Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp lần 1 tại công ty cổ phần phân lân nung chảy văn điển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.7 KB, 65 trang )

Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán

GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

Mục Lục

Chương 1:

Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

1


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán

GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển không
ngừng, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới. Dưới
sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội mới nhưng đồng thời
cũng đặt ra những thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Để có thể tồn tại và phát
triển, có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì một yêu cầu quan trọng đặt ra
với các nhà quản trị doanh nghiệp là phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có
hiệu quả tốt nhất.
Trong kinh doanh, thương trường là chiến trường và trên chiến trường luôn có
sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp. Xu thế chung của các doanh nghiệp
sản xuất hiện nay là không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản


phẩm mà vẫn mang lại hiểu quả kinh tế, lợi nhuận cao. Do đó, kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm là một công cụ hết sức hữu hiệu, giúp các doanh
nghiệp nhận thức đúng tình hình hiện tại của doanh nghiệp mình để từ đó đề ra
phương thức quản lý chi phí nhằm làm tốt công tác tính giá thành sản phẩm. Chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế phản ánh trình độ quản
lý, sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, trình độ công nghệ kỹ thuật. Nên giá thành
sản phẩm là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, việc hoạch toán chi phí sản xuất còn phải cung cấp thông tin
hữu ích cho nhà quản trị doanh nghiệp ra các quyết định.
Nhận thức rõ ràng tầm quan trọng cuả công tác tập hợp chi phí sản xuất và
tính gia thành sản phẩm, sau khi đã đi sâu vào khảo sát và nghiên cứu tình hình
thực tế công tác này tại Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển, em chọn

Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

2


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán

GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

đề tài: “ Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển”.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Trương Thị Thủy và
các anh chị phòng Thống kê -Tài chính - Kế toán của Công ty Cổ phần phân lân nung
chảy Văn Điển đã giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Bản
báo cáo thực tập của em gồm hai chương:
Chương I : Đặc điểm, tình hình chung về tổ chức và quản lý sản xuất kinh

doanh của Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển.
Chương II : Những nội dung cơ bản của từng phần hành kế toán mà Công ty Cổ
phần phân lân nung chảy Văn Điển đang thực hiện.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian tìm hiểu tại công ty có hạn và khả
năng cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, bên cạnh đó đối tượng nghiên cứu lại rất
rộng nên bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót,
em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các anh chị
trong phòng kế toán của Công ty để báo cáo thực tập được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 18 tháng 03 năm 2016
Sinh viên
Phạm Thị Hồng Vân

Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

3


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán

GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

Chương 1: Đặc điểm, tình hình chung về tổ chức và quản lý sản
xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn
Điển

 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần phân lân
nung chảy Văn Điển.
Tên công ty : Công ty Cổ Phần Phân Lân Nung Chảy Văn Điển.

Tên giao dịch : VanDien Fused Magnesium Phosphate Fertilizer Joint Stock
Company (VAFCO)
Tổng giám đốc : Ông Hoàng Văn Tại
Cơ quan chủ quản : Tổng công ty Hoá chất Việt nam (Vinachem)
Năm thành lập : 1963
Địa chỉ : Đường Phan Trọng Tuệ, xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà nội.
Điện thoại : 084.43 6884489, 084.43 6885174
Fax: 084.43 6884277
E-mail : vafco@.vnn.vn
Vốn điều lệ : 289.734.570.000VNĐ
Cơ cấu vốn điều lệ : Vốn cổ phần do cổ đông Nhà nước sở hữu: 67,06%
Vốn cổ phần do các cổ đông khác sở hữu: 32,94%
Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển (tiền thân là Công ty Phân lân nung
chảy Văn Điển) được thành lập từ năm 1960. Hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển
Công ty đã có nhiều đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân, có những thành tích
đặc biệt xuất sắc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được Đảng và Nhà
nước tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi
Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

4


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán

GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

mới, đơn vị anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân, 5 huân chương lao động và rất
nhiều phần thưởng của Chính phủ cũng như các ngành các cấp. Công ty cổ phần Phân
lân nung chảy Văn Điển được thành lập và hoạt động từ ngày 1/1/2010 trên cơ sở cổ

phần hóa Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển. Vốn điều lệ của Công ty là 271 tỷ
đồng trong đó Nhà nước chiếm 67%. Ngành nghề chính của Công ty là sản xuất kinh
doanh Phân lân nung chảy, các loại phân bón khác, vật liệu xây dựng, bao bì, kinh
doanh xuất nhập khẩu và thương mại dịch vụ.
Hơn 50 năm thành lập và phát triển, với sự chỉ đạo của cấp trên, sự quyết tâm của
lãnh đạo công ty và gần 500 CBCNV đã không ngừng phấn đấu đẩy mạnh sản xuất
góp phần phát triển công ty ngày càng lớn mạnh, là một trong những công ty có
truyền thống trong lĩnh vực sản xuất phân bón trong nước, đặc biệt với thế mạnh là
dòng sản phẩm phân lân nung chảy, Công ty đã và đang tạo được vị thế vững mạnh và
uy tín của mình trên thị trường trong quá trình phát triển. Tại thị trường trong nước, là
một trong khoảng 16 doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn nhất, Công ty chiếm thị
phần khá cao về sản lượng tiêu thụ sản phẩm phân lân nung chảy và sản phẩm NPK.
Các khách hàng lớn của Công ty tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ là
những khách hàng tiêu thụ sản phẩm phân lân nung chảy; trong khi thị trường miền
Bắc chủ yếu là đối tượng khách hàng tiêu thụ sản phẩm NPK. Công ty đang tập trung
đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm NPK tại miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ; đồng thời
đẩy mạnh chất lượng sản phẩm phân bón chất lượng cao và thân thiện với môi trường.

Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần phân

1.

lân nung chảy Văn Điển.
1.1.1.
-

Nhiệm vụ và mục tiêu của công ty.

Về nhiệm vụ của công ty : Công ty Cổ phần phân lân nung chảy văn Điển là doanh
nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón, trải qua hơn 50 năm hoạt động với sự

hoàn thiện về chat lượng, công ty đã cung cấp một lượng lớn sản phẩm của mình

Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

5


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán

GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

cho khách hàng không chỉ ở Hà Nội mà còn trên toàn quốc, xuất khẩu sang các
quốc gia Lào, Campuchia…đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của thị trường rộng
lớn. Mang lại lợi ích cho người nông dân, đóng góp cho nền kinh tế quốc dân đồng
-

thời tạo ra nhiều công ăn việc làm, giúp đẩy mạnh sự phát triển của đất nước.
Về mục tiêu của công ty : Để bắt kịp xu hướng phát triển của xã hội thì kiểu sản
xuất thủ công phải dần được gỡ bỏ, công nghiệp hóa hiện đại hóa phải được nâng
cao, các công nghệ khoa học có kĩ thuật tiên tiến cần được áp dụng. Về lâu dài
công ty có mục tiêu tạo ra sản phẩm đa năng chất lượng hơn, và không ảnh hưởng
đến môi trương sống xung quanh. Đồng thời không ngừng phát triển các hoạt động
sản xuất, thương mại và dịch vụ trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh, nhằm đạt lợi
nhuận cao nhất cho Công ty và các cổ đông, nâng cao giá trị Công ty và không
ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc và thu nhập của người lao động, đồng
thời làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.

1.1.2.


Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển sản xuất ra sản phẩm chính là các
loại phân lân nung chảy, phân NPK, sản phẩm phụ là phân Supe tecmo.. qúa trình sản
xuất liên tục, sản phẩm hoàn thành qua nhiều giai đoạn sản xuất, quy trinh sản xuất
sản phẩm nằm khép kín trong phân xưởng.
1.1.2.1.

Phân lân nung chảy:

Là loại phân đa chất, ngoài chất dinh dưỡng chính là lân (P2O5) còn có các chất
dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng và cải tạo đất như Vôi (Canxi), Magie,
Silic, Bo, Mangan, Sắt, Kẽm, Môlipđen, Coban, v.v. Tổng thành phần dinh dưỡng đa,
trung, vi lượng lên đến trên 98% và đều rất quan trọng đối với cây trồng.
Quy trình sản xuất sản phẩm:

Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

6


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán

GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

Nhiên liệu
Nguyên liệu

Gia công nguyên liệu


Hệ thống cân đong phối

Hệ thống xử lý khí, ống
khói

Hệ thống Lò Cao

Hệ thống tuần hoàn xử
lý nước thải
Sàng, đóng bao sản
phẩm
Xếp kho

Bể tôi

Bãi ráo

Hệ thống sấy
Nghiền, đóng bao sản
phẩm

Sơ đồ 1 : Quy trình sản xuất sản phẩm phân lân nung chảy
-

Nguyên nhiên liệu gồm: Quặng apatít (A), sà vân (S), sa thạch (St) có kích cỡ ≤
350 mm, được gia công theo yêu cầu kỹ thuật; phối liệu cùng với than qua hệ
thống cân đong đưa vào lò cao. Trong lò nguyên liệu được nung luyện nhờ nhiệt
của phản ứng cháy giữa than trong phối liệu và ôxy của không khí, ở nhiệt độ
1.350-1.500 độ C nguyên liệu chảy lỏng, quá nhiệt chuyển hoá biến chất lân từ


Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

7


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán

GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

dạng có cấu tạo mạng tinh thể định hình thành dạng thuỷ tinh vô định hình và
-

liệu lỏng theo cửa lò ra ngoài.
Liệu lỏng khi ra khỏi lò được làm lạnh đột ngột bằng nước áp lực cao (áp suất P
= 3Kg/cm2 lượng nước gấp 15-20 lần lượng sản phẩm) để giữ nguyên cấu tạo
mạng tinh thể ở dạng thuỷ tinh vô định hình “dễ tan” (không tan trong nước,
nhưng tan trong Axít xitríc 2% - tương ứng với nhựa của rễ cây tiết ra ) rồi chảy
xuống bể tôi, được cầu trục múc lên chuyển về bãi ráo, để ráo nước thu được
bán thành phẩm (BTP) phân lân. BTP phân lân ở bãi ráo được đưa vào máy sấy
kiểu thùng quay, sấy khô đến độ ẩm ≤1%. Từ đây tuỳ theo yêu cầu mà có 2 loại
sản phẩm:
+ BTP được chuyển qua sàng; thu được sản phẩm dạng hạt, chuyển đến
phễu chứa qua đóng bao cân định lượng sản phẩm và vận chuyển xếp kho
(Lân hạt).
+ BTP được chuyển qua máy nghiền bi, nghiền đến độ mịn quy định rồi theo
băng tải đưa đến hệ thống đóng bao, cân định lượng sau đó chuyển vào kho
chứa sản phẩm (Lân nghiền).


1.1.2.2.

Phân NPK:

Là sản phẩm phối trộn phân lân nung chảy Văn Điển với phân đạm và phân
Kali. Công ty đang cung cấp trên 60 loại phân đa yếu tố NPK chuyên dùng cho
từng loại cây, trên từng loại đất và ở từng thời kỳ phát triền của cây. Phân đa yếu tố
NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ, cùng lúc trên 20 dưỡng chất đa lượng, trung
lượng, vi lượng cho cây trồng mà không cần phải bón thêm bất kỳ loại phân nào
nữa. Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển đang được sử dụng để chăm bón cho
các loại cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, v.v giúp cây trồng tăng
cường khả năng chống chịu sâu bệnh, đạt năng suất cao, sản phẩm có chất lượng
Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

8


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán

GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

cao, hương vị đặc trưng, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Có hai dòng
sản phẩm là NPK trộn và NPK vê viên.
Quy trình sản xuất NPK trộn (Đạm, lân và kali được trộn cơ học với nhau)
Công xuất thiết kế: 150.000 tấn/năm
Sơ đồ thiết kế:

Đạm


Kali

Sàng

Sàng

Lân nung chảy

Phụ gia

Đóng bao, cân

Sản phẩm,
nhận kho

Cân phối
liệu

Máy trộn

Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất NPK trộn
Đạm, Lân nung chảy, Kali và một số nguyên liệu khác được kiểm tra chất lượng
đạt yêu cầu, được đưa vào sàng để loại bỏ cục trên cỡ sau đó được cân phối liệu
tùy theo loại sản phẩm NPK cần sản xuất. Hỗn hợp các nguyên liệu nêu trên được
cho vào trộn đều trong máy trộn (Phương pháp trộn cơ học) sản phẩm được hệ
thống băng tải đưa vào phễu chứa, qua đóng bao và cân định lượng sản phẩm.
Quy trình sản xuất NPK vê viên (Đam, lân và kali trộn nhào lẫn sau đó được vê
viên):
Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02


9


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán

GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

kali
Đạm SA
Phân lân nung
chảy

Định lượng

Máy trộn

Máy vê viên

Sup pe
Phụ gia

Cân, đóng
bao SP

Phễu chứa

Làm lạnh

Sấy + sàng


Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất NPK vê viên
Đạm SA, Lân nung chảy, Lân supe, Kali và chất phụ gia được kiểm tra chất
lượng đạt yêu cầu, được cân đong theo tỷ lệ phối liệu, sau đó đưa vào máy trộn
đều; theo băng tải vào máy vê viên, tạo hạt, đưa qua lò sấy khô, sàng lấy những hạt
theo yêu cầu, làm lạnh rồi đưa vào phễu chứa, qua đóng bao và cân định lượng sản
phẩm.
1.1.3.

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây

Trong những năm qua, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang
trên đà phát triển. Qua bảng trên ta thấy tổng doanh thu của nhà máy không ngừng
tang lên, đồng thời với việc tăng doanh thu của nhà máy không ngừng tăng lên là
lãi gộp không ngừng tăng liên tục qua các năm, bên cạnh đó lợi nhuận trước thuế
và ngân sách nhà nước cũng như đời sống cán bộ công nhân viên chức trong nhà
máy cũng đồng thời tăng. Với trang thiết bị được nâng cấp, cải tiến, đầu tư thêm
thiết bị máy móc mới, từng bước đột phá về công nghệ và chất lượng cũng như giá
Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

10


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán

GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

thành sản phẩm dần tăng doanh thu để đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân
viên và tạo niềm vui cho mọi người, thu hút khách hàng , tăng tích lũy và mở rộng

sản xuất. Bên cạnh đó nhà máy có đội ngũ chuyên môn cao đảm bảo được chất
lượng sản phẩm làm ra và đay cũng là thế mạnh để nâng cao được thị phần của
mình trên thị trường.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2013 đến 2015

TT Chỉ tiêu
1

Doanh thu BH và cung

2
3
4
5
6
7
8
9

cấp DV
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
DT hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN
LN thuần từ hoạt động

10

11
12

KD
Thu nhập khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận trước

13
14
15

thuế
Thuế TNDN hiện hành
Thuế TNDN hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế

Năm 2013
959.652.179.007
959.652.179.007
731.508.760.183
228.143.418.824
22.664.671.992
6.811.230.641
21.698.788.999
105.471.801.936

Năm 2014

Năm 2015


929.121.659.655 956.800.787.959
929.121.659.655
713.894.094.521
215.227.565.134
16.953.801.692
3.264.229.443
122.067.127.485
19.222.934.508

956.800.787.959
722.029.094.712
234.771.693.247
11.031.154.407
1.985.344.679
142.125.981.033
20.055.099.667

87.618.075.390

81.636.422.275

1.922.813.244
21.626.583.169 21.626.583.169
1.918.813.244
21.626.583.169 21.626.583.169
107.390.615.180
109.244.658.559 83.576.782.736
28.056.198.703
(1.208.544.908)

80.542.961.385

TNDN

Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

23.014.785.508
1.019.039.375

17.612.186.527
781.784.175

85.210.833.676

65.182.812.034

11


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy
2.1.1. Sơ đồ bộ máy quản lý:

GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

quản lý công ty

Sơ đồ 4 : Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty CPPLNC Văn Điển
2.1.2.



Bộ phận gián tiếp sản xuất:

Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết,

là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. ĐHĐCĐ có quyền bầu, bãi nhiệm
Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát. ĐHĐCĐ có quyền xem
xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho
Công ty và cổ đông của Công ty, quyết định tổ chức lại hoặc giải thể Công ty và
thông qua định hướng phát triển của Công ty.


Hội đồng quản trị:

Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

12


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán

GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty do ĐHĐCĐ bầu hoặc miễn nhiệm,
đại diện cho các cổ đông, có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân
danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng
quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty. Hội đồng quản trị của Công ty

gồm 5 thành viên.


Ban kiểm soát:
Ban Kiểm soát Công ty có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều

hành hoạt động kinh doanh, kiểm tra báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát
hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc. Ban kiểm soát do
ĐHĐCĐ bầu ra, hiện tại gồm 3 thành viên.


Ban Tổng giám đốc:
Ban Tổng Giám đốc Công ty bao gồm 1 Tổng giám đốc và 2 Phó Tổng giám đốc.

Tổng giám đốc được Hội đồng quản trị ủy quyền, là người đại diện theo pháp luật
của Công ty, điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.


Phòng Tổ chức hành chính:
Chịu trách nhiệm về công tác nhân sự, lao động tiền lương; công tác quy hoạch

cán bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề; công tác hành
chính, quản trị; công tác thi đua khen thưởng; công tác đoàn thể, giáo dục chính trị
tư tưởng, thông tin tuyên truyền, quan hệ với khu dân cư, với địa phương, công tác
phòng cháy chữa cháy; công tác tự vệ, bảo vệ, an ninh chính trị; phòng chống thiên
tai; Tổ chức hoạt động văn phòng, tạp vụ, văn thư lưu trữ; Chăm sóc sức khỏe cho
người lao động.



Phòng Kinh tế:
Chịu trách nhiệm lập, thực hiện kế hoạch sản xuất - kinh doanh và thị trường của

Công ty; Cấp phát vật tư, bán thành phẩm, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư cho
Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

13


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán

GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

sản xuất và phục vụ sản xuất. Tổ chức thực hiện các công việc về phát triển mở
rộng thị trường: marketing, quảng bá sản phẩm, đầu tư thương hiệu, cơ chế bán
hàng v.v. trong nước và nước ngoài.


Phòng Kỹ thuật sản xuất:
Chịu trách nhiệm trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ; xây dựng kế

hoạch đổi mới thiết bị công nghệ, phát triển sản phẩm mới; công tác sáng kiến cải
tiến kỹ thuật công nghệ, xử lý đảm bảo môi trường. Xây dựng và triển khai thực
hiện định mức kinh tế kỹ thuật; Quản lý toàn bộ thiết bị, phương tiện, các dụng cụ,
phương tiện đo, kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh
doanh; Xây dựng quy trình quy phạm, phương pháp vận hành, bảo dưỡng, sửa
chữa, bảo quản dây chuyền, máy móc thiết bị đảm bảo an toàn vệ sinh và môi
trường theo các quy trình, quy phạm Tổ chức công tác BHLĐ đảm bảo an toàn, vệ
sinh lao động, bảo đảm môi trường của Công ty.



Phòng Tài chính kế toán:
Chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính, kế toán, thống kê, thông tin kinh

tế của Công ty theo các Quy chế phù hợp với Điều lệ Công ty và quy định của
pháp luật. Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp,
thanh toán nợ; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản;
Phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.


Phòng Đầu tư xây dựng cơ bản:
Chịu trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch và quản lý các hoạt động đầu tư,

xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) của Công ty phù hợp với Điều lệ Công ty và quy định
của pháp luật. Thẩm định hồ sơ, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án; thẩm
tra quyết toán các dự án theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
2.1.3.

Bộ phận trực tiếp sản xuất:

Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

14


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán
1.


GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

Phân xưởng Nguyên liệu:

Tiếp nhận nguyên nhiên liệu, quy hoạch kho bãi và quản lý tất cả các loại nguyên
nhiên liệu thuộc kho ngoài trời: Quặng apatit, secpentin, sa thạch, than, v.v. Gia
công tất cả các loại nguyên nhiên liệu theo yêu cầu kỹ thuật đưa vào sản xuất: Sàng
chọn than, gia công quặng đá, nguyên liệu cục, ép bánh nguyên nhiên liệu mịn. Tổ
chức bốc xúc, nâng hàng cơ giới, vận chuyển các nguyên nhiên liệu và sản phẩm
đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Phân xuởng Lò cao:
Vận hành lò cao nung luyện để chuyển hóa từ nguyên liệu sản xuất ra bán thành

2.

phẩm phân lân nung chảy; xử lý triệt để khí thải, nước thải đảm bảo các quy định,
tiêu chuẩn môi trường của Nhà nước và địa phương.
3.

Phân xuởng Sấy nghiền:
Quản lý và vận hành toàn bộ dây chuyền sấy nghiền bán thành phẩm của lò cao

sản xuất ra thành phẩm phân lân nung chảy, dây chuyền sản xuất các loại phân bón
NPK; đóng bao, xếp kho, bảo quản; quản lý toàn bộ các kho sản phẩm và tổ chức
bốc xếp sản phẩm tiêu thụ.
4.

Phân xưởng Cơ điện:
Quản lý, vận hành, khai thác hệ thống bơm nước và hệ thống điện cung cấp đủ


điện, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Chế tạo phụ tùng thiết bị phục vụ yêu
cầu sửa chữa máy móc thiết bị, nhà xưởng của các đơn vị; sửa chữa lắp đặt thiết bị
máy móc (cơ, điện) nhà xuởng, các công trình xây dựng trong toàn Công ty.

Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

15


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán

GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

Chương 2: Những nội dung cơ bản của từng phần hành kế
toán mà công ty sử dụng.
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy tổ chức kế toán tại công ty.

Kế Toán Trưởng
(Kiêm trưởng phòng)

Kế toán tổng hợp
(Kiêm phó phòng)

Kế toán
vật tư,
TSCĐ

Kế toán
CP Giá

thành TT

Kế toán
bán hàng

Kế toán
thanh
toán

Thủ quỹ

Thủ kho

Sơ đồ 5 : Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

1.

Kế toán trưởng:
Là người tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính, thong tin

kinh tế trong toàn công ty. Đồng thời hướng dẫn, thể chế và cụ thể hóa kịp thời các
chính sách, chế độ, thể lệ tài chính kế toán của NN và CT. Hướng dẫn, kiểm tra,

Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

16


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán


GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

chỉ đạo, hạch toán, lập kế hoạch tài chính, chịu trách nhiệm trước Giám đốc CT về
công tác rài chính kế toán của CT.
2.

Kế toán tổng hợp:
Chịu trách nhiệm tổng hợp chứng từ, cung cấp và kiểm tra tính chính xác và đầy

đủ các thông tin kế toán trước khi kế toán trưởng lập báo cáo tài chính. Tập hợp và
phân bổ chi phí chung kết chuyển chi phí chờ phân bổ, đến kỳ tập hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm, hàng tháng theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định và
phân bổ khấu hao TSCĐ.
3.

Kế toán thanh toán:
Thu thập kiểm tra từ ban đầu và kèm theo thủ tục thanh toán, toàn bộ chi phí

bằng tiền mặt tiền gửi, theo dõi chặt chẽ hoạt động về số liệu thu chi. Đồng thời có
trách nhiệm chi trả tiền lương cho lao động, ngoài ra còn tính và trích BHXH,
BHYT, KPCĐ cho người lao động theo chế độ quy định.
4.

Kế toán bán hàng:
Có trách nhiệm theo dõi bán hàng, thống kê bán hàng, hàng ngày hàng tháng

tổng hợp nhập xuất, tồn của hàng hóa, tổng hợp doanh thu chuyển cho kế toán theo
dõi, kiểm tra cân xe và lượng thực tế trước khi giao hóa đơn cho xe đi, theo dõi,
nắm chắc tất cả các chế độ của khách hàng về triết khấu và khuyến mại.

5.

Kế toán CPSX, giá thành TT:
Có nhiệm vụ ghi chép, theo dõi tình hình, phản ánh một cách khoa học các chi

phí sản xuất phục vụ yêu cầu tính giá thành và xác định kết quả tiêu thụ thành
phẩm. Hạch toán chi tiết và tổng hợp số SP đã tiêu thụ, theo dõi các khoản công nợ
thống kê tổng hợp.
6.

Kế toán vật tư tài sản cố định:
Có nhiệm vụ thu mua, xuất nhập nguyên vật liệu, quản lý sử dụng vật tư, TSCĐ,

CCDCLĐ. Lập kế hoạch nhập xuất vật tư để đánh giá, phát hiện kịp thời số vật tư
Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

17


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán

GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

dư thừa, thiếu kém phẩm chất. theo dõi khấu hao tài sản cố định đồng thời báo cáo
lên cấp trên.
7.

Thủ quỹ:
Có nhiệm vụ thu chi tieefnmawjt và quan hệ với NH theo dõi số tiền hiện có tại


NH, hoặc gửi vào NH, hay rút từ NH, sau đó ghi chép vào sổ quỹ và đồng thời lập
báo cáo cuối ngày để ghi sổ.
8. Thủ kho:
Có nhiệm vụ quản lý, kiểm kê, cấp phát các loại vật tư, nguyên liệu cũng như
các loại thành phẩm đã qua chế biến.

2. Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty:
Hình thức tổ chức công tác kế toán mà Công ty Cổ phần phân lân nung chảy
Văn Điển áp dụng là hình thức tập trung.
Hiện nay Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đang áp dụng Chế độ
kế toán Việt Nam theo theo Thông tư 200/2014/TT-BTC được ban hành ngày
22/12/2014 của Bộ Tài Chính, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy
định về sửa đổi, bổ sung có liên quan của Bộ Tài chính.


Niên độ kế toán: Được tính theo năm dương lịch, năm tài chính được bắt



đầu từ 01/01 đến ngày 31/12.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ



kế toán được lập và ghi sổ bằng Đồng Việt Nam (VND).
Phương pháp tính giá thành sản phẩm: PP tính giá thành phân bước có




tính giá thành nửa thành phẩm.
PP kế toán hàng tồn kho:

+ Nguyên tắc ghi nhận HTK: Theo trị giá gốc.
+ Nguyên tắc tính giá xuất kho: Theo pp bình quân gia quyền cả tháng.
+ Nguyên tắc hạch toán HTK: Theo pp kê khai thường xuyên.
Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

18


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán


GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

Phương pháp kế toán TSCĐ:

+ Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Theo nguyên giá và giá trị còn lại.
+ Khấu hao TSCĐ: Theo PP đường thẳng.



Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
Hệ thống chứng từ sử dụng:

Hệ thống chứng từ kế toán Công ty hiện đang áp dụng đều tuân thủ theo đúng
mẫu do Bộ Tài chính quy định. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được lập, phản
ánh theo đúng mẫu và phương pháp đã quy định theo thông tư 200/2014/TT-BTC

của Bộ Tài chính.


Hệ thống tài khoản kế toán:

Hiện nay, Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đang sử dụng hệ thống
tài khoản kế toán được áp dụng thống nhất đối với các doanh nghiệp hoạt động
trong nền kinh tế theo Thông tư 200/2014/TT-BTC được ban hành ngày
22/12/2014 của Bộ Tài Chính. Để thuận lợi cho công tác kế toán đơn vị còn mở
thêm các TK cấp 2, cấp 3 để phù hợp với hoạt động kinh doanh tại đơn vị.


Hệ thống Báo cáo kế toán:

Hàng quý, kế toán viên phụ trách phần hành kế toán tổng hợp Công ty Cổ phần
phân lân nung chảy Văn Điển phải tiến hành lập các Báo cáo tài chính theo đúng quy
định mới nhất của Bộ Tài chính về chế độ lập và trình bày các Báo cáo tài chính bao
gồm: Thông tư 200/2014/ TT-BTC và chuẩn mực số 21, để nộp cho các cơ quan quản
lý của Nhà nước.

Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

19


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán

GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy


Ngoài ra, để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu quản lý tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh và tình hình tài chính của đơn vị Công ty Cổ phần phân lân nung chảy
Văn Điển còn sử dụng một số báo cáo khác để cung cấp đầy đủ và kịp thời các
thông tin cần thiết từ đó giúp quá trình ra quyết định được chính xác và phù hợp.


Quy trình kế toán tại công ty:

Công ty áp dụng hình thức Nhật Ký Chung trong điều kiện có sử dụng kế toán
trên máy. Đây là hình thức kế toán khá đơn giản, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào sổ Nhật Ký Chung theo trình tự thời gian và
nội dung nghiệp vụ kinh tế. Phản ánh mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng
kế toán (quan hệ đối ứng giữa các tài khoản). Việc hạch toán các nghiệp vụ vào sổ
kế toán, lập các báo cáo kế toán đều được thực hiện trên máy. Các máy tính ở
phòng kế toán và các máy tính của phòng kinh doanh được nối mạng với nhau nên
đảm bảo việc chuyển số liệu lên phòng kế toán được thuận tiện, nhanh chóng và
kịp thời. Việc ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán vừa giảm bớt công việc
ghi chép đồng thời tránh được sự trùng lắp các nghiệp vụ, tăng tốc độ xử lý thông
tin, lập các Báo cáo Tài chính nhanh chóng và cung cấp số liệu kịp thời cho yêu
cầu quản lý.
Hình thức nhật ký chung bao gồm các loại sổ kế toán sau:
-

Sổ nhật kí chung

-

Sổ cái các tài khoản

-


Các bảng kê

-

Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Trước khi áp dụng phần mềm kế toán, kế toán công ty tổ chức khai báo các
tham số hệ thống phù hợp với tổ chức công tác kế toán của công ty và tuân thủ chế
độ kế toán hiện hành. đồng thời mã hoá các danh mục đối tượng cần quản lý một
Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

20


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán

GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

cách hợp lý, khoa học.

Chứng từ gốc, các bảng phân bổ

Bảng kê

Nhật ký chứng từ

Sổ cái

Sổ, thẻ kế toán chi tiết


Bảng tổng hợp, chi tiết

Bảng cân đối phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi cuối ngày
Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu


Hình thức sổ kế toán được áp dụng tại công ty

Hiện nay tại Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đang đưa vào sử
dụng hệ thống phần mềm kế toán máy Sao Việt nhằm hỗ trợ và giúp cho công việc
Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

21


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán

GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

của các kế toán viên được giảm bớt, nhẹ nhàng hơn. Hàng ngày, căn cứ vào chứng
từ gốc, kế toán viên sẽ kiểm tra chứng từ, phân loại chứng từ theo đối tượng,
nghiệp vụ phát sinh rồi nhập liệu. kế toán luôn phải kiểm tra tính chính xác, khớp
đúng số liệu trên máy với chứng từ gốc. Máy tính sẽ thực hiện các bút toán hạch

toán, phân bổ, kết chuyển. Đồng thời, các báo cáo kế toán sẽ được kết xuất từ các
số liệu ban đầu sau một số thao tác nhất định trên phần mềm sử dụng.
Trước khi áp dụng phần mềm kế toán, kế toán công ty tổ chức khai báo các tham
số hệ thống phù hợp với tổ chức công tác kế toán của công ty và tuân thủ chế độ kế
toán hiện hành. đồng thời mã hoá các danh mục đối tượng cần quản lý một cách
hợp lý, khoa học.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Lập chứng từ
Các chứng từ kế toán
Cập nhật vào máy
Tệp số liệu chi tiết
Tổng hợp số liệu cuối tháng
Tập hợp số liệu tổng hợp tháng

Lên báo cáo
BÁO CÁO TÀI CHÍNH, SỔ SÁCH KẾ TOÁN

Sơ đồ 6: Trình tự hạch toán trên phần mềm kế toán

Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

22


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán

GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán viên sẽ kiểm tra chứng từ, phân

loại chứng từ theo đối tượng, nghiệp vụ phát sinh rồi xác định tài khoản ghi Nợ, tài
khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào phần mềm máy vi tính theo các bảng, biểu được
thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Kế toán luôn phải kiểm tra tính chính xác, khớp đúng số liệu trên máy với
chứng từ gốc. Máy tính sẽ thực hiện các bút toán hạch toán, phân bổ, kết chuyển.
Đồng thời, các báo cáo kế toán sẽ được kết xuất từ các số liệu ban đầu sau một số
thao tác nhất định trên phần mềm sử dụng. Theo quy trình của phần mềm kế toán,
các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Nhật ký chung) và các
sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao
tác khóa sổ (cộng sổ) và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu
chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông
tin đã được nhập trong kỳ.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.
Giới thiệu phần mềm kế toán công ty đang áp dụng:



Hiện nay Công Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đang sử dụng phần mềm
kế toán Sao Việt.
 Một số đặc điểm của phần mềm:


Mô hình hoá chức năng, quy trình làm việc bằng s ơ đ ồ trên màn hình



Giao diện trực quan bằng tiếng Việt, dễ nhập liệu




Quản lý tiền tệ theo nhiều đơn vị tiền tệ



Quản lý chi tiết vật tư hàng hoá theo: mã hàng, nhóm hàng, nguồn gốc,
kho hàng, nhà cung cấp, người mua, vv…

Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

23


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán


GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy

Quản lý tài sản cố định chi tiết theo: mã tài sản, tên tài sản, nguyên giá,
giá trị còn lại, hao mòn luỹ kế, nguồn hình thành tài sản, vv…



Quản lý công nợ phải thu - phải trả chi tiết từng khách hàng theo t ừng
hoá đơn




Quản lý chi phí và tính giá thành đến t ừng đ ơn hàng, s ản ph ẩm, công
trình



Xác định hiệu quả kinh doanh đến từng ngành nghề, hoạt đ ộng kinh
doanh, nhóm hàng, mặt hàng, công trình, nhân viên, th ị tr ường



Tất cả các báo cáo đều có thể lọc số liệu theo nhiều tiêu th ức khác
nhau.



An toàn dữ liệu với tính bảo mật cao, phân quyền chi tiết cho t ừng k ế
toán, dễ dàng tích hợp với những chức năng mới phù hợp t ừng giai đo ạn
phát triển doanh nghiệp.
 Màn hình hệ thống của phần mềm:

Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02

24


Báo cáo thực tập lần 1
Khoa kế toán

GVHD: PGS.TS Tr ương Th ị Th ủy


3. Một số phần hành kế toán cơ bản của công ty
Kế toán vốn bằng tiền

1.

1.1.

Nội dung :

• Khái niệm :
- Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
thuộc tài sản lưu động được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong
các quan hệ thanh toán.
- Vốn bằng tiền của công ty bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và
tiền đang chuyển.
• Nguyên tắc :
Kế toán vốn bằng tiền tuân thủ những nguyên tắc sau :
- Sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam
- Các loại ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định và được theo
dõi chi tiết riêng từng loại ngoại tệ trên TK 007 “Ngoại tệ các loại”.
- Các loại vàng bạc, kim khí, đá quý được đánh giá bằng tiền tại thời điểm phát
sinh theo giá thực tế, đồng thời được theo dõi chi tiết số lượng, trọng lượng, quy
cách phẩm chất của từng loại.
- Vào cuối mỗi kỳ, kế toán điều chỉnh lại các loại ngoại tệ theo giá thực tế
Kế toán vốn bằng tiền phải thực hiện các nghĩa vụ phản ánh chính xác ,kịp
thời ,đầy đủ số hiện có và tình hình biến động của các khoản mục vốn bằng tiền .
Kiểm tra giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định và thủ tục quản lý các khoản
mực vốn bằng tiền.

Phạm Thị Hồng Vân – Lớp CQ50/21.02


25


×