Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

ĐỖ THỊ HƢỜNG PHÂN lập một số hợp CHẤT từ DỊCH CHIẾT cây bọ mắm (POUZOLZIA ZEYLANICA) KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP dƣợc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 53 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ HƢỜNG

PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ
DỊCH CHIẾT CÂY BỌ MẮM
(POUZOLZIA ZEYLANICA)

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI – 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ HƢỜNG
Mã sinh viên: 1401312

PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ
DỊCH CHIẾT CÂY BỌ MẮM
(POUZOLZIA ZEYLANICA)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

Người hướng dẫn
TS. Bùi Thị Thuý Luyện
Nơi thực hiện
Bộ môn Công nghiệp Dƣợc

HÀ NỘI – 2019




LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Bùi Thị Thúy Luyện
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tới PGS.TS.Nguyễn Văn Hân, DS.Trần
Trọng Biên và tập thể cán bộ, giảng viên của Bộ môn Công nghiệp dược đã tạo
điều kiện về cơ sở vật chất và nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành
đề tài này.
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban, các thầy cô giáo
và cán bộ nhân viên trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy bảo và trao cho em
những kiến thức khoa học nền tảng suốt thời gian học tập dưới mái trường.
Em xin gửi lời cảm ơn đến bạn Nguyễn Thu Hà, các bạn làm nghiên cứu
tại tổ Chiết xuất Bộ môn Công nghiệp dược cùng các bạn sinh viên khác đã
luôn tạo điều kiện, giúp đỡ và hỗ trợ em trong quá trình làm đề tài.
Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn thân thương nhất đến gia đình, bạn bè,
anh chị đã luôn ở bên đồng hành và giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn
thành khóa luận.
Dù đã có nhiều cố gắng, song đề tài còn có những thiếu sót. Kính mong nhận
được sự chia sẻ và nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô
giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Đỗ Thị Hƣờng


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT .......................................................... 6
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ .............................................................. 7
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... 8
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................... 3
1.1

Tổng quan về cây Bọ mắm (Pouzolzia zeylanica)................................. 3

1.1.1 Vị trí phân loại ....................................................................................... 3
1.1.2 Đặc điểm thực vật .................................................................................. 3
1.1.3 Sinh thái và phân bố............................................................................... 4
1.1.4 Bộ phận dùng ......................................................................................... 4
1.1.5 Công dụng .............................................................................................. 4
1.1.6 Một số bài thuốc Bọ mắm ...................................................................... 4
1.2 Một số nghiên cứu về thành phần hoá học và tác dụng sinh học của
cây Bọ mắm ....................................................................................................... 5
1.2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 5
a. Thành phần hoá học .................................................................................... 5
b. Tác dụng sinh học ................................................................................... 10
1.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam................................................................. 12
a. Thành phần hoá học .................................................................................. 12
b. Tác dụng sinh học ..................................................................................... 13
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 14
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 14
2.2. Nguyên liệu ............................................................................................... 15
2.2.1 Hóa chất ............................................................................................... 15
2.2.2 Dụng cụ ................................................................................................ 15
2.2.3 Thiết bị ................................................................................................. 15

2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 16
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 16


2.4.1 Phương pháp chiết xuất........................................................................ 16
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học ..................................... 16
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...................... 18
3.1. Kết quả thực nghiệm ............................................................................ 18
3.1.1

Chiết xuất dịch chiết ethanol toàn phần, các dịch chiết phân đoạn 18

3.1.2

Phân lập hợp chất từ các phân đoạn ................................................. 19

3.1.3

Xác định cấu trúc hợp chất phân lập được ....................................... 21

3.2. Bàn luận ................................................................................................. 28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Kí hiệu

Tiếng anh


Tiếng việt

MeOH

Methanol

Metanol

SKLM

Thin Layer chromatography

Sắc kí lớp mỏng

NMR

Nuclear Magnetic Resonance

phổ cộng hưởng từ hạt nhân

Carbon 13 Nuclear Magnetic

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

Resonance

carbon 13

Proton 1 Nuclear Magnetic


Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

Resonance

Proton 1

δ

Chemical shift

Độ chuyển dịch hóa học

S

Singlet

Mũi đơn

D

Doublet

Mũi đôi

J

Coupling constant

Hằng số tương tác spin


EtOAc

Ethyl acetat

Etyl acetat

CH2Cl2

Dichloromethane

Diclometan

TLTK

Referecens

Tài liệu tham khảo

LC50

Lethal Concentration 50

Nồng độ gây chết 50%

13

1

C-NMR


H-NMR


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 1.1

Thành phần hoá học trong cây Bọ mắm

5

Bảng 2.1

Các hoá chất sử dụng

15

Bảng 3.1

Số liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất Pz 1

22

Bảng 3.2


Số liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất Pz 2

25


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Nội Dung

Trang

Hình 1.1

Một số hợp chất đã phân lập được từ cây Bọ

12

mắm ở Việt Nam
Hình 2.1

Hình ảnh cây Bọ mắm

14

Hình 3.1

Quy trình chiết xuất cây Bọ mắm


18

Hình 3.2

Phân lập hợp chất Pz 1

19

Hình 3.3

Phân lập hợp chất Pz 2

20

Hình 3.4

Cấu trúc hợp chất Pz 1

22

Hình 3.5

Các tương tác xa HMBC của hợp chất Pz 1

23

Hình 3.6

Phổ HSQC của hợp chất Pz 1


23

Hình 3.7

Phổ HMBC của hợp chất Pz 1

23

Hình 3.8

Cấu trúc hợp chất Pz 2

26

Hình 3.9

Các tương tác xa HMBC của hợp chất Pz 2

26

Hình 3.10

Phổ HSQC của hợp chất Pz 2

27

Hình 3.11

Phổ HMBC của hợp chất Pz 1


27


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa nên chúng ta có nguồn tài nguyên
về dược liệu vô cùng phong phú và đa dạng. Từ ngàn đời nay dân tộc ta đã biết
dùng dược liệu để phòng và chữa bệnh và có nhiều bài thuốc còn lưu truyền đến
ngày nay.
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại, rất nhiều
chất tổng hợp hóa dược được ứng dụng trong nền y học hiện đại nhưng vẫn
không thể phủ nhận được vai trò của dược liệu trong công nghiệp dược
phẩm.Thực tế cho thấy các thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên ít độc, rẻ tiền, dễ
kiếm, hiệu quả cao đặc biệt trong một số bệnh nan y như bệnh ung thư, thoái hóa
đốt sống. Ngoài ra các hoạt chất tự nhiên từ dược liệu còn là cơ sở để từ đó tổng
hợp các hợp chất và dẫn xuất có tác dụng tương tự, ví dụ như morphin chiết xuất
được từ cây thuốc phiện, vinblastine và vincristine từ cây dừa cạn.
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã phân lập được rất nhiều hợp chất từ cây
Bọ mắm chủ yếu thuốc các nhóm như flavonoid, triterpenoid, sterol, lignan.
Trong đó đã có một số hợp chất được chứng minh là có tác dụng sinh học như
14,16hentriacontanedione,

3,4-dihydro-5,7-dihydroxy-4-(4-hydroxyphenyl)

coumarin có tác dụng trong một số bệnh mạn tính như đái tháo đường tuyp 2,
bệnh tim mạch, béo phì; quercetin, kaemferol có tác dụng chống oxy hóa.
Bọ mắm là một loại cây thân thảo lâu năm, thuộc họ Urticaceae. Trong y
học cổ truyền Việt Nam Bọ mắm được sử dụng như một phương thuốc chữa tiêu
chảy, khó tiêu, suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và đặc biệt hữu ích trong điều trị
viêm vú cấp tính và nhiễm trùng mủ [6]. Ngoài ra nó còn được nấu thành cao để
chữa ho lâu năm, ho lao [2]. Lá của cây được dùng để chữa giun sán, làm lành

vết thương, đặc biệt nó được dùng như chất đặc trị cho loét trong bệnh giang
mai và lậu [7]. Nước ép của lá cây Bọ mắm được sử dụng như thuốc lợi sữa
[23].
1


Hiện nay các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh được hoạt tính chống
oxy hóa [8], hoạt tính kháng khuẩn [9], hoạt tính chống ung thư [6] từ các dịch
chiết cây Bọ mắm. Tuy nhiên ở Việt Nam số lượng các công trình nghiên cứu về
cây vẫn còn rất hạn chế.
Nhận thấy đây là nguồn tài nguyên dồi dào và có tiềm năng lớn trong công
nghệ dược phẩm, có thể làm cơ sở cho việc tổng hợp hóa dược ở Việt Nam, do
vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài‘‘Phân lập một số hợp chất từ dịch chiết cây Bọ
mắm (Pouzolzia zeylanica)’’ để góp phần làm sáng tỏ các thành phần hóa học
trong cây. Đề tài được thực hiện với mục tiêu:
- Chiết xuất dịch chiết toàn phần và dịch chiết phân đoạn cây Bọ mắm.
- Phân lập một số hợp chất từ dịch chiết phân đoạn cây Bọ mắm.
- Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1

Tổng quan về cây Bọ mắm ( Pouzolzia zeylanica)

1.1.1 Vị trí phân loại:

Theo hệ thống phân loại dược liệu Bọ mắm được phân loại như sau [10]:

Giới: Plantae
Ngành: Spermatophyta
Lớp: Magnoliopsida
Phân lớp: Dilleniidae
Liên bộ: Malvanae
Bộ: Urticales
Họ: Urticaccae
Chi: Pouzolzia
Loài: Pouzolzia zeylanica.

1.1.2 Đặc điểm thực vật:

Pouzolzia zeylanica (Tên thường gọi-Kulluruki; Từ đồng nghĩa-Plumbago
zeylanica; họ Urticaceae) là một loại thảo mộc sống nhiều năm; thân ngầm
mọc bì, thân khí sinh mảnh, cao0,2-0,3m, có lông áp sát. Lá mọc so le, hình
bầu dục hoặc hình trứng, dài 4-9cm, rộng 1,5- 2,5 cm, gốc tròn, mép nguyên, 3
gân tỏa từ gốc, mặt trên màu lục sẫm, đôi khi có những đốm trắng, mặt dưới có
lông ở gân; cuống lá ngắn, có lông. Cụm hoa mọc tụ họp ở kẽ lá thành xim co
không cuống; hoa nhỏ màu trắng, gồm hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính; hoa
đực có 4 lá đài có lông ở lưng, 4 nhị, nhụy kép; hoa cái có bao hoa dạng túi,
miệng khía rang, bầu có lông. Quả hình trứng nhọn đầu hoặc hình quả lê, có
lông, màu tím hồng khi chín [3,6].

3


1.1.3 Sinh thái và phân bố:

Bọ mắm là loại cây ưu ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng; thường mọc
xen kẽ, lẫn trong đám cỏ dại ở quanh vườn, ven đường đi, bờ nương rẫy và ở

ven rừng [4]. Cây được phân bố rải rác khắp các nước nhiệt đới châu Á. Ở Việt
Nam, cây cũng thấy mọc tự nhiên ở hầu hết các tỉnh miền núi trung du, vùng
núi [2]. Bọ mắm sinh trưởng tốt trong mùa mưa ẩm, đến mùa khô có thể bị tàn
lụi hoặc chết và có thể tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt tuy nhiên Bọ mắm bị coi
là cỏ dại đối với cây trồng [3].
1.1.4 Bộ phận dùng:

Bọ mắm được dử dụng toàn cây, có thể thu hái quanh năm nhưng tốt nhất
là vào cuối mùa khô (tháng 4-6), đem về rửa sạch, dùng tươi hoặc thái nhỏ,
phơi khô dùng dần [4].
1.1.5 Công dụng:

Bọ mắm được sử dụng để điều trị một số bệnh bao gồm:
- Viêm vú cấp tính, phù, kiết lỵ, khó tiêu, đau bụng, suy dinh dưỡng ở trẻ
sơ sinh, thuyên tắc âm tính nước tiểu, bầm tím, xuất huyết và xuất huyết chấn
thương [11]
- Bọ mắm còn được sắc hay nấu thành cao chữa bệnh ho lâu năm, ho lao,
dùng riêng hoặc phối hợp với các loại thuốc khác [2].
- Lá của cây được dùng để đặc trị cho loét trong giang mai và lậu [7].
1.1.6 Một số bài thuốc Bọ mắm:

- Trị ho, ho lâu ngày: Bọ mắm 8-16g sắc uống hoặc nấu cao.
- Đinh nhọt và viêm mủ da: Bọ mắm tươi, rau má và lá rau muống giã
tươi đắp lên chỗ bị nhọt, mủ.
4


- Viêm vú: Bọ mắm, Tử hoa địa đinh, Phù dung, Bồ công anh giã tươi
đắp.
- Sâu răng: dùng cây Bọ mắm tươi nấu nước súc miệng hoặc giã nát đắp

vào chỗ răng sâu [4].
1.2

Một số nghiên cứu về thành phần hoá học và tác dụng sinh học của

cây Bọ mắm:
1.2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới
a. Thành phần hoá học
Thành phần hoá học của cây Bọ mắm đã được một số nhóm nghiên cứu
trên thế giới thực hiện. Các báo cáo của họ đã cho thấy thành phần chủ yếu trong
cây bao gồm các hợp chất flavonoid, steroid, triterpenoid và một số chất khác
được liệt kê ở bảng 1.1:
Bảng 1.1: Thành phần hoá học trong cây Bọ mắm
STT

Hợp chất

Công thức phân tử

TLTK

Flavonoid

1

Epicatechin

[12]

3


Quercetin

[12]

4

Quercetin -3- O-β-D-

[12]

glucoside

5


5

Apigenin

[12]

6

Kaempferol

[13]

Steroid


[6,12

7

β-sitosterol

8

Daucosterol

[12]

9

Stigmasterol

[6]

10

Stigmast-4-en-3-one

[13]

]

6


Triterpenoid


11

12

Axit oleanolic

[12]

2α,3α,19α-trihydroxyurs-

[12]

12-en-28-oic

13

α-amyrin

[12]

14

Axit 2α-hydroxyursolic

[12]

15

16


7 β-hydroxy-3-oxo-28-

[14]

dodecyl friedelan-28-oate

[6,14

Friedelin

]

7


Coumarine
17

Scopoletin

[12]

18

Scopolin

[12]

3,4-dihydro-5,719


dihydroxy-4-(4-

[13]

hydroxyphenyl)coumarin
Lignan

21

Syringaresinol

[13]

22

Sinapaldehyde

[13]

4-hydroxy-3-(3,5dihydroxyphenyl)-223

[bis(4-hydroxy-3-

[15]

methoxyphenyl)methyl]bu
tyl acetate
1,4-dihydroxy-3-(3,5dihydroxyphenyl)-224


[bis(4-hydroxy-3-

[15]

methoxyphenyl)methyl]bu
tane
8


4-hydroxy-3-(3,5dihydroxyphenyl)-2-[(4hydroxy-3,525

dimethoxyphenyl)(4-

[15]

hydroxy-3methoxyphenyl)methyl]bu
tyl acetate
Lớp chất khác

26

Indolyl-3-carboxylic acid

[15]

27

Myricyl palmitate

[14]


28

Myricylalcohol

[14]

29

Uracil

[15]

30

Diisobutyl Phthalate

[13]

N-[2-(3-hydroxy-4methoxyphenyl)-231

hydroxyethyl]-3-(4-

[13]

methoxyphenyl)prop-2enamide

9



32

14,16-hentriacontanedione

[13]

33

Undecyl ferulate

[13]

b.

Tác dụng sinh học:
Qua các công trình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây Bọ mắm, một

số tác dụng dược lý của cây đã được chứng minh.
Nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn của cây Bọ mắm, nhóm nghiên cứu
trường đại học Chittagong ở Bangladesh chứng minh được tác dụng của dịch
chiết MeOH ở nồng độ 1000g/ ml với vi khuẩn gram âm và gram dương
(Bacillus subtilis, Bacillus megaterium, Staphylococcus aureus, Pseudomonas
aeruginosa, Escherichia coli, Shigella dysentariae, Salmonella typhi) khi so sánh
với chất đối chứng là amoxicillin [9].
Sử dụng chất đối chứng là Streptomycin ở nồng độ 10.00µg/ đĩa thì nhóm
nghiên cứu của Sarkar B và các cộng sự cũng đã đưa kết luận rằng dịch chiết
phân đoạn n-butanol, và hợp chất Friedelin có hoạt tính kháng khuẩn trung bình
trong việc chống lại hầu hết tất cả các vi sinh vật gây bệnh có vùng ức chế là
9±1 mm [6].
Hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết cây Bọ mắm cũng đã được nghiên

cứu bằng các phương pháp khác nhau. Sử dụng hai phương pháp là đánh giá khả
năng bắt giữ gốc tự do DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl) và khử sắt, nhóm
nghiên cứu của trường đại học Chongqing cho thấy dịch chiết EtOAc với tổng
hàm lượng phenolic là 263,5 ± 4,8 mg GAE /g DPZ và tổng hàm lượng
flavonoid là 388,3 ± 5,6 mg GAE /g DPZ đã thể hiện hoạt tính chống oxy hóa
cao nhất. Ba hợp chất quercetin, kaempferol và N- [2- (3-hydroxy-4methoxyphenyl) -2-hydroxyethyl] -3- (4-methoxyphenyl) prop-2-enamide được
10


phân lập từ phân đoạn EtOAc cũng được chứng minh là có hoạt tính chống oxy
hóa [11].
Nghiên cứu của Peiyuan Li cùng các cộng sự đã chứng minh được rằng các
dịch chiết EtOAc, acetone, petroleum ether đều thể hiện hoạt tính chống oxy hoá
nổi trội so với BHT (butylated hydroxytoluene) bằng cách sử dụng bốn phương
pháp là phương pháp đánh giá khả năng bắt giữ gốc tự do DPPH, ABTS (2,2’Azinobis(3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonic acid), hydroxyl và khả năng khử sắt.
Trong đó dịch chiết EtOAc thể hiện hoạt tính chống oxy hoá mạnh nhất
với khả năng bắt giữ gốc tự do hydroxyl lên tới 90,5% ở nồng độ 1,2mg/ml.
Đồng thời, nghiên cứu cũng chứng minh được có sự tương quan giữa nồng độ
phenolic và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết, nồng độ phenolic càng cao
thì tác dụng chống oxy hóa càng cao [8].
Những kết quả tích cực về khả năng chống ung thư của cây Bọ mắm đã
được công bố bởi nghiên cứu của Brazendranath Sarkar cùng các cộng sự. Bằng
cách sử dụng phương pháp gây độc tôm nước mặn, nghiên cứu đã cho thấy rằng
dịch chiết phân đoạn EtOAc, n- butanol và hợp chất Friedelin có hoạt tính mạnh
trong việc làm chết tôm với giá trị LC50 lần lượt là 3.32µg/ml, 3.44µg/ml,
2.80µg/ml [6].
Nghiên cứu của Lujun Wang và các cộng sự đã chỉ ra rằng chất N-[2-(3hydroxy-4-methoxyphenyl)-2-hydroxyethyl]-3-(4-methoxyphenyl)prop-2enamide,

14,16hentriacontanedione,


3,4-dihydro-5,7-dihydroxy-4-(4-

hydroxyphenyl)coumarin có tác dụng trong điều trị một số bệnh mãn tính như
đái tháo đường tuýp 2, béo phì, bệnh tim mạch do chúng là chất chủ vận kép của
Peroxisome proliferator-activated receptor gamma (PPAR) và Peroxisome
proliferator-activated receptor beta PPARβ [13].
Một nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết của thuốc sắc cây Bọ mắm đã
được thí nghiệm trên chuột Kunming. Chuột đã được chia thành năm nhóm, mỗi
nhóm 8 con, bao gồm một nhóm chứng và bốn nhóm lần lượt là nhóm được sử
dụng metformin hydrochloride, nhóm sử dụng liều nhỏ, liều trung bình và liều
lớn pouzolzia zeylanica, 4 nhóm này đã được gây bệnh tiểu đường bằng cách
11


tiêm Streptozotocin (STZ) và ăn ở chế độ giàu calo. Đo đường huyết lúc đói sau
2 tuần điều trị thì thấy rằng nhóm dùng liều nhỏ và liều trung bình giảm rõ rệt và
tương đương với nhóm chứng, đo lại sau mười ngày cũng cho thấy kết quả
tương tự. Như vậy thuốc sắc cây Bọ mắm có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt và
có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu ổn định sau một giai đoạn điều
trị [16].
1.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
a. Thành phần hoá học
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về thành phần hoá học của cây Bọ
mắm được công bố. Bên cạnh sự có mặt của một số thành phần đã biết như: βsitosterol, axit oleanolic, daucosterol, quercetin thì một số hợp chất khác cũng đã
được xác định có trong cây Bọ mắm bao gồm 2 flavonoid là isovitexin, vitexin
[5]; 1 lignan là phylanthin [5], 1 ester của axit béo là Metyl stearate [5] và được
thể hiện trong hình 1.1.

Isovitexin


Metyl stearat

Phylanthin

Vitexin
Hình 1.1
12


b. Tác dụng sinh học:
Với mục đích sử dụng cây Bọ mắm làm thuốc trừ sâu sinh học ở Việt Nam,
nhóm nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bảo Châu đã làm một thử nghiệm về hiệu
quả của dịch chiết ethanol của lá cây Bọ mắm ở các nồng độ khác nhau đối với
hoạt động hoá nhộng, vũ hoá và gây ngán ăn đối với sâu tơ giai đoạn tuổi 2. Kết
quả cho thấy ở nồng độ càng cao của dịch chiết ethanol thô từ lá cây Bọ mắm thì
tỉ lệ hoá nhộng và vũ hoá của sâu tơ càng thấp. Cụ thể, tỉ lệ hoá nhộng, vũ hoá
của sâu tơ ở nồng độ dịch chiết 30% lần lượt là 21% và 30%. Dịch chiết này có
khả năng gây ngán ăn trên 73% tại nồng độ 30% của dịch chiết [17].
Sử dụng phương pháp bắt giữu gốc tự do DPPH, Đỗ Thị Nhung trường Đại
học Dược Hà Nội đã chứng minh dịch chiết EtOAc có khả năng chống oxy hoá
tốt với giá trị EC50 là 48,5 ± 0,7µg so với chuẩn L-ascorbic acid là 21,7± 1,05µg
[1].
Tác dụng chống dị ứng cây Bọ mắm cũng đã được làm sáng rõ bởi Đỗ Thị
Nhung với khả năng ức chế sản sinh β-hexosaminidase mạnh của dịch chiết
CH2Cl2 (IC50 là 11,665±0,735µg), trung bình của dịch chiết n-hexan (IC50 là
3,5±0,08µg) so với chuẩn là acid oleanolic ( IC50 là 3,5±0,08µg) [1].
Cho đến nay, số lượng các công trình nghiên cứu về thành phần hóa học
cũng như tác dụng sinh học của cây Bọ mắm ở Việt Nam còn rất hạn chế. Vì
vậy chúng tôi đã thực hiện đề tài này để góp phần làm rõ các thành phần hóa học
trong cây Bọ mắm cũng như làm sàng tỏ các tác dụng dược lý của cây.


13


CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Cây Bọ mắm thu tại xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Việt
Nam vào tháng 7 năm 2017 (hình 2.1). Dược liệu được rửa sạch, để ráo nước,
sấy khô được bảo quản trong túi nilon kín, để nơi khô ráo.
Mẫu dược liệu tươi gồm toàn cây có hoa được TS. Bùi Văn Thanh, Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viên Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam giám định tên khoa học là Pouzolzia zeylanica (L.) Benn., thuộc họ Gai
(Urticaceae). Mẫu tiêu bản được lưu tại Phòng Thực vật Dân tộc học, mã số tiêu
bản CND-01.

Hình 2.1: Hình ảnh cây Bọ mắm
14


2.2. Nguyên liệu:
2.2.1 Hóa chất:
Phân tích TLC được thực hiện bằng cách sử dụng bản mỏng silica gel 60
GF254 (merk), Việc tinh chế bằng cột được thực hiện bằng hạt silica gel 60
Merk cỡ hạt 0.063- 0.2mm. Các hóa chất được sử dụng bao gồm chủ yếu là các
dung môi hữu cơ phổ biến bao gồm hexan, diclometanol, aceton, MeOH,
EtOAc, cồn và nước.
Bảng 2.1: Các hoá chất sử dụng
STT


Tên hóa chất

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn

1

n-hexan

Trung Quốc

DĐVN IV

2

Diclometan

Trung Quốc

DĐVN IV

3

Aceton

Trung Quốc

DĐVN IV


4

Metanol

Trung Quốc

DĐVN IV

5

Etyl acetat

Trung Quốc

DĐVN IV

6

Cồn

Việt Nam

DĐVN IV

7

Nước.

Việt Nam


DĐVN IV

2.2.2 Dụng cụ:
- Cột sắc kí với đường kính 2,5cm; 2cm; 1.5cm.
- Dụng cụ thủy tinh: cốc có mỏ, pipet, phễu, ống nghiệm, ống đong, bình
cầu 500ml,100ml, 50ml, 25ml, bình nón,…
2.2.3 Thiết bị:
- Tủ sấy Memmert (Đức).
- Cân phân tích Mettler Toledo AB204S (Thụy Sĩ).
15


- Máy cất quay và một số thiết bị khác.
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân được đo trên máy Bruker AM500 FT-NMR
của Viện Hóa học.
- Máy đo phổ khối phân giải cao HR-ESI-MS: Micro Q-TOF III mass
spectrometer (Bruker Daltonics, 255748, Đức).
2.3. Nội dung nghiên cứu:
- Chiết xuất dịch chiết toàn phần và dịch chiết phân đoạn cây Bọ mắm.
- Phân lập một số hợp chất từ dịch chiết phân đoạn cây Bọ mắm.
- Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
2.4.1 Phƣơng pháp chiết xuất:
- Sử dụng phương pháp ngâm phân đoạn với dung môi là ethanol 96, cất
thu hồi dung môi thu lấy cắn chiết.
- Sau đó phân tán cắn chiết với nước rồi chiết lần lượt với các dung môi
có độ phân cực tăng dần: n-hexan, CH2Cl2 và EtOAc, đem các phân đoạn dịch
chiết được đi cô thu lấy cắn.
2.4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu thành phần hóa học:
a. Phân lập: Phương pháp sắc kí cột sử dụng chất hấp phụ silica gel

Chuẩn bị:
- Dung môi rửa giải: hỗn hợp của một số dung môi với tỷ lệ phù hợp đã
được khảo sát bằng sắc ký lớp mỏng.
- Chất nhồi cột: dùng một lượng bột silica gel 60 cỡ hạt 0.063- 0.2mm vừa
đủ.
- Mẫu: hòa tan hoàn toàn với lượng dung môi tối thiểu, sau đó đem trộn
đều với lượng silica gel tương ứng tối thiểu, đem bốc hơi đến khi thu được bột
tơi khô.

16


- Cột: cột thủy tinh có khóa với đường kính, chiều dài phù hợp với lượng
chất đưa lên cột. Rửa sạch cột, để khô và cố định trên giá theo phương thẳng
đứng.
Tiến hành:
- Nhồi cột: cân lượng silica gel phù hợp cho vào cốc có mỏ, thêm dung
môi rửa giải, ngâm trương nở trong khoảng 30 phút rồi khuấy đều cho đến khi
hết Bọt. Lót một lớp bông ở đáy cột, sau đó cho hỗn dịch trên vào cột, nén cột
bằng áp suất để cột hết Bọt khí và để cột ổn định khoảng 1 tiếng. Sau đó cho hệ
dung môi tiếp tục chảy cho đến khi dung môi cách lớp silics gel khoảng 2-4mm
thì khóa cột lại.
- Nạp mẫu: đưa mẫu đã xử lý lên cột thành lớp đều đặn trên silica gel
trong cột.
- Rửa giải: cho hệ dung môi đã khảo sát lên cột đã được nạp mẫu để rửa
giải, lưu ý thêm một lớp bông để tránh bị xáo trộng dung môi, tránh để cột bị
khô.
- Thu dịch: hứng dịch rửa giải bằng ống nghiệm với thể tích mỗi ống phù
hợp, gộp các ống có cùng thành phần với nhau, sau đó bay hơi dung môi thu
được cắn.

b. Xác định cấu trúc phân tử hợp chất hóa học:
Cấu trúc các chất phân lập được xác định dựa trên phổ cộng hưởng từ hạt
nhân một chiều (1H-NMR,

13

C- NMR) với chất nội chuẩn TMS (tetramethyl

silan), phổ khối phân giải cao phun màu điện tử HR-ESI-MS và so sánh với
các dữ liệu phổ đã được công bố trước đó.

17


×