Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN CHƢƠNG MỸ, HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 60 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ HIỀN

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
PHÒNG BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH
NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN CHƢƠNG MỸ, HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ HIỀN
Mã sinh viên: 1401210

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
PHÒNG BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH
NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN CHƢƠNG MỸ, HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn:
Ths. Dƣơng Viết Tuấn


Nơi thực hiện:
Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dƣợc

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
Ths.Dương Viết Tuấn, Giảng viên Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dƣợc, Trƣờng Đại học
Dƣợc Hà Nội, là những ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý
báu, tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ và động viên trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý và Kinh tế
Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội, đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong
suốt quá trình thực hiện nghiên cứu tại bộ mơn. Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới
Ban Giám Hiệu và tồn thể các thầy cơ giáo trong trường đã truyền đạt kiến thức và
dìu dắt tơi trong suốt 5 năm học tại trƣờng.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến một số cán bộ bệnh viện đa khoa huyện
Chương Mỹ đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tơi hồn thành
khóa luận này.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những ngƣời
ln bên cạnh dành cho tơi mọi sự động viên, khích lệ và hỗ trợ để tơi vƣợt qua mọi
khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2019
Sinh viên
Vũ Thị Hiền


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3
1.1. Bệnh đái tháo đƣờng............................................................................................. 3
1.2. Tình hình bệnh đái tháo đƣờng trên thế giới và Việt Nam................................... 7
1.3. Thực trạng về kiến thức, thực hành phòng biến chứng ĐTĐ qua các nghiên
cứu. .............................................................................................................................. 9
1.4. Thông tin về địa bàn nghiên cứu và tính cấp thiết ............................................. 14
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 15
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................... 15
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 15
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 15
2.4. Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu ......................................................................... 15
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................................. 16
2.6. Các biến số nghiên cứu....................................................................................... 16
2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................................. 16
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................... 18
3.1 Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 18
3.1.1 Thông tin chung của bệnh nhân ĐTĐ .......................................................... 18
3.1.2 Kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ về phòng biến chứng bệnh ĐTĐ................ 19
3.1.3 Thực hành của bệnh nhân ĐTĐ về phòng biến chứng bệnh ĐTĐ ............... 21
3.1.4 Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng biến chứng ĐTĐ ..... 23
3.2 Bàn luận ............................................................................................................... 27
3.2.1 Kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ về phòng biến chứng bệnh ĐTĐ................. 27
3.2.2 Thực hành của bệnh nhân ĐTĐ về phòng biến chứng bệnh ĐTĐ ............... 31
3.2.3 Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng biến chứng ĐTĐ ..... 33
3.3 Hạn chế của đề tài nghiên cứu ....................................................................... 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO



PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các biến số nghiên cứu
Phụ lục 2: Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thực hành phòng biến chứng ĐTĐ
Phiếu phỏng vấn


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................................. 18
Bảng 3. 2. Thông tin liên quan đến bệnh của đối tượng nghiên cứu ............................ 19
Bảng 3. 3. Kiến thức của người bệnh về điều trị phòng biến chứng ĐTĐ .................... 19
Bảng 3. 4. Kiến thức của người bệnh về chế độ ăn phòng biến chứng ĐTĐ ................ 20
Bảng 3. 5. Kiến thức của người bệnh về hoạt động thể lực phòng biến chứng ĐTĐ ... 20
Bảng 3. 6. Kiến thức của người bệnh về theo dõi bệnh ĐTĐ........................................ 20
Bảng 3. 7. Kiến thức chung phòng biến chứng của người bệnh ĐTĐ .......................... 21
Bảng 3. 8. Thực hành về ăn uốngcủa người bệnh ĐTĐ ................................................ 22
Bảng 3. 9. Thực hành về hoạt động thể lực của người bệnh ĐTĐ ................................ 22
Bảng 3. 10. Thực hành về điều trị phòng biến chứng của người bệnh ĐTĐ ................ 23
Bảng 3. 11. Thực hành chung phòng biến chứng của người bệnh ĐTĐ ....................... 23
Bảng 3. 12. Mối liên quan giữa các đặc điểm của bệnh nhân ĐTĐ (nhóm tuổi, giới
tính ) với kiến thức chung .............................................................................................. 23
Bảng 3. 13. Mối liên quan giữa nghề nghiệp, TĐHV, nguồn sống chính với kiến thức
chung ............................................................................................................................. 24
Bảng 3. 14. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình, thời gian mắc bệnh với kiến thức
chung ............................................................................................................................. 25
Bảng 3. 15. Mối liên quan giữa các đặc điểm của bệnh nhân ĐTĐ (nhóm tuổi, giới
tính, dân tộc) với thực hành chung ................................................................................ 25
Bảng 3. 16. Mối liên quan giữa nghề nghiệp, TĐHV, nguồn sống chính với thực hành
chung ............................................................................................................................. 26

Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình, thời gian mắc bệnh với thực hành
chung ............................................................................................................................. 26
Bảng 3. 18. Mối liên quan giữa kiến thức chung và thực hành chung.......................... 27


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
Hình 3. 1 Kiến thức của người bệnh về bệnh ĐTĐ ....................................................... 19
Hình 3. 2: Thực hành theo dõi phòng biến chứng của người bệnh ĐTĐ...................... 21


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

ADA

Hội đái tháo đƣờng Mỹ (American Diabetes Association)

BMI

Body Mass Index (chỉ số khối cơ)

CBYT

Cán bộ y tế

CBCCVC

Cán bộ công chức viên chức


CSYT

Cơ sở y tế

ĐTĐ

Đái tháo đƣờng

ĐTNC

Đối tƣợng nghiên cứu

GDSK

Giáo dục sức khỏe

HT

Huyết tƣơng

IDF

Liên đoàn đái tháo đƣờng quốc tế

KTC

Khoảng tin cậy

NC


Nghiên cứu

NPDNG

Nghiệm pháp dung nạp glucose

RLĐHLĐ

Rối loạn đƣờng huyết lúc đói

RLDNG

Rối loạn dung nạp glucose

TĐHV

Trình độ học vấn

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

TTCP

Thủ tƣớng chính phủ


WHO

World Heath Organization (Tổ chức Y tế thế giới)\

WHR

Waist – Hip – Ratio (tỷ lệ vòng eo/vịng mơng)

YTNC

Yếu tố nguy cơ


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Đái tháo đƣờng đƣợc xem là một dịch bệnh tồn cầu và có xu hƣớng ngày
càng tăng nhanh đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển. Theo thống kê của liên đoàn đái
tháo đƣờng quốc tế (IDF), năm 2017 có khoảng hơn 425 triệu ngƣời bị đái tháo đƣờng
và sẽ tăng lên đến 629 triệu ngƣời vào năm 2045. Mặt khác, IDF cũng chỉ ra chi phí
điều trị bệnh ĐTĐ là vô cùng lớn tiêu tốn 727 tỷ USD mỗi năm (chiếm 12% tổng chi
tiêu trên toàn thế giới), trong đó chủ yếu dành cho điều trị biến chứng và ƣớc tính có
khoảng 4 triệu bệnh nhân tiểu đƣờng ở độ tuổi từ 20 - 79 đã tử vong vào năm 2017
[34].
Việt Nam đang ở trong giai đoạn chuyển dịch dịch tễ học với gánh nặng của các
bệnh không truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh đái tháo đƣờng. Điều tra quốc gia năm
2015 cho thấy Việt Nam là quốc gia có số ca mắc đái tháo đƣờng cao trong khu vực
Đông Nam Á. Tỷ lệ ngƣời mắc đái tháo đƣờng trong độ tuổi 18 – 69 là 4,1%, 3,6%
mắc tiền đái tháo đƣờng và sẽ có ít nhất 80 ngƣời tử vong mỗi ngày vì các biến chứng
liên quan[34] [21]. Cùng với đó là chi phí điều trị trung bình mỗi bệnh nhân ĐTĐ tăng
qua các năm, tùy theo mức độ nặng và biến chứng của bệnh, giá trị ghi nhận tại Việt

Nam năm 2017 là 216,6 USD/bệnh nhân [34].
Các nghiên cứu đã chỉ ra kiến thức đầy đủ về bệnh đái tháo đƣờng là yếu tố cần
trong thực hành tự chăm sóc của bệnh nhân do vậy nâng cao hiểu biết về bệnh có lợi
ích đáng kể đến việc giảm các biến chứng trên ngƣời bệnh, từ đó có thể giảm chi phí
điều trị và số ca tử vong. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra tại nhiều nơi có kiến
thức và thực hành phòng biến chứng liên quan đến căn bệnh này còn hạn chế. Tại
Thanh Miện có tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức và thực hành phòng biến chứng chỉ đạt là
56,5% và 27,4% [14], thậm chí tại Vĩnh Châu vào năm 2015 tỷ lệ còn thấp hơn là
27,4% và 26,5% [26]. Xuất phát từ thực tế trên, nghiên cứu :“Khảo sát kiến thức, thực
hành phòng biến chứng của bệnh nhân đái tháo đƣờng điều trị ngoại trú tại bệnh viện
đa khoa huyện Chƣơng Mỹ, Hà Nội ˮ đƣợc tiến hành nhằm tìm hiểu mức độ hiểu biết
về các biến chứng đái tháo đƣờng ở bệnh nhân tiểu đƣờng đến khám ngoại trú tại bệnh
viện đa khoa huyện Chƣơng Mỹ, với các mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành phòng biến chứng của bệnh nhân đái tháo
đƣờng điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Chƣơng Mỹ, Hà Nội .

1


2. Xác định một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thực hành phòng biến chứng của
bệnh nhân đái tháo đƣờng điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Chƣơng Mỹ,
Hà Nội .

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh đái tháo đƣờng
 Định nghĩa
Theo Hội đái tháo đƣờng Hoa Kỳ năm 2008: “ Đái tháo đƣờng là một nhóm các bệnh

lý chuyển hóa đặc trƣng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin; khiếm
khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đƣờng
sẽ gây tổn thƣơng, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần
kinh, tim và mạch máu” [18].
 Biến chứng của đái tháo đƣờng
Bệnh đái tháo đƣờng là bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và gây ra nhiều
biến chứng. Theo Hiệp Hội đái tháo đƣờng quốc tế, đái tháo đƣờng là nguyên nhân
gây tử vong đứng hàng thứ tƣ ở các nƣớc phát triển và đang xem là một dịch bệnh ở
nhiều nƣớc đang phát triển. Những biến chứng của bệnh đái tháo đƣờng thƣờng rất
phổ biến và nguy hiển nhƣ bệnh mạch vành, các bệnh mạch máu ngoại vi, đột quỵ,
bệnh lý thần kinh do đái tháo đƣờng, cắt đoạn chi dƣới, suy thận và mù lòa[9],[33].Các
biến chứng đƣợc phân loại thành 2 loại là biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính.
o Biến chứng cấp tính
Hạ đường huyết
Hạ đƣờng huyết là biến chứng thƣờng gặp nhất trong bệnh ĐTĐ. Đặc biệt ở những
bệnh nhân lớn tuổi và có tiền sử tim mạch nếu khơng đƣợc phát hiện và xử trí kịp thời
có thể dẫn tới tử vong. Hạ đƣờng huyết xảy ra do sự dƣ thừa tƣơng đối insulin trong
máu. Khi đƣờng huyết xuống quá thấp, bệnh nhân có thể có những triệu chứng nhƣ :
run rẩy, tốt mồ hơi, mệt mỏi, thấy đói, mờ mắt hay nhức đầu, thấy tê dần ở miệng và
môi[19].
Tăng đường huyết
Tăng đƣờng huyết là mức đƣờng huyết luôn luôn ở mức cao, khiến cơ thể không
kiểm soát đƣợc những biến chứng của bệnh ĐTĐ. Đƣờng huyết có thể tăng lên từ từ
hoặc cũng có thể một lúc tăng lên rất nhanh. Nguyên nhân dẫn tới đƣờng huyết tăng
cao có thể do ngƣời bệnh khơng dùng đủ thuốc tiểu đƣờng (hay insulin), đang đau ốm
hay bị căng thẳng tinh thần (stress), ăn uống quá độ, ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều
đƣờng hoặc khơng vận động cơ thể nhƣ thƣờng lệ [19].
3



Nhiễm acid do tăng ceton huyết
Nhiễm toan ceton là tình trạng nhiễm độc do bị toan hóa, vì tăng nồng độ axit acetic.
Đây là sản phẩm của những chuyển hóa dở dang do thiếu insulin gây ra. Các yếu tố
khác thúc đẩy sự xuất hiện nhiễm toan ceton gồm tai biến mạch máu não, uống nhiều
rƣợu, viêm tụy, chấn thƣơng và một số thuốc ảnh hƣởng đến chuyển hóa carbohydrat
[4, 8]. Triệu chứng nhiễm acid do tăng ceton huyết nặng nhất có thể dẫn tới rối loạn
tâm thần, lú lẫn rồi hôn mê và nặng là trụy tim mạch [19].
Tăng áp lực thẩm thấu
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu hay gặp ở ngƣời ĐTĐ type 2 thể béo. Yếu tố thúc đẩy
sự xuất hiện của hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng nặng của một số bệnh nhƣ
tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, chấn thƣơng hay nhiễm trùng nặng. Ngƣời
bệnh cảm thấy mệt mỏi, trở nên lơ mơ, lú lẫn rồi đi vào hôn mê trong các trƣờng hợp
nặng. Tỷ lệ tử vong của ngƣời bệnh ĐTĐ hôn mê tăng áp lực thẩm thấu khoảng 15%
[4],[8].
o

Các biến chứng mạn tính

Biến chứng mắt
Các biến mắt do đái tháo đƣờng là nguyên nhân chính gây mù lòa ở các nƣớc phát
triển. Tất cả bệnh nhân đƣợc chẩn đoán đái tháo đƣờng type 2 cần đƣợc khám chuyên
khoa mắt và đƣợc theo dõi định kỳ. Nếu có kèm tăng huyết áp thì cần điều trị tích cực
tăng huyết áp vì nó làm tăng tần suất cũng nhƣ làm nặng thêm bệnh võng mạc do đái
tháo đƣờng. Tần suất bệnh võng mạc gia tăng khoảng 8%/năm, cho nên sau thời gian
bị bệnh thì tần suất này là 50% và sau 20 năm có thể tới 100% [9][23].
Biến chứng thận
Bệnh thận đái tháo đƣờng là một bệnh lý vi mạch của thận đặc trƣng bởi sự dày
màng đáy của mao mạch cầu thận, lắng đọng các glycoprotein ở trung mạc. Tổn
thƣơng sớm nhất của bệnh đái tháo đƣờng đƣợc báo hiệu bằng sự xuất hiện lƣợng nhỏ
protein (albumin) niệu tức là microalbumin niệu ≥ 30mg/L .Để chẩn đoán ban đầu

chính xác cần khẳng định có tình trạng microalbumin niệu ở 2 trong 3 lần xét nghiệm
trong vòng từ 3 đến 6 tháng để loại trừ các trƣờng hợp dƣơng tính do rối loạn thống
qua nhƣ gắng sức, nhiễm khuẩn tiết niệu, đái máu, bệnh lý do virus và tăng đƣờng
huyết [9][23].
Biến chứng thần kinh
4


Bệnh lý thần kinh đƣợc coi nhƣ một biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh đái tháo
đƣờng, tình trạng này có thể biểu hiện dƣới nhiều dạng khác nhau. Để đánh giá khả
năng bệnh lý thần kinh do đái tháo đƣờng cần đƣợc bắt đầu bằng cách khai thác triệu
chứng đau, tê bì và dị cảm ở chân tay, khám tổng thể thần kinh cần đƣợc tiến hành
hàng năm, cần đánh giá phản xạ gân sâu và một loạt đánh giá đáng giá cảm giác. Mặc
dù khơng có điều trị đặc hiệu giúp làm giảm biến đổi tiến triển của bệnh lý viêm đa
dây thần kinh cảm giác vận động do đái tháo đƣờng, song kiểm soát chặt chẽ nồng độ
đƣờng huyết có thể giúp dự phịng tiến triển của biến chứng này [9][23].
Loét bàn chân
Loét bàn chân là hậu quả của sự kết hợp tình trạng tổn thƣơng mạch máu và thần
kinh và kèm lên sẹo vết thƣơng. Đái tháo đƣờng là nguyên nhân hàng đầu gây tình
trạng cắt cụt chi dƣới không do nguyên nhân chấn thƣơng tại Hoa Kỳ[7]. Bệnh bàn
chân có thể gây ra loét và và cắt cụt chi, đây cũng là một lý do phổ biến khiến bệnh
nhân đái tháo đƣờng phải vào bệnh viện. Chấn thƣơng nhỏ ở ngƣời bệnh lý thần kinh
và/hoặc bệnh mạch máu ngoại biên có thể tạo nên ổ loét, với nhiễm trùng thêm vào đó,
ổ loét có thể không lành lại đƣợc và cuối cùng dẫn đến cắt cụt chi. Hầu hết các bệnh lý
bàn chân đều có thể phịng ngừa đƣợc thơng qua giáo dục, phát hiện sớm và điều trị
tích cực sớm [7][9].
Bệnh lý tim mạch
Bệnh động mạch vành và đột quỵ xuất hiện thƣờng xuyên hơn ở bệnh nhân đái tháo
đƣờng là nguyên nhân phổ biến nhất làm tăng tỉ lệ đau ốm và chết non. Bệnh đái tháo
đƣờng làm tăng nguy cơ hội chứng mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim, rung nhĩ, đột

quỵ, bệnh mạch máu ngoại biên và đột tử cao gấp 2 đến 5 lần so với nhóm đối tƣợng
khơng đái tháo đƣờng [7][9].
 Phòng ngừa biến chứng đái tháo đƣờng.
Biến chứng đái tháo đƣờng là không thể tránh khỏi, tuy nhiên chúng ta có thể làm
chậm tiến triển của các biến chứng và hạn chế mức độ biến chứng bằng cách quản lý
tốt bệnh đái tháo đƣờng[6].Theo khuyến cáo điều trị đái tháo đƣờng 2012 của Hiệp hội
đái tháo đƣờng Mỹ (ADA), Bệnh nhân đái tháo đƣờng muốn phòng tránh những biến
chứng của bệnh cần thực hiện tốt những việc sau:
Theo dõi và kiểm soát đường huyết: tự theo dõi đƣờng huyết nên thực hiện nhiều
lần mỗi ngày đối với bệnh nhân đang tiêm Insulin nhiều lần hoặc đƣợc điều trị bằng
5


Insulin. Khuyến cáo cho những bệnh nhân từng bị hạ đƣờng huyết nghiêm trọng, tuổi
thọ hạn chế, biến chứng mạch máu nhỏ và lớn, hoặc trên những bệnh lâu năm khó đạt
mục tiêu điều trị dù đã dùng nhiều thuốc, kể cả Insulin. Thuốc điều trị bệnh nhân cần
tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ, đúng liều lƣợng, nếu
qn uống thì khơng đƣợc uống bù vào thời gian sau đó [39].
Dinh dưỡng điều trị: Chế độ ăn riêng cho từng cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố
nhƣ mức cân nặng, giới tính, nghề nghiệp (mức độ lao động nhẹ, trung bình, nặng),
thói quen và sở thích. Chế độ ăn từng ngƣời phải tuân theo quy tắc chung[3]: Nên
dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm nhƣ ngô, khoai, sắn, đậu phụ, lạc. Hạn chế các
loại chất béo bão hòa và các loại chất béo đã qua chế biến, các loại phủ tạng động vật.
Bệnh nhân nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại đậu, đậu phụ. Đối
với đạm động vật thì nên ƣu tiên ăn cá[3]. Khơng nên dùng trực tiếp những loại thức
ăn có thành phần đƣờng hấp thu nhanh nhƣ đƣờng, bánh mức kẹo, các loại hoa quả
ngọt nhƣ chuối, mít, vải, nhãn, dứa xồi. Khi cần bổ sung chất đƣờng, nên chọn các
loại trái cây nhƣng lƣợng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm dụng[3][16]. Nên
ăn nhiều các loại rau xanh nhƣ rau cần, bắp cải, rau muống, rau ngót, các loại hoa quả
ít ngọt nhƣ dừa, cam, quýt, táo mận, không dùng các loại nƣớc ngọt, nƣớc có ga[3].

Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trƣa, chiều), tránh ăn khuya vì dễ làm đƣờng
huyết buổi sáng tăng (trừ trƣờng hợp phải tiêm Insulin buổi tối) và đặc biệt bệnh nhân
phải ngƣng hút thuốc [21].
Hoạt động thể lực [3],[21, 38]: bệnh nhân đái tháo đƣờng nên hoạt động thể lực
mức độ trung bình – nặng trong ít nhất 150 phút/ tuần, kéo dài ít nhất 3 ngày trong
tuần và không đƣợc gián đoạn hơn 2 ngày không tập thể dục. Nên ăn trƣớc khi tập từ
60-90 phút, mang theo thức ăn có đƣờng hấp thu nhanh nhƣ kẹo, bánh, đƣờng. Bệnh
nhận cần ăn thêm 10 - 20 gam bột đƣờng mỗi 30 phút vận động nếu vận động cƣờng
độ cao và kéo dài, uống đủ nƣớc trƣớc – trong và sau khi tập.
Ngoài ra đối với tăng huyết áp/ tầm soát huyết áp thì bệnh nhân cần đo huyết áp
mỗi lần khám bệnh, mục tiêu huyết áp của bệnh nhân ĐTĐ là huyết áp
<130/80mmHg. Với những bệnh nhân bị tăng huyết áp cần điều trị thuốc hạ áp và thay
đổi lối sống, bao gồm việc giảm cân nếu thừa cân, chế độ ăn giảm muối, tăng kali,
tăng hoạt động thể lực, giảm rƣợu bia [39].

6


Khuyến cáo rối loạn lipid máu: trong đa số bệnh nhân, lipid máu đƣợc xét nghiệm
mỗi năm. Với bệnh nhân có giá trị lipid máu thấp (LDL cholesterol < 100mg/dl, HDL
cholesterol > 50mg/dl và triglycerid < 150mg/dl) lipid đƣợc đánh giá 2 năm một lần.
Để cải thiện lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ, bệnh nhân nên thay đổi lối sống, tập trung
vào giảm mỡ bão hòa, cholesterol ăn vào, tăng cƣờng hoạt động thể lực và giảm cân
khi có chỉ định [39].
Khuyến cáo bệnh thận do ĐTĐ: cần kiểm soát đƣờng huyết và huyết áp tối ƣu để
giảm nguy cơ, làm giảm tiến triển bệnh thận. Bệnh nhân cần phải đƣợc đánh giá sự bài
tiết Albumin niệu hàng năm ngay từ lúc đƣợc chẩn đốn bệnh. Đo creatinine niệu ít
nhất 1 lần/năm ở trên tất cả các bệnh nhân mức độ bài tiết Albumin trong nƣớc tiểu
[39].
Khuyến cáo ngưng hút thuốc lá ở tất cả các bệnh nhân.

Khuyến cáo bệnh lý võng mạc: để giảm nguy cơ hay làm giảm tiến triển bệnh lý
võng mạc cần kiểm soát đƣờng huyết và huyết áp tối ƣu. Khám mắt giãn đồng tử bởi
bác sĩ chuyên khoa mắt ngay sau khi đƣợc chẩn đốn bệnh. Mỗi năm khám giãn đồng
tử ít nhất một lần bởi bác sĩ chuyên khoa mắt. Đối với phụ nữ bị ĐTĐ đang có thai nên
đƣợc tƣ vấn về nguy cơ phát triển biến chứng của bệnh, nên đƣợc theo dõi trong suốt
thai kỳ và một năm sau sinh [25].
Khuyến cáo tầm soát bệnh thần kinh: tất cả bệnh nhân nên đƣợc tầm soát bệnh đa
dây thần kinh ngoại biên, đối xứng ngay tại thời điểm chẩn đoán bệnh và ít nhất mỗi
năm/ lần bằng những test đơn giản trên lâm sàng.
Khuyến cáo chăm sóc bàn chân: chăm sóc bàn chân hàng ngày là một thói quen
quan trọng để phịng tránh biến chứng mà có thể dẫn đến cắt cụt ngón hoặc bàn chân.
Nên đi giầy dép vừa chân, khơng đi chân đất. Móng chân nên đƣợc cắt ngắn, gọt bớt
chỗ chai chân và bôi kem làm mềm da nhƣng khơng đƣợc bơi kem dƣỡng da giữa các
ngón chân. Nên kiểm tra bàn chân vào mỗi buổi tối trƣớc khi đi ngủ, sau khi hoạt động
thể lực. Nếu có biểu hiện ngứa chân, tấy đỏ có thể là dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng
và nên tái khám bác sĩ để đƣợc chẩn đốn và điều trị [10],[39].
1.2. Tình hình bệnh đái tháo đƣờng trên thế giới và Việt Nam
 Tình hình bệnh đái tháo đƣờng trên thế giới
Bệnh đái tháo đƣờng là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất hiện
nay trên tồn cầu. Theo thơng báo của tổ chức y tế thế giới, bệnh đái tháo đƣờng tăng
7


nhanh trong những năm qua. Năm 1985 cả thế giới chỉ có 30 triệu ngƣời bị đái tháo
đƣờng nhƣng đến năm 2017 số lƣợng bệnh nhân đái tháo đƣờng là 425 triệu ngƣời và
dự đốn đến năm 2045, tồn thế giới có 629 triệu ngƣời mắc bệnh đái tháo đƣờng. Số
ngƣời tử vong do đái tháo đƣờng(20-79 tuổi) năm 2017 là 4 triệu ngƣời [34].
Tỷ lệ hiện mắc đái tháo đƣờng (%) chuẩn hoá theo tuổi (20-79 tuổi) ở từng vùng (IDF)
Thứ Vùng chia theo
tự IDF

1
2
3
4
5
6
7

Bắc Mỹ và vùng
Caribbe
Trung Á và Bắc Phi
Đơng Nam Á
Tây Thái Bình
Dƣơng
Nam và Trung Mỹ
Châu Âu
Châu Phi

2017
Tỷ lệ hiện mắc
ĐTĐ chuẩn hố
theo tuổi
11,0%

Tỷ lệ mắc
ĐTĐ
thơ
13,0%

2045

Tỷ lệ hiện mắc
ĐTĐ chuẩn hố
theo tuổi
11,1%

10,8%
10,1%
8,6%

9,6%
8,5%
9,5%

10,8%
10,1%
7,4%

12,1%
11,1%
10,3%

7,6%
6,8%
4,4%

8,0%
8,8%
3, 3%

7,6%

6,9%
4,3%

10,1%
10,2%
3,9%

Tỷ lệ mắc
ĐTĐ thơ
14,8%

Đáng lƣu ý Đơng Nam Á có đến 82 triệu ngƣời trƣởng thành bị đái tháo đƣờng và
chiếm 19% tổng số ngƣời bị đái tháo đƣờng trên thế giới. Số ngƣời tử vong vì đái tháo
đƣờng lên đến 1,1 triệu ngƣời tử vong vì đái tháo đƣờng năm 2017 đƣợc dự đoán số tử
vong cao thứ hai trong các vùng[34].
Mƣời quốc gia/vùng lãnh thổ đứng đầu về số ngƣời bị đái tháo đƣờng (20-79 tuổi), năm
2017 và 2045
Thứ tự Quốc gia/vùng Số ngƣời bị đái
lãnh thổ
tháo đƣờng
năm 2017
(triệu ngƣời)
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10

Trung quốc
Ấn độ
Hoa kỳ
Brazil
Mexico
Indonesia
LB Nga
Ai cập
Đức
Pakistan

114,4 triệu
72,9 triệu
30,2 triệu
12,5 triệu
12,0 triệu
10,3 triệu
8,5 triệu
8,2 triệu
7,5 triệu
7,5 triệu

Thứ tự Quốc gia/vùng
lãnh thổ

1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
8

Ấn độ
Trung quốc
Hoa kỳ
Mexico
Brazil
Ai cập
Indonesia
Pakistan
Bangladesh
Thổ Nhĩ kỳ

Số ngƣời bị đái
tháo đƣờng năm
2045 (triệu
ngƣời)
134,3 triệu
119,8 triệu
35,6 triệu
21,8 triệu
20,3 triệu

16,7 triệu
16,7 triệu
16,1 triệu
13,7 triệu
11,2 triệu


 Thực trạng bệnh ĐTĐ ở Việt Nam
Cùng với sự tăng trƣởng của nền kinh tế - xã hội, tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đƣờng
trong những năm qua có xu hƣớng gia tăng. Từ những năm 1990 - 1991 tỉ lệ mắc đái
tháo đƣờng tại Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh tƣơng ứng là 1,2%; 0,96%; 2,52%. Năm
1992-1993, tỉ lệ này tăng lên tƣơng ứng là 1,4%; 0,98%; 2,68%. Điều tra của Tô Văn
Hải và cộng sự (2000) tỉ lệ bệnh đái tháo đƣờng tại Hà Nội là 3,62%, trong đó nội
thành là 1,6% và ngoại thành là 0,82% . Nghiên cứu của bệnh viện Nội tiết Trung
ƣơng trên phạm vi tồn quốc năm 2001 thì tỉ lệ đái tháo đƣờng tại 4 tỉnh thành phố lớn
của Việt Nam (Hà Nội, Hải Phịng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh) trong lứa tuổi 30-64 là
4,0%, tỉ lệ rối loạn dung nạp Glucose là 5,1%. Tỉ lệ đối tƣợng điều tra có các yếu tố
nguy cơ của bệnh đái tháo đƣờng là 38,5%. Cũng qua số liệu điều tra, số bệnh nhân đái
tháo đƣờng khơng đƣợc chẩn đốn là: 44% [5]. Hiện nay số lƣợng bệnh nhân tăng lên
đến 3,5 (5,5%) triệu ngƣời mắc bệnh vào năm 2017 và dự báo sẽ có 6,1 triệu ngƣời
mắc ĐTĐ vào năm 2045 , 53,4% ngƣời tăng đƣờng huyết chƣa đƣợc phát hiện theo
IDF[34].
Trƣớc xu hƣớng đó thì vấn đề cấp thiết phải đặt ra cho Việt Nam đó là cần phải có
những chiến lƣợc dài hạn ở các địa phƣơng trong cả nƣớc về kiến thức phòng bệnh và
biến chứng của bệnh để giảm tốc độ phát triển bệnh trong những năm sắp tới, đảm bảo
chất lƣợng sống tốt hơn cho những bệnh nhân đái tháo đƣờng.
1.3. Thực trạng về kiến thức, thực hành phòng biến chứng ĐTĐ qua các nghiên
cứu.
Theo thống kê mới nhất của liên đoàn đái tháo đƣờng quốc tế (IDF), năm 2017 có
khoảng hơn 425 triệu ngƣời bị đái tháo đƣờng và sẽ tăng lên đến 629 triệu ngƣời vào

năm 2045. Mặt khác, IDF cũng chỉ ra chi phí điều trị bệnh ĐTĐ là vơ cùng lớn tiêu tốn
727 tỷ USD mỗi năm (chiếm 12% tổng chi tiêu trên tồn thế giới), trong đó chủ yếu
dành cho điều trị biến chứng và ƣớc tính có khoảng 4 triệu bệnh nhân ĐTĐ ở độ tuổi
từ 20 - 79 đã tử vong vào năm 2017. Chính vì vậy mà những nghiên cứu về dự phòng
biến chứng của ĐTĐ đang ngày càng đƣợc quan tâm[34].
 Kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ về phòng biến chứng bệnh ĐTĐ.
Theo một nghiên cứu kiến thức về các biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đƣờng của
96 bệnh nhân tại Đơn vị B của Khoa Y Bệnh viện Khyber, Peshawar; bệnh nhân có
kiến thức tốt về các biến chứng tiểu đƣờng chiếm 37,50%, kiến thức trung bình chiếm
9


25% và có kiến thức kém chiếm 37,50%. Nam giới và bệnh nhân tốt nghiệp đại học có
kiến thức tốt hơn một chút. [27].
Nghiên cứu kiến thức bệnh đái tháo đƣờng, cách điều trị và phòng biến chứng của
101 ngƣời bệnh điều trị tại bệnh viện Ấn Độ, kết quả cho thấy ngƣời bệnh cho rằng
ĐTĐ là không thể chữa khỏi là 50,5% và bệnh nhân cho là bệnh có thể dự phịng đƣợc
là 46,5% , bệnh nhân khơng biết các yếu tố nguy cơ làm tăng sự phát triển của bệnh là
71,3%, bệnh nhân không biết mức đƣờng máu ổn định 20,7%, bệnh nhân không biết
mức đƣờng máu sau khi ăn là 39,6% [30].
Một nghiên cứu về kiến thức về các biến chứng của đái tháo đƣờng ở những bệnh
nhân đến khám tại bệnh viện tiểu đƣờng tại Bệnh viện Chính phủ Sampa, Ghana năm
2016; đánh giá tồn diện về mức độ hiểu biết về các biến chứng cho thấy bệnh nhân
T2D khơng có kiến thức về các biến chứng bệnh tiểu đƣờng chiếm 60,0%, có kiến
thức khơng đầy đủ về biến chứng là 26,9% trong khi có kiến thức đầy đủ chỉ có
13,1%. [29].
Nghiên cứu về kiến thức, thái độ thực hành của bệnh nhân tiểu đƣờng đƣợc tiến
hành tại ba trung tâm của khu vực Saurashtra, Ấn Độ cho kết quả nghiên cứu là 46%
bệnh nhân có kiến thức về bệnh tiểu đƣờng. Gần 50% biết các biến chứng của bệnh
tiểu đƣờng, 38,32% bệnh nhân tin rằng bệnh ĐTĐ có thể chữa khỏi nhƣng hầu hết các

bệnh nhân khơng biết bệnh tiểu đƣờng là gì (63%)[28].
Một vài nghiên cứu trong nƣớc nhƣ nghiên cứu về kiến thức thực hành phòng biến
chứng của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 của Diệp Văn Hon cho thấy đối tƣợng nghiên cứu có
hiểu biết về cách phịng biến chứng ĐTĐ là 87,5%[15].
Nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: đa số bệnh nhân không định nghĩa
đƣợc bệnh không biết đƣợc nguyên nhân và biến chứng của bệnh (91%); 54% bệnh
nhân biết đƣợc chế độ dinh dƣỡng đúng; 97% bệnh nhân đồng ý nên uống thuốc đúng
và đủ[20].
Nghiên cứu về chế đọ ăn và hoạt đọng thể lực của Bùi Khánh Thuận trên tất cả
các bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị nội trú và ngoại trú cho thấy: có 62% bệnh nhân trả
lời đúng trên 52% câu hỏi kiến thức về chế độ ăn và hoạt động thể lực. Hơn 90% bệnh
nhân đã đồng ý rằng chế độ ăn và hoạt động thể lực là quan trọng. [22].
Nghiên cứu đánh giá nhận thức của bệnh nhân ĐTĐ về chế độ ăn uống và hoạt
động thể lực của Nguyễn Mạnh Dũng tiến hành tại bệnh viện đa khoa Nam Định cho
10


thấy: tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức về việc phải ăn nhiều rau thay cơm, không nên uống
rƣợu bia và duy trì thời gian ăn trong ngày đúng là cao, vẫn cịn 54% ngƣời bệnh cho
rằng có thể ăn nhiều thức ăn chế biến có nhiều mỡ và 20% đồng ý có đƣờng huyết về
bình thƣờng thì có thể ăn thoải mái. Và gần 50% số ngƣời bệnh đồng ý với ý kiến cho
rằng họ có thể tự xây dựng đƣợc chế độ hoạt động thể lực, tập càng nhiều càng tốt và
có thể hoạt động thể lực khi đƣờng máu cao [13].
Nghiên cứu về kiến thức, thực hành về điều trị và chăm sóc của bệnh nhân đái tháo
đƣờng tại Trung tâm Y tế Ba Đình Hà Nội của Đoàn Quốc Bạo chỉ ra mức độ hiểu biết
đạt yêu cầu là 63,4%[2].
Nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng biến chứng của bệnh nhân ĐTĐ typ 2
của Nguyễn Thị Hồng Đan tại Hƣng Yên cho thấy tỷ lệ ngƣời bệnh có kiến thức chung
về phịng biến chứng đái tháo đƣờng đạt 70,2% [12]. Nghiên cứu tƣơng tự của Bùi
Thị Châm tại Bắc Giang cho thấy tỷ lệ ngƣời bệnh có kiến thức chung về phịng biến

chứng đái tháo đƣờng đạt 67,5%[11]. Theo đó là nghiên cứu của Đặng Văn Ƣớc tại
Vĩnh Châu có tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đạt 27,4%, bệnh nhân có kiến thức chƣa đạt
về phịng biến chứng ĐTĐ có 72,6% [26].
Nghiên cứu về tình hình biến chứng ĐTĐ của Võ Phúc Ánh (2013) thực hiện trên
đối tƣợng là cán bộ nên kiến thức về phòng biến chứng cao, ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân
có kiến thức chung đúng đạt 63,8%, có 90,4% ngƣời bệnh biết nên rèn luyện thể dục,
87,1% biết thời gian tập thể dục trong một ngày [1].
 Thực hành của bệnh nhân ĐTĐ về phòng biến chứng bệnh ĐTĐ.
Nghiên cứu về về kiến thức và thực hành chăm sóc bàn chân tại Iran chỉ ra thực
hành rủi ro cao có đến 66,5% bệnh nhân sử dụng đồ uống có chất kích thích và 62% đi
chân trần[31].
Nghiên cứu về thực hành tự chăm sóc liên quan đến bệnh tiểu đƣờng ở bệnh nhân
tiểu đƣờng tại Tây Ethiopia ghi nhận 59,5% bệnh nhân có kiểm sốt đƣờng huyết kém,
chỉ có 38 (15,1%) có thực hành xét nghiệm đƣờng huyết đầy đủ và 60,7% có chế độ
chăm sóc bản thân tốt, 82,9%) đƣợc chăm sóc chân đầy đủ[37].
Nghiên cứu về kiến thức và thực hành của bệnh nhân đái tháo đƣờng tại Lebanon
ghi nhận 66,7% bệnh nhân đã thực hiện xét nghiệm creatinine huyết thanh, 80,7% đã
khám mắt. Tỷ lệ sử dụng một thiết bị đo đƣờng huyết 71,5% bệnh nhân và phần lớn
(96,1%) đã biết kiểm soát các đợt hạ đƣờng huyết[32].
11


Nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh có 82% bệnh nhân uống thuốc theo đúng
chỉ định; 58% bệnh nhân có chế độ dành riêng cho mình; 95% bệnh nhân có tập thể
dục[20].
Nghiên cứu kiến thức, thực hành điều trị và chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ của Đồn Khắc
bạo chỉ ra việc thực hành điều trị của bệnh nhân đạt tỷ lệ là 68,3%[2]. Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Hồng Đan chỉ ra thực hành chung về phòng biến chứng đạt 63%[12].
Nghiên cứu của Bùi Thị Châm năm 2013 cho thấy tỷ lệ ngƣời bệnh có thực hành
chung về phịng biến chứng đạt 58,5% [11].

Nghiên cứu về tình hình biến chứng ĐTĐ của Võ Phúc Ánh (2013) ghi nhận tỷ lệ
bệnh nhân thực hành chung đúng đạt 23,3% ,tham gia vận động thể lực thƣờng xuyên
có 91%[1]. Theo nghiên cứu của Đặng Văn Ƣớc có tỷ lệ ngƣời bệnh có thực hành
chung đạt 26,5% và thực hành chung không đạt 73,5%[26].
 Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng biến chứng ĐTĐ.
Một nghiên cứu về kiến thức về các biến chứng của bệnh nhân ĐTĐ tại Bệnh viện
Chính phủ Sampa, Ghana năm 2016 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân khơng có kiến thức về
các biến chứng ĐTĐ ở nữ giới cao hơn so với nam giới là 2,31 lần (P<0.0001); TĐHV
tiểu học so với mù chữ là 18% P= 0.0009), trình độ học vấn THCS và cao hơn so với
mù chữ là 3,5% (P <0.0001); thời gian mắc bệnh từ 5 đến 9 năm so với dƣới 5 năm là
31% (P=0.0002) và ≥10 năm so với dƣới 5 năm là 4%; (P <0.0001)[29].
Nghiên cứu về kiến thức, thái độ thực hành của bệnh nhân tiểu đƣờng đƣợc tiến
hành tại Ấn Độ đã tìm thấy nhiều yếu tố ảnh hƣởng tới kiến thức và thực hành của
ngƣời bệnh, trong đó yếu tố liên quan nhiều nhất là trình độ học vấn thấp, chỉ có 10%
đối tƣợng là có trình độ đại học và gần 37% hoàn toàn mù chữ. Nghiên cứu cũng đã
chỉ ra việc bác sĩ tƣ vấn cho bệnh nhân những kiến thức về tự chăm sóc và phòng biến
chứng bệnh ĐTĐ là rất cần thiết [28].
Nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến thực hành tự chăm sóc của bệnh nhân ĐTĐ
tại khu vực Tây Shoa, Bang Oromia, Ethiopia năm 2016 chỉ ra bệnh nhân có TĐHV
cấp 2 trở lên có tỷ lệ thực hành cao hơn 6 lần (KTC 95%: 1,90-18,85) và kiến thức về
bệnh tiểu đƣờng cao hơn thì tỷ lệ thực hành cao hơn (AOR = 2,42, KTC 95% = 1,224,80) [35].
Nghiên cứu về kiến thức và thực hành của bệnh nhân đái tháo đƣờng tại Lebanon
ghi nhận điểm thực hành trung bình khơng có sự khác biệt giữa nam và nữ (p  =
12


0,484). Nhƣng tuổi ( p  = 0,032) và trình độ học vấn ( p  = 0,001) có liên quan đáng kể
với điểm thực hành. Điều đáng chú ý là điểm số kiến thức và thực hành có mối tƣơng
quan đáng kể ( p  <0,001)[32].
Nghiên cứu của Bùi Khánh Thuận (2009) nhận thấy có mối liên quan giữa kiến thức

và hành vi (p<0,05)[22] cùng với nghiên cứu của Đoàn Quốc Bạo cho thấy mối liên
quan tỷ lệ thuận giữa hiểu biết và thực hành điều trị phòng chống ĐTĐ[2].
Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại Phƣớc Long của Diệp Văn Hon năm 2011 tìm ra mối
liên quan giữa thực hành và giới, tuổi, kiến thức và biến chứng của bệnh. Trên cơ sở
đó, tác giả đã đƣa ra những khuyến nghị về tăng cƣờng cơng tác tƣ vấn cho ngƣời
bệnh, khuyến khích cho bệnh nhân tới khám định kỳ và làm các xét nghiệm liên
quan[15].
Nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng biến chứng của bệnh nhân ĐTĐ type 2
tại Hải Dƣơng của Đỗ Văn Hinh cho thấy nhóm khơng có kiến thức phịng chống biến
chứng ĐTĐ thì tỷ lệ thực hành chung đạt chiếm 13%, thực hành chung không đạt
chiếm 87%. Trong khi ở nhóm có kiến thức phịng chống biến chứng ĐTĐ thì tỷ lệ
thực hành thì tỷ lệ thực hành chung đạt chiếm 38% và tỷ lệ thực hành chung khơng đạt
là 61,4%. Tỷ lệ ngƣời khơng có kiến thức thì thực hành khơng đạt cao gấp 4,2 lần so
với nhóm có kiến thức. Nghiên cứu cho thấy kiến thức của ngƣời bệnh về phòng
chống biến chứng ĐTĐ càng tốt thì tỷ lệ thực hành đạt càng cao [14].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Đan đã tìm ra đƣợc mối liên quan giữa kiến thức
và trình độ học vấn, nghề nghiệp, giới, tuổi, đã có biến chứng và thực hành. Khác với
nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Dũng nhƣng cả hai nghiên cứu này đều chỉ ra có sự
khác biệt về kiến thức bệnh giữa hai nhóm nam và nữ, nhóm nam có kiến thức cao hơn
(cao gấp 2,19 lần ở nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Đan) [12, 13]
Nghiên cứu của Bùi Thị Châm tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức phịng biến
chứng đái tháo đƣờng với nhóm tuổi dƣới 60 có kiến thức chung cao gấp 1,9 lần nhóm
tuổi từ 60 tuổi trở lên. Nhóm cơng nhân viên chức, hƣu trí có tỷ lệ kiến thức cao gấp
1,87 lần nhóm nghề tự do. Tỷ lệ thực hành chung đạt yêu cầu ở nhóm có kiến thức
chung đạt yêu cầu cao gấp 1,925 lần so với nhóm có kiến thức chung không đạt yêu
cầu [11].

13



Nghiên cứu của Võ Phúc Ánh (2013) nhận thấy bệnh nhân từ 40 đến 59 tuổi thì có tỷ
lệ thực hành không đúng cao hơn những bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p=0,014) [1].
Theo nghiên cứu của Đặng Văn Ƣớc tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa kiến thức chung phịng biến chứng với nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tỉ lệ
biến chứng.Thực hành chung có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với giới tính, tiền
sử gia đình (p<0,05) và kiến thức chung đạt thì thực hành chung đạt hơn 3,96 lần
những bệnh nhân có kiến thức chung không đạt[26].
1.4. Thông tin về địa bàn nghiên cứu và tính cấp thiết
Bệnh viện Đa khoa huyện Chƣơng Mỹ là bệnh viện đa khoa hạng III, bao gồm 19
khoa, phòng với 232 cán bộ, viên chức, ngƣời lao động. Trong điều trị, bệnh viện đã
áp dụng nhiều kỹ thuật mới phục vụ ngƣời bệnh, hạn chế bệnh nhân phải chuyển
tuyến, rút ngắn thời gian trả kết quả xét nghiệm, giảm thời gian chờ đợi của ngƣời
bệnh.
Gần đây TTYT huyện Chƣơng Mỹ đã tổ chức tƣ vấn, khám sàng lọc miễn phí và
quản lý bệnh nhân đái tháo đƣờng cho ngƣời dân 6 xã. Sau khi khám sàng lọc, các
trƣờng hợp bị mắc tiền đái tháo đƣờng, đái tháo đƣờng đã đƣợc trạm y tế xã lập danh
sách, hồ sơ để quản lý và điều trị lâu dài. Các nghiên cứu đã chỉ ra kiến thức đầy đủ về
bệnh đái tháo đƣờng là yếu tố cần trong thực hành trong quá trình điều trị của bệnh
nhân do vậy nâng cao hiểu biết về bệnh có lợi ích đáng kể đến việc giảm các biến
chứng trên ngƣời bệnh, từ đó có thể giảm chi phí điều trị và số ca tử vong nâng cao
chất lƣợng cuộc sống. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra tại nhiều nơi có kiến
thức và thực hành phòng biến chứng liên quan đến căn bệnh này cịn hạn chế. Tại
Thanh Miện có tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức và thực hành phịng biến chứng chỉ đạt là
56,5% và 27,4% [14], thậm chí tại Vĩnh Châu vào năm 2015 tỷ lệ còn thấp hơn là
27,4% và 26,5% [26]. Do vậy nghiên cứu đƣợc tiến hành nhằm tìm hiểu mức độ hiểu
biết về các biến chứng đái tháo đƣờng ở bệnh nhân tiểu đƣờng đến khám ngoại trú tại
bệnh viện đa khoa huyện Chƣơng Mỹ.

14



CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là tất cả những bệnh nhân đƣợc chẩn đoán đái tháo đƣờng đến
khám và điều trị tại khoa khám bệnh viện đa khoa huyện Chƣơng Mỹ.
Tiêu chuẩn lựa chọn nghiên cứu ngƣời bệnh đái tháo đƣờng có trong danh sách quản
lý bệnh nhân ngoại trú tại khoa khám bệnh viện đa khoa huyện Chƣơng Mỹ, đồng ý
tham gia phỏng vấn.
Tiêu chuẩn loại trừ đối tƣợng nghiên cứu là những bệnh nhân không tiếp xúc đƣợc,
điếc, lú lẫn, không đồng ý trả lời phỏng vấn.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc tiến hành trong thời gian từ ngày 11 tháng 2 năm 2019 đến ngày 11
tháng 5 năm 2019 tại khoa khám bệnh viện đa khoa huyện Chƣơng Mỹ
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp mô tả cắt ngang.
2.4. Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu: đƣợc tính theo cơng thức ƣớc lƣợng một tỷ lệ trong quần thể:
Z21-α/2 x P x (1-P)
n=
d2
Trong đó:
n: là cỡ mẫu nghiên cứu (số lƣợng bệnh nhân đái tháo đƣờng)
α: mức ý nghĩa thống kê; với α = 0,05 thì hệ số Z1-α/2 =1,96
P: là tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức về bệnh đái tháo đƣờng đạt lấy P = 0.5
để n là lớn nhất.
d: sai số tuyệt đối cho phép d = 10%
Từ cơng thức trên ta có 96 đối tƣợng nghiên cứu cộng thêm 10% để loại trừ phiếu
không hợp lệ. Nên dự kiến thực hiện khảo sát 103 đối tƣợng
Phương pháp chọn mẫu: phương pháp lấy mẫu thuận thiện

Những bệnh nhân đến khám và điều trị tại khoa khám bệnh viện đa khoa Chƣơng
Mỹ định kỳ mỗi tháng/ lần có lƣợng ngƣời đến khám mỗi ngày dao động từ 20 đến 50
ngƣời. Nhƣ vậy để thu thập đủ cỡ mẫu là 103 đối tƣợng nghiên cứu/ tháng. Thực hiện
15


khảo sát trong 4 tuần vào thứ 2 và thứ 5, mỗi ngày 14 đối tƣợng cứ nhƣ vậy cho đến
khi đủ số lƣợng.
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Công cụ thu thập số liệu thông qua bộ câu hỏi soạn sẵn, phỏng vấn trực tiếp ngƣời
bệnh gồm: thông tin chung (thông tin cá nhân, thông tin bệnh tật), kiến thức phòng
biến chứng ĐTĐ, thực hành phòng biến chứng đái tháo đƣờng. Bộ câu hỏi đƣợc xây
dựng về kiến thức, thực hành dựa vào những khuyến cáo phòng biến chứng ĐTĐ và
các nghiên cứu tại Việt Nam đã tiến hành trƣớc đó[11],[12],[26].
Tiến hành phỏng vấn nghiên cứu viên có mặt tại khoa khám bệnh mời những bệnh
nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn phỏng vấn bệnh nhân lúc bệnh nhân khám xong hoặc chờ
kết quả cận lâm sàng
2.6. Các biến số nghiên cứu
Các biến số nghiên cứu đƣợc trình bày chi tiết tại phụ lục 1, ở đây chỉ nêu các nhóm
biến số chính:
Nhóm 1: Các biến số mơ tả kiến thức phòng biến chứng ĐTĐ: Kiến thức về bệnh ĐTĐ
và biến chứng ĐTĐ (6 biến), kiến thức về điều trị (2 biến), kiến thức về chế độ ăn (3
biến), Kiến thức về vận động (3 biến), Kiến thức về theo dõi bệnh (3 biến).
Nhóm 2: Các biến số mơ tả thực hành phòng biến chứng ĐTĐ: Thực hành theo dõi
bệnh (6 biến), thực hành ăn uống (6 biến), thực hành vận động (4 biến), thực hành điều
trị(3 biến).
Nhóm 3: Các yếu tố liên quan tới kiến thức, thực hành phòng biến chứng: Thông tin cá
nhân (8 biến), thông tin về bệnh (2 biến).
2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Tiêu chuẩn đánh giá người bệnh về kiến thức, thực hành phòng biến chứng

Một số chỉ số đánh giá [11],[12],[26]: những thực phẩm ăn thƣờng xuyên là những
thực phẩm có tần suất ăn từ 3 lần trở lên trong một tuần, những thực phẩm ăn khơng
thƣờng xun là những thực phẩm có tần suất ăn dƣới 3 lần trong một tuần. Tuân thủ
dùng thuốc là chế độ điều trị dùng thuốc đều đặn suốt đời, đúng loại thuốc, đúng giờ,
đúng liều lƣợng, những trƣờng hợp quên uống/ tiêm thì nên xin ý kiến bác sĩ, không
nên uống/ tiêm bù vào lần sau.
Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thực hành phòng biến chứng ĐTĐ [11],[12],[26]:
Các tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thực hành chi tiết ở (phụ lục 2). Kiến thức phòng
16


biến chứng ĐTĐ tính điểm cho mỗi lựa chọn đúng với các câu (từ K1-K17), mỗi câu
trả lời đúng đƣợc 1 điểm, nghiên cứu viên sử dụng một số tiêu chuẩn đánh giá kiến
thức đối tƣợng trả lời đúng 70% trở lên (11/17 câu) thì có kiến thức chung đạt và dƣới
11 câu là kiến thức chƣa đạt. Thực hành phịng biến chứng ĐTĐ tính điểm cho mỗi lựa
chọn đúng với các câu (từ P1-P20), mỗi câu trả lời đúng đƣợc 1 điểm, nghiên cứu viên
sử dụng một số tiêu chuẩn đánh giá thực hành đối tƣợng trả lời đúng 70% trở lên
(14/20 câu) thì có thực hành chung đạt và dƣới 14 câu là thực hành chƣa đạt.
Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu sau khi thu thập đƣợc kiểm tra, làm sạch và nhập thông tin sử dụng phần
mềm excel 2010, phân tích số liệu bằng phần mềm R.
+ Thống kê mô tả lập các bảng phân bố tần số, tỷ lệ % của các biến, tính tổng điểm
kiến thức, thực hành
+ Thống kê phân tích xác định mối liên quan giữa kiến thức/ thực hành với các đặc
điểm chung, tiền sử gia đình, thời gian mắc bệnh. Sử dụng phép kiểm định χ 2 với giá
trị mong đợi >= 5 hoặc Fisher's exact test khi giá trị mong đợi < 5 để so sánh. Các giá
trị p < 0,05 trong các thống kê đƣợc coi là có ý nghĩa thống kê.
Các đặc điểm chung của đối tƣợng đƣợc đƣa vào phân tích mối liên quan là nhóm
tuổi, giới tính, nghề nhiệp, trình độ học vấn, nguồn sống, tiền sử gia đình bị ĐTĐ, thời
gian mắc bệnh. Với biến về nghề nghiệp, nghiên cứu tiến hành chuyển từ 4 nhóm nơng

dân, cơng nhân, nghề tự do, cán bộ văn phịng, nghỉ hƣu về 2 nhóm là tự do và hƣu trí.
Với biến TĐHV, nghiên cứu chuyển 6 nhóm về 2 nhóm là nhóm trình độ dƣới cấp 2
và trên cấp 2. Với biến về nguồn sống, nghiên cứu tiến hành chuyển từ 4 nhóm đi làm
để kiếm tiền, hƣởng lƣơng hƣu, trợ cấp xã hội, phụ thuộc con cái thành 2 nhóm là đi
làm kiếm tiền và lƣơng hƣu/trợ cấp.

17


×