPL do
cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ban hành, phải phù hợp với nội
dung, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời phải


19
gắn với thực tiễn, đặc điểm của địa phương.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối
với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
UBND các phường cần tổ chức các buổi giao ban định kỳ với Bí
thư chi bộ, tổ dân phố để nắm bắt tình hình khu dân cư, kịp thời phát
hiện những hành vi vi phạm về VSATTP và giải quyết những thắc
mắc của nhân dân.
3.2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và tập huấn kiến thức
về các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm
Cần đẩy mạnh công tác thông tin giáo dục truyền thông, phổ biến
pháp luật về các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật về

VSATTP. Biểu dương các điển hình tiên tiến nhằm lan rộng các cơ
sở có mô hình sản xuất tiên tiến, an toàn, là địa chỉ tin cậy cho người
dân tham khảo.
Cần đào tạo kiến thức chuyên ngành về VSATTP cho nhóm đội
ngũ cán bộ quản lý quận.Tập trung chú trọng nội dung, cách thức
tiếp cận, truyền đạt phù cho từng nhóm đối tượng tuyên truyền để đạt
hiệu quả đặc biệt là nhóm các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh
thực phẩm.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể và các tổ chức xã
hội - nghề nghiệp, cộng đồng dân cư trên địa bàn quận Sơn Trà để
tuyên truyền pháp luật về công tác VSATTP, thành lập các nhóm
“cộng tác viên VSATTP” hỗ trợ công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn.
Cập nhật danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi
phạm về ATTP và các hình thức xử lý lên các trang thông tin, truyền
thông thường xuyên; tăng cường các bài viết, chuyên mục về ATTP


20
có tính khách quan, trung thực, kịp thời về thực phẩm an toàn, nhất
là các điển hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và các vụ
việc vi phạm ATTP.
Sử dụng truyền thông qua mạng internet, thông qua các trang
mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Twitter, Instargram,...
Nâng cao trình độ dân trí thông qua việc đưa nội dung giáo dục về
đảm bảo ATTP vào chương trình giáo dục tại các trường THCS, THPT
nhằm giáo dục kiến thức về VSATTP cho người tiêu dùng từ nhỏ.

Cần phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong công tác truyền
thông, kêu gọi doanh nghiệp, tổ chức đầu tư kinh phí và tham gia
tuyên truyền về VSATTP.

3.2.3. Đổi mới, cải cách tổ chức thực hiện các quy định pháp
luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
Tăng cường công tác cải cách hành chính, xem xét bãi bỏ các thủ
tục hành chính. Niêm yết công khai danh sách các cơ sở đã có giấy
phép kinh doanh và các GCN.
Tiến hành rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên
địa bàn để tìm hiểu nguyên nhân, phổ biến thủ tục nhằm hỗ trợ công
dân trong việc thực hiện quy định pháp luật về VSATTP.
UBND quận cần tập trung tăng cường cải thiện chế độ một cửa,
một dấu; tiến hành triển khai thí điểm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
đề nghị cấp GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP qua mạng. Thực hiện
niêm yết công khai toàn bộ các hướng dẫn, thủ tục hành chính và
đăng tải lên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý để công dân
thuận tiện trong việc xin cấp các GCN.


21
3.2.4. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh
vi phạm về việc chấp hành quy định vệ sinh an toàn thực phẩm
Cần đẩy mạnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát
hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm về VSATTP, kịp thời hướng
dẫn, điều chỉnh cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các
quy định của pháp luật về VSATTP.
Thường xuyên thông tin, cập nhật danh sách các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm để thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát
các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý đang hoạt động trên địa bàn
quận. Thống nhất kế hoạch kiểm tra và phân bổ hợp lý đội ngũ cán
bộ tham gia đoàn kiểm tra tránh tình trạng chống chéo, thiếu nhân sự
khi tổ chức đoàn kiểm tra.
Tăng cường kiểm tra nhiều lần đối với các cơ sở sản xuất, kinh

doanh đã vi phạm nhằm ngăn chặn việc tái phạm.
Đoàn kiểm tra liên ngành quận cần tiến hành thường xuyên các
cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở nghi ngờ sản
xuất,kinh doanh thực phẩm kém chất lượng. Tập trung vào kiểm
nghiệm chất lượng. Thường xuyên cập nhật danh sách các cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm để thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát.
Tăng cường đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý
VSATTP ở cấp quận và cấp phường phục vụ hoạt động thanh tra,
kiểm tra về số lượng và chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trách
nhiệm, ý thức cho lực lượng này.
Cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP của quận tập trung duy trì,
công khai và cũng cố đường dây nóng cung cấp thông tin, tố cáo về
vi phạm VSATTP của các tổ chức, đoàn thể và cá nhân nhằm kịp
thời tiếp nhận thông tin tiến hành kiểm tra xử lý kịp thời.


22
3.2.5. Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy các cơ quan
quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm
Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trên
địa bàn quận có liên quan đến VSATTP; đảm bảo tính hiệu lực, hiệu
quả, khắc phục tình trạng chồng chéo; rà soát, bổ sung, hoàn thiện
chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị để đáp ứng yêu cầu
phát triển của đơn vị và tình hình thực tế ở địa phương.
Tăng cường biên chế cho đội ngũ quản lý chuyên trách về quản lý
VSATTP trên toàn quận bao gồm tuyến quận và tuyến phường; bổ
sung chuyên trách tuyến phường phục trách quản lý nhà nước về
VSATTP.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước
về VSATTP ở các cấp. Tổ chức các hoạt động giao lưu các cấp, ban

ngành để trao đổi về công tác quản lý nhà nước về VSATTP.

3.2.6. Một số giải pháp khác
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với các bộ, ngành chức năng
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật
nhằm tránh sự chồng chéo và kịp thời hướng dẫn thực hiện đối với
hoạt động quản lý nhà nước về ATTP.
- Tăng cường phân bổ kinh phí, đảm bảo các nguồn lực cần thiết
cho các địa phương, đơn vị trong tổ chức thực hiện tốt chính sách
VSATTP ngay từ cơ sở.
- Hoàn thiện hệ thống thanh tra chuyên ngành về ATTP các cấp
nhằm nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước về VSATTP


23
3.3.2. Đối với chính quyền và các sở, ngành thành phố Đà
Nẵng
- Xây dựng Đề án nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Quản
lý ATTP thành phố và Ban Quản lý An toàn thực phẩm các quận,
huyện (nếu được thành lập).
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, giám sát của
Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP thành phố.
- Tăng cường kinh phí đối ứng cho các địa phương trong hoạt
động quản lý nhà nước về ATTP; quan tâm bố trí kinh phí sửa chữa,
nâng cấp các chợ truyền thống trên địa bàn.
- Tăng định mức biên chế nhà nước đối với cán bộ phụ trách công
tác đảm bảo ATTP tại tuyến quận và phường.



×