Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Hoạt động quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng vietinbank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.82 KB, 33 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................ 1
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài:................................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu:...........................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.....................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................3
NỘI DUNG..............................................................................................................4
1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng thương mại Vietinbank cũng như tầm
nhìn, sứ mệnh và chiến lược của NHTM đó..........................................................4
1.1. Giới thiệu về ngân hàng Vietinbank................................................................4
1.2. Ngành nghề kinh doanh...................................................................................4
1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh.......................................................................................5
1.4. Mục tiêu chiến lược..........................................................................................5
2. Nhận diện loại hình NHTM Vietinbank, đối tượng khách hàng mục tiêu của
NHTM đó, các sản phẩm tín dụng nổi bật của NHTM........................................5
2.1. Loại hình NHTM Vietinbank..........................................................................5
2.2. Đối tượng khách hàng mục tiêu của NHTM..................................................5
2.2.1. Đối tượng khách hàng cá nhân........................................................................5
2.2.2. Đối tượng khách hàng doanh nghiệp...............................................................6
2.3. Các sản phẩm tín dụng nổi bật........................................................................6
2.3.1. Sản phẩm tín dụng với khách hàng cá nhân.....................................................6
2.3.2. Sản phẩm tín dụng với khách hàng doanh nghiệp............................................6
3. Tổng quan chung về quy mô, cơ cấu , chất lượng danh mục cho vay:............7
3.1. Định nghĩa:........................................................................................................7
3.2. Tình hình cho vay của Vietinbank từ năm 2015 đến nay..............................8
3.2. Quy mô, cơ cấu, chất lượng danh mục cho vay..............................................9
4. Nội dung quản trị danh mục cho vay...............................................................14
4.1. Chính sách và chiến lược tín dụng của ngân hàng công thương Việt Nam 14
4.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng Vietinbank..................16


4,2,1, Các nguyên tắc trong việc thiết kê mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng. 16


4,2,2, Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng Vietinbank..............16
4..2.3. Nhiệm vụ chức năng của các phòng ban.......................................................18
4.3. Mục tiêu quản trị danh mục cho vay............................................................21
4.4. Phương pháp quản trị danh mục cho vay.....................................................21
4.5. Phương pháp và công cụ quản trị rủi ro......................................................23
5. Đánh giá hoạt động cho vay tại Vietinbank.....................................................27
5.1. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:......................................................27
5.1.1. Những tồn tại, hạn chế:..................................................................................27
5.1.2. Nguyên nhân:................................................................................................29
5.2. Kiến nghị.........................................................................................................30
5.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước:...............................................................30
5.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước a
5.2.3. Kiến nghị với các cơ quan ban ngành liên quan ...........................................31
5.2.4 Đối với NHTMCP Công thương Việt Nam: ...................................................32


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay Việt Nam đang trong xu thế hội nhập với kinh tế quốc tế, kinh tế Việt
Nam đang ngày càng phát triển. Bên cạnh đó cũng kéo theo sự cạnh tranh gay gắt
giữa các công ty trên thị trường. Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều bước
chuyển mình, ngành ngân hàng với vị thế của mình trong nền kinh tế đã và đang
đóng một vai trò hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy tiến trình đó. Các ngân hàng
thương mại Việt Nam đã đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới để mở rộng thị trường
của mình. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của Ngân hàng vẫn đang chiếm tỉ trọng rất
lớn và đóng góp một phần không nhỏ tạo nên lợi nhuận của ngân hàng. Vì vây, hoạt
động quản trị danh mục cho vay là một biện pháp quan trọng nhằm đạt được kết quả

kinh doanh tốt nhất. Chúng em lựa chọn chủ đề “tìm hiểu hoạt động quản trị doanh
mục cho vay của ngân hàng thương mại Vietinbank” để nghiên cứu mục tiêu quản
trị danh mục cho vay và đưa ra một số kiến nghị giúp việc quản trị danh mục cho
vay hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu về danh mục cho vay của NHTM Vietinbank, hiểu rõ mục tiêu của nội
dung quản trị danh mục cho vay và phân tích, đánh giá công tác quản trị danh mục
cho vay; đưa ra một số kiến nghị giúp việc quản trị danh mục cho vay của ngân
hàng Vietinbank hiệu quả hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động cho vay tại VietinBank
Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp logic.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp vẽ biểu đồ


NỘI DUNG
1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng thương mại Vietinbank cũng như tầm
nhìn, sứ mệnh và chiến lược của NHTM đó
1.1. Giới thiệu về ngân hàng Vietinbank


Tên đăng ký tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM



Tên đăng ký tiếng Anh: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK

FOR INDUSTRY AND TRADE


Tên giao dịch: VietinBank



Giấy phép thành lập: Số 142/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước cấp ngày

3/7/2009


Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Mã số doanh nghiệp: 0100111948

Do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp lần đầu ngày 3/7/2009 Đăng ký thay
đổi lần thứ 11 ngày 1/11/2018


Vốn điều lệ: 37.234.045.560.000 đồng



Vốn chủ sở hữu: 67.455.517.000.000 đồng (tại thời điểm 31/12/2018)




Địa chỉ hội sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà

Nội, Việt Nam


Số điện thoại: (84-24) 3942 1030



Số fax: (84-24) 3942 1032



Website: www.vietinbank.vn



Mã cổ phiếu: CTG

1.2. Ngành nghề kinh doanh
Hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là thực hiện các
giao dịch ngân hàng bao gồm:
- Huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá
nhân
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở
tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng
- Thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân


- Thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết

khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng
khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh
- Tầm nhìn chiến lược:
Trở thành một Tập đoàn tài chính ngân hàng dẫn đầu Việt Nam, ngang tầm khu vực,
hiện đại, đa năng, hiệu quả cao.
- Sứ mệnh kinh doanh:
Là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài
chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế.
1.4. Mục tiêu chiến lược
Mục tiêu trung - dài hạn của VietinBank là trở thành ngân hàng có quy mô lớn với
hiệu quả hoạt động tốt nhất Hệ thống Ngân hàng Việt Nam vào năm 2020.
VietinBank xác định những trọng tâm chiến lược trong giai đoạn tiếp theo là:
- Tiếp tục tăng trưởng kinh doanh có chọn lọc, hiệu quả, bền vững, chuyển dịch
mạnh cơ cấu khách hàng, cơ cấu thu nhập
- Tiếp tục tự động hóa dịch vụ với tiện ích cao, cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch
vụ, đẩy mạnh dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt chú trọng dịch vụ thanh toán ứng dụng
nền tảng công nghệ hiện đại
- Nâng cao năng lực tài chính, tăng cường hiệu quả hoạt động ngân hàng và công ty
con, công ty liên kết; cải thiện năng suất lao động, quản trị hiệu quả chi phí.
Đây là các mục tiêu tham vọng, trong bối cảnh thị trường ngân hàng đa dạng hơn và
sự gia tăng cạnh tranh trong mảng trung gian thanh toán từ các công ty công nghệ
ngân hàng.
2. Nhận diện loại hình NHTM Vietinbank, đối tượng khách hàng mục tiêu của
NHTM đó, các sản phẩm tín dụng nổi bật của NHTM
2.1. Loại hình NHTM Vietinbank
VietinBank là một ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam.
2.2. Đối tượng khách hàng mục tiêu của NHTM
2.2.1. Đối tượng khách hàng cá nhân



- NHTM Nhà nước Vietcombank hướng đến khách hàng mục tiêu là các cá nhânmột lượng khách hàng có tiềm năng lớn đối với các sản phẩm và chính sách tín
dụng mà ngân hàng hướng tới.
2.2.2. Đối tượng khách hàng doanh nghiệp
- Doang nghiệp là đối tượng khách hàng chủ yếu của toàn ngành ngân hàng thương
mại nói chung cũng như là khách hàng mục tiêu của ngân hàng thương mại
Vietinbank nói riêng. Với mục tiêu trở thành ngân hàng tương lai nên Vietinbank
luôn hướng đến khách hàng doanh nghiệp bằng cách xây dựng các sản phẩm tín
dụng cũng như chính cho sao cho phù hợp nhất với doanh nghiệp.
2.3. Các sản phẩm tín dụng nổi bật
2.3.1. Sản phẩm tín dụng với khách hàng cá nhân
* Cho vay tiêu dùng
Cho vay mua nhà, xây dựng hay sửa chữa nhà cửa và nhận quyền sử dụng



đất ở


Cho vay mua nhà dự án



Cho vay mua ô tô



Cho vay du học




Cho vay tín chấp



Cho vay phát hành thẻ tài chính cá nhân



Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giá trị có giá

* Cho vay sản xuất kinh doanh
Sản xuất kinh doanh siêu nhỏ




Sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ



Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn



Cho vay kinh doanh tại chợ



Cho vay mua ô tô




Cho vay nhà hàng khách sạn



Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá

2.3.2. Sản phẩm tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
* Cho vay ngắn hạn


Dịch vụ cho vay ngắn hạn của tín dụng bán lẻ Vietinbank ra đời với mong muốn
đáp ứng nhanh chóng kịp thời nhu cầu vay vốn lưu động để đảm bảo hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dịch vụ này gồm có: Cho vay vốn lưu động, cho
vay doanh nghiệp vi mô có tài sản đảm bảo chắc chắn, cho vay thấu chi…
* Cho vay trung và dài hạn
Đây là dịch vụ giúp ngân hàng Vietinbank có thể đồng hành cùng doanh nghiệp và
giúp doanh nghiệp có vốn mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư cho các dự
án mới. Thời gian các gói vay này thường từ 12 tháng đến 60 tháng.
* Cho vay chuyên biệt
Đây là dịch vụ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn nhằm phục vụ các mục đích
chuyên biệt của mình như:


Cho vay mua ô tô (là tài sản cố định phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh, nhu cầu đi lại hay kinh doanh vận tải).




Cho vay tạm trữ thóc gạo vụ đông xuân để giúp doanh nghiệp thu mua
thóc gạo theo mùa vụ.

3. Tổng quan chung về quy mô, cơ cấu , chất lượng danh mục cho vay:
3.1. Định nghĩa:
Hoạt động cho vay của ngân hàng có thể hiểu là hoạt động kinh doanh thông qua
sự chuển giao có thời hạn một lượng giá trị từ phía ngân hàng cho người đi vay, với
sự cam kết hoàn trả cả gốc và lãi từ phía người đi vay khi đáo hạn
Danh mục cho vay của ngân hàng là một tập hợp các loại cho vay thuộc sở hữu của
ngân hàng, được sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau,được cơ cấu theo một tỷ lệ
nhất định, phục vụ cho các mục đích quản trị của ngân hàng
Danh mục cho vay là công cụ để nhà quản trị định hướng cho hoạt động cấp tín
dụng, nhằm đảm bảo tính lành mạnh, mức độ chuyên môn hóa, tính đa dạng của
tài sản cho vay, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro ở mức độ tối đa và đạt được lợi
nhuận như mong muốn.Với ý nghĩa đó, danh mục cho vay tồn tại dưới dạng kế
hoạch (định hướng thực hiện) và được quản lý thực hiện trong suốt quá trình hoạt
động của ngân hàng. Thông qua thiết kế danh mục cho vay kế hoạch, các nhà quản
trị đưa ra con số dự kiến tỷ trọng dư nợ của từng ngành kinh tế/ khu vực địa lý ...


chiếm trong tổng thể danh mục. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc định
hướng cho vay của ngân hàng

3.2. Tình hình cho vay của Vietinbank từ năm 2015 đến nay
Theo số liệu từ bản báo cáo tài chính của Vietinbank thì mức dư nợ tín dụng của
Vietinbank trong những năm 2015 - 2018 đều đang tăng lên. Năm 2015 - 2017 mức
dư nợ tăng đều (mỗi năm tăng hơn 100.000 tỉ đồng), dư nợ tín dụng của VietinBank
đến 31/12/2017 đạt gần 840 nghìn tỷ đồng,tăng trưởng 18% so với năm 2016, dù
vậy, năm 2017-2018, dư nợ tín dụng cuối kỳ chỉ tăng 6,1%,(tức là hơn 50000 tỉ

đồng). Mức tăng này không đạt kế hoạch ĐHĐCĐ. Năm 2017 trở đi, mức dư nợ tín
dụng của Vietinbank có hơi chững lại. Trong quý 4/2018, dư nợ tín dụng của Theo
số liệu từ bản báo cáo tài chính của Vietinbank thì mức dư nợ tín dụng của
Vietinbank trong những năm 2015 - 2018 đều đang tăng lên. Năm 2015 - 2017 mức
dư nợ tăng đều (mỗi năm tăng hơn 100.000 tỉ đồng), dư nợ tín dụng của VietinBank
đến 31/12/2017 đạt gần 840 nghìn tỷ đồng,tăng trưởng 18% so với năm 2016, dù
vậy, năm 2017-2018, dư nợ tín dụng cuối kỳ chỉ tăng 6,1%,(tức là hơn 50000 tỉ
đồng). Mức tăng này không đạt kế hoạch ĐHĐCĐ. Năm 2017 trở đi, mức dư nợ tín


dụng của Vietinbank có hơi chững lại. Trong quý 4/2018, dư nợ tín dụng của
Vietinbank đã giảm hơn 26000 tỷ. Cả năm 2019, VietinBank chỉ đặt kế hoạch tăng
trưởng tín dụng có 6-7%, bằng một nửa so với các ngân hàng lớn khác. Tuy nhiên
dư nợ cho vay bình quân cả năm 2018 tăng 17,6%, đảm bảo chỉ tiêu hiệu quả. Cơ
cấu dư nợ chuyển dịch tích cực về đồng tiền và phân khúc khách hàng, dư nợ bình
quân phân khúc khách hàng bán lẻ và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng lần
lượt 31% và 29,5%.

Tỉ lệ nợ xấu/ dư nợ tín dụng năm 2014-2016 đạt dưới 1% tuy nhiên năm 2017-2-18
tỉ lệ này tăng lên trên 1%, trong năm 2018 (1,6%) tăng 41,6% so với năm 2017
(1,13%). Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2014-2017 luôn tăng lên nhưng năm 2018
lợi nhuận giảm thấp hơn năm 2017 26,9%. Qua đó chúng ta có thể thấy hoạt động
phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng Vietinbank vẫn đang cần
phải khắc phục thêm.
3.2. Quy mô, cơ cấu, chất lượng danh mục cho vay
- Danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng và theo loại hình doanh nghiệp



Cơ cấu cho vay của Vietinbank theo khách hàng và loại hình doanh nghiệp vào năm

2017 khá tương tự năm 2016: đa số là hộ kinh doanh, cá nhân, công ty TNHH và
công ty cổ phần. Tỉ lệ cơ cấu cho vay của hộ kinh doanh, cá nhân và công ty cổ
phần năm 2017 tăng nhẹ so với năm 2016, năm 2018, tỉ trọng cho vay theo hộ kinh
doanh, cá nhân tăng mạnh gần bằng với cho vay công ty cổ phần. Cùng với đó là sự
giảm đi của tỉ lệ các công ty có vốn nhà nước qua các năm. Vietinbank đang cố
gắng tăng đối tượng khách hàng cá nhân và các công ty vừa và nhỏ, hạn chế cho
vay các doanh nghiệp nhà nước, liên doanh và vốn nước ngoài để có cơ hội mở
rộng thị trường, tiềm năng phát triển tăng lên và tăng khả năng phân tán rủi ro trong
kinh doanh. Dự đoán trong tương lai tỉ trọng cho vay hộ kinh doanh và gia đình sẽ
tăng vượt lên nữa khi Vietinbank đang chuyển đổi chú trọng vào phân khúc bán lẻ.
- Danh mục cho vay theo ngành nghề kinh doanh


Vietinbank cho khách hàng vay với tỉ trọng lớn ở các ngành sản xuất và gia công
thực phẩm, bán buôn bán lẻ, sửa chữa xe, thương mại,dịch vụ, xây dựng, Đây là các


ngành có số lượng khách hàng đông đảo và họ có nhu cầu vay vốn khá nhiều. Tín
dụng được ưu tiên cho khách hàng có dự án/phương án sản xuất kinh doanh khả thi,
xếp hạng tín nhiệm tốt, hiệu quả sinh lời cao. Tín dụng vào những lĩnh vực có hệ số
rủi ro cao được kiểm soát chặt chẽ và có xu hướng giảm.
- Danh mục cho vay theo thời hạn nợ
Thời hạn
nợ

2015
30147

2016
37473


2017
2018
2015 2016
448913 487609 56,03 56,6

Ngắn hạn

2
60120

6
73115

1
11,17 11,0

76808

70340

Trung hạn
Dài hạn
Tổng

17648

21413

264966 306975 32,8


7
53807

5
66198

790688 864925 100

4
3235

2017
56,77

2018
56,38

9,72

8,13

33,51

35,49

9
7
%
Danh mục cho vay theo thời hạn nợ (đv: tỉ đồng)

Có thể thấy rõ từ trên bảng : trong các năm 2015-2017, tổng nợ của ngân hàng
Vietinbank tăng khá cao. Năm 2018 tổng nợ đã tăng chậm lại. Cơ cấu các khoản
cho vay ngắn hạn không thay đổi nhiều qua các năm mà chỉ tăng lên về số tiền vay,
tỉ trọng vay ngắn hạn chiếm lớn nhất. Các khoản vay trung hạn đang chiếm tỉ trọng
giảm đi và năm 2018 khoản vay trung hạn thấp hơn năm 2017. Trong khi đó khoản
vay dài hạn lại đang tăng lên.
- Danh mục cho vay theo chất lượng nợ
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5

2015

2016

2017

2018

%2015

2016

2017

2018

529926

3211
1411
735
2795
538079

649686
5558
2111
811
3819
661987

778049
3627
1243
2550
5217
790688

846.025
5209
2135
2085
9449
864925

98,485
0,596
0,262

0.137
0,519

98,14

98,40

0,577

0,66

97,81
0,602
0,247
0,241
1,09

Bảng chất lượng nợ cho vay năm 2015=2018
Theo phân tích chất lượng nợ cho vay, ta thấy nhóm 1 nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm
tỷ trọng cao nhất. (trên 97%). Nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng lớn nhất để đảm bảo cho


ngân hàng hoạt động ổn định hơn, mức rủi ro thấp. Nợ nhóm 2,3,4 có số dư nợ
tương đối thấp, Năm 2019, tỉ lệ nợ có khả năng mất vốn tăng lên khá cao, nợ nhóm
1 lại giảm đi. Điều này cho thấy công tác quản trị cho vay của ngân hàng vẫn cần
phải chú ý kiểm tra giám sát hơn.
- Danh mục cho vay theo mục đích sử dụng vốn vay
Vietinbank chia danh mục cho vay theo mục đích bao gồm cho vay tiêu dùng và cho
vay sản xuất kinh doanh. Dư nợ cho vay tiêu dùng qua các năm có chiều hướng gia
tăng, Từ đó phản ánh hiệu quả của hoạt động tín dụng tốt, đồng thời nó cũng góp

phần lớn trong việc tạo ra khoản thu nhập chính từ lãi vay, Cho vay tiêu dùng bao
gồm mua nhà, mua xe, cho vay du học… Cho vay mua nhà chiếm tỉ trọng lớn (tầm
40%) trong cho vay tiêu dùng. Việc cho vay mua nhà được ngân hàng chú trọng và
đưa ra những ưu đãi rất hấp dẫn.
Tóm lại qua phân tích danh mục cho vay của Vietinbank nhóm đã cho thấy được
chiến lược của Vietinbank là tăng cường khối khách hàng cá nhân,
4. Nội dung quản trị danh mục cho vay
4.1. Chính sách và chiến lược tín dụng của ngân hàng công thương Việt Nam
Chính sách tín dụng là gì
Chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng
nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc
cấp tín dụng cho khách hàng.
Chính sách tín dụng của Vietinbank: Trong chính sách tín dụng của vietinbank có
quy định rõ các khoản mục:
- Chính sách khách hàng: phân loại rõ ràng đối tượng cấp tín dụng (khách hàng cá
nhân, khách hàng doanh nghiệp, đối tượng hạn chế cấp tín dụng…), các danh mục
sản phẩm đối với từng loại khách hàng, điều kiện cấp tín dụng.
- Quy mô và giới hạn tín dụng: Ngân hàng cam kết tài trợ cho khách hàng với món
tiền hoặc hạn mức nhất định.
- Lãi suất và phí suất tín dụng: Được hưởng lãi suất cho vay cạnh tranh, thời gian
cho vay linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ : ngân hàng linh hoạt cho vay theo từng lần hoặc
hạn mức, hạn mức từng lần…


- Các tài sản đảm bảo : sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, bất động sản, tài sản cố định…
Chiến lược tín dụng của ngân hàng Vietinbank
- Để giảm thiểu rủi ro, ngân hàng công thương là ngân hàng đầu tiên có riêng bộ
phận chuyên môn về rủi ro: rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro ngoại hối, rủi
ro tín dụng… trong đó rủi ro tín dụng được chia thành 2 mảng doanh nghiệp và bán

lẻ nằm tại hai khối doanh nghiệp và khối cá nhân để đảm bảo bộ phận rủi ro nắm
bắt được thông tin kinh doanh.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và danh mục sản phẩm, dịch vụ
phù hợp với từng phân khúc khách hàng, từng địa bàn. VietinBank quyết tâm giữ
vững thị phần dẫn đầu ở phân khúc khách hàng DN lớn, đột phá trong tăng trưởng
thị phần và hiệu quả sinh lời ở phân khúc khách hàng DN vừa và nhỏ, khách hàng
FDI và khách hàng bán lẻ.
- Xác định khách hàng mục tiêu của VietinBank là những khách hàng cá nhân có
thu nhập khá , doanh nghiệp vừa và nhỏ có kinh nghiệm, ưu tiên với những khách
hàng sử dụng đồng thời nhiều dịch vụ của ngân hàng. Ngoài ra viettinbank còn quan
tâm tới đối tượng khách hàng mới chưa có quan hệ tín dụng với VietinBank và khi
VietinBank tiếp thị và quan hệ được thì đây có thể là những khách hàng tiềm năng
trong tương lai.
- Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay VND tiêu biểu là “Ưu đãi lãi suất kỳ hạn
dưới 1 tháng” dành cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn VND kỳ hạn ngắn dưới
1 tháng có mức lãi suất cực kỳ hấp dẫn, chỉ từ 4,5%. Chương trình “Tiếp sức thành
công dành cho KHDN lớn” và “Tiếp sức thành công dành cho KHDN vừa và nhỏ”
dành cho các khách hàng thân thiết của hệ thống VietinBank với mức ưu đãi lãi suất
ngắn hạn thấp nhất chỉ từ 5,5%/năm và mức lãi suất trung dài hạn thấp nhất
8%/năm.
- “Đồng hành phát triển cùng DN FDI” là chương trình dành cho KHDN FDI có
nhu cầu vay vốn ngắn hạn/trung dài hạn bằng VND/USD với mức lãi suất cho vay
ngắn hạn chỉ từ 5%/năm khi vay bằng VND và 1,8%/năm vay bằng USD. Lãi suất
cho vay trung dài hạn của Chương trình từ 7,5%/năm (VND) và 3,5%/năm (USD)

VietinBank triển khai nhiều chương trình hỗ trợ DN như chương trình “Kết nối
Khách hàng tiềm năng” với mức lãi suất đặc biệt dành cho các khách hàng lần đầu
tiên quan hệ tín dụng với VietinBank. DN tham gia Chương trình này có cơ hội



được tiếp cận nguồn vốn với mức lãi suất ngắn hạn thấp nhất 5%/năm và mức lãi
suất trung dài hạn thấp nhất 7,5%/năm. VietinBank cũng xây dựng nhiều chương
trình đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng vào thời điểm tuần đầu của các tháng
như “Tuần lễ vàng SME” dành cho khách hàng DN vừa và nhỏ có nhu cầu vay vốn
ngắn hạn, với mức lãi suất tối thiểu chỉ từ 5,5%...
4.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng Vietinbank
4,2,1, Các nguyên tắc trong việc thiết kê mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng
- Các quan điểm về chính sách và rủi ro do ban lãnh đạo cấp cao nhất xác định minh
bạch, rõ ràng, nhất quán.
- Có sự giám sát trung tâm đối với công tác quản lí rủi ro trong toàn ngân hàng.
- Có sự phân định rõ ràng giữa nhiệm vụ và trách nhiệm.
- Các đơn vị kinh doanh chính thức tham gia và coi công tác quản lí rủi ro như một
công việc chính thức của mình.
4,2,2, Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng Vietinbank


Sơ đồ 1: hệ thống tổ chức của ngân hàng công thương


4..2.3. Nhiệm vụ chức năng của các phòng ban
Phòng khách hàng 1 ( Doanh nghiệp lớn)
- Chức năng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh
nghiệp lớn , để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực các nghiệp vụ liên quan
đến tín dụng , quản lí các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành và
hướng dẫn của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Đồng thời chịu trách nhiệm
thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao trong từng thời kỳ
- Nhiệm vụ: Quan hệ khách hàng, thẩm định tín dụng, tài trợ thương mại, quản lý
nợ, tác nghiệp, cung cấp thông tin.
Phòng khách hàng 2 ( Doanh nghiệp vừa và nhỏ )
- Chức năng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh

nghiệp lớn , để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực các nghiệp vụ liên quan
đến tín dụng , quản lí các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành và
hướng dẫn của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Đồng thời chịu trách nhiệm
thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao trong từng thời kỳ
Trực tiếp quảng cáo, giới thiệu, tiếp thị và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Nhiệm vụ: Quan hệ khách hàng, thẩm định tín dụng, tài trợ thương mại, quản lý
nợ, tác nghiệp, cung cấp thông tin.
Phòng khách hàng cá nhân
- Chức năng: Tham mưu cho ban giám đốc trong quản lý, tổ chức hoạt động kinh
doanh bán lẻ tại chi nhánh, phòng giao dịch phù hợp với định hướng trong từng thời
kỳ và chế độ, quy định hiện hành của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương


Việt Nam. Đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu bán lẻ được giao trong
từng thời kỳ.
- Nhiệm vụ: Tư vấn khách hàng, quan hệ khách hàng, thẩm định tín dụng, quản lý
nợ, nghiên cứu và phát triển thị trường, tác nghiệp, cung cấp thông tin.
Phòng quản lí rủi ro: tham mưu cho giám đốc về công tác quản lí rủi ro và quản lí
nợ xấu, nợ đã xử lí rủi ro; quản lí giám sát danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo giới
hạn tín dụng của từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng,
phương án, dự án đề nghị cấp tín dụng…Thực hiện chức năng đánh giá, quản lí rủi
ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT VN.
Phòng kế toán
- Chức năng: Tham mưu cho Ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác hạch toán kế
toán, quản lý tài chính, chỉ tiêu nội bộ. Quản lý hệ thống máy tính và điện toán,
quản lý, kiểm kê tài sản, công cụ dụng cụ,…tại chi nhánh.
- Nhiệm vụ:
Hỗ trợ và chuyển giao khách hàng, bán/bán chéo sản phẩm, dịch vụ bán lẻ của Ngân
hàng.

Tiếp nhận chứng từ, kiểm soát, hạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời các giao dịch
tài chính liên quan đến khách hàng theo đúng chế độ kế toán.
Tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ liên quan đến khách hàng từ các phòng để thực hiện kiểm
soát, hạch toán, giải ngân, thu nợ, thu lãi, tất toán khoản vay…quản lý, lưu giữ hồ
sơ.
Tiếp nhận và xử lý các giao dịch tra soát/khiếu nại của khách hàng. Phối hợp với
phòng Tiền tệ khô quỹ thực hiện các dịch vụ thu chi tiền mặt với khách hàng, cung
ứng dịch vụ giữ tài sản, hồ sơ thông tin,…theo dõi hạch toán, tiếp quỹ ATM. Trích
nộp thuế,…
Thực hiện kiểm soát, quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán. Thực hiện các
nghiệp vụ khác có liên quan.
Phòng Tiền tệ kho quỹ:
- Chức năng: Tham mưu ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác quản lý, sử dụng
tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản đảm bảo…của
chi nhánh tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển.
- Nhiệm vụ: Quản lý toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng,
hồ sơ tài sản đảm bảo…của chi nhánh tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường


vận chuyển. Giám sát theo dõi kho tiền và các tài sản chuyên dùng. Thực hiện các
dịch vụ: nhận gữ tài sản, cho thuê ngăn tủ sắt, két sắt,… Kiểm kê định kỳ và đột
xuất theo yêu cầu. Tổ chức thu hồi, bán, bồi hoàn séc du lịch cho khách hàng. Nhận
thu tờ séc thương mại.
Phòng tổng hợp:
- Chức năng: Tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác lập, xây dựng,
giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo tại chi nhánh, xử lý nợ có vấn đề.
- Nhiệm vụ:
Theo dõi, đôn đốc thực hiện, đề xuất biện pháp chỉnh sửa, khắc phục những tồn tại
chưa tốt sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro.
Phân tích tình hình tài chính, tham mưu cho Ban giám đốc trong điều hành hoạt

động kinh doanh tại chi nhánh. Tính toán, phân bổ, đánh giá mức độ hoàn thành các
chỉ tiêu kinh doanh cho từng bộ phận nghiệp vụ tại chi nhánh.
Lưu giữ hồ sơ, số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Thực hiện
công tác quản lý rủi ro hoạt động tại chi nhánh. Xử lý nợ có vấn đề, phòng chống
rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.
- Phòng tổ chức hành chính:
Chức năng: Tham mưu cho Ban giám đốc chi nhánh trong công tác quản lý cán bộ,
văn phòng, hành chính quản trị của chi nhánh.
Nhiệm vụ: Thực hiện công tác nhân sự, công tác văn phòng, hành chính quản trị
như: phân bổ nhân sự, lập kế hoạch lao động,quản lý tiền lương, lập kế hoạch mua
sắm tài sản, văn phòng phẩm. Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc hành chính
như xin giấy phép kinh doanh, xin chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện công
tác xây dựng cơ bản, nâng cấp sửa chữa phòng làm việc, ATM…giám sát việc sử
dụng ô tô, điện thoại, máy vi tính,…
Phòng giao dịch:
Chức năng: Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng, cung cấp
các dịch vụ ngân hàng và các nghiệp vụ khác thuộc phạm vi ủy quyền của Tổng
giám đốc/ Giám đốc. Phối hợp cùng các phòng ban khác nghiên cứu thị trường,
tham mưu hổ trợ Ban giám đốc chi nhánh trong việc quản lý, tổ chức hoạt động
kinh doanh. Quản lý toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng,
hồ sơ tài sản đảm bảo… theo phân cấp, ủy quyền tại phòng giao dịch, bảo đảm an
toàn kho quỹ tại nơi giao dịch, trên đường vận chuyển, kho bảo quản. Nhiệm vụ:
Tìm kiếm, tư vấn và quan hệ khách hàng, thẩm định tín dụng, quản lý nợ, huy động
vốn, cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tác nghiệp và các nhiệm vụ khác. Mối quan


hệ giữa các phòng, tổ tại chi nhánh là mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ trong thực hiện
chức năng, nhiệm vụ được giao.
4.3. Mục tiêu quản trị danh mục cho vay
Danh mục cho vay là tập hợp các khoản vay mà ngân hàng cung ứng tai 1 thời điểm

.
Cho vay là một hoạt động chủ yếu, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, dó
đó, nếu không quản lý chặt chẽ, có phương pháp quản lý hiểu quả thì rủi ro mà ngân
hàng gặp phải là rất lớn.
- Mục tiêu quản trị danh mục cho vay của Vietinbank:
 Xây dựng các chiến lược cụ thể cho ngân hàng
 Giảm thiểu rủi ro
 Quản lý được nguồn vốn, đem lại lợi nhuận tối đa cho ngân hàng
 Giúp ngân hàng vượt qua những hạn chế thị trường và các chính sách hiện có
4.4. Phương pháp quản trị danh mục cho vay
Trước xu thế phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, thể chế tín dụng đã
có những thay đổi quan trọng, đó là: chuyển từ lãi suất cố định, sang lãi suất khung
và đến nay là lãi suất thoả thuận; tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương
mại; bổ sung các nghiệp vụ tín dụng mới; mở rộng đối tượng tiếp cận tín dụng; trao
quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các NHTM….
Bước phát triển chính sách tín dụng của VietinBank là quá trình kế thừa, phát huy
giá trị sẵn có, thay đổi để thích nghi với sự biến động của môi trường kinh tế, xã hội
và phù hợp pháp luật trong từng thời kỳ, tiếp cận nhanh chóng xu thế mới, thông lệ
quốc tế, các phương pháp quản lý tiên tiến… Giá trị cốt lõi là chuyển từ tư duy bao
cấp sang tư duy tín dụng thị trường. Theo đó tín dụng đã hướng tới phục vụ nhu cầu
hợp lý của khách hàng, tạo ra lợi nhuận trên cơ sở chấp nhận rủi ro đi kèm, các
quyết định tín dụng dựa trên đánh giá lợi ích, rủi ro và có biện pháp kiểm soát rủi
ro.
VietinBank đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với
các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả
năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban
hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm
định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục
tín dụng (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả



năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban
kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, quá trình đổi mới chính đã mang lại những kết
quả quan trọng.
Bên cạnh đó, Vietinbank còn thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt
trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng
tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể, tuân
thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát
triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh
tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh
doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự
phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.
Nhờ đó, quy mô tín dụng của VietinBank tăng bình quân hàng năm 31% đến nay
tăng gần 170 lần so với lúc mới thành lập), đáp ứng được các nhu cầu vốn hợp lý
của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Cơ cấu tín dụng theo địa bàn, đối tượng khách hàng, mục đích sử dụng
vốn, ngành hàng, kỳ hạn cấp tín dụng, hình thức bảo đảm tiền vay…. được điều
chỉnh theo hướng tích cực. Chất lượng tín dụng được nâng cao và trở thành một
trong những Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất.
Vietinbank chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình
tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện.
Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới
hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp
quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh
nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau. Đồng thời, các cá nhân,
đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷ quyền của Hội
đồng Quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi
trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình
độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền.
Hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng được thiết lập thông qua hệ thống xếp hạng

tín dụng, trong đó, mỗi khách hàng được xếp loại ở một mức độ rủi ro.


- Xếp hạng tín dụng cá nhân: bao gồm 2 phần: chỉ tiêu chấm điểm thông tin cá
nhân(thân nhân ) và chỉ tiêu chấm điểm quan hệ với ngân hàng. Mô hình chấm điểm
cá nhân của Vietinbank sử dụng số âm để giảm trừ điểm đạt được nếu khách hàng
có những tiêu chí xếp hạng nằm trong vùng nguy hiểm nặng nề tới khả năng tài
chính dành cho việc trả nợ ngân hàng.
- Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp: gồm 14 chỉ tiêu tài chính theo hướng dẫn của
NHNN Việt Nam, phân theo 4 nhóm ngành và 3 mức quy mô doanh nghiệp. Các
nhóm chỉ tiêu phi tài chính trong mô hình bao gồm: lưu chuyển tiền tệ, năng lực
kinh nghiệp quản lý, uy tín giao dịch với ngân hàng và các đặc điểm hoạt động
khác.
Mỗi đối tượng khách hàng Vietin sẽ đưa ra những gói tín dụng khác nhau. Đối với
khách hàng cá nhân có cho vay tiêu dùng và cho vay sản xuất, trong các gói có
những sản phẩm khác nhau như cho vay du học, cho vay mua oto, cho vay mua
nhà…Với dói tín dụng đa dạng như trên sẽ giúp khách hàng có nhiều lựa chọn phù
hợp với nhu cầu của mình.
=> Phương pháp quản lý danh mục theo kế hoạch.
4.5. Phương pháp và công cụ quản trị rủi ro
Thứ nhất là thành lập khối QTRR.
Xây dựng và thực hiện chiến lược QTRR Năm 2015 là năm đầu tiên để VietinBank
thực hiện Chiến lược kinh doanh trung hạn (2015 - 2017), trong đó phải kể đến sự
gắn kết của các chủ điểm kinh doanh và chủ điểm QTRR cùng các hoạt động hỗ trợ
khác. Nhận thức vai trò hỗ trợ, song hành cùng các đơn vị Trụ sở chính (TSC), chi
nhánh (CN) trong hệ thống thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh, năm 2015, hoạt
động QTRR tiếp tục được triển khai rộng khắp với các trụ cột, bao gồm: Mô hình tổ
chức; văn bản chính sách; công cụ đo lường rủi ro; công tác báo cáo phân tích, giám
sát; hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và nâng cao văn hóa, nhận thức QTRR.
Trong thời gian đầu thành lập, Khối QLRR đối diện với nhiều khó khăn và thách

thức, song chính những khó khăn đó lại là “cú hích” quan trọng, tạo động lực để
toàn bộ lãnh đạo, nhân viên của Khối QLRR không ngừng trăn trở, tìm tòi con
đường phù hợp để đưa Khối đi lên.


Cùng với sự thay đổi mô hình tổ chức hoạt động của VietinBank, Khối QLRR đã
tham gia xây dựng, bổ sung, cập nhật hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách của
VietinBank, đảm bảo phát huy tính thực tiễn, hỗ trợ thúc đẩy và tăng cường hiệu
quả của công tác QLRR trong hoạt động kinh doanh và phù hợp thông lệ quốc tế.
Trải qua 5 năm xây dựng và phát triển, Khối QLRR đã đạt được những thành tựu to
lớn như: Khối QLRR đã phối hợp với Khối CNTT triển khai xây dựng chương trình
Hồ sơ rủi ro chi nhánh - Mis-Risk (là hệ thống cung cấp thông tin đa chiều cho các
cấp quản lý trên cơ sở thống nhất và toàn diện về rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động
toàn hàng và theo từng chi nhánh); Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng (EWS)
để phát hiện, cảnh báo rủi ro kịp thời, phát triển cấu phần LOS đảm bảo quản lý quá
trình đo lường rủi ro, xếp hạng khách hàng, cấp và quản lý tín dụng chặt chẽ, khoa
học dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại.
Thứ hai là xây dựng Mô hình 3 vòng kiểm soát.
Mô hình 3 vòng kiểm soát về QTRR theo thông lệ quốc tế, mô hình 3 vòng đã được
nghiên cứu, định hình cho giai đoạn trung hạn và bước đầu ứng dụng tại
VietinBank, bao gồm: VKS thứ nhất là đơn vị có chức năng tiếp xúc khách hàng và
xử lý giao dịch có vai trò người sở hữu rủi ro (risk owner) trong mảng việc mình
phụ trách;
VKS thứ 2 là các đơn vị có chức năng giám sát rủi ro, có tính độc lập tương đối với
khách hàng và giao dịch, hỗ trợ tư vấn cho VKS thứ 1 trong việc quản lý các chốt
kiểm soát để ứng phó các rủi ro mình sở hữu;
VKS thứ 3 - kiểm toán nội bộ, tính độc lập cao hơn so với 2 vòng trước, chịu trách
nhiệm trước HĐQT về tính hiệu quả trong kiểm soát rủi ro của toàn hàng.
Mục tiêu đặt ra là phát huy vai trò kiểm soát trước tại các đơn vị tuyến đầu (đơn vị
kinh doanh & tác nghiệp trực tiếp tại TSC) cũng như vai trò giám sát từ xa, kiểm tra

tại chỗ của các đơn vị có chức năng kiểm tra, QLRR nhằm phát hiện sớm những rủi
ro trọng yếu, giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng. Do đó, việc ứng dụng mô hình 3
VKS cần được thực hiện linh hoạt, phù hợp với những thay đổi về tổ chức mô hình
Khối cũng như thống nhất lại, làm rõ một số chức năng, nhiệm vụ bị chồng chéo,
trùng lắp hoặc bỏ sót.


Ngoài ra, VietinBank cũng triển khai công tác kiểm tra theo trục dọc, tăng cường
công tác phối kết hợp giữa kiểm toán nội bộ và các đơn vị Vòng 1, Vòng 2 tận dụng
tối đa nguồn lực. Việc ứng dụng mô hình 3 vòng kiểm soát góp phần giảm sự chồng
chéo trong công việc, chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban, đơn vị, đồng thời
tăng hiệu quả quản trị rủi ro và năng suất hoạt động thông qua sự kết nối tại các đầu
mối.
Thứ ba là cấp hạn mức tín dụng cho mỗi khách hàng.
Hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng được thiết lập thông qua hệ thống xếp hạng
tín dụng, trong đó, mỗi khách hàng được xếp loại ở một mức độ rủi ro để dễ dàng
trong việc kiểm soát cũng như trích lập DPRR.Vietinbank xây dựng hệ thống
XHTD áp dụng riêng cho cá nhân và doanh nghiệp, sử dụng kết hợp các chỉ tiêu
định tính để chấm điểm bổ sung cho các chỉ tiêu định lượng, có các hướng dẫn chi
tiết để thực hiện chấm điểm nhằm hạn chế rủi ro.Hệ thống các chỉ tiêu tài chính
được đánh giá trong mô hình xếp hạng dựa theo khung hướng dẫn của NHNN và có
diều chỉnh vài hệ số thống kê ngành theo tính toán từ dữ liệu hệ thống thông tin tín
dụng của Vietinbank.
Bên cạnh đó, nhằm tăng cường thông tin hai chiều và tăng hiệu quả trong
QTRR, hệ thống Quản lý hồ sơ rủi ro (Riskprofile) đã được nghiên cứu xây dựng và
bước đầu triển khai ở cấp CN. Theo đó, các đơn vị TSC đề xuất các biện pháp kiểm
tra, giám sát, theo dõi và hỗ trợ cho các CN có mức độ rủi ro cao nhằm giảm thiểu
mức độ ảnh hưởng và tần suất xảy ra. Các chi nhánh nắm được vấn đề cần khắc
phục để chủ động xử lý, thực hiện các biện pháp cải thiện, nâng cao năng lực quản
lý rủi ro. Năm 2015, VietinBank đã thực hiện đánh giá rủi ro hoạt động cho hơn 90

quy định/quy trình, cùng với 50 sản phẩm, dịch vụ mới ban hành/sửa đổi/ngừng
triển khai tại các nghiệp vụ trọng yếu. Từ các hoạt động đó nhận diện được những
“lỗ hổng” tiềm ẩn rủi ro và chỉnh sửa kịp thời, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh
doanh của VietinBank an toàn, bền vững. Không thể không nhắc đến thành công
của Chương trình “Nhà quản lý rủi ro hoạt động thông minh”. Chương trình đã tập
hợp nhiều ý tưởng khả thi của cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống nhằm nhận
diện những rủi ro trọng yếu, đề xuất biện pháp hạn chế rủi ro tại từng nghiệp vụ cụ


×