Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

XÂY DỰNG một số CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG của cốm THUỐC kỷ cúc địa HOÀNG KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 78 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ KHÁNH HUYỀN

XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU
CHẤT LƯỢNG CỦA CỐM THUỐC
KỶ CÚC ĐỊA HOÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ KHÁNH HUYỀN
Mã sinh viên: 1401281

XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU
CHẤT LƯỢNG CỦA CỐM THUỐC
KỶ CÚC ĐỊA HOÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
PGS.TS. Bùi Hồng Cường
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược học cổ truyền

HÀ NỘI – 2019



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ nhiệt tình từ thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến
PGS.TS. Bùi Hồng Cường - người thầy luôn nhiệt tình dạy dỗ, định hướng, tạo mọi
điều kiện tốt nhất và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa luận
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn chị Bùi Thị Duyên, học viên cao học khóa 22,
Trường Đại học Dược Hà Nội đã chia sẻ, giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong thời gian
nghiên cứu và thực hiện khóa luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn DS. Đỗ Trung Hiếu và Công ty cổ phần thương mại
dược phẩm Quốc tế WINSACOM, DS. Trần Văn Cương và Công ty cổ phần dược
phẩm VCP đã cung cấp mẫu cốm thuốc, chất chuẩn và hỗ trợ kinh phí giúp chúng tôi
thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô giáo, các chị kỹ thuật viên, cán bộ
đang công tác tại Bộ môn Dược học cổ truyền đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình
thực hiện khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, phòng đào tạo Đại học cùng
toàn thể các Thầy Cô giáo Trường Đại học Dược Hà Nội đã luôn tận tình dạy dỗ và
chỉ bảo tôi trong suốt 5 năm học qua.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên
và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập của mình.
Do thời gian làm thực nghiệm cũng như kiến thức của bản thân còn hạn chế, nên
khóa luận này còn có những điểm thiếu xót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các
thầy cô, bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2019
Sinh viên
Đặng Thị Khánh Huyền



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...................................................................................... 2
1.1. Phương thuốc Kỷ cúc địa hoàng ..................................................................... 2
1.1.1. Xuất xứ ....................................................................................................... 2
1.1.2. Thành phần.................................................................................................. 2
1.1.3. Công năng, chủ trị của phương thuốc .......................................................... 2
1.1.4. Giải thích phương thuốc .............................................................................. 2
1.1.5. Định tính, định lượng .................................................................................. 3
1.2. Thông tin cơ bản về các vị thuốc ..................................................................... 3
1.2.1. Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata) .................................. 3
1.2.2. Hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae persimilis) .................................................. 4
1.2.3. Sơn thù (Fructus Corni officinalis) .............................................................. 5
1.2.4. Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae) ................................................ 6
1.2.5. Bạch linh (Poria) ......................................................................................... 8
1.2.6. Trạch tả (Rhizoma Alisma plantago) ........................................................... 9
1.2.7. Câu kỷ tử (Fructus Lycii) ........................................................................... 10
1.2.8. Cúc hoa vàng (Flos Chrysanthemi indici) .................................................. 11
1.3. Các yêu cầu chung của thuốc cốm ................................................................ 12
1.4. Tổng quan về SKLM hiệu năng cao và sắc ký lỏng hiệu năng cao .............. 13
1.4.1. Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC) .................................................. 13
1.4.2. Sắc ký lỏng hiệu năng cao.......................................................................... 14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 14
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị ................................................................................. 14

2.1.1. Cốm .......................................................................................................... 14
2.1.2. Dược liệu chuẩn ........................................................................................ 14
2.1.3. Thiết bị, máy móc ...................................................................................... 14


2.1.4. Hóa chất, chất chuẩn.................................................................................. 15
2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 15
2.2.1. Nghiên cứu định tính một số thành phần hóa học của cốm bài thuốc và các
vị thuốc ............................................................................................................... 15
2.2.2. Định lượng loganin trong cốm bài thuốc bằng HPLC ................................ 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 15
2.3.1. Định tính một số thành phần hóa học của cốm bài thuốc và các vị thuốc ... 15
2.3.2. Định lượng loganin trong cốm bài thuốc bằng HPLC ................................ 16
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ..................................................... 17
3.1. Định tính một số thành phần hóa học của cốm bài thuốc và các vị thuốc .. 17
3.1.1. Định tính một số nhóm chất chính trong mẫu nghiên cứu bằng phản ứng hóa
học

............................................................................................................... 17

3.1.2. Định tính so sánh cốm bài thuốc, dược liệu chuẩn và chất chuẩn bằng sắc ký
lớp mỏng ............................................................................................................. 19
3.2. Xác định hàm ẩm cốm bài thuốc ................................................................... 34
3.3. Định lượng loganin trong cốm bài thuốc bằng HPLC ................................. 34
3.3.1. Xây dựng đường chuẩn.............................................................................. 34
3.3.2. Định lượng loganin trong cốm bài thuốc .................................................... 35
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 37
4.1. Định tính một số thành phần hóa học của cốm bài thuốc và các vị thuốc .. 37
4.2. Định lượng loganin trong cốm bài thuốc bằng HPLC ................................. 39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACN

Acetonitrile

BL

Bạch linh

BT

Bài thuốc

CH

Cúc hoa vàng

CKT

Câu kỷ tử

DB

Mẫu đơn bì


DC

Dịch chiết

DĐVN

Dược điển Việt Nam

DĐTQ

Dược điển Trung Quốc

EtOAc

Ethyl acetat

EtOH

Ethanol

HS

Hoài sơn

HPLC

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

HPTLC


Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao

MeOH

Methanol

MNC

Mẫu nghiên cứu



Phản ứng

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

ST

Sơn thù

TD

Thục địa

TLC

Sắc ký lớp mỏng


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TrT

Trạch tả

TT

Thuốc thử


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số phương pháp định tính bằng sắc ký lớp mỏng . ................................ 3
Bảng 2.1. Công thức cốm thuốc Kỷ cúc địa hoàng. .................................................... 14
Bảng 3.1. Kết quả định tính thành phần hóa học trong cốm bài thuốc và cốm thành phần
.................................................................................................................................. 17
Bảng 3.2. Kết quả SKLM định tính dịch chiết methanol từ cốm bài thuốc và TD chuẩn
ở bước sóng 254 nm................................................................................................... 21
Bảng 3.3. Kết quả SKLM định tính dịch chiết cloroform từ cốm bài thuốc và HS chuẩn
ở bước sóng 254 nm................................................................................................... 22
Bảng 3.4. Kết quả SKLM định tính dịch chiết methanol từ cốm bài thuốc và DB chuẩn
ở bước sóng 254 nm................................................................................................... 24
Bảng 3.5. Kết quả SKLM định tính dịch chiết methanol từ cốm bài thuốc và TrT chuẩn
ở bước sóng 254 nm................................................................................................... 26
Bảng 3.6. Kết quả SKLM định tính dịch chiết methanol từ cốm bài thuốc và CKT chuẩn
ở bước sóng 254 nm................................................................................................... 27
Bảng 3.7. Kết quả SKLM định tính dịch chiết methanol từ cốm bài thuốc và BL chuẩn
ở bước sóng 254 nm................................................................................................... 29

Bảng 3.8. Kết quả SKLM định tính dịch chiết methanol từ cốm bài thuốc và CH chuẩn
ở bước sóng 254 nm................................................................................................... 31
Bảng 3.9. Kết quả SKLM định tính dịch chiết methanol từ cốm bài thuốc, ST chuẩn và
loganin ở ánh sáng trắng sau khi phun thuốc thử. ....................................................... 33
Bảng 3.10. Kết quả xác định hàm ẩm của cốm bài thuốc............................................ 33
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính .......................................................... 34
Bảng 3.12. Kết quả định lượng loganin trong cốm bài thuốc ...................................... 36
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu đề xuất trong tiêu chuẩn kỹ thuật của cốm bài thuốc Kỷ cúc
địa hoàng ................................................................................................................... 38


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1. Sắc ký đồ định tính dịch chiết methanol từ cốm bài thuốc và TD chuẩn ở bước
sóng 254 nm. ............................................................................................................. 21
Hình 3.2. Sắc ký đồ định tính dịch chiết cloroform từ cốm bài thuốc và HS chuẩn ở bước
sóng 254 nm. ............................................................................................................. 22
Hình 3.3. Sắc ký đồ định tính dịch chiết methanol từ cốm bài thuốc và DB chuẩn ở bước
sóng 254 nm. ............................................................................................................. 24
Hình 3.4. Sắc ký đồ định tính dịch chiết methanol từ cốm bài thuốc và TrT chuẩn ở bước
sóng 254 nm. ............................................................................................................. 26
Hình 3.5. Sắc ký đồ định tính dịch chiết methanol từ cốm bài thuốc và CKT chuẩn ở
bước sóng 254 nm...................................................................................................... 27
Hình 3.6. Sắc ký đồ định tính dịch chiết methanol từ cốm bài thuốc và BL chuẩn ở bước
sóng 254 nm. ............................................................................................................. 29
Hình 3.7. Sắc ký đồ định tính dịch chiết methanol từ cốm bài thuốc và CH chuẩn ở bước
sóng 254 nm. ............................................................................................................. 31
Hình 3.8. Sắc ký đồ định tính dịch chiết methanol từ cốm bài thuốc, ST chuẩn và loganin
ở ánh sáng trắng sau khi phun thuốc thử. ................................................................... 33
Hình 3.9. Đường chuẩn và phương trình hồi quy tuyến tính của loganin .................... 34
Hình 3.10. Sắc ký đồ HPLC của mẫu chuẩn loganin và các mẫu thử cốm bài thuốc. .. 35



ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bệnh lý về mắt ngày càng phổ biến ở mọi đối tượng như: đau mắt đỏ, khô mắt,
hoa mắt, chảy nước mắt,… ảnh hưởng đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống
của người bệnh. Đặc biệt, môi trường ngày càng bị ô nhiễm như bụi, sinh hoạt không
hợp lý … nên những rối loạn về thị lực và bệnh lý của mắt có xu hướng xảy ra sớm hơn.
Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc tân dược để điều trị và phòng các bệnh lý
về mắt. Các sản phẩm này có thể có tác dụng nhanh nhưng nó cũng kèm theo nhiều tác
dụng phụ. Do đó, người ta muốn sử dụng những bài thuốc cổ truyền từ những dược liệu
tự nhiên thân thiện với sức khỏe, ít tác dụng không mong muốn so với thuốc tân dược
để điều trị các bệnh nói chung và bệnh về mắt nói riêng. Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng
gồm 8 vị Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Mẫu đơn bì, Câu kỷ tử, Trạch tả, Cúc hoa vàng,
Bạch linh có tác dụng tư thận dưỡng can, ích tinh sáng mắt được dùng để điều trị cho
bệnh nhân can thận âm hư, từ đó điều trị các bệnh về mắt. Trong phương thuốc Kỷ cúc
địa hoàng, Thục địa là quân dược, Sơn thù là vị thần, trong đó loganin là glycoside
iridoid chính trong Sơn thù, được lựa chọn làm marker định lượng hàm lượng hoạt chất
trong bài thuốc. Phương pháp sử dụng thông thường nhất của bài thuốc là phương pháp
sắc truyền thống, tuy nhiên, cách sử dụng này tốn nhiều thời gian và phải sử dụng ngay
trong thời gian ngắn. Vì thế, việc nghiên cứu để đưa ra một cách sử dụng dễ dàng và
thuận tiện hơn mà vẫn phát huy tốt tác dụng của bài thuốc là cần thiết. Cốm thuốc là
một dạng bào chế dễ sử dụng và sử dụng được trên cả bệnh nhân không dùng được thuốc
dạng viên.
Dạng cốm từ bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng đã được Công ty cổ phần dược phẩm VCP
bào chế. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tiêu chuẩn hóa dạng cốm của
bài thuốc này.
Từ những lý do trên, đề tài “Xây dựng một số chỉ tiêu chất lượng của cốm thuốc
Kỷ cúc địa hoàng” được thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu sau:
-


Định tính được một số thành phần hóa học trong cốm bài thuốc và các vị thuốc bằng
phản ứng hóa học và sắc ký lớp mỏng.

-

Định lượng được loganin trong cốm bài thuốc.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Phương thuốc Kỷ cúc địa hoàng
1.1.1. Xuất xứ
Phương thuốc Kỷ cúc địa hoàng có xuất xứ từ cuốn “Y CẤP” [8].
1.1.2. Thành phần
Thành phần của phương thuốc Kỷ cúc địa hoàng bao gồm 8 vị: [8].
Thục địa

24 g

Sơn thù

12 g

Hoài sơn

12 g

Trạch tả


9g

Bạch linh

9g

Mẫu đơn bì

9g

Câu kỷ tử

9g

Cúc hoa vàng

9g

1.1.3. Công năng, chủ trị của phương thuốc
- Công năng: Tư thận dưỡng can, ích tinh sáng mắt [8].
- Chủ trị: Can thận âm hư cho nên hai mắt hoa mờ không nhìn rõ vật, hoặc lòng mắt khô
sáp gặp gió chảy nước mắt [8].
1.1.4. Giải thích phương thuốc
- Trong lý luận Y học cổ truyền, can khai khiếu ra mắt, khí của can được biểu hiện ra ở
mắt. Khí của can tốt thì thị lực tốt, ngược lại, mắt mờ thị lực suy giảm. Nhìn vào mắt
biết được trạng thái của can. Nếu mắt khô sáp, thâm cuồng là can huyết bất túc, đỏ do
sung huyết là can hỏa thịnh, mắt vàng (âm hoàng hoặc dương hoàng) là can nhiệt, mắt
trắng dã là can huyết hư. Theo thuyết ngũ hành, can thuộc mộc, thận thuộc thủy, thủy
sinh mộc nên can mộc được sinh ra từ thận thủy. Khi thận thủy suy lâu thì can mộc
không được nuôi dưỡng đầy đủ nên can huyết, can âm dần khô kiệt mà làm phát sinh

các chứng bệnh về mắt như hoa mắt, khô mắt, nhức mắt, mắt đỏ, chảy nước mắt…. Vì
thế, để điều trị các bệnh lý về mắt, người ta sử dụng các bài thuốc bổ can thận để có thể
điều trị từ bên trong, từ căn nguyên của bệnh. Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng với 8 vị Thục
địa, Hoài sơn, Sơn thù, Mẫu đơn bì, Câu kỷ tử, Trạch tả, Cúc hoa vàng, Bạch linh được
sử dụng để chữa bệnh can thận âm hư, từ đó điều trị các bệnh lý về mắt.
- Trong bài thuốc này Thục địa, Câu kỷ tử bồi bổ thận âm, ích tinh tủy; Sơn thù bồi
dưỡng thận ích can; Hoài sơn bồi dưỡng thận bổ tỳ; Trạch tả lợi thấp giáng trọc; Mẫu
đơn bì tả can hỏa; Bạch linh thấm tỳ thấp; Cúc hoa vàng thanh can minh mục; toàn bài
hợp dụng có công hiệu tư thận dưỡng can, ích tinh sáng mắt [8].
2


1.1.5. Định tính, định lượng
- Trong Dược điển Trung Quốc 2015 [17] có 2 chuyên luận về bài thuốc Kỷ cúc địa
hoàng (Qiju Dihuang Wan): Viên hoàn mềm (Qiju Dihuang Pills), Viên hoàn cô đặc
(Qiju Dihuang Concentrated Pills).
- Định tính viên hoàn mềm và viên hoàn cô đặc bằng sắc ký lớp mỏng được trình bày ở
Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Một số phương pháp định tính bằng sắc ký lớp mỏng [17]
STT
1

Nội dung chính
✓ Hệ dung môi: Toluen – ethyl acetat – acid formic (15:2:1)
✓ So sánh với chất dược liệu Câu kỷ tử

2

✓ Hệ dung môi: Cloroform – methanol (3:1)
✓ So sánh với chất chuẩn morroniside và loganin


3

✓ Hệ dung môi: Toluen – ethyl acetat – acid acetic băng (24:8:1)
✓ So sánh với chất chuẩn acid ursolic

4

✓ Hệ dung môi: Cyclohexan – ethyl acetat (3:1)
✓ So sánh với chất chuẩn paeonol

- Định lượng viên hoàn mềm và viên hoàn cô đặc bằng phương pháp HPLC đối chiếu
với chất chuẩn morroniside và loganin, chất chuẩn paeonol.
Yêu cầu:
+ Viên hoàn mềm 9 g chứa không dưới 3,9 mg tổng morroniside (C17H26O11) và loganin
(C17H26O10) trong Sơn thù và không dưới 5,4 mg paeonol (C9H10O3) trong Mẫu đơn bì.
+ Viên hoàn cô đặc 0,375 g chứa không dưới 0,28 mg tổng morroniside (C17H26O11) và
loganin (C17H26O10) trong Sơn thù và không dưới 0,33 mg paeonol (C9H10O3) trong Mẫu
đơn bì [17].
1.2. Thông tin cơ bản về các vị thuốc
1.2.1. Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata)
1.2.1.1. Tên khoa học: Radix Rehmanniae glutinosae praeparata [4].
1.2.1.2. Bộ phận dùng: Rễ củ đã chế biến của cây Địa hoàng [Rehmannia glutinosa
(Gaertn.) Libosch.], họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) [13].
1.2.1.3. Thành phần hóa học:
- Rehmanin, glucose, carotene, mannit [5], [10].
3


- Iridoid glycoside là catalpol, rehmaniosid A, B, C, D, đường khử: D-glucose, Dgalactose, D-fructose, sucrose, raffinose, mannotriose, stachyose 48,3%, verbascose và

D-mannitol [13], 15 acid amin và D-glucosamine [1], [10].
- (7S, 8S, 8’S)-9-O-[β-D-glucopyranoy] asarininone; 2α, 3β, 19α, 23-tetrahydroxyolean-12-en-28-oic acid; aeginetic acid, corchorifatty acid B; pinellic acid [48].
1.2.1.4. Tác dụng sinh học:
- Catalpol có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt [37].
- Các chất phenethyl glycoside có tác dụng ức chế aldose reductase với IC50 từ 10-7 –
106 M và có tác dụng ức chế 5 – lipoxygenase với IC50 là 10-5 M [1].
- Tác dụng đối với huyết quản: liều nhỏ làm co mạch, liều lớn làm giãn mạch [10].
- Tác dụng chống ung thư [44], tác dụng chống viêm đối với viêm da dị ứng [29].
1.2.1.5. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị, quy kinh: Vị cam, tính ôn, quy vào các kinh can, thận, tâm [4] .
- Công năng, chủ trị: Tư âm, dưỡng huyết, nuôi dưỡng và bổ thận âm, làm sáng mắt,
điều kinh bổ huyết, sinh tinh, làm cho cơ thể tráng kiện [10], [13].
- Liều dùng: 12 – 20 g/ngày [13].
- Kiêng kị: Kỵ sắt, tỳ hư kém ăn, bụng đầy trướng [4], [5].
1.2.1.6. Định tính, định lượng:
- Định tính bằng SKLM:
+ DĐVN, DĐTQ: So sánh với chất chuẩn verbascosid [4], [17].
- Định lượng:
+ DĐVN, DĐTQ: Định lượng verbascosid bằng phương pháp HPLC. Dược liệu phải
chứa không dưới 0,02 % verbascosid (C29H36O15) tính theo dược liệu khô kiệt [4], [17].
1.2.2. Hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae persimilis)
1.2.2.1. Tên khoa học: Tuber Dioscoreae persimilis [4].
1.2.2.2. Bộ phận dùng: Thân rễ phơi hay sấy khô của cây Củ mài (Dioscorea
persimilis Prain et Burkill), họ Củ nâu (Dioscoreaceae) [1], [13].
1.2.2.3. Thành phần hóa học:
- Glucid, mucin và một số chất: alloatoin, cholin, arginin, men maltose, saponin có nhân
sterol, chất béo [1], [5], [6], [10].
- Chất nhày, mantaza, acid amin, tinh bột, protid [1], [10], [25].
1.2.2.4. Tác dụng sinh học:
4



Chất muxin hòa tan trong nước, trong điều kiện acid loãng và nhiệt độ phân giải thành
chất protid và hydrat cacbon có tính chất bổ, Hoài sơn chữa khỏi một trường hợp đi đái
đường đã dùng insulin không khỏi [10].
1.2.2.5. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính bình [4], [6], quy vào các kinh phế, tỳ, vị, thận [4].
- Công năng, chủ trị: Kiện tỳ, chỉ tả, bổ phế, ích thận, cố tinh [6], [13].
- Liều dùng: 12 – 40 g/ngày [13].
- Kiêng kị: Có thực tà thấp nhiệt thì không dùng [4], [13].
1.2.2.6. Định tính, định lượng:
- Định tính bằng SKLM:
+ DĐVN, DĐTQ: So sánh với dược liệu chuẩn Hoài sơn [4], [17].
- Định lượng:
+ DĐVN, DĐTQ: Chưa có chỉ tiêu định lượng [4], [17]
1.2.3. Sơn thù (Fructus Corni officinalis)
1.2.3.1. Tên khoa học: Fructus Corni officinalis [4].
1.2.3.2. Bộ phận dùng: Quả chín đã phơi hay sấy khô, bỏ hạt của cây Sơn thù du (Cornus
officinalis Sieb. Et Zucc.), họ Thù du (Cornaceae) [4], [13].
1.2.3.3. Thành phần hóa học:
- Glucoside (cornin), chất keo, acid hữu cơ: acid malic, acid tartric [5], [10], [26], acid
ursolic, acid gallic [16], [26], 13 % saponizit, longixerozit, secologanin, vitamin E và C,
quả sơn thù du chứa moronisid, 7-O-methylmoronisid, swerosid, loganin [10].
- Ngoài ra, còn có acid amin, vitamin A, saponin 13 % [15], longicerosid [10], [16],
tanin [10], [18], [26], iridoids, tinh dầu [26], flavonoid, triterpenes, polysaccharid,
monoterpenes và sesquiterpenes [18], [26], phenylpropanoids, sterol, carboxylic acid,
furan và một số chất khoáng, 5-hydroxymethylfurfural [18].
❖ Hoạt chất loganin:

5



+ Loganin thuộc nhóm glycoside iridoid, tan trong nước, ít tan trong ethanol 96 % và
ethanol tuyệt đối, không tan trong ether, petroleum ether, ethyl acetat và aceton.
+ Loganin là một glycoside iridoid chính của Sơn thù và được chứng minh là có tác
dụng chống viêm, chống khối u và chống loãng xương [27], [30].
1.2.3.4. Tác dụng sinh học:
- Cho chuột nhắt trắng uống, thuốc có tác dụng làm ngừng đi ngoài, tác dụng làm tăng
khả năng dung nạp glucose trong thử nghiệm dung nạp glucose [16].
- Tác dụng hạ đường máu, chống viêm, hạ nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp [10], [16].
- Cao sơn thù du có tác dụng chống loạn nhịp tim, làm sáng mắt, tăng thị lực [16].
- Bảo vệ gan và thận, tác dụng điều trị đái tháo đường, bảo vệ tim mạch, bảo vệ thần
kinh, hoạt tính chống ung thư [18], [21], [26].
- Giảm đau, kháng khuẩn và diệt côn trùng, chống oxy hóa và chống lão hóa, chống mất
trí nhớ, chống loãng xương và điều hòa miễn dịch [26], [38].
1.2.3.5. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị, quy kinh: Vị toan, sáp, tính vi ôn, quy vào các kinh can, thận [4].
- Công năng, chủ trị: Ích thận, cố tinh, cố biểu liễm hãm, cố tinh chỉ huyết, bổ gan thận,
cường dương, ích tinh [4], [13].
- Liều dùng: 4 – 12 g/ngày [13].
- Kiêng kị: Thấp nhiệt, tiểu tiện khó, ít , hỏa thịnh không nên dùng [4].
1.2.3.6. Định tính, định lượng:
- Định tính bằng SKLM:
+ DĐVN: So sánh với chất chuẩn acid ursolic hoặc chất chuẩn loganin hoặc dược liệu
chuẩn Sơn thù [4].
+ DĐTQ: So sánh với chất chuẩn acid ursolic hoặc chất chuẩn morroniside và loganin
[17].
- Định lượng: Định lượng loganin bằng phương pháp HPLC.
+ DĐVN: Dược liệu phải chứa không dưới 0,6 % loganin (C17H26O10) tính theo dược
liệu khô kiệt [4].

+ DĐTQ: Dược liệu phải chứa không dưới 1,2% tổng morroniside (C17H26O11) và
loganin (C17H26O10) tính theo dược liệu khô kiệt [17].
1.2.4. Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae)
1.2.4.1. Tên khoa học: Cortex Radicis Paeoniae suffruticosae [4].
6


1.2.4.2. Bộ phận dùng: Vỏ rễ phơi khô của cây Mẫu đơn (Paeonia suffr]uticosa Andr.),
họ Mẫu đơn (Paeoniaceae) [4].
1.2.4.3. Thành phần hóa học:
- Paeonolide, paeonol, paeoniflorin, alcaloid, saponin [6], [15], acid benzoic,
phytosterol, glycosid [5], [10].
- Oxypaeoniflorin, benzoylpaeoniflorin, D-catechin sachrose, sterol và 1 lượng tinh dầu
từ 0,15 đến 0,4 %, acetophenone [15], P. metoxy-o-oxyaxetophenola [10].
1.2.4.4. Tác dụng sinh học:
- Hạ huyết áp, chống viêm khớp, thông kinh [13], tác dụng điều trị trầm cảm [15].
- Paeoniflorin có tác dụng chống co thắt, giảm đau và có độc tính rất thấp, có tác dụng
dự phòng loét dạ dày do stress [15].
- Paeonol có tác dụng ức chế phù bàn chân chuột gây bởi caragenin, có tác dụng an thần,
gây giảm hoạt động tự nhiên, giảm sự tăng hoạt động gây bởi cafein, làm mất phản xạ
đứng lên, giảm đau đối với các triệu chứng quặn đau gây bởi tiêm phúc mạc acid acetic
và đối với đau do kẹp đuôi trên chuột nhắt trắng, có tác dụng chống đột biến [15].
- Tác dụng kháng khuẩn [13], chất 1, 2, 3, 4, 6-pentagalloyglucose trong vỏ rễ Mẫu đơn
bì có tác dụng kháng virus [15].
- Paeonola có tác dụng gây sung huyết ở vùng tử cung động vật, do đó có tác dụng điều
kinh, nhưng tác dụng yếu và chậm [10], [15].
- Kháng HBV, chống viêm nhiễm, chống đái tháo đường và chống ung thư [23], [31].
- Palbinone từ Paeonia suffruticosa có tác dụng bảo vệ tế bào gan [24].
1.2.4.5. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị, quy kinh: Vị khổ, tân, tính vi hàn [4], quy vào các kinh tâm, can, thận [4], tâm

bào [5].
- Công năng, chủ trị: Thanh can nhiệt, hoạt huyết, khứ ứ, hạ huyết áp [4], [13].
- Liều dùng: 8 – 16 g/ngày [13].
- Kiêng kị: Không dùng cho người tỳ vị hư hàn,nhiệt nhập vào phần khí, ỉa chảy, kinh
nguyệt ra nhiều, phụ nữ có thai [4], [13].
1.2.4.6. Định tính, định lượng:
- Định tính bằng SKLM:
+ DĐVN: So sánh với chất chuẩn paeonol hoặc dược liệu chuẩn Mẫu đơn bì [4].
+ DĐTQ: So sánh với chất chuẩn paeoniflorin (C23H28O11) [17].
7


- Định lượng:
+ DĐVN: Định lượng paeonol bằng phương pháp đo quang. Dược liệu phải chứa không
dưới 1,2 % paeonol (C9H10O3) tính theo dược liệu khô kiệt [4].
+ DĐTQ: Định lượng paeoniflorin bằng phương pháp HPLC. Dược liệu phải chứa
không dưới 1,6 % paeoniflorin (C23H28O11) [17].
1.2.5. Bạch linh (Poria)
1.2.5.1. Tên khoa học: Poria [4]
1.2.5.2. Bộ phận dùng: Thể quả nấm đã phơi hay sấy khô của nấm Bạch linh [Poria
cocos (Schw.) Wolf], họ Nấm lỗ (Polyporceae), mọc ký sinh trên rễ một số loài Thông
[4].
1.2.5.3. Thành phần hóa học:
- Acid pachymic, acid tumulosic, acid eburicoic, acid pinicolic, pachyman [6].
- Chất đường đặc biệt: pachymose, glucose, fructose và chất khoáng [5].
- Polysaccharides [40], [43], [49], triterpenoids [32].
1.2.5.4. Tác dụng sinh học:
- Hạ huyết áp, cường tim ếch cô lập, tác dụng trấn tĩnh, chống nôn do acid pachymie
[13], [15], lợi tiểu [1], [13].
- Kháng khuẩn: ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn đại tràng [13].

- Polysaccharides được tinh chế từ Bạch linh có tác dụng chống trầm cảm và ức chế
miễn dịch, chống ung thư, chống oxy hóa [35], [42], [49] làm giảm sinh xương [40], bảo
vệ gan đối với tổn thương gan do acetaminophen gây ra ở chuột [43].
- Triterpenoids có tác dụng chống viêm [32].
1.2.5.5. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị, quy kinh: Vị cam, đạm, tính bình, quy kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị [4]
- Công năng, chủ trị: Lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, ninh tâm an thần [4], [5].
- Liều dùng: 9 – 15 g/ngày [4].
- Kiêng kị: Âm hư thấp nhiệt không nên dùng [4], [5].
1.2.5.6. Định tính, định lượng:
- Định tính bằng SKLM:
+ DĐVN, DĐTQ: So sánh với dược liệu chuẩn Bạch linh [4], [17].
- Định lượng:
+ DĐVN, DĐTQ: chưa có chỉ tiêu định lượng [4], [17].
8


1.2.6. Trạch tả (Rhizoma Alisma plantago)
1.2.6.1. Tên khoa học: Rhizoma Alismatis [4].
1.2.6.2. Bộ phận dùng: Thân rễ khô của cây Trạch tả [Alisma orientalis (Sam.) Juzep.],
họ Trạch tả (Alismataceae) [1], [4].
1.2.6.3. Thành phần hóa học:
- Thân rễ chứa tinh dầu có alisol A.B.C và epalisol A, chất nhựa 7 %, protid và 23 %
tinh bột [5], [6], [10].
- Alismol, alismoxyd, alimalacton 23-acetat, alismacetol-A, β-sitosterol-3-O-stearate,
tricosan, daucosterol-6’-stearate, emodin, alizexol A, các sulfoorientalol a, b, c, d,
hydroxyalismol [15].
- Polysaccharide: alisma PH bao gồm L-arabinose, D-galactose, acid D-glucuronic, Oacetyl , alisma PIII F bao gồm L- arabinose, D-galactose, L-rhamnose, D-acid
galacuronic, acid glucuronic [15], [22], [47].
- Triterpenoid có cấu trúc protostan: alisol B và các dẫn chất của chất này gồm: 16-oxo

(alisol C), 23-Ac, 16-β-hydroxy-23-acetyl, 16-β-methoxy-23-Ac, 16-oxo-23-acetyl,
alisol D và sitosterol 3-O-6-stearoyl-β-D glucopyranosid [1], [22], [47].
- Sesquiterpenoids, diterpenoids, flavonoids, phytosterols and amino acids, khusinol,
germacron, alismol [47].
1.2.6.4. Tác dụng sinh học:
- Hạ lipid máu [10], hạ huyết áp, lợi tiểu [13], [15], tác dụng hạ đường huyết [47]
- Chống xơ vữa động mạch [15], hạ thấp lượng ure [10], [13], chống viêm [15], [33].
- Các alisol A, B, C monoacetat có tác dụng bảo vệ gan, chống các tổn thương gan do
tetrachloride carbon gây nên [15], [47].
- Chống loãng xương, chống ung thư, kháng khuẩn và kháng virus, chống béo phì, điều
hòa miễn dịch [47].
1.2.6.5. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị, quy kinh: Vị cam, hàm, tính hàn [4], quy vào các kinh thận, bàng quang [4],
can [13].
- Công năng, chủ trị: Lợi thủy trừ thấp, tả hỏa chỉ di, bổ, kích thích nhuận tràng, lợi sữa,
long đờm, chống nôn, thanh thấp nhiệt ở đại tràng và can, ích khí, dưỡng ngũ tạng [4],
[13].
- Liều dùng: 4 – 12 g/ngày [13].
9


- Kiêng kị: Thận hỏa hư, tiểu tiện không cầm, tỳ hư không nên dùng, di tinh không dùng
[4], [5].
1.2.6.6. Định tính, định lượng:
- Định tính bằng SKLM:
+ DĐVN: So sánh với chất chuẩn 23-acetat alisol B hoặc dược liệu chuẩn Trạch tả [4].
+ DĐTQ: So sánh với chất chuẩn 23-acetat alisol B [17].
- Định lượng: Định lượng 23-acetat alisol B bằng phương pháp HPLC.
+ DĐVN: Dược liệu phải chứa không dưới 0,050 % 23-acetat alisol B (C32H50O5), tính
theo dược liệu khô kiệt [4].

+ DĐTQ: Dược liệu phải chứa không dưới 0,04 % 23-acetat alisol B (C32H50O5), tính
theo dược liệu khô kiệt [17].
1.2.7. Câu kỷ tử (Fructus Lycii)
1.2.7.1. Tên khoa học: Fructus Lycii [4].
1.2.7.2. Bộ phận dùng: Quả chín phơi hay sấy khô của cây Câu kỷ (Lycium barbarum
L.), họ Cà (Solanaceae) [4].
1.2.7.3. Thành phần hóa học:
- Trong rễ có lyciumanid, sugiol, acid malissic. Trong quả có acid ascorbic, acid
nicotianic. Cành lá chứa protein 3,5 %, lipid 0,72 %, glucid 2,25 %, tro 1,37 %, rất giàu
vitamin A [6].
- Lysin, cholin, chất béo, protein, acid cyanhydric. Acid nicotic, vitamin C, sắt, calci,
amon sulfat [5], [10], betain [4], [51], [52], atropin [10], zeaxanthin [15], [46].
- Quả câu kỷ chứa tinh dầu, 36 thành phần trung tính đã được phân dạng bằng sắc ký
khí liên hợp phối phổ [15].
- Các acid amin: acid aspartic, prolin, glutamic, arginin, serin, lutein [15].
1.2.7.4. Tác dụng sinh học:
- Tác dụng hạ đường huyết [13], [15], tăng cường miễn dịch [15].
- Hạ cholesterol, bảo vệ gan, làm chậm sự suy lão [15], chống oxy hóa [45], [50].
- Tác dụng trên hệ thống máu: tăng bạch cầu trên chuột nhắt trắng, ngăn ngừa hiện tượng
giảm bạch cầu do cyclophosphamide gây nên trong điều trị ung thư thực nghiệm trên
chuột cống trắng [15].
- Lutein và zeaxanthin có thể bảo vệ các tế bào sắc tố võng mạc biểu mô ARPE-19 được
điều trị bằng hydrogen peroxide (H2O2) trong ống nghiệm [46].
10


1.2.7.5. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị, quy kinh: Vị cam, tính bình [4], quy kinh phế, can, thận [4], tỳ [13].
- Công năng, chủ trị: Bổ can thận dưỡng huyết sáng mắt, bổ phế âm, ích khí huyết, có
tác dụng làm hạ đường huyết [4], [13].

- Liều dùng: 8 – 16 g/ngày [13].
- Kiêng kị: Tỳ vị hư yếu, đại tiện sống phân hoặc phân lỏng không nên dùng [4], [13].
1.2.7.6. Định tính, định lượng:
- Định tính bằng SKLM:
+ DĐVN, DĐTQ: So sánh với dược liệu chuẩn Câu kỷ tử [4], [17].
- Định lượng:
+ DĐVN, DĐTQ: chưa có chỉ tiêu định lượng [4], [17].
1.2.8. Cúc hoa vàng (Flos Chrysanthemi indici)
1.2.8.1. Tên khoa học: Flos Chrysanthemi indici [4].
1.2.8.2. Bộ phận dùng: Cụm hoa (quen gọi là hoa) đã chế biến hay phơi hay sấy khô của
cây Cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.), họ Cúc (Asteraceae) [4], [13].
1.2.8.3. Thành phần hóa học:
- Chrysol, chrysantheone, yejuhualactone, artoglasin A, acaciin, linarin, luteolin
(glycoside), hydrocarbon, chrysanthemin, carotenoid (chrysanthemoxanthin) [5], [6],
[10], [15].
- Tinh dầu trong đó có α-pinen, β-pinen, sabinen, myrcen, α-terpinen, p.cymen, cineol,
α-thuyon, chrysanthenon, borneol, linalyl acetat, bornyl acetat, β-farnesen, germacrene
D,

α-selinene,

γ-cadinene,

nerolidol,

caryphyllen

oxyd,

muurolol,


cadinol,

chrysanthetriol [5], [6], [10], [15].
- Sesquiterpen: angeloyl cumambrin B, arteglasin A, angeloylajadin, yejuhua lacton,
handelin, chrysetunon, tuncfulin, cumambrin A [15], [20].
- Flavonoid: luteolin-7-O-β-D-glucopyranoside, acacetin-7-O-β-D-galactopyranosid,
chrysanthemin, acaciin [15].
- Luteolin-7-O-β-D-glucopyranoside [15], [36], [41], linarin, apigenin-7-O-glycoside,
quercetin và acacetin, luteolin, apigenin [36], [39], [41].
- Acid amin: adenin, cholin, stachydrin và các thành phần khác gồm: indicumenon, βsitosterol, α-amyrin, β-amyrin, friedelin, sesamin, vitamin A [5], [10], [15].

11


- polysaccharide [19], luteolin-7-O-(6’’-O-acetyl)-beta-D-glucopyranoside, diosmetin,
diosmetin-7-O-beta-D-glucopyranoside, eupatilin [41].
1.2.8.4. Tác dụng sinh học:
- Liều cao có tác dụng hạ nhiệt, hạ huyết áp [13], [15]
- Tác dụng kháng khuẩn: ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu khuẩn, lỵ trực
khuẩn, trực khuẩn đại tràng, bạch hầu và virus cúm, Bacilus mycoides và Escherichia
coli [13], [15].
- Chống viêm thực nghiệm trên chuột cống trắng [15].
- Bảo vệ gan [28], chống loãng xương [34].
1.2.8.5. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị, quy kinh: Vị ngọt hơi đắng, tính mát [4], quy kinh phế, thận, can [4], tâm, đởm,
vị, tỳ, đại tràng, tiểu tràng [13].
- Công năng, chủ trị: Giải cảm nhiệt, thanh can sáng mắt, bình can hạ huyết áp, giải độc
chữa mụn nhọt, đinh độc [4], [13].
- Liều dùng: 4 – 24 g/ ngày [13].

- Kiêng kị: Tỳ vị hư hàn ỉa chảy, đau đầu do phong hàn không nên dùng [4], [5].
1.2.8.6. Định tính, định lượng:
- Định tính bằng SKLM:
+ DĐVN: So sánh với dược liệu chuẩn Cúc hoa vàng [4].
+ DĐTQ: So sánh với chất chuẩn buddleoside [17].
- Định lượng:
+ DĐVN: chưa có chỉ tiêu định lượng [4].
+ DĐTQ: Định lượng buddleoside bằng phương pháp HPLC. Dược liệu phải chứa
không dưới 0,80 % buddleoside (C28H32O14), tính theo dược liệu khô kiệt [17].
1.3. Các yêu cầu chung của thuốc cốm
-

Tính chất: Thuốc cốm phải khô, đồng đều về kích thước hạt, không có hiện tượng
hút ẩm, không bị mềm và biến màu.

-

Độ ẩm: Xác định nước trong các thuốc cốm nói chung theo phương pháp. Xác
định mất khối lượng do làm khô (Phụ lục 9.6 DĐVN V tập 2), trong các thuốc
cốm chứa tinh dầu theo phương pháp cất với dung môi (Phụ lục 12.13 DĐVN V
tập 2). Các thuốc cốm có độ ẩm không quá 5,0 %, trừ các chỉ dẫn khác.

12


-

Độ đồng đều khối lượng: Thuốc cốm không quy định thử độ đồng đều về hàm
lượng thì phải thử độ đồng đều khối lượng (Phụ lục 11.3 DĐVN V tập 2).


-

Độ đồng đều hàm lượng: Trừ khi có chỉ dẫn khác, phép thử này áp dụng cho các
thuốc cốm đóng gói một liều, có chứa một hoặc nhiều dược chất, phải thử đồng
đều hàm lượng với các dược chất có hàm lượng dưới 2 mg hoặc dưới 2 % (kl/kl)
so với khối lượng cốm trong 1 liều ( Phụ lục 11.2 DĐVN V tập 2).

-

Độ rã: Cho một lượng cốm đóng gói trong một đơn vị phân liều vào cốc chứa
200 ml nước ở 15 oC đến 25 oC, phải có nhiều bọt khí bay ra, cốm được coi là rã
hết nếu hòa tan hoặc phân tán hết trong nước. Thử với 6 liều, chế phẩm đạt yêu
cầu phép thử nếu mỗi liều rã trong vòng 5 phút, trừ khi có các chỉ dẫn khác trong
chuyên luận riêng.

-

Định tính, định lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác: Theo chuyên luận riêng [4].

1.4. Tổng quan về SKLM hiệu năng cao và sắc ký lỏng hiệu năng cao
1.4.1. Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC)
1.4.1.1. Cơ sở lý thuyết của của phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC)
-

Sắc ký lớp mỏng (TLC) là một kỹ thuật tách các chất được tiến hành khi cho pha
động di chuyển qua pha tĩnh trên đó đã chấm hỗn hợp các chất cần tách. Pha tĩnh
là chất hấp phụ được chọn phù hợp theo từng yêu cầu phân tích, được trải thành
lớp mỏng đồng nhất và được cố định trên các phiến kính hoặc phiến kim loại.
Pha động là một hệ dung môi đơn hoặc đa thành phần được trộn với nhau với tỷ
lệ phù hợp. Trong quá trình di chuyển qua lớp hấp phụ, các cấu tử trong hỗn hợp

mẫu thử được di chuyển trên lớp mỏng, theo hướng pha động, với những tốc độ
khác nhau. Kết quả thu được là sắc ký đồ trên lớp mỏng. Cơ chế của sự tách có
thể là cơ chế hấp phụ, phân bố, trao đổi ion, sàng lọc phân tử hay sự phối hợp
đồng thời của nhiều cơ chế tùy thuộc vào tính chất của chất làm pha tĩnh và dung
môi làm pha động.

-

Đại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của chất phân tích là hệ số di chuyển
Rf được tính bằng tỷ lệ giữa khoảng dịch chuyển của chất thử và khoảng dịch
chuyển của dung môi:
Rf =

𝑎
𝑏

Trong đó: a là khoảng dịch chuyển của chất phân tích.
b là khoảng dịch chuyển của dung môi tính từ điểm chấm mẫu.
13


1.4.1.2. Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC)
-

Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC) là một hình thức tân tiến nhất của công
cụ TLC. So với TLC, HPTLC cho ưu điểm trội hơn: cho vết sắc ký gọn hơn, khả
năng tách tốt hơn. Đồng thời các bước của quá trình phân tích bao gồm phun
mẫu, khai triển sắc ký, nhận diện vết được thực hiện bằng máy giúp cho các thông
số được kiểm soát một cách chặt chẽ và làm giảm thiểu tối đa các sai số ngẫu
nhiên gặp phải, nhất là ở khâu đưa mẫu lên bản mỏng làm cho kết quả có độ lặp

lại và độ đúng cao hơn TLC. Trong quá trình khai triển, điều kiện về nhiệt độ và
độ ẩm được kiểm soát chặt chẽ và ghi lại đầy đủ, đảm bảo độ lặp lại của kết quả
ở các phòng thí nghiệm khác nhau [3], [9], [11].

1.4.2. Sắc ký lỏng hiệu năng cao
-

HPLC là một kỹ thuật tách trong đó các chất phân tích di chuyển qua cột chứa
các hạt pha tĩnh. Tốc độ di chuyển khác nhau liên quan đến hệ số phân bố của
chúng giữa hai pha tức là liên quan đến ái lực tương đối của các chất này với pha
tĩnh và pha động. Thứ tự rửa giải các chất ra khỏi cột vì vậy phụ thuộc vào các
yếu tố đó. Thành phần pha động đưa chất phân tích di chuyển qua cột cần được
điều chỉnh để rửa giải các chất phân tích với thời gian hợp lý.

-

Các chất sau khi ra khỏi cột sẽ được phát hiện bởi detector và được di chuyển
qua bộ phận xử lý kết quả. Đường cong rửa giải sau một quá trình gọi là sắc ký
đồ [2], [3], [7], [9].

14


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Cốm
Cốm bài thuốc và cốm thành phần được cung cấp bởi Công ty cổ phần dược phẩm
VCP (117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội) (phụ lục 1).
Công thức cốm thuốc Kỷ cúc địa hoàng được trình bày ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Công thức cốm thuốc Kỷ cúc địa hoàng.

STT

Tên vị thuốc

Khối lượng dược liệu/túi (g)

Khối lượng cốm/túi (g)

1

Thục địa

12

4,8

2

Hoài sơn

6

0,3

3

Sơn thù

6


0,6

4

Mẫu đơn bì

4,5

0,75

5

Bạch linh

4,5

0,45

6

Trạch tả

4,5

0,45

7

Câu kỷ tử


4,5

1,8

8

Cúc hoa vàng

4,5

0,9

Tổng

10,05

2.1.2. Dược liệu chuẩn
Dược liệu chuẩn được mua tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương (Sơn thù,
Câu kỷ tử, Thục địa, Cúc hoa vàng, Bạch linh, Mẫu đơn bì) và Viện Dược liệu (Hoài
sơn, Trạch tả) (phụ lục 1), có phiếu kiểm nghiệm của từng dược liệu.
2.1.3. Thiết bị, máy móc
-

Bếp đun cách thủy Bath HH- S4 (Trung Quốc).

-

Tủ sấy Memmerk, Shellab (Đức).

-


Cân phân tích Sartorius – TE214S (Đức).

-

Cân kỹ thuật Precisa – XB320C (Thụy Sĩ).

-

Đèn tử ngoại Viber Lourmat (Pháp).

-

Máy siêu âm.

-

Hệ thống thiết bị sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao Linomat 5 (Camag
Switzeland).
14


Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) Shimadzu bao gồm: Bơm LC-30AD,

-

detector SPD-M20A DAD, hệ thống tiêm mẫu tự động SIL-30AC, bộ phận ổn
định nhiệt CTO-10AS của Shimadzu.
Và các thiết bị, dụng cụ khác.
2.1.4. Hóa chất, chất chuẩn

Chất chuẩn loganin. Độ tinh khiết 98 %, hãng sản xuất: weikeqi – biotech. Số lô:

-

wkq17112205 được cung cấp bởi Công ty cổ phần dược phẩm VCP (117 Trần
Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội).
-

Bản sắc ký lớp mỏng Silica gel 60F254 của Merck.

-

Hóa chất đạt tiêu chuẩn phân tích, được mua tại Công ty TNHH Sela, 48 dốc Thọ
Lão, phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội: Ethanol tuyệt đối, n-hexan,
ethyl acetat, acid formic, methanol (Merck), acetonitrile (Merck), cloroform…

2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu định tính một số thành phần hóa học của cốm bài thuốc và các vị
thuốc
-

Định tính các nhóm chất chính trong cốm bài thuốc và cốm thành phần bằng phản
ứng hóa học.

-

Định tính bằng sắc ký lớp mỏng so sánh giữa cốm bài thuốc, dược liệu chuẩn và
chất chuẩn loganin.

2.2.2. Định lượng loganin trong cốm bài thuốc bằng HPLC

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Định tính một số thành phần hóa học của cốm bài thuốc và các vị thuốc
2.3.1.1. Định tính một số nhóm chất chính trong mẫu nghiên cứu bằng phản ứng hóa
học
Định tính một số nhóm chất chính: flavonoid, saponin, glycoside tim, tanin, alkaloid,
polysaccharide, acid amin, acid hữu cơ, đường khử, sterol bằng phản ứng hóa học với
thuốc thử chung và thuốc thử đặc hiệu của từng nhóm [12], [14]. (phụ lục 4).
2.3.1.2. Định tính so sánh cốm bài thuốc, dược liệu chuẩn và chất chuẩn bằng sắc ký
lớp mỏng
• Mẫu nghiên cứu: Cốm bài thuốc, dược liệu chuẩn (Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù,
Mẫu đơn bì, Câu kỷ tử, Cúc hoa vàng, Bạch linh, Trạch tả), chất chuẩn loganin.

15


• Chiết xuất: Cốm bài thuốc, các dược liệu chuẩn (đã xay thô) bằng dung môi
thích hợp .
Tiến hành chấm sắc ký để xác định các vết và Rf so sánh cốm bài thuốc với chất chuẩn
và các dược liệu chuẩn [4], [12], [17].
2.3.2. Định lượng loganin trong cốm bài thuốc bằng HPLC
Tham khảo tài liệu tham khảo, lựa chọn quy trình xử lý mẫu và điều kiện sắc ký. Tiến
hành định lượng loganin dựa trên các thông số đã nhận được [4], [17].
-

Hàm lượng % loganin tính theo cốm khô kiệt theo công thức:
𝑋 (%) =

𝐶 × 25 × 100
𝑀 × (100 − Â)


× 100

Trong đó:
C: nồng độ mẫu thử tính theo phương trình hồi quy tuyến tính (mg/ml)
M: khối lượng mẫu cốm đem phân tích (mg)
Â: độ ẩm của cốm.

16


×