Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

NGUYỄN THANH UYÊN PHÂN TÍCH DANH mục THUỐC sử DỤNG tại BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THANH UYÊN

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THANH UYÊN

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
NĂM 2017
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC


MÃ SỐ: 8720412

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thị Hồng Hà
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè, cơ quan và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
TS. Nguyễn Thị Hồng Hà – Trưởng khoa Dược Bệnh viện Nhi Trung
ương. Cô đã dành thời gian hướng dẫn, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá
trình học tập và thực hiện nghiên cứu.
PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó trưởng Bộ môn Quản lý và
kinh tế dược, Trường đại học Dược Hà Nội. Cô đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình học tập và cho tôi nhiều ý kiến quý
báu trong toàn bộ quá trình thực hiện để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học,
các thầy, các cô Bộ môn Quản lý và kinh tế dược của Trường Đại học Dược
Hà Nội đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp và
những người thân đã chia sẻ, động viên tôi vượt qua những khó khăn, trở ngại
để tôi có thể yên tâm học tập, làm việc trong suốt thời gian hoàn thành luận
văn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2019
Nguyễn Thanh Uyên



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Hoạt động xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện ..................... 3
1.1.1. Danh mục thuốc ...................................................................................... 3
1.1.2. Một số văn bản pháp quy và tài liệu làm cơ sở phân tích của đề tài ...... 4
1.2. Một số phương pháp phân tích việc sử dụng thuốc ................................... 8
1.2.1. Phương pháp phân tích ABC .................................................................. 9
1.2.2. Phương pháp phân tích VEN ................................................................ 10
1.2.3. Phương pháp phân tích kết hợp ABC/VEN .......................................... 12
1.3. Thực trạng áp dụng các phương pháp phân tích sử dụng thuốc .............. 13
1.3.1. Trên thế giới .......................................................................................... 13
1.3.2.Tại Việt Nam .......................................................................................... 14
1.4. Tình hình sử dụng thuốc ở các cơ sở điều trị tại Việt Nam ..................... 16
1.4.1. Tình hình cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý .............. 16
1.4.2.Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh ...................................................... 16
1.4.3. Tình hình sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu .......... 17
1.4.4.Tình hình sử dụng thuốc biệt dược gốc, thuốc generic .......................... 18
1.5. Một số nét về Bệnh viện Nhi Trung ương ............................................... 18
1.5.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức ................................................... 18
1.5.2. Giới thiệu Khoa dược Bệnh viện .......................................................... 18
1.5.3. Một số bệnh thường gặp của bệnh nhân tại Bệnh viện nhi trung ương 20
1.5.4.Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 23



2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23
2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................ 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
2.2.1. Biến số nghiên cứu ................................................................................ 23
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 25
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 25
2.2.4. Mẫu nghiên cứu..................................................................................... 27
2.2.5.

Xử lý và phân tích số liệu ......................................................... 27

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 32
3.1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Nhi Trung ương
năm 2017 ......................................................................................................... 32
3.1.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo thuốc tân dược, thuốc đông y và
thuốc từ dược liệu............................................................................................ 32
3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc tân dược sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý
......................................................................................................................... 32
3.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc tân dược được sử dụng theo đường dùng....... 38
3.1.4. Cơ cấu danh mục thuốc tân dược sử dụng theo thành phần ................. 39
3.1.5. Cơ cấu danh mục thuốc tân dược sử dụng theo phân loại biệt dược gốc
và generic ........................................................................................................ 41
3.1.6. Cơ cấu danh mục thuốc tân dược sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ .... 42
3.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm
2017 theo phương pháp phân tích ABC-VEN ................................................ 43
3.2.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân tích ABC .......................... 43
3.2.2. Cơ cấu thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý ............................... 44
3.2.3. Năm hoạt chất hạng A có giá trị sử dụng lớn nhất ............................... 45

3.2.4. Thuốc giống nhau cả về hoạt chất, hàm lượng, đường dùng lại có mặt ở
các hạng A, B, C khác nhau ............................................................................ 46


3.2.5. Sự trùng nhau cả về hoạt chất, hàm lượng, đường dùng giữa các thuốc
hạng A ............................................................................................................. 50
3.2.6. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân tích VEN .......................... 51
Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 52
4.1. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm
2017 ................................................................................................................. 52
4.1.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo thuốc tân dược, thuốc đông y và
thuốc từ dược liệu............................................................................................ 52
4.1.2. Cơ cấu thuốc tân dược sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý .............. 52
4.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc tân dược được sử dụng theo đường dùng....... 57
4.1.4. Cơ cấu danh mục thuốc tân dược sử dụng theo thành phần ................. 58
4.1.5. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân loại biệt dược gốc và
generic ............................................................................................................. 59
4.1.6. Cơ cấu danh mục thuốc tân dược sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ .... 60
4.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm
2017 theo phương pháp phân tích ABC-VEN ................................................ 61
4.2.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân tích ABC .......................... 61
4.2.2. Cơ cấu thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý ............................... 62
4.2.3. 5 hoạt chất nhóm A có tổng giá trị sử dụng cao nhất. .......................... 63
4.2.4 Thuốc giống nhau cả về hoạt chất, hàm lượng, đường dùng lại có mặt ở
các hạng A, B, C khác nhau ............................................................................ 64
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 66
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
TT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1. Hướng dẫn phân loại VEN của WHO ............................................ 11
Bảng 1.2. Ma trận ABC –VEN ....................................................................... 13
Bảng 1.3. 10 bệnh thường gặp nhất tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2016
......................................................................................................................... 20
Bảng 2.4. Các biến số nghiên cứu ................................................................... 23
Bảng 3.5. Tỷ lệ thuốc tân dược, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu ............. 32
Bảng 3.6. Tỷ lệ thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý .......................... 32
Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc kháng sinh theo phân nhóm ...................................... 35
Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc kháng sinh theo phân nhóm kháng sinh “tiếp cận”,
“chờ”, “dự trữ” của Tổ chức Y tế Thế giới ..................................................... 36
Bảng 3.9. Tỷ lệ hoạt chất kháng sinh “dự trữ” được sử dụng......................... 37
Bảng 3.10. Kháng sinh “dự trữ” theo phân loại của WHO trong danh mục
thuốc sử dụng của Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017 .............................. 38
Bảng 3.11. Tỷ lệ thuốc tân dược theo đường dùng ......................................... 39
Bảng 3.12. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần, đa thành phần.................................. 39
Bảng 3.13. Cơ cấu thuốc đa thành phần theo nhóm tác dụng dược lý ........... 40
Bảng 3.14. Tỷ lệ thuốc biệt dược gốc, thuốc generic ..................................... 41
Bảng 3.15. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu....................... 42
Bảng 3.16. Cơ cấu nhóm thuốc nhập khẩu đối chiếu theo TT 10................... 42
Bảng 3.17. Cơ cấu danh mục thuốc theo phân tích ABC ............................... 43
Bảng 3.18. Cơ cấu thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý ...................... 44
Bảng 3.19. 5 hoạt chất hạng A có giá trị sử dụng lớn nhất ............................. 45
Bảng 3.20. Các thuốc hạng A có hoạt chất, hàm lượng, đường dùng trùng với

các thuốc ở hạng B, C ..................................................................................... 47
Bảng 3.21. Hoạt chất meropenem, hàm lượng 500 mg, thuốc tiêm có mặt ở
hạng A, B với các tên thuốc khác nhau ........................................................... 48


Bảng 3.22. Hoạt chất ceftriaxon, hàm lượng 1g, thuốc tiêm có mặt ở cả 3
hạng A, B, C dưới những khoản mục khác nhau ............................................ 49
Bảng 3.23. Hoạt chất budesonide, hàm lượng 0,5mg/2ml, ống khí dung có
mặt ở cả 2 hạng A, C ....................................................................................... 50
Bảng 3.24. Các nhóm cùng hoạt chất, hàm lượng, đường dùng trong hạng A
......................................................................................................................... 50
Bảng 3.25. Cơ cấu danh mục thuốc theo phân tích VEN ............................... 51

Tên hình
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức khoa Dược ................................................................ 19


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Giải nghĩa

Chữ viết tắt
DMT

:

Danh mục thuốc

GTCL

:


Giá trị chênh lệch

GTDK

:

Giá trị dự kiến

GTSD

:

Giá trị sử dụng

HĐT&ĐT

:

Hội đồng Thuốc và Điều trị

TDDL

:

Tác dụng dược lý

SXTN

:


Sản xuất trong nước

TNK

:

Thuốc nhập khẩu

TT 10

:

Thông tư số 10/2016/TT-BYT

WHO

:

Tổ chức Y tế thế giới


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng thuốc kém hiệu quả và bất hợp lý hiện đang là vấn đề bất cập
của nhiều quốc gia. Đây là một trong các nguyên nhân chính làm tăng chi phí
điều trị, tăng tính kháng thuốc, giảm chất lượng chăm sóc sức khỏe đồng thời
giảm uy tín của các bệnh viện. Theo thống kê của Tổ chức y tế Thế giới
(WHO), kinh phí mua thuốc hiện nay chiếm khoảng 30-40% ngân sách ngành
Y tế của nhiều nước và một phần lớn trong số đó bị lãng phí do lựa chọn, sử
dụng thuốc không hợp lý [32].

Tại Việt Nam, với những chính sách mở cửa theo cơ chế đa dạng hóa
các loại hình cung ứng, thị trường thuốc ngày càng phong phú cả về số lượng
và chủng loại. Theo số liệu của Cục Quản lý Dược Việt Nam, tính tới tháng
10 năm 2015, tương ứng với 905 hoạt chất thông dụng, chúng ta có tới 19551
số đăng ký thuốc, trong đó có 9374 số đăng ký là thuốc sản xuất trong nước
với 487 hoạt chất và 10177 số đăng ký nhập khẩu với 784 hoạt chất. Điều này
khiến cho việc cung ứng thuốc nói chung và cung ứng trong bệnh viện nói
riêng trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Tuy nhiên nó cũng gây ra nhiều khó
khăn, lúng túng trong việc lựa chọn và sử dụng thuốc.
Để hạn chế tình trạng trên, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới,
Bộ y tế đã ban hành thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức hoạt động
của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện. Hội đồng có chức năng tư vấn
cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng
thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh
viện. Một trong các nhiệm vụ chính của Hội đồng thuốc và điều trị là xây
dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện đáp ứng được hiệu quả điều trị
với chi phí thấp nhất. Một danh mục thuốc được xây dựng tốt không những
giúp tiết kiệm chi phí, sử dụng hợp lý nguồn tài chính mà còn giúp nâng cao
chất lượng chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện. Do đó việc lựa chọn xây dựng

1


danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện là một bước quan trọng quyết định
hiệu quả của việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Bệnh viện Nhi Trung ương là một địa chỉ khám chữa bệnh hàng đầu về
Nhi khoa của cả nước và được đánh giá ngang tầm với nhiều bệnh viện lớn
trong khu vực Đông Nam Á. Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 1200 –
1500 lượt bệnh nhân thăm khám. Mỗi năm bệnh viện sử dụng một lượng
thuốc rất lớn, chi phí thuốc sử dụng mỗi năm khoảng 300 tỷ đồng. Tuy nhiên

chưa có nghiên cứu toàn diện về danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện. Do
đó, đề tài “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Nhi Trung
ương năm 2017” được tiến hành với mục tiêu:
1. Phân tích cơ cấu thuốc sử dụng tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm
2017
2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Nhi Trung ương
năm 2017 theo phương pháp phân tích ABC-VEN
Mục đích của đề tài là đưa ra một số kiến nghị giúp Hội đồng thuốc và
điều trị của bệnh viện xây dựng, lựa chọn danh mục thuốc những năm tiếp
theo đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Hoạt động xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện
1.1.1. Danh mục thuốc
1.1.1.1. Định nghĩa danh mục thuốc bệnh viện
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Danh mục thuốc bệnh viện là
danh sách các thuốc đã được lựa chọn và phê duyệt để sử dụng trong bệnh
viện”.
Một danh mục thuốc được xây dựng tốt sẽ đem lại các lợi ích [32]:
- Loại bỏ các thuốc không an toàn và kém hiệu quả, từ đó giảm số ngày
nằm viện đồng thời giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong.
- Lựa chọn được các thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý.
- Giảm chi phí do giảm số lượng thuốc mua sắm.
- Cung cấp thông tin thuốc tập trung và có trọng tâm trên cơ sở danh
mục thuốc bệnh viện.
1.1.1.2. Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc
Danh mục thuốc của bệnh viện được xây dựng căn cứ vào danh mục

thuốc thiết yếu và các quy định về sử dụng danh mục thuốc do Bộ Y tế ban
hành, đồng thời căn cứ vào mô hình bệnh tật và kinh phí hoạt động của bệnh
viện (ngân sách nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ các dịch vụ
khám chữa bệnh và các nguồn thu hợp pháp khác của bệnh viện).
Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc [8]:
- Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều
trị trong bệnh viện.
- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật.
- Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và
áp dụng tại bệnh viện.
- Đáp ứng các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị.

3


- Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện.
- Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế ban hành.
- Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.
1.1.1.3. Các tiêu chí lựa chọn thuốc
Thông tư 21/2013/TT-BYT đưa ra các tiêu chí lựa chọn thuốc trong
xây dựng danh mục thuốc bệnh viện [8]:
- Thuốc có đầy đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn
thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng.
- Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn
định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định.
- Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí được quy
định ở trên thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả
điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng.
- Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào
chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí – hiệu quả giữa các

thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so
sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc.
- Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất.
- Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế,
hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
Sau khi hoàn thiện danh mục thuốc, bệnh viện tập huấn, hướng dẫn cho
cán bộ y tế tại bệnh viện sử dụng danh mục thuốc; định kỳ hằng năm đánh giá,
sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc.
1.1.2. Một số văn bản pháp quy và tài liệu làm cơ sở phân tích của đề tài
Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế quy định về
chức năng hoạt động của khoa dược. Đây là khoa có chức năng quản lý và
tham mưu cho giám đốc về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện, nhằm đảm

4


bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc
thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Như vậy, khoa dược đóng vai trò chủ
đạo và là đầu mối trong quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện [4].
Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế quy định về
hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị [8]. Thông tư nêu rõ chức năng của
Hội đồng thuốc và điều trị là tư vấn cho giám đốc về các vấn đề liên quan đến
thuốc và điều trị, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.
Theo đó, hội đồng có 6 nhiệm vụ cơ bản:
- Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc.
- Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện.
- Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị.
- Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc.
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị.
- Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc.

Hội đồng thuốc và điều trị đóng vai trò điều phối, xử lý các vấn đề sử
dụng thuốc trong đó quan trọng nhất là xây dựng và quản lý danh mục thuốc
bệnh viện.
Thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ Y tế về việc ban
hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh
toán của quỹ bảo hiểm y tế. Thông tư quy định 845 hoạt chất, 1064 thuốc tân
dược và 57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu nằm trong phạm vi thanh
toán của quỹ bảo hiểm y tế, đồng thời phân thành 27 nhóm tác dụng dược lý
[9].
Thông tư số 10/2016/TT-BYT ngày 05/5/2016 của Bộ Y tế ban hành
danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu điều trị, giá thuốc và
khả năng cung ứng. Danh mục được xây dựng trên nguyên tắc các thuốc sản
xuất tại các đơn vị trong nước đáp ứng tiêu chí kỹ thuật, giá cả hợp lý và có
khả năng đảm bảo cung cấp cho các cơ sở điều trị trên cả nước. Trên nguyên
5


tắc đó, các mặt hàng thuốc đưa vào danh mục phải đáp ứng tất cả tiêu chí sau
[12]:
- Thuốc thuộc danh mục thuốc đấu thầu.
- Đã có tối thiểu từ 03 số đăng ký của của 03 nhà sản xuất trong nước
theo nhóm tiêu chí kỹ thuật.
- Giá của thuốc sản xuất trong nước không cao hơn so với thuốc nhập
khẩu có tiêu chí kỹ thuật tương đương.
- Đảm bảo khả năng cung ứng thuốc cho các cơ sở y tế khi không mua
thuốc nhập khẩu sản xuất tại cơ sở có tiêu chí kỹ thuật tương đương với thuốc
sản xuất trong nước.
Thông tư quy định 146 thuốc mà các cở sở trong nước đã đáp ứng tiêu
chí trên vì vậy đối với các thuốc này đơn vị khám chữa bệnh nên ưu tiên sử
dụng nhóm hàng sản xuất trong nước.

Thông tư 19/2018/TT-BYT ngày 30/08/2018 của Bộ Y tế ban hành Danh
mục thuốc thiết yếu bao gồm thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm, thuốc cổ
truyền và vị thuốc cổ truyền. Danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng cho các
mục đích sau [13]:
- Xây dựng thống nhất các chính sách của Nhà nước về: đầu tư, quản lý
giá, vốn, thuế, phí các vấn đề liên quan đến sản xuất, kinh doanh, bảo quản,
kiểm nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc để bảo đảm
có đủ thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu phục vụ công tác bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
- Sử dụng trong các hoạt động đào tạo, giảng dạy, hướng dẫn sử dụng
thuốc cho học sinh, sinh viên tại các trường có đào tạo khối ngành sức khỏe.
- Xây dựng danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm
y tế.

6


- Làm cơ sở để Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng danh mục thuốc sử
dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng nhu cầu điều trị trình người
đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phê duyệt.
- Làm cơ sở để xây dựng Danh mục thuốc đấu thầu, Danh mục thuốc đấu
thầu tập trung, Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá.
- Quy định phạm vi bán lẻ thuốc tại cơ sở bán lẻ là tủ thuốc trạm y tế xã.
Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ 20 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO
Model List of Essential Medicines) ban hành tháng 3/2017.
Danh mục bao gồm các thuốc cơ bản, tối thiểu cần thiết cho một hệ
thống chăm sóc sức khỏe cơ bản, đảm bảo tính hiệu quả, an toàn và đáp ứng
chi phí – hiệu quả. Nhóm thuốc kháng sinh liệt kê trong danh mục được phân
loại thành 3 nhóm: kháng sinh “tiếp cận” (Access), kháng sinh “chờ”
(Watch), kháng sinh “dự trữ” (Reserve).

Nhóm kháng sinh “tiếp cận” bao gồm những kháng sinh được khuyến
cáo sử dụng theo kinh nghiệm, như là lựa chọn hàng đầu hoặc hàng hai trong
điều trị những hội chứng nhiễm khuẩn thường gặp, dễ dàng tiếp cận với một
chi phí hợp lý, chế phẩm thích hợp và chất lượng đảm bảo. Lựa chọn hàng
đầu thường là những thuốc có phổ hẹp với tỷ lệ lợi/hại lớn và ít có khả năng
kháng thuốc, trong khi đó lựa chọn hàng hai thường là những kháng sinh có
phổ rộng hơn với tiềm năng gây kháng thuốc cao hơn hoặc có tỷ lệ lợi/hại
thấp [33].
Nhóm kháng sinh “chờ” bao gồm những lớp kháng sinh thường được
xem là có khả năng năng gây kháng thuốc cao hơn, mặc dù vẫn còn được
khuyến cáo lựa chọn điều trị hàng đầu hoặc hàng hai nhưng chỉ với một số ít
chỉ định. Những loại thuốc này được khuyến nghị ưu tiên xem xét đưa vào
mục tiêu hành động và theo dõi giám sát của chương trình quản lý sử dụng
kháng sinh cấp quốc gia và tại cơ sở điều trị [33].
Nhóm “dự trữ” bao gồm các kháng sinh được dùng như là “phương
7


sách cuối cùng”, hoặc chỉ dùng cho những người bệnh đặc biệt nhất, ở những
cơ sở điều trị đặc hiệu, khi mà các thuốc thay thế khác không có sẵn hoặc đã
thất bại điều trị (ví dụ: những nhiễm khuẩn rất nặng do các vi khuẩn đa kháng
thuốc) [33]. Những thuốc này nên được bảo hộ và ưu tiên làm mục tiêu của
chương trình quản lý kháng sinh cao nhất cấp quốc gia và cấp quốc tế bao
gồm việc theo dõi sát và báo cáo việc sử dụng, để giữ hiệu quả của thuốc lâu
dài.
1.2. Một số phương pháp phân tích việc sử dụng thuốc
Danh mục thuốc trong bệnh viện là cơ sở quan trọng cho việc sử dụng
thuốc hiệu quả, hợp lý, an toàn. Nên cân nhắc chỉ đưa những thuốc thật sự cần
thiết vào danh mục, tránh đưa những thuốc có hiệu quả điều trị kém vào trong
danh mục vì quá nhiều thuốc sẽ dẫn đến tình trạng khó kiểm soát và có thể

gây hại cho bệnh nhân. Để đánh giá thực trạng vấn đề sử dụng thuốc trong
bệnh viện, người ta sử dụng các phương pháp phân tích danh mục thuốc.
Có 4 phương pháp phân tích danh mục thuốc, cụ thể như sau [32]:
- Phương pháp thu thập số liệu tổng hợp: phương pháp này sử dụng
các dữ liệu không liên quan đến cá thể và có thể thu thập dễ dàng. Các
phương pháp như phân tích nhóm điều trị, phân tích ABC, phân tích VEN,
phân tích liều DDD,…thường được sử dụng để xác định các vấn đề liên quan
đến sử dụng thuốc.
- Phương pháp đánh giá các chỉ số sử dụng thuốc: phương pháp này sử
dụng các dữ liệu ở mức độ cá thể nhưng không bao gồm các thông tin về hiệu
quả để đưa ra các quyết định liên quan đến sự phù hợp của đơn thuốc cho một
chỉ định cụ thể. Dữ liệu được sử dụng để xác định các vấn đề liên quan đến sử
dụng thuốc, chăm sóc bệnh nhân và sử dụng đánh giá can thiệp để giải quyết
vấn đề.

8


- Các phương pháp định tính như thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn
sâu, quan sát và bộ câu hỏi có chọn lọc sẽ rất hữu ích để xác định nguyên
nhân của các tồn tại liên quan đến sử dụng thuốc.
- Phương pháp đánh giá sử dụng thuốc: là hệ thống đánh giá liên tục
về sử dụng thuốc dựa trên các tiêu chuẩn. Phương pháp này giúp đảm bảo sử
dụng thuốc phù hợp ở mức độ cá thể, và sử dụng các phân tích chi tiết trên
từng dữ liệu cụ thể.
Trong số các phương pháp trên, những phương pháp thu thập số liệu
tổng hợp thường được sử dụng để phân tích danh mục thuốc là phân tích
nhóm điều trị, phân tích ABC, phân tích VEN và phân tích ma trận
ABC/VEN. Đây là công cụ hữu ích cho Hội đồng thuốc và điều trị quản lý
danh mục thuốc [32].

1.2.1. Phương pháp phân tích ABC
Trên thực tế, 75-80% chi phí dành cho thuốc của bệnh viện chỉ dành để
mua 10 - 20% sản phẩm thuốc có giá trị cao nhất. Phân tích ABC là công cụ
để xác định các thuốc chiếm phần lớn chi phí về thuốc của bệnh viện.
Khái niệm: Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa
lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào
chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách.
Vai trò và ý nghĩa:
+ Chỉ ra các thuốc được sử dụng nhiều mà có thể thay thế bằng thuốc
khác có giá thành thấp hơn sẵn có trong danh mục hoặc thương lượng với nhà
cung cấp để mua được với giá thấp hơn.
+ Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện những bất hợp lý trong sử dụng thuốc
bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật.
+ Xác định phương án mua các thuốc không nằm trong danh mục thuốc

9


bệnh viện: các thuốc (đặc biệt là thuốc hạng A) cần được đánh giá lại và xem
xét việc sử dụng trên cơ sở lựa chọn những thuốc/phác đồ điều trị khác có
hiệu quả điều trị tương đương nhưng giá thành thấp hơn.


Các bước thực hiện:
Phân tích ABC được tiến hành theo các bước sau [8]:
Bước 1: Liệt kê các sản phẩm thuốc.
Bước 2: Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc: đơn giá của sản

phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá thay đổi

theo thời gian), số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện.
Bước 3: Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số
lượng sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm
thuốc.
Bước 4: Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền
của mỗi sản phẩm chia cho tổng số tiền.
Bước 5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo tứ tự phần trăm giá trị giảm dần.
Bước 6: Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản
phẩm, bắt đầu với sản phẩm số 1, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong
danh sách.
Bước 7: Phân hạng các sản phẩm theo hạng A, B và C. Cụ thể:
Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 – 80% tổng giá trị tiền.
Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 – 20% tổng giá trị tiền.
Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 – 10% tổng giá trị tiền.
Thông thường thuốc hạng A chiếm 10 – 20% tổng số sản phẩm thuốc,
thuốc hạng B chiếm 10 – 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 – 80% tổng sản
phẩm thuốc.
1.2.2. Phương pháp phân tích VEN
Khái niệm: là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn những

10


thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện khi nguồn kinh phí bị
thiếu hụt, không đủ để mua tất cả các thuốc như mong muốn.
Trong phân tích VEN, các thuốc được phân chia thành 3 hạng mục như
sau [8]:
+ Thuốc V (Vital drugs): là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu
hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám chữa
bệnh của bệnh viện.

+ Thuốc E (Essential drugs): là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh
ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh
tật của bệnh viện.
+ Thuốc N (Non – essential drugs): là thuốc dùng trong các trường hợp
bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị
còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với
lợi ích lâm sàng của thuốc.
Các bước phân tích VEN theo Bộ Y tế [8]:
Bước 1: Từng thành viên trong Hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo
loại V, E và N.
Bước 2: Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất.
Bước 3: Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp.
Bước 4: Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại
bỏ những thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị.
Bước 5: Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E
trước nhóm N và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn.
Bước 6: Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt
chẽ hơn nhóm N.
Bảng 1.1. Hướng dẫn phân loại VEN của WHO

11


Đặc tính của thuốc và tình trạng bệnh


Sống còn Thiết yếu

Không
thiết yếu


Tần suất bệnh lý
Phần trăm dân số mắc bệnh

>5%

1 – 5%

<1%

>5

1–5

<1

Nguy cơ tử vong



Đôi khi

Hiếm gặp

Tàn tật



Đôi khi


Hiếm gặp

Phòng ngừa bệnh nặng



Không

Không

Điều trị khỏi bệnh nặng





Không

Không

Có thể



Số bệnh nhân trung bình được điều trị tại
cơ sở khám chữa bệnh
Mức độ nặng của bệnh

Hiệu quả điều trị của thuốc


Điều trị bệnh nhẹ, điều trị triệu chứng
Có hiệu quả điều trị đã được chứng minh
Không có hiệu quả điều trị rõ ràng

Luôn luôn Thường có
Không

Hiếm khi

Có thể
Có thể

Vai trò và ý nghĩa [27],[28] :
+ Ứng dụng chính của phân tích VEN là xác định chính sách ưu tiên
khi tiến hành lựa chọn, mua sắm, sử dụng và quản lý tồn kho.
+ Các thuốc V, E nên được ưu tiên trong lựa chọn, mua sắm, sử dụng
và quản lý tồn kho, đặc biệt khi ngân sách bị thiếu hụt
+ Các thuốc nhóm N nên được quản lý việc sử dụng, tránh lạm dụng.
1.2.3. Phương pháp phân tích kết hợp ABC/VEN
Sau khi phân tích ABC và VEN được thực hiện, cần kết hợp 2 phương
pháp này với nhau để xác định xem có mối liên hệ nào giữa thuốc có chi phí
12


cao và thuốc ưu tiên hay không. Sự kết hợp giữa phân tích ABC và VEN tạo
thành ma trận ABC – VEN. Ma trận phân tích ABC – VEN được mô tả trong
bảng 1.2:
Bảng 1.2. Ma trận ABC –VEN
Nhóm


A

B

C

V

AV

BV

CV

E

AE

BE

CE

N

AN

BN

CN


Phân loại thành 3 nhóm:
Nhóm I: AV, BV, CV, AE, AN.
Nhóm II: BE, CE, BN.
Nhóm III: CN.
Các nhóm được yêu cầu giám sát với mức độ khác nhau. Nhóm I giám
sát với mức độ cao hơn, thuốc nhóm II mức độ giám sát thấp hơn. Đặc biệt
đối với thuốc không thiết yếu nhưng có chi phí cao (AN) thì cần hạn chế hoặc
xóa bỏ khỏi danh mục thuốc [27], [28].
1.3. Thực trạng áp dụng các phương pháp phân tích sử dụng thuốc
1.3.1. Trên thế giới
Phân tích ABC, VEN hoặc (VED) và ma trận ABC-VEN được sử dụng
khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, nơi ngân
sách dành cho y tế còn hạn hẹp.
Một phân tích ABC được tiến hành tại bệnh viện Pgimer ở Ấn Độ năm
2007-2008 cho thấy danh mục thuốc bệnh viện có 421 khoản mục, kết quả
phân tích ABC chỉ ra thuốc hạng A chiếm 13,78% số khoản mục (tương
đương 69,97% giá trị sử dụng). Phân tích ABC-VEN đã chỉ ra 93 thuốc trong
421 khoản mục là đắt tiền và tối cần. Những thuốc này cần được kiểm soát

13


chặt chẽ, tránh tình trạng hết hàng hay tồn kho quá nhiều. Nhóm thuốc AD
(có giá trị cao nhưng không thiết yếu) bao gồm 6 thuốc cần được kiểm soát sử
dụng, tránh tình trạng lạm dụng hoặc xem xét thay thế bằng các thuốc khác có
giá thành rẻ hơn mà không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị [30].
Năm 2005, HĐT&ĐT của Bệnh viện Đại hoc Aga Khan (Nairobi,
Kenya) đã tiến hành phân tích ABC một danh mục thuốc gồm 793 khoản mục
và nhận thấy kháng sinh meropenem đứng đầu danh sách về giá trị sử dụng.
Một nghiên cứu bổ sung được tiến hành nhằm đánh giá tính hợp lý của việc

sử dụng kháng sinh meropenem, kết quả cho thấy chỉ có 40/100 bệnh nhân
được sử dụng thuốc hợp lý. HĐT&ĐT của bệnh viện đã can thiệp bằng cách
yêu cầu kiểm duyệt sử dụng meropenem và 6 kháng sinh khác. Năm 2006,
một phân tích ABC khác được tiến hành lại cho thấy tiền thuốc cho riêng
meropenem đã giảm 62% so với năm 2005 [29].
Tại Kazan (Nga), phân tích ABC-VEN được tiến hành tại một bệnh
viện 1000 giường với dữ liệu là chi phí thuốc sử dụng được lấy trong vòng 04
năm từ 2011-2014, kết quả cho thấy danh mục thuốc sử dụng năm 2011 có sự
bất hợp lý khi tỷ trọng các thuốc nhóm V thấp, nhóm N cao. Bệnh viện đã
tiến hành các biện pháp can thiệp và tiến hành phân tích lại ABC - VEN hàng
năm. Kết quả: chi phí thuốc năm 2014 giảm so với năm 2013, điều này hết
sức quan trọng vì đã đảo ngược xu hướng tăng trưởng chi phí tiền thuốc trong
3 năm trước đó: 2013>2012>2011. Gần 40% ngân sách tiền thuốc năm 2014
là dùng cho thuốc V, cao nhất trong 4 năm nghiên cứu. Trong đó, tỷ trọng về
chi phí thuốc của nhóm N năm 2014 tương đương giữa các năm (14% tổng
chi phí), tuy nhiên giá trị tuyệt đối tiền thuốc của nhóm N năm 2014 lại giảm
so với năm 2012, 2013 [31].
1.3.2.Tại Việt Nam
Các bệnh viện cũng thường áp dụng phân tích ABC/VEN để xác định
danh mục các thuốc cần ưu tiên kiểm soát hoặc đánh giá hiệu quả của các giải
14


pháp can thiệp nhằm nâng cao công tác quản lý, sử dụng thuốc trong bệnh
viện. Phân tích ABC được sử dụng rộng rãi, phân tích VEN ít được sử dụng
hơn do mất nhiều thời gian, khó thực hiện việc sắp xếp các thuốc vào nhóm
V, E, N vì hiện tại ở Việt Nam mới chỉ đưa ra định nghĩa thuốc nhóm V, E, N
chứ chưa có tiêu chí để xếp loại chính xác. Hơn nữa, phân tích VEN còn tùy
thuộc vào mô hình bệnh tật, đặc thù của của bệnh viện, cần có sự đồng thuận
của Hội đồng thuốc và điều trị trong việc phân loại các thuốc V, E, N. Vũ Thị

Thu Hương (2012) đã thực hiện phân tích ABC, chỉ ra các thuốc có giá trị cao
sử dụng trong bệnh viện, kết quả cho thấy bệnh viện đã sử dụng 70% tổng
kinh phí mua sắm thuốc cho 11,2% - 13,1% số khoản mục thuốc [21]. Huỳnh
Hiền Trung đã dùng phân tích ABC/VEN đánh giá can thiệp trong cải thiện
chất lượng danh mục thuốc tại bệnh viện 115, ban đầu phân tích ABC/VEN
năm 2006, sau đó sử dụng các biện pháp can thiệp và đánh giá lại vào năm
2008. Theo số lượng thuốc, nhóm I (gồm AV, AE, AN, BV, CV) là nhóm cần
đặc biệt quan tâm (vì sử dụng nhiều ngân sách hoặc cần cho điều trị) đã thay
đổi từ 14,8% trước can thiệp xuống còn 9,1% sau can thiệp. Nhóm II (gồm
BE, BN, CE) tuy mức độ quan trọng ít hơn nhóm I nhưng cũng là nhóm
thuốc cần giám sát kỹ vì sử dụng ngân sách tương đối lớn và cần thiết cho điều
trị. Từ tỷ lệ 57,3% trước can thiệp giảm xuống còn 41,6%, 71 hoạt chất đã
được HĐT&ĐT loại khỏi danh mục thuốc sau can thiệp. Nhóm III ít quan
trọng nhưng chiếm tỷ lệ 27,9%, sau can thiệp còn 11,5%, có 82 hoạt chất
được loại khỏi danh mục thuốc [26]. Năm 2010, bằng phương pháp phân tích
ABC, một nghiên cứu tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho thấy nhóm A
có 149/1151 mặt hàng tiêu thụ chiếm tỷ lệ 79,9%. Nhóm C có giá trị tiêu thụ ít,
chiếm tỷ lệ 5% nhưng số lượng mặt hàng lớn chiếm 70,7%. Trong nghiên cứu này
phương pháp phân tích VEN chưa được thực hiện. Năm 2012, bằng phương pháp
phân tích ABC/VEN cho thấy kinh phí thuốc tập trung chủ yếu ở nhóm I (AV,
AE, AN, BV, CV) chiếm tỷ lệ 73,8%, nhóm không thiết yếu chiếm một tỉ lệ nhỏ
1,5% [20]. Nhóm thuốc có tác dụng bổ trợ, hiệu quả điều trị chưa rõ ràng cũng
đang được sử dụng phổ biến ở hầu hết các bệnh viện trong cả nước. Kết quả
15


khảo sát về thực trạng thanh toán thuốc bảo hiểm y tế trong cả nước năm
2010 cho thấy trong tổng số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán lớn nhất có cả
các thuốc bổ trợ là L-ornithin-L-aspartat, ginkgo biloba và agrinin. Trong đó
hoạt chất L-ornithin-L-aspartat nằm trong số 5 hoạt chất chiếm tỷ lệ lớn nhất

về giá trị thanh toán [3].
1.4. Tình hình sử dụng thuốc ở các cơ sở điều trị tại Việt Nam
1.4.1. Tình hình cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý
Bộ Y tế ban hành thông tư 40/TT-BYT ngày 17/11/2014 về danh mục
thuốc tân dược và thông tư 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 về danh mục
thuốc thuốc đông dược, vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán
của quỹ bảo hiểm y tế làm nền tảng để các cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng
danh mục thuốc sử dụng tại đơn vị.
Hiện nay, tại nhiều bệnh viện có sự mất cân đối rất lớn và có sự lạm
dụng kháng sinh và các thuốc nhóm hỗ trợ điều trị, điều trị triệu chứng như
vitamin và khoáng chất,…Theo khảo sát của Cục Quản lý khám chữa bệnh
tiến hành trên 1018 bệnh viện trong cả nước năm 2010, 5 nhóm tác dụng dược
lý có giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng kinh phí sử dụng của
bệnh viện: nhóm kháng sinh (chiếm tỷ lệ 37,7%), nhóm thuốc giảm đau,
chống viên không steroid (chiếm tỷ lệ 18,2%), nhóm dịch truyền (chiếm tỷ lệ
8,2%), nhóm vitamin (chiếm tỷ lệ 4,7%) và nhóm corticoid (chiếm tỷ lệ
2,7%) [3]. Tại Bệnh viện Nông nghiệp năm 2013, nhóm thuốc chống nhiễm
khuẩn – ký sinh trùng được sử dụng nhiều nhất, chiếm 34,2% về giá trị sử
dụng; nhóm vitamin và khoáng chất chiếm tỷ trọng tương đối cao với 7,5%
giá trị [23]. Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nhóm thuốc chống
nhiễm khuẩn – ký sinh trùng cũng được sử dụng nhiều nhất chiếm 26,9% về
giá trị, nhóm vitamin và khoáng chất chiếm 4,0% về giá trị [15].
1.4.2.Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh

16


×