Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

ĐỖ HOÀNG ANH PHÂN lập và ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH gây độc tế bào IN VITRO của một số hợp CHẤT DITERPENOID từ cây bán CHI LIÊN (scutellaria barbata d don) THU hái ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.63 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ HOÀNG ANH

PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH
GÂY ĐỘC TẾ BÀO IN VITRO CỦA MỘT SỐ
HỢP CHẤT DITERPENOID TỪ CÂY
BÁN CHI LIÊN (Scutellaria barbata D.Don)
THU HÁI Ở HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ HOÀNG ANH

PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH
GÂY ĐỘC TẾ BÀO IN VITRO CỦA MỘT SỐ
HỢP CHẤT DITERPENOID TỪ CÂY
BÁN CHI LIÊN (Scutellaria barbata D.Don)


THU HÁI Ở HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LIỆU – DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 8720206

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Thái An
TS. Trần Thị Hồng Hạnh
Nơi thực hiện đề tài: Viện Hóa sinh biển Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo tại
trường Đại học Dược Hà Nội nhất là các thầy cô Bộ môn Dược liệu, Bộ môn Dược học
cổ truyền và Bộ môn Thực vật đã tạo điều kiện, tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập.
Đặc biệt tôi xin gửi sự cám ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS.
Nguyễn Thái An và TS. Trần Thị Hồng Hạnh, hai người thầy đã trực tiếp hướng dẫn,
hết lòng chỉ bảo, tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ phòng Dược liệu biển, Viện Hóa
sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Trong thời gian làm việc,
tôi không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức chuyên môn bổ ích mà còn học tập được
tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều
rất cần thiết cho tôi trong quá trình học tập và công tác sau này.
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên,
đóng góp ý kiến, giúp đỡ tôi trong quá trình học tâp, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

tốt nghiệp.
Luận văn được hỗ trợ kinh phí và thực hiện trong khuôn khổ đề tài Nghiên cứu
KHCN Trọng điểm cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tên đề tài:
“Nghiên cứu áp dụng phương pháp fingerprint trong xác định thành phần thực phẩm
chức năng”. Mã số: VAST.TĐ.TP.05/16-18
Tôi xin chân thành cảm ơn !
HỌC VIÊN CAO HỌC

Đỗ Hoàng Anh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................ 3
1.1. Tổng quan về dược liệu Bán chi liên .................................................................... 3
1.1.1. Vị trí phân loại chi Scutellaria L. ....................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố loài Scutellaria barbata D.Don ......................... 3
1.1.3. Thành phần hóa học ........................................................................................... 4
1.1.4. Tác dụng sinh học ............................................................................................. 15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 23
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu hóa học ................................................................... 23
2.2.2. Phương pháp thử hoạt tính gây độc tế bào ...................................................... 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 27
3.1. Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của mẫu Bán chi liên...................... 27
3.1.1. Chiết xuất ........................................................................................................... 27
3.1.2. Phân lập các hợp chất từ các phân đoạn của cây Bán chi liên ...................... 28

3.1.3. Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được ............................................... 31
3.2. Kết quả nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào in vitro của các chất phân lập
được từ cây Bán chi liên ............................................................................................. 45
3.2.1. Kết quả sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào in vitro của hợp chất SB1 ............. 45
3.2.2. Kết quả sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào in vitro của hợp chất SB5 ............. 46
3.2.3. Kết quả sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào in vitro của hợp chất SB6 ............. 46
3.2.4. Kết quả sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào in vitro của hợp chất SB7 ............. 47
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................................... 48
4.1. Về các chất phân lập được .................................................................................. 48
4.2. Về hoạt tính gây độc tế bào in vitro của các chất phân lập được .................... 50
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................
PHỤ LỤC ........................................................................................................................


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1

H-NMR

Proton Magnetic Resonance Spectroscopy
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton

13

C-NMR

Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon 13


Ac

Acetoxy

Bz

Benzoyloxy

COSY

Chemical Shift Correlation Spectroscopy
Phổ tương tác proton-proton

DMSO

Dimethyl sulfoxide

DCM

Dicloromethan

ED50

Nồng độ bảo vệ được 50% tế bào sống sót

EtOAc

Ethylacetat

HEPES


4-(2-hydroxyethyl)-1-piperazineethanesufonic acid

HepG2

Human hepatocellular carcinoma- ung thư gan ở người

HL-60

Human acute promyeloid leukemia - ung thư máu ở người

HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Connectivity
Phổ tương tác dị hạt nhân qua nhiều liên kết

HR-ESI-MS

Hight Resolution Electron Spray Ionization Mass Spectra
Phổ khối ion hóa phun điện tử phân giải cao

HSQC

Heteronuclear Single Quantum Coherence
Phổ tương tác dị hạt nhân qua 1 liên kết

IC50

Inhibitory concentration 50%
(Nồng độ ức chế 50% sự phát triển)


KB

Human carcinoma in the mouth – ung thư biểu mô miệng ở
người

LNCaP

Human prostate carcinoma – ung thư tiền liệt tuyến ở người

LU – 1

Ung thư phổi ở người

MCF7

Human breast carcinoma – ung thư vú ở người

Nic

Nicotinoyl


SK-Mel-2

Human malignant melanoma - Ung thư da ở người

MIC

Nồng độ ức chế tối thiểu


SRB

Sulforhodamine B

TLC (SKLM)

Thin layer chromatography (Sắc ký lớp mỏng)

TLTK

Tài liệu tham khảo


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1

Tên bảng

Trang

Một số hợp chất diterpenoid phân lập từ loài Scutellaria

4

barbata D.Don
Bảng 1.2

Một số hợp chất alcaloid phân lập từ Scutellaria barbata


9

D.Don
Bảng 1.3

Một số hợp chất flavonoid phân lập từ cây Scutellaria

13

barbata D.Don
Bảng 1.4

Hoạt tính gây độc tế bào ung thư của một số hợp chất phân

18

lập từ cây Bán chi liên (Scutellaria barbata D.Don)
Bảng 3.1

Dữ liệu phổ NMR của hợp chất SB1

35

Bảng 3.2

Dữ liệu phổ NMR của hợp chất SB5

39


Bảng 3.3

Dữ liệu phổ NMR của hợp chất SB6

41

Bảng 3.4

Dữ liệu phổ NMR của hợp chất SB7

43

Bảng 3.5

Tổng hợp các hợp chất diterpenoid phân lập được

44

Bảng 3.6

Kết quả hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hợp chất SB1

45

Bảng 3.7

Kết quả hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hợp chất SB5

46


Bảng 3.8

Kết quả hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hợp chất SB6

46

Bảng 3.9

Kết quả hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hợp chất SB7

47


DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình
Hình 1.1

Một số hợp chất alcaloid phân lập từ loài Scutellaria

Trang
12

barbata D.Don ở Việt Nam
Hình 3.1

Sơ đồ chiết xuất cắn toàn phần và các phân đoạn mẫu Bán

27

chi liên

Hình 3.2

Sơ đồ phân lập các hợp chất từ phân đoạn dicloromethan

29

Hình 3.3

SKLM pha thường hợp chất SB1 ở hệ dung môi n-hexan:

29

aceton 1:1 và DCM: ethylacetat 3:1
Hình 3.4

SKLM pha thường hợp chất SB5 ở hệ dung môi DCM:

30

aceton 8:1 và DCM: ethylacetat 1:1
Hình 3.5

SKLM pha thường hợp chất SB6 ở hệ dung môi DCM:

30

aceton 8:1 và DCM: ethylacetat 3:1
Hình 3.6

SKLM pha thường hợp chất SB7 ở hệ dung môi DCM:


30

aceton 3:1 và n-hexan: ethylacetat 2:1
Hình 3.7

Phổ HR-ESI-MS của hợp chất SB1

31

Hình 3.8

Phổ 1H - NMR của hợp chất SB1

32

Hình 3.9

Phổ 13C - NMR của hợp chất SB1

33

Hình 3.10

Phổ HSQC của hợp chất SB1

34

Hình 3.11


Phổ HMBC của hợp chất SB1

34

Hình 3.12

Phổ COSY của hợp chất SB1

36

Hình 3.13

Phổ NOESY của hợp chất SB1

36

Hình 3.14

Các tương tác HMBC và COSY chính của hợp chất SB1

37

Hình 3.15

Các tương tác NOESY chính của hợp chất SB1

37

Hình 3.16


Cấu trúc hóa học của hợp chất SB1 (Scutebarbatolide A)

37

Hình 3.17

Các tương tác HMBC chính của hợp chất SB5

40

Hình 3.18

Cấu trúc hóa học của hợp chất SB5 (scutehenamine H)

40

Hình 3.19

Các tương tác HMBC chính của hợp chất SB6

42

Hình 3.20

Cấu trúc hóa học của hợp chất SB6

42

(14β-hydroxyscutolide K)



Hình 3.21

Các tương tác HMBC chính của hợp chất SB7

43

Hình 3.22

Cấu trúc hóa học của hợp chất SB7 (Scutebata O)

43


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, bệnh ung thư đã trở thành vấn đề sức khỏe hàng đầu của con người
trên toàn thế giới. Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch và tỷ
lệ mắc ung thư có xu hướng tăng nhanh ở hầu hết các nước. Nguyên nhân của vấn đề
này được cho do môi trường sống ngày càng ô nhiễm với nhiều tác nhân vật lý (tia cực
tím, tia xạ), tác nhân hóa học (khói thuốc lá, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ), tác nhân sinh
học (virus, vi khuẩn, nấm) và nhiều tác nhân khác. Các bệnh ung thư rất đa dạng và
nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong khi đó, các thuốc điều
trị ung thư hiện nay trên thị trường còn nhiều tác dụng không mong muốn và giá thành
tương đối cao tạo ra những gánh nặng về tâm lý và vật chất cho người bệnh và xã hội.
Vì vậy, việc phát triển thuốc mới có tác dụng kháng ung thư với giá thành hợp lý, ít tác
dụng không mong muốn là vấn đề rất cấp thiết hiện nay.
Việt Nam có nền y học cổ truyền lâu đời với nguồn dược liệu vô cùng phong phú
hứa hẹn sẽ là nguồn nguyên liệu vô cùng quý giá cho việc nghiên cứu phát triển thuốc
mới nói chung và thuốc điều trị ung thư nói riêng. Bán chi liên (Scutellaria barbata
D.Don) hay còn gọi là Hoàng cầm râu, là một vị thuốc hỗ trợ điều trị khối u và ung thư

được nhân dân ta sử dụng theo kinh nghiệm dân gian và cho thấy có tác dụng tốt [1],
[2]. Trong những năm gần đây, Bán chi liên là đối tượng được nhiều nhà khoa học trên
thế giới quan tâm và nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học, đặc biệt
hoạt tính kháng ung thư. Đã có hơn 150 hợp chất được phân lập từ chi Scutellaria L. và
các chất này đã chứng minh có hoạt tính gây độc các dòng tế bào ung thư ở người [58],
điều này góp phần mở ra triển vọng phát triển thuốc điều trị ung thư từ cây Bán chi liên.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về loài Scutellaria barbata D.Don ở Việt Nam còn tương đối
khiêm tốn, vì vậy việc nghiên cứu về thành phần hóa học nói chung, nhóm chất
diterpenoid nói riêng và hoạt tính kháng ung thư của các nhóm chất có mặt trong
Scutellaria barbata D.Don ở Việt Nam là cần thiết
Để nghiên cứu sâu về loài Scutellaria barbata D.Don, hướng tới việc phân lập
các hợp chất diterpenoid có hoạt tính gây độc tế bào ung thư, đề tài: “Phân lập và đánh
giá hoạt tính gây độc tế bào in vitro của một số hợp chất diterpenoid từ cây Bán chi liên
(Scutellaria barbata D.Don) thu hái ở Hà Nội” được thực hiện với các mục tiêu sau:

1


1. Phân lập 3 - 5 hợp chất diterpenoid từ cây Bán chi liên
2. Nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào của các chất phân lập được từ cây Bán chi liên

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về dược liệu Bán chi liên
1.1.1. Vị trí phân loại chi Scutellaria L.
Theo hệ thống phân loại Takhtajan (2009) [5], chi Scutellaria L. có vị trí phân
loại như sau:
Giới: Plantae (Thực vật)

Ngành: Magnoliophyta (Ngọc lan)
Lớp: Magnoliopsida (Ngọc lan)
Phân lớp: Lamiidae (Bạc hà)
Bộ: Lamiales (Bạc hà)
Họ: Lamiaceae (Bạc hà)
Phân họ: Scutellarioideae
Chi: Scutellaria L.
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố loài Scutellaria barbata D.Don
Cây thảo, mọc bò, cao 15-20 cm có khi đến 50 cm [2]. Thân mảnh, hình trụ, mọc
đứng, nhẵn hoặc có lông nhỏ. Lá mọc đối, hình trứng, phiến xoan thon, dài 1,25 - 2,5
cm, rộng 0,7-0,8 cm, gốc hình nêm hoặc hình tim, đầu nhọn, mép khía răng, mặt dưới
rất nhạt, những lá gần ngọn không cuống, những lá phía dưới có cuống mảnh dài 5-6
mm [1].
Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc ở ngọn, dài 3-5cm, lá bắc thon hẹp; đài hình chuông,
dài 1,5-2mm, nhẵn hoặc hơi có lông, có đường sống rõ; tràng màu xanh lơ, có lông thưa,
dài 9-10mm, hơi loe ra ở đầu, chia 2 môi, môi trên có 3 thùy, thùy giữa lớn, thùy bên
hẹp, môi dưới rộng và tròn; nhị 4, đính vào 1/3 dưới của tràng, không thò ra ngoài, chỉ
nhị có lông ở gốc; bầu nhẵn [1].
Quả nhẵn hoặc có lông [1].
Mùa hoa vào tháng 4 – 10, có quả vào tháng 6 – 11.
Bán chi liên phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt châu Á, gồm Nhật
Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ, Myanma, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Ở
Việt Nam, cây thường gặp ở các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú
Thọ, Hòa Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị. Bán chi liên là loại cây

3


ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc ở nơi đất thấp, ẩm như ruộng mới bỏ hoang, đất trống trong
thung lũng, ven đồi và gần các nguồn nước. Cây con mọc từ hạt được thấy vào tháng 45, sinh trưởng và phát triển nhanh trong mùa hè; sau mùa hoa quả cây có thể tàn lụi vào

giữa mùa thu. Hạt Bán chi liên nhỏ, phát tán gần nên trong tự nhiên thường thấy cây
mọc quần tụ thành từng đám nhỏ [1].
Bộ phận dùng: Toàn cây, thu hái quanh năm, thường vào mùa xuân, hè. Dùng
tươi hoặc phơi khô [1], [2].
1.1.3. Thành phần hóa học
Trong những năm gần đây, loài Scutellaria barbata D.Don đã được nghiên cứu
nhiều trên thế giới về thành phần hóa học. Hơn 150 hợp chất đã được nghiên cứu bao
gồm các nhóm chất như flavonoid, neo-clerodane diterpenoid alcaloid, diterpenoid, chất
dầu dễ bay hơi, các polysaccharid và các hợp chất khác. Trong số này, flavonoid, neoclerodane diterpenoid và alcaloid chiếm phần lớn và mang lại tác dụng dược lý chính
cho cây.
1.1.3.1. Ditepenoid
Diterpenoid là nhóm chất phong phú nhất trong các nhóm chất đã được phân lập
từ loài Scutellaria barbata D.Don. Các nghiên cứu tiến hành bởi các nhà khoa học trên
khắp thế giới đã phân lập được khoảng 70 diterpenoid từ loài S. barbata D.Don. Bảng
1.1 tổng kết các diterpenoid đã được tìm thấy từ loài S. barbata D.Don
Bảng 1.1 Một số hợp chất diterpenoid phân lập từ loài Scutellaria barbata D.Don
STT

Công thức cấu tạo

Tên

TLTK

Neo-clerodane diterpenoid
1

Scutebata S

[48]


2

Scutebata T

[48]

4


3

Barbatin A

[19]

4

Barbatin B

[19]

5

Barbatin C

[19]

6


Barbatin D (6,7-

[17]

dibenzoyloxybarbatin C)

7

Barbatin E

[17]

8

Barbatellarine A

[30]

5


9

6-(2,3-epoxy-2-

[16]

isopropyl-npropoxyl)barbatin C

10


Scutebata A

R1, R2 = Bz; R3

[64]

= Ac
11

Scutebata B

R1 = Nic; R2 =

[64]

Bz; R3 = Ac
12

Scutebata C

R1 = Nic; R2 =

[64]

H, R3 = Ac
13

Scutebata D


R1 = Bz; R2, R3

[64]

= Ac
14

Scutebata E

R1 = MePr; R2,

[64]

R3 = Ac
15

Scutebata F

R1 = Nic; R2 =

[64]

Bz; R3 = Ac
16

Scutebata G

R1, R3 = Bz; R2

[64]


= Nic
17

Scutebata H

[63]

18

Scutebata I

[63]

6


19

Scutebata J

[63]

20

Scutebata K

[63]

21


Scutebata L

[63]

22

Scutebata M

[63]

23

Scutebata N

[63]

24

Scutebata O

[63]

7


25

Scubatine A


[62]

26

Scubatine B

[62]

27

Scubatine C

[62]

28

Scubatine D

R1, R5 = H; R2,

[62]

R3 = Ac;
R4 = OAc
29

Scubatine E

R1 = OBz; R2 =


[62]

Ac; R3 = Bz;
R4, R5 = H
30

Scubatine F

[62]

Ent-clerodane diterpenoid
31

32

33

6-O-nicotinoylbarbatin

R1, R2 = H;

A

R3 = Nic

6,7-di-O-

R1 = H;

acetoxybarbatinA


R2, R3 = Ac

8-O-nicotinoylbarbatinA

R1 = Nic;
R2, R3 = H

8

[18]

[18]

[18]


Ngoài ra còn có các diterpenoid khác đã được phân lập như: scutebarbatine W,
X, Y, Z [49], scutelinquanine A, B, C [36], scutebata P, Q, R [32], scutolide A – L,
(14R)-14β-hydroxyscutolide K [55], scutebarbalactone [47], scutelinquanine D, 6acetoxybarbatin C [39], 2-carbonylscutebarbatineA [18], scutebatin A, B, C [58].
1.1.3.2. Alcaloid
Hợp chất alcaloid đầu tiên được phân lập là một neo-clerodane diterpenoid
alcaloid được đặt tên là scutebarbatine A bởi Zq và cộng sự vào năm 1996 [65]. Từ đó
đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành và nhiều diterpenoid alcaloid mới
được tìm thấy.
Bảng 1.2 Một số hợp chất alcaloid phân lập từ Scutellaria barbata D.Don
STT

Công thức cấu tạo


Tên

TLTK

1

Scutebarbatine A

[65]

2

Scutebarbatine B

[19]

3

Scutebarbatine C

[11]

9


4

Scutebarbatine D

[11]


5

Scutebarbatine E

[11]

6

Scutebarbatine F

[11]

7

Scutebarbatine G

R1=Nic; R2,

[20]

R3 = H
8

9

10

6,7-di-O-


R1, R2, R3 =

nicotinoylscutebarbatine G

Nic

6-O-nicotinoyl-7-O-

R1, R2 = Nic;

acetylscutebarbatin G

R3 = Ac

Scutebarbatine H

R1= Nic; R2 =

[20]

[20]

[20]

H
11

7-O-nicotinoylscutebarbatin H

R1, R2 = Nic


10

[20]


12

Barbatellarine B

[30]

13

Scutehenanine H

[16]

14

Scutebarbatine I

R1=H;

[12]

R2=OEt
15

Scutebarbatine J


R1=OEt,

[12]

R2 = H

16

Scutebarbatine K

[12]

17

Scutebarbatine L

[12]

11


18

Scutebarbatine O

[13]

19


6-O-nicotinoylscutebarbatine

[13]

G

Bên cạnh đó có một số alcaloid khác được phân lập như: scutehenanine A, B, C,
D, 6-O-acetylscutehenanine A, 6-O-(2-carbonyl-3-methylbutanoyl) scutehenanine A
[15], scutebarbatine M, N [14].
Tại Việt Nam, một số alcaloid mới cũng đã được phân lập từ loài Scutellaria
barbata D.Don như barbatine A, B, C, D [26]. Công thức cấu tạo của các chất thể hiện
ở hình 1.1.

Hình 1.1. Một số hợp chất alcaloid phân lập từ loài Scutellaria barbata D.Don ở
Việt Nam
1.1.3.3. Flavonoid
Scutellaria barbata D.Don chứa một lượng lớn flavonoid và các dẫn xuất. Gần
50 flavonoid thuộc các nhóm flavon, flavonoid glycosid, flavanon và chalcon đã được
phân lập. Một số flavonoid đã được phân lập từ loài Scutellaria barbata D.Don được
thể hiện trong bảng 1.3

12


Bảng 1.3 Một số hợp chất flavonoid phân lập từ cây Scutellaria barbata D.Don
STT

Công thức cấu tạo

Tên


TLTK

Flavon
1

Apigenin

[27], [40]

2

Luteolin

[27], [40]

3

Quercetin

[52]

4

Scutellarein

5

Isoscutellarein


[45]

6

Baicalein

[57]

[25], [45]

Flavonoid glycosid

13


7

Scutellarin

[33]

8

Apigenin-7-O-β-D-

[51]

glucosid

9


Apigenin 5-O-β-D-

[50], [57]

glucopyranosid

Flavanon
10

Carthamidin

11

Isocarthamidin

[24]

[45], [24]

Ngoài ra còn có một số flavonoid được phân lập như: 2',4'-dihydroxy-2,3',6'trimethoxychalcon, 4’,5- dihydroxy-3’,5’,6,7-tetramethoxyflavon, 2(S)-7,2'-dihydroxy5,8-dimethoxyflavanon, 5,7,2'-trihydroxy-8-methoxyflavanon, 6-methoxynaringenin,
7-hydroxy-5,8,2'-trimethoxyflavanon [50], naringenin [43], ethyl-7-O-apigeninglucuronat, apigenin-7-O-neohesperidosid [51], isoscutellarein-8-O-glucuronid [33],

14


acacetin-7-diglucuronid, luteolin-7-diglucuronid [53], hispidulin [61], wogonin [40], 4’hydroxy wogonin [45].
1.1.3.4. Polysaccharid
Năm 2009, Wu và cộng sự đã tinh chế được polysaccharid B3-PS1 có trọng lượng
phân tử trung bình khoảng 1.700.000 Da với thành phần Galactose: glucose: manose:

arabinose theo tỷ lệ 4,3: 1,6: 1,1: 1,0 [56].
1.1.3.5. Tinh dầu
Năm 2004, Yu và cộng sự đã nghiên cứu thành phần của tinh dầu từ bộ phận trên
mặt đất của loài Scutellaria barbata D.Don bằng sắc ký khí (GC) và sắc ký khí khối phổ
(GC-MS). Kết quả thu được, thành phần chính của tinh dầu là hexahydrofarnesylacetone
(11.0%), 3,7,11,15-tetramethyl-2-hexadecen-1-ol (7,8%), menthol (7,7%) và 1-octen-3ol (7,1%), ngoài ra còn có linalol (6,7%), a-terpineol (1,5%), thymol (1,4%) và một số
tinh dầu khác [60].
1.1.3.6. Một số hợp chất khác
Một số hợp chất khác đã được phân lập từ loài Scutellaria barbata D.Don như
pheophorbid

a

[10],

4-(3,4-dihydroxy-phenyl)-but-3-en-2-on

[53],

(S)-2-(4-

hydroxyphenyl)-6-methyl-2,3-dihydro-4H-pyran-4-on [50], acid 2,5-dihydroxybenzoic,
4-hydroxybenzaldehyd, 4-hydroxyacetophenon, acid 4-hydroxybenzoic, acid 4hydroxycinnamic [3].
1.1.4. Tác dụng sinh học
1.1.4.1. Hoạt tính kháng tế bào ung thư
Theo y học cổ truyền Việt Nam, Bán chi liên đã được sử dụng từ rất lâu đời để
chữa khối u tân sinh [1], [2]. Ngày nay, trong y học hiện đại, Scutellaria barbata D.Don
là nguồn nghiên cứu có giá trị, thu hút các nhà khoa học phát triển thuốc chống ung thư.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được dịch chiết và các phân đoạn từ Scutellaria
barbata D.Don có tác dụng gây độc một số dòng tế bào ung thư ở người. Ngoài ra, các

hợp chất đã được phân lập từ loài này cũng thể hiện tác dụng diệt tế bào ung thư in vivo
hoặc in vitro (Bảng 1.5).
Năm 2003, Powell C.B và cộng sự đã tiến hành khảo sát tác dụng gây độc 11
dòng tế bào ung thư buồng trứng và 4 dòng tế bào ung thư vú của dịch chiết nước từ 15

15


mẫu dược liệu. Kết quả dựa trên giá trị ID50 cho thấy, dịch chiết của S. barbata D. Don
gây độc cho 100% dòng tế bào ung thư buồng trứng và 50% dòng tế bào ung thư vú.
Tác dụng của S. barbata D.Don được chứng minh sẽ giảm trong trường hợp ung thư có
sự tăng cao của protein Bcl-2. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ liên quan đến một số dòng tế
bào ung thư nhất định (A2780), không xảy ra với tất cả tế bào [38].
Năm 2005, Yin X. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tác dụng ức chế sự tăng
trưởng và xác định cơ chế kháng tế bào ung thư của S. barbata D. Don trên dòng tế bào
ung thư phổi A549. Kết quả cho thấy, dịch chiết ethanol ức chế đáng kể sự tăng trưởng
của tế bào A549 với IC50 0,21 mg/ml. Cơ chế chính của sự ức chế tế bào là gây chết theo
chu trình (apoptosis) và gây độc tế bào ung thư. Tác dụng apoptosis của S. barbata D.
Don được thể hiện bằng việc làm tăng hoạt tính của caspase 3/7. Phân tích DNA cho
thấy có 16 gen bị ảnh hưởng, liên quan đến tổn thương DNA, làm thay đổi chu trình tế
bào, liên kết giữa các acid nucleic và sự phosphoryl hóa protein. Trong 16 gen bị ảnh
hưởng có gen CD209 (gen liên quan đến chức năng tế bào đuôi gai) đã giảm 102 lần so
với không dùng S. barbata D. Don. Điều này mở ra thêm gợi ý về cơ chế tác dụng chống
ung thư của S. barbata D.Don [59].
Một nghiên cứu khác với phần dicloromethan của S. barbata D. Don đã ức chế
sự gia tăng của tế bào ung thư bạch cầu U937 ở người với giá trị IC50 10µg/ml. Nghiên
cứu sâu hơn cho thấy tác dụng này liên quan đến sự kích hoạt capase-9, capase-3, làm
giảm hiệu quả của enzym PARP (poly-ADP-ribose-polymerase), tăng giải phóng
cytochrom C từ ty thể trong quá trình làm tế bào chết theo chu trình [9].
Nghiên cứu dịch chiết nước S. barbata D. Don của Kim DI năm 2005 trên tế bào

ung thư bạch cầu và u xơ tử cung cho thấy, dịch chiết làm giảm nồng độ IGF-I (insulinlike grow factor) (enzym tham gia vào sự tăng trưởng chọn lọc của tế bào ung thư bạch
cầu) có thể đây là nguyên nhân dẫn đến sự chết theo chu trình của tế bào ung thư, làm
giảm đáng kể số lượng tế bào nuôi cấy [27].
Nghiên cứu khác của Wei P.Y năm 2007 trên dòng tế bào ung thư phổi ở người
SPC-A-1 đã cho thấy, so với nhóm chứng, tỷ lệ tế bào ung thư bị ức chế tăng lên rõ rệt,
biểu hiện của gen caspase-3 mRNA tăng lên đáng kể, trong khi mRNA của các gen sống
sót giảm đáng kể (p < 0,01) ở nhóm dùng dịch chiết S. barbata D. Don. Như vậy, S.

16


×