Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

luận văn thạc sĩ kinh tế xanh trên thế giới và triển vọng phát triển tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.48 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KINH TẾ XANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRIỂN VỌNG
PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

NGÔ THỊ HỒNG HẠNH

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KINH TẾ XANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRIỂN VỌNG
PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8310106

Họ và tên: Ngô Thị Hồng Hạnh
Người hướng dẫn: TS Mai Nguyên Ngọc

Hà Nội - 2019



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Kinh tế Xanh trên thế giới và triển vọng phát triển
tại Việt Nam” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được đưa ra dựa trên cơ sở
tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu tại Việt Nam. Các số liệu là trung thực và
chưa được công bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2019
Tác giả

Ngô Thị Hồng Hạnh


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại
thương, Phòng Đào tạo và Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô
giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn TS.
Mai Nguyên Ngọc, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thiện đề tài.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện
không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý
kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngô Thị Hồng Hạnh


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................... ii
DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT...................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ................................................................................................. ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ........................................................................................ ix
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ XANH.................................................. 6
1.1. Tổng quan về kinh tế xanh.................................................................................................. 6
1.1.1 Khái niệm kinh tế xanh...................................................................................................... 6
1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến kinh tế xanh............................................................ 9
1.2 Các lĩnh vực của nền kinh tế xanh.............................................................................. 20
1.3 Vai trò của Kinh tế xanh đối với phát triển kinh tế, xã hội.................................... 23
1.3.1 Đối với vấn đề phát triển bền vững............................................................................ 23
1.3.2 Đối với tăng trưởng kinh tế............................................................................................ 23
1.3.3 Đối với thị trường lao động........................................................................................... 24
1.3.4 Đối với môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.......................................... 24
1.3.5 Đối với lối sống văn minh đô thị................................................................................. 25
Kết luận chương 1........................................................................................................................ 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH TRÊN THẾ
GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM................................................................................. 27
2.1. Nhu cầu phát triển kinh tế xanh trên thế giới hiện nay.......................................... 27
2.2 Thực trạng phát triển kinh tế xanh trên thế giới........................................................ 29

2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế xanh ở các nước đang phát triển.......................29
2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xanh ở các nước phát triển.................................. 43
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xanh trên thế giới và bài học cho Việt
Nam.................................................................................................................................................... 58
2.3.1. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xanh trên thế giới.................................. 58
2.3.2. Bài học phát triển kinh tế xanh cho Việt Nam....................................................... 67
Kết luận chương 2........................................................................................................................ 72
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ...........73
XANH Ở VIỆT NAM.................................................................................................................... 73
3.1. Triển vọng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.....73


iv
3.1.1. Nhận thức về phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam................................................ 73
3.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam.................................................. 76
3.1.3. Những cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam ..79
3.2. Các giải pháp phát triển kinh tế xanh của Việt Nam.............................................. 84
3.2.1. Thiết lập các cơ sở pháp lý cho phát triển kinh tế xanh..................................... 84
3.2.2. Phát triển kinh tế xanh cần sự đồng thuận cao của người dân........................ 86
3.2.3. Đảm bảo tài chính cho phát triển kinh tế xanh...................................................... 88
3.2.4. Chú trọng đến hiệu quả kinh tế của các chính sách phát triển kinh tế xanh
.............................................................................................................................................................. 89

3.2.5. Các giải pháp khác........................................................................................................... 91
Kết luận chương 3........................................................................................................................ 96
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 97
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 97


v

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam khá cao, liên tục, ổn định và bảo đảm mọi người dân được
hưởng lợi từ quá trình phát triển. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình
quân 5 năm (2011 - 2015) đạt trên 5,9%/năm; năm 2016 đạt 6,21%; năm 2017 đạt
6,81%; năm 2018 là 7,08%. Việt Nam đã giảm tỷ lệ nghèo cùng cực từ gần 60% trong
những năm 1990 xuống dưới 3% năm 2018. Đây là thành công rất ấn tượng và là niềm
tự hào của Việt Nam. Về cơ bản, để thịnh vượng về kinh tế gắn với đảm bảo công bằng
và hòa nhập xã hội trong bối cảnh tình hình mới, Đại hội lần thứ XII của Đảng đã xác
định một trong những hướng đi đó là phát triển kinh tế xanh.

Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, phát triển kinh tế xanh là một xu thế
tất yếu. Để thực hiện kinh tế xanh, một trong những công cụ quan trọng là đẩy mạnh
công tác truyền thông phát triển nền kinh tế xanh gắn liền với bảo vệ môi trường,
phát triển công nghệ sản xuất sạch và năng lượng sạch nhằm nhanh chóng đạt được
mức tăng trưởng kinh tế bền vững.
Ở Việt Nam, do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, nền kinh tế
phát triển theo chiều rộng là chủ yếu, sử dụng nhiều yếu tố đầu vào cho quá trình
phát triển. Công tác truyền thông chưa thực sự chú ý nhiều đến việc tuyên truyền
phát triển kinh tế theo chiều sâu, phát triển kinh tế cần gắn chặt với bảo vệ môi
trường và xã hội. Trong tình hình mới, việc chuyển đổi phương thức phát triển,
hướng tới phát triển kinh tế xanh là hướng tiếp cận phù hợp. Xuất phát từ vấn đề đó,
tác giả đã chọn đề tài “Kinh tế Xanh trên thế giới và triển vọng phát triển tại Việt
Nam” với mong muốn tìm hiểu những kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh ở một số
nước trên thế giới, từ đó đưa ra những nhận định về triển vọng và giải pháp cho phát
triển kinh tế xanh tại Việt Nam trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra luận văn đã thực hiện nghiên cứu các
vấn đề sau:
Một là, luận văn đã thực hiện nghiên cứu khái niệm về kinh tế xanh và một
số khái niệm liên quan đến kinh tế xanh (tăng trưởng xanh, việc làm xanh, phát triển

kinh tế xanh, phát triển bền vững), đồng thời chỉ ra được sự khác nhau giữa tăng


vi
trưởng xanh, kinh tế xanh và phát triển bền vững. Ngoài ra trong chương 1, luận văn
còn nêu ra những lĩnh vực của kinh tế xanh và vai trò của kinh tế xanh đối với phát
triển kinh tế - xã hội. Lý luận chương 1 sẽ là tiền đề để phân tích thực trạng kinh tế
xanh trên thế giới ở chương 2, thực trạng kinh tế xanh ở Việt Nam và giải pháp phát
triển kinh tế xanh ở Việt Nam tại chương 3.
Hai là, luận văn đã thực hiện nghiên cứu về xu hướng phát triển kinh tế xanh
trên thế giới. Mặt khác luận văn cũng thực hiện nghiên cứu thực trạng phát triển
kinh tế xanh của một số quốc gia phát triển và đang phát triển, từ đó đưa ra những
đánh giá về kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân trong phát triển kinh tế xanh, và
rút ra bài học cho phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam.
Bà là, luận văn thực hiện nghiên cứu triển vọng phát triển kinh tế xanh ở Việt
Nam và đề ra các giải pháp phát triển kinh tế xanh của Việt Nam trong thời gian tới.


vii
DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

APEC

Asia-Pacific Economic
Cooperation


Hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh
tế Châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN

Association of
East Asian

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEM

The Asia-Europe
meeting

Hội nghị cấp cao Á-Âu

BRT

Bus Rapid Transit

Hệ thống xe buýt trung chuyển
nhanh

CDM

Clean Development
Mechanism


Cơ chế phát triển sạch

FDI

Foreign
Investment

Đầu tư trực tiếp nước
ngoài

FIT

Feed in Tariff

Thuế tái tạo

GDP

Gross Domestic Product

Tông sản

South

Direct

IPPUC
LCA

phẩm quốc nội


Viện nghiên cứu và quy hoạch
đô thị Curitiba ( Brasil)
Life-cycle Assessment

Phương pháp Đánh giá chu kỳ
vòng đời

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

NDT

Nhân dân tệ

NDRC

National
Development
and Reform Commission

Ủy ban Quốc gia về Phát triển và
Cải cách

OECD


Organization for
Economic Cooperation

Tổ chức
Hợp tác và
Phát triển kinh tế

and Development
R&D

Research

and

Hoạt động Nghiên cứu và Phát


viii
Development

triển

TNC

Transnation Corporations

Công ty xuyên quốc gia

UNEP


United Nations
Environment

Chương
trình Môi trường
Liên Hiệp Quốc

Programme
UNDTAC

United Nations Conference Diễn đàn Thương mại và Phát
on Trade and Development triển Liên Hiệp quốc

UNFCCC

United Nations Framework
Convention on Climate
Change

Công ước khung của Liên hiệp
quốc về biến đổi khí hậu


ix
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang

Bảng 1.1: Việc làm xanh tại các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực của nền
kinh tế xanh....................................................................................................................................... 16

Bảng 2.1: Mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo của Trung Quốc....................... 31
Bảng 2.2: Chứng nhận sản phẩm thân thiện với môi trường của Hàn Quốc.. 57
Bảng 2.3: Tỷ lệ phần trăm đầu tư “xanh” trong tổng giá trị gói kích thích
kinh tế.................................................................................................................................................... 66
Bảng 3.1: Phát thải CO2 giai đoạn 2010 – 2030............................................................ 77

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1: Ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong nền kinh tế truyền thống ....... 9
Hình 1.2: Ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong nền kinh tế xanh............... 9
Hình 1.3: Sơ đồ phát triển bền vững (A) và Kinh tế xanh, con đường phát triển bển
vững (B) .................................................................................................................... 15
Hình 1.4: Các lĩnh vực của nền kinh tế xanh ........................................................... 23
Hình 1.5: Dự báo xu thế về tỉ lệ tăng trưởng GDP thường niên .............................. 24
Hình 1.6. Tóm tắt vai trò của kinh tế xanh đối với tăng trưởng và phát triển ......... 26
Hình 2.1 Dự báo công suất điện tái tạo của Mỹ trong 4 khu vực trọng điểm đến
2035 .............................................................................................................................46


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh
tế, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong khi đó, nền
kinh tế phổ biến hiện nay là nền kinh tế nâu, gắn liền với khai thác và sử dụng tài
nguyên hóa thạch. Sự bùng nổ về kinh tế mang lại nhiều lợi ít nhưng lại không bền
vững do hai yếu tố môi trường và xã hội không được quan tâm. Chính vì vậy,
chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đưa ra mô hình kinh tế xanh (mô
hình kinh tế bền vững) vừa đảm bảo phát triển kinh tế theo chiều sâu, nâng cao chất
lượng kinh tế, vừa bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng môi trường. Trong bối

cảnh phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, kinh tế xanh đang là xu hướng mới mà
các quốc gia trên thế giới mong đợi.
Vấn đề sử dụng năng lượng, phát thải khí nhà kính, ô nhiễm môi trường trên
diện rộng tại Việt Nam đã và đang diễn ra hết sức phức tạp, nhất là trong bối cảnh
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang phát triển
mạnh mẽ. Bên cạnh đó, những vấn đề nội tại trong việc phát triển kinh tế của một số
nước, đặc biệt là nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam còn thể hiện rõ ở các
mặt: Đối mặt với thách thức về gia tăng dân số, hệ sinh thái tự nhiên đang bị tổn
thương và suy giảm nghiêm trọng, hoạt động nông nghiệp thiếu bền vững…
Tất cả những hiện trạng báo động mà Việt Nam gặp phải cho thấy, để giải
quyết được bài toán khó về vấn đề phát triển kinh tế theo hướng phát triển bền
vững, cũng như hướng giải quyết trong tương lai, việc nghiên cứu kinh nghiệm phát
triển kinh tế của một số quốc gia thành công trong chiến lược kinh tế xanh, từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam một cách có hệ thống và khoa
học là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu đó, tác giả đã chọn đề tài “Kinh tế Xanh trên thế giới và
triển vọng phát triển tại Việt Nam” với mục đích tìm hiểu những kinh nghiệm phát
triển kinh tế xanh ở một số nước trên thế giới, từ đó đưa ra những nhận định về triển
vọng và giải pháp cho phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam thời gian tới.


2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế xanh trong thời đại mới,
đã có không ít những bài viết và những bài báo, luận án, công trình nghiên cứu về
vấn đề này. Có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Choi Yeon Ok (2012),“ Korea’s Green Growth based on OECD Green
Growth Indicators” (tạm dịch “Tăng trưởng xanh Hàn Quốc dựa trên các chỉ số
tăng trưởng xanh của OECD”) đã đưa ra khái niệm về tăng trưởng xanh, các chỉ số
tăng trưởng xanh của OECD, và tổng quan về tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc.

Nghiên cứu đã phân tích các chỉ số liên quan đến tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc như
các chỉ số hiệu suất môi trường và tài nguyên, các chỉ số về các chính sách kinh tế
như chi tiêu chính phủ cho hoạt động R&D, ODA cho tăng trưởng xanh và đề tài
cũng đề cập đến việc đánh thuế môi trường trên tổng thu nhập,v.v… Tuy nhiên đề
tài vẫn tồn tại một số hạn chế như mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các con số thống
kê đối với từng chỉ số liên quan đến tăng trưởng xanh mà chưa đưa ra những phân
tích chuyên sâu về quá trình thực hiện tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc.
Kennet, Miriam (2007), “Green Economics: An Introduction to Progressive
Economics” (tạm dịch: “Kinh tế xanh: Giới thiệu về xu hướng kinh tế mới”, trong
bài viết tác giả đã giới thiệu một cách tổng quan về phát triển kinh tế xanh – một xu
thế tất yếu của nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, bài viết này đã giúp cho người đọc
có một nhận định tổng quan về phát triển kinh tế xanh trên thế giới bằng cách đưa ra
các mô hình phát triển kinh tế xanh đã và đang được áp dụng ở một số nước.
David William Pearce, Anil Markandya và Edward Barbier (1989) ,
“Blueprint for a Green Economy” (tạm dịch: Kế hoạch thực hiện Kinh tế xanh”) đã
chỉ ra sự ô nhiễm đang đe dọa cuộc sống chúng ta và cho thấy cách các chính phủ
có thể thực hiện để giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời phát triển kinh tế bền
vững.
Edward B. Barbier (2005), “Natural Resources and Economic Development”
(Cambridge University Press, Cambridge) (tạm dịch: Phát triển kinh tế và các
nguồn lực tự nhiên”) đã khám phá một nghịch lý quan trọng: “Tại sao khai thác tài
nguyên thiên nhiên lại không mang lại lợi ích kinh tế lớn cho các nền


3
kinh tế nghèo tại châu Phi, châu Á và Mĩ Latinh?”. Barbier xem các nghịch lý này
qua các ví dụ lịch sử, các lý thuyết hiện hành và các mô hình thực nghiệm suy thoái
đất và sử dụng nước…Từ đó, ông đã đề xuất các biện pháp, chính sách, thể chế cần
thiết cho sự thành công của các nước đang phát triển dựa vào tài nguyên thiên
nhiên và chính sách phát triển nền kinh tế xanh bền vững.

Tại Việt Nam, cũng đã có một số nhà nghiên cứu quan tâm về kinh tế xanh
với đó là các báo cáo khoa học được ra đời. Có thể kể ra:
Nguyễn Trung Đức (2015), “Tăng trưởng xanh ở Ấn Độ”, Tuy nhiên, do giới
hạn trong phạm vi một bài báo và công trình nghiên cứu khoa học nên những bài
viết đó mới đề cập đến một hoặc một vài khía cạnh nào đó của kinh tế Ấn Độ.
Đề tài nghiên cứu cấp bộ của Nguyễn Xuân Thắng (2013), “Quá trình
chuyển đổi sang nền kinh tế xanh: Kinh nghiệm của Hàn Quốc và một số gợi mở
cho Việt Nam” đã tập trung tìm hiểu và luận giải quá trình chuyển đổi sang nền kinh
tế xanh trên thế giới thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu, tìm hiểu kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế
xanh và rút ra một số gợi mở cho việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu
trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng phát triển xanh.
Nghiên cứu của Phạm Huy Thông, Phạm Thành Trung (2016), “Nghiên cứu
các chiến lược phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam” cho thấy ngày nay nhân loại đã
đương đầu với cuộc khủng hoảng mới, trong đó khủng hoảng khí hậu (biến đổi khí
hậu) là điều quan trọng nhất. Theo tác giả, trong bối cảnh này, nền kinh tế xanh
được cho là con đường khả thi nhất để đối phó với thay đổi khí hậu và duy trì sự
phát triển bền vững. Việt Nam đã ban hành chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
và sẽ triển khai trên toàn quốc trong thời gian tới. Nghiên cứu đó làm rõ tăng trưởng
xanh không chỉ tạo cơ hội cho Việt Nam thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế với sự phát
triển nhanh chóng và bền vững của đất nước mà còn tạo ra nhiều khó khăn, thách
thức bằng nhiều cách trên con đường hội nhập với xu hướng xanh toàn cầu.
Nghiên cứu của Nguyễn Kim Ngọc (2013), “Phát triển kinh tế xanh ở Trung
Quốc và hàm ý chính sách cho Việt Nam” cho thấy trong mấy thập niên qua, kinh tế
Trung Quốc đã phát triển vượt bậc và hiện là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.


4
Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, kinh tế Trung Quốc phát triển thiếu bền vững:
Thành tựu đạt được không xứng với những vấn đề nảy sinh, như bất bình đẳng xã

hội gia tăng, ô nhiễm môi trường trầm trọng, v.v…Chính vì thế, Chính phủ Trung
Quốc đã và đang thực hiện chiến lược phát triển mới: Phát triển kinh tế xanh nhằm
hướng tới duy trì nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững, đề cao chất lượng
tăng trưởng. Chiến lược phát triển mới của Trung Quốc chuyển từ phương thức phát
triển kinh tế tiêu hao nhiều tài nguyên sang phương thức phát triển kinh tế tiết kiệm
tài nguyên. Bài viết này tập trung phân tích các chính sách phát triển kinh tế xanh ở
Trung Quốc. Trên cơ sở đó đưa ra một số gợi ý chính sách phát triển kinh tế xanh
cho Việt Nam.
Qua tìm hiểu các tài liệu liên quan đến đề tài có thể rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, đã có các công trình nghiên cứu trong nước, nước ngoài của rất
nhiều học giả khác nhau. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chưa hệ thống
một cách khoa học các vấn đề lý luận về kinh tế xanh, số liệu được liệt kê khá nhiều
nhưng còn rời rạc và chưa cập nhật những số liệu mới nhất.
Thứ hai, vấn đề chủ yếu là các bài viết phần lớn mới chỉ đánh giá thành công,
còn hạn chế của việc phát triển kinh tế xanh ở một số quốc gia trên thế giới thì chưa
được các học giả phân tích sâu sắc, toàn diện và có hệ thống.
Thứ ba, về phía Việt Nam, phần lớn các bài viết chưa nghiên cứu một cách
cập nhật, hệ thống toàn diện về kinh tế xanh Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế trong
phát triển kinh tế xanh.
Do vậy, đi sâu nghiên cứu, lựa chọn đề tài: “Kinh tế xanh trên thế giới và
triển vọng phát triển tại Việt Nam” là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn để
giải quyết được các vấn đề đặt ra ở trên. Đồng thời có thể khẳng định đây là đề tài
đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, cập nhật, toàn diện về phát triển kinh tế
xanh của một số quốc gia trên thế giới và triển vọng cho Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.

1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xanh trên thế giới, luận văn


nghiên cứu triển vọng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam.


5
3.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung ở trên luận văn thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:

- Nghiên cứu hệ thống hóa lý luận về phát triển kinh tế xanh.
- Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế xanh trên thế giới.
- Triển vọng và giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển kinh tế xanh trên thế giới, triển vọng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu phân tích phát triển kinh tế xanh
ở một số nền kinh tế điển hình trên thế giới và phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam.
Về thời gian: Nghiên cứu phát triển kinh tế xanh ở một số nền kinh tế điển hình
trên thế giới và phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2018.

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, tổng
hợp. Đây là một trong các phương pháp thu thập thông tin trong điều tra xã hội học.
Dựa trên các tài liệu đã có về phát triển kinh tế xanh của một số quốc gia trên thế
giới cũng như cách tính các chỉ số tổng hợp, để đưa ra cái nhìn tổng quát về đối
tượng nghiên cứu.
Trong luận văn tác giả còn sử dụng các nguồn tài liệu của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Tổng cục Thống kê Việt Nam, Bộ Tài chính, v.v…
6. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng
biểu đồ, sơ đồ, tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kinh tế xanh.
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế xanh trên thế giới và ở Việt Nam.
Chương 3: Triển vọng và giải pháp phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam.


6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ XANH
1.1. Tổng quan về kinh tế xanh
1.1.1 Khái niệm kinh tế xanh
Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng như:
Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 – 2009; khủng
hoảng về khí hậu và đa dạng sinh học, tình trạng thiếu nước sạch, gia tăng phát thải
gây hiệu ứng nhà kính và mất cân bằng sinh thái, khủng hoảng nhiên liệu với cú
sốc giá nhiên liệu năm 2007 – 2008; khủng hoảng lương thực với giá lương thực
thực phẩm tăng cao và tình trạng thiếu lương thực tại một số khu vực, năm 2008,
chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) đề xuất ý tưởng kinh tế xanh,
hay còn được gọi với tên quốc tế là Green economy (GE).
Ngày môi trường thế giới 5/6/2012 với chủ đề “Kinh tế xanh: Có vai trò của
bạn”, kinh tế xanh được coi như bước phát triển mới của thế kỷ 21 với nền kinh tế
phát triển bền vững, ít carbon và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Theo bài viết: “ECO Canada Labour Market research, Defining the Green
Economy” (tạm dịch “Nghiên cứu thị trường lao động Canada ECO, xác định nền
kinh tế xanh” trên ECO Canada định nghĩa “Kinh tế xanh là tổng hợp các hoạt
động với mục đích chính là giảm thiểu các hoạt động tiêu thụ tài nguyên, khí thải
độc hại và giảm thiểu tối đa các tác động tới môi trường. Kinh tế xanh tập trung
vào các yếu tố đầu vào, các hoạt động, kết quả đầu ra trong quá trình sản xuất các
sản phẩm, dịch vụ xanh”.
Karen Chapple (2008), “Defining the Green Economy: A Primer on Green

Economic Development” (tạm dịch “Xác định nền kinh tế xanh: Nền tảng cho sự
phát triển kinh tế xanh”), có định nghĩa kinh tế xanh như sau: “Kinh tế xanh là một
nền kinh tế năng lượng sạch, bao gồm 4 lĩnh vực chủ yếu là năng lượng tái tạo,
công trình xanh và công nghệ hiệu quả về năng lượng; cơ sở hạ tầng và giao thông
hiệu quả về năng lượng, tái chế và biến chất thải thành năng lượng”.
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) định nghĩa “kinh tế xanh”
(Green Economy) “là một nền kinh tế hướng tới mục tiêu cải thiện đời sống của
con người và tài sản xã hội, đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi
trường và sự khan hiếm tài nguyên”.


7
Khái niệm kinh tế xanh lần đầu tiên được UNEP đưa ra đề cập tới 3 trụ cột
chính đó là kinh tế, xã hội và môi trường. Theo PGS.TS. Bùi Cách Tuyến, Thứ
trưởng kiêm tổng cục trưởng tổng cục môi trường tại hội nghị Liên hợp quốc về
phát triển bền vững năm 2012: Tương lai mà chúng ta mong muốn từ ngày 1322/6/2012, đã khẳng định phát triển kinh tế không còn là mục tiêu duy nhất mà
đồng thời cần phải quan tâm đến ổn định xã hội, bảo vệ môi trường toàn cầu. Kinh
tế xanh được hiểu như một hệ thống kinh tế đặc thù có sự tương hợp với tự nhiên,
thân thiện với môi trường hệ sinh thái và toàn xã hội.
Kinh tế xanh không chỉ tập trung vào khả năng sản xuất năng lượng sạch mà
còn tập trung vào các loại công nghiệp hỗ trợ cho quá trình sản xuất sạch và phát
triển thị trường sản xuất và tiêu dùng các loại sản phẩm, tiêu hao ít năng lượng. Do
đó, có thể hiểu kinh tế xanh tập trung vào hai vấn đề chính đó là quá trình sản xuất
sạch và quá trình thực hiện tiêu dùng xanh, tiết kiệm năng lượng, thân thiên với
môi trường.
Khái niệm kinh tế xanh mà UNEP đưa ra tập trung vào 2 nội dung chính.
Thứ nhất, nền kinh tế vĩ mô tập trung đầu tư vào sản xuất các sản phẩm và dịch
vụ thân thiện với môi trường (đầu tư xanh). Thứ hai, khuyến khích các nhà hoạch
định chính sách hỗ trợ tăng cường đầu tư xanh. Kinh tế xanh như một kết quả của
việc nâng cao đời sống con người, công bằng xã hội trong khi giảm thiểu đáng kể

rủi ro về môi trường và khan hiếm tài nguyên thiên nhiên. Có thể hiểu, kinh tế
xanh là nền kinh tế ít carbon, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên
nhưng vẫn đảm bảo phát triển và ổn định xã hội. Nói cách khác, mục đích khi các
quốc gia chuyển đổi sang nền kinh tế xanh là cho phép tăng trưởng kinh tế và
phát triển các nguồn đầu tư, trong khi đó chất lượng môi trường tự nhiên và xã
hội vẫn được đảm bảo toàn diện.
Trong nền kinh tế xanh, sự tăng trưởng về thu nhập và việc làm thông qua
đầu tư của nhà nước và tư nhân cho nền kinh tế, làm giảm ô nhiễm môi trường,
bảo vệ tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ
sinh thái. Như vậy, khác với nền kinh tế truyền thống, phát triển kinh tế là trọng
tâm của quá trình tăng trưởng, kinh tế xanh tập trung phát triển đồng thời 3 trụ


8
cột chính đó là phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường nhằm phát
triển một cách toàn diện và bền vững cuộc sống con người, thể hiện mối quan hệ
chặt chẽ giữa 3 trụ cột trên. Có thể thấy rõ được sự khác nhau giữa nền kinh tế
truyền thống và nên kinh tế xanh ở Hình 1.1 và Hình 1.2 dưới đây.

Hình 1.1: Ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi

Hình 1.2: Ba yếu tố kinh tế, xã hội và

trường trong nền kinh tế truyền thống

môi trường trong nền kinh tế xanh

Kinh tế xanh phải là nền kinh tế lấy con người làm trung tâm, trong đó chính
sách tạo ra các nguồn lực mới về tăng trưởng kinh tế bền vững và bình đẳng. Theo
phân tích của Huyền Minh năm 2012 trong bài viết “Hướng tới một nền Kinh tế

Xanh: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam” trên báo Tạp chí Cộng sản đã viết:
“Thúc đẩy nền kinh tế xanh và cải tổ quản lý môi trường là hai nhân tố căn bản
bảo đảm tiến trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn cầu”.
Sự đầu tư cho nền kinh tế xanh cũng cần chú ý tới nhóm người nghèo bởi sinh kế
và an sinh của họ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và họ là những đối tượng dễ bị tổn
thương do tác động của thiên tai và sự biến đổi khí hậu.
Một số yếu tố chính của kinh tế xanh đó là: phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo;
sử dụng năng lượng hiệu quả; giảm thiểu và xử lý chất thải; bảo tồn và khai thác bền
vững các nguồn tài nguyên, tạo ra công việc ổn định; an toàn cho người dân. Theo
Green Economy Group, nền kinh tế xanh phải đảm bảo các đặc điểm sau:

Thứ nhất, nền kinh tế có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, sử dụng nguồn
năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tối thiểu lượng carbon xả ra môi trường;
Thứ hai, hệ thống xử lý nguồn nước, chất thải và nước thải được xây dựng
và vận hành dựa trên cơ sở bền vững lâu dài;


9
Thứ ba, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái, rừng tự nhiên thông
qua việc tạo ra các mô hình quản lý thị trường, các mô hình kinh doanh bền vững;
Thứ tư, nền kinh tế phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu cấp địa
phương, khu vực và toàn cầu.
Thứ năm, Đảm bảo sự cân đối trong nguồn thu ngân sách để đầu tư hiệu quả
cho các lĩnh vực bảo trợ xã hội, xoá đói giảm nghèo, đồng thời thúc đẩy tạo việc
làm và các cơ hội cho người nghèo tham gia các lĩnh vực kinh tế.
Về các khái niệm kinh tế xanh có nhiều định nghĩa, tựu trung các quan
điểm, nhận thức thống nhất là: Kinh tế xanh cùng với phát triển xã hội và bảo vệ
môi trường là ba trụ cột của phát triển bền vững và là sự lựa chọn tốt nhất cho sự
phát triển bền vững của các quốc gia. Kinh tế xanh là nền kinh tế thân thiện với
môi trường, dựa vào năng lượng sạch, giảm phát thải khí nhà kính để giảm thiểu

biến đổi khí hậu; là nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu, hao tổn ít nhiên liệu,
đổi mới công nghệ, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái; hướng đến mục
đích là tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo và phát triển công bằng.
1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến kinh tế xanh
1.1.2.1 Khái niệm Tăng trưởng xanh (Green Growth)
Khái niệm “kinh tế xanh” cho đến nay còn nhiều cách hiểu và cách gọi khác
nhau. Ngoài khái niệm “kinh tế xanh”, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển
còn quan tâm hơn tới khái niệm “tăng trưởng xanh” do mục đích tăng trưởng luôn
được đặt lên hàng đầu đối với các nền kinh tế này.
Xét về mặt học thuật, Paul Ekins là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “tăng
trưởng xanh” (green growth) vào năm 2000. Theo Paul Ekins, tăng trưởng xanh là
tăng trưởng kinh tế bền vững về mặt môi trường, gắn tăng trưởng kinh tế với bảo
tồn các hệ sinh thái, đảm bảo sức khoẻ, phúc lợi và chất lượng cuộc sống. Năm
2005, Uỷ ban kinh tế xã hội Châu Á – Thái Bình Dương của Liên hợp quốc
(UNESCAP) đưa ra khái niệm tăng trưởng xanh như sau: tăng trưởng xanh là việc
giảm đói nghèo thông qua tăng trưởng và bảo vệ môi trường, thông qua tăng cường
hiệu quả sinh thái. UNESCAP đã đưa ra nhiều biện pháp để thực hiện tăng trưởng


10
xanh như: cải cách thuế xanh, hình thành nguồn vốn xã hội thân thiện với môi
trường, quản lý nguồn cung năng lượng, hình thành các thị trường xanh và các
doanh nghiệp xanh.
Năm 2009, Hội đồng bộ trưởng của OECD đã đưa ra tuyên bố tăng trưởng
xanh (green growth declaration). Trong Tuyên bố này, tăng trưởng xanh được định
nghĩa là: thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong khi vẫn đảm bảo tính bền
vững về các nguồn tài nguyên và các dịch vụ môi trường. Năm 2011, OECD cho
rằng để đạt được tăng trưởng xanh cần phải giải quyết những thách thức về kinh tế
và môi trường, khai thác các nguồn lực mới cho tăng trưởng thông qua các kênh
như cải thiện năng suất lao động, phát huy sáng kiến, hình thành thị trường mới, tạo

dựng một chính phủ có trách nhiệm để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, ổn định kinh
tế vĩ mô...
Tổ chức sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên hợp quốc (GEI) cho rằng: Phát
triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, thông qua quá trình tái cơ cấu nền kinh tế
và cơ sở hạ tầng, với mong muốn thu được kết quả toàn diện hơn từ các nguồn đầu
tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính. Đồng thời giảm thiểu tối đa hiệu ứng nhà
kính, sử dụng và khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tạo ra ít chất thải
nhằm bảo vệ môi trường và giảm thiểu sự mất công bằng trong xã hội.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) tăng trưởng xanh là đẩy
mạnh phát triển kinh tế và tăng trưởng, đồng thời nguồn tài sản tự nhiên không bị
dần cạn kiệt và an toàn với môi trường, nhằm đảm bảo nguồn cung cấp cần thiết cho
cuộc sống con người. Để thực hiện điều này, việc đầu tư và đổi mới cần phải có
nhân tố tác động từ các chiến lược của tăng trưởng xanh nhằm tiến đến sự phát triển
toàn diện và bền vững, thúc đẩy và tạo dựng thêm nhiều cơ hội kinh tế mới.
Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng
gắn với việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
và hạn chế các tác động xấu của môi trường đến con người.
Theo Ủy ban Liên hợp quốc về Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á – Thái
Bình Dương (UNESCAP), có 6 nội dung chính của tăng trưởng xanh đó là: (i) sản
xuất và tiêu dùng bền vững; (ii) xanh hóa thị trường và các hoạt động sản xuất kinh


11
doanh; (iii) xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững; (iv) cải tổ thuế và ngân sách xanh; (v)
đầu tư/bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái; (vi) xây dựng và thực hiện các
chỉ số hiệu quả về sinh thái. Ngoài ra, các nguyên tắc đối với tăng trưởng xanh bao
gồm: Tăng trưởng xanh phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua chỉ tiêu
gia tăng của GDP gắn liền với đảm bảo phúc lợi xã hội, phân phối công bằng giữa
các tầng lớp dân cư; tăng trưởng xanh phải đảm bảo hiệu quả sinh thái của tăng
trưởng kinh tế; tăng trưởng xanh phải kiểm soát ô nhiễm môi trường, đạt được các

mục tiêu về môi trường thông qua cải thiện điều kiện sản xuất và tiêu dùng.
Tại Việt Nam, thì quan điểm tăng trưởng xanh được quy định tại quyết định
số 1393/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hàng ngày 25/09/2012 về việc phê
duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh như sau:
- Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững,
đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực
hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
- Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc
làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
- Tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử
dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng
cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế.
- Tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại, phù
hợp với điều kiện Việt Nam.
- Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính
quyền, các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội.
Mục tiêu chung của tăng trưởng xanh là tiến tới nền kinh tế carbon thấp, làm
giàu vốn tự nhiên, giảm khả năng phát thải. Điều này trở thành tiêu chí bắt buộc
trong phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng xanh có mục tiêu cụ thể như sau:
- Tái cấu trúc hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành
kinh tế hiện có và khuyến khích các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và
tài nguyên với giá trị gia tăng cao;


12
- Nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả
tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, góp
phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu;
- Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống lành mạnh, thân thiện với
môi trường thông qua việc tạo ra nhiều việc làm xanh.

1.1.2.2 Khái niệm về phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi vào năm 1987, trong
báo cáo “Tương lai của chúng ta” (Our common future) của Ủy ban Môi trường và
phát triển thế giới (WCED) tại Liên hợp quốc, “phát triển bền vững” được định
nghĩa “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây
trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Nói cách khác, phát
triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và
môi trường được bảo vệ, giữ gìn. Định nghĩa này được nhiều tổ chức và quốc gia
trên thế giới thừa nhận và được sử dụng rộng rãi vì nó mang tính khái quát cao về
mối quan hệ dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội – môi trường, từ đó tạo ra
phát triển bền vững.
Theo Ngân hàng phát triển châu Á (ADB): “Phát triển bền vững là một loại
hình phát triển mới, lồng ghép một quá trình sản xuất với bảo toàn tài nguyên và nâng
cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế
hệ hiện tại và không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của
các thế hệ tương lai”. Định nghĩa này đã đề cập cụ thể hơn về mối quan hệ ràng buộc
giữa khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại với hệ quả đáp ứng nhu cầu tương lai, thông
qua phương thức phát triển kinh tế - xã hội nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Mục tiêu của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu
có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của con người, sự đồng thuận của xã hội
và là sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; hay nói cách khác đó là sự phát triển
hài hòa cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường ở các thế hệ nhằm không ngừng
nâng cao chất lượng sống của con người:
(i)

Phát triển bền vững về mặt kinh tế phải có thể tạo ra hàng hóa và dịch



13
vụ một cách liên tục, với mức độ có thể kiểm soát của Chính phủ và nợ nước ngoài,
tránh sự mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ;
(ii)

Phát triển bền vững về mặt xã hội phải đạt được sự công bằng trong

phân phối, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh hay những vận
động tiềm ẩn của môi trường và việc khai thác các nguồn lực không tái tạo không
vượt quá mức độ đầu tư cho sự thay thế một cách đầy đủ, điều này bao gồm việc
duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác.
* Sự khác biệt giữa tăng trưởng xanh, kinh tế xanh và phát triển bền vững
Từ các khái niệm đã nêu, có thể thấy có những sự khác biệt giữa tăng trưởng
xanh, kinh tế xanh về giá trị, ý nghĩa và mục tiêu. Kinh tế xanh được quan niệm là
đạt được sự phát triển kinh tế ổn định, khắc phục những thiếu sót do nền kinh tế
truyền thống mang lại. Kinh tế xanh là một khái niệm mang nghĩa rộng, bao hàm
việc chuyển đổi từ nền kinh tế sử dụng nhiều nguyên liệu hoá thạch sang nền kinh tế
tiết kiệm tài nguyên, từ đó cải thiện phúc lợi và công bằng xã hội và giảm thiểu
những rủi ro về môi trường. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế truyền
thống sang nền kinh tế xanh có thể đạt được thông qua đầu tư xanh, tạo việc làm
xanh, thị trường xanh. Mục tiêu rõ ràng của kinh tế xanh là xoá đói giảm nghèo và
giảm thiểu các tác động bất lợi từ ô nhiễm môi trường.
Trong khi đó, tăng trưởng xanh được quan niệm theo nghĩa hẹp hơn, liên
quan chủ yếu đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là các yếu tố đầu vào của tăng trưởng
và các chính sách thúc đẩy tăng trưởng. Quá trình đạt được tăng trưởng xanh có thể
được thực hiện thông qua việc đánh giá vai trò của nhân tố sản xuất, các yếu tố
chính sách và thể chế, trình độ phát triển, nguồn lực phát triển và sức ép về môi
trường. Tăng trưởng xanh liên quan đến hiệu quả chính sách, hiệu quả sử dụng và
quản lý nguồn lực, cũng như hiệu quả phân bổ và sử dụng ngân sách.

Khái niệm kinh tế xanh cũng không thể thay thế cho khái niệm “phát triển bền
vững”, nhưng nó ngày càng được công nhận là mô hình phù hợp làm nền tảng cho phát
triển bền vững. Nói cách khác, kinh tế xanh không thay thế phát triển bền vững mà là
chiến lược kinh tế để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (Hình 1.3)


14

(A)
(B)
Hình 1.3: Sơ đồ phát triển bền vững (A) và kinh tế xanh, con đường phát triển
bển vững (B)
(Nguồn: European Environment Agency, eea.europa.eu.)
Theo Hình 1.3 có thể thấy kinh tế xanh là một nền kinh tế hay một mô hình phát
triển kinh tế dựa trên phát triển bền vững và kinh tế học sinh thái. Các hoạt động trong
nền kinh tế xanh tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị có ích lợi, hướng đến phát triển cuộc sống
của cộng đồng xã hội con người (đặc biệt là yếu tố văn hoá) và công bằng xã hội, đồng
thời những hoạt động này thân thiện với môi trường (thành tố quan trọng nhất). Ba yếu
tố này đạt được trạng thái cân bằng sẽ thoả mãn tính bền vững.

Khái niệm kinh tế xanh nhằm hướng tới một sự chuyển dịch cơ cấu theo
hướng thân thiện với môi trường, nhưng khác với khái niệm phát triển bền vững,
khái niệm kinh tế xanh giải quyết trực tiếp các vấn đề liên quan đến tăng trưởng
kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Có nghĩa là kinh tế xanh tập trung vào các
nhóm vấn đề nhỏ hơn nội hàm của khái niệm phát triển bền vững (nghĩa là tập trung
vào các yếu tố cấu thành “xanh” của nền kinh tế). Kinh tế xanh chỉ tập trung vào các
yếu tố sử dụng môi trường và có những tác động trực tiếp đến môi trường, đưa ra
các giải pháp liên quan đến các cuộc khủng hoảng kinh tế do nền kinh tế truyền
thống mang lại. Trong khi đó khái niệm phát triển bền vững có nội hàm rộng hơn,
bao gồm cả các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường.

Như vậy, việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh được xem là một chiến
lược để các nước hướng tới phát triển bền vững, trong đó phát triển kinh tế, phát
triển xã hội và bảo vệ môi trường được bảo đảm cân đối, hài hòa với nhau. Để phát


×