Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG GIẢM ĐAU, CHỐNG VIÊM và độc TÍNH bán TRƢỜNG DIỄN của CAO CHIẾT ETHANOL của lá cây bọ mẩy (CLERODENDRUM CYRTOPHYLLUM TURCZ , VERBENACEAE) KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dƣợc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 75 trang )

s TẾ
BỘ Y

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC ANH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU,
CHỐNG VIÊM VÀ ĐỘC TÍNH BÁN
TRƢỜNG DIỄN CỦA CAO CHIẾT
ETHANOL CỦA LÁ CÂY BỌ MẨY
(CLERODENDRUM CYRTOPHYLLUM
TURCZ., VERBENACEAE)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019
1


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
Mã sinh viên: 1401030

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU,
CHỐNG VIÊM VÀ ĐỘC TÍNH BÁN
TRƢỜNG DIỄN CỦA CAO CHIẾT
ETHANOL CỦA LÁ CÂY BỌ MẨY
(CLERODENDRUM CYRTOPHYLLUM


TURCZ., VERBENACEAE)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

Người hướng dẫn:
Ths. Nguyễn Thu Hằng
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dƣợc lực

HÀ NỘI - 2019
2


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới Th.S
Nguyễn Thu Hằng người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn DS. Đinh Đại Độ và DS. Đinh Thị Kiều Giang cùng
các anh chị kỹ thuật viên tại bộ môn Dược lực đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo cùng các bộ môn, phòng
ban khác của Trường đại học Dược Hà Nội và Viện dược liệu đã tạo điều kiện cho em
trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Em xin cảm ơn các anh chị, bạn bè đã và đang nghiên cứu khoa học tại Bộ môn
Dược lực đã luôn đồng hành, hỗ trợ, động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn bên cạnh, ủng
hộ, chia sẻ khó khăn và động viên em thực hiện khóa luận này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên


Nguyễn Thị Ngọc Anh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN........................................................................................................ 2
1.1

Tổng quan về viêm ..................................................................................................... 2

1.1.1

Khái niệm....................................................................................................................... 2

1.1.2

Cơ chế của viêm............................................................................................................ 2

1.1.3

Một số loại bạch cầu trong phản ứng viêm ................................................................ 4

1.1.4

Một số mô hình in vivo đánh giá tác dụng chống viêm ............................................ 6

1.2


Tổng quan về đau ....................................................................................................... 9

1.2.1

Định nghĩa...................................................................................................................... 9

1.2.2

Vài nét sinh lí về đau..................................................................................................... 9

1.2.3

Một số mô hình đánh giá tác dụng giảm đau ........................................................... 10

1.3

Tổng quan về chi Cỏ roi ngựa (Clerodedrum) ...................................................... 11

1.3.1

Công dụng.................................................................................................................... 11

1.3.2

Thành phần hóa học.................................................................................................... 11

1.3.3

Một số nghiên cứu tác dụng sinh học ....................................................................... 12


1.4

Tổng quan về dƣợc liệu Bọ mẩy ............................................................................. 14

1.4.1

Tên khoa học ............................................................................................................... 14

1.4.2

Đặc điểm thực vật ....................................................................................................... 15

1.4.3

Phân bố......................................................................................................................... 15

1.4.4

Thành phần hóa học.................................................................................................... 15

1.4.5

Một số nghiên cứu tác dụng sinh học ....................................................................... 16

1.4.6

Một số bài thuốc dân gian .......................................................................................... 18

1.4.7


Công dụng.................................................................................................................... 18

CHƢƠNG 2.ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 19
2.1

Nguyên vật liệu ......................................................................................................... 19

2.1.1

Dược liệu nghiên cứu ................................................................................................. 19

2.1.2

Quy trình chiết xuất: ................................................................................................... 19

2.1.3

Chuẩn bị mẫu thử ........................................................................................................ 19


2.1.4

Động vật nghiên cứu................................................................................................... 20

2.1.5

Thuốc thử, hóa chất..................................................................................................... 20

2.2


Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 21

2.2.1

Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 21

2.2.2

Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 21

2.3

Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 22

2.3.1

Phương pháp đánh giá tác dụng giảm đau ............................................................... 22

2.3.2

Phương pháp đánh giá tác dụng chống viêm ........................................................... 23

2.3.3

Phương pháp nghiên cứu độc tính bán trường diễn ................................................ 28

2.4

Phƣơng pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 29


CHƢƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 30
3.1

Kết quả đánh giá tác dụng giảm đau ..................................................................... 30

3.2

Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm .................................................................. 31

3.2.1

Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm cấp.............................................................. 31

3.2.2

Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm mạn ............................................................ 33

3.3

Kết quả xác định độc tính bán trƣờng diễn........................................................... 36

CHƢƠNG 4.BÀN LUẬN.......................................................................................................... 46
4.1

Bàn luận về tác dụng giảm đau............................................................................... 46

4.2

Bàn luận về tác dụng chống viêm ........................................................................... 47


4.2.1

Về tác dụng chống viêm cấp của cao chiết ethanol lá cây Bọ mẩy ....................... 47

4.2.2

Tác dụng chống viêm mạn của cao chiết ethanol lá cây Bọ mẩy .......................... 49

4.3

Bàn luận về độc tính bán trƣờng diễn.................................................................... 51

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALT

Alanin transaminase

APC

Antigen presenting cell

AST

Aspartate transaminase


ATP

Adenosine triphosphat

COX

Cyclooxygenase

DC

Dendritic cells

DMBA

7,12-dimethyl benz [a]anthracene

DNA

Deoxyribonucleic acid

DPPH

2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl

ED50

Effective dose

HCT


Hematocrit

HGB

Hemoglobin

HLA

Human leukocyte antigen

HTAB

Hexadecyl trimethyl ammoni bromid

IASP

International Association for the Study of Pain

IC50

The half maximal inhibitory concentration

IFN

Interferon

IL

Interleukin


LOX

Lipoxygenase

LPS

Lipopolysaccharide

MCH

Mean corpuscular hemoglobin

MCHC

Mean corpuscular hemoglobin concentration

MCP

Monocyte chemoattractant protein

MCV

Mean corpuscular volume

MPO

Myeloperoxidase

NK


Natural killer

OECD

Organisation for Economic Cooperation and Development

PAF

Platelet activating Factor

PG

Prostaglandin

PLT

Platelet count

RBC

Red blood cell


ROS

Reactive oxygen species

RT-PCR

Reverse transcription polymerase chain reaction


TNF

Tumor necrosis factor

WBC

White blood cell

WHO

World Health Organisation


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của cao chiết ethanol lá cây Bọ mẩy đến số cơn đau quặn. ....... 30
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của cao chiết ethanol lá cây Bọ mẩy lên mức độ phù chân chuột
(%) theo thời gian. ..................................................................................................... 31
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của cao chiết ethanol lá cây Bọ mẩy đến thông số bạch cầu. ..... 32
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của cao chiết ethanol Bọ mẩy đến mức độ tăng khối lượng u hạt ...... 34
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của cao chiết ethanol lá cây Bọ mẩy đến thông số huyết học ..... 38
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của cao chiết ethanol lá cây Bọ mẩy đến thông số sinh hóa ....... 39
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của cao chiết ethanol lá cây Bọ mẩy đến khối lượng các cơ quan .... 40
Bảng 3.8 Hình ảnh vi thể gan, thận chuột nhắt đực. ............................................................ 42
Bảng 3.9 Hình ảnh vi thể gan, thận chuột nhắt cái. ............................................................. 43


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Quy trình chiết xuất cao ethanol cây Bọ mẩy.............................................................. 19
Hình 2.2 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu. ............................................................................................ 21

Hình 2.3 Quy trình thí nghiệm đánh giá tác dụng giảm đau bằng phương pháp gây đau quặn
bằng acid acetic. ........................................................................................................... 22
Hình 2.4 Quy trình thí nghiệm đánh giá tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù bàn
chân chuột bằng carrageenan. ..................................................................................... 23
Hình 2.5 Quy trình thí nghiệm đánh giá tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây viêm phúc
mạc bằng carrageenan. ................................................................................................ 25
Hình 2.6 Quy trình thí nghiệm đánh giá tác dụng chống viêm mạn bằng mô hình gây u hạt. 27
Hình 2.7 Quy trình xác định độc tính bán trường diễn............................................................... 28
Hình 3.1 Ảnh hưởng của cao chiết ethanol lá cây Bọ mẩy đến hoạt độ MPO ......................... 33
Hình 3.2 Ảnh hưởng của cao chiết ethanol Bọ mẩy lên mức độ tăng khối lượng u hạt ....... 34
Hình 3.3 Ảnh hưởng của cao chiết ethanol lá cây Bọ mẩy đến khối lượng tuyến ức ... 35
Hình 3.4 Ảnh hưởng của cao chiết ethanol lá cây Bọ mẩy lên thông số bạch cầu................... 36
Hình 3.5 Ảnh hưởng của cao chiết ethanol lá cây Bọ mẩy đến khối lượng cơ thể chuột
nhắt cái ...........................................................................................................37
Hình 3.6 Ảnh hưởng của cao chiết ethanol lá cây Bọ mẩy đến khối lượng cơ thể chuột
nhắt đực ..........................................................................................................37


ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm là quá trình bệnh lý thường gặp nhất, xảy ra ở tất cả các động vật đa bào,
các cơ quan, các mô. Viêm không phải là một bệnh cụ thể, mà là một quá trình bệnh lý
chung gặp ở nhiều bệnh khác nhau. Bệnh lý liên quan đến quá trình viêm rất đa dạng,
từ những bệnh thông thường như viêm họng, viêm amidan, viêm tuyến nước bọt,…
đến những bệnh lý nặng hơn như viêm gan virus, viêm não,…. Như vậy, các nhóm
thuốc chống viêm đóng vai trò rất lớn trong đời sống chúng ta. Hiện nay, các thuốc
chống viêm đang được sử dụng chủ yếu là thuốc hóa dược (với hai nhóm chính là
thuốc chống viêm không steroid và thuốc chống viêm steroid). Tuy nhiên, việc sử
dụng các thuốc hóa dược lâu dài đặt ra hai vấn đề được cả bệnh nhân và giới chuyên
môn quan tâm bao gồm các tác dụng không mong muốn của thuốc và chi phí cho
phòng, điều trị bệnh. Vì vậy, các phương pháp bổ trợ và thay thế các thuốc hóa dược

càng được quan tâm nghiên cứu, trong đó có dược liệu [40].
Bọ mẩy (tên khoa học Clerodendrum cyrtophyllum Turcz.) là một loài
thuộc chi Clerodendrum L., là loại cây phân bố nhiều ở các tỉnh phía Bắc Việt
Nam như: Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
Hòa Bình. Trong dân gian, Bọ mẩy được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh
liên quan đến viêm như: viêm ruột, viêm họng, viêm tuyến nước bọt, cảm mạo
phát sốt… Trên thế giới, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học chứng
minh tác dụng chống viêm của cây Bọ mẩy. Tuy nhiên số lượng các nghiên cứu
hiện nay còn ít. Để có cơ sở khoa học cho việc sử dung các dược liệu trên một cách
hợp lý, chúng tôi thực hiện nghiên cứu ”Đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm
và độc tính bán trường diễn của cao chiết ethanol của lá cây Bọ mẩy
(Clerodendrum cyrtophyllum Turcz., Verbenaceae)” với 3 mục tiêu như sau:
1. Đánh giá tác dụng giảm đau của cao chiết ethanol của lá cây Bọ mẩy.
2. Đánh giá tác dụng chống viêm của cao chiết ethanol của lá cây Bọ mẩy.
3. Đánh giá độc tính bán trường diễn của cao chiết ethanol của lá cây Bọ mẩy.

1


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về viêm
1.1.1 Khái niệm
Theo từ điển bách khoa dược học: “Viêm là phản ứng tại chỗ của cơ thể do các
mô bị kích thích hoặc tổn thương, đó là một phản ứng phức tạp của các mô liên kết và
của tuần hoàn mao mạch ở nơi bị tác động, được thể hiện bằng các triệu chứng sưng,
nóng, đỏ, đau và rối loạn chức phận” [8].
1.1.2 Cơ chế của viêm
Viêm là phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với các kích thích có hại, chẳng
hạn như mầm bệnh, tế bào bị hư hỏng, các hợp chất độc hại hoặc chiếu xạ và cơ thể
phản xạ bằng cách loại bỏ các kích thích gây tổn thương và bắt đầu quá trình chữa

lành. Do đó, viêm là một cơ chế bảo vệ có ý nghĩa sống còn đối với sức khỏe [16].
Những biến đổi chủ yếu trong viêm [16], [6], [39]:
Rối loạn tuần hoàn tại ổ viêm:
-

Rối loạn vận mạch:
Co mạch: xảy ra rất sớm và ngắn, do thần kinh co mạch hưng phấn làm các tiểu

động mạch co lại.
Sung huyết động mạch: xảy ra ngay sau co mạch, thoạt đầu do cơ chế thần kinh
và sau đó được duy trì theo cơ chế thể dịch. Các enzym được giải phóng từ lysosom
của tế bào chết, các chất trung gian hóa học (histamin, bradykinin, prostaglandin,
protease, IL-1, PAF, NO…), hay các sản phẩm của quá trình thực bào của bạch cầu
(protease, H+, K+…). Quá trình sung huyết động mạch giúp cung cấp ATP cho bạch
cầu thoát mạch, di chuyển và thực bào.
Sung huyết tĩnh mạch: Sung huyết động mạch giảm dần, các mao tĩnh mạch
dãn rộng, dòng máu chảy chậm lại. Quá trình này giúp dọn sạch ổ viêm, chuẩn bị cho
quá trình sửa chữa và cô lập ổ viêm, ngăn cản sự lan rộng của tác nhân gây viêm.
Ứ máu: giúp cô lập ổ viêm, ngăn cản sự lan rộng của tác nhân gây bệnh.
-

Hình thành dịch rỉ viêm
Dịch rỉ viêm là sản phẩm xuất tiết tại ổ viêm, có thành phần bao gồm các thành

phần như nước, muối, protein huyết tương, các thành phần hữu hình của máu và các
chất mới được tạo thành (histamin, serotonin, kinin huyết tương, các enzym do hủy

2



hoại tế bào…). Dịch rỉ viêm có tính chất bảo vệ, nhưng nếu lượng nhiều quá sẽ gây
chèn ép mô xung quanh gây đau nhức, hoặc hạn chế hoạt động của các cơ quan…
-

Bạch cầu xuyên mạch
Để bạch cầu đến được ổ viêm còn cần có vai trò của đại thực bào. Dưới tác

dụng của các yếu tố gây viêm như LPS của vi khuẩn và các chất hóa ứng động, đại
thực bào được hoạt hóa, tiết ra TNF, IL-1 và IL-6 làm cho nguyên bào xơ và tế bào nội
mô cũng tiết ra TNF, IL-1, IL-8, MCP gây hóa ứng động mạnh hơn và xa hơn, kéo đại
thực bào, bạch cầu trung tính di chuyển tới ổ viêm. Tại đây, các mạch đã bị dãn bởi tác
dụng của các chất gây dãn mạch mới hình thành và phóng thích từ màng tế bào như
PG, LT và các sản phẩm chuyển hóa khác như NO… Mặt khác, do tác dụng của các
cytokin (TNF, IL-1, IL-8) các tế bào nội mô thành mạch hoạt hóa, tăng biểu lộ những
phân tử dính tương ứng trên bề mặt bạch cầu. Nhờ vậy, bạch cầu bám được vào thành
mạch, di chuyển bằng giả túc, xuyên mạch và tới được ổ viêm.
-

Bạch cầu thực bào
Bạch cầu tập trung ở ổ viêm, vươn chân giả tới quanh đối tượng thực bào, bọc kín

chúng, hình thành không bào thực bào (phagosom). Sau đó lysosom tiến tới hòa màng để
tạo ra phagolysosom, giải phóng vào đó các chất trong lysosom để tiêu hủy đối tượng.
Rối loạn chuyển hóa
Tại ổ viêm quá trình oxy hóa tăng làm tăng nhu cầu oxy, nhưng sự sung huyết
động mạch chưa đáp ứng kịp, dẫn đến pH giảm (khi bắt đầu chuyển sang giai đoạn sung
huyết tĩnh mạch), từ đó kéo theo hàng loạt những rồi loạn chuyển hóa của glucid, lipid,
protid.
Tổn thương mô
Tại ổ viêm thường có hai loại tổn thương:

Tổn thương tiên phát: do nguyên nhân gây viêm tạo ra.
Tổn thương thứ phát: do những rối loạn ổ viêm gây nên. Tổn thương thứ phát
rất quan trọng, phụ thuộc vào cường độ của nguyên nhân gây viêm và mức độ phản
ứng của cơ thể.
Tăng sinh tế bào và quá trình lành vết thương
Quá trình tăng sinh tế bào diễn ra ngay từ giai đoạn đầu của viêm (bạch cầu đa
nhân trung tính, bạch cầu đơn nhân, lympho). Về cuối, sự tăng sinh vượt mức hoại tử
khiến ổ viêm được sửa chữa. Nếu không được như vậy thì một phần nhu mô bị thay
3


thế bằng mô xơ (sẹo). Quá trình lành tổn thương có toàn vẹn hay không tùy thuộc vào:
cơ quan bị viêm, mức độ hoại tử, thời gian viêm, hoạt lực của yếu tố gây viêm…
Viêm mạn tính
Viêm cấp tính (với các giai đoạn được trình bày ở trên) có thể được loại trừ
hoàn toàn mà không để lại hậu quả đáng kể nào về cấu trúc và chức năng cho cơ quan
và mô bị viêm, nhưng cũng có thể chuyển sang viêm mạn tính. Viêm mạn tính cũng có
thể bắt đầu ngay từ đầu, nếu các cơ chế bảo vệ và chống viêm của cơ thể không sớm
loại trừ được tác nhân gây viêm.
Biểu hiện của viêm mạn tính bao gồm:
-

Tiết dịch nhưng sưng đỏ và nóng không rõ rệt hoặc không có.

-

Chức năng mô và cơ quan ít bị ảnh hưởng hoặc chỉ suy giảm chậm chạp.

-


Hiện tượng huy động bạch cầu, tăng bạch cầu trung tính vẫn còn nhưng không
rõ rệt, vẫn có hiện tượng thực bào tại ổ viêm nhưng không mạnh mẽ, chỉ đủ sức
khống chế yếu tố gây viêm mà không loại trừ được.

1.1.3 Một số loại bạch cầu trong phản ứng viêm
Viêm được chia thành hai loại là viêm cấp tính và viêm mãn tính. Viêm cấp
tính có thời gian tương đối ngắn, kéo dài trong vài phút, vài giờ đến vài ngày với các
biểu hiện chính là sự tạo thành dịch rỉ viêm và sự di chuyển của bạch cầu, chủ yếu là
bạch cầu trung tính. Viêm mãn tính xảy ra lâu hơn và liên quan chủ yếu đến mô học
với sự hiện diện của tế bào lympho và đại thực bào, sự tăng sinh của các mạch máu, xơ
hóa và hoại tử mô. Nhiều yếu tố tham gia vào quá trình và đặc điểm mô học của cả
viêm cấp tính và mãn tính [34].
Bạch cầu đơn nhân
Các tín hiệu viêm kích hoạt các tế bào gốc tạo máu có nguồn gốc từ tủy xương
để tạo ra các bạch cầu đơn nhân [38]. Trong đó, bạch cầu đơn nhân loại
CD14++CD16- và CD14+CD16+ là hai loại bạch cầu đơn nhân có số lượng nhiều
nhất và có vai trò quan trọng nhất trong phản ứng viêm của cơ thể [66].
Vai trò:
Sản xuất các cytokin:
Theo Ziegler‐Heitbrock và các cộng sự, bạch cầu đơn nhân loại CD14++CD16sản xuất chủ yếu TNF, IL-12; trong khi các cytokin như IL-10, NO được sản xuất
nhiều hơn bởi bạch cầu đơn nhân loại CD14+CD16+. Các cytokin này phát triển phản
4


ứng viêm. Ngoài ra, còn có sự ưu tiên sản xuất hemoxygenase-1 trong các tế bào đơn
nhân CD14+CD16+, một loại enzym có đặc tính chống viêm và tiền viêm [66].
Trình diện kháng nguyên
Các bạch cầu đơn nhân trình diện kháng nguyên cho các tế bào T-CD4. Ở các tế
bào đơn nhân CD14+CD16+ cho thấy mức độ HLA-DR cao hơn và điều này dự đoán
hoạt động APC cao hơn trong các tế bào này [66].

Di chuyển đến ổ viêm
Các nghiên cứu của Ancuta đã chỉ ra rằng các bạch cầu đơn nhân
CD14+CD16+ sẽ di chuyển đến ổ viêm để đáp ứng với các cytokin CX3CL1 và
CXCL12 [25, 63]. Tuy nhiên, các bạch cầu đơn nhân này sẽ không di chuyển khi
cytokin CCL2 đáp ứng [63].
Ngoài ra, các bạch cầu đơn nhân còn kích thích sự gia tăng số lượng các đại
thực bào và các tế bào đuôi. Khi ở trong mô, chúng có thể thực bào các mảnh vụn tế
bào, mầm bệnh và kích thích tế bào lympho [38], [66].
Bạch cầu trung tính
Bạch cầu trung tính là thành phần chính của phản ứng viêm, đóng vai trò quan
trọng trong việc hoạt hóa các tế bào trình diện kháng nguyên (APC). Bạch cầu trung
tính tạo ra các tín hiệu hóa học thu hút các bạch cầu đơn nhân, tế bào đuôi gai (DC) và
ảnh hưởng đến việc các đại thực bào nhận biết ổ viêm. Cụ thể, bạch cầu trung tính kích
hoạt protein hóa proproerin để tạo ra chemerin, một trong số ít các cytokin thu hút cả
DC chưa trưởng thành. Bạch cầu trung tính cũng tạo ra yếu tố hoại tử khối u (TNF) và
các cytokin khác điều khiển DC. Bên cạnh đó, bạch cầu trung tính còn tiết ra chất kích
thích tế bào B - phối tử liên quan đến TNF (BLyS), giúp thúc đẩy sự tăng sinh và
trưởng thành của các tế bào B và interferon, giúp phân biệt các tế bào T và kích hoạt các
đại thực bào [29].
Đại thực bào
Đại thực bào là thành phần quan trọng của hệ thống thực bào đơn nhân, và có
vai trò rất lớn trong việc khởi phát, duy trì và giải quyết viêm. Trong viêm, đại thực
bào có ba chức năng chính: trình diện kháng nguyên, thực bào, điều hòa miễn dịch
thông qua sản xuất các cytokin khác nhau và các yếu tố tăng trưởng [30], [34]. Khi có
viêm, đại thực bào di chuyển tới ổ viêm, thực bào và trình diện kháng nguyên để tế
bào lympho T nhận biết. Sau đó, tế bào lympho T sẽ tiết ra lymphokin hoạt hóa đại
5


thực bào tiêu diệt các yếu tố gây viêm và giải phóng ra các cytokin như: IL-1, IL-6,

TNF-α, IL-10, IL-12, IL-18. Các cytokin này sẽ tham gia vào điều hòa miễn dịch
thông qua kiểm soát sự di chuyển của bạch cầu về mô viêm [34].
Các tế bào mast
Các tế bào mast có ở tất cả các mô, là các tế bào khởi phát phản ứng viêm. Tế
bào mast hoạt hóa, giải phóng một loạt các chất trung gian gây viêm, bao gồm: cytokin,
chemokin, histamin, prostaglandin, leukotrien, và serglycin proteoglycan [30], [37].
Bạch cầu lympho
Lympho T có vai trò quan trọng trong phản ứng viêm. Các loại lympho T khác
nhau có chức năng khác nhau trong các phản ứng miễn dịch thích nghi. Các tế bào Th1
đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát vi khuẩn nội bào bằng cách tạo ra IFN-γ
để kích hoạt các đại thực bào và miễn dịch chống virut bằng cách sản xuất IFN-γ và
kích hoạt tế bào lympho T gây độc tế bào. Các cytokin có nguồn gốc từ tế bào Th2 rất
quan trọng trong việc hoạt hóa tế bào mast, bạch cầu ái toan trong khả năng miễn dịch
chống giun sán. Các tế bào Th17 là mấu chốt cho phản ứng viêm qua trung gian bạch
cầu trung tính, chống lại nhiễm trùng ngoại bào [42].
Bạch cầu ái toan
Những tế bào này chiếm <5% số lượng bạch cầu và có thể tồn tại đến 12 giờ
nhưng nếu cần có khả năng kéo dài tuổi thọ của chúng trong ít nhất một tuần. Tại ổ
viêm, bạch cầu ái toan trải qua quá trình thoái hóa giúp loại bỏ các kích thích viêm
giúp tránh viêm thêm [55].
Bạch cầu ái kiềm
Loại bạch cầu này có tỷ lệ thấp (0-2%) trong máu. Trong bạch cầu ái kiềm chứa
các amin hoạt mạnh. Khi tới ổ viêm, các chất này được giải phóng. Ngoài ra, trên bề
mặt các bạch cầu này có các thụ thể dành cho Fc của IgE. Về mặt miễn dịch học bạch
cầu ái kiềm tương tự như tế bào mast [55].
1.1.4 Một số mô hình in vivo đánh giá tác dụng chống viêm
1.1.4.1 Một số mô hình đánh giá tác dụng chống viêm cấp
 Mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenan
-


Cơ chế
Carrageenan (viscarin) là chất sulfopolygalactosid, chiết xuất từ Chondrus

crispus, có tác dụng gây viêm [18]. Carrageenan là một polysaccarid gần giống với
6


cấu trúc của vỏ vi khuẩn sẽ khởi động các quá trình viêm cấp, kích thích giải phóng
histamin, serotonin, prostaglandin… biểu hiện quan sát thấy chủ yếu là triệu chứng
phù [64].
-

Tiến hành
Trong thử nghiệm này, gây phù bàn chân sau của chuột bằng cách tiêm dưới da

ở bề mặt gan bàn chân sau phải của chuột 0,05 ml hỗn dịch carrageenan 1% [61].
Trong quá trình gây viêm bởi carrageenan, mức độ viêm tối đa ở trong khoảng thời
gian 3 – 4 giờ. Vì vậy, để đánh giá mức độ viêm, đo thể tích bàn chân tới khớp cổ
chân, trước và 3 giờ sau khi tiêm carrageenan [18], [61].
-

Thông số đánh giá: mức độ phù chân so với lô chứng [61].
Mô hình này phù hợp với mục đích sàng lọc cũng như nghiên cứu sâu về tác

dụng chống viêm cấp [61].
 Mô hình gây viêm màng bụng trên chuột cống trắng
-

Cơ chế
Tác nhân gây viêm (carrageenan, formaldehyd…) tạo ra dịch rỉ viêm bao gồm


prostaglandin, protease, lysosom, bạch cầu,…[61].
-

Tiến hành
Chuột được uống thuốc hoặc dung môi trong 5 ngày liên tục trước khi gây

viêm. Ngày thứ 5, sau khi uống thuốc 1 giờ, gây viêm màng bụng bằng tác nhân gây
viêm. Tiêm vào khoang màng bụng tác nhân gây viêm với thể tích 2 ml/chuột.
Sau 24 giờ gây viêm, mổ ổ bụng chuột, hút dịch rỉ viêm. Đo thể tích và đếm số
lượng bạch cầu/ml dịch rỉ viêm, định lượng protein trong dịch rỉ viêm và so sánh giữa
các lô để đánh giá tác dụng ức chế viêm của thuốc [61].
-

Thông số đánh giá:
Thể tích dịch rỉ viêm, số lượng bạch cầu/ml dịch rỉ viêm, hoạt độ MPO, hàm

lượng protein giữa lô thử và lô đối chứng [61].
 Mô hình gây ban đỏ bởi tia tử ngoại ở chuột lang
-

Cơ chế
Tia tử ngoại (tác nhân gây viêm) kích thích cơ thể giải phóng prostaglandin,

leucotrien gây giãn mạch [61].
-

Tiến hành

7



Thí nghiệm này sử dụng chuột lang trắng, cân nặng tối thiểu 300 g. Cạo lông
thật kỹ ở một bên cột sống. Sau 4 giờ, tiến hành thí nghiệm. Chuột được chiếu tia tử
ngoại làm đối chứng. Giữ chuột tư thế nằm sấp ở khoảng cách 30 cm với một đèn tử
ngoại công suất 400 W. Tia tử ngoại được chiếu trong 30 phút, sau 2 giờ ban đỏ sẽ ở
mức tối đa và trông rõ. Ngày hôm sau, chuột được chiếu tia tử ngoại lần hai ở bên kia
cột sống, cho chuột uống thuốc 30 phút trước khi tiến hành thí nghiệm.
-

Thông số đánh giá
Thông số đánh giá là mức độ viêm (diện tích ban đỏ). Chế phẩm có hoạt tính

phải ức chế ít nhất 50% ban đỏ so với mức ban đỏ đối chứng (mỗi chuột lang là đối
chứng của bản thân nó) [18], [61].
Mô hình này nghiêm ngặt hơn mô hình gây phù chân chuột và vì không kích
thích tuyến thượng thận nên corticosteroid thể hiện rõ tác dụng chống viêm trên mô
hình này [18].
1.1.4.2 Một số mô hình đánh giá tác dụng chống viêm mạn
 Mô hình gây viêm bằng u hạt
-

Cơ chế
Cấy vật lạ (bông cotton) không hấp thu vào cơ thể, cơ thể sẽ phản ứng bằng

cách tập trung nhiều loại tế bào tạo mô bào lưới và nguyên bào sợi bao quanh vật lạ,
tạo thành một khối u hạt thực nghiệm tương tự của tiến triển viêm mạn tính [18].
-

Tiến hành

Thí nghiệm được tiến hành trên chuột cống trắng. Bông cotton được vê tròn,

cân và sấy tiệt khuẩn trong 2 giờ ở nhiệt độ 1600C. Cấy miếng bông đó vào dưới da
lưng của chuột. Cho chuột dùng thuốc liên tục trong một thời gian từ 5 - 7 ngày. Mổ
chuột, bóc tách u hạt từng chuột và đem cân ướt ngay, sau đó sấy khô tới khối lượng
không đổi và cân khối lượng khô.
-

Thông số đánh giá
Thông số đánh giá là mức độ giảm khối lượng trung bình các u hạt ở lô thuốc

so với lô chứng [18], [61].
Mô hình này áp dụng được cho cả thuốc chống viêm steroid và thuốc chống
viêm không steroid [61].

8


1.2 Tổng quan về đau
1.2.1 Định nghĩa
Theo Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về đau (International Association for the
Study of Pain – IASP), đau là một cảm nhận thuộc về giác quan và xúc cảm do tổn
thương đang tồn tại hoặc tiềm tàng ở các mô gây nên và phụ thuộc vào mức độ nặng,
nhẹ của tổn thương ấy. Cảm giác đau có thể bắt nguồn từ bất cứ một điểm nào trên
đường dẫn truyền đau.
1.2.2 Vài nét sinh lí về đau
Có nhiều nguyên nhân gây đau (mô bị tổn thương, thiếu máu, co thắt cơ…) và
nhiều loại cảm giác đau (đau chói, đau ê ẩm, đau rát…) và nhiều phân loại đau [15].
Tất cả kích thích đều có thể gây đau nếu cường độ kích thích lên quá một
ngưỡng nhất định. Cảm giác đau từ ngoại biên (da, cơ, mô, tạng, phủ,…) sẽ được

truyền lên não. Đường dẫn truyền cảm giác đau được mô tả như sau:
-

Dẫn truyền cảm giác đau từ ngoại vi vào tủy sống
Tín hiệu đau từ ngoại biên được truyền về tủy sống nhờ hai sợi thần kinh là sợi

Aδ (truyền cảm giác đau cấp: đau nhói, đau tại chỗ) và sợi C (truyền cảm giác đau
mạn: đau âm ỉ, đau lan tỏa, đau do bỏng).
-

Dẫn truyền cảm giác đau từ tủy sống lên não
Từ tủy sống lên não, cảm giác đau được dẫn truyền theo nhiều đường:
 Bó gai - thị nằm ở cột trắng trước – bên. Bó này có nhiều sợi nhất.
 Bó gai – lưới tận cùng ở các vùng khác nhau ở hành não, cầu não, não giữa

của cả hai bên.
 Các bó gai – cổ - đồi thị từ tủy cùng bên đi lên.
Từ cấu tạo lưới nằm ở các vùng này, nhiều nơron đi tới các nhân của đồi thị và
một số vùng ở nền não, có những sợi đi lên hoạt hóa vỏ não. Tại các synap với nơ-ron
thứ hai ở sau cùng tủy, các sợi C tiết ra chất truyền đạt là chất P. Chất P là chất trung
gian hóa học chủ yếu trong đường dẫn truyền cảm giác đau [15], [52].
-

Nhận cảm ở vỏ não
Đường dẫn truyền cảm giác đau tận cùng ở cấu trúc lưới của thân não, trung

tâm dưới vỏ như nhân lá trong của đồi thị và vùng S-I, S-II, vùng đỉnh, vùng trán của
vỏ não. Cấu trúc lưới và trung tâm dưới vỏ có chức năng nhận thức đau vừa tạo ra các
đáp ứng tâm lý khi đau. Trên vỏ não không có một trung tâm chuyên biệt nhận cảm
9



đau. Tuy mất vỏ não vẫn còn cảm giác đau nhưng vỏ não có cấu trúc phân tích cảm
giác đau tinh vi, phân biệt vị trí, đánh giá mức độ đau [15], [2].
1.2.3 Một số mô hình đánh giá tác dụng giảm đau
Trên thực nghiệm, hiện nay đã có một số mô hình nghiên cứu sử dụng các
phương pháp gây đau khác nhau. Cụ thể như sau:
 Mô hình gây đau bằng phương pháp kẹp đuôi chuột của HAFNER
Tiến hành gây đau cho chuột nhắt bằng cách kẹp đuôi chuột (cách cơ thể
khoảng 1cm). Xác định thời gian phản ứng của chuột (từ thời điểm kẹp đuôi đến khi
chuột có phản ứng cắn vào kẹp hoặc phần đuôi gần kẹp). Thường thực hiện thí nghiệm
tại các thời điểm 15, 30, 60 phút sau khi cho chuột uống thuốc (hoặc tiêm dưới da)
[61]. Trong thí nghiệm này cần phải hiệu chỉnh áp lực của việc kẹp sao cho vừa đủ để
làm cho tất cả chuột đối chứng đều đáp ứng bằng cách cố gắng làm bật kẹp ra [18].
Mô hình này không cần sử dụng những dụng cụ phức tạp nhưng đòi hỏi người
thực hiện phải có kĩ năng tốt [18], [61]. Mô hình này có thể tốt hơn mô hình gây đau
bằng mâm nóng do nhiệt độ cao là kích thích có hại có thể ảnh hưởng tới tủy sống của
động vật [18].
 Mô hình gây đau bằng phương pháp nhúng đuôi chuột trong nước nóng
Thí nghiệm được thực hiện trên chuột cống. Nhốt chuột vào lồng cá nhân để
đuôi tự do 30 phút trước khi làm thí nghiệm để chuột thích nghi. Sau đó, nhúng phần
đuôi dưới dài 5cm vào cốc nước sạch đầy được duy trì nhiệt độ ở 550C. Xác định thời
gian phản xạ giật mạnh đuôi của chuột trước và sau khi cho chuột dùng thuốc.
Mô hình này được đánh giá là phù hợp cho việc phân biệt tác dụng giảm đau
trung ương và ngoại vi của thuốc [61].
 Mô hình gây đau quặn trên chuột của Koster
Trong thí nghiệm này, chuột nhắt được tiêm màng bụng 0,1 ml dung dịch acid
acetic 1%. Đặt chuột trong hộp thí nghiệm và quan sát số cơn đau quặn (thường quan
sát trong vòng 30 phút sau khi gây đau). Động vật biểu hiện phản ứng đau với tư thế
choãi chân sau đặc trưng, còn gọi là cơn quặn đau [18], [61].

Mô hình này thường được dùng để khảo sát tác dụng của các thuốc giảm đau
không gây ngủ [61].

10


1.3 Tổng quan về chi Cỏ roi ngựa (Clerodedrum)
Clerodendrum là một chi thực vật có hoa thuộc họ Verbenaceae. Các cây thuộc
chi này phân bố rộng rãi ở các vùng ôn đới và vùng nhiệt đới trên thế giới, tập trung
chủ yếu ở Bắc Phi, châu Á, Ai Cập và Madagascar. Chi này thường là cây bụi, cây nhỏ
và là thảo mộc. Năm 1753, Linnaeus lần đầu tiên mô tả chi, với sự xác định của C.
infortunatum. Một thập kỉ sau, vào năm 1763, Adanson đã đổi tên tiếng Latin là
Clerodendrum thành Clerodendron. Trong tiếng Hy Lạp, “Clero” có nghĩa là cơ hội và
“dendron”, có nghĩa là cây. Sau đó, vào năm 1942, Moldenke đã đọc lại tên Latin hóa
“Clerodendrum”, hiện đang được sử dụng để phân loại và mô tả chi và loài.
Clerodendrum là một chi rất lớn và đa dạng với khoảng 580 loài đã được xác định,
phân bố rộng rãi trên toàn thế giới [41].
1.3.1 Công dụng
Một số loài thuộc chi này đã được sử dụng trong các hệ thống y học truyền
thống ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan.
Các bộ phận khác nhau của cây như chiết xuất từ lá và rễ của C.indicum, C. phlomidis,
C. serratum, C. trichotomum, C. chinense và C. petasite đã được sử dụng để điều trị
bệnh thấp khớp, hen suyễn, bệnh sốt rét các bệnh viêm khác. C. aimum và C. inerme
được sử dụng để điều trị ho, nhiễm trùng, bệnh ngoài da, bệnh chân voi, thấp khớp,
bỏng, sốt rét. C. phlomidis, C. colebrookianum, C. calamitosum và C. trichotomum đã
được sử dụng để điều trị đái tháo đường, tăng huyết áp [41], [40], [57].
1.3.2 Thành phần hóa học
Một số nghiên cứu đã được thực hiện để xác định và phân lập các hợp chất có
hoạt tính sinh học từ các loài Clerodendrum khác nhau.
1.3.2.1 Flavonoid

Flavonoid đã được tìm thấy từ các loài Clerodendrum khác nhau. Scutellarein
đã được phân lập từ C. notifyum. Apigenin được tìm thấy trong lá và thân của C.
inerme. Hispidulin đã được ghi nhận có ở hoa của C. phlomoides. Luteolin là
flavonoid đã được tìm thấy trong hoa của C. phlomoides [41].
1.3.2.2 Steroid
Steroid được tìm thấy với hàm lượng đáng kể trong các loài Clerodendrum dưới
nhiều dạng khác nhau.

11


Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng β-sitosterol có trong rễ của C. infortunatum, C.
phlomides, C. serratum, C. paniculatum, C. Fragrans và thân của C. notifyum. Ngoài
ra, C. aimum chứa clerodendrol. γ-sitosterol và clerosterol được xác nhận có trong rễ
của C. phlomides. Clerosterol có mặt trong toàn bộ cây C. bungei và lá và thân của C.
inerme. Colebrosid A, colebrin A và B đã được phân lập từ bộ phận trên mặt đất của
C. colebrookianum. Stigmasterol, cholesterol, poriferasterol và 22-dehydroclerosterol
đã được phân lập từ lá và thân của C. Fragrans [41].
1.3.2.3 Terpenoid
Terpen là một loại chất chuyển hóa thứ cấp, đã được xác nhận có mặt trong một
số loài thuộc chi Clerodendrum, bao gồm các loại monoterpen, diterpen, triterpen,
iridoid và sesquiterpen [41].
α ‐ amyrin được phân lập từ rễ và thân của C. Fragans và C. inerme. β - amyrin
được phân lập từ rễ của C. colebrookianum, lá và thân của C. inerme và rễ của C.
paniculatum. Luperol đã được xác nhận có trong C. viscosum. Clerodendrin A là một
diterpen, đã được ghi nhận có trong rễ của C. phlomoides. Clerodendrin B, C và
friedelin đã được ghi nhận từ lá của C. inerme. Clerodin, cũng là một diterpen đã được
tìm thấy có trong hoa của C. infortunatum, C. phlomides và lá của C. brachyanthum.
Lupeol, một loại triterpen khác đã được phân lập từ vỏ thân cây của C. infortunatum.
Các diterpen clerodinin A, B và C đã thu được từ lá của C. brachyanthum. Melittosid,

monomelittosid và harpagid từ C. Fragans, ajugosid từ lá của C. thomsonae. Acid
oleanolic lấy từ lá và thân của C. colebrookianum. [41].
1.3.3 Một số nghiên cứu tác dụng sinh học
Clerodendrum là một chi quan trọng, được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế
giới để điều trị một số bệnh (nhiễm trùng, sốt rét, đái tháo đường…). Một số thử nghiệm
in vitro và in vivo đã được thực hiện để chứng minh các tác dụng điều trị này [41].
-

Tác dụng chống oxy hóa:
Các loại oxy phản ứng (ROS) và các gốc tự do là sản phẩm tự nhiên của cơ thể,

chịu trách nhiệm cho nhiều bệnh của con người như tiểu đường, ung thư, nhiễm virus,
bệnh tim mạch và viêm, và cũng làm hỏng các phân tử sinh học như DNA, lipid và
protein. Các chất chống oxy hóa có mặt trong các cây thuốc làm giảm thiểu sự hình
thành của ROS [41], [57].

12


Cao chiết ethanol của C. serratum và cao chiết ethanol của lá C. infortunatum
đều cho thấy các đặc tính chống oxy hóa tốt đối với 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl
(DPPH) và gốc oxid nitric. Dịch chiết methanol của lá C. inerme cho thấy hoạt động
chống gốc tự do và chống oxy hóa cao hơn. Cao chiết ethanol của rễ C. viscosum cho
thấy hoạt tính chống oxy hóa mạnh trên gốc cation, gốc oxit nitric, gốc ion sắt và
DPPH. Tuy nhiên, trên dịch chiết nước hoạt tính này thể hiện tác dụng yếu hơn. Cao
chiết ethanol của rễ C. phlomidis cho thấy tác dụng chống gốc tự do mạnh hơn so với
ba chiết xuất khác (ether dầu hỏa, cloroform và ethyl acetat) [41], [57].
-

Hoạt tính kháng khuẩn

Cao chiết ethanol của lá C. infortunatum cho thấy hoạt tính kháng khuẩn mạnh

đối với một số vi khuẩn Gram (+), Gram (-) (Escherichia coli, Bacillus subtilis,
Staphylococcus aureus) và các chủng nấm (Aspergillus niger, A. flavus). Dịch chiết
trong ethanol, hexan, cloroform và dịch chiết nước của rễ, lá, thân của C. viscosum cho
thấy hoạt tính kháng khuẩn mạnh đối với một số chủng vi khuẩn Gram (+), vi khuẩn
Gram (-) và nấm (Staphylococcus aureus, Sercinia lutea, Salmonellae typhi, Shigella
dysenteriae, E. coli, S.shiga, S. boydii, S. sonnei, S.otei, S. boydii, S. sonnei, Proteus
sp). Chiết xuất ethanol của lá C. philippinum thể hiện tác dụng kháng khuẩn với E.
coli, S. aureus, Bacillus và Klebsiella. Dịch chiết cloroform của hoa C. chinense và C.
splendens có hoạt tính kháng khuẩn với Plasmodium falciparum với giá trị IC50 <10
µg/mL. Tương tự, dịch chiết cloroform của thân và hoa của C. chinense có khả năng
chống lại Trypanosoma cruzi với giá trị IC50 lần lượt là 1,21 và 1,12 µg/mL [41], [57].
-

Tác dụng chống viêm
Năm 1988, Surendrakumar đã chứng minh C. phlomoidis làm giảm đáng kể

chứng phù chân do carrageenan gây ra ở chuột với liều 1 g/kg. Dịch chiết methanol
của C. inerme thể hiện tác dụng chống viêm mạn trên mô hình gây viêm bằng u hạt.
Rễ của C. serratum cho thấy hoạt động chống viêm đáng kể ở cả mô hình gây phù
chân bằng carrageenan và mô hình gây viêm bằng bông trên chuột và thỏ. C. petasites
đã được chứng minh có tác dụng chống viêm cấp trên chuột, giá trị ED50 được báo cáo
là 420,41 mg/kg.Các chiết xuất methanol của lá C. trichotomum cho thấy hoạt động
chống viêm mạnh trên tế bào RAW 264.7. Chiết xuất methanol của lá C. infortunatum
cho thấy tác dụng chống viêm trên mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenan,
histamin và dextran [41], [57].
13



-

Tác dụng giảm đau
Cao chiết ethanol của lá C. viscosum với liều 200 mg/kg cho thấy tác dụng

giảm đau ngoại vi trên chuột. Dịch chiết trong dầu hỏa, ether, ethyl acetat và dịch chiết
nước của cây C. phlomidis cho thấy tác dụng giảm đau ở chuột. Dịch chiết trong
methanol của C. inerme cho thấy tác dụng giảm đau đáng kể trên mô hình gây đau
quặn bằng acid acetic [41], [57].
-

Tác dụng ức chế khối u
Dịch chiết lá cây C. inerme cho thấy khả năng chống ung thư. Liều 500 mg/kg

đã được báo cáo có khả năng ngăn chặn đáng kể sự hình thành khối u (gây ung thư
miệng) gây ra bởi 7,12‐dimethylbenz(a)anthracen (DMBA) trên chuột. Tương tự, dịch
chiết nước lá C. serratum cho thấy tác dụng ức chế tế bào ung thư (ung thư da) gây ra
bởi DMBA trên chuột. Chiết xuất ethanol của rễ cây C. paniculatum cũng được ghi
nhận có tác dụng chống ung thư nhưng yếu hơn [41], [57].
-

Tác dụng chống sốt rét
Cao chiết ethanol của lá C. violaceum cho thấy tác dụng chống sốt rét chống lại

chủng Plasmodium berghei. Tác dụng này cũng được chứng minh trên dịch chiết
methanol của cây C. myricoides. Cao chiết ethanol của C. phlomidis cho thấy hoạt
động chống sốt rét chống lại Plasmodium falciparum với giá trị IC50 là 48 μg/ml. Dịch
chiết ether của C. inerme đã được chứng minh ức chế sự phát triển của ấu trùng Ades
aegypti, Culex quonthefasciatus và Culex pipien [41], [57].
-


Điều trị đái tháo đường
C. phlomidis đã được báo cáo là có tác dụng chống tiểu đường. Liều 1 g/kg cho

thấy tác dụng chống đái tháo đường trên chuột. Ở người trưởng thành ở liều 15-30
g/ngày đã được chứng minh có tác dụng điều trị đái tháo đường. Chiết xuất methanol
của lá C. inerme cho thấy hoạt động chống tiểu đường. Liều 200 mg/kg được ghi nhận
làm giảm đáng kể nồng độ glucose [41], [57].
1.4 Tổng quan về dƣợc liệu Bọ mẩy
1.4.1 Tên khoa học
Cây Bọ mẩy còn có một số tên gọi khác là Đại thanh, Nữ trinh, Bọ nẹt, Lẹo
đực, Thanh thảo tâm, Đắng cảy, Mạy kỳ cáy (Tày), Co khỉ cáy (Thái) [11], [8].
Tên khoa học: Clerodendrum cyrtophyllum Turcz., họ Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae) [18], [23].
14


1.4.2 Đặc điểm thực vật
Là loại cây bụi hay cây nhỏ, ưa sáng, cao khoảng 1m, thân tròn xanh. Cành non
có lông, sau nhẵn, vỏ màu nâu. Lá mọc đối, hình bầu dục hay mũi mác, dài 5-13 cm,
rộng 3-7 cm, gốc tròn, đầu thuôn nhọn, mặt trên màu lục xỉn, mặt dưới nhạt, gân nổi
rõ, mép nguyên, vò ra có mùi hôi. Cuống lá dài 1-6 cm [20], [17].
Cụm hoa mọc ở đầu cành thành xim ngù, trục chính cụm hoa ngắn, phân nhiều
nhánh mang hoa màu trắng nằm trên một mặt phẳng [17]. Lá bắc con hình dải, bé. Hoa
thường màu trắng ít khi màu đỏ. Đài hoa hình phễu, có lông, có tuyến mật ở ngoài, có 5
răng [20]. Tràng hình đinh [17], phủ lông ở mặt ngoài, hơi loe rộng ra ở họng tràng, có 5
cánh hình trái xoan [20], [17]. Nhị 5 thò ra ngoài và dài gần gấp đôi ống tràng, bao phẩn
thuôn. Bầu thượng và nhẵn, vòi nhụy thường dài bằng nhị, xẻ đôi ngắn [20], [3].
Quả hạch hình trứng tròn, có đài phát triển bọc ở ngoài [20], khi chín màu xanh
lam [17]. Mùa hoa quả tháng 6-8 [17].

1.4.3 Phân bố
Cây thường thấy ở hầu hết các tỉnh từ đồng bằng đến vùng núi thấp (dưới 1000
m), nhất là các tỉnh ở vùng trung du như: Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang,
Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình…[17]. Cây còn mọc ở Lào, Campuchia, Trung Quốc [3].
1.4.4 Thành phần hóa học
Theo Đỗ Tất Lợi, Tào Duy Cần sơ bộ trong cây thấy có alcaloid [3], [11].
Từ dịch chiết cloroform của thân cây Bọ mẩy, các nhà khoa học đã phân lập
được các hợp chất cyrtophylon A, cyrtophylon B, teuvinceton F, uncinaton, sugiol,
friedelin, clerodolon, stigmasta-5,22,25-trien-3β-ol và clerosterol [60].
Trong lá Bọ mẩy có chứa flavonoid là clerodendrin [8], một số alcaloid khung
indol [46]. Cheng HH, Wang HK và cộng sự đã xác nhận sự có mặt của một methyl
ester và một hydroxypheophytin từ dịch chiết methanol của lá cây Bọ mẩy [31].
Từ dịch chiết methnol cây Bọ mẩy cho thấy hàm lượng phenolic cao [44].
Từ dịch chiết ethyl acetat cành và lá cây Bọ mẩy đã phân lập và nhận dạng
được hai loại flavonoid là cirsilineol (C18H16O7) và cirsilineol-4’-O-β-Dglucopyranozid (C24H26O12) [22].
Từ dịch chiết n-hexan của rễ cây Bọ mẩy, Vũ Đình Hoàng và các cộng sự đã
phân lập và nhận dạng được 3 chất là friedelin, uncinaton và 22-dehydroclerolsterol
[21].
15


Năm 2007, các nhà khoa học đã tìm thấy trong cây Bọ mẩy các chất liên quan
đến pheophorbide và γ-sitosterol (steroid) [58].
Năm 2012, từ lá cây Bọ mẩy, các nhà khoa học đã phân lập được 3 hợp chất
cornin, acid 3α, 24-dihydroxy-urs-12-en-28-oic và 3-O-β-D-glucopyranosyl-βsitosterol [12].
Cũng năm 2012, từ cao chiết ethanol 50% của cành cây Bọ mẩy, các nhà khoa
học đã phân lập được hai chất mới là β-D-glucopyranosyl-(1→3)-β-Dglucopyranosyl-(1→3)-[6-O-(E)-p-methoxycinnamoyl]-β-D-glucopyranosyl-(1→2)[4-O-((E)-2-(4-acetamidobutylcarbamoyl)vinyl)-phenyl]-α-L-rhamnopyranosid (1) và
6-O-(E)-p-coumaroyl-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-[6-O(E)-p-methoxycinnamoyl]-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-[4-O-((E)-2-(4acetamidobutylcarbamoyl) vinyl)-phenyl]-α-L-rhamnopyranosid [62].
1.4.5 Một số nghiên cứu tác dụng sinh học
Thử tác dụng trên hoạt tính của catalase trong huyết thanh người bình thường

invitro, thấy nước sắc Bọ mẩy ở nồng độ tương đương 0,1 g dược liệu trong 1 ml hoặc
dịch chiết flavonoid bọ mẩy nồng độ 1 mg/ml ức chế được 17,9% enzym catalase [17].
Ở Ấn Độ, người ta đã thử có hệ thống các tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm,
amip, trypanosom, giun sán, virus, tác dụng trên đường huyết, hô hấp, huyết áp, trên
hoạt động tự nhiên, giảm đau và trên một số loại tế bào ung thư, thấy cao khô Bọ mẩy
mẩy chế bằng cách chiết bằng cồn 500, sau đó bốc hơi và cô áp suất giảm đến khô có
các tác dụng sau [17]:
-

Tác dụng chống amip: thử in vitro, thấy nồng độ cao khô 0,125 mg/ml có tác
dụng diệt amip Entamoeba histolytica chủng STA. Tác dụng trên amip đã xác
định cả in vivo với liều 300mg/kg trên chuột nhắt trắng được 3 tuần tuổi [17].

-

Tác dụng hạ đường huyết: thử trên chuột cống trắng 100 g có so sánh với nhóm
dùng sulphonylure (250 mg/kg). Kết quả: liều duy nhất 250 mg/kg làm đường
huyết giảm trên 30% so với nhóm chứng [17].

-

Tác dụng giảm đau: bọ mẩy có tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau bằng
cách kẹp đuôi chuột. Đồng thời cũng có tác dụng giảm đau trên mô hình gây
đau bằng tấm kim loại nóng [17].
Hoạt tính chống oxy hóa của flavonoid từ lá cây Bọ mẩy được đánh giá thông

qua ảnh hưởng lên hoạt độ enzym oxy hóa-khử là peroxidase máu người, trong phản
16



×