Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

NGUYỄN THỊ MINH HIỀN KHẢO sát THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI độ của NGƯỜI bán lẻ THUỐC về sử DỤNG KHÁNG SINH và KHÁNG KHÁNG SINH tại một số TỈNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 75 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KIẾN THỨC,
THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI BÁN LẺ THUỐC
VỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ
KHÁNG KHÁNG SINH TẠI MỘT SỐ
TỈNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MINH HIỀN
Mã sinh viên : 1401207

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KIẾN THỨC,
THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI BÁN LẺ THUỐC
VỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ
KHÁNG KHÁNG SINH TẠI MỘT SỐ
TỈNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
Ths. Nguyễn Thị Phương Thúy


Nơi thực hiện:
Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược

HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Ths.Nguyễn Thị Phương Thúy
là người trực tiếp hướng dẫn tơi thực hiện khóa luận này. Cơ đã dành nhiều thời gian
công sức để giúp đỡ, động viên tơi hồn thành khóa luận cũng như chỉnh sửa cho tơi
từng câu từng chữ. Tơi ln cảm thấy mình vơ cùng may mắn khi được là sinh viên
của cô và được cô trực tiếp hướng dẫn đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Bộ môn Quản lý và Kinh
tế Dược đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt q trình học tập
và nghiên cứu.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Ban Giám Hiệu, Phịng Đào
tạo và tồn thể các thầy cơ giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy và giúp
đỡ tơi trong suốt q trình 5 năm học tập tại trường, giúp tơi có nhiều những kiến thức.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè tôi, những người đã
luôn ở bên động viên, quan tâm tới tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện khóa
luận.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Minh Hiền


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................3
1.1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH QUẢN LÝ KHÁNG SINH TẠI VIỆT NAM ....................... 3
1.1.1.Các nguyên tắc sử dụng kháng sinh............................................................3
1.1.2. Quy định về bán kháng sinh.......................................................................3
1.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH, KHÁNG KHÁNG SINH .................. 4
1.2.1. Thực trạng sử dụng kháng sinh ..................................................................4
1.2.2. Thực trạng kháng kháng sinh .....................................................................6
1.3. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI BÁN THUỐC VỀ QUẢN LÝ KHÁNG SINH ................ 7
1.4. TỔNG HỢP MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 8
1.4.1. Kiến thức của người bán lẻ thuốc về sử dụng kháng sinh và kháng kháng
sinh .......................................................................................................................8
1.4.2. Thái độ của người bán lẻ thuốc về sử dụng kháng sinh và kháng kháng
sinh .....................................................................................................................11
1.4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của người bán thuốc về
sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ..........................................................13
1.5. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................15
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ................................. 15
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................. 15
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu...................................................................................15
2.2.2. Biến số nghiên cứu ...................................................................................16
2.2.3. Mẫu nghiên cứu .......................................................................................16
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................17
2.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..................................................19
2.2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ - BÀN LUẬN ..................................................................23


3.1. THỰC TRẠNG KIẾN THỨC THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI BÁN THUỐC VỀ SỬ
DỤNG KHÁNG SINH VÀ KHÁNG KHÁNG SINH.................................................... 23

3.1.1. Kiến thức ..................................................................................................23
3.1.2. Thái độ .....................................................................................................29
3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI
BÁN THUỐC VỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ KHÁNG KHÁNG SINH ............. 33
3.2.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người bán lẻ thuốc ....................................33
3.2.2. Đặc điểm của cơ sở bán lẻ thuốc .............................................................34
3.2.3. Nguồn thông tin về kiến thức sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh 36
3.3 BÀN LUẬN .................................................................................................................. 37
3.3.1. Thưc trạng kiến thức và thái độ của người bán thuốc về sử dụng kháng
sinh và kháng kháng sinh ...................................................................................37
3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của người bán thuốc về
sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ..........................................................42
3.3.3.Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu .........................................................45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................48
PHỤ LỤC ................................................................................................................52


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kiến thức của người bán lẻ thuốc về sử dụng kháng sinh và kháng kháng
sinh trong các nghiên cứu trên thế giới.........................................................................9
Bảng 2.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu...........................................................................17
Bảng 2.3. Cấu trúc bộ câu hỏi......................................................................................18
Bảng 3.4 Kiến thức của người bán lẻ thuốc về nguyên tắc sử dụng kháng sinh.................23
Bảng 3.5. Tỷ lệ người bán lẻ thuốc trả lời đúng kiến thức về một số lưu ý khi sử dụng
kháng sinh...................................................................................................................24
Bảng 3.6. Kiến thức của người bán lẻ thuốc về quy định bán kháng sinh...................25
Bảng 3.7. Kiến thức của người bán lẻ thuốc về kháng kháng sinh.............................26
Bảng 3.8. Kiến thức của người bán lẻ thuốc về sử dụng kháng sinh và kháng kháng
sinh..........................................................................................................................................27

Bảng 3.9. Nguồn thông tin cung cấp kiến thức về sử dụng kháng sinh và kháng kháng
sinh.............................................................................................................................28
Bảng 3.10. Thái độ của người bán lẻ thuốc về thực trạng sử dụng kháng sinh trong
cộng đồng hiện nay.....................................................................................................30
Bảng 3.11. Thái độ thực trạng bán kháng sinh không đơn tại các cơ sở bán
lẻ thuốc.......................................................................................................................31
Bảng 3.12. Thái độ của người bán thuốc về sử dụng kháng sinh và kháng kháng
sinh.............................................................................................................................32
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học và kiến thức thái độ của người
bán lẻ thuốc về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh...........................................33
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa đặc điểm cơ sở bán lẻ thuốc và kiến thức thái độ
của người bán lẻ thuốc về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh............................35
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa các nguồn thông tin đến kiến thức và thái độ của người
bán thuốc về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh..............................................36


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sự thay đổi liều xác định trong ngày (DDD) tại các quốc gia trên thế giới
trong giai đoạn 2000-2015 ..........................................................................................5
HÌnh 2.1. Sơ đồ tiến trình tiến hành nghiên cứu...........................................................15
Hình 3.3. Phân loại kiến thức của người bán lẻ thuốc về sử dụng kháng sinh và kháng
kháng sinh...................................................................................................................27
Hình 3.4. Phân loại thái độ của người bán lẻ thuốc về sử dụng kháng sinh và kháng
kháng sinh..................................................................................................................32


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, kháng kháng sinh đang ngày càng gia tăng và trở thành một vấn đề
quan trọng trên toàn thế giới. Các cơ chế kháng mới đang nổi lên và lan rộng ra toàn
cầu đe dọa khả năng điều trị các bệnh truyền nhiễm thông thường, dẫn đến bệnh tật

kéo dài và tử vong [59]. Gánh nặng do kháng kháng sinh ngày càng tăng do ảnh
hưởng đến sức khỏe người bệnh, cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội
[4],[58]. Đáng chú ý là, Việt Nam một trong những quốc gia có tỷ lệ kháng kháng
sinh cao nhất với 71,4% kháng penicillin và 92,1% kháng erythromycin.
Tuy là một hiện tượng tự nhiên nhưng có rất nhiều yếu tố góp phần vào sự
gia tăng của kháng kháng sinh. Trong số đó, khơng thể khơng kể đến việc sử dụng
và cung cấp kháng sinh không hợp lý đặc biệt là bán kháng sinh không đơn tại cơ sở
bán lẻ thuốc. Các nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh mối quan hệ trực tiếp giữa
việc tiêu thụ kháng sinh và sự xuất hiện, phát triển của các chủng vi khuẩn kháng
thuốc [57]. Ở Việt Nam, kháng sinh được sử dụng chiếm 40-50% tổng chi phí sử
dụng thuốc [24] và đóng góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nơng thôn) trong tổng
doanh thu của nhà thuốc [4]. Bên cạnh đó, nghiên cứu (2010) cho thấy tỷ lệ bán
kháng sinh mà khơng có đơn thuốc ở nước ta rất cao, lần lượt là 88% và 91% ở thành
thị và nông thôn [15]. Đây là một trong những yếu tố quan trong góp phần tạo nên
kháng kháng sinh ở nước ta.
Để ngăn chặn kháng kháng sinh cũng như cải thiện tình trạng sử dụng và cung
cấp kháng sinh không hợp lý cần có sự kết hợp của cả hệ thống y tế, đặc biệt là dược
sĩ cộng đồng. Người bán thuốc là thành viên quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức
khỏe ban đầu, bởi thường xuyên tiếp xúc với người dân, giúp ngăn chặn lạm dụng
kháng sinh cũng như cung cấp kháng sinh hợp lý trong cộng đồng [32],[31]. Do đó,
kiến thức, thái độ của người bán thuốc về sử dụng kháng sinh hợp lý, kháng kháng
sinh là nền tảng quan trọng trong tư vấn cho khách hàng cũng như giáo dục người
bệnh trong cộng đồng. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành nghiên
cứu khảo sát về kiến thức, thái độ của người bán thuốc về sử dụng kháng sinh và
kháng kháng sinh. Tuy nhiên theo kêt quả rà sốt y văn cho thấy chưa có nghiên cứu
nào ở Việt Nam được thực hiện về nội dung này. Chính vì vậy, nghiên cứu “Khảo

1



sát thực trạng kiến thức, thái độ của người bán lẻ thuốc về sử dụng kháng sinh và
kháng kháng sinh tại một số tỉnh thành phố trực thuộc trung ương” được thực
hiện với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ của người bán lẻ thuốc về sử dụng
kháng sinh và kháng kháng sinh tại một số tinh thành phố trực thuộc trung ương năm
2017-2018
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của người bán lẻ
thuốc về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại một số tinh thành phố trực
thuộc trung ương năm 2017-2018
Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao kiến thức và thái độ của người
bán thuốc về kháng sinh và kháng kháng sinh giúp tăng cường việc sử dụng và cung
cấp kháng sinh hợp lý.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH QUẢN LÝ KHÁNG SINH TẠI VIỆT NAM
Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substance)
được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng
ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác. Hiện nay khái niệm kháng sinh được
mở rộng đến cả những chất kháng khuẩn có nguồn gốc tổng hợp như các
sulfonamid và quinolon [5].
1.1.1.Các nguyên tắc sử dụng kháng sinh
Theo Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế năm 2015, kháng sinh chỉ
được sử dụng cho các bệnh lý nhiễm khuẩn và khơng có tác dụng trên các bệnh nhiễm
vi-rút. Việc lựa chọn kháng sinh và liều lượng phụ thuộc vào đặc điểm của bệnh
nhân, vi sinh vật gây bệnh và mức độ nặng của bệnh. Đặc biệt khi điều trị kháng sinh
theo kinh nghiệm, tức là chưa có bằng chứng về vi khuẩn học thì phải ưu tiên lựa
chọn kháng sinh có phổ hẹp nhất trước tiên. Về độ dài đợt điều trị, trừ một vài nhiễm

khuẩn đăc biệt, thì với hầu hết các nhiễm khuẩn nhẹ và vừa kháng sinh phải được
trong khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày, những trường hợp nhiễm khuẩn nặng thì
đợt điều trị kéo dài hơn nhiều. Ngoài ra, tất cả kháng sinh đều có tác dụng khơng
mong muốn (ADR). Mặc dù đa số trường hợp ADR sẽ tự khỏi khi ngừng thuốc nhưng
nhiều trường hợp hậu quả rất trầm trọng, ví dụ khi gặp hội chứng Stevens - Johnson,
Lyell…đặc biệt kháng sinh có thể gây nên sốc phản vệ dẫn đến tử vong [5].
Cũng theo hướng dẫn này, để hạn chế gia tăng kháng kháng sinh cần sử dụng
kháng sinh hợp lý với các nguyên tắc sau: chủ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm
khuẩn, lựa chọ đúng loại kháng sinh, đường dùng, liều lượng, khoảng thời gian điều
trị [5].
1.1.2. Quy định về bán kháng sinh
Kháng sinh là nhóm thuốc có khơng thuộc Danh mục thuốc khơng kê đơn
được ban hành theo Thơng tư 07/2017/TT-BYT, vì thế đây là nhóm thuốc kê đơn,
khi cung cấp bắt buộc phải có đơn của bác sĩ [6]. Ngồi ra, đơn thuốc có giá trị mua,
lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa 05 ngày, kể từ ngày kê đơn thuốc [7]. Khi cung cấp
thuốc và đặc biệt là kháng sinh, người bán lẻ thuốc có trách nhiệm tư vấn thơng tin
cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc
3


bằng lời nói hoặc viết tay đánh máy, in lên bao gói. Đối với những người bệnh cần
thiết phải sử dụng kháng sinh, người bán lẻ thuốc cần tư vấn bệnh nhân đến khám
thầy thuốc chuyên khoa hoặc bác sĩ điều trị thích hợp [8].
1.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH, KHÁNG KHÁNG SINH
1.2.1. Thực trạng sử dụng kháng sinh
Kể từ khi được phát hiện, kháng sinh đã cứu sống hàng triệu mạng sống, nhưng
việc sử dụng kháng sinh không hợp lý đã dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ngày
càng gia tăng [59] và rất có thể trong tương lai chúng ta phải đối mặt với tình trạng
khơng có kháng sinh để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn nghiêm trọng [4]. Hiện nay
việc sử dụng kháng sinh trên thế giới cũng như ở nước ta đã và đang gặp phải những

vấn đề sau:
 Sử dụng kháng sinh không hợp lý
Mặc dù có cảnh báo về lạm dụng, thuốc kháng sinh vẫn được kê đơn nhiều
quá mức trên toàn thế giới [57]. Sử dụng kháng sinh được coi là quá mức nếu kê
đơn kháng sinh khi không cần thiết (để điều trị các bệnh do vi-rút như cảm lạnh, cảm
cúm, điều trị cho các bệnh nhiễm khuẩn nhẹ mà không cần dùng kháng sinh) hoặc
kê đơn các đợt điều trị kéo dài hơn quy định [21]. Các nghiên cứu trên thế giới đã
chỉ ra rằng chỉ định, hoặc thời gian điều trị kháng sinh khơng chính xác trong 30%
đến 50% trường hợp [57]. Theo Viện Hàn Lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kì, Việt
Nam nằm trong 3 nước có tỷ lệ sử dụng kháng sinh tăng mạnh nhất trên thế giới
(Hình 1.1). Nghiên cứu của Karl Llor đã chỉ ra rằng nguy cơ mà lạm dụng kháng sinh
gây ra ngồi kháng kháng sinh cịn làm tăng khả năng mắc các bệnh nặng, kéo dài
thời gian điều trị, tăng khả năng gặp các biến chứng và tăng chi phí điều trị [37].

4


Hình 1.1. Sự thay đổi liều xác định trong ngày (DDD) tại các quốc gia
trên thế giới trong giai đoạn 2000-2015
Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng sinh khơng hợp lý cũng được ghi nhận là sử
dụng kháng sinh dưới mức tối ưu cho các điều kiện đáp ứng, chẳng hạn như lựa chọn
thuốc phổ rộng khi không cần thiết, liều lượng hoặc thời gian sử dụng khơng chính
xác hoặc bệnh nhân không tuân thủ điều trị [52],[21]. Theo nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Văn Kính, phần lớn bệnh nhân ở Việt Nam được sử dụng kháng sinh trong
thời gian ngắn và khơng hồn thành đầy đủ một đợt điều trị [38]. Khi không dùng đủ
liều, vi khuẩn gây bệnh có thể thích ứng với sự hiện diện của thuốc kháng sinh liều
thấp, và cuối cùng tạo thành một quần thể kháng kháng sinh với bất kể liều lượng
nào [59].
 Bán kháng sinh không đơn
Ở nhiều quốc gia, mặc dù bán kháng sinh không đơn là vi phạm pháp luật

nhưng thuốc kháng sinh vẫn khơng được kiểm sốt và có sẵn trên quầy và được cung
cấp cho khách hàng mà khơng cần có đơn của bác sĩ [57]. Việc kiểm sốt thiếu
nghiêm ngặt, kháng sinh có thể dễ dàng tiếp cận, phong phú và giá rẻ đã dẫn đến kết
quả tất yếu là lạm dụng kháng sinh trong cộng đồng [57]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ
ra rằng tại cơ sở bán lẻ thuốc, kháng sinh không đơn thường được bán với thời gian
điều trị ngắn, đa số là một ngày, liều thuốc kháng sinh cũng thường thấp hơn so với
liều tiêu chuẩn [14]. Ngoài ra, người bán lẻ thuốc cung cấp kháng sinh không đơn
cũng làm tăng tỷ lệ sử dụng kháng sinh không hợp lý đặc biệt là dùng để điều trị
những bệnh nhiễm trùng do vi-rút [44]. Vì thế, bán kháng sinh không đơn được coi
là một trong những nguyên nhân gia tăng tình trạng kháng kháng sinh, những quốc
gia có tỷ lệ kháng kháng sinh cao thường có tỷ lệ bán kháng sinh khơng đơn cao [42]
5


Tại Việt Nam, kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nông
thôn) trong tổng doanh thu của nhà thuốc. Điểm đáng chú ý là tỷ lệ bán kháng sinh
khơng có đơn thuốc tại các nhà thuốc/quầy thuốc của nước ta là rất cao, lần lượt là
88% và 91% ở thành thị và nơng thơn [15]. Ngồi ra, dựa trên các cơng trình đã được
cơng bố, Daniel J Morgan đã chỉ ra rằng tỷ lệ sử dụng kháng sinh khơng đơn trong
cộng đồng tại Việt Nam trung bình là 62% [14]. Nhìn chung, Việt Nam hiện là một
trong những nước mua, bán kháng sinh dễ dàng mà không cần đơn của bác sĩ [62].
1.2.2. Thực trạng kháng kháng sinh
Kháng kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn thay đổi đáp ứng với thuốc [58]. Nói
cách khác, vi khuẩn được coi là kháng một kháng sinh nào đó nếu sự phát triển
của nó khơng bị kìm hãm cho dù kháng sinh đó đã được dùng ở nồng độ tối đa mà
bệnh nhân còn dung nạp được [3].
 Kháng kháng sinh đang là vấn đề nghiêm trọng của cộng đồng
Kháng kháng sinh hiện tại đang là một vấn đề quan trọng trên toàn thế giới.
Hệ thống giám sát kháng khuẩn toàn cầu của WHO (GLASS) báo cáo rằng có sự
xuất hiện kháng kháng sinh rộng rãi trên 500 000 người bị nghi ngờ nhiễm khuẩn

ở 22 quốc gia [61]. Các vi khuẩn kháng thuốc được báo cáo phổ biến nhất là
Escherichia

coli,

Klebsiella

pneumoniae,

Staphylococcus

aureus,



Streptococcus pneumoniae, tiếp theo là Salmonella spp [61]. Hiện nay trên thế
giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết các kháng sinh còn gọi là vi
khuẩn đa kháng thuốc [4]. Theo báo cáo, tại Hoa Kì và Châu Âu, số người tử vong
do vi khuẩn đa kháng thuốc mỗi năm lần lượt là 23000 và 25000 người [49]. Trong
khi đó, ở Châu Á, con số này cao gấp trên 3 lần và rơi va khoảng 96000 ca tử vong
mỗi năm [27]. Ước tính đến năm 2050, trên tồn thế giới sẽ có khoảng 10 triệu ca
tử vong do kháng kháng sinh mỗi năm [54].
 Kháng kháng sinh gây khó khăn điều trị của bệnh nhân
Kháng kháng sinh sẽ gây nên sự thiếu hụt kháng sinh dùng trong dự phịng và
điều trị nhiễm khuẩn vì thế các thủ tục y tế như cấy ghép nội tạng, hóa trị ung thư,
quản lý bệnh tiểu đường và các phẫu thuật lớn trở nên rất nguy hiểm [60]. Ngoài ra,
rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kháng kháng sinh còn làm tăng chi phí chăm
sóc sức khỏe và kéo dài thời gian nằm viện[60],[58].
6



 Các yếu tố góp phần vào sự xuất hiện và gia tăng kháng kháng sinh
Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do nhiều yếu tố và xuất phát từ việc sử
dụng kháng sinh không phù hợp, cung cấp kháng sinh không đơn, lạm dụng kháng
sinh trong nông nghiệp, thiếu các kháng sinh mới, và thiếu các quy định nghiêm ngặt
cũng như sự giám sát của cơ quan quản lý [46], [52],[57]. Trong đó, việc sử dụng
kháng sinh không phù hợp là yếu tố quan trọng nhất [5].
1.3. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI BÁN THUỐC VỀ QUẢN LÝ KHÁNG SINH
Người bán thuốc được coi là điểm chốt quan trọng để duy trì các quy định về
sử dụng và cung cấp kháng sinh, hạn chế việc bán kháng sinh không đơn , giải quyết
các vấn đề về thuốc giả, thúc đẩy hơn nữa việc xử lý thuốc cũ, thuốc không sử dụng;
giảm khả năng tự ý sử dụng kháng sinh hoặc dùng chung kháng sinh.....[31]. Nói tóm
lại, vai trị của người bán thuốc được về quản lý sử dụng kháng sinh như sau:
 Tư vấn sử dụng hợp lý kháng sinh có đơn cho bệnh nhân và gia đình họ
Người bán lẻ thuốc là một phần quan trọng của quá trình phân phối thuốc
đúng tiêu chuẩn, vì thế họ có trách nhiệm tư vấn cho bệnh nhân về việc sử dụng
thuốc an toàn, hiệu quả và hợp lý. Việc này bao gồm:
- Khuyên bệnh nhân tuân thủ đúng phác đồ điều trị bao gồm sử dụng đúng
kháng sinh đã được kê đơn với liều lượng và khoảng thời gian điều trị chính xác
[31],[56].
- Tư vấn bệnh nhân về cách phịng ngừa những tác dụng phụ có thể xảy ra khi
sử dụng kháng sinh và việc phải làm khi nó xảy ra [31],[56]
- Tư vấn bệnh nhân những tương tác thuốc - thuốc, thuốc - thức ăn mà họ có
thể gặp phải để phịng ngừa và kiểm sốt [31],[56]
 Giám sát việc cung cấp kháng sinh
Người bán lẻ thuốc là chuyên gia chăm sóc sức khỏe dễ tiếp cận nhất, vì thế
họ thường là đối tượng đầu tiên mà người dân tìm đến để xin lời khuyên về các bệnh
nhiễm trùng và các thuốc không kê đơn để làm giảm các triệu chứng bệnh của họ
[51]. Người bán thuốc đã được đào tạo về các triệu chứng, sinh lý bệnh của nhiễm
khuẩn và các tình huống địi hỏi phải thuyết phục bệnh nhân đi khám bác sĩ để chẩn

đoán, điều trị hoặc hỗ trợ thêm [56] cũng như tư vấn cho bệnh nhân về các bệnh
thông thường như nhiễm vi-rút, cảm lạnh, cúm (nguyên nhân, triệu chứng, khoảng
7


thời gian, mùa dịch) và sự vơ ích của kháng sinh trên những bệnh này [51],[56] . Vì
vậy, là một phần của nhóm chăm sóc sức khỏe ban đầu, các người bán thuốc có vị
trí lý tưởng để giảm gánh nặng cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác (bác sĩ)
và giảm việc tiêu thụ kháng sinh không đơn.
 Giữ liên lạc và hỏi ý kiến người kê đơn
Trong một số trường hợp, người bán thuốc cần liên lạc với người kê đơn để
chắc chắn rằng họ cung cấp đúng kháng sinh cho người thật sự cần chúng [43].Ngoài
ra, dược sĩ cộng đồng cũng có thể trao đổi với bác sĩ để thúc đẩy tuân thủ các hướng
dẫn điều trị, kê đơn hợp lý, đưa ra phác đồ điều trị tối ưu [56].
 Khác
Bên cạnh những vai trị chính trên, người bán thuốc cịn có một số vai trị khác
như sau:
- Loại bỏ cá thuốc cũ/ không sử dụng: Việc này sẽ ngăn ngừa việc tái sử dụng
kháng sinh hoặc sử dụng kháng sinh ở những người không được kê đơn ban đầu [56].
- Tư vấn và giáo dục người dân về các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn
(rửa tay, ...) và các bệnh thơng thường(tiêm vaccin phịng cúm mỗi năm,....) [56].
- Tham gia vào các chiến dịch giáo dục và nâng cao sức khỏe, chống thuốc
kháng sinh giả [56]
1.4. TỔNG HỢP MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ KIẾN
THỨC, THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI BÁN THUỐC VỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH
VÀ KHÁNG KHÁNG SINH
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu khảo sát về kiến thức, thái độ của người bán
thuốc về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh. Chúng tơi tìm kiếm trên
pubmed/medlines theo các từ khóa và từ đồng nghĩa: “knowledge”, “attitude”,
“antibiotic resistance”, “antibiotic”, “community pharmacies”.... để tìm hiểu về

những nội dung liên quan đến kiến thức - thái độ của người bán lẻ thuốc về kháng
sinh, sử dụng kháng sinh, kháng kháng sinh đã được thực hiện trên thế giới.
1.4.1. Kiến thức của người bán lẻ thuốc về sử dụng kháng sinh và kháng
kháng sinh
Về cách thức xây dựng bộ câu hỏi khảo sát trong các nghiên cứu về kiến thức
- thái độ về kháng sinh trên thế giới tương đối đa dạng. Một số nghiên cứu thực hiện
tổng quan tài liệu liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu để làm cơ sở xây dựng bộ
8


cơng cụ [18],[26],[55]. Trong khi đó, một số nghiên cứu đã kết hợp tổng quan tài liệu
với nghiên cứu định tính để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu [17], [29]. Hầu
hết các nghiên cứu sau đó đều xin ý kiến chun gia để hồn thiện bộ cơng cụ và
được thử nghiệm trên một số mẫu có đặc điểm tương đồng với đối tượng của nghiên
cứu [26], [29],[18],[55] .
Về nội dung các câu hỏi kiến thức, chủ yếu tập trung các nội dung kiến thức
về nguyên tắc sử dụng kháng sinh, quy định bán kháng sinh và kháng kháng sinh cụ
thể như sau:
Bảng 1.1. Kiến thức của người bán lẻ thuốc về sử dụng kháng sinh và
kháng kháng sinh trong các nghiên cứu trên thế giới
STT

Nội dung

Tỷ lệ trả lời
đúng
1.1. Kiến thức của người bán thuốc về nguyên tắc sử dụng kháng sinh
84.5 % [26]
1
Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn

2

Kháng sinh có tác dụng diệt hoặc kìm hãm vi-rút
31.9 % [26]
Sử dụng kháng sinh giúp triệu chứng sốt cảm cúm, ho
10.4% [25]
3
được chữa khỏi nhanh hơn
6
Sử dụng kháng sinh có thể gây dị ứng, dẫn đến tử vong 69.6-72.5% [48]
1.2. Kiến thức của người bán thuốc về quy định bán kháng sinh
Kháng sinh là loại thuốc kê đơn (khi bán lẻ phải có
48% [42]
7
đơn của bác sĩ)
Người bán thuốc có thể bị phạt khi bán kháng sinh
22.2% [42]
8
khơng có đơn
Khi khách hàng cần thiết phải điều trị kháng sinh, nên
93.7 % [42]
9
khuyên /thuyết phục khách hàng đi khám bác sĩ để có
99% [33]
đơn thuốc
1.3 Kiến thức của người bán thuốc về kháng kháng sinh
Kháng kháng sinh có nghĩa là vi khuẩn khơng bị tiêu
64.8% [22]
10
diệt bởi kháng sinh

Kháng kháng sinh đang là vấn đề nghiêm trọng trong
88.4% [42]
11
cộng đồng
87.1% [19]
Nếu kháng sinh sử dụng không đủ thời gian điều trị, vi
92% [28]
12
khuẩn trở nên kháng kháng sinh hơn
25.8% [25]
Người bán thuốc bán kháng sinh không có đơn là nhân
85.2 % [42]
13
tố góp phần gia tăng kháng kháng sinh
 Kiến thức của người bán thuốc về nguyên tắc sử dụng kháng sinh
Tại một số quốc gia người bán thuốc có vẫn nhầm lẫn về tác dụng của kháng
sinh, cho rằng kháng sinh có khả năng diệt/kìm hãm vi-rút [26],[25],[20]. Điều này
9


có thể dẫn đến lạm dụng kháng sinh trong thực hành. Cụ thể, chỉ có 84,5% dược sĩ
cộng đồng tại Punjab, Pakistan cho rằng kháng sinh được chỉ định cho các bệnh lý
nhiễm khuẩn và 39,1% dược sĩ cộng đồng tham gia nghiên cứu đồng ý/ đồng ý rằng
kháng sinh có hiệu quả trong các trường hợp nhiễm vi-rút [26], 10,4% người bán
thuốc tại Greater Cario, Ai Cập cho rằng kháng sinh là lựa chọn hàng đầu để điều trị
bệnh cảm lạnh thơng thường và đau họng [25]. Thậm chí tại Mynya, Ấn Độ (2014),
81% dược sĩ tham gia trả lời đồng ý cung cấp kháng sinh cho các triệu chứng cảm
lạnh thông thường [20]. Tương tự, nghiên cứu nghiên cứu cắt ngang đã được tiến
hành ở Anh từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015 cũng đã kết luận rằng cảm
lạnh, cảm cúm là điều kiện chính để người bệnh đến mua kháng sinh không đơn tại

nhà thuốc [35].
 Kiến thức của người bán lẻ thuốc về quy định bán kháng sinh
Năm 2016, một nghiên cứu ở Makah Ả râp Saudi về kiến thức- thái độ thực
hành của dược sĩ cộng đồng về việc phân phối kháng sinh không đơn đã được tiến
hành [42]. Kết quả chỉ ra rằng có 70,5% người tham gia khơng nhận thức được rằng
việc bán kháng sinh mà khơng có đơn của bác sĩ là bất hợp pháp [42]. Hầu hết trong
số họ trả lời đúng rằng phân phối kháng sinh không đơn sẽ góp phần vào việc sử
dụng thuốc khơng hợp lý và sự gia tăng của kháng kháng sinh [42]. Điều tích cực là
78,3% người bán thuốc tham gia nghĩ rằng họ nên dừng việc bán kháng sinh không
đơn và 93,7% cho rằng họ sẽ khuyến khích bệnh nhân của mình đến khám bác sĩ và
lấy đơn thuốc [42].
 Kiến thức của người bán lẻ thuốc về kháng kháng sinh
Về ảnh hưởng của kháng kháng sinh đối với sức khỏe cộng đồng, 88,4% người
tham gia trong một nghiên cứu tại Ả Rập Saudi cũng cho rằng kháng kháng sinh
đang là một vấn đề nghiêm trọng của cộng đồng [42], tỷ lệ này trong một nghiên cứu
của Brazin là 87,1% [19], Syria là 89,6% [28].
Về các nguyên nhân góp phần làm gia tăng kháng kháng sinh, nghiên cứu của
nhóm tác giả tại Brazin năm 2014 đã chỉ ra rằng, các dược sĩ đặc biệt là người bán
thuốc ở Brazin cho rằng việc sử dụng kháng sinh mà khơng có đơn thuốc của bác sĩ
là yếu tố quan trọng nhất [19]. Trong khi đó, nghiên cứu tại Ai Cập cũng cho kết
quả rằng 81,8% dược sĩ cộng đồng tham gia nghiên cứu đồng ý rằng việc bán kháng
10


sinh không đơn sẽ dẫn đến lựa chọn thuốc và liều dùng không phù hợp [25]. Tương
tự, 85,2 % người bán thuốc tại Makkah, Ả Rập Saudi cũng cho rằng kháng sinh
khơng đơn là ngun nhân quan trọng góp phần vào sự phát triển của kháng kháng
sinh [42]. Cũng với mục đích tương tự, nghiên cứu của một nhóm tác giả tại Syria
đã cho thấy kết quả rằng đối với người bán thuốc yếu tố quan trọng nhất góp phần
vào sự gia tăng kháng kháng sinh là sử dụng kháng sinh không đủ liều ( 92%), thường

xuyên kê đơn kháng sinh phổ rộng (81%), và kê đơn kháng sinh cho các bệnh nhiễm
vi-rút (73%) [28].
 Cách đánh giá kiến thức
Các câu hỏi về kiến thức thường được đưa ra dưới dạng câu hỏi đóng với 3
câu trả lời là đúng/sai/khơng biết [19], [25], [28], [25] hoặc là các câu hỏi theo thang
Likerk 5 điểm (rất đồng ý/ đồng ý/ trung lập/ không đồng ý/ rất không đồng ý) [26].
Cách phân loại mức độ kiến thức của người tham gia ở các nghiên cứu trên thế giới
là rất đa dạng. Ví dụ như, bộ công cụ của một nghiên cứu tai Brazin gồm 8 câu hỏi
để đánh giá kiến thức của dược sĩ về sử dụng kháng sinh; người tham gia được chia
thành 4 nhóm theo nguồn cung cấp thơng tin về kháng kháng sinh và mỗi nhóm sẽ
được tính điểm kiến thức trung bình [19]. Tương tự, một nghiên cứu khác tại Ả Rập
Saudi cũng chỉ đưa ra phần trăm số người trả lời đúng với từng câu hỏi [42].
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã áp dụng phương pháp chia khoảng điểm
để đánh giá mức độ kiến thức của người tham gia là tốt, trung bình hay kém. Cụ thể,
Mohamed đã thiết kế một bộ công cụ gồm 9 câu hỏi về kiến thức tương đương với
9 điểm. Kiến thức của người tham gia được đáng giá là tốt, trung bình, kém nếu họ
đạt được số điểm tương ứng là: từ 8 đến 9, từ 5 đến 7 và dưới 5 điểm [25]. Tương tự,
một đề tài tại Thái Lan cũng đã xếp những người tham gia đạt dưới 50% tổng số
điểm sẽ được coi là có kiến thức khơng tốt; trong khi đó một nghiên cứu khác tại
Syria cũng chọn điểm cắt kiến thức là 50% và 70% tổng số điểm [55].
1.4.2. Thái độ của người bán lẻ thuốc về sử dụng kháng sinh và kháng
kháng sinh
 Thái độ của người bán lẻ thuốc về thực trạng sử dụng kháng sinh
Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy một tín hiệu một tín hiệu tích cực rằng
các dược sĩ nói chung và người bán thuốc nói riêng có nhận thức đúng đắn về tầm
11


quan trọng và tình trạng ngày càng xấu đi của kháng kháng sinh. Nghiên cứu tai Ả
Rập Saudi đã chỉ ra rằng gần một nửa ( 45,8%) người bán thuốc cho rằng họ có kiến

thức tốt về sử dụng kháng sinh, và đây được coi là một trong những nguyên nhân
dẫn đến hành vi bán kháng sinh không đơn của họ [42]. Đáng chú ý là, trong một
nghiên cứu tại Tasamina, đã có tới 97,1% người bán lẻ thuốc tham gia đồng ý/ đồng
ý mạnh mẽ rằng họ đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý kháng sinh [33].
Bên cạnh đó, chỉ có 61% người bán thuốc tại Ấn Độ coi việc tư vấn, cung cấp lời
khuyên cho bệnh nhân cũng như khách hàng về sử dụng thuốc [36].
 Thái độ của người bán lẻ thuốc về thực trạng bán kháng sinh không đơn
Phần lớn dược sĩ cộng đồng tham gia các nghiên cứu đều cho rằng bán kháng
sinh không đơn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng [18], [17],
[42]. Trong khi đó, tại Ai Cập, hầu hết (90%) đồng ý rằng kháng sinh đang được kê
đơn và phân phối nhiều quá mức tại các nhà thuốc/ quầy thuốc [25]. 78,3% người
bán thuốc tại Ả Rập Saudi đồng ý rằng họ nên dừng việc bán kháng sinh không đơn
[42].
 Cách thức đánh giá thái độ
Để đánh giá thái độ của người tham gia về sử dụng kháng sinh và kháng kháng
sinh, các nghiên cứu thường sử dụng câu hỏi theo thang Likert với 5 sự lựa chọn: rất
không đồng ý/ không đồng ý/ đồng ý một phần/ đồng ý/ rất đồng ý [27],[26],[55].
Cách phân loại thái độ của người tham gia trong cá nghiên cứu cũng khá đa dạng.
Nếu như nghiên cứu của Khan tại Malaisya đánh giá thái độ của người bán thuốc
bằng trung vị của từng câu hỏi [27] thì bộ cơng cụ tại Punjab Pakistan tính trung vị
của cả 8 câu hỏi và chia thành các khoảng: 0,5-1, 1,5-2, 2,5-3, 3,5-4, 4,5-5 tương ứng
với thái độ rất kém, kém, có thể chấp nhận được, tốt và rất tốt [26]. Cách khác bộ
công cụ của một nghiên cứu tại Thái Lan cũng sử dụng 8 câu hỏi theo thang Likerk
với các câu trả lời được mã hóa 1: rất khơng đồng ý, 2: không đồng ý, 3: đồng ý một
phần, 4: đồng ý, 5: rất đồng ý. Tổng điểm sẽ dao động từ 8 đến 40, những người
tham gia có tổng điểm < 24 được coi là có thái độ tốt, những người tham gia có tổng
điểm >24 được coi là có thái độ kém[55].

12



1.4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của người bán
thuốc về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh
Các nghiên cứu trên thế giới đã tiến hành tìm hiểu các yếu tố liên quan đến
kiến thức và thái độ của người bán thuốc về việc sử dụng kháng sinh và kháng kháng
sinh.Các yếu tố liên quan cụ thể như sau:
 Đặc điểm nhân khẩu học của người bán thuốc
Theo nghiên cứu của Mumhamad (năm 2018) người bán thuốc nam có kiến
thức tốt hơn người bán thuốc nữa [26]. Trong khi đó, các nghiên cứu tại Syria [28],
Malaisia [27], Ehopia [53], khơng tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhận
thức của người bán thuốc thuộc 2 giới tính khác nhau.
Về độ tuổi của người bán thuốc, nghiên cứu tại Pakistan đã chứng minh rằng
đây là một yếu tố liên quan đến kiến thức của người bán lẻ thuốc về sử dụng kháng
sinh , trong đó những người dưới 30 tuổi được đánh giá có kiến thức kém nhất và
nhóm người tham gia từ 30 đến 40 tuổi có kiến thức tốt nhất [26]. Trong khi đó
nghiên cứu tại Syria lại đưa ra kết quả rằng độ tuổi của người bán thuốc liên quan
mật thiết với thái độ của họ về kháng kháng sinh. Cụ thể, những người bán thuốc tại
Syria có tuổi càng cao thì thái độ về kháng sinh và kháng kháng sinh càng tốt, những
người tham gia thuốc nhóm trên 50 tuổi có thái độ tốt nhất [28].
Mối quan hệ về trình độ chun mơn với kiến thức-thái độ của người tham gia
cũng đã được tìm thấy trong một số nghiên cứu. Cụ thể, người bán thuốc có bằng
thạc sĩ tại Malaisya có nhận thức về quản lý kháng sinh tốt hơn những người có bằng
đại học [27]. Kết quả này cũng tương tự kết quả tại Ethopia [53].
Bên cạnh đó, số năm kinh nghiệm làm việc tại nhà thuốc, quầy thuốc cũng là
yếu tố được nhiều nghiên cứu tiến hành khảo sát. Đáng chú ý là, nghiên cứu tại
Pakistan, người bán thuốc có trên 10 năm kinh nghiệm là nhóm có kiến thức về kháng
sinh kém nhất, trong khi đó, nhóm từ 5 đên 9 năm kinh nghiệm lại có kiến thức tốt
nhất [26]. Nghiên cứu tại Ethopia cũng chỉ ra rằng dược sĩ cộng đồng có trên 5 năm
kinh nghiệm có nhận thức về quản lý kháng sinh tốt hơn đáng kể so với nhóm cịn
lại [53].


13


Như vậy, tổng quan các nghiên cứu cho thấy các yếu tố đặc điểm nhân khẩu
học có liên quan kiến thức về kháng sinh, kháng kháng sinh là tuổi, giới, số năm kinh
nghiệm, trình độ chun mơn của người bán thuốc.
 Đặc điểm của cơ sở bán lẻ thuốc
Một số nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát mối liên quan giữa địa bàn nhà
thuốc/ quầy thuốc với kiến thức thái độ của người bán lẻ. Tại Syria, tình hình kinh tế
xã hội tại nơi đặt hiệu thuốc có mối liên quan chặt chẽ tới thái độ của người bán thuốc
về kháng sinh, kháng kháng sinh. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê về kiến thức giữa các nhóm này [28].
1.5. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sử dụng kháng sinh không hợp lý và kháng kháng sinh hiện đang gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Mặc dù trên thế giới đã có nhiều
nghiên cứu về kiến thức - thái độ của người bán lẻ thuốc về sử dụng kháng sinh và
kháng kháng sinh, tuy nhiên tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến
vấn đề này. Vì thể, nhằm mô tả thực trạng và những yếu tố liên quan đến kiến thức thái độ của người bán lẻ thuốc về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại Việt
Nam, nghiên cứu “ Khảo sát thực trạng kiến thức, thái độ của người bán lẻ thuốc
về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại một số tỉnh”được thực hiện.

14


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu
Người bán lẻ thuốc tại các nhà thuốc, quầy thuốc đang hoạt động tại 4 thành
phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn 4 thành phố
trực thuộc trung ương: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
 Thời gian nghiên cứu
Thời điểm nghiên cứu là 2-6/2019, thời điểm khảo sát tại các địa phương cụ
thể là: Hà Nội, Cần Thơ vào tháng 9-10/2017; Thành phố Hồ chí Minh, Đà Nẵng vào
tháng 3-4/2018.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm khảo sát thực trạng kiến thức, thái độ của
người bán lẻ thuốc về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh. Tiến trình nghiên
cứu như sau:

Hình 2.1: Sơ đồ tiến trình tiến hành nghiên cứu
15


2.2.2. Biến số nghiên cứu
Các biến số nghiên cứu được trình bày ở phụ lục 4
2.2.3. Mẫu nghiên cứu
2.2.3.1. Lựa chọn mẫu nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn:
Người bán lẻ thuốc tại các nhà thuốc/ quầy thuốc đang hoạt động tại thời điểm
khảo sát.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Người bán lẻ thuốc không đồng ý tham gia khảo sát
- Sinh viên đang thực tập tại nhà thuốc/quầy thuốc
2.2.3.2. Cỡ mẫu
Tại mỗi địa phương lựa chọn ngẫu nhiên 20 nhà thuốc, 20 quầy thuốc theo
danh sách của Sở Y tế địa phương. Mỗi nhà thuốc/ quầy thuốc khảo sát 01 người bán

lẻ thuốc. Tổng số cơ sở bán lẻ thuốc khảo sát là 160 tương ứng với 160 người bán lẻ
thuốc tham gia khảo sát.
2.2.3.3 Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Đặc điểm cơ sở bán lẻ thuốc và người bán thuốc tham gia khảo sát trình bày
tại Bảng 2.2.
Phần lớn người bán lẻ thuốc là nữ giới chiếm 80,5% số người tham gia nghiên
cứu. Có 42,1% người bán thuốc dưới 30 tuổi và 47,6% người bán thuốc có dưới 3
năm kinh nghiệm. Hầu hết đối tượng tham gia nghiên cứu tốt nghiệp cao đẳng dược
và trung cấp dược (82,2%), chỉ có 15,8% người bán thuốc có bằng đại học dược, và
1 trong tổng số 160 người bán thuốc tham gia có bằng sau đại học. Cùng với đó,
58,7% người bán thuốc là nhân viên bán hàng, chỉ có 33,5% là người phụ trách
chun mơn, một số người tham gia trả lời rằng họ là chủ đầu tư. Ngoài ra, phần lớn
người bán thuốc tốt nghiệp trường cơng lập (68,6%), chỉ có 31,4% tốt nghiệp các
trường dân lập.

16


Bảng 2.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Nội dung
Tần số (n)
Đặc điểm người bán lẻ thuốc tham gia khảo sát
Giới tính (n=159)
Nam
31
Nữ
128
Tuổi (n=152)
Dưới 30 tuổi
64

Từ 31 đến 40 tuổi
45
Từ 41 đến 50 tuổi
28
Từ 50 tuổi trở lên
15

Tỷ lệ (%)

19,5
80,5
42,1
29,6
18,4
9,9

Kinh nghiệm làm việc tại cơ sở bán lẻ (n=147)

Dưới 3 năm
47,6
70
Từ 3 đến 10 năm
42
28,6
Trên 10 năm
35
23,8
Trình độ chun mơn (n=155)
Đại học trở lên
25

16,1
Cao đẳng và trung cấp
83,9
130
Vị trí làm việc (n=155)
Người phụ trách chuyên môn
52
33,5
Nhân viên
58,7
91
Khác
12
7,7
Cơ sở đào tạo đã tốt nghiệp (n=102)
Trường cơng lập
68,4
70
Trường dân lập
32
31,4
Trung bình thời gian làm việc 1 ngày tại
nhà thuốc/quầy thuốc (n=153)
Dưới 8 giờ
9
5,9
Từ 8 giờ trở lên
44
94,1
Đặc điểm cơ sở bán lẻ thuốc khảo sát

Loại hình cơ sở (n=160)
Nhà thuốc
100
62,5
Quầy thuốc
60
37,5
Số lượng nhân viên (n=136)
từ 3 nhân viên trở xuống
119
87,5
nhiều hơn 3 nhân viên
17
12,5
Liên quan đến đặc điểm cơ sở bán lẻ thuốc khảo sát, có 62,5% cơ sở là nhà
thuốc và 37,5% là quầy thuốc. Bên cạnh đó, tỷ lê số cơ sở có từ 3 nhân viên trở xuống
là 87,5%, chiếm đa số. Chỉ có 12,5% cơ sở có nhiều hơn 3 nhân viên.
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.4.1. Công cụ thu thập số liệu
17


Phiếu câu hỏi tự điền điều tra kiến thức, thái độ của người bán lẻ thuốc về
kháng sinh, kháng kháng sinh (Phụ lục 2).
 Xây dựng bộ câu hỏi khảo sát:
Bộ công cụ được thực hiện bởi các thành viên trong nhóm nghiên cứu dựa
trên q trình tổng quan tài liệu các nghiên cứu, các tài liệu hướng dẫn hiện hành,
các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kiến thức, thái độ của người bán lẻ
thuốc về kháng sinh và kháng kháng sinh.
Cụ thể cấu trúc bộ câu hỏi gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung chính và

phần kết thúc. Trong đó, các câu hỏi được thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng một lựa
chọn, câu hỏi đóng nhiều lựa chọn, câu hỏi mở, câu hỏi theo thang 5-likert, câu hỏi
hỗn hợp. Trong đó có 18 câu hỏi tính điểm kiến thức, 9 câu hỏi tính điểm thái độ. Bộ
câu hỏi gồm các phần chính như sau:
Bảng 2.3. Cấu trúc bộ câu hỏi
Cấu
trúc
Mở đầu

Nội dung

Số
lượng

Dạng câu hỏi

Tài liệu
tham
khảo

Giới thiệu về nghiên cứu và cam kết bảo mật thơng tin.
Câu hỏi phân loại các hoạt
1
Câu hỏi đóng nhiều
chất kháng sinh
lựa chọn
Kiến thức về nguyên tắc sử
6
[28],[36],
dụng kháng sinh

[40], [49]
Câu hỏi đóng 1 lựa
Kiến thức về một số lưu ý
3
[2]
Kiến
chọn và nhiều lựa
sử dụng kháng sinh
thức
chọn
Kiến thức về quy định bán
4
[43]
kháng sinh
Kiến thức về kháng kháng
5
[11],[15],
sinh
[36],[43]
Nguồn thông tin cung cấp
Câu hỏi nhiều lựa
kiến thức
5
chọn, câu hỏi một
lựa chọn
Thái độ về thực trạng sử
6
dụng kháng sinh hiện nay
Câu hỏi theo thang
5-likert

Thái độ Thái độ về thực trạng bán
3
[43]
kháng sinh không đơn tại
các cơ sở bán lẻ thuốc
Đặc điểm nhân khẩu học của người tham gia: giới tính, năm sinh, số
Thơng
năm kinh nghiệm, trình độ chun mơn, cơ sở đào tào đã tốt nghiệp,
tin
loại hình kinh doanh, số lượng nhân viên
chung
Kết thúc Cảm ơn
18


×