Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN THU VIEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.43 KB, 12 trang )

ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM THÚC ĐẨY PHONG TRÀO ĐỌC SÁCH,
BÁO TRONG NHÀ TRƯỜNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Sách báo là một trong những cơ sở vật chất có vai trò quan trọng trong nhà
trường. Sách báo chứa đựng những giá trò tư tưởng và văn hóa, trí tuệ và tình cảm
mà nhân dân thế giới và mỗi dân tộc đã tích lũy và khẳng đònh những giá trò ấy
truyền cho nhiều thế hệ. Ngoài ra sách báo còn là công cụ, phương tiện phục vụ
tốt mục tiêu, nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục mới.Sách báo còn góp
phần củng cố, nâng cao và mở rộng kiến thức cho giáo viên và học sinh, có tác
dụng kích thích sự ham mê học tập, yêu khoa học và có ý thức tìm tòi, vươn lên
trong học tập, lao động. Những cuốn sách có giá trò như vậy mà chỉ sắp xếp gọn
gàng, sạch sẽ ở trên giá sách thì sẽ không còn giá trò như đã nói ở trên thì thật
uổng phí. Vậy nên muốn để các cuốn sách có trong thư viện được đến tay bạn đọc
thì người quản lý thư viện phải biết giới thiệu sách và tuyên truyền sách báo, thúc
đẩy phong trào đọc sách trong giáo viên và học sinh nhằm giới thiệu những cuốn
sách báo có nội dung phục vụ thiết thực cho công tác dạy và học.
II. THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi:
- Trường có phòng thư viện riêng phục vụ việc đọc sách báo tại chỗ.
- Hàng năm trường được chương trình dự án cấp một số sách truyện thiếu
nhi.
- Hàng năm trường mua bổ sung sách báo.
- Được BGH nhà trường quan tâm chỉ đạo công tác thư viện.
2. Khó khăn:
- Trường có 3 điểm lẻ.
- Học sinh người dân tộc Stiêng chiếm 26%, ngoài ra còn có học sinh dân tộc
khác như Hoa, Tày, Nùng chiếm cũng khá nhiều.
- Đòa bàn rộng, nhà các em xa trường và nằm rải rác không tập trung. Có em
nhà cách trường gần 15 km, đường đi thì đèo, dốc có chỗ phải đi qua suối nên các
em phải đi bộ mới tới được trường để học.


- Kinh tế gia đình các em còn khó khăn, các em ngoài việc học tập còn phải
phụ giúp gia đình làm việc nên thời gian dành cho việc đọc sách báo ở thư viện
còn hạn chế.
- Bố mẹ các em chưa quan tâm tới việc học tập cũng như đọc thêm sách,
truyện của các em.
- Nguồn kinh phí đầu tư vào cơ sở vật chất của thư viện còn hạn hẹp.
III. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:
Với những thuận lợi và khó khăn đã nêu, buộc tôi phải suy nghó làm thế nào
để giải quyết được những khó khăn đó. Tôi đã làm công tác thư viện từ năm học
2003 - 2004 đến nay, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để áp dụng vào thực
tế cụ thể như sau:
- Tôi nghiên cứu kỹ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện.
- Đi tham quan các thư viện đạt chuẩn trong huyện.
- Hỏi cặn kẽ những điều còn vướng mắc từ các giáo viên thư viện lâu năm.
- Điều tra khảo sát trong thực tế về nhu cầu đọc các loại sách báo của giáo
viên, học sinh.
- Xem lại các loại sách báo trong kho và xem loại sách nào mua bổ sung cho
phù hợp.
- Lên kế hoạch mua các loại sách đúng với nhu cầu cần đọc của giáo viên,
học sinh, trình BGH nhà trường đề nghò mua bổ sung.
- Tạo một phòng đọc sách sạch sẽ, gọn gàng, thoáng mát, thoải mái, sau đó
thực hiện các công việc sau:
1. Giới thiệu sách báo:
a. Đối với giáo viên:
- Tôi giới thiệu sách trong các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn. Mỗi một
tháng chọn 2 – 3 cuốn sách theo chủ đề của tháng và nhu cầu công việc.
VD:
- Tháng 9: Giới thiệu sách theo nhu cầu công việc là giới thiệu sách giáo
khoa kể cả các sách bài tập từ khối lớp 1 đến lớp 5 và sách phương pháp giảng dạy
các phân môn ở tiểu học.

- Tháng 10: Giới thiệu sách về công tác rèn chữ cho học sinh các quyển như:
Mẫu chữ đẹp, Luyện viết chữ đẹp,…
- Tháng 11: Giới thiệu sách theo chủ đề nhà giáo thông qua bài viết thư mục
của chủ đề này và giới thiệu quyển sách Thầy trò trường Bưởi Chu Văn An.
- Tháng 12: Giới thiệu sách theo chủ đề lòch sử như quyển: Lòch sử Việt Nam
bằng tranh từ tập 1 đến tập 36, Thế thứ các triều vua, Hỏi đáp về lòch sử,…
- Tháng 1: Giới thiệu các sách tham khảo về bồi dưỡng học sinh giỏi ở các
khối như: Nâng cao Toán, nâng cao Tiếng việt, …
……………
- Khi giới thiệu sách theo chủ đề và nhu cầu công việc như trên thì tôi phải
biên soạn đề cương, hệ thống hóa các tài liệu.
b. Đối với học sinh:
Giới thiệu sách đối với học sinh vào các buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt
đội, sinh hoạt sao.
Sau khi giới thiệu sách tôi cho giáo viên và học sinh mượn ngay những loại
sách vừa giới thiệu và quy đònh thời gian trả chậm nhất trong 3 ngày để kòp cho
bạn đọc khác mượn còn những sách ít thì phải cho bạn đọc đọc ngay tại phòng đọc.
2. Hình thức giới thiệu sách báo khác:
Khi bạn đọc tới trả sách tôi lại giới thiệu những loại sách khác ở tủ trưng
bày, xem mục lục.
3. Tổ chức phục vụ bạn đọc:
- Lập kế hoạch, lên lòch đọc và mượn sách cho các khối lớp theo từng buổi cụ
thể, kết hợp những buổi đi sinh hoạt đội, sinh hoạt sao và đi lao động.
- Cho học sinh mượn sách, truyện theo thẻ về nhà đọc(học sinh điểm trường
chính).
- Riêng với 3 điểm lẻ, hàng tuần giáo viên chủ nhiệm tới thư viện trả và
mượn lại truyện, sách báo khác cho các em đọc. Một tháng tôi cố gắng sắp xếp đi
vào các điểm lẻ để đem thêm một số sách báo khác tới cho các em ở điểm và tổ
chức cho các em đọc, kể chuyện tranh thủ giờ ra chơi, có lúc nên phát phần thưởng
nho nhỏ để động viên và khích lệ tinh thần của các em.

4. Công tác phối hợp:
- Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm khuyến khích các em tới thư viện đọc
sách báo. Dành 10 phút trong tiết sinh hoạt lớp để đọc những truyện kể, bài thơ
hay. Qua đó các em thảo luận rút ra những điều đã học từ những truyện kể, bài thơ
đó.
- Phối hợp với tổng phụ trách đội cho học sinh kể chuyện dưới cờ sau khi
giáo viên thư viện giới thiệu sách có phần thưởng nhỏ tặng cho các em để động
viên tinh thần các em và kích thích tạo sự tự tin, mạnh dạn đứng trước đám đông
của các em.
- Phối hợp với chuyên môn để ra câu hỏi ở các quyển sách chuyên đề có nội
dung phục vụ công tác giảng dạy trong các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn để
giáo viên tìm tòi đọc và trả lời.
- Phối hợp với tổ mạng lưới để tuyên truyền giới thiệu các loại sách báo tới
giáo viên , học sinh.
- Kết hợp với các bộ phận khác trong nhà trường để tổ chức thi kể chuyện
theo sách cho các em. Có kế hoạch tập luyện những em có năng khiếu kể chuyện.
5. Phát động đóng góp ủng hộ sách:
Để thu hút bạn đọc thì lượng sách trong thư viện phải được bổ sung thường
xuyên. Nhưng kinh phí rất hạn hẹp, do đó việc vận động đóng góp sách trong đội
ngũ giáo viên và học sinh là rất cần thiết. Trước tiên phụ trách thư viện trình ban
giám hiệu kế hoạch phát động. Sau đó, nêu khó khăn của thư viện cho giáo viên,
học sinh biết, nêu ích lợi của việc mỗi cá nhân đóng góp sách báo cho thư viện.
Lập danh sách những cá nhân, tập thể lớp tích cực hưởng ứng tham gia đề nghò
khen thưởng, tuyên dương dưới cờ. Ngoài ra còn lập kế hoạch để học sinh ủng hộ
tiền mỗi 1 học sinh là 1500đ/1 năm để gây quỹ thư viện.
6. Thi đua khen thưởng:
Để phong trào đọc sách, báo được giáo viên, học sinh hưởng ứng có hiệu
quả thì công tác thi đua khen thưởng không thể thiếu được. Ngay từ đầu năm học
trong hội nghò cán bộ công nhân viên chức tôi đã đề nghò chỉ tiêu đọc sách báo cho
giáo viên và học sinh, lấy đó làm chỉ tiêu xét thi đua cuối năm. Ngoài ra còn lập

danh sách những cá nhân, tập thể nào tích cực tham gia đọc sách báo thì khen
thưởng vào cuối năm học. Luôn nêu gương tuyên dương trước cờ hoặc trong các
buổi hội họp những giáo viên, học sinh nào tích cực tham gia đọc sách báo.
IV. KẾT QUẢ:
Phong trào đọc sách báo trong nhà trường đã được đông đảo giáo viên, học
sinh tham gia. Một số giáo viên và học sinh trước đây chưa có thói quen đọc sách
báo thì nay đã khắc phục, giáo viên ở điểm trường chính thường đến thư viện đọc
sách báo trong các tiết Mó thuật, Hát nhạc, Thể dục (3 tiết này do giáo viên bộ
môn dạy), giờ ra chơi, sinh hoạt chuyên môn.
Sau buổi lao động và giờ ra chơi, học sinh đến với thư viện đọc sách, truyện.
Sau đây là số lượng bạn đọc đến thư viện đọc sách báo tại chỗ của năm học
2008 – 2009 và đầu năm 2009 – 2010.

Năm học 2008 - 2009 Năm học 2009 – 2010
(từ tháng 9 đến tháng 2)
7156 6479
Như vậy, số giáo viên và học sinh đến thư viện đọc tại chỗ trong năm học
2009 – 2010 tăng đáng kể so với năm học 2008 – 2009 là điều chắc chắn. Một kết
quả thật đáng mừng với riêng bản thân tôi. Ngoài ra, ở 3 điểm lẻ, giáo viên chủ
nhiệm liên hệ thư viện mượn truyện, sách báo cho các em đọc, cuối tuần trả lại thư
viện và tiếp tục mượn sách báo mới.
Thư viện mở cửa 2 buổi/ ngày phục vụ bạn đọc đã góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Thư viện trường muốn đông đảo giáo viên, học sinh tới thư viện đọc sách thì
trước tiên cán bộ thư viện phải là người say mê đọc sách báo tìm ra những điều
mới , hay lạ để giới thiệu tới mọi người và luôn thay đổi các hình thức giới thiệu,
tuyên truyền sách báo để giáo viên, học sinh cảm thấy không nhàm chán, luôn vui
vẻ với mọi người. Người cán bộ thư viện phải có trách nhiệm cao, ham thích công
việc mình làm, phải có sự sáng tạo, linh hoạt lựa chọn những biện pháp phù hợp

nhất để thúc đẩy phong trào đọc sách ngày một đạt kết quả cao.
Ngoài ra, cán bộ thư viện phải làm tốt công tác tham mưu để kòp thời mua bổ
sung các loại sách cần thiết của thư viện để phục vụ bạn đọc, phối kế hợp với các
bộ phận khác để thực hiện tốt công tác thư viện.
Giáo viên, học sinh đã ham thích đọc sách báo thì sẽ tận dụng mọi thời gian
để tới thư viện đọc sách báo để nâng cao kiến thức sự hiểu biết.
Nếu như việc lôi cuốn giáo viên, học sinh ham thích tới thư viện đọc sách báo
đó cũng là chỉ tiêu quan trọng để xây dựng và bảo vệ thư viện chuẩn 01 theo quyết
đònh của Bộ giáo dục ban hành.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân rút ra từ thực tế. Rất mong được
sự góp ý kiến của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nghóa Trung, ngày 22 tháng 02 năm 2010

Người thực hiện
Hoàng Thò Thanh Tâm

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×