Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

THỰC TRẠNG kế TOÁN DOANH THU và xác ĐỊNH kết QUẢ sản XUẤT KINH DOANH tại CÔNG TY TNHH MTV vận tải BIỂN ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.1 KB, 14 trang )

Báo cáo thực tập

Học viện Tài chính

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH MTV VẬN TẢI BIỂN ĐÔNG
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
Vận tải Biển Đông
Công ty được thành lập theo Quyết định số 645 QĐ/TCCB-LĐ ngày
01/3/1995 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, là doanh nghiệp 100% vốn Nhà
nước thuộc Tập đoàn Vinashin. Thực hiện quyết định về tái cơ cấu Tập đoàn Công
nghiệp Tàu Thủy Việt Nam số 926/QĐ-TTg ngày 18/6/2010 của Thủ tướng Chính
phủ. Công ty được chuyển giao sang Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines)
làm chủ sở hữu. Công ty có vốn điều lệ là 27 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh
chính là vận tải đường biển trong nước và quốc tế.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Một thành viên Vận tải Biển Đông (sau đây gọi tắt là
Công ty) thuộc sở hữu nhà nước, thành viên của Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy
Việt Nam nay đổi tên là Tổng Công ty công nghiệp Tàu Thủy - SBIC, Công ty
được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995 với vẻn vẹn 20 nhân
viên chủ yếu từ Viện Khoa học Công nghệ tàu thủy. Số vốn điều lệ ban đầu chủ
yếu là các tài sản được nhà nước giao: 01 cần cẩu nổi 900 Tấn, 01 sà lan và 01
tàu kéo biển. Hoạt động chính của Công ty trong giai đoạn từ 1995 đến 2000 là
phục vụ các công trình đèn biển tại Đảo Đá Tây – Trường Sa, sà lan và tàu kéo
khai thác cầm chừng.
Trước tình hình đó, năm 2001, ban lãnh đạo Công ty đã họp lại và quyết định
mở ra định hướng kinh doanh mới: đầu tư 01 tàu biển cỡ lớn. Con tàu đầu tiên chở
hàng rời của Công ty được đầu tư đã mang lại lợi nhuận, tình hình kinh doanh có cải
thiện hơn trước. Nhưng phải đến đầu năm 2002, khi Ban lãnh đạo Công ty quyết tâm
tham gia thị trường vận tải container, lúc đó còn là một hình thức vận tải mới mẻ ở


Việt Nam, Công ty mới thực sự chuyển mình và phát triển.
SV: Nguyễn Khánh Hà

1

CQ50/21.07


Báo cáo thực tập

Học viện Tài chính

Trong giai đoạn này, các hãng tàu có truyền thống vận tải lâu đời, chuyên
nghiệp và có định hướng rõ ràng của Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines)
như: VOSCO, Vận tải biển Vinalines, Vichanchat, Vietfract, các liên doanh như
Germatrans, Germadept... đang chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, tất cả các hãng
tàu tại Việt Nam đều quản lý đội tàu già, đóng từ những thập kỷ 70 đến 90 của thế
kỷ XX; đều không tự khai thác mà cho các công ty nước ngoài thuê định hạn.
Với mục tiêu “trở thành hãng tàu container lớn nhất Việt Nam”, Công
ty đã đầu tư con tàu container đầu tiên mang tên Hồ Tây với trọng tải 12,665
DWT, tham gia thị trường vận tải nội địa tuyến Hải Phòng – Hồ Chí Minh .
Với hiệu quả khai thác vượt qua cả sự mong đợi, tháng 3/2004 Công ty
đầu tư thêm tàu container Mỹ Đình 600 Teus, tháng 9/2004 đầu tư thêm tàu
container Vạn Phúc 404 Teus để bổ sung sức chở trên tuyến và ngay lập tức trở
thành người đi đầu trong việc mở ra dịch vụ, tự quản lý khai thác và chiếm tới
45% thị phần. Công ty được biết đến như là đơn vị có tuyến vận tải nội địa tốt
nhất, dẫn đầu thị trường, quyết định về giá và tiêu chuẩn dịch vụ. Định hướng
chính của Công ty là quyết tâm thâm nhập thị trường vận tải quốc tế để khẳng
định đẳng cấp với dự án đầu tư đội tàu gồm 10 chiếc trẻ, hiện đại nhất Việt Nam
và hợp tác đầu tư đội tàu mẹ với các đối tác chiến lược nước ngoài.

Năm 2004 Công ty mở tuyến vận tải quốc tế Việt Nam – Thailand. Thời điểm
này Công ty được nhận bàn giao 02 tàu đóng mới container 1016 Teu, hiện đại nhất
Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế BIEN DONGSIPPING COMPANY, ra đời và bắt
đầu được nhắc đến trên các tuyến vận tải trong khu vực.
Những tháng đầu năm 2005, Công ty đã mở rộng tuyến vận tải
container của mình ra nước ngoài đầu tiên, đặc biệt là tuyến Việt Nam - Thái
Lan và trở thành tuyến vận tải nhanh duy nhất có thời gian vận tải từ Hải
Phòng tới Băng Cốc trong 6 ngày. Sự kiện này đã đưa Công ty trở thành
hãng tàu Việt Nam đầu tiên mở tuyến vận tải quốc tế, đạt được thị phần lớn
nhất (25%) trong số 14 hãng tàu cùng tham gia vào thị trường thời gian đó.
SV: Nguyễn Khánh Hà

2

CQ50/21.07


Báo cáo thực tập

Học viện Tài chính

Năm 2006 Công ty nhận thêm 02 tàu đa chức năng - container 610 Teus, ký
hợp tác chiến lược với Mitsui OS.K Lines – Nhật Bản, liên kết vận tải trên tuyến
Hải Phòng - thành phố Hồ Chí Minh – Singapore. Đây là bước khởi đầu tốt đẹp
giữa Công ty và Mitsui OS.K Lines trong lĩnh vực vận tải container, mở ra một thời
kỳ mới đối với Công ty đồng thời là tín hiệu đáng mừng cho các bước hợp tác tiếp
theo.
Năm 2007 -2008 , thực hiện kế hoạch phát triển đội tàu dầu, Công ty đã
tạo bước đột phá mới khai thác thành công tàu dầu thành phẩm BienDong
Energy và BienDong Victory, BienDong Melody nâng tổng năng lực chuyển chở

lên đến 132.000 tấn.
Cũng trong 02 năm 2007 – 2008 Công ty mở tuyến khai thác Hải
Phòng - Hong Kong - Fangcheng. Với phương châm hợp tác và liên kết linh
hoạt với các hãng tàu container nổi tiếng như Maersk, NYK... Công ty nhắm
tới việc chào hàng vận tải container chất lượng cao tới thị trường châu Á nơi
các hãng tàu lớn chưa thực sự quan tâm, với dịch vụ hỗ trợ hoàn hảo, xuyên
suốt.
Năm 2008 đến nay đội tàu Contrainer của Công ty chạy ổn định trên
các tuyến: Hải Phòng – Hồ Chí Minh – Singapore; Hải Phòng – Hồ Chí
Minh – Hồng Kong; Hải Phòng – Thành phố Hồ Chí Minh – Thái Lan và
ngược lại. Đội tàu dầu của Biển Đông hoạt động chủy yếu tại khu vực Trung
Đông.
Định hướng của Công ty:
Phục vụ tốt nhất tất cả những yêu cầu vận tải container trong khu vực
châu Á, đẩy mạnh lĩnh lực đầu tư khai thác chính là container, kết hợp khai thác
tàu chở dầu.
Mở rộng cơ hội phối hợp và liên doanh liên kết với những bạn hàng trên toàn
thế giới về tất cả các lĩnh vực vận tải biển: vận tải trên biển, các dịch vụ phục vụ vận
tải, đẩu tư khai thác cảng, kho hàng và các dịch vụ khác tại Việt Nam.
SV: Nguyễn Khánh Hà

3

CQ50/21.07


Báo cáo thực tập

Học viện Tài chính


2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty Biển Đông
Tổng số nhân viên hiện nay: 410 người, trong đó cán bộ quản lý 150
người và 290 thuyền viên.
Công ty hiện nay có 8 phòng, 2 chi nhánh, các văn phòng đại diện (Thái lan,
Hồng Kong, Singapore). Các phòng, các chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty
được Công ty giao thực hiện chức năng nhiệm vụ riêng .
Tổ chức các tuyến vận tải container của Công ty

SV: Nguyễn Khánh Hà

4

CQ50/21.07


Báo cáo thực tập

Học viện Tài chính

Vận tải container trong vận tải đa phương thức.
Có thể nói việc ra đời của vận tải container là một cuộc cách mạng trong
vận tải quốc tế, là chiếc cầu nối để kết nối các phương thức vận tải thành một
quần thể thống nhất phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá trong container. Quá
trình vận chuyển hàng hoá từ kho người gửi hàng đến kho cảng xuất hàng sau đó
vận chuyển đến ga cảng nhận và đến kho người nhận hàng thường có sự tham
gia của vận tải ôtô, đường sắt, đường sông, đường biển, hàng không.
Sự tham gia của các dạng vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hoá
bằng container tạo nên những mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa chúng, đặc

biệt ở đầu mối vận tải (hàng hoá được chuyển từ dạng vận tải này sang dạng vận
tải khác). Việc phối hợp chặt chẽ của các phương thức vận tải có một ý nghĩa
quan trọng. Ðể đạt hiệu quả kinh tế cao cũng như đáp ứng được yêu cầu của
SV: Nguyễn Khánh Hà

5

CQ50/21.07


Báo cáo thực tập

Học viện Tài chính

người gửi hàng, người nhận hàng trong quá trình vận chuyển container với sự
tham gia của nhiều phương thức phải phối hợp sử dụng hợp lý các phương tiện
kỹ thuật ở các điểm xếp dỡ, tổ chức hợp lý các luồng ôtô, toa tầu, đảm bảo hệ
thống thông tin thông suốt để quản lý toàn bộ quá trình vận chuyển một cách
thống nhất.
Tóm lại, vận chuyển hàng hóa bằng container giữ vị trí quan trọng
trong hệ thống vận tải phục vụ nền kinh tế quốc dân. Ðây là phương thức
vận tải tiên tiến đã đang mang lại hiệu quả cao trong chuyên chở đặc biệt
là vận chuyển bằng đường biển. Chính vì vậy, so với lịch sử phát triển
của vận tải đường biển, vận tải container mới ra đời song tốc độ phát
triển khá nhanh. Ðể tạo khả năng áp dụng phương thức chuyên chở hiện
đại này, nhiều nước trên thế giới đã xây dựng đội tàu chuyên dụng có
trọng tải lớn để chuyên chở container. Xây dựng các cảng container với
các trang thiết bị xếp dỡ hiện đại, tự động hóa cùng với hệ thống kho
tàng, bến bãi đầy đủ tiện nghi nhằm khai thác triệt để ưu thế của vận
chuyển hàng hóa trong container bằng đường biển.

Cấu trúc ngành của lĩnh vực vận tải container là ngành tập trung.
Tại thị trường Việt nam có tới hơn 50 đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, đối
với Biển Đông chỉ kể đến 4 đối thủ cạnh tranh, trong đó thị trường trên
mỗi tuyến vận tải mà Biển Đông tham gia bị áp đặt bởi các đối thủ khác
nhau hoặc đặc biệt trên tuyến Việt Nam – Hồng Kong Công ty lấn át các
đối thủ khác .(Đứng số 1 về thị phần tuyến Việt Nam – Thái Lan, đứng
thứ 2 thị phần tuyến Việt Nam – Singapore và số 1 trên tuyến Việt Nam –
Hồng Kong)

SV: Nguyễn Khánh Hà

6

CQ50/21.07


Bỏo cỏo thc tp

Hc vin Ti chớnh

Ngun: Cụng ty Bin ụng
Hỡnh 2.2.T chc h thng vn ti container ca Cụng ty Bin ụng
2.1.3. Hot ng kinh doanh ca Cụng ty trỏch nhim hu hn mt
thnh viờn Vn ti Bin ụng
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá trên phạm vi toàn
thế giới, thơng mại quốc tế ngày càng khẳng định đợc vai trò
quan trọng và là mục tiêu phát triển hàng đầu của các nớc đặc
biệt là các nớc đang phát triển trong đó có Việt Nam. Với mục
tiêu phát triển là đi đầu trong việc mở ra các loại hình dịch
vụ mới, đa dạng hoá sản phẩm theo hớng hiện đại, Công ty đã

không ngừng tìm kiếm, mở rộng và phát triển thị trờng nhằm
tăng thị phần, tập trung đầu t hiện đại hoá trang thiết bị để
nâng cao khả năng cạnh tranh, chú trọng phát triển nguồn
nhân lực, công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ
SV: Nguyn Khỏnh H

7

CQ50/21.07


Bỏo cỏo thc tp

Hc vin Ti chớnh

mới và quản lý chất lợng dịch vụ. Nhờ những nỗ lực đó nên
mặc dù mới chỉ tham gia vào thị trờng vận tải container từ năm
2003 nhng Biển Đông đã vơn lên trở thành một trong những công
ty vận tải container lớn nhất trên thị trờng nội địa. Ngoài ra, thực
hiện chiến lc đa dạng hoá sản phẩm theo hớng hiện đại, Công
ty còn tham gia kinh doanh lĩnh vực dịch vụ các nhà vận tải
không tàu (NVOCC) bc u lm quen vi cỏc th trng mi.
Tuy mới tham gia kinh doanh khai thác lĩnh vực tàu
Container nhng với sự ham học hỏi, nỗ lực, Công ty là một Công
ty vận tải biển Việt Nam đầu tiên và duy nhất đã thành công
trong việc mở tuyến quốc tế, trực tiếp đa tàu mang thơng
hiệu Vit Nam tham gia khai thác dch v vn ti container chuyên
tuyến quốc tế.
Hot ng kinh doanh ca Cụng ty l quỏ trỡnh thc hin cỏc
nghip v vn ti. Cú th thy, trong chui giỏ tr ca Cụng ty hot ng kinh

doanh bao gm:
Vn ti container chuyờn tuyn (Lines):
L hot ng vn ti chuyờn nghip trờn tuyn vn ti khộp kớn t Vit
Nam n cỏc nc v ngc li.
Vi vic u t tho ỏng v c s vt cht, k thut, h thng cụng
ngh, con ngi cựng vi s lónh o ca ban lónh o Cụng ty, hin nay Cụng
ty ang dn u trờn tuyn Thỏi Lan, Singapore, Hng Kong. Ngoi ra cũn
chim ti 20% th phn trờn cỏc tuyn Vit nam Hng Kong. Hin ang thc
hin k hoch m tuyn sang Hn Quc.
Vn ti container c xem nh nghip v quan trng trng nht trong
hot ng sn xut kinh doanh ca Cụng ty. Cho n nay, s lng khỏch hng n
vi Cụng ty ó lờn ti hn 1.000 k c cỏc khỏch hng l. c bit, c s ng h
giỳp ca cỏc t chc: ng kim hng u th gii nh: Germaniche Loyd, VR,
DNV... cỏc nh mụi gii ni ting v chuyờn nghip: Sunscot, Jardin, Jarsin..., cỏc
SV: Nguyn Khỏnh H
8
CQ50/21.07


Báo cáo thực tập

Học viện Tài chính

đại lý có tên tuổi: Gold Starlines, Starlines Asia..., các hãng tàu lớn Maersk, Hung
a, TSlines, Evergreen... các ngân hàng lớn nhất Việt Nam: Vietcombank,
Vietinbank, BIDV... Các tổ chức này đánh giá rất cao về tiềm năng phát triển, kỳ
vọng tương lai.
Hoạt động vận tải không tàu:
Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, Công ty đã đầu tư hàng loạt
vỏ container, trở thành hãng tàu có nhiều vỏ container nhất Việt nam, nhằm hợp

tác với các hãng tàu chạy tuyến xa như Âu, Mỹ, Phi... đặt chỗ, mua slot để khai
thác. Động tác này nhằm làm quen với các thị trường tương đối khó khăn với
những quy định nghiêm ngặt, dần đưa thương hiệu vào các thị trường tiềm năng
như: Hàn Quốc, Nga, đồng thời là bước chuẩn bị cho khai thác.
Forwarder:
Đây là hoạt động nhằm mở rộng quy mô, tránh tình trạng rớt hàng, không
đủ chỗ xếp hàng trong khi nhu cầu của khách hàng ngày một đa dạng. Thông
qua hoạt động này, Công ty thường xuyên cập nhật được thông tin để có cái nhìn
tổng thể, dự báo được nhu cầu thị trường nhằm định hướng đầu tư và quản lý
việc thực hiện kế hoạch
Vận tải tàu dầu:
Có thể nói, với mức đầu tư 03 tàu chở dầu, tuy không thể so sánh được
với các chủ tàu trên thế giới, nhưng Công ty một lần nữa khẳng định là một
trong những Công ty có vị trí số 1 Việt nam trong hoạt động vận tải tàu dầu
sản phẩm. Ngoài các hợp đồng đi khu vực Trung Đông sự kiện tàu chở dầu
của Công ty là con tàu đầu tiên của Việt nam cập cảng San Fransisco (Mỹ)
đánh dấu một bước tiến cực kỳ quan trọng, được các oil major đánh giá cao,
các tạp chí nước ngoài đã có bài viết ca ngợi “chú bé tí hon” nay đã trưởng
thành, có những bước đi bền vững, lâu dài về phía tương lai tươi sáng. Hoạt
động vận tải tàu dầu sẽ trở thành đối trọng, giúp cân bằng sản xuất.

SV: Nguyễn Khánh Hà

9

CQ50/21.07


Báo cáo thực tập


Học viện Tài chính

2.1.4. Giới thiệu về tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
a. Cơ cấu bộ máy kế toán, nhiệm vụ, chức năng.
Sơ đồ : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.

Kế toán trưởng

Trưởng phòng tài
chính, kế toán

Phòng tài chính, kế
toán cty

Phòng kế toán chi
nhánh TP. HCM

Kế
toán
công
nợ

Kế
toán
thanh
toán

Kế
toán
tiền

mặt

Bộ
phận
tài
chính

Tiền
gửi
ngân
hàng

Phòng kê toán chi
nhánh Hải Phòng

Bộ
phận
kế
toán

Tiền
đang
chuyển

Công
nợ

Kế
toán
công

nợ

HTK,
nhiên
liệu

TSCĐ,
CCDC

Kế
toán
thanh
toán

Kế
toán
tiền
lương

Nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận:

SV: Nguyễn Khánh Hà

10

CQ50/21.07


Báo cáo thực tập


Học viện Tài chính

Tại công ty, kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài chính, kế toán có
chức năng, nhiệm vụ: kiêm kế toán tổng hợp là người đứng đầu phòng kế toán
có chức năng tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức
kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về các
công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình. Chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra tra toàn bộ công tác tài chính kế toán trong công ty theo đúng
quy định hiện hành. Thực hiện các quyết định về tài chính kế toán trong đơn
vị, lập các báo cáo tài chính của công ty vào cuối năm tài chính và cùng lãnh
đạo phòng giải trình các số liệu trên chứng từ cũng như báo cáo tài chính khi
có yêu cầu của các cơ quan thuế, kiểm toán, cơ quan quản lý cấp trên và các
cơ quan pháp luật khác.
Kế toán tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển): Sau khi
kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ gốc, kế toán thanh toán viết phiếu
thu, phiếu chi đối với tiền mặt, viết séc, ủy nhiệm chi…đối với tiền gửi ngân
hàng, quản lý tiền đang chuyển. Hàng tháng lập bảng kê tổng hợp séc và sổ chi
tiết đối chiếu với sổ sách thủ quỹ, sổ phụ ngân hàng, lập kế hoạch tiền mặt gửi
lên cho ngân hàng có giao dịch. Quản lý các tài khoản 111, 112 và các chi tiết
của nó.
Kế toán HTK, nhiên liệu: tổ chức ghi chép phản ánh, tổng hợp số liệu về
tình hình thu mua vận chuyển HTK, nhiên liệu, trong đó xăng, dầu phục vụ cho
tàu chở container là nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong HTK. Quản lý việc nhập
xuất và tồn kho vật liệu, tính giá thực tế của vật liệu thu mua và kiểm tra tình
hình thực hiện kế hoạch cung ứng vật liệu về số lượng và chất lượng. Khi có yêu
cầu bộ phận kế toán vật tư và các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại
kho vật tư, đối chiếu với sổ kế toán. Nếu có thiếu hụt sẽ tìm nguyên nhân và
biện pháp xử lý ghi trong biên bản kiểm kê.
Kế toán tài sản cố định: là người quản lý các tài khoản 211, 213, …Phân
loại tài sản cố định hiện có của Công ty, theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố

SV: Nguyễn Khánh Hà

11

CQ50/21.07


Báo cáo thực tập

Học viện Tài chính

định, tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, theo dõi nguồn vốn và các
quỹ của công ty.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Tổ chức ghi chép, phản
ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng
lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Tổ chức
phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT,
BHTN, KPCĐ.
Kế toán công nợ, thanh toán: quản lý công nợ phải thu, phải trả của cty,
lập và theo dõi kế hoạch thanh toán, thực hiện việc thanh toán nợ phải thu, phải
trả và báo cáo cho cấp trên.
b. Hình thức kế toán Công ty.
* Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông hiện đang áp dụng chế độ
kế toán Công ty theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban
hành ngày 20/3/2006 và áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các
thông tư ban hành kèm theo hướng dẫn việc thực hiện các chuẩn mực,
quyết định này. Cụ thể như sau:
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng
-


năm;
Hình thức sổ kế toán mà Công ty đang áp dụng: Nhật ký chung;
Kỳ kế toán: năm;
Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên;
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo trị giá gốc;
Ghi nhận TSCĐ theo nguyên giá;
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng;
Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ;
Đơn vị tiền tệ sử dụng là Việt Nam đồng.

* Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung trên phần mềm kê toán.
Vì vậy, các loại sổ kế toán hiện đang được sử dụng tại Công ty là:
- Nhật ký chung;
- Sổ cái (theo hình thức Nhật ký chung);
- Các sổ kế toán chi tiết;
SV: Nguyễn Khánh Hà

12

CQ50/21.07


Báo cáo thực tập

Học viện Tài chính

- Nhật kí chuyên dùng.
Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán
Chứng từ gốc


Sổ nhật ký
đặc biệt

Sổ nhật ký chung
Sổ cái

Sổ thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối
số phát sinh

Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Áp dụng theo chế độ kế toán Việt Nam, báo cáo tài chính của Công ty
bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán – Mẫu số B01-DN;
- Bảng cân đối tài khoản – Mẫu số F01-DN;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Mẫu số B02-DN;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ – Mẫu số B03-DN;
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính – Mẫu số B09-DN.
c. Phần mềm kế toán áp dụng tại Công ty.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại phần mềm kế toán khác
nhau, song Công ty đã lựa chọnphần mềm kế toán VietSun, bản cập nhật mới nhất


SV: Nguyễn Khánh Hà

13

CQ50/21.07


Báo cáo thực tập

Học viện Tài chính

theo thông tư 200/2014/TT-BTC để hỗ trợ cho công tác kế toán tại Công ty vì
VietSun có một số ưu điểm so với các phần mềm kế toán khác. Đó là:
- Giao diện hài hoà, dễ sử dụng theo các tiêu chuẩn về thiết kế giao diện
người sử dụng của MS Windows;
- Tự động kiểm soát lỗi nhập dữ liệu, kiểm tra sự đúng đắn của các thông
tin đầu vào nhằm hạn chế những sai sót trong quá trình nhập dữ liệu;
- Có hệ thống sổ sách, báo biểu kế toán phong phú và đa dạng, trình bày
đẹp và cho phép khai thác được hầu hết tất cả thông tin theo yêu cầu quản lý tài
chính- kế toán của đơn vị;
- Được thiết kế theo hệ thống mở cho phép người sử dụng tự sửa đổi, bổ
sung nội dung báo biểu, công thức tính cho phù hợp với các báo cáo, các quy
định hiện hành. Đặc biệt, chương trình có chức năng chuyển các sổ sách, báo
cáo tài chính ra Excel với khuôn dạng thiết lập trước và người sử dụng có thể sử
dụng dữ liệu Excel này vào công việc khác;
- Được thiết kế cho hệ thống nhiều người sử dụng, chạy được trên mạng
client/server hoặc chạy độc lập và có tính bảo mật cao. Cho phép phân quyền sử
dụng chi tiết đến các khối chức năng công việc của từng người sử dụng.
- Công nghẹ hiện đại, tính bảo mật cao
- Luôn cập nhật theo chế độ mới nhất

Quy trình làm việc với phần mềm VietSun rất đơn giản:
Các tệp dữ liệu

Lệnh của người

In sổ sách,

trong máy

dùng

các báo cáo

Nhập liệu

SV: Nguyễn Khánh Hà

14

CQ50/21.07



×