Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH pwc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.22 KB, 28 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

KHOA KẾ TOÁN

BÁO CÁO THỰC TẬP

Tên cơ quan thực tập: Công ty TNHH PwC Việt Nam
Thời gian thực tập: 22/12/2014 – 31/3/2015
Tên đề tài luận văn: Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm
toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công
ty TNHH PwC Việt Nam
Tên sinh viên: Đặng Thái Sơn
Lớp: CQ49/22.09
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Giang Thị Xuyến

Hà Nội, tháng 3 năm 2015


MỤC LỤC
Phần Mở đầu..........................................................................................................4
CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN CỦA
CÔNG TY TNHH PWC VIỆT NAM...................................................................5
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH PwC Việt Nam........5
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty.........................................................................5
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của PwC...................................................5

1.1.2.1. PricewaterhouseCoopers toàn cầu…………………………………… 5
1.1.2.2. PricewaterhouseCoopers Việt Nam……………………………………6
1.2 Đặc điểm hoạt động của công ty.....................................................................10
1.2.1 Lĩnh vực hoạt động của công ty.....................................................................10


1.2.2 Định hướng phát triển trong tương lai............................................................12
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH
PWC VIỆT NAM...................................................................................................14
2.1 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán..................................................................14
2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán............................................................16
2.2.1 Những công việc trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán............................17
2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán

............................................................................17

2.2.3 Thực hiện kế hoạch kiểm toán........................................................................18
2.2.4 Thực hiện xem xét lại BCTC..........................................................................19
2.3 Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán....................................................................19
2.4 Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại công ty TNHH PwC Việt Nam...........20


CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VỀ TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH PWC VIỆT NAM.........................22
3.1 Nhận xét về tổ chức và hoạt động của công ty TNHH PwC Việt Nam.......22
3.1.1 Ưu điểm về tổ chức và hoạt động của công ty TNHH PwC Việt Nam..........22
3.1.1.1 Về tổ chức doanh nghiệp
……………………………………………………….22
3.1.1.2 Về công tác tổ chức thực hiện kiểm toán……………………………….…….22
3.1.1.3 Về tổ chức hồ sơ kiểm toán…………………………………………………….23
3.1.1 4 Về kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm
toán………………………………...23
3.1.2 Tồn tại trong tổ chức và hoạt động của công ty TNHH PwC Việt Nam.......23
3.2 Các đề xuất hoàn thiện tổ chức và hoạt động của công ty TNHH PwC Việt
Nam.........................................................................................................................24
Phần kết luận ……………………………………………………………………26




LỜI NÓI ĐẦU
Sau hơn 20 năm hoạt động (từ năm 1991 đến nay), kiểm toán độc lập ở Việt Nam
đã phát triển nhanh chóng về số lượng, quy mô, các công ty kiểm toán độc lập và
số lượng kiểm toán viên từng bước nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng
dịch vụ cung cấp. Có thể nói hoạt động kiểm toán độc lập đã xác định được vị trí
trong nền kinh tế thị trường, góp phần ngăn ngừa và phát hiện lãng phí, góp phần
thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện công khai minh bạch BCTC, phục vụ đắc
lực cho công tác quản lý, điều hành kinh tế - tài chính của doanh nghiệp và Nhà
nước.
Công ty TNHH PwC Việt Nam là một trong những công ty kiểm toán độc lập hàng
đầu Việt Nam, đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của ngành kiểm toán độc
lập nói riêng cũng như của đất nước nói chung.
Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH PwC Việt Nam, em đã có cơ hội được
tìm hiểu và tiếp cận với thực tế hoạt động kiểm toán tại công ty để hoàn thành bài
báo cáo thực tập này.
Báo cáo khái quát về đơn vị thực tập của em được chia làm hai phần với nội dung
như sau:
• Chương I: Tổng quan về công ty TNHH PwC Việt Nam.
• Chương II: Đặc điểm tổ chức kiểm toán của công ty TNHH PwC Việt Nam
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH PwC Vietnam, em đã nhận được sự
giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các anh chị trong công ty và cô giáo
Giang Thị Xuyến cùng với sự cố gắng của bản thân để hoàn thành Báo cáo này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị trong công ty và cô giáo Giang
Thị Xuyến đã giúp em hoàn thành báo cáo này. Em mong nhận được sự đóng góp
chỉ bảo của các thầy cô để có thể hoàn thiện hơn nữa bài báo cáo này.



CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KIỂM
TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH PWC VIỆT NAM
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH PwC Việt Nam
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty: Công ty TNHH PwC Việt Nam
Tên tiếng anh: PricewaterhouseCooper Limited Company
Trụ sở chính: Tầng 16, Keangnam Hanoi Landmark Tower, Lô E6, Khu đô
thị Cầu Giấy, phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Số điện thoại: (+84 4) 3946 2246
Website: />1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của PwC
1.1.2.1. PricewaterhouseCoopers toàn cầu
a. Lịch sử, quá trình hình thành
PricewaterhouseCoopers được thành lập năm 1998, trên cơ sở sáp nhập từ hai
công ty là Price Waterhouse và Coopers & Lybrand. Cả hai công ty đều có
lịch sử lâu đời từ thế kỷ XIX và đều được thành lập tại Anh
b. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của PricewaterhouseCoopers, như hầu hết các công ty kiểm
toán khác, được phân hóa thành nhiều cấp, mỗi cấp đảm đương những vai trò
khác biệt nhưng có mối quan hệ khăng khít với nhau. (Hình minh họa bên
dưới)


Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PricewaterhouseCoopers
1.1.2.2. PricewaterhouseCoopers Việt Nam
Tuy tất cả công ty ở các quốc gia trên thế giới đều hoạt động chung dưới cái
tên PricewaterhouseCoopers nhưng trên thực tế, PricewaterhouseCoopers ở
mỗi nước là một doanh nghiệp độc lập và có tư cách pháp nhân riêng, và do
các chủ phần hùn của mỗi công ty quản lý. PricewaterhouseCoopers Việt
Nam là một bộ phận của PricewaterhouseCoopers Seapen, bao gồm các nước
Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Cambodia và Laos, được thành lập từ tháng

7/2008 trên cơ sở hợp nhất giữa PricewaterhouseCoopers Malaysia và
PricewaterhouseCoopers Mekong. Riêng PricewaterhouseCoopers Việt Nam
được thành lập ngày 14/5/1994 với giấy phép kinh doanh số 862/GP do Bộ
Kế hoạch và Đầu tư cấp.


PricewaterhouseCoopers cung ứng rất nhiều loại hình dịch vụ, chia
thành ba nhóm chính bao gồm:
- Dịch vụ kiểm toán: kiểm toán cáo báo tài chính, soát xét thông tin tài
chính, kiểm tra trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước, kiểm toán quy trình và
hệ thống, chuyển đổi báo cáo theo IFRS và tư vấn kế toán, dịch vụ thị trường
vốn.
- Dịch vụ tư vấn thuế: tư vấn và hỗ trợ tuân thủ quy định về thuế,
quản lý rủi ro thuế và hỗ trợ trong quá trình thanh tra thuế, chuyển giá, thẩm
định thuế, dịch vụ tiền lương, dịch vụ thuế thu nhập cá nhân / IAS, các dịch
vụ liên quan đến thủ tục nhập cư, dịch vụ tư vấn về hải quan.
- Dịch vụ tư vấn quản lý tài chính: tư vấn sáp nhập và mua bán doanh
nghiệp, tư vấn nâng cao hiệu quả doanh nghiệp.
- Dịch vụ tư vấn pháp lý: tư vấn pháp luật về tài chính ngân hàng, tư
vấn pháp luật lao động, tư vấn pháp luật doanh nghiệp và thương mại, tư vấn
pháp luật về đầu tư, tư vấn tuân thủ/ quản trị doanh nghiệp, rà soát việc tuân
thủ pháp luật, tư vấn sáp nhập và mua bán doanh nghiệp, tư vấn pháp luật về
bất động sản.
Qua nhiều năm, PwC Việt nam đã nhận được rất nhiều giải thưởng, tiêu
biểu như:
1. Năm 2008:
- Giải thưởng Rồng Vàng:
Giải thưởng Rồng Vàng do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với
Phòng Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng tổ chức hàng
năm (bắt đầu từ năm 2001) nhằm ghi nhận và vinh danh thành công của các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam vì những
đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam.
Năm 2008 là năm đầu tiên công ty PwC Việt Nam tham dự cuộc thi này. Dựa
trên số phiếu bình chọn của độc giả Thời báo Kinh tế Việt Nam cũng như đáp
ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Hội đồng đánh giá (gồm các nhà lãnh
đạo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Việt Nam công nghệ, và
Thời báo Kinh tế Việt Nam), PwC đã vinh dự dành được giả thưởng uy tín
này.


- Được đánh giá như là một công ty tiên phong toàn cầu trong lĩnh vực tư vấn
quản lý và dịch vụ kinh doanh, theo nhân định của công ty chuyên nghiên
cứu và tư vấn Kenedy Kennedy Consulting Research & Advisory:
Kenedy rất có uy tín trong việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá chất lượng
các dịch vụ tư vấn trên toàn cầu.
Trong báo cáo Tư vấn toàn cầu 2008-2011 , Kenedy đã đánh giá PwC Việt
Nam ở vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực Tư vấn quản lý và Kinh doanh dịch vụ.
PwC Việt Nam cũng đồng thời được xếp hạng ở vị trí thứ 3 trong lĩnh vực Tư
vấn Quản trị Nhân lực.
2. Năm 2009:
- Giải thưởng Rồng Vàng:
Năm 2009 là năm thứ 2 liên tiếp Công ty PwC Việt Nam vinh dự dành được
giải thưởng Rồng Vàng vì những đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt
Nam.
3. Năm 2010:
- Giải thưởng Rồng Vàng:
Năm2010, PwC tiếp tục được nhận giải thưởng Rồng Vàng.
- Giải thưởng “Công ty của năm trong lĩnh vực tranh chấp thuế” do Tạp chí
thuế quốc tế (ITR) trao tặng

Tạp chí thuế quốc tế (ITR) lả một tạp chí rất có uy tín trên thế giới trong lĩnh
vực thẩm định các chiến lược thuế quốc tế.
Trong ấn phẩm “World Tax ”, ITR đã xếp PwC là công ty hạng 1 trong lĩnh
vực thuế.


- Dành được 3 giải thưởng danh giá do tạp chí Corporate INTL trao tặng:
Tạp chí Corporate INTL cung cấp cho người đọc một cái nhìn chân thực và
chính xác về thế giới kinh doanh, đưa ra các thảo luận cũng như những đánh
giá về thị trường từ các chuyên gia trên toàn thế giới.
Năm 2010, PwC Việt Nam vinh dự được Corporate INTL trao tặng 3 danh
hiệu: “Công ty của năm trong lĩnh vực Luật Thuế”, “Công ty của năm trong
lĩnh vực Luật Dầu khí”, “Công ty của năm trong lĩnh vực Luật Thương mại
và Hải quan”.
4. Năm 2011:
- Giải thưởng Rồng Vàng:
Một lần nữa, Công ty PwC Việt Nam tự hào giành được giải thưởng Rồng
Vàng cho bốn năm liên tiếp từ năm 2008.
- Vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đối với những
đóng góp đáng kể cho sự phát triển của lĩnh vực kiểm toán độc lập ở Việt
Nam.
- Là công ty đầu tiên ở Việt Nam được công nhận là thành viên chính thức
của Tổ chức nghề nghiệp kế toán kiểm toán lớn nhất thế giới CPA Australia.
- Được Nội san Monthly DealMakers trao giải Đơn vị Tư vấn Mua bán và
Sáp nhập Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam:
Nhờ vào sự tận tụy và nhiệt huyết của nhân viên và sự ủng hộ của khách
hàng, PwC Việt Nam đã được nhận giải thưởng danh giá trên nhằm tôn vinh
những đóng góp vượt bậc, những kỹ năng và năng lực chuyên sâu trong lĩnh
vực mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.
1.2. Đặc điểm hoạt động của công ty

1.2.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty


Công ty thực hiện các loại dịch vụ chính sau:
* Dịch vụ kiểm toán:
Đây là dịch vụ chủ yếu và mang lại doanh thu lớn nhất cho PwC Việt Nam.
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp (toàn bộ nhân viên đều tốt nghiệp đại học,
nhiều người có bằng thạc sĩ, CPA, ACCA) và phương pháp làm việc đúng đắn,
được trang bị kỹ thuật kiểm toán hiện đại với công cụ hỗ trợ AURA, PwC Việt
Nam thực hiện kiểm toán trên hầu hết mọi lĩnh vực. Công ty cung cấp các dịch vụ
kiểm toán cụ thể như sau:







Kiểm toán BCTC;
Kiểm toán BCTC với mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế;
Kiểm toán hoạt động;
Kiểm toán tuân thủ;
Kiểm toán nội bộ;
Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (kể cả BCTC
hàng năm);
• Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước;
Với hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động kiểm toán tại thị trường Việt Nam,
PwC có những hiểu biết đầy đủ về môi trường kinh doanh cũng như đặc điểm hoạt
động của từng khách hàng, qua đó, có thể hỗ trợ tối đa khách hàng xác định rủi ro và
tìm ra cơ hội kinh doanh thông qua công việc kiểm toán và tư vấn. Là thành viên

của PWC toàn cầu, quy trình kiểm toán của PwC Việt Nam phải tuân thủ chặt
chẽ quy trình của hãng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. PwC Việt Nam được trang bị
phương tiện kiểm toán đặc thù - chương trình kiểm toán AURA. Chương trình này
kết hợp phương pháp, hồ sơ kiểm toán thông thường với công nghệ thông tin hiện
đại, cho phép nâng cao hiệu quả, giảm chi phí cho các hợp đồng kiểm toán
Hiện nay khách hàng của PwC không chỉ trải rộng khắp 64 tỉnh thành trong cả
nước mà còn có mặt trong rất nhiều lĩnh vực: các tổng công ty lớn (Tổng công ty bia
rượu, nước giải khát Sài Gòn, Tổng công ty truyền hình cáp Việt Nam), các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Công ty TNHH Samsung Electronics Việt nam,
công ty TNHH Ford Việt Nam, công ty TNHH B.Braun Việt nam...), các công ty cổ
phần (Công ty cổ phần 18-4 Hà Nội…). Hiện nay khách hàng của PwC còn bao gồm
cả các khách sạn lớn (Khách sạn Nikko, InterContinental …), các ngân hàng và công


ty tài chính ( Ngân hàng Mizuho, Ngân hàng Wooribank, ngân hàng First Bank,
Công ty bảo hiểm VietinBank Aviva…).
* Tư vấn:Với đội ngũ nhân viên và chuyên gia tư vấn có trình độ và kinh
nghiệm lâu năm, cộng thêm với lòng nhiệt tình và sáng tạo, PwC cam kết cung cấp
các dịch vụ tư vấn có chất lượng cao, đảm bảo uy tín. Các loại hình tư vấn hiện nay
công ty đang thực hiện là: tư vấn chiến lược, tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin,
quản trị rủi ro, tìm nguồn lực kinh doanh.
* Các dịch vụ tư vấn tài chính: PwC Việt Nam thực hiện cung cấp các dịch
vụ tổ chức lại doanh nghiệp như sáp nhập, giải thể, thu mua doanh nghiệp hay các
loại hình tái cơ cấu tổ chức doanh nghiệp khác, các hoạt động ngăn ngừa gian lận
và sai phạm.
* Các dịch vụ pháp luật (Legal): PwC Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp
về mặt pháp luật trong việc quản trị doanh nghiệp, luật thương mại, luật pháp của
nhà nước, luật lao động, luật bảo hiểm xă hội…
* Thuế (Tax):Giải pháp thuế luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với mọi
doanh nghiệp, đặc biệt trong một thị trường đang phát triển như Việt Nam, nơi các

quy định và các chính sách thuế đang liên tục được hoàn thiện. PwC Việt Nam
cung cấp các dịch vụ tư vấn thuế cả trong và ngoài nước với nhiều loại hình đa
dạng như sau:
•Kế toán thu nhập và chuẩn bị tờ khai thuế
•Dịch vụ tư vấn thuế liên quốc gia
•Dịch vụ trợ giúp giải quyết khiếu nại thuế
Với đội ngũ chuyên gia tư vấn thuế trong nước am hiểu sâu sắc về chế độ
thuế Việt Nam, có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng; và các chuyên
gia tư vấn thuế quốc tế giàu kinh nghiệm, PwC Việt Nam cam kết cung cấp tới
khách hàng các giải pháp thuế tầm cỡ toàn cầu nhằm hỗ trợ khách hàng đạt được
các mục tiêu kinh doanh của mình.
* Các dịch vụ khác:


Bên cạnh các loại hình dịch vụ trên, PwC còn cung cấp một số dịch vụ bổ
sung như:
- Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhập kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán;
- Các dịch vụ liên quan khác về tài chính kế toán, thuế theo quy định của pháp
luật;
- Dịch vụ soát xét BCTC.
1.2.2. Định hướng phát triển trong tương lai
* Mục tiêu đặt ra:
Mục tiêu chiến lược của PwC là trở thành công ty kiểm toán hàng đầu về
cung cấp dịch vụ chất lượng và hiệu quả đồng thời nâng cao hiệu quả huy động
vốn để đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ nhằm thực hiện thành công PwC
Audit Approach.
Công ty cũng luôn phấn đấu hết mình nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho
người lao động, truyền bá nghề kiểm toán ở ViệtNamvà góp phần làm lành mạnh
nền tài chính quốc gia.
* Phương hướng thực hiện:

Để thực hiện mục tiêu đặt ra, PwC Việt Nam đã và đang từng bước chuyển
dần mô hình hoạt động kinh doanh theo hướng chú trọng đầu tư phát triển dịch vụ tại
địa bàn trọng tâm, trọng điểm như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh. Ngoài ra,
Công ty tiếp tục triển khai và mở rộng phạm vi hoạt động trên các địa bàn tiềm năng và
các lĩnh vực dịch vụ hiệu quả khác như kiểm toán hoạt động, kiểm toán thuế, tư vấn
hợp nhất, sáp nhập, chia tách và giải thể doanh nghiệp.
Ngoài ra, PwC cũng tiến hành đầu tư phát triển toàn bộ hệ thống công nghệ
thông tin và giải pháp phần mềm để phục vụ PwC Audit Approach và mục đích kế toán
quản trị. Đồng thời PwC Việt Nam cũng tập trung vào đối tượng khách hàng ít rủi ro và
hiệu quả như các khách hàng FDI và ODA cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác


marketing, mở rộng hoạt động tư vấn tài chính và tư vấn thuế đối với khách hàng chiến
lược
Hiện nay, chất lượng dịch vụ là một tiêu chí hàng đầu để đánh giá một công ty,
đặc biệt với một công ty hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán như PwC. Chính vì vậy,
ngay từ đầu, PwC đã chú trọng tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là chất
lượng dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính nhằm góp phần nâng cao uy tín và sức cạnh
tranh của Công ty với khách hàng. Định hướng phát triển các loại hình dịch vụ cụ thể
của Công ty như sau:
Lĩnh vực kiểm toán: tập trung phát triển các khách hàng là các công ty đa quốc
gia, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít rủi ro. Nâng cao sức mạnh cạnh tranh
trong lĩnh vực kiểm toán chẩn đoán, kiểm toán dự án và kiểm toán hoạt động, mở thêm
dịch vụ quản trị rủi ro doanh nghiệp.
- Lĩnh vực tư vấn: Phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để không ngừng
nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng các loại hình dịch vụ phát sinh trong quá trình
hội nhập như tư vấn nghiên cứu thị trường, đánh giá môi trường đầu tư và các dịch vụ
hỗ trợ pháp lý; hạn chế rủi ro. Tập trung phát triển các khách hàng là công ty có vốn
đầu tư nước ngoài và các công ty trong nước có quy mô lớn; phấn đấu gia tăng tỷ trọng
của doanh thu tư vấn.

- Lĩnh vực thuế: tập trung phát triển các dịch vụ kiểm toán thuế và kế hoạch thuế
cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và cho các loại hình doanh nghiệp khác; phấn
đấu gia tăng tỷ trọng doanh thu lĩnh vực thuế.


CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG
TY TNHH PWC VIỆT NAM
2.1 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán
Đoàn kiểm toán của công ty TNHH PwC được phân công theo quy mô và
tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán. Thông thường, một đoàn kiểm toán bao
gồm:
01 Partner hoặc 01 Director: Người soát xét tổng quát
01 Manager hoặc 1 Supervisor: Chủ nhiệm kiểm toán
01 Senior: Kiểm toán viên chính
03 Assistants: Trợ lý kiểm toán
Tùy tính chất cuộc kiểm toán mà cơ cấu và số lượng thành viên trong nhóm kiểm
toán khác nhau. PwC luôn đòi hỏi kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao của
các KTV đối với công việc được giao. Cụ thể được phân tích ở Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1. Yêu cầu đối với các vị trí công việc
Lãnh
Quản lý

đạo/ Công việc

Partner

Partner

- Partner kiểm
toán


- Advisory
Partner

Yêu cầu kinh nghiệm tối thiểu

Từ 12 năm kinh nghiệm nghề nghiệm chuyên
- Các thành viên - Audit Partner lĩnh vực tại PwC Việt Nam (hoặc tương
đương) trở lên.
BGĐ

- Partner Tư vấn/
Thuế
GĐ:
- GĐ kiểm toán;
- GĐ tư vấn/
Thuế;

Director
Từ 12 năm kinh nghiệm nghề nghiệm chuyên
- Audit Director lĩnh vực tại PwC Việt Nam (hoặc tương
-Tax/ Advisory đương).
Director


Trưởng phòng
cao cấp

Senior Manager Từ 10 năm kinh nghiệm nghề nghiệm
chuyên lĩnh vực tại PwC Việt Nam (hoặc

tương đương) trở lên.

Trưởng phòng

Manager

Từ 7 năm kinh nghiệm nghề nghiệp tại PwC
Việt Nam (hoặc tương đương).

Phó phòng

Supervisor

Từ 5 năm kinh nghiệm nghề nghiệm chuyên
lĩnh vực tại PwC Việt Nam (hoặc tương
đương). Đối với bộ phận kiểm toán có chứng
chỉ CPA Việt Nam (hoặc tương đương).

Nhân viên kiểm Yêu cầu kinh nghiệm tối thiểu
toán
KTV
chính Từ 4 năm kinh nghiệm nghề nghiệm chuyên lĩnh vực tại PwC
(Audit Senior 1) Việt Nam (hoặc tương đương).
KTV

Từ 3 năm kinh nghiệm nghề nghiệm chuyên lĩnh vực tại PwC
(Audit Senior 2) Việt Nam (hoặc tương đương).
KTV

Trên 2 năm kinh nghiệm kiểm toán tại PwC Việt Nam (hoặc

(Audit Senior 3) tương đương).
Trợ lý KTV

Đến 2 năm kinh nghiệm kiểm toán tại PwC Việt Nam (hoặc
(Audit Associate tương đương).
1)
Trợ lý KTV Đến 1 năm kinh nghiệm kiểm toán tại PwC Việt Nam (hoặc
(Audit Associate tương đương).
2)

2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán
Với những doanh nghiệp quy mô lớn, phức tạp, PwC sẽ tổ chức soát xét 9
tháng đầu năm (Interim) và có một đợt kiểm toán cuối năm (tháng 1 năm sau). Với


những khách hàng đầu tiên, tùy theo tính chất phức tạp, PwC tổ chức đoàn kiểm
toán phù hợp.
Đối với mọi cuộc kiểm toán, PwC tuân thủ chặt chẽ theo yêu cầu PwC SEAPEN,
trong đó các cách thức, phương pháp thực hiện được PwC toàn cầu soạn thảo dựa
trên Chuẩn mực kiểm toán quốc tế.
Bảng 2. Quy trình kiểm toán trên AURA
1. Những công
việc trước
khi thực
hiện hợp
đồng kiểm
toán
2. Lập kế
hoạch tổng
quát


- Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán
- Lựa chọn nhóm phụ trách hợp đồng
- Thiết lập nhóm kiểm toán

- Lên kế hoạch kiểm toán chiến lược
- Tìm hiểu KH và môi trường hoạt động kinh doanh
- Tìm hiểu về hệ thống Kiểm soát nội bộ
- Tìm hiểu chu trình kế toán
- Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

3. Lập kế
hoạch kiểm
toán chi tiết

- Xác lập mức trọng yếu, ngưỡng sai sót có thể bỏ qua
- Đánh giá mức độ rủi ro và các sai sót tiềm tang
- Lập kế hoạch quy trình kiểm toán
- Lập kế hoạch thực hiện các thủ tục kiểm soát
- Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

4. Thực hiện
kế hoạch
kiểm toán

- Tổng hợp, trao đổi về kế hoạch kiểm toán
- Thực hiện thủ tục thử nghiệm kiểm soát
- Thực hiện thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết
- Đánh giá khái quát sai phạm và phạm vi kiểm toán
- Thực hiện xem xét lại BCKT

- Tổng hợp các ghi chép và lên biên bản kiểm toán, lên bản
draff BCKT


5. Kết thúc
công việc
kiểm toán
và lên
BCKT
6. Công việc
thực hiện
sau kiểm
toán

- Thực hiện soát xét BCKT
- Xem xét lại những sự kiện sau ngày kết thúc niên độ
- Thu thập thư giải trình của BGĐ
- Phát hành báo cáo kiểm toán
- Đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán

2.2.1 Những công việc trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán
Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán: Kiểm toán viên phải đánh
giá xem việc chấp nhận một khách hàng có làm tăng rủi ro cho hoạt động kinh
doanh của kiểm toán viên hay uy tín của Công ty hay không. Do vậy, đây là bước
quan trọng đòi hỏi công ty cần phải xem xét đánh giá một cách cẩn thận. KTV phải
có cái nhìn khái quát về hệ thống kiểm soát chất lượng khi đánh giá khả năng chấp
nhận một hợp đồng kiểm toán. Trong đó, Công ty cần xem xét rủi ro xảy ra gian
lận liên quan đến sai phạm từ việc trình bày sai BCTC và sai phạm phát sinh từ sự
biển thủ tài sản. Các công việc này thường được thực hiện bởi những người có
kinh nghiệm như GĐ kiểm toán và được chia theo các mức: trung bình, cao hơn

trung bình, hoặc rất cao. Kết quả đánh giá của GĐ kiểm toán phải được sự phê
chuẩn của một GĐ kiểm toán khác trước khi thực hiện các công việc kiểm toán.
Đối với từng mức rủi ro, công ty sẽ thiết lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm
toán một cách phù hợp.
2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán
Trong phần này, KTV sẽ thực hiện các công việc sau:
Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược: Trong bước này, giám đốc kiểm toán sẽ
xác định các công việc chính cần làm, phạm vi cũng như quy mô của cuộc kiểm
toán bằng cách xác đinh mức trọng yếu cho toàn bộ cuộc kiểm toán. Đồng thời,
giám đốc kiểm toán sẽ trao đổi với các thành viên có kinh nghiệm để khoanh vùng
rủi ro và hướng dẫn họ thực hiện chương trình kiểm toán.


Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh: dựa trên hồ sơ
kiểm toán chung hoặc hồ sơ kiểm toán năm ngoái để có thể có một cái nhìn khái
quát về khách hàng. Giám đốc kiểm toán sẽ xác định được các nhân tố bên ngoài
tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như môi trường kiểm
soát nội bộ của khách hàng.
Tổng hợp và thảo luận về kế hoạch kiểm toán: được thực hiện bởi KTV
và Trưởng phòng kiểm toán, với sự phê chuẩn của GĐ kiểm toán nhằm mô tả
phạm vi và quy trình thực hiện hợp đồng kiểm toán, đánh dấu tất cả các vấn đề
quan trọng, các vấn đề phát hiện được cũng như các quyết định căn cứ vào độ
tin cậy của HTKSNB, cung cấp bằng chứng cho thấy KTV đã lập kế hoạch phù
hợp với hợp đồng kiểm toán và có phản ứng kịp thời đối với các rủi ro và các
vấn đề liên quan đến hợp đồng kiểm toán.
2.2.3 Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: giúp KTV có thể kết luận về hiệu quả
hoạt động của HTKSNB và xem xét liệu KTV có thể tin tưởng vào HTKSNB của
doanh nghiệp để có thể bỏ qua một số thử nghiệm cơ bản hay không.
Thực hiện thử nghiệm cơ bản và đánh giá kết quả đạt được: gồm 2 loại là

thủ tục phân tích cơ bản và kiểm tra chi tiết. Thông thường KTV sẽ là người quyết
định loại thử nghiệm nào được thực hiện cho phù hợp với chương trình kiểm toán.
 Thủ tục phân tích: là việc so sánh số liệu ghi sổ với ước tính của máy vi
tính nhằm kết luận xem số liệu ghi sổ có chứa đựng sai phạm trọng yếu không.
Trong công việc này KTV sẽ tiến hành lập Ngưỡng sai phạm (Threshold) làm cơ
sở so sánh, phát hiện và đánh giá các chênh lệch. Nếu chênh lệch không vượt
ngưỡng thì có thể bỏ qua, ngược lại KTV sẽ phải tiến hành điều tra, thực hiện các
thủ tục bổ sung nhằm kết luận chênh lệch đó có là trọng yếu không.
 Kiểm tra chi tiết: KTV tiến hành nhận biết các tổng thể có liên quan (có thể
là số dư tài khoản hoặc nghiệp vụ), áp dụng các phương pháp kỹ thuật thích hợp
với sự trợ giúp của phần mềm kiểm toán AURA để lựa chọn các khoản mục, các
mẫu cần kiểm tra chi tiết. KTV sẽ đánh giá kết quả của kiểm tra chi tiết, cả về chất
lượng và số lượng xem có đạt được mức độ đảm bảo mong muốn hay không.
2.2.4 Thực hiện xem xét lại BCTC
KTV tiến hành thực hiện sau đó GĐ kiểm toán và Chủ nhiệm kiểm toán sẽ
soát xét lại nhằm xem xét lại toàn bộ báo cáo tài chính để đưa ra quyết định về sự


nhất quán của báo cáo, về khả năng tồn tại gian lận, sự phù hợp của chính sách kế
toán… Đặc biệt, KTV cũng xem xét khả năng tiếp tục hoạt động liên tục của khách
hàng nhờ xem xét các vụ kiện, sự kiện bất thường, hay sự thay đổi trong nhân sự
cấp cao,...

2.3 Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ được trình bày theo thứ tự công việc và rất chi tiết cho từng giai đoạn kiểm
toán. Hồ sơ được sắp xếp thành File Hồ sơ kiểm toán và là nơi kiểm toán viên lưu
vào các tài liệu thu thập được phục vụ cho cuộc kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán được
lưu ở cả bản mềm và bản cứng, trong đó bản mềm chứa các working papers do
KTV thực hiện kiểm toán chi tiết, bản cứng chứa các bằng chứng quan trọng bổ
sung cho các working papers, được liên kết rành mạch để dễ dàng kiểm tra, soát

xét. Sau đây là các chỉ mục cơ bản trong hồ sơ kiểm toán theo AURA:
Hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm được lưu khoa học tại bộ
phận lưu trữ. Hồ sơ kiểm toán chung là tài liệu tập hợp một số hồ sơ riêng về một
khách hàng trong đó có các thông tin chung về khách hàng (Quyết định thành lập
công ty, Điều lệ công ty, ...), những văn bản pháp lý về lĩnh vực hoạt động của
khách hàng, các tài liệu về chính sách kế toán,... Hồ sơ kiểm toán năm bao gồm các
tài liệu liên quan đến năm tài chính được kiểm toán, thông thường bao gồm: hợp
đồng kiểm toán, kế hoạch chương trình kiểm toán, các báo cáo kế hoạch, quyết
toán của khách hàng, thư xác nhận của bên thứ ba, thư giải trình của ban giám đốc,
các tài liệu bổ sung cho các working papers trên AURA,...

2.4 Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại công ty TNHH PwC Việt Nam
Công ty TNHH PwC Việt Nam luôn chú trọng công tác kiểm soát chất lượng
và tuân thủ đúng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 – Kiểm soát chất lượng
hoạt động kiểm toán. Cụ thể như sau:

*Đảm bảo giữ vững đạo đức nghề nghiệp của KTV:


Ban hành chính sách rõ ràng về các hành vi liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của
KTV.
Phân công cho một người hoặc một nhóm người chịu trách nhiệm hướng dẫn và
giải quyết những vấn đề về tính độc lập, tính chính trực, tính khách quan và tính bí
mật.
Phổ biến các chính sách và thủ tục liên quan đến tính độc lập, chính trực, khách
quan, năng lực chuyên môn, tính thận trọng, bí mật, tư cách nghề nghiệp và các
chuẩn mực chuyên môn cho tất cả cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp trong công ty.
Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện những chính sách và thủ tục liên quan đến việc
tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp: độc lập, chính trực, khách quan,
năng lực chuyên môn, tính thận trọng, bí mật, tư cách nghề nghiệp và tuân thủ

chuẩn mực chuyên môn.
* Đảo bảo kỹ năng và năng lực chuyên môn:
Duy trì một quy trình tuyển dụng nhân viên chuyên nghiệp bằng việc lập kế hoạch
nhu cầu nhân viên, đặt ra mục tiêu tuyển dụng nhân viên; yêu cầu về trình độ và
năng lực của người thực hiện chức năng tuyển dụng.
Thiết lập tiêu chuẩn và hướng dẫn việc đánh giá nhân viên dự tuyển ở từng chức
danh.
Thông báo cho những người dự tuyển và nhân viên mới về chính sách và thủ tục
của công ty liên quan đến họ.
Thiết lập những hướng dẫn và yêu cầu tiếp tục bồi dưỡng nghiệp vụ và thông báo
cho tất cả cán bộ nhân viên trong công ty kiểm toán.
Cung cấp kịp thời cho tất cả cán bộ, nhân viên những thông tin về chuẩn mực kỹ
thuật nghiệp vụ và những tài liệu về chính sách và thủ tục kỹ thuật của công ty.
Khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động tự nâng cao trình độ nghiệp
vụ.
Để đào tạo đội ngũ chuyên gia thuộc lĩnh vực về chuyên ngành hẹp, công ty thực
hiện:


a. Tự tổ chức các chương trình đào tạo chuyên ngành hẹp như kiểm toán lĩnh vực
ngân hàng, kiểm toán bằng máy vi tính, phương pháp chọn mẫu,...
b. Khuyến khích cán bộ, nhân viên tham gia các chương trình đào tạo bên ngoài,
các hội thảo để nâng cao trình độ chuyên môn;
c. Khuyến khích cán bộ, nhân viên tham gia vào các tổ chức nghề nghiệp liên quan
đến các lĩnh vực và chuyên ngành hẹp;
d. Cung cấp tài liệu có liên quan đến các lĩnh vực và chuyên ngành hẹp.
e. Thiết lập những tiêu chuẩn cho từng cấp cán bộ, nhân viên trong công ty:
f. Tổ chức đánh giá kết quả công tác của tất cả cán bộ, nhân viên và thông báo cho
họ biết.
Công việc kiểm toán được giao cho những cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp được

đào tạo và có đầy đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực
tế. Mỗi nhân viên được giao phần hành tương ứng với năng lực và phù hợp với
thời gian của hợp đồng kiểm toán.
*Hướng dẫn và giám sát:
Điều này được thể hiện công việc của các trợ lý kiểm toán viên. Ngay từ đầu, công
ty đã đào tạo kĩ lưỡng, bài bản cho các nhân viên mới, bằng những bài học thực tế
do những cấp cao trong công ty giảng dạy. Trong quá trình làm việc, công việc của
mỗi nhân viên đều được soát xét qua cấp trên trực tiếp. Do vậy, chất lượng các
BCKT được đưa ra luôn đảm bảo.


CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VỀ TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH PWC VIỆT NAM

3.1 Nhận xét về tổ chức và hoạt động của công ty TNHH PwC Việt Nam
3.1.1 Ưu điểm về tổ chức và hoạt động của công ty TNHH PwC Việt Nam
3.1.1.1 Về tổ chức doanh nghiệp
PwC Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện tổ chức doanh nghiệp. Có thể thấy hệ
thống tổ chức của PwC rất phù hợp: có sự phân cấp rõ ràng, các bộ phận được bố
trí hợp lý, các thủ tục hành chính nhanh gọn.
Về con người, các nhân viên của PwC luôn nhiệt huyết với nghề nghiệp, luôn thể
hiện phong cách chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao đã giúp xây dựng
được uy tín và hình ảnh của Công ty đối với khách hàng. Ngoài ra, việc phân công
công việc giữa các thành viên luôn được chú ý sao cho các thành viên trong nhóm
có thể phát huy hết khả năng của mình. Thông thường các kiểm toán viên mới vào
nghề sẽ được giao những phần hành đơn giản như: tiền, chi phí quản lý, bán hàng,
doanh thu khác, chi phí khác, …Trong công ty, luôn có sự giúp đỡ của những
người đi trước đối với thế hệ đi sau. Mỗi lứa nhân viên vào công ty đều được đào
tạo bài bản không chỉ về kiến thức chuyên ngành mà còn cả các kĩ năng mềm cũng
được chú trọng đào tạo. Nhờ đó, những kiểm toán viên này có thể tự tin hoàn thành

công việc của mình và tiếp tục học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm từ các kiểm toán
viên khác.
3.1.1.2 Về công tác tổ chức thực hiện kiểm toán
Việc kiểm toán được sự trợ giúp đắc lực từ phần mềm AURA chính là điểm mạnh
trong tổ chức thực hiện kiểm toán của PwC. Nhờ AURA, PwC VN đã xây dựng được
một chương trình kiểm toán mẫu (Model Audit Program) chi tiết và đầy đủ cho từng
phần hành kiểm toán. Chương trình kiểm toán này được xây dựng gắn liền với những
mục tiêu quan trọng mà một cuộc kiểm toán cần đạt được. Chương trình kiểm toán
mẫu có vai trò rất lớn trong việc định hướng thực hiện công việc cho các kiểm toán
viên, đặc biệt là các kiểm toán viên mới vào nghề, giúp các kiểm toán viên có một cái
nhìn khái quát những công việc cần thực hiện và các mục tiêu kiểm toán cần đạt được.


3.1.1.3 Về tổ chức hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán được thu thập đầy đủ và lưu trên cả bản cứng và bản mềm
rất thuận lợi cho việc tra cứu thông tin. Các kiểm toán viên khi cần, có thể truy cập
vào mạng nội bộ của Công ty để tìm thông tin trong hồ sơ kiểm toán chung hoặc
liên lạc trực tiếp với nhau qua email để xin hồ sơ kiểm toán năm. Việc lưu hồ sơ
dưới dạng bản mềm cũng tiết kiệm đáng kể chi phí cho việc lưu hồ sơ, tránh hiện
tượng thất thoát.
3.1.1 4 Về kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán
Công ty tổ chức kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán theo giai đoạn đã giúp
rủi ro kiểm toán mà kiểm toán viên có thể phải đối mặt giảm xuống. Ngoài ra, việc
soát xét theo các cấp đã giúp giảm thiểu rủi ro kiểm toán cho các kiểm toán viên và
đảm bảo mọi giấy tờ làm việc đều được trình bày một cách chính xác, thực hiện
đầy đủ các thủ tục và bao quát hết được các mục tiêu kiểm toán đề ra ban đầu. Kết
quả cuối cùng của mỗi cuộc kiểm toán được soát xét lần cuối bởi các thành viên
trong Ban Giám đốc nhằm hạn chế tối đa những sai phạm còn tồn tại trước khi phát
hành BCKT.
3.1.2 Tồn tại trong tổ chức và hoạt động của công ty TNHH PwC Việt Nam

Thứ nhất, về áp lực công việc đối với các KTV. Như đã đề cập tại phần I,
trong những năm gần đây, số lượng khách hàng của PwC đã tăng lên đáng kể, trải
rộng trên nhiều lĩnh vực trong khi nguồn KTV có kinh nghiệm lại rất hạn chế. Do
đó, luôn xảy ra tình trạng một KTV phải thực hiện công việc của 2, 3 khách hàng
cùng một lúc. Ví dụ, một Senior khi đang kiểm toán khách hàng B phải chuẩn bị
nốt việc hoàn thành báo cáo, đưa ra các bút toán điều chỉnh cho khách hàng A vừa
kiểm toán xong và đồng thời phải nghiên cứu hồ sơ của khách hàng C sẽ kiểm toán
tiếp theo. Với cường độ công việc lớn như vậy, để đảm bảo cho cuộc kiểm toán
thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định, các KTV không tránh khỏi tình trạng
quá tải. Trung bình, vào mùa kiểm toán (tháng 1 đến tháng 3 hàng năm), một KTV
sẽ phải làm việc từ 12 đến 13 giờ trong một ngày làm việc. Làm việc căng thẳng
trong một thời gian dài như vậy, sai sót là điều hoàn toàn có thể xảy ra đối với các
KTV.
Thứ hai, việc thực hiện công việc với phần mềm kiểm toán có sẵn sẽ giảm
tính sáng tạo trong công việc kiểm toán. Với chương trình kiểm toán mẫu chi tiết


cho từng phần hành được tích hợp trong AURA, các KTV chỉ cần thực hiện theo
các bước đã được vạch ra ban đầu là có thể hoàn thành công việc. Do đó, một số
KTV, đặc biệt là các trợ lý kiểm toán mới vào nghề sẽ dựa dẫm nhiều vào AURA,
thực hiện theo một cách máy móc mà không hiểu bản chất của vấn đề, mục đích
của công việc mình đang làm. Mặc dù đóng một vai trò to lớn trong công tác kiểm
toán tại PwC, giúp tiết kiệm công sức cho KTV, giảm thiểu thời gian làm việc, việc
lạm dụng AURA có thể dẫn đến giảm khả năng phán đoán của KTV.

3.2 Các đề xuất hoàn thiện tổ chức và hoạt động của công ty TNHH
PwC Việt Nam
Thứ nhất, để có đội ngũ nhân lực đầy đủ cả về số lượng lẫn chất lượng cao,
giảm thiểu áp lực cho các KTV, Công ty cần phải nhanh chóng tuyển dụng thêm
nhân lực đầu vào để đáp ứng yêu cầu về số lượng lẫn chất lượng cho mỗi cuộc

kiểm toán. Để làm được điều này, Công ty nên tham gia vào các chương trình liên
kết đào tạo và tuyển dụng với các trường đại học. trung tâm giáo dục. Như vậy,
Công ty sẽ tận dụng được nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao và hăng hái trong
công việc. Ngoài ra, việc quảng bá thương hiệu là rất cần thiết để các sinh viên
nhận ra rằng PwC chính là sự lựa chọn đúng đắn cho con đường phát triển sự
nghiệp của họ.
Ngoài việc thu hút thêm nguồn nhân lực mới, việc bồi dưỡng kiến thức các
nhân viên cũ trong Công ty cũng rất quan trọng.Công ty có thể cấp kinh phí để đội
ngũ nhân viên của Công ty tham gia các khúa học ngắn hạn, các hội thảo chuyên
ngành…
Nhằm nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc. Ngoài ra, việc luân
chuyển nhân viên giữa các Công ty thành viên thuộc PwC cũng là cơ hội cho các
nhân viên giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ các KTV tại các nước tiên tiến trên thế
giới.
Thứ hai, về hạn chế của phần mềm AURA, Công ty nên có những chương
trình đào tạo chuyên sâu về phần mềm này. Mục đích chính của chương trình đào
tạo chính là giúp các nhân viên hiểu rõ tính năng, các đặc điểm cấu thành nên phần
mềm, từ đó, nắm được nguyên lý, bản chất của các quy trình mẫu có sẵn trong


×