Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

luận văn thạc sĩ kinh nghiệm của một số quốc gia trong thúc đẩy tăng trưởng xanh và bài học cho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.62 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***--------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
TRONG THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

TRẦN THỊ NHÂM

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***--------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
TRONG THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 83.10.106


Họ và tên học viên: Trần Thị Nhâm
Người hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Thị Kim Oanh

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Trần Thị Nhâm
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ công
trình nào khác.
Tác giả luận
văn


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa sau đại học – Đại học Ngoại Thương và được sự
đồng ý của Giảng viên hướng dẫn cô PGS.TS Vũ Thị Kim Oanh, tôi đã thực hiện đề
tài: “Kinh nghiệm của một số quốc gia trong thúc đẩy tăng trưởng xanh và bài học
cho Việt Nam”.
Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô PGS.TS
Vũ Thị Kim Oanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý cho tôi trong suốt quá
trình hoàn thành Luận văn. Nếu không có sự hướng dẫn của cô thì bài Luận văn của
tôi đã gặp rất nhiều vấn đề và chắc chắn rất khó để hoàn thiện được như ngày hôm
nay.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới quý Thầy, quý Cô của Khoa
sau Đại học, trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt 2 năm học cao học vừa qua. Chính những vốn kiến thức đó được kết tụ
lại và thời gian làm luận văn vừa qua đã làm nền tảng cho tôi trong quá trình nghiên

cứu và phát triển Luận văn, cũng là hành trang quý báu để tôi có thể áp dụng cho
công việc cũng như trong cuộc sống sau này.
Mặc dù đã đặt nhiều cố gắng để hoàn thành Luận văn một cách tốt nhất có thể
nhưng do kiến thức và kinh nghiệm của tôi còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi
thiếu sót, nên tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành nhất của
quý Thầy Cô để kiến thức của tôi được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, tôi xin chúc quý Thầy, Cô cũng như gia đình có sức khoẻ dồi dào,
và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người cao quý, tiếp tục thực
hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ học viên mai sau,
thế hệ làm chủ đất nước tương lai.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận
văn


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... 3
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... 4
DANH MỤC HÌNH................................................................................................. 8
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. 9
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH................................. 7
1.1 Khái niệm và đặc điểm của tăng trưởng xanh............................................. 7
1.1.1 Khái niệm tăng trưởng xanh...................................................................... 7
1.1.2 Đặc điểm của tăng trưởng xanh................................................................. 9
1.2 Nội dung của tăng trưởng xanh.................................................................. 10
1.2.1 Sản xuất và tiêu dùng bền vững............................................................... 10
1.2.2 Giảm phát thải GHG, thích ứng với biến đổi khí hậu..............................12
1.2.3 Xanh hóa kinh doanh và thị trường.......................................................... 13
1.2.4 Xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững............................................................ 14

1.2.5 Áp dụng thuế xanh................................................................................... 15
1.2.6 Đầu tư vào vốn tự nhiên.......................................................................... 16
1.3 Các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng xanh....................................................... 18
1.3.1 Sức ép gia tăng về môi trường và biến đổi khí hậu cũng như an ninh năng
lượng và lương thực toàn cầu........................................................................... 18
1.3.2 Tiến bộ KHCN trong cải tiến sản xuất sạch hơn và năng lượng tái tạo....18
1.3.3 Sự hợp tác quốc tế trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới19
nền kinh tế xanh và sự phát triển bền vững toàn cầu........................................19
1.4. Vai trò của việc thúc đẩy tăng trưởng xanh.............................................. 19
1.4.1 Hạn chế sự nóng lên toàn cầu, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi 19

khí hậu.............................................................................................................. 19
1.4.2 Bảo vệ đa dạng sinh học và tạo cơ hội phục hồi các hệ sinh thái.............20
1.4.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên.............................20
1.4.4 Tạo việc làm xanh, cải thiện chất lượng cuộc sống và xóa đói giảm nghèo
cho một bộ phận dân cư................................................................................... 21


1.4.5 Giúp các nước đang phát triển đạt được các lợi ích kinh tế và xã hội về . 22

nhiều mặt.......................................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG

THÚC

ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH............................................................................. 23
2.1 Xu hướng thúc đẩy tăng trưởng xanh trong quá trình toàn cầu hóa hiện
nay....................................................................................................................... 23
2.1.1 Xu thế đẩy mạnh đầu tư vào tăng trưởng xanh trên thế giới....................23
2.1.2 Các cam kết chính sách hướng tới tăng trưởng xanh...............................24

2.2 Bối cảnh nền kinh tế Hàn Quốc và Trung Quốc........................................ 25
2.2.1 Hàn Quốc................................................................................................. 25
2.2.2 Trung Quốc.............................................................................................. 27
2.3 Thực trạng thúc đẩy tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và Trung Quốc...29
2.3.1 Đối phó với biến đổi khí hậu................................................................... 29
2.3.2 Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển năng lượng tái tạo..............34
2.3.3 Đầu tư đổi mới công nghệ xanh, phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao

41
2.3.4 Phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc
sống người dân................................................................................................. 47
2.4 Đánh giá thực trạng thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Hàn Quốc và Trung
Quốc.................................................................................................................... 51
2.4.1 Hàn Quốc................................................................................................. 51
2.4.2 Trung Quốc.............................................................................................. 52
2.5 Bài học kinh nghiệm trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Hàn Quốc
và Trung Quốc.................................................................................................... 54
2.5.1 Những điểm tương đồng, khác biệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Trung
Quốc................................................................................................................. 54
2.5.2. Bài học kinh nghiệm từ Hàn quốc và Trung Quốc.................................. 57
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀO
VIỆC THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM............................62
3.1 Định hướng tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020........62


3.2 Khái quát thực trạng tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn hiện tại
64
3.2.1 Thành tựu................................................................................................. 64
3.2.2 Nguyên nhân và hạn chế.......................................................................... 68
3.3 Giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam....73

3.3.1 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam...............73
3.3.2 Một số kiến nghị chính sách.................................................................... 83
KẾT LUẬN............................................................................................................ 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 89


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Xuất khẩu các sản phẩm và công nghệ thông minh............................44
Hình 1.2 Mô hình nhà E+ Green (Hàn Quốc)..................................................... 48


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

FAO

Food and Agriculture Organization
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ

GHG

Greenhouse gases
Khí thải gây hiệu ứng nhà kính

ILO

International Labour Organization
Tổ chức Lao động quốc tế


IMO

International Maritime Organization
Tổ chức Hàng hải quốc tế

ITU

International Telecommunication Union
Liên hiệp Viễn thông quốc tế

KHCN

Khoa học công nghệ

LHQ

Liên Hợp Quốc

UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ

UN-HABITAT

Chương trình định cư con người của LHQ

USD


United States dollar
Đô la Mỹ

WCED

World Commission on Environment and Development
Ủy ban môi trường và phát triển thế giới (nay là Ủy ban Brundtland)

WHO

World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới

WIPO

World Intellectual Property Organization
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Trong công trình nghiên cứu, tác giả đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ
bản nhất về tăng trưởng xanh, các lý thuyết liên quan đã được đề cập và nghiên cứu
trong các công trình trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, tác giả đã tìm hiểu các chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh tại
Hàn Quốc và Trung Quốc. Đánh giá thực trạng của hoạt động này, đúc kết ra những
thành tựu cũng như những hạn chế trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược
tăng trưởng xanh tại hai quốc gia. Trên cơ sở đó, rút ra được những bài học kinh
nghiệm tiêu biểu cho Việt Nam khi xem xét đến những điểm tương đồng và khác
biệt giữa ba quốc gia.
Cuối cùng, phân tích thực trạng phát triển xanh của Việt Nam giai đoạn hiện

tại, từ đó nhằm tìm kiếm giải pháp phù hợp nhằm vận dụng những kinh nghiệm đó
vào tình hình thực tiễn tại Việt Nam.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới hiện nay bên cạnh việc phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng kinh
tế còn phải đối mặt với những thách thức về môi trường, đặc biệt là vấn đề biến đổi
khí hậu ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp. Dân số thế giới tăng nhanh đã khiến
cho nhu cầu về đất, nước, nơi cư trú, năng lượng tăng kèm theo khí thải, rác thải
cũng tăng nhanh làm tăng áp lực lên môi trường sinh thái. Tìm kiếm hướng phát
triển mới, thay thế mô hình tăng trưởng truyền thống nhằm giải quyết những thách
thức mà thế giới đang phải đối mặt là yêu cầu cơ bản đối với sự sống còn của các
quốc gia. Đứng trước nhu cầu bức thiết đó, sáng kiến tăng trưởng xanh được đưa ra
chính là một biện pháp hữu hiệu vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế vừa duy trì bảo vệ
môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng
trưởng xanh không chỉ là động lực thúc đẩy và phục hồi kinh tế toàn cầu mà còn là
mô hình và công cụ để thực hiện phát triển bền vững.
Hiện nay, tăng trưởng xanh được xác định là trọng tâm trong chính sách phát
triển quốc gia của nhiều nước trên thế giới. Nhiều quốc gia, nhất là tại khu vực Tây
Âu và Ðông Á đã và đang đầu tư mạnh vào chiến lược tăng trưởng xanh. Điển hình
là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đều ưu tiên cao cho tăng trưởng xanh.
Tại Việt Nam, trong thời gian qua, sự tăng trưởng kinh tế còn dựa chủ yếu vào
khai thác, xuất khẩu tài nguyên thô. Môi trường tiếp tục bị xuống cấp trong khi các
thảm họa do thiên tai và những diễn biến về thay đổi khí hậu đang tăng nhanh, gây
nhiều thiệt hại về người và của và đang gây những áp lực cho phát triển bền vững
đất nước. Rừng bị tàn phá, đa dạng sinh học suy giảm. Tài nguyên thiên nhiên ngày
càng cạn kiệt. Nguy cơ không bảo đảm về an ninh năng lượng và nguy cơ thiếu hụt

năng lượng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước đang hiện hữu. Nhằm
tái cấu trúc và từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều
sâu theo hướng xanh hoá, Việt Nam đã xác định lựa chọn theo đuổi tăng trưởng
xanh là con đường không thể bỏ qua trong tái cơ cấu nền kinh tế, hướng tới phát
triển bền vững. Năm 2012, chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về Tăng


2

trưởng xanh và chương trình hành động với 66 hành động để thực hiện Chiến lược
trong giai đoạn 2011-2020. Do đó, việc học hỏi kinh nghiệm trong thúc đẩy tăng
trưởng xanh từ các quốc gia tiêu biểu đã tiên phong và thành công trong khu vực
như Hàn Quốc và Trung Quốc là vô cùng cần thiết. Từ đấy Việt Nam có thể tìm
kiếm cách tiếp cận phù hợp với điều kiện tự nhiên, thực trạng kinh tế, trình độ phát
triển cùng các vấn đề xã hội và môi trường của đất nước mình. Đề tài luận văn
“Kinh nghiệm của một số quốc gia trong thúc đẩy tăng trưởng xanh và bài học cho
Việt Nam” được nghiên cứu từ tính cấp thiết và góc độ tiếp cận này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
a. Nghiên cứu của nước ngoài:
Sang Dea Choi (2014) trong công trình “The Green Growth Movement in the
Republic of orea Option or necessity?” tác giả đã hệ thống hóa được các quan niệm
về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc, đồng thời cũng đề cập đến vai trò của Chính
phủ và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của
Hàn Quốc. Đề tài cũng đã chỉ ra được việc chi ngân sách và đánh giá một số kết quả
chính trong việc phát triển tăng trưởng xanh Hàn Quốc. Tuy nhiên, đề tài vẫn tồn tại
một số hạn chế như chưa khái quát được những nhân tố thúc đẩy Hàn Quốc phải
chuyển sang nền kinh tế xanh, những đánh giá kết quả thực hiện tăng trưởng xanh
còn chưa cập nhật và mới chỉ dừng lại những đánh giá ban đầu và chưa có những
đánh giá chuyên sâu ở một số biểu hiện của chiến lược tăng trưởng xanh.
Global Green Growth Institute (2015) “Korea‟s Green growth Experience:

Process, Outcomes and Lessons Learned” đã giới thiệu tổng quan về tăng trưởng
xanh Hàn Quốc và đã so sánh được tăng trưởng xanh và tăng trưởng nâu. Điểm mới
của đề tài đó là đã chọn ra một số biểu hiện của nền kinh tế xanh để phân tích tăng
trưởng xanh Hàn Quốc, trong mỗi biểu hiện, đề tài đều phân tích các cơ hội và thách
thức đối với tăng trưởng xanh, chiến lược hoạt động và các cơ quan chịu trách
nhiệm giám sát và thực hiện. Đồng thời, trong mỗi biểu hiện tác giả đưa ra những
đánh giá định tính và định lượng việc thực hiện tăng trưởng xanh Hàn Quốc. Tuy
nhiên, đề tài còn tồn tại hạn chế như chưa đưa ra được quan niệm của Hàn Quốc về


3

tăng trưởng xanh. Phần lớn trong bài nghiên cứu là trình bày các phương hướng kế
hoạch cho việc thực hiện tăng trưởng xanh, chưa có nhiều đánh giá khách quan liên
quan đến quá trình thực hiện tăng trưởng xanh Hàn Quốc.
Trong số ít các nghiên cứu về tăng trưởng xanh của Trung Quốc có thể kể đến
công trình “New Approaches to the Green Economy of China in the Multiple
Crises” của các tác giả: Jia Xiaowei, Sun Qi, Gao Yanfeng (2011). Trong nghiên cứu
này tác giả làm rõ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến chiến lược phát triển
kinh tế xanh của Trung Quốc. Nghiên cứu cũng làm rõ sự cần thiết phát triển kinh tế
xanh của Trung Quốc và những thách thức phát triển kinh tế xanh ở nước này. Tuy
nhiên, đây là một bài nghiên cứu ngắn chưa xem xét rõ thực trạng phát triển kinh tế
xanh của Trung Quốc, cũng như những chính sách cụ thể của Trung Quốc. Công
trình “Investigating economic growth, energy consumption and their impact on CO2
emissions targets in China” của tác giả Maxensius Tri Sambodo, Tatsuo Oyama
(2011) đã thực hiện điều tra những tác động của tăng trưởng kinh tế đến mức tiêu
thụ năng lượng. Đồng thời công trình này cũng đã đề cập đến các vấn đề và thách
thức của phát triển kinh tế xanh cần phải giải quyết. Công trình “Contributing to a
better environment future for China and the world”, một nghiên cứu của tổ chức
The professional association về vấn đề môi trường của Trung Quốc đã đế cập đến

các định hướng phát triển kinh tế xanh để đảm bảo môi trường trong tương lai. Tuy
nhiên, nghiên cứu này chưa đề cập đến các khía cạnh khác của kinh tế xanh như
công bằng và bình đẳng xã hội.
b. Nghiên cứu trong nước:
Trong các nghiên cứu ở Việt Nam, có thể đề cập đến công trình “Chuyển đổi
phương thức phát triển kinh tế theo hướng nền kinh tế xanh ở Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Thế Chinh (2011). Công trình đi sâu phân tích những cách thức chuyển đổi
phương thức phát triển kinh tế để hướng nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế
xanh. Trong đó thực trạng môi trường và thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Việt
Nam cũng được đề cập và thảo luận. Tuy nhiên, công trình mới chỉ đề cập đến một
khía cạnh là phương thức chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế mà chưa đưa ra
bức tranh tổng thể kết hợp các yếu tố khác để phát triển kinh tế xanh như: chính


4

sách năng lượng, bảo vệ môi trường,… Một công trình khác là “Hướng tới nền kinh
tế xanh-Lộ trình cho phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo” của chương trình
môi trường Liên Hiệp Quốc đã cho thấy tầm quan trọng của kinh tế xanh đối với sự
phát triển kinh tế cũng như là những vấn đề an sinh xã hội.
Công trình nghiên cứu “Khai thác và sử dụng năng lượng xanh của Việt Nam”
của Bùi Quang Tuấn (2015) cũng cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển kinh
tế xanh, và thực trạng cũng như thách thức phát triển các nguồn năng lượng xanh ở
Việt Nam. Trên cơ sở đó, công trình này kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng
cường khai thác và sử dụng năng lượng xanh một cách hiệu quả đối với nền kinh tế
như Việt Nam. Ngoài ra, còn có một số bài viết khác về lĩnh vực này như “Kinh tế
xanh trong đối mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam giai
đoạn tới” của GS.TS Nguyễn Quang Thuấn và TS. Nguyễn Xuân Trung (2014), bài
viết “Kinh tế xanh – định hướng phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam giai
đoạn 2015-2025” cũng cùng tác giả “Tăng trưởng xanh ở Việt Nam, cơ hội, thách

thức, và các định hướng thực hiện: của Bùi Quang Tuấn (2015)… Các công trình
này đã nghiên cứu các chính sách và kinh nghiệm quốc tế cũng như rút ra các bài
học về ứng dụng kinh tế xanh của các nước trên thế giới cho Việt Nam, đặc biệt là
chỉ ra những thách thức và giải pháp đối mặt với thách thức cho Việt nam để tìm ra
hướng đi hiệu quả cho việc thực hiện mô hình tăng trưởng xanh trong giai đoạn
2015-2025.
Nguyễn Xuân Thắng (2013), Đề tài cấp bộ: “Quá trình chuyển đổi sang nền
kinh tế xanh: Kinh nghiệm của Hàn Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam”. Đề tài
đã tập trung tìm hiểu và luận giải quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh trên
thế giới thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; tìm hiểu
kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và rút ra
một số gợi mở cho việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế
Việt Nam theo hướng phát triển xanh.
Theo Kim Ngọc (2013), “Phát triển kinh tế xanh ở Trung Quốc và hàm ý chính
sách cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, cho thấy trong mấy thập
niên qua, kinh tế Trung Quốc đã phát triển vượt bậc và hiện là nền kinh tế lớn


5

thứ hai trên thế giới. Song, nhiều chuyên gia cho rằng, kinh tế Trung Quốc phát
triển thiếu bền vững: thành tựu đạt được không xứng với những vấn đề nảy sinh,
như bất bình đẳng xã hội gia tăng, ô nhiễm môi trường trầm trọng,…Chính vì thế,
Chính phủ Trung Quốc đã và đang thực hiện Chiến lược phát triển mới: phát triển
kinh tế xanh nhằm hướng tới duy trì nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững,
đề cao chất lượng tăng trưởng. Chiến lược phát triển mới của Trung Quốc chuyển từ
phương thức phát triển kinh tế tiêu hao nhiều tài nguyên sang hương thức phát triển
kinh tế tiết kiệm tài nguyên. Bài viết này tập trung phân tích các chính sách phát
triển kinh tế xanh ở Trung Quốc. Trên cơ sở đó đưa ra một số gợi ý chính sách phát
triển kinh tế xanh cho Việt Nam.

Đến nay, mặc dù đã có một số thống nhất về định nghĩa cũng như đặc điểm
của tăng trưởng xanh và đã có những luận giải về mặt cơ sở lý luận cho hiệu quả dài
hạn của tăng trưởng xanh, tuy nhiên, các nghiên cứu về tăng trưởng xanh vẫn chưa
nhiều và chưa đúc rút được ra những bài học kinh nghiệm và những điều kiện có thể
áp dụng cho việc phát triển tăng trưởng xanh cho Việt Nam từ kinh nghiệm của
quốc tế. Đây cũng chính là động cơ để luận văn này tiến hành nghiên cứu với đề tài
như đã xác định ban đầu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích: Đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam.
b. Nhiệm vụ cụ thể:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về tăng trưởng xanh
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Hàn Quốc và
Trung Quốc
- Phân tích thực trạng phát triển xanh của Việt Nam giai đoạn hiện tại
- Rút ra các bài học kinh nghiệm và tìm kiếm giải pháp phù hợp nhằm vận
dụng những kinh nghiệm đó vào tình hình thực tiễn tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


6

a. Đối tượng nghiên cứu: Đặc trưng của tăng trưởng xanh, những nội dung chính
trong các chính sách, kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện tăng trưởng xanh tại Hàn
Quốc, Trung Quốc, định hướng cũng như kế hoạch đẩy mạnh tăng trưởng xanh của
nước ta trong thời gian tới.
b. Phạm vi nghiên cứu: Các chính sách và thực trạng tăng trưởng xanh tại Hàn
Quốc, Trung Quốc và kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh của Việt Nam trong thời
gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính như phương pháp thu

thập thông tin, các tài liệu trong và ngoài nước và các tài liệu thứ cấp, sau đó tiến
hành xử lý tư liệu bằng phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh.
Luận văn sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các khái niệm của các học
giả, so sánh một số chính sách của Việt Nam và Hàn Quốc, Trung Quốc trong quá
trình thúc đẩy tăng trưởng xanh.
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích các chính sách của Hàn Quốc, Trung
Quốc để tổng hợp và đúc rút thành các bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam.

6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, hình vẽ, tài liệu tham
khảo, bài luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Tổng quan về tăng trưởng xanh
Chương 2: Kinh nghiệm của một số quốc gia trong thúc đẩy tăng trưởng xanh
Chương 3: Vận dụng kinh nghiệm của một số quốc gia vào việc thúc đẩy tăng
trưởng xanh ở Việt Nam


7

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH
1.1 Khái niệm và đặc điểm của tăng trưởng xanh
1.1.1 Khái niệm tăng trưởng xanh
Khái niệm tăng trưởng xanh lần đầu tiên được đề cập trên tờ Economist ngày
27/1/2000 và bắt đầu được sử dụng rộng rãi qua forum Davos. Sau đó khái niệm
này được đưa ra và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ tại hội nghị của Ủy ban LHQ về
kinh tế và xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương (UNESCAP) năm 2005. Đặc
biệt trong tuyên bố hội nghị các bộ trưởng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD) ngày 24 /6/2009 cũng đã bao gồm những nội dung về tăng trưởng xanh.
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về tăng trưởng

xanh, khái niệm này có thể có phạm vi hẹp như đáp ứng một yêu cầu cụ thể như cải
thiện môi trường đến sự kết hợp giữa giảm phát thải với tăng trưởng, đến một kế
hoạch toàn diện ở phạm vi rộng hơn nhằm cải thiện tính hiệu quả và tính bền vững
về tài nguyên môi trường, nuôi dưỡng cuộc sống con người…
Khái niệm “Tăng trưởng xanh” được các tổ chức quốc tế định nghĩa như sau:
 Tổ chức Sáng kiến Tăng trưởng xanh của LHQ: “Tăng trưởng xanh hay xây
dựng nền kinh tế xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng
để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài
chính, đồng thời giảm phát thải GHG, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên
hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội.”
 Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): “Tăng trưởng xanh là thúc
đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự
nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc
sống của chúng ta. Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác
trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường
tạo ra các cơ hội kinh tế mới.”


8

 Chương trình Môi trường của LHQ (UNEP): “Tăng trưởng xanh là định
hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền
vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch
vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế hệ này cũng như cho
những thế hệ mai sau.”
 Ngân hàng Thế giới (WB): “Tăng trưởng xanh là quá trình tăng trưởng sử
dụng tài nguyên hiệu quả, sạch hơn và tăng cường khả năng chống chịu mà không
làm chậm quá trình này.”
 Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của LHQ
(UNESCAP): “Tăng trưởng xanh là chiến lược tìm kiếm sự tối đa hóa trong sản

lượng kinh tế và tối thiểu hóa gánh nặng sinh thái. Cách tiếp cận mới tìm kiếm sự
hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và tính bền vững của môi trường bằng việc thúc
đẩy những thay đổi cơ bản trong sản xuất và tiêu dùng xã hội.”


Định nghĩa tăng trưởng xanh của Hàn Quốc: "Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng
đạt được bằng cách tiết kiệm và sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng hiệu quả để
giảm thiểu biến đổi khí hậu và thiệt hại tới môi trường, tạo ra các

động lực tăng trưởng mới thông qua nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh, tạo
các cơ hội việc làm mới và đạt được sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường".
 Định nghĩa tăng trưởng xanh của Việt Nam: “Tăng trưởng xanh ở Việt Nam
là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền
kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát
thải GHG, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động
lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.”
Tuy định nghĩa của các tổ chức có cách diễn đạt khác nhau nhưng có thể hiểu
bản chất của tăng trưởng xanh là tăng trưởng không gây ô nhiễm môi trường, có sức
chống chịu, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, hay nói cách khác là sự tăng
trưởng nhằm mục đích cải thiện phúc lợi của con người, trong khi giảm đáng kể rủi


9

ro môi trường và sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, đồng thời đảm bảo tài sản
thiên nhiên được sử dụng bền vững và tiếp tục cung cấp các hàng hóa, dịch vụ môi
trường phục vụ cho quá trình tăng trưởng đó.

Tăng trưởng xanh là quá trình “xanh hóa” hệ thống kinh tế truyền thống và là
chiến lược để tiến tới một nền kinh tế xanh. “Kinh tế xanh" là một nền kinh tế nhằm
cải thiện hạnh phúc con người, công bằng xã hội và giảm thiểu đáng kể những nguy
cơ kiệt quệ về môi sinh. Chuyển dịch sang nền kinh tế xanh sẽ làm chậm lại sự gia
tăng của hàm lượng cacbon và ngăn chặn biến đổi khí hậu, đem lại lợi ích cho sức
khỏe con người, đảm bảo tính chịu đựng của hành tinh và sự sống còn của nhân
loại. Thị trường toàn cầu hóa sẽ đi theo những chuỗi giá trị cung cầu xanh, với các
dòng chảy mậu dịch và đầu tư được quy định nghiêm ngặt theo những nguyên lý
bền vững (UNEP). Vậy có thể nói "tăng trưởng xanh" và "kinh tế xanh" có quan hệ
rất mật thiết với nhau. Để có được tăng trưởng xanh thì không thể không có kinh tế
xanh và ngược lại.
1.1.2 Đặc điểm của tăng trưởng xanh
1.1.2.1 Tăng trưởng thân thiện với môi trường, giảm phát thải GHG dẫn tới giảm
thiểu biến đổi khí hậu
Việc lựa chọn chiến lược tăng trưởng xanh đồng nghĩa với việc sử dụng nguồn
năng lượng xanh, năng lượng ít gây ô nhiễm môi trường trong cơ cấu năng lượng
quốc gia. Các nguồn năng lượng truyền thống, thâm dụng các nguồn nhiên liệu hóa
thạch sẽ được giảm dần và thay thế bằng các nguồn năng lượng ít chất thải và an
toàn hơn đối với cuộc sống. Chính lựa chọn này đã góp phần không nhỏ trong việc
giảm thiểu lượng GHG, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.
1.1.2.2 Tăng trưởng theo chiều sâu, đổi mới công nghệ, tăng cường các ngành công
nghiệp sinh thái
Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên quá trình tái cấu trúc và hoàn
thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát
triển các ngành kinh tế tiêu hao ít nhiên liệu hóa thạch, chuyển từ tăng trưởng theo
chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu, sử dụng năng lượng tái tạo và công


10


nghệ cacbon thấp, khuyến khích sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá
trị gia tăng cao; nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng
hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải GHG.
1.1.2.3 Tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo và phát triển công bằng
Trong tiến trình thúc đẩy tăng trưởng xanh, nhân tố môi trường là nhân tố quan
trọng có khả năng tạo ra chất lượng tăng trưởng và cải thiện phúc lợi xã hội. Tăng
trưởng xanh góp phần nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với
môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh. Ngoài ra, với mục
đích tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản và cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy
tăng trưởng xanh được coi là một trong những phương thức hiệu quả nhằm góp
phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện tổng thể chất lượng cuộc sống.
Mặt khác, ở phần lớn các quốc gia đang và kém phát triển, sinh kế của một bộ
phận người dân có mức sống dưới mức nghèo khổ còn phụ thuộc nhiều vào tự
nhiên, hơn nữa họ là những đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của thiên tai
cũng như sự biến đổi khí hậu, việc thực hiện tăng trưởng xanh chính là góp phần cải
thiện sự công bằng xã hội, và có thể được xem như là một hướng đi tốt để phát triển
bền vững.
1.2 Nội dung của tăng trưởng xanh
Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy hiện có một số cách tiếp cận để thúc
đẩy tăng trưởng xanh, đó là cách tiếp cận theo từng khu vực của nền kinh tế, hoặc
cách tiếp cận liên ngành xuyên suốt các lĩnh vực như sử dụng hiệu quả tài nguyên,
sản xuất và tiêu dùng bền vững... Tuy nhiên với cách tiếp cận nào thì nội dung của
tăng trưởng xanh cũng bao gồm các vấn đề chủ yếu dưới đây.
1.2.1 Sản xuất và tiêu dùng bền vững
Tăng trưởng xanh cùng với sản xuất và tiêu dùng bền vững được ví như hai
mặt của một đồng xu: cả hai đều cùng hướng tới mục tiêu chung là đẩy nhanh quá
trình tiến tới phát triển bền vững, áp dụng lên các chính sách công, các quy định,



11

các hoạt động sản xuất kinh doanh và hành vi xã hội trên cả hai phương diện vi mô
và vĩ mô, tác động đến cả cung và cầu các sản phẩm và dịch vụ nhằm giúp giảm
thiểu các tác động xấu của việc sản xuất và tiêu dùng một cách đồng bộ.
Sản xuất và tiêu dùng được xem là bền vững khi việc sản xuất và tiêu thụ đó
đáp ứng được các nhu cầu cơ bản và đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, đồng
thời giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các vật liệu độc hại,
giảm thiểu lượng chất thải và các chất ô nhiễm phát thải trong suốt vòng đời sản
phẩm, nhằm tránh gây nguy hại đến nhu cầu của các thế hệ sau.
 Sản xuất bền vững
Nhu cầu hướng đến sản xuất bền vững ngày càng gia tăng. Sản xuất bền vững
bao gồm việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới, sáng tạo trong thiết kế và cải tiến
sản phẩm, cũng như chú trọng đến các quá trình sản xuất như khuyến khích áp dụng
sinh thái công nghiệp (STCN), các tiếp cận vòng đời sản phẩm, sản xuất sạch hơn,
sản xuất xanh…
Tại các nước phát triển, những cải tiến, đổi mới về quá trình, công nghệ sản
xuất đã giúp giảm bớt lượng năng lượng cần sử dụng, giảm thiểu lượng phát thải
các chất ô nhiễm như các oxit lưu huỳnh và các kim loại nặng cũng như giúp tiết
kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
 Tiêu dùng bền vững
Mục đích của tiêu dùng bền vững là chú trọng đến toàn bộ vòng đời sản phẩm
sao cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên, năng lượng tái tạo và không thể tái tạo
đạt được hiệu quả cao nhất. Nói một cách đơn giản, tiêu dùng bền vững là việc áp
dụng một cách thức khác để tiêu dùng mà việc tiêu dùng đó giúp giảm đi lượng
nguyên liệu và mức độ năng lượng sử dụng cho một đơn vị sản phẩm. Ngoài sản
phẩm, tiêu dùng bền vững cũng có thể được mở rộng ra cho các đối tượng khác như
dịch vụ, các tài nguyên thiên nhiên…
Như vậy rõ ràng giữa sản xuất và tiêu dùng bền vững có sự liên hệ chặt chẽ
với nhau nhằm giúp cho việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bắt đầu từ công đoạn



12

sản xuất sản phẩm, quá trình sử dụng sản phẩm, và cuối cùng là thải bỏ sản phẩm đã
sử dụng, đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, giữa sản xuất và tiêu dùng bền vững
cũng có sự tương tác qua lại, chẳng hạn như các nhà sản xuất có thể tác động đến
việc tiêu thụ qua việc thiết kế lại sản phẩm (theo hướng bền vững) và sau đó quảng
bá đến người tiêu dùng. Với người tiêu dùng, họ cũng có thể tác động ngược trở lại
với nhà sản xuất thông qua những lựa chọn sản phẩm của mình.
1.2.2 Giảm phát thải GHG, thích ứng với biến đổi khí hậu
Đây là một nội dung cơ bản vô cùng quan trọng của tăng trưởng xanh, bởi
biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại
trong thế kỉ 21.
Biến đổi khí hậu được định nghĩa là những biến đổi trong môi trường vật lý
hoặc sinh học, gây ra những ảnh hưởng có hại đến thành phần, khả năng phục hồi
hoặc sinh sản của hệ sinh thái tự nhiên hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế
- xã hội, sức khoẻ và phúc lợi của con người (Theo công ước chung của LHQ về
biến đổi khí hậu). Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng
các hoạt động tạo ra các chất thải GHG, các hoạt động khai thác quá mức các bể
hấp thụ nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Mục tiêu của tăng trưởng xanh là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi
trường nên ứng phó với biến đổi khí hậu không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội
to lớn để thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh. Phải tiến hành
đồng thời thích ứng và giảm nhẹ, trong đó thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động
phòng, tránh thiên tai là trọng tâm.
Do tăng trưởng xanh liên quan chặt chẽ đến đổi mới công nghệ, phát triển
công nghệ xanh, sạch, phục hồi hệ sinh thái, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài
nguyên thiên nhiên, giảm dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, khuyến khích sử
dụng năng lượng tái tạo, nhờ đó, góp phần giảm phát thải khí CO 2 trong bầu khí

quyển, làm giảm nồng độ GHG, hạn chế sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, từ đó,
giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.


13

1.2.3 Xanh hóa kinh doanh và thị trường
1.2.3.1 Sự cần thiết cho kinh doanh xanh
Giá thị trường hiện nay không phản ánh được đầy đủ các chi phí chế biến của
đầu vào (ví dụ như tài nguyên thiên nhiên) và kết quả đầu ra (ví dụ như chất thải,
nước và khí thải). Điều này có nghĩa là các hoạt động giao dịch thị trường sẽ không
có chi phí môi trường, xã hội. Hê quả của nó là sẽ phải mất một mức thâm hụt thâm hụt sinh thái. Khi thâm hụt sinh thái trở nên nghiêm trọng sẽ dẫn đến nguy cơ
về thảm hoạ môi trường. Như vậy cần phải có một khoản chi phí sinh thái cho việc
sử dụng tài nguyên trước và sau vào giá của hàng hoá.
Chính phủ phải đi đầu và khuyến khích xanh hóa kinh doanh trong tất cả các
cấp độ của nền kinh tế để:
- Tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc làm xanh.
- Thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu.
- Hỗ trợ các thị trường mới cho các sản phẩm bền vững.
- Cải thiện việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Giảm suy thoái môi trường gây ra bởi các hoạt động kinh doanh.
1.2.3.2 Phương pháp tiếp cận toàn bộ hệ thống theo hướng xanh hóa kinh doanh:
Phát triển công nghiệp sinh thái và các hệ thống nền kinh tế tròn
Sinh thái công nghiệp (STCN) được biết đến vài năm trước đây, đặc biệt từ khi
xuất hiện bài báo của Frosch và Gallpoulos phát hành theo số báo đặc biệt của tờ
Scientific American (Frosch và Gallpoulos, 1989). Khái niệm STCN thể hiện sự
chuyển hóa mô hình hệ công nghiệp truyền thống sang dạng mô hình tổng thể hơn –
hệ STCN. Trong đó, chất thải hay phế liệu từ quy trình sản xuất này có thể sử dụng
làm nguyên liệu cho quy trình sản xuất khác. Trong KCN sinh thái, cơ sở hạ tầng
công nghiệp được thiết kế sao cho chúng có thể tạo thành một chuỗi những hệ sinh

thái hòa hợp với hệ sinh thái tự nhiên trên toàn cầu. Hệ STCN được tạo thành từ tất
cả các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ, kết hợp cả sản xuất công nghiệp và nông
nghiệp. Bốn thành phần chính của hệ STCN bao gồm: cơ sở sản xuất nguyên vật


14

liệu và năng lượng ban đầu, nhà máy chế biến nguyên liệu, nhà máy xử lý/tái chế
chất thải và tiêu thụ thành phẩm. Một hệ STCN sẽ tận dụng nguyên vật liệu và năng
lượng thải bỏ của các nhà máy khác nhau trong hệ thống và cả các thành phần
không phải là cơ sở sản xuất. Bằng cách này, lượng nguyên liệu và năng lượng tiêu
thụ cũng như lượng chất thải phát sinh sẽ giảm do chất thải/phế phẩm được sử dụng
để thay thế một phần nguyên liệu và năng lượng cần thiết.
1.2.4 Xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững
1.2.4.1 Quy hoạch bền vững
Quy hoạch bền vững là một chiến lược được đề ra để xây dựng và bảo trì hệ
thống cơ sở hạ tầng bền vững. Quy hoạch bền vững tạo ra tiềm năng cao cho việc
làm xanh, góp phần bảo vệ môi trường và đẩy nhanh quá trình tiến tới tăng trưởng
xanh. Theo kinh nghiệm của một số nước đi trước, quy hoạch bền vững phải đáp
ứng 4 tiêu chí: xã hội, tự nhiên, kĩ thuật và tài chính.


Bền vững về xã hội: Quy hoạch đô thị ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều người
từ nhiều sắc tộc, nhiều nền văn hóa khác nhau. Để đồ án sống được theo thời gian
với đầy đủ ý nghĩa mong muốn, đồ án đó phải vì con người, nghĩa là phải mang tính
nhân văn, phải cân bằng được mọi giá trị văn hóa, tôn giáo, bảo đảm đầy đủ các yếu tố
xã hội như giáo dục, y tế, việc làm, thu nhập, giao thông và các dịch vụ cần thiết khác.


Bền vững về tự nhiên: Nguyên tắc cơ bản là tất cả mọi cấu phần của đồ án

quy hoạch phải tồn tại thân thiện với môi trường sinh thái. Người ta thiết lập một
thứ tự ưu tiên lần lượt là nguồn nước, khoảng không gian xanh, tài nguyên và thổ
nhưỡng để phân tích tác động của đồ án đến môi trường. Đồ án quy hoạch gây ảnh
hưởng xấu đến các ưu tiên này sẽ được loại bỏ ngay.


Bền vững về kỹ thuật: Đồ án quy hoạch được coi là bền vững về kỹ thuật
khi tích hợp được mọi yêu cầu hạ tầng kỹ thuật một cách đầy đủ và đồng bộ với các
phương án hợp lý bảo đảm cho cuộc sống văn minh lâu dài. Ví dụ khi quy hoạch
một tuyến đường, người ta đưa tất cả các công trình phụ trợ cần thiết như điện,
nước, thoát nước, viễn thông, cây xanh, chiếu sáng…vào chung một dự án. Tiến độ
thi công được lập rất cụ thể chi tiết và đồng bộ, xây trước, xây sau nhịp nhàng và


15

hợp lý. Khi dự án hoàn thành, các công trình phụ trợ sẽ được bán lại cho nhà cung
cấp dịch vụ tương ứng. Những công trình như cấp thoát nước, môi trường, cây
xanh, chiếu sáng…không thu được vốn từ nhà cung cấp dịch vụ thì chi phí được
tính vào giá đất.


Bền vững về tài chính: Công tác phân tích kinh tế - xã hội và tài chính được
thực hiện rất nghiêm ngặt ở giai đoạn ba - quy hoạch sơ bộ - và thẩm định lại ở giai
đoạn cuối cùng nhằm tính toán mọi chi phí cần thiết để đầu tư, vận hành, bảo dưỡng
và quản lý. Người ta lập mô hình tài chính đầy đủ cho toàn bộ vòng đời của công
trình, thậm chí là chi phí để phá dỡ sau khi công trình hoàn thành sứ mệnh tồn tại
cũng được dự toán rất chi tiết.
1.2.4.2 Tòa nhà xanh
Các toà nhà hiện nay ở các nước phát triển sử dụng rất nhiều nguồn nguyên

liệu và tiêu tốn rất nhiều các nguồn tài nguyên để xây dựng, kéo theo nó là cả một
quá trình xây dựng phát thải cao và ô nhiễm. Vì thế, toà nhà xanh là đối tượng quan
trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững.
Khái niệm „Tòa nhà xanh” được hiểu là những tòa nhà đạt chuẩn về sử dụng
năng lượng hiệu quả, giảm sự tỏa hơi do hiệu ứng nhà kính, bảo toàn nguồn nước,
chống ô nhiễm tiếng ồn, nguồn nước, không khí, đất và ánh sáng (Theo Trung tâm
Tiết kiệm năng lượng TP Hồ Chí Minh). Chủ đầu tư đã đưa thêm những giải pháp
để giúp cho công trình của họ được an toàn hơn, sạch hơn, và được coi là nơi có
môi trường làm việc, sinh sống và vui chơi thân thiện với môi trường. Hiệu quả của
những tòa nhà xanh là giúp làm giảm mức tiêu thụ điện do sử dụng năng lượng tự
nhiên, nguồn nước tưới tiêu, giảm rác thải do quá trình tái chế và tái sử dụng các
chất gây ô nhiễm.
1.2.5 Áp dụng thuế xanh
Thuế xanh (còn gọi là "thuế môi trường" hoặc "thuế ô nhiễm") là loại thuế đặc
biệt đánh trên việc tiêu thụ các chất gây ô nhiễm môi trường hoặc hàng hoá có sử
dụng sản xuất các chất ô nhiễm. Lý thuyết kinh tế cho rằng đánh thuế đối với lượng
khí thải gây ô nhiễm môi trường sẽ làm giảm tác hại môi trường theo cách thức ít


×