Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Thực trạng mô hình bệnh nhân BHYT chuyển tuyến trong điều trị nội trú theo Quy định của Thông tư số 14/2014/TT-BYT tại Trung tâm y tế Vị Thủy năm 2019.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.6 KB, 41 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, Bộ Y tế phân chia theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật gồm
4 tuyến: Tuyến Trung ương (Phân hạng I ), tuyến tỉnh (Phân hạng II), tuyến
huyện (Phân hạng III) và tuyến cơ sở (Phân hạng IV) [3]. Trong đó, tuyến
Trung ương chỉ đạo tuyến tỉnh, tuyến tỉnh chỉ đạo tuyến huyện, tuyến huyện
chỉ đạo tuyến xã. Với cách phân tuyến chuyên môn, kỹ thuật như vậy, trong
quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh, nếu bệnh của người bệnh không
phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị; danh mục kỹ thuật của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh đã được phê duyệt hoặc phù hợp nhưng do điều kiện
khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện để chẩn đoán và
điều trị thì sẽ chuyển người bệnh lên tuyến liền kề có đủ điều kiện chẩn đoán
và điều trị hoặc theo trình tự: Phân hạng IV chuyển lên Phân hạng III; Phân
hạng III chuyển lên Phân hạng II; Phân hạng II chuyển lên Phân hạng I [4].
Theo Báo cáo tổng quan ngành y tế nhận định: Xã hội càng phát triển thì nhu
cầu về khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao, chuyên môn kỹ thuật
của các tuyến huyện, tỉnh.....chưa tương xứng với quá trình phát triển của xã
hội. Do đó, tình trạng chuyển tuyến ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng quá
tải cho các bệnh viện tuyến trên. [1]
Trung tâm y tế Vị Thủy theo phân tuyến chuyên môn, kỹ thuật của Bộ
Y tế là Trung tâm y tế đa chức năng, phân hạng III trực thuộc Sở Y tế Hậu
Giang. Trong những năm gần đây, Ban lãnh đạo TTYT luôn quan tâm và thực
hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tại đơn
vị: Đầu tư xây dựng thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị mới, có chính sách đãi
ngộ phù hơp để thu hút và phát triển nguồn nhân lực,…Qua đó chất lượng
điều trị đã từng bước được cải thiện nhưng vẫn còn tồn tại một số hạng chế,
một trong những hạn chế là tỷ lệ chuyển tuyến tại TTYT vẫn chưa giảm qua
hàng năm. Theo số liệu Báo cáo của Phòng KHNV Trung tâm y tế Vị Thủy



2

năm 2017 số lược chuyển tuyến trong điều trị nội trú lần lượt là: 245; năm
2018 số lược chuyển tuyến trong điều trị nội trú 293 trường hợp.[12]
Từ khi Bộ Y tế ban hành Thông tư số14/2014/TT-BYTQuy định về việc
chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Trung tâm y tế Vị Thủy
chưa thực hiện đánh giá thực trạng mô hình bệnh chuyển tuyến trong điều trị
nội trú theo các nội dung của Thông tư. Trước xu thế chuyển tuyến trong điều
trị nội trú tăng dần qua hàng năm nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Thực trạng mô hình bệnh nhân BHYT chuyển tuyến trong điều trị nội
trú theo Quy định của Thông tư số 14/2014/TT-BYT tại Trung tâm y tế Vị
Thủy năm 2019.
Mục tiêu chung:
Nghiên cứu mô hình bệnh nhân BHYT chuyển tuyến trong điều trị nội
trú theo Quy định của Thông tư số 14/2014/TT-BYT tại Trung tâm y tế Vị
Thủy năm 2019 nhằm từng bước nâng cao chất lượng chuyên môn, giảm số
lượt chuyển tuyến.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định thực trạng mô hình bệnh nhân BHYT chuyển tuyến trong
điều trị nội trú theo Quy định của Thông tư số 14/2014/TT-BYT.
- Xác định các yếu tố liên quan đến bệnh nhân BHYT chuyển tuyến
trong điều trị nội trú theo Quy định của Thông tư số 14/2014/TT-BYT.

CHƯƠNG 1


3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Một số khái niệm

1.1. Danh mục chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh[3]
Theo Thông tư số: 43/2013/TT-BYT của Bộ Y tếvề việc quy định chi
tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh.bao gồm 28 chuyên khoa, chuyên ngành được kết cấu theo bảng sau
đây:
- Tên các chuyên mục kỹ thuật, tên các kỹ thuật.
- Phân tuyến kỹ thuật:
+ Các kỹ thuật thực hiện tại tuyến 1 ( Phân hạng I ).
+ Các kỹ thuật thực hiện tại tuyến 2 ( Phân hạng II ).
+ Các kỹ thuật thực hiện tại tuyến 3 ( Phân hạng III ).
+ Các kỹ thuật thực hiện tại tuyến 4 ( Phân hạng IV ).
- Danh mục kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư này là kỹ thuật
chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện tại Việt Nam.
Một kỹ thuật có thể được nhiều chuyên khoa, chuyên ngành thực hiện, nhưng
trong Thông tư này được sắp xếp ở chuyên khoa, chuyên ngành phù hợp nhất.
- Danh mục kỹ thuật phân theo tuyến chuyên môn kỹ thuật thể hiện mặt
bằng kỹ thuật y tế ở mỗi tuyến chuyên môn kỹ thuật. Cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh phải thực hiện được đa số kỹ thuật theo tuyến chuyên môn kỹ thuật
tương ứng.
- Khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phát triển năng lực chuyên
môn kỹ thuật, thực hiện các kỹ thuật của tuyến trên. Cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh tuyến trên hạn chế thực hiện các kỹ thuật mà cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh tuyến dưới đã thực hiện được.
1.2. Các tuyến chuyên môn kỹ thuật


4

- Tuyến trung ương (tuyến 1) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
sau đây [3]:

+ Bệnh viện hạng đặc biệt;
+ Bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế;
+ Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương hoặc thuộc các Bộ, ngành khác được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến
cuối về chuyên môn kỹ thuật.
- Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tuyến 2) bao gồm các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
+ Bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế;
+ Bệnh viện hạng I, hạng II trực thuộc Sở Y tế hoặc thuộc các Bộ,
ngành khác, trừ Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
- Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (tuyến 3) bao
gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
+ Bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, Trung tâm y tế
huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh ở địa phương.
+ Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh.
- Tuyến xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là tuyến 4) bao gồm các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
+ Trạm y tế xã, phường, thị trấn;
+ Trạm xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;
+ Phòng khám bác sỹ gia đình.
1.3. Phân hạng và chức năng của bệnh viện (Các đơn vị sáp nhập có 2
chức năng điều trị và dự phòng gọi là Trung tâm y tế)
Thủ tướng Chính phủ quy định về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự
nghiệp, dịch vụ công lập. Bộ Y tế đã ban hành Thông tư Hướng dẫn tiêu


5

chuẩn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế. Theo đó các đơn vị sự nghiệp y tế

thuộc hệ thống y tế nhà nước đều được xem xét xếp hạng. Cụ thể, Trung tâm
y tế huyện Vị Thủy được xếp phân hạng III. [12]
1.4. Chức năng nhiệm vụ của bệnh viện hạng III
Bệnh viện đa khoa hạng III là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc
Sở Y tế tỉnh.Bệnh viện hạng III có đội ngũ cán bộ chuyên môn, trang thiết bị
và cơ sở hạ tầng phù hợp chức năng nhiệm vụ Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa
bệnh:
- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các đơn
vị y tế cơ sở chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại
trú. Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định Nhà nước.
Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ các bệnh tật thông thường về nội khoa,
ngoại khoa; sản phụ khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa.
- Tổ chức khám giám định sức khoẻ, giám định pháp y khi Hội đồng
giám định y khoa tỉnh, hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu. Tổ chức
chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của Trung tâm y tế.
- Đào tạo cán bộ y tế: Trung tâm y tế là cơ sở thực hành cho các
trường, lớp Trung học y tế. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong
Trung tâm y tế và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn và
kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
- Nghiên cứu khoa học về y học, tổ chức tổng kết đánh giá các đề tài và
chương trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Nghiên cứu áp dụng y học cổ
truyền và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật, lập kế hoạch và chỉ đạo
tuyến dưới ( Phòng khám đa khoa, Trạm y tế) thực hiện các phác đồ chẩn
đoán và điều trị, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chương
trình y tế Quốc gia, các chương trình y tế địa phương.


6


- Phòng chống dịch bệnh, thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng
bệnh, phòng dịch. Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.
- Hợp tác quốc tế tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và
cá nhân ở ngoài nước theo quy định của Nhà nước.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân
sách của Trung tâm y tế; Từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh,
chữa bệnh.
1.5. Chuyển tuyến điều trị
Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời
đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển
tuyến chuyên môn kỹ thuật.[4]
1.6. Các hình thức chuyển tuyến
- Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:
+ Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự:
Tuyến 4 chuyển lên Tuyến 3, Tuyến 3 chuyển lên Tuyến 2, Tuyến 2 chuyển
lên Tuyến 1;
+ Chuyển người bệnh không theo trình tự quy định tại Điểm a khoản
này nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại
Điểm b khoản 1 Điều 5 thông tư 14/2014/ TT-BYT ngày 14/4/2014.
- Chuyển người bệnh từ Tuyến trên về Tuyến dưới.
- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng
tuyến.
1.7. Điều kiện chuyển tuyến[4]
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên
tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau:


7


+ Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị trong Danh
mục kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền về Y tế phê duyệt, hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán
và điều trị, Danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng do
điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để
chẩn đoán và điều trị;
+ Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền về Y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề
không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến
dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;
+ Trước khi chuyển tuyến người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ
định chuyển tuyến trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến trên về
tuyến dưới phù hợp khi người bệnh đã được chẩn đoán và điều trị qua giai
đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị
ở tuyến dưới.
- Điều kiện chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
cùng tuyến:
+ Bệnh không phù hợp với danh mục kỹthuật của các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về Y tế phê duyệt hoặc
bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về Y tế phê duyệt nhưng do điều kiện
khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán
và điều trị.
+ Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh cùng tuyến dự kiến chuyển đến đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền về Y tế phê duyệt.


8


- Chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên các địa bàn
giáp ranh để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho người bệnh:
+ Giám đốc Sở Y tế hướng dẫn cụ thể việc chuyển tuyến đối với các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn giáp ranh trong tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương thuộc thẩm quyền quản lý.
+ Giám đốc các Sở Y tế thống nhất, phối hợp cụ thể việc chuyển tuyến
đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn giáp ranh giữa các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương thuộc thẩm quyền quản lý.
1.8. Chuyển đúng tuyến, vượt tuyến:
- Chuyển đúng tuyến:
Các trường hợp chuyển người bệnh theo Quy định tại các mục trên của
điều kiện chuyển tuyến gọi là chuyển đúng tuyến.
- Chuyển vượt tuyến:
Các trường hợp chuyển người bệnh không đúng theo các Quy định tại
các mục trên của điều kiện chuyển tuyến gọi là chuyển vượt tuyến.
1.9. Thủ tục chuyển tuyến:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện chuyển tuyến tuân theo các
thủ tục sau [4]:
+ Thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc
người đại diện hợp pháp của người bệnh;
+ Ký giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định;
+ Trường hợp người bệnh cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần
liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển đến, kiểm tra lần cuối
cùng tình trạng người bệnh trước trước khi chuyển, chuẩn bị sẵn sàng phương
tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển.
+ Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh,chữa bệnh



9

chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thểvề tình trạng người bệnh và
những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện
pháp xử trí phù hợp.
+ Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh nơi chuyển đến.
Thông tin về chuyển tuyến được các cơ sở y tế chuyển đi và nơi nhận
người bệnh chuyển đến lưu giữ theo quy định của Bộ Y tế.
1.10. Chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám chữa bệnh
Chỉ đạo tuyến là hoạt động hỗ trợ tuyến dưới của các cơ sở khám bệnh
chữa bệnh tuyến trên về chuyên môn, nghiệp vụ trong chăm sóc sức khỏe
nhân dân, đặc biệt là việc thực hiện các kỹ thuật y tế: Đào tạo, chuyển giao kỹ
thuật, hội chẩn, hỗ trợ nhân lực. [6] [7]
Công tác chỉ đạo tuyến là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
ngành Y tế. Trong những năm qua, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở khám chữa
bệnh thực hiện công tác chỉ đạo tuyến nhằm đưa những dịch vụ kỹ thuật y tế
đến gần dân, góp phần thực hiện công bằng và nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Quy chế bệnh viện năm 1997 quy định: Chỉ đạo tuyến về khám chữa bệnh,
phòng bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo là trách nhiệm của bệnh viện.
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đưa dịch vụ kỹ thuật
y tế đến gần nhân dân, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đảm bảo sự
công bằng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và đáp ứng nhu cầu khám bệnh,
chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, giảm tình trạng quá tải cho bệnh viện
tuyến Trung ương, Bộ Y tế luôn quan tâm, chú trọng chỉ đạo thực hiện nhiệm
vụ chỉ đạo tuyến. Trải qua các thời kỳ hình thành, phát triển, ngành y tế luôn
coi chỉ đạo tuyến là một nhiệm vụ quan trọng của các bệnh viện.



10

Thực hiện quản lý chuyển tuyến với quy định cụ thể về thông tin hai
chiều, phản hồi thông tin người bệnh chuyển tuyến, báo cáo chuyển tuyến
giữa tuyến trên và tuyến dưới trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giúp phát
hiện sai sót chuyên môn tuyến dưới, năng lực, trình độ chuyên môn tuyến
dưới từ đó có thể xác định nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực tuyến dưới.
Việc thực hiện tốt thông tin hai chiều trong Hệ thống chuyển tuyến nói riêng,
hoạt động chỉ đạo tuyến nói chung sẽ đảm bảo được mối quan hệ chặt chẽ
giữa các cấp của hệ thống y tế và giúp đảm bảo người dân nhận được sự
chăm sóc tốt nhất ngay tại địa phương. Sự gắn kết của các tuyến y tế trong
hoạt động chỉ đạo tuyến, chuyển tuyến giúp tăng cường hiệu quả của các
nguồn lực của bệnh viện và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, hỗ trợ
cho y tế tuyến dưới nâng cao năng lực và tăng cường tiếp cận chăm sóc chất
lượng tốt hơn.
1.11. Phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ X (ICD – 10) và Bảng phân bệnh
của Bộ y tế[2].
Để tạo tính thống nhất trên toàn thế giới về việc xây dựng các thông tin
y tế, Tổ chức y tế thế giới đã xây dựng bảng phân loại quốc tế bệnh tật. Qua
nhiều lần hội nghị, cải biên, đã chính thức xuất bản Bảng phân loại quốc tế
bệnh tật lần thứ X vào năm 1992. Toàn bộ danh mục được xếp thành hai mươi
mốt chương bệnh, ký hiệu từ I đến XXI theo các nhóm bệnh:
Chương I:

Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng.

Chương II:

Khối u (Bướu tân sinh).


Chương III:

Bệnh máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên

quan cơ chế miễn dịch.
Chương IV:

Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa.

Chương V:

Rối loạn tâm thần và hành vi.

Chương VI:

Bệnh của hệ thần kinh.


11

Chương VII:

Bệnh mắt và phần phụ.

Chương VIII:

Bệnh tai và xương chũm.

Chương IX:


Bệnh của hệ tuần hoàn.

Chương X:

Bệnh hệ hô hấp.

Chương XI:

Bệnh hệ tiêu hóa.

Chương XII:

Bệnh da và mô dưới da.

Chương XIII:

Bệnh cơ xương khớp và mô liên kết.

Chương XIV:

Bệnh hệ tiết niệu và sinh dục.

Chương XV:

Chửa, đẻ và sau đẻ.

Chương XVI:

Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ sơ sinh.


Chương XVII:

Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường nhiễm sắc

Chương XVIII:

Triệu chứng, dấu hiệu và những phát hiện lâm sàng,

thể.
cận lâm sàng bất thường không phân loại ở nơi khác.
Chương XIX:

Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do

nguyên nhân bện ngoài.
Chương XX:

Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong.

Chương XXI:

Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và

tiếp xúc dịch vụ y tế.
- Bộ mã ICD-10 gồm 03 ký tự:
+ Ký tự thứ nhất (Chữ cái):

Mã hóa chương bệnh.

+ Ký tự thứ hai (Số thứ nhất): Mã hóa nhóm bệnh.

+ Ký tự thứ ba (Số thứ hai):

Mã hóa tên bệnh.

Việc phân loại bệnh tật theo mã giúp chúng ta lưu trữ, khôi phục và
phân tích dữ liệu bệnh tật, tử vong một cách dễ dàng hơn:


12

- Cho phép chúng ta so sánh số liệu giữa các bệnh viện, các tỉnh và các
quốc gia với nhau.
- Cho phép phân tích mô hình bệnh tật và tử vong theo thời gian.
- Giúp cho công tác lập kế hoạch chăm sóc y tế, xây dựng các chương
trình y tế can thiệp, định hướng công tác đào tạo nguồn nhân lực.
- Chi trả dịch vụ khám chữa bệnh theo nhóm bệnh tật.
Vì một số lý do về phương diện thống kê, tính chuẩn xác trong chẩn
đoán và để ứng dụng trong phạm vi cả nước, năm 1998 Bộ y tế tạm thời sử
dụng bộ mã 03 ký tự, hay nói cách khác là tạm thời thống kê và phân loại đến
tên bệnh. Với cách phân loại này, có tổng cộng 312 bệnh được ký hiệu từ 001
đến 312.
2. Thông tin về địa bàn nghiên cứu
Huyện Vị Thủy có 10 đơn vị hành chính, gồm 09 xã, 01 thị trấn với
tổng dân số 104.430 người. [9]
Bệnh viện Đa khoa Huyện Vị Thủy được thành lập theo quyết định số:
2688/QĐ-UBT ngày 08/12/2005của UBND tỉnh Hậu Giang. Thực hiện quá
trình sáp nhập hai đơn vị là Bệnh viện đa khoa Vị Thủy và Trung tâm y tế dự
phòng Vị Thủy thành đơn vị mới là Trung tâm y tế Vị Thủy vào tháng
07/2016.
TTYT Vị Thủy được giao 180 giường bệnh, hiện tại đã triển khai hoạt

động được một số khoa như: Khoa Hồi sức cấp cứu, Khoa Khám bệnh, Khoa
Ngoại- sản, Khoa Nội, Khoa y học cổ truyền, Khoa Nhi, Khoa liên chuyên
khoa, Khoa Dược, Khoa Cận lâm sàng và Khoa dinh dưỡng, Khoa kiểm soát
nhiễm khuẩn. Phòng điều dưỡng,Phòng quản lý chất lượng bệnh viện, Khoa Y
tế công cộng, Khoa kiểm soát dịch bệnh, Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản,
Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm….


13

TTYT Vị Thủy là bệnh viện hạng III với định biên chế 249; giường
bệnh là 180 giường. Hiện nay biên chế chính thức của đơn vị là 238 biên chế,
Khối điều trị có 11 khoa, khối dự phòng có 04 khoa.
Tình hình hoạt động khám chữa bệnh của TTYT Vị Thủy trong năm
2018:[12]
- Tổng số người đến khám bệnh trong năm là: 104.887 lượt, đạt 91,2
% kế hoạch.
- Tổng số bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú là: 9.958 lượt, đạt
102,31% kế hoạch.
- Chuyển tuyến trong điều trị nội trú: năm 2017: 233 lượt.
- Chuyển tuyến trong điều trị nội trú: năm 2018: 297 lượt.
- Số ngày điều trị trung bình là: 5,6 ngày.
- Danh mục kỹ thuật được phê duyệt : 3.858 kỹ thuật; đạt 90%
+ Đúng tuyến: 3.373 kỹ thuật;
+ Vượt tuyến: 485 kỹ thuật;
TTYT Vị Thủy luôn phát huy và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ
được giao; Tổ chức bộ máy của cơ quan từ trước đến nay có nhiều sự thay
đổi, hoạt động ngày càng phát triển mạnh mẽ và không ngừng tiến bộ như:
Trang thiết bị y tế, dụng cụ y tế, trang thiết bị tin học ngày càng được trang bị
hiện đại, cơ sở hạ tầng khoa, phòng được nâng cấp khang trang hơn. Tiếp

nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các tuyến y tế cơ
sở chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh.
3. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Theo nghiên cứu của Huỳnh Phi Vân và cộng sự (2014) Khảo sát đặc
điểm các bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện huyện lên Bệnh viện đa khoa
Trung tâm An Giang. Kết quả nghiên cứu có 300 bệnh nhân, 62,7% là nam và


14

37,7% là nữ; tuổi trung bình là 46 ± 21 Tuổi. Chuyển bệnh cấp cứu 73%; Lý
do chuyển viện do quá khả năng 92%; Chuyển viện đúng tuyến 39,7%; Bệnh
của tuyến huyện nhưng bệnh viện chưa thực hiện được 32,3%. Có đến 92%
các trường hợp bệnh viện huyện chuyển đến bệnh viện tỉnh với lý do “quá khả
năng”, bao gồm: 39,7 % là chuyển đúng tuyến, 32,3 % là thuộc tuyến huyện
và 28 % tuyến huyện có khả năng đảm nhận điều trị được.
Các trường hợp loại chấn thương đã được phân tuyến thuộc tuyến
huyện, nhưng bệnh viện huyện chuyển viện tuyến trên với lý do quá khả
năng. Một số khác trong nhóm nầy là những chấn thương đơn giản thông
thường như vết thương phần mềm, u nang bao hoạt dịch, đứt gân đơn giản,
tổn thương bàn tay, bàn chân đơn giản, trật khớp…là những loại chấn thương
tuyến huyện thực hiện dễ dàng. Các phương pháp tê-mê để xử trí các loại
chấn thương của 32,3% góp phần giảm chuyển tuyến. Như vậy nếu có sự hợp
tác tích cực hơn của các đơn vị liên quan, thì tỷ lệ chuyển viện sẽ giảm
32,3%. [13]
Nghiên cứu của Nguyễn Việt Trí và cộng sự (2015) Đánh giá tình hình
chuyển tuyến theo Thông tư 14/2014/TT-BYT, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà
Mau kết quả như sau:[11]
Có 1.389 trường hợp chuyển đến, Chuyển đúng tuyến chiếm 96,26%;
Chuyển đến theo yêu cầu chiếm 3,74%. Chuyển đến có chẩn đoán phù hợp

96,76% và chẩn đoán khác biệt 3,24%. Có 05 nhóm bệnh nội trú (phân theo
ICD 10) chuyển nhiều nhất:
- Nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất: U lành 38 lượt (10,33%).
- Nhóm Viêm phổi, tác nhân không xác định” (ICD: J18) 33 lượt
(8,97%).
- Nhóm Chăm sóc bà mẹ liên quan đến thai, buồng ối và có thể là các
vấn đề khi đẻ có 32 lượt (8,70%).


15

- Nhóm U ác được chẩn đoán xác định hay nghi ngờ là nguyên phát của
các cơ quan xác định, ngoại trừ của mô bạch huyết, mô tạo huyết và mô liên
kết với 27 lượt (7,34%).
- Nhóm Bệnh ruột thừa có 18 lượt (4,89%).
- Nhóm Các dị tật bẩm sinh của hệ thống tuần hoàn 198 lượt (17,28%).
- Nhóm U ác được chẩn đoán xác định hay nghi ngờ là nguyên phát của
các cơ quan xác định, ngoại trừ của mô bạch huyết, mô tạo huyết và mô liên
quan” 168 lượt (14,66%).
- Nhóm U lành có 100 lượt (8,73%) trong đó chuyển tuyến nhiều nhất
là bệnh lý U mạch máu ở trẻ em (ICD: D18) với 62 lượt chuyển.
- Nhóm Dị tật bẩm sinh của cơ quan sinh dục với 42 lượt (3,66%).
Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Nguyên (2016) Thực trạng chuyển tuyến
của các bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế từ bệnh viện huyện lên Bệnh viện đa
khoa tỉnh Ninh Bình theo Thông tư 14/2014/TT-BYT. Có 408 bệnh nhân và
người nhà bệnh nhân bảo hiểm y tế chuyển tuyến đến bệnh viện đa khoa
tỉnh Ninh Bình khám và điều trị. Trong đó, bệnh nhân nam giới có 200 người
chiếm 49%, bệnh nhân nữ giới có 208 người chiếm 51%. Về tuổi của đối
tượng nghiên cứu cho thấy độ tuổi gặp nhiều nhất là 61-70 tuổi chiếm 27,7%;
độtuổi 51-60 tuổi chiếm 25,2%. Có 95,8% bệnh nhân có giấy chuyển viện

đúng tuyến; 4,2% bệnh nhân chuyển không đúng tuyến. Chấn đoán chuyển
viện có tỷ lệ nhiều nhất là các bệnh về tim mạch chiếm 45,1%; bệnh về nội
tiết chiếm 21,1%; bệnh về tiêu hoá chiếm 10,8%; các bệnh u bướu, ung thư
chiếm 8,3%; bệnh cơ xương khớp chiếm 3,2%; còn lại là các bệnh khác.Bệnh
viện huyện chẩn đoán khác với bệnh viện tỉnh là 30.9%; Chẩn đoán giống
nhau là 69,1%.Đặc điểm thời gian chuyển viện đến bệnh viện tỉnh71,6%
bệnh nhân được chuyển vào thời gian làm việc buổi sáng (từ 7 đến 11
giờ); 12,5% bệnh nhân được chuyển vào thời gian làm việc buổi chiều (từ 13


16

đến 17 giờ); 11,8% bệnh nhân được chuyển viện vào lúc sáng sớm (từ 0 đến
7 giờ); các khoảng thời gian còn lại chiếm tỷ lệ thấp.
Người bệnh chuyển tuyến đến bệnh viện tỉnh Ninh Bình chủ yếu vào
khoa khám bệnh 91.4%, còn lại 8.6% được đón tiếp tại khoa cấp cứu. Có
2,9% bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn; 88% bệnh nhân có kết quả bệnh
tiến triển tốt, bệnh thuyên giảm; có 9,1% bệnh nhân có kết quả bệnh không
thuyên giảm hoặc nặng lên. [10]
4. Các nghiên cứu nước ngoài
Theo nghiên cứu của Alessandro Lomi (2014), các trường hợp chuyển
các tuyến điều trị tại Ý, kết quả nghiên cứu các bệnh chuyển tuyến nhiều nhất
trong 01 năm như sau: Độ tuổi trung bình 64,2; nam giới chiếm 59,9%; Bệnh
mắc các bệnh thần kinh cơ 39,7%; sau phẫu thuật 21%; Bệnh phổi tắc nghẹn
mạn tính ( COPD) 19,5%; Suy hô hấp liên quan đến béo phì 5,3%; các chẩn
đoán khác 14,5%.[14]
Nghiên cứu của Bosk E.A, Veinot T., and Iwashyna T.J, et al. (2011),
tại Anh báo cáo kết luận tình hình chuyển bệnh đến những bệnh viện có
những tiến bộ quan trọng về công nghệ, trước khi chuyển bệnh cần xác định 4
thành phần : (1) Xác định bệnh nhân đủ điều kiện chuyển 94,68%; (2) xác

định một bệnh viện đích 98,23%; (3) Đàm phán chuyển tuyến 99,82%; (4)
hoàn thành việc chuyển tiền 86%. Xắp sếp các bệnh viện tiếp nhận đóng một
vai trò quyết định sự an toàn cho người bệnh. Sở thích của bệnh nhân và chất
lượng bệnh viện không phù hợp với nhau, thảo luận với người bệnh về chất
lượng bệnh viện đóng vai trò quan trọng trong quyết định chuyển tuyến. Quá
trình sắp xếp chuyển bệnh nhân đặt một gánh nặng đáng kể lên đội ngũ nhân
viên của các bệnh viện chuyển tuyến. Cấu trúc và tổ chức các bệnh viện có
các tiến bộ về công nghệ chưa phát triển để đảm bảo rằng bệnh được điều trị
tối ưu, dẫn đến tỷ lệ tử vong bệnh chuyển tuyến còn cao.[15]


17

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


18

2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Mô tả cắt ngang, thu thập số liệu định lượng và định tính.
2.2. Phương pháp chọn mẫu, Cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu:
2.2.1. Chọn mẫu:
Thu thập số liệu bệnh chuyển tuyến nội trú từ 2 phần mềm KCB Viettel
và VNPT, trích lục HSBA các trường hợp bệnh nhân BHYT chuyển tuyến bổ
sung thông tin cần thiết cho nghiên cứu khi mẫu thu thập trên phần mềm KCB
thiếu thông tin.
2.2.2. Cỡ mẫu:
Thuận tiện không xác suất lấy trọn mẫu trong thời gian nghiên cứu sau
khi rà soát tiêu chuẩn loại trừ.

2.2.3. Đối tượng nghiên cứu
Hồ sơ bệnh án bệnhnhân BHYTcó giấy chuyển tuyến trong thời gian từ
ngày 01/01/2019 đến ngày 30/09/2019.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Hồ sơ bệnh án nội trú chuyển tuyến của 06 khoa lâm sàng: Khoa
HSCC, Khoa Nội, Khoa Ngoại - Sản, Khoa Nhi, Khoa Liên chuyên khoa đã
chuyển tới phòng Kế hoạch nghiệp vụ lưu trữ HSBA trong thời điểm nghiên
cứu.
- Số liệu thứ cấp: Kết quả các báo cáo sơ kết quý, 6 tháng, 9 tháng của
Phòng kế hoạch nghiệp vụ TTYT.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
Hồ sơ bệnh án chuyển tuyến theo yêu cầu của người bệnh sẽ loại ra
khỏi nghiên cứu vì lý do chuyển tuyến theo yêu cầu của người bệnh không
phụ thuộc vào phân hạng bệnh viện cũng như Danh mục kỹ thuật của đơn vị.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện từ 01/1/2019 đến 30/9/2019.


19

- Địa điểm: tại 6 khoa lâm sàng: Khoa HSCC; Khoa Nội, Khoa Ngoại,
Khoa sản, Khoa Nhi, Khoa Liên chuyên khoa.
2.4. Phương pháp nghiên cứu, thu thập số liệu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang, thu thập số liệu định lượng và
định tính có 2 mục tiêu:
- Mục tiêu 1: Xác định thực trạng mô hình bệnh nhân BHYT chuyển tuyến
BHYT trong điều trị nội trú theo Quy định của Thông tư số 14/2014/TT-BYT.
- Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố liên quan đến bệnh nhân BHYT chuyển
tuyến BHYT trong điều trị nội trú theo Quy định của Thông tư số

14/2014/TT-BYT.
Để thực hiện mục tiêu 1 chúng tôi tiến hành lọc dữ liệu trên 02 phần
mềm KCB, chọn tất cả bệnh nhân BHYTcó giấy chuyển tuyến đượcTTYT
chuyển đi tuyến khác tiếp tục điều trị trong thời gian từ ngày 01/01/2019 đến
ngày 30/09/2019. Dữ liệu được lọc và làm sạch đáp ứng các yêu cầu thu thập
thông tin của nghiên cứu. Mô tả các thông tin về người bệnh chuyển tuyến
được tính toán theo tỷ lệ phần trăm được trình bày dưới dạng bảng hoặc biểu
đồ.
Để thực hiện mục tiêu 2 các dữ liệu thu thập được lọc, mã hóa và xuất
sang phần mềm SPSS 20.0 phân tích so sánh các tỷ lệ tìm hiểu mối liên quan
về chuyển tuyến, sử dụng các thuật toán thống kê để tìm giá trị P.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Số liệu thứ cấp được thu thập qua các nguồn sau:
+ Báo cáo hoạt động của TTYT Vị Thủy năm 2017, 2018.
+ Các văn bản liên quan đến công tác chuyển tuyến.
+ Danh mục kỹ thuật được SYT phê duyệt tính đến năm 2019.
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu định lượng, định tính


20

- Số liệu được điều tra viên lọc từ 2 phần mềm KCB dưới dạng bảng
tính Excel được làm sạch theo yêu cầu của nghiên cứu.
- Nghiên cứu viên tiếp nhận và kiểm tra lại tính phù hợp của số liệu đã
lọc so với yêu cầu của nghiên cứu, nếu phù hợp số liệu được mã hóa và xuất
sang phần mềm SPSS 20.0 để phân tích.
2.5. Các biến số trong nghiên cứu
2.5.1. Tuổi của người bệnh chuyển tuyến đưa vào nghiên cứu được phân
theo từng nhóm như sau:(tuổi được làm tròn số)
1. ≤ 15 tuổi.

2. > 15 ≤ 59 tuổi.
3. ≥ 60 tuổi.
2.5.2. Giới tính: Có 2 biến số
1. Nam.
2. Nữ.
2.5.3. Nghề nghiệp của người bệnh chuyển tuyến được thu thập từ ghi
nhận trên phần mềm KCB có 8 biến số:
1. Người già, hưu trí.
2. Làm ruộng, nông dân.
3. Buôn bán.
4. Công nhân, cán bộ công chức.
5. Trẻ em.
6. Nội trợ.
7. Học sinh.
8. Khác.
2.5.4. Mã các khoa điều trị:
1. Hscc.
2. Ngoại.


21

3. Nội.
4. Sản.
5. Nhi.
6. LCK.
2.5.5. Mô hình bệnh chuyển tuyến tại Trung tâm y tế, 5 nhóm bệnh
chuyển tuyến thường gặp
- Nhóm bệnh chuyển tuyến được xác định qua chẩn đoán chính khi
chuyển tuyến theo bảng mã ICD 10, chọn ký tự thứ nhất trong chẩn đoán xác

định Chương bệnh; nhóm bệnh, từ đó xác định mô hình bệnh chuyển tuyến.
- Xác định 5 nhóm bệnh chuyển tuyến thường gặp trong mô hình bệnh
chuyển tuyến chọn theo tỷ lệ % từ nhóm bệnh cao xuống thấp đến khi khi đủ
5 nhóm.
2.5.6. Ngày điều trị đến khi chuyển tuyến có 2 biến số
1.≤ 3 ngày.
2. > 3 ngày.
2.5.7. Hình thức Chuyển tuyến có 2 biến số
1. Đúng tuyến.
2. Vượt tuyến.
2.5.8.Phương tiện vận chuyển: có 2 biến số
1. Xe hồng.
2. Xin đi tự túc.
2.5.9. Một số yếu tố liên quan đến chuyển tuyến
- Mối liên quan giữa tuổi bệnh nhân và nhóm bệnh chuyển tuyến
thường gặp tại Trung tâm y tế.
- Mối liên quan giữa thời gian nằm viện giới tính và của bệnh chuyển
tuyến.
- Mối liên quan giữa thời gian nằm viện và tuổi của bệnh chuyển tuyến.


22

- Mối liên quan giữa thời gian nằm viện và nghề nghiệp của bệnh
chuyển tuyến.
2.6. Hạn chế của nghiên cứu
Việc thu thập thông tin định lượng, định tính qua phiếu thu thập thông
tin còn phụ thuộc vào chủ quan của điều tra viên. Việc hồi cứu HSBA của
người bệnh đã ra viện, nên kết quả có thể chưa chính xác và khách quan do
không có người bệnh để đối chiếu.

Lọc chẩn đoán chính trên phần mềm KCB có thể chưa chính xác do
phụ thuộc vào phân loại chẩn đoán chính hoặc phụ của bác sỹ và điều dưỡng
tại khoa chọn đưa lên phần mềm KCB.
2.7. Biện pháp khắc phục
Giải thích rõ lý do nghiên cứu, mục đích sử dụng thông tin là để tham
khảo, tìm hiểu các yếu tố liên quan để đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng
cao chất lượng điều trị, hạn chế chuyển tuyến những bệnh lý thuộc danh mục
kỹ thuật đã được phê duyệt.
Tập huấn điều tra viên tỉ mỉ, điều tra thử nghiệm để hoàn thiện bộ công
cụ thu thập số liệu.
Khi gặp những trường hợp mà điều tra viên rất khó thu thập, xác định
thì được đưa ra thảo luận, đánh giá, trích lục hồ sơ bệnh án để đối chứng
thống nhất số liệu thu thập.
2.8. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được cho phép của Chủ tịch Hội đồng khoa học công nghệ
thông qua và chấp thuận, đồng ý của Ban giám đốc TTYT Vị Thủy.
Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ kín. Các số
liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không
phục vụ cho mục đích nào khác. Kết quả nghiên cứu sẽ được phản hồi và báo
cáo cho Ban giám đốc và viên chức của TTYT khi kết thúc nghiên cứu.


23

Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng như một bằng chứng để làm
cơ sở cho các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại TTYT.

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua thời gian 9 tháng thực hiện đề tài nghiên cứu từ ngày 01/01/2019

đến ngày 30/09/2019, với 295 bệnh BHYT chuyển tuyến trong điều trị nội trú


24

theo quy định của Thông tư số 14/2014/TT-BYT tại Trung tâm Y tế Vị Thủy,
chúng tôi đạt được những kết quả như sau:
3.1. Đặc điểm chung của bệnh BHYT chuyển tuyến trong điều trị nội trú
theo Quy định của Thông tư số 14/2014/TT-BYT
Bảng 3.1.1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu
Tuổi

Số lượng

Tỷ lệ %

30
101
164
295

10.2%
34.2%
55.6%
100%

Tuổi ≤ 15
Tuổi >15 đến ≤ 59
Tuổi ≥ 60
Tổng

Nhận xét:

Kết quả bảng trên cho thấy trong số 295 bệnh nhân chuyển tuyến trong nghiên cứu thì
bệnh nhân ở nhóm tuổi > 59 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 55,6%.

Bảng 3.1.2. Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu
Giới
Nam
Nữ
Tổng

Số lượng
141
154
295

Tỷ lệ %
47.8%
52.2%
100%

Nhận xét:
Kết quả trên cho thấy trong số 295 bệnh nhân chuyển tuyến thì tỷ lệ bệnh nhân nam, nữ
tương đương nhau 1:1.

Bảng 3.1.3. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu


25


Nghề nghiệp
Người già, hưu trí
Làm ruộng
Công nhân, cán bộ công chức
Trẻ em
Khác
Tổng

Số lượng

Tỷ lệ %

83
147
5
24
36
295

28.1%
49.8%
1.7%
8.1%
12.2%
100%

Nhận xét:
Kết quả bảng trên cho thấy trong số 295 bệnh nhân chuyển tuyến nghề nghiệp làm ruộng
cao nhất chiếm 49,8%. Thấp nhất là công nhân, cán bộ công chức chiếm 1,7%.


Bảng 3.2. Mô hình bệnh BHYT chuyển tuyến thường gặp trong điều trị nội trú
theo Quy định của Thông tư số 14/2014/TT-BYT
STT

Nhóm bệnh

Số lượng

Tỷ lệ %

1

I ( hệ tuần hoàn)

66

31.88%

2

J ( hệ hô hấp)

63

30.43%

3

K (hệ tiêu hóa )


42

20.29%

4

N ( sinh dục-tiết niệu )

19

9.18%

5

A (nhiễm trùng –KST )

17

8.21%

207/295

99,9%

Tổng
Nhận xét:

Tại trung tâm y tế 5 nhóm bệnh chuyển tuyến thường gặp là nhóm bệnh hệ tuần hoàn,
nhóm bệnh hệ hô hấp; nhóm bệnh hệ tiêu hóa; nhóm bệnh hệ tiết niệu sinh dục; nhóm bệnh nhiễm
trùng và ký sinh trùng.


Bảng 3.3. Đặc điểm hình thức chuyển tuyến của bệnh BHYT chuyển tuyến
trong điều trị nội trú theo Quy định của Thông tư số 14/2014/TT-BYT
Chuyển tuyến
Đúng tuyến
Vượt tuyến

Số lượng
295
0

Tỷ lệ%
100%
0


×