Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT GIÒ,CHẢ THÔN ƯỚC LỄ TÂN ƯỚC THANH OAI HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.05 KB, 25 trang )

ĐỀ CƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM
THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT GIÒ,CHẢ THÔN ƯỚC LỄ - TÂN ƯỚC - THANH OAI - HÀ
NỘI

Ngành: Khoa học môi trường
Mã ngành:7440301
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Bảo
Mã sinh viên:
Khoá học: 2016– 2020

Hà Nội, 2019


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường đã và đang là vấn đề nóng hổi được mọi quốc gia và các vùng
lãnh thổ quan tâm. Có thể thấy, ô nhiễm môi trường, sự suy thoái, những sự cố,
khủng hoảng môi trường có ảnh hưởng không hề nhỏ về cả hai mặt trực tiếp và
gián tiếp đến con người ở thời điểm hiện tại và thế hệ tương lai. Toàn cầu đang ý
thức được rằng “bảo vệ môi trường là bảo vệ chính tính mạng của mình và của
toàn nhân loại”.Thực tế cho thấy, môi trường sống là khối tài sản khổng lồ vô giá
nhưng không vô tận dành cho con người và chính con người lại là nguyên nhân
dẫn đến sự ô nhiễm, suy thoái,…đó. Rất nhiều các hoạt động có ảnh hưởng như
sản xuất công nghiệp, khai thác tài nguyên quá mức, … gây nên các tác hại không
lường như hiệu ứng nhà kính làm nóng lên toàn cầu, ô nhiễm nguồn nước, đất,
không khí, gia tăng dịch bệnh nguy hiểm.


Một trong những hoạt động gây ảnh hưởng to lớn đó là việc xử lý nước thải
tại các khu công nghiệp và cụm làng nghề. Đây là loại nước thải phức tạp vì chưa
cả nước thải sản xuất của ngành nghề đó và cả nước thải sinh hoạt. Hiện nay, nước
thải nói chung và nước thải làng nghề nói riêng đang là vấn đề môi trường cấp
bách ở Việt Nam, nhiều làng nghề trở thành nguồn gây ô nhiễm cho môi trường
dân cư xung quanh, gây hoang mang trong cộng đồng.
Việt Nam là một nước có mạng lưới các làng nghề truyền thống được phân
bố rộng khắp cả nước. Các hoạt động ăn uống, sinh hoạt, sản xuất, ... Đều có thể
phát sinh ra nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt. Nước thải sản xuất và nước
thải sinh hoạt tại làng nghề là một trong những mầm bệnh gây ô nhiễm nghiêm
trọng đến môi trường bệnh viện và môi trường xung quanh làng nghề đó, đặc biệt
là ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe người dân.


Làng Ước Lễ là một làng cổ Việt Nam, thuộc xã Tân Ước, huyện Thanh
Oai, Hà Nội. Làng cũng được biết đến nhiều với nghề truyền thống làm giò chả và
nem chua nổi tiếng khắp cả nước. Làng đã có truyền thống hơn 500 năm làm nghề
giò, chả. Hàng năm, nơi đây sản xuất và đưa ra thị trường số lượng giò chả cực kỳ
lớn. Cùng với sự phát triển của xã hội và làng nghề Ước Lễ thì lượng chất thải nói
chung và nước thải sản xuất, sinh hoạt từ hoạt động sản xuất giò chả sẽ tăng lên
nhanh chóng. Vì thế, chất thải từ các hoạt động của làng nghề đã và đang là mối lo
ngại trong công tác quản lý và xử lý trước khi đưa ra môi trường. Việc tìm hiểu
công tác quản lý và thực trạng ô nhiễm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt
tại thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội nhằm chủ động trong công
tác quản lý và bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ sức khỏe của người dân trước
khi môi trường trở nên xấu hơn.
Xuất phát từ tình hình thực tế về sự thiếu hụt trong công tác quản lý và xử lý
chất thải lỏng, mong muốn đưa ra những giảm thiểu cho ô nhiễm môi trường, được
sự đồng ý của Khoa Quản lý Tài nguyên Rừng và Môi trường, dưới sự hướng dẫn
của cô AN, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm

thiểu ô nhiễm môi trường nước từ làng nghề sản xuất giò, chả thôn Ước Lễ, xã
Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội” để nghiên cứu nhằm mục đích làm cơ sở
khoa học và tạo ra công cụ hỗ trợ trong việc quản lý nước thải sản xuất tại thôn
Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội.


PHẦN II
TỔNG QUAN VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về chất lượng nước
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
- Nước thải là nước được thải ra sau khi đã sử dụng, hoặc được tạo ra trong
một quá trình công nghệ và không còn có giá trị trực tiếp đối với quá trình đó nữa.
(TCVN 5980 - 1995)
Nước thải có thể có nguồn gốc từ hoạt động của các hộ gia đình, công
nghiệp, thương mại, nông nghiệp, nước chảy tràn bề mặt, nước mưa bão, dòng vào
cống ngầm hoặc nước thấm qua. (Wikipedia)
- Nước thải sinh hoạt bệnh viện là nước thải từ các hoạt động vệ sinh, tắm
rửa, giặt giũ của cán bộ, nhân viên bệnh viện, thân nhân và bệnh nhân, các hoạt
động lau dọn phòng ốc…(HBX,2016)
- Nước thải y tế là nước thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, tiểu phẫu,
phẫu thuật, xét nghiệm, dịch tiết, máu, mủ, các bộ phận loại bỏ của cơ thể, vệ sinh
dụng cụ y khoa. (HBX,2016)
- Nguồn tiếp nhận nước thải là các nguồn: nước mặt, vùng nước biển ven bờ,
hệ thx`ống thoát nước, nơi mà nước thải y tế thải vào. (QCVN 28:2010/BTNMT)
2.1.2. Các thông số về chất lượng nước
a) Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO).
Đây là chỉ số thể hiện lượng oxy hòa tan trong nước, lượng oxy này rất cần
cho sự hô hấp của các sinh vật nước. Nồng độ oxy trong nước thường có giá trị DO
nằm trong khoảng 14 - 16 ppm. Khi nồng độ DO xuống thấp, chứng tỏ nước bị ô



nhiễm do bị động vật, thực vật, các sinh vật phân hủy, tiêu thụ oxy. Do vậy DO là
một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thủy vực.
b) Độ pH
Đây là chỉ số đặc trưng cho nồng độ H+ có trong dung dịch, thường được
dùng để đánh giá tính axit hoặc tính kiềm của nước. Gía trị pH của nước được xác
định bằng logarit cơ số 10 nồng độ ion H+ theo công thức: pH = - lg(H+). Khi pH
= 7 nước có tính trung tính, pH < 7, nước có tính axit, pH > 7 nước có tính kiềm.
Như vậy, pH cho biết độ axit hay độ chua của nước.
c) Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Chất rắn trong nước tồn tại ở dạng lơ lửng và dạng hoà tan do các chất rửa
trôi từ đất, sản phẩm của quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, động thực vật và do
ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Chúng có ảnh hưởng xấu đến
chất lượng nước mặt hoặc nước thải. Các nguồn nước có hàm lượng chất rắn cao
thường có vị và có thể tạo nên các phản ứng lý học không thuận lợi cho người sử
dụng. Nước cấp có hàm lượng cặn lơ lửng cao gây nên cảm quan không tốt.
Do vậy việc xác định hàm lượng chất rắn cũng là một trong các chỉ tiêu cần
thiết nhằm xác định chất lượng nước mặt
d) Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bằng vi sinh
vật (chủ yếu là vi khuẩn) hoại sinh, hiếu khí. Quá trình này được gọi là quá trình
oxy hóa sinh học. Một quá trình đòi hỏi thời gian dài ngày vì phải phụ thuộc vào
bản chất của chất hữu cơ, vào chủng loại vi sinh vật, nhiệt độ nguồn nước. Bình
thường 70% nhu cầu oxy được sử dụng trong 5 ngày đầu nên thường phân tích là
BOD5, 20% trong 5 ngày tiếp theo, 99% ở ngày thứ 20 và 100% ở ngày thứ 21;
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) được xác định dựa trên kinh nghiệm phân tích
tiến hành tại nhiều phòng thí nghiệm, trong việc tìm sự liên hệ giữa nhu cầu oxy


đối với hoạt động sinh học hiếu khí trong nước thải hoặc dòng chảy bị ô nhiễm.

BOD được ứng dụng trong việc đánh giá tính chất nước thải sinh hoạt và nước thải
công nghiệp. Đây là chỉ tiêu duynhất xác định lượng chất hữu cơ có khả năng phân
hủy sinh học và đánh giá khả năng tự làm sạch của nguồn nước.
e) Nhu cầu oxi hóa học (COD)
COD là lượng oxi hóa học (COD)à chỉ tiêu duy nhất xác định lượng chất
hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học vCOD là tiêu chu học (COD)à chỉ tiêu duy
nhất xác định lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học và đánh giá khả
năng tự làm sạch của nguồn nướ nước là bao nhiêu.
f) Nitrat (tính theo N):
Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các loại rau cỏ tự nhiên, do việc sử
dụng phân bón hóa học và từ các quá trình phân giải các hợp chất chứa Nitơ trong
nước cống và nước thải công nghiệp Amoni (NH4+):
g) Amoni (tính theo N)
Là sản phẩm của quá trình chuyển hóa Nitơ trong nước mặt tự nhiên do các
chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Amoni tồn tại dưới dạng Vết (khoảng
0.05mg/L) rất độc với cá và các động vật thủy sinh khác. Khi nước có pH thấp
amoni chuyển sang dạng muối amoni (NH4+), với sự có mặt của oxy amoni
chuyển thành Nitrat (NO3-).
h) Phospho (tính theo P)
Phốt pho cũng giống như nitơ, là chất dinh dưỡng cho vi khuẩn sống và phát
triển trong các công trình xử lý nước thải. Phốt pho là chất dinh dưỡng đầu tiên cần
thiết cho sự phát triển của thực vật nước, nếu nồng độ phốt pho trong nước thải xả


ra sông, suối hồ quá mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng. Phốt pho có
thể ở dạng photphao vô cơ hay photpho hữu cơ và bắt nguồn từ chất thải là phân,
nước tiểu, u rê và từ các chất tẩy rửa.
Phốt pho có trong nước thải y tế dao động từ 3.2~3.5 mg/l.
i) Dầu mỡ động thực vật
Dầu mỡ động thực vật thường phát sinh từ khu vực nhà bếp hoặc từ ngành

công nghiệp chế biến thịt, từ các lò mổ. Dầu mỡ nếu đi vào hệ thống thoát nước
thải sẽ đóng kết trên đường ống và làm giảm thể tích của đường ống, gây tắc nghẽn
dòng chảy, gây mùi khó chịu và ảnh hưởng đến môi trường. Do vậy hàm lượng dầu
mỡ động thực vật là một chỉ số cần được xác định để quyết định xem có cần áp
dụng tiền xử lý để loại bỏ dầu mỡ ra khỏi nước thải hay không.
j) Coliform
Vi khuẩn các nhóm coliform (Colifrom, fecal colifrom, fecal streptococci…)
có mặt trong ruột non và phân trong động vật máu nóng, qua con đường tiêu hóa
mà chúng xâm nhập vào môi trường và phát triển mạnh mẽ nếu cóđiều kiện thuận
lợi.
2.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Trên thế giới
Theo Báo cáo mới đây của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP)
về chất lượng nước thế giới, tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt đang ở mức báo
động tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh, đe dọa đời sống người dân, gây
thiệt hại kinh tế cho các quốc gia.UNEP cảnh báo, hơn 300 triệu người ở 3 châu
lục trên đang có nguy cơ mắc các bệnh dịch tả và thương hàn do tình trạng ô nhiễm
nguồn nước. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp ngày càng


suy giảm do lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý thải ra các sông, hồ. Trao
đổi về vấn đề này, Phụ trách Chương trình Khoa học của UNEP Jacqueline
McGlade cho biết, lượng nước chưa qua xử lý thải vào các sông, hồ ngày càng
nhiều đã trở thành vấn đề lo ngại hiện nay, nguyên nhân là do sự gia tăng dân số và
phát triển kinh tế nhanh tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh.
Ông Jaqueline McGlade cho rằng, việc khôi phục những dòng sông bị ô
nhiễm nghiêm trọng và ngăn chặn các dòng sông tiếp tục bị ô nhiễm sẽ thành công
nếu các nước trên thế giới cùng hành động để BVMT nước.
Báo cáo của UNEP đã chỉ ra rằng, trong giai đoạn 1990 - 2010, môi trường
nước của hơn 50% các dòng sông ở 3 châu lục bị ô nhiễm vi sinh vật và ô nhiễm

hữu cơ, đồng thời, nước bị nhiễm mặn cũng tăng gần 1/3. Khoảng ¼ các con sông
ở châu Mỹ Latinh, 10 - 25% sông ở châu Phi và 50% các con sông ở châu Á bị ảnh
hưởng bởi ô nhiễm vi sinh vật, phần lớn là do việc xả nước thải, chất thải, rác thải
sinh hoạt chưa qua xử lý ra sông. Đặc biệt, tại nhiều quốc gia, 90% người dân sử
dụng nước mặt bị ô nhiễm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hoặc cho mục đích tưới
tiêu và bơi lội, tạo mối đe dọa lớn đến sức khỏe. Theo thống kê trong Báo cáo của
UNEP, trung bình mỗi năm có khoảng 3,4 triệu người chết tại 3 châu lục do các
bệnh liên quan đến vi sinh vật gây bệnh có trong nước mặt như dịch tả, thương
hàn, bại liệt, tiêu chảy, viêm gan… và ước tính khoảng 25 triệu người ở châu Mỹ
Latinh, 164 triệu ở châu Phi, 134 triệu người ở châu Á có nguy cơ lây nhiễm các
bệnh trên.
Ngoài ra, nguồn nước mặt ở 3 châu lục hiện đang bị ô nhiễm hữu cơ
nghiêm trọng do nước thải, chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp từ các
khu công nghiệp, đô thị, nhà máy… với nhiều loại chất hữu cơ phức tạp, độc hại,
ảnh hưởng đến các loại thủy sinh. Bên cạnh đó, nước thải từ các hoạt động khai
khoáng, hệ thống thủy lợi cùng với hiện tượng xâm nhập mặn cũng làm gia tăng độ


mặn trong nước sông. Từ năm 1990 - 2010, 1/3 số dòng sông ở 3 châu lục xảy ra
tình trạng nước bị nhiễm mặn.

Đặc biệt, ở các ao, hồ, sông và kênh dẫn nước thải, vấn đề ô nhiễm dinh
dưỡng đang làm cho chất lượng nước thay đổi theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng
đến hệ sinh thái. Một trong những hậu quả chính của vấn đề này là hiện tượng phú
dưỡng, xảy ra khi dư thừa các chất dinh dưỡng trong môi trường nước, thông
thường là hàm lượng nitơ (N) lớn hơn 500µg/l và phốtpho (P) lớn hơn 20μg/l. Sự
dư thừa các chất dinh dưỡng sẽ thúc đẩy sự phát triển của các loài tảo, rong, rêu,
thực vật phù du trong nước, dẫn đến thiếu dưỡng khí, cạn kiệt ôxy hòa tan, giảm số
lượng cá thể cá và các quần thể động vật khác. Theo Báo cáo của UNEP, 23/25 hồ
lớn của thế giới có hàm lượng phốt pho lớn, chủ yếu là từ các nguồn như phân bón,

chất thải chăn nuôi, chất thải sinh hoạt. Hầu hết các hồ lớn ở châu Mỹ Latinh và
châu Phi hiện có hàm lượng phốt pho cao hơn so với năm 1990. uy nhiên, Báo cáo
cũng nêu rõ, để giải quyết vấn đề trên, các quốc gia cần tập trung triển khai đồng
bộ các giải pháp sau: Tăng cường thực hiện quan trắc môi trường nước, đặc biệt là
ở các nước đang phát triển, nhằm đánh giá chính xác thực trạng môi trường nước,
đồng thời, mở rộng phạm vi quan trắc môi trường nước (liên vùng, liên quốc gia);
Đánh giá chất lượng nước một cách toàn diện ở cấp quốc gia và quốc tế để xác
định các điểm ô nhiễm, từ đó triển khai các hành động ưu tiên giải quyết vấn đề ô
nhiễm nước trên toàn cầu; Nghiên cứu, lựa chọn phương thức quản lý và giải pháp
kỹ thuật mới (gồm cả việc sử dụng các phương pháp xử lý nước thải truyền thống,
áp dụng các giải pháp quản lý và kỹ thuật để quản lý chất lượng nước); Thiết lập
khung pháp lý, quy định thể chế về BVMT nước, góp phần thúc đẩy công tác quản
lý, kiểm soát ô nhiễm nước; Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải
ra sông, hồ; Tái chế nước thải phục vụ tưới tiêu và bảo vệ các hệ sinh thái…


Ông Jacqueline McGlade nhấn mạnh: “Trước tình trạng ô nhiễm nước ở
các sông, hồ tại 3 châu: Á, Phi, Mỹ La tinh ngày càng gia tăng, sẽ phải mất nhiều
kinh phí để làm sạch nguồn nước bị ô nhiễm, nhưng nếu các quốc gia cùng quản lý
môi trường nước hiệu quả, bao gồm cả việc phòng ngừa ô nhiễm thì sẽ tiết kiệm
được chi phí xử lý ô nhiễm. Đã đến lúc chúng ta phải sử dụng những công cụ quản
lý môi trường để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm nước đang gia tăng, vì sức khỏe con
người và sự phát triển bền vững thế giới”. (P. Tâm,2016) (Theo UNEP)
2.2.2. Tại Việt Nam
Theo Cục Quản lý môi trường, nước ta hiện có hơn 13.640 cơ sở y tế, khám
chữa bệnh. Mỗi ngày, các đơn vị này thải ra hơn 42 tấn rác và 120.000m 3 nước
thải y tế. Trong khi đó, chỉ mới có 53,4% trong tổng số bệnh viện có hệ thống xử lý
nưnc thải y tế và 95% các đơn vị khám chữa bệnh có xử lý, phân loại chất thải rắn
y tế, còn lại hơn 46% bệnh viện không có hệ thống xử lý nưnc thải y tế. Các bệnh
viện đang thải ra môi trư ng một lư ng lớn các tác nhân hóa học và vi sinh qua

nưvc thải như chất kháng sinh, tác nhân bị nhiễm tia X, phóng xạ, chất tẩy uế, dư c
phẩm...Trong đó, một số lưlng lớn các hợp chất này hiện nay không thể xử lý đư c
bằng phương pháp xử lý nưnc thải thông thưgng, nhiều dạng chất lỏng có nguy cơ
lây nhiễm, truyền bệnh cao. (Nguyên Mi,2012)
(TP.HCM) Báo cáo công tác quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện của Sở Y
tế thành phố ngày 22/11 cho thấy việc quản lý nước thải y tế còn tồn tại nhiều bất
cập. Cả bệnh viện công lẫn bệnh viện tư mỗi ngày đang xả hàng nghìn mét khối
nước thải không đạt tiêu chuẩn quy định theo Luật Tài nguyên nước ra môi trường.
Cụ thể, kết quả xét nghiệm tại bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 1) chỉ ra nguồn
nước đã qua xử lý của cơ sở này không đạt chỉ tiêu amoni. Tuy nhiên, lượng nước
đã qua xử lý mỗi ngày gần 100.000m3 vẫn xả ra môi trường. Tại Bệnh viện Đa
khoa Hồng Đức, kết quả xét nghiệm cũng xác định, nước thải qua xử lý không đạt


chỉ tiêu pH, mỗi ngày bệnh viện thải ra khoảng hơn 6.000m3. Dù không có giấy
phép xả thải, song bệnh viện Truyền máu Huyết học (cơ sở 2) vẫn đang vô tư xả
nguồn nước thải không đạt các chỉ tiêu NH4+, BOD, COD, S2-, dầu mỡ, Coliform.
Tương tự, tại Bệnh viện Ung Bướu, hệ thống xử lý nước thải đang chờ cải tạo nên
chưa được cấp phép xả thải song mỗi ngày hàng chục nghìn mét khối nước đầu ra
không đạt chỉ tiêu BOD, COD, NO3-, pH vẫn đang chảy ra môi trường. Các bênh
viện khác như Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chấn Thương
Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cũng trong tình trạng tương tự. Ở lĩnh vực
y tế tư nhân, kết quả kiểm tra tại bệnh viện chuyên khoa Thẩm mỹ Á Âu cho thấy
bệnh viện này chưa được cấp phép xả thải. Nước thải của cơ sở này không đạt chỉ
tiêu amoni, sunfua, tổng các chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ. (Vân Sơn, 2016)
(Sơn La) Theo báo cáo hiện trạng môi trường giai đoạn 2011-2015 mà Sở
TN&MT Sơn La vừa công bố, môi trường đang đối diện nhiều thách thức về ô
nhiễm môi trường nước, không khí, suy thoái đất, đa dạng sinh học… Hiện nay
việc xử lý chất thải y tế cũng đang là vướng mắc lớn với tỉnh Sơn La. Việc xử lý
chất thải lỏng cũng mới dừng ở 7/18 bệnh viện có hệ thống xử lý đảm bảo đúng

quy định, trong đó, có một số bệnh viện sau một thời gian sử dụng, hệ thống xử lý
đã xuống cấp trầm trọng, không hoạt động như bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn,
Mường La… gây ảnh hưởng đến môi trường dân cư xung quanh. Cùng với đó, hầu
hết các bệnh viện chưa có hệ thống thu gom nước mưa tách riêng với thu gom chất
thải lỏng. Nước thải sinh hoạt và nghiệp vụ được dẫn về xử lý tại hệ thống xử lý
chất thải lỏng hoặc xả trực tiếp ra cống thoát nước chung hoặc tự ngấm xuống đất,
tiềm ẩn nguy cơ cao ô nhiễm môi trường. (Theo CTTĐT Bộ TN&MT,2016)
Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ
Y tế cho biết, trong số 13.000 cơ sở y tế của cả nước hiện mới có khoảng 60% cơ
sở có hệ thống xử lý nước thải y tế đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn, 40% còn lại


vẫn chưa đạt. Đáng chú ý là cả bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh đều chưa
đạt mục tiêu đề ra. Theo bà Hương, kinh phí đầu tư xử lý nước thải y tế của các
bệnh viện hiện nay chủ yếu từ ngân sách nhà nước, quy mô đầu tư dưới 20 tỷ đồng.
Ngoài tình trạng đa số bệnh viện thiếu kinh phí để đầu tư (400 bệnh viện có nhu
cầu đầu tư) thì tồn tại nữa là nhiều bệnh viện đã được đầu tư nhưng thiếu năng lực
quản lý vận hành (không có cán bộ chuyên môn, nhân viên phụ trách không ổn
định, nhiều hệ thống hỏng học không được bảo hành bảo trì kịp thời)… dẫn đến
chất lượng xử lý nước thải y tế chưa cao. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long
cho biết thêm, khó khăn hiện nay là đầu tư kinh phí cho công tác xử lý nước thải y
tế rất lớn nhưng nguồn lực đầu tư chưa được như mong muốn, còn khiêm tốn. Đặc
biệt ý thức, trách nhiệm của lãnh đạo một số bệnh viện chưa cao, còn coi xử lý
nước thải y tế là việc phụ và chưa quan tâm đúng mức. Cùng đó, chưa huy động
được các nguồn lực xã hội cùng tham gia vào công tác này. Thực tế hiện rất ít bệnh
viện huy động được nguồn lực, thuê dịch vụ tham gia xử lý chất thải lỏng y tế.
Mục tiêu Bộ Y tế đặt ra đến năm 2020 là 100% cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải
y tế đạt yêu cầu về môi trường. Muốn vậy, Bộ Y tế cho rằng cần cơ chế đặc thù về
thuê dịch vụ xử lý nước thải y tế bởi thực hiện theo nghị định 15 hiện nay thì đa số
cơ sở y tế không thể thực hiện được. (Duy Tiến, 2017)

(Hà Nội) Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác (Hà Nội) là bệnh viện đầu tiên
sử dụng hệ thống giám sát và điều khiển hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ
Nhật Bản. Hệ thống này được thiết kế công nghiệp quan trắc tự động bằng các cảm
biến do truyền dữ liệu online về máy chủ điều khiển đồng bộ cùng phần mềm giám
sát SCADA cho phép giám sát và theo dõi chất lượng nước, cảnh báo bằng còi và
đèn khi hệ thống xảy ra lỗi. (Trần Phương, 2017)
(NghệAn) Theo phản ánh của người dân thôn Lam Trà, xã Bồng Khê
(huyện Con Cuông, Nghệ An) thì nguồn nước thải của BV đa khoa Khu vực Tây


Nam nhiều năm qua được xả thẳng ra khu đất nông nghiệp và đất vườn của một số
hộ dân ở chung quanh, không chỉ gây ảnh hưởng năng suất cây trồng mà còn làm ô
nhiễm không khí, nguồn nước ngầm, ảnh hưởng trực tiếp nước sinh hoạt của người
dân. Mặc dù ngay từ khi xây dựng BV đa khoa Khu vực Tây Nam, chủ đầu tư đã
được yêu cầu phải có hệ thống mương dẫn nước thải từ BV ra sông Lam. Tuy
nhiên, đến nay BV đã hoạt động được hơn 5 năm, nhưng vẫn chưa có hệ thống
mương dẫn nước thải. Không chỉ riêng BV đa khoa Khu vực Tây Nam, hiện trên
địa bàn tỉnh Nghệ An còn có gần 30 BV và trung tâm y tế gây ô nhiễm môi trường,
trong đó 16 BV gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Có BV đã hoạt động hàng
chục năm nhưng đến nay vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải như: BV đa khoa
huyện Tân Kỳ (khối 10, thị trấn Tân Kỳ), BV đa khoa huyện Đô Lương (xóm 12,
xã Đà Sơn) trong khi mỗi ngày một BV xả từ 20 đến 30 m3 nước thải chưa qua xử
lý ra ao hồ, đồng ruộng. Nguồn nước thải từ BV bao gồm nước thải từ phẫu thuật,
điều trị, khám, chữa bệnh, xét nghiệm, in chụp X-quang, các chất phóng xạ lỏng và
bệnh phẩm là nguồn nước thải chứa rất nhiều chất độc hại và các vi khuẩn có nguy
cơ cao gây bệnh. (Minh Quốc,2018)

PHẦN 3
MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu



3.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần vào việc cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý nước thải y tế và nước thải sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe người dân
và môi trường tại các bệnh viện Việt Nam.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu đánh giá thực trạng và công tác quản lý nước thải y tế và nước
thải sinh hoạt tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Phù Yên, tỉnh Sơn la.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nước thải y tế và nước thải sinh
hoạt tại khu vực nghiên cứu.
3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nước thải y tế tại bệnh viện Đa khoa khu vực Phù Yên, tỉnh Sơn La.
- Nước thải sinh hoạt tại bệnh viện Đa khoa khu vực Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Để đánh giá chất lượng nước thải y tế và nước thải sinh hoạt, đề tài sử dụng
một số thông số môi trường như sau:
Bảng 2.1. Ý nghĩa một số thông số môi trường trong nghiên cứu nước thải.
Thông số
pH

Ý nghĩa

Cách thức đánh giá

pH là đơn vị toán học biểu thị Khi chỉ số pH < 7 thì nước có
nồng độ ion H+ có trong nước và môi trường axít; pH > 7 thì
có thang giá trị từ 0 đến 14.

nước có môi trường kiềm, điều

này thể hiện ảnh hưởng của hoá
chất khi xâm nhập vào môi
trường nước. Giá trị pH thấp
hay cao đều có ảnh hưởng nguy


hại đến thuỷ sinh.
DO

Ô xy có mặt trong nước một mặt Các sông hồ có hàm lượng DO
được hoà tan từ ô xy trong cao được coi là khoẻ mạnh và
không khí, một mặt được sinh ra có nhiều loài sinh vật sống
từ các phản ứng tổng hợp quang trong đó. Khi DO trong nước
hoá của tảo và các thực vật sống thấp sẽ làm giảm khả năng sinh
trong nước.

trưởng của động vật thuỷ sinh,
thậm chí làm biến mất hoặc có
thể gây chết một số loài nếu
DO giảm đột ngột. Nguyên
nhân làm giảm DO trong nước
là do việc xả nước thải công
nghiệp, nước mưa tràn lôi kéo
các chất thải nông nghiệp chứa
nhiều chất hữu cơ, lá cây rụng
vào nguồn tiếp nhận. Vi sinh
vật sử dụng ô xy để tiêu thụ các
chất hữu cơ làm cho lượng ô xy
giảm.


Chất rắn lơ

Chất rắn lơ lửng nói riêng và Hàm lượng chất rắn hoà tan

lửng

tổng chất rắn nói chung có ảnh trong nước thấp làm hạn chế sự
hưởng đến chất lượng nước trên sinh trưởng hoặc ngăn cản sự
nhiều phương diện. Phân biệt sống của thuỷ sinh. Hàm lượng
các chất rắn lơ lửng của nước để chất rắn lơ lửng trong nước cao
kiểm soát các hoạt động sinh gây nên cảm quan không tốt
học, đánh giá quá trình xử lý vật cho nhiều mục đích sử dụng.
lý nước thải, đánh giá sự phù
hợp của nước thải với tiêu chuẩn


giới hạn cho phép.
COD

COD là lượng ô xy cần thiết cho COD là tiêu chuẩn quan trọng
quá trình ô xy hoá hoàn toàn các để đánh giá mức độ ô nhiễm
chất hữu cơ có trong nước thành của nước (nước thải, nước mặt,
CO2 và H2O.

nước sinh hoạt) vì nó cho biết
hàm lượng chất hữu cơ có
trong nước là bao nhiêu. Hàm
lượng COD trong nước cao thì
chứng tỏ nguồn nước có nhiều
chất hữu cơ gây ô nhiễm


BOD

BOD là lượng ô xy (thể hiện Giá trị của BOD phụ thuộc vào
bằng gam hoặc miligam O2 theo nhiệt độ và thời gian ổn định
đơn vị thể tích) cần cho vi sinh nên việc xác định BOD cần tiến
vật tiêu thụ để ô xy hoá sinh học hành ở điều kiện tiêu chuẩn, ví
các chất hữu cơ trong bóng tối ở dụ ở nhiệt độ 200C trong thời
điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ
gian ổn định nhiệt 5 ngày
và thời gian
(BOD5,20).

Nitrat
(NO3-)

Nitrat là sản phẩm cuối cùng của Nước tự nhiên có nồng độ
sự phân huỷ các chất chứa nitơ nitrat thường <5 mg/l. ở vùng
có trong chất thải của người và bị ô nhiễm do chất thải, phân
động vật.

bón, nồng độ nitrat cao là môi
trường dinh dưỡng tốt cho phát
triển tảo, rong, gây ảnh hưởng
đến chất lượng nước sinh hoạt
và thuỷ sản. Trẻ em uống nước
có nồng độ nitrat cao có thể
ảnh hưởng đến máu gây bệnh



xanh xao.
Phosphat

Phosphat là chất dinh dưỡng cho Nồng độ phosphat trong nguồn

(PO43-)

sự phát triển rong tảo. Nguồn nước không bị ô nhiễm thường
phosphat đưa vào môi trường là <0,01 mg/l
phân người, phân súc vật và
nước thải một số ngành công
nghiệp sản xuất phân lân, công
nghiệp thực phẩm và trong nước
chảy từ đồng ruộng.

Coliform

Vi khuẩn Coliforms là một loại Vi khuẩn nhóm Coliform (có
vi khuẩn gram kỵ khí, có dạng mặt trong ruột non và phân của
hình que và không bào tử. Vi động vật máu nóng, qua con
khuẩn coliform thuộc nhóm vi đường tiêu hoá mà chúng xâm
khuẩn phổ biến và tồn tại được nhập vào môi trường và phát
trong nhiều môi trường khác triển mạnh nếu có điều kiện
nhau như đất, nước (nước uống, nhiệt độ thuận lợi. Số liệu
nước sinh hoạt và nước nuôi Coliform cung cấp cho chúng
trồng thủy sản), thực phẩm và ta thông tin về mức độ vệ sinh
trong phân động vật.

của nước và điều kiện vệ sinh
môi trường xung quanh.


Amoniac

Trong nước, bề mặt tự nhiên của

Lượng amoniac trong nước

vùng không ô nhiễm amoniac thải từ khu dân cư và từ các
chỉ có ở nồng độ vết (dưới 0,05 nhà máy hoá chất, chế biến
mg/l).

thực phẩm, sữa có thể lên tới
10-100 mg/l. Amoniac có mặt
trong nước cao sẽ gây nhiễm
độc tới cá và các sinh vật.


(VietanEnviro)
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Bệnh viện Đa khoa khu vực Phù Yên, tỉnh Sơn La (Khối 2 thị trấn Phù Yên,
huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La): từ tháng 7/2015 đến 10/05/2019.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện những mục tiêu trên, đề tài đã tập trung nghiên cứu 4 nội dung.
3.3.1.Nghiên cứu thực trạng và hoạt động quản lý chất lượng nước tại bệnh
viện Đa khoa khu vựcPhù Yên, tỉnh Sơn La
- Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải y tế và nước thải sinh hoạt tại
bệnh viện thông qua các báo cáo ĐTM từ phòng TN&MT, thông qua kết quả phân
tích mẫu nước tại khu vực nghiên cứu.
- Hoạt động quản lý chất lượng nước thải y tế và nước thải sinh hoạt tại bệnh
viện khu vực nghiên cứu thông qua các báo cáo quản lý môi trường.

3.3.2.Đánh giá hiệu quả quản lý nước thải y tế và nước thải sinh hoạt tại bệnh
viên Đa khoa khu vựcPhù Yên, tỉnh Sơn La
Điều tra về hiệu quả quản lý nước thải y tế và nước thải sinh hoạt tại khu
vực nghiên cứu: công tác thu gom và xử lý nước thải y tế và sinh hoạt tại bệnh viện
Đa khoa khu vực Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Phát hiện ra những vấn đề trong công tác quản lý dẫn đến thực trạng chất
lượng nước thải y tế và nước thải sinh hoạt đã điều tra, phân tích được.
1. Hiệu quả về mặt kinh tế (Chi phí xử lý 1 m3 nước thải so với các phương
pháp khác).
2. Hiệu quả về lượng nước thải xử lý/ngày đêm, có đáp ứng yêu cầu hay
không?


3. Hiệu quả về mặt xã hội: Sự chấp nhận của người dân địa phương, bệnh
nhân/người nhà bệnh nhân đối với việc xử lý môi trường?
3.3.3.Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nước thải y tế và sinh hoạt
tại khu vực nghiên cứu
- Xác định các điểm gây ô nhiễm chủ yếu khu vực nghiên cứu
- Xác định các thành phần chính chất ô nhiễm trong nước (Nghiên cứu lựa
chọn một số thông số để đánh giá và nghiên cứu thành phần)
- Xác định hàm lượng chất ô nhiễm trong nước

3.3.4.Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng nước tại
khu vực nghiên cứu
Nhóm giải pháp về mặt thực thi pháp lý và luật bảo vệ môi trường.
Nhóm giải pháp về kỹ thuật
Nhóm giải pháp về trợ giúp tài chính (đối với những gia đình bị ảnh hưởng
lớn);
Nhóm giải pháp về xã hội
3.4. Phương pháp nghiên cứu

Tùy vào từng nội dung nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp như
sau:
3.4.1.Nghiên cứu thực trạng và hoạt động quản lý chất lượng nước tại bệnh
viện Đa khoa khu vựcPhù Yên, tỉnh Sơn La
Để tiến hành đánh giá thực trạng và hoạt động quản lý chất lượng nước khu
vực nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau:


Phương pháp kế thừa tài liệu: Kế thừa tài liệu là sử dụng những tư liệu
được công bố của các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản mang tính pháp
lý, những tài liệu điều tra cơ bản của các cơ quancó thẩm quyền… liên quan đến
chất lượng nước thải y tế và nước thải sinh hoạt tại Bệnh viện Đa khoa khu vực
Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Phươngpháp điều tra ngoại nghiệp
Phương pháp điều tra thực tế: Khảo sát người dân xung quanh bệnh viện
người nhà bệnh nhân,… từ đó xác định được số điểm lấy mẫu đặc trưng cho khu
vực nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn: Đề tài tiến hành phỏng vấn 30 người dân thuộc khu
vực xung quanh bệnhviện:người dân xung quanh khu vực bệnh viện, người nhà
bệnh nhân, cán bộ xã chịu trách nhiệm quản lý môi trường, thực tập sinh, y- bác sĩ
công tác tại bệnh viện,…để nắm bắt qua về thực trạng chất lượng nước thải y tế và
nước thải sinh hoạt tại Bệnh viện Đa khoa huyện Phù Yên ,tỉnh Sơn La. (Phiếu
điều tra theo mẫu phụ lục 01, 02)
Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
Phương pháp lấy mẫu: phương pháp lấy mẫu nước thải y tế và nước thải sinh
hoạt theo TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-3:2003) về Chất lượng nước - Lấy mẫu Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và Kỹ thuật lấy mẫu
TCVN 5999:1995 (ISO 5667-6:2005): Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng
dẫn lấy mẫu nước thải.
Phương pháp bảo quản mẫu: phương pháp bảo quản mẫu nước thải y tế và
nước thải sinh hoạt theo TCVN 6663-3:2016 (ISO 5667-3:2012) về Chất lượng

nước - Lấy mẫu - Phần 3: Bảo quản và xử lý mẫu nước


Trước khi lấy mẫu cần xác định khu vực và địa điểm lấy mẫu. Các mẫu được
lấy từ nơi tiếp nhận dòng thải từ bệnh viện.
Tiến hành lẫy mẫu tại 2 vị trí quan trắc: điểm đầu vào hệ thống xử lý chất
thải lỏng và nơi tiếp nhận dòng thải từ địa điểm nghiên cứu. Cácthông số quan trắc:
pH, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), BOD 5 (20°C), COD, Amoni (tính theo N), Nitrat
(tính theo N), Phosphat (tính theo P), dầu mỡ động thực vật, Coliform. Trong đó
thông số pH, DO được đo tại hiện trường. Các thông số còn lại được bảo quản và
phân tích trong Phòng thí nghiệm.
- Nguyên tắc lấy mẫu:
+ Không làm xáotrộn các tầng nước.
+ Mẫu nước được lấyphải có tính đai diện cao.
+ Cần tránh lấy mẫu ở những khu vực đặc biệt như vùng nước đọng,
cỏ dại mọc nhiều và có nước ngầm xâmnhập vào.
+ Dụng cụ lấy mẫu và dụng cụ đựng phải được rửa sạch và phải áp
dụng các biện pháp cầnthiết bằng các chất tẩy rửa và các dung dịch axit để tránh sự
biến đổi của các mẫu đến mức độ tối thiểu, với phân tích vi sinh vật thì dụng cụ lấy
mẫu phải vô trùng.
- Xử lý ban đầu: Tùy theo chỉ tiêu nghiên cứu mà mẫu được xử lý
trước khi phân tích. Đây là công việc nhằm đảm bảo sự ổn định của nồng độ chất
có trong mẫu từ lúclấy mẫu đến lúc phân tích để tránh các hiện tượng kết tủa, phân
hủy chất phân tích.
- Vận chuyển mẫu: Đây là quá trình nhằm đưa mẫu từ địa điểm lấy
mẫu về phòng phân tích. Trước khivận chuyển mẫu phải được để an toàn trong các
dụng cụ chuyên dụng, tránh nhiễm bẩn, mất màu.


- Cách bảo quản mẫu: Một số mẫu lấy về được thực hiện và phân tích ngay.

Các mẫu chưa phân tích ngay được xử lý bằng axit HNO¬3 và được bảo quản
trong tủ lạnh để chống sự oxi hóa. Mẫu dùng để xác định chất rắn lơ lửng thì nên
phân tích ngay,nếu chưa phân tích thì phải bảo quản ở nhiệt độ 4 độ C nhằm ngăn
ngừa sự phân hủychất hữu cơ bởi vi sinh vật, hay với mẫu dùng phân tích kim loại
thì phải thêm axit vào.
- Dụng cụ lấy mẫu: Lấy mẫu bằng dụng cụ chuyên dụng, dùng chai nước
khoáng có thể tích 500 ml, dây gai hoặc dây nilon dài 1-2m, băng dính, gậy tre
dài1-2m, bút đánh dấu…
- Thời điểm lấy mẫu: buổi sáng từ 7h-10h
- Cách lấy mẫu: buộc dây vào chai có nút giật vào gậy tre sao cho đủ độ cân
bằng để chai chìm được xuống nước; thả chai xuống vị trí cần lấy mẫu thì giật nút
cho nước chảy vào chai, khi nước đã đầy thì kéo từ từ chai lên, tháo dây ra, lau khô
bên ngoài chai, đậy nắp và quấn băng dính quanh nắp chai để tránh bị rơi nước
trong quá trình vận chuyển; dùng bút viết kí hiệu và các thông tin về mẫunước ra
ngoài chai. Cuối cùng cho các mẫu nước cần phân tích vào trong hộp xốp. Các
mẫu sau khi lấy được bảo quản và vận chuyển đến phòng thí nghiệm để phân tích.
- Số lượng mẫu: 2 mẫu
Phương pháp phân tích mẫu:phương pháp phân tích mẫu theo QCVN
28:2010/BTNMT
Tiến hành các phép đo trực tiếp tại địa điểm lấy mẫu để xác định các chỉ tiêu
đánh giá chất lượng của nước là màu sắc, mùi, nhiệt độ, pH.
- Màu sắc, mùi: Quan sát cảm quan.
- Nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế tại địa điểm lấy mẫu.


- Độ pH: Đo bằng giấy đo pH.
Tiến hành phân tích trongphòng thí nghiệm để xác định hàm lượng các
thông số: Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu Oxy sinh hóa (BOD 5), chỉ số Oxy
hòa tan (DO), Oxy hóa học (COD), Amoni (tính theo N), Nitrat (tính theo N),
Phosphat (tính theo P), dầu mỡ động thực vật, Coliform.

* Xác định TSS:
Theo TCVN 6625:2000 (ISO 11923: 1997) về chất lượng nước - Xác định
chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh do Bộ Khoa học Công nghệ
và Môi trường ban hành
*Xác định BOD5:
Theo TCVN6001-1:2008 (ISO 5815-1: 2003) về Chất lượng nước - Xác
định nhu cầu oxy sinh hoá sau n ngày (BODn) - Phần 1: Phương pháp pha loãng và
cấy có bổ sung allylthiourea
* Xác định COD:
Theo SMEWW 5520C:2012
(SMEWW: các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải)
* Xác định Amoni (tính theo N)
Theo TCVN 5988:1995 (ISO 5664: 1984) về chất lượng nước - xác định
amoni - phương pháp chưng cất và chuẩn độ
* Xác định Nitrat (tính theo N)
TheoTCVN 6180:1996 (ISO 7890/3: 1988 (E)) về chất lượng nước - Xác
định nitrat - Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic do Bộ Khoa học Công
nghệ và Môi trường ban hành


* Xác định Phosphat (tính theo P)
Theo TCVN 6202:2008 (ISO 6878: 2004) về Chất lượng nước - Xác định
phospho - Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat
*Xác định Sunfua (tính theo H₂S)
Theo SMEWW 4500 S²-D:2012
* Xác định Dầu mỡ động thực vật
Theo SMEWW 5520B:2012
* Xác định Tổng coliforms
Theo TCVN 6187 - 1:2009 (ISO 9308 - 1:2000/Cor 1:2007) Chất lượng
nước - Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và

escherichia coli giả định - Phần 1 - Phương pháp màng lọc;
TCVN 6187 - 2:1996 (ISO 9308 - 2:1990) Chất lượng nước - Phát hiện và
đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giảđịnh Phần 2: Phương pháp nhiều ống;
3.4.2. Đánh giá hiệu quảquản lý nước thải y tế và nước thải sinh hoạt tại bệnh
viên Đa khoa khu vực Phù Yên tỉnh Sơn La
Đề tài tiến hành phỏng vấn 30 người dân về những bất cập của nước thải y tế
và sinh hoạt ởthời điểm hiện tại đối với người dân sống ở khu vực này đối với hoạt
động sinh hoạt của người dân.(Phiếu điều tra theo mẫu phụ lục 01, 02)
3.4.3. Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chất lượng nước thải y tế và
sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu
Phương pháp điều tra ngoại nghiệp


- Phương pháp điều tra thực tế: Khảo sát khu vực bệnh viện và xung quanh
bệnh viện, từ đó tìm hiểu xác định các nguồn phát thải chính tại khu vực nghiên
cứu.
- Phương pháp phỏng vấn:Đề tài tiến hành phỏng vấn 30 người dân thuộc
khu vực xung quanh bệnhviện:người dân xung quanh khu vực bệnh viện, người
nhà bệnh nhân, cán bộ xã chịu trách nhiệm quản lý môi trường, thực tập sinh, ybác sĩ công tác tại bệnh viện,…để nắm bắt qua về thực trạng chất lượng nước thải
y tế và nước thải sinh hoạt tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Phù Yêntỉnh Sơn La.
(Phiếu điều tra theo mẫu phụ lục 01, 02)
3.4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng nước tại
khu vực nghiên cứu
Đề tài tiến hành sử dụng:
Phương pháp thống kê: Thống kê thu thập số liệu các kết quả nghiên cứu của
các công trình, dự án đã được thực hiện có liên quan đến chất lượng nước thải nói
chung và chất lượng nước thải tại khu vực nghiên cứu nóiriêng.
Phương pháp kế thừa tài liệu: tham khảo và vận dụng các biện pháp, chính
sách đã được triển khai ở các khu vực có điều kiện tương tự đã được áp dụng trên
thực tế.





×