Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện nhi thanh hóa năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.45 KB, 71 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
*************

LÊ TIẾN THUẬT

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG
TẠI BỆNH VIỆN NHI THANH HÓA
NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
*****************

LÊ TIẾN THUẬT

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG
TẠI BỆNH VIỆN NHI THANH HÓA
NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Thời gian thực hiện: Từ 18/7/2016 đến 18/11/2016

HÀ NỘI 2016




LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành cuốn luận văn tốt nghiệp Dược sỹ CKI, cho phép
tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới những người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Thanh
Hương, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình làm
luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo bộ
môn Quản lý và Kinh tế Duợc đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm
luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới sâu sắc tới ban Giám hiệu, các thầy
cô giáo trường đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới ban Giám đốc, phòng Vật tư,
phòng Kế hoạch tổng hợp, khoa Dược bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã tạo
điều kiện, cung cấp số liệu cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ, gia đình, bạn bè và những
người thân đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2015
Học viên

Lê Tiến Thuật


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1

Chương 1...................................................................................................... 3
TỔNG QUAN .............................................................................................. 3
1.1. Danh mục thuốc Bệnh Viện ............................................................. 3
1.1.1. Vai trò của hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng, quản lý
DMT . ................................................................................................. 3
1.1.2. Xây dựng danh mục thuốc............................................................... 4
1.1. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ................................... 5
1.2.1. Kinh phí sử dụng thuốc ................................................................ 5
1.2.2. Cơ cấu về nhóm tác dụng dược lý ............................................... 6
1.2.3. Nguồn gốc xuất xứ của thuốc sử dụng tại các bệnh viện. ........... 6
1.2.4. Tình hình sử dụng thuốc biệt dược gốc, thuốc mang tên thương mại....8
1.2.5. Tình hình sử dụng kháng sinh, vitamin và các chất hỗ trợ trong
điều trị ................................................................................................ 8
1.2.6. Cơ cấu nhóm thuốc hạng A. ...................................................... 10
1.3. Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc. ............................. 11
1.3.1. Phương pháp phân tích ABC ......................................................... 11
1.3.2. Phương pháp phân tích nhóm điều trị ........................................... 13
1.3.3. Phương pháp phân tích VEN ......................................................... 13
1.4. Vài nét về bệnh viện Nhi Thanh Hóa. ............................................ 14
Chương 2.................................................................................................... 19
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 19
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ...................................................... 19
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................. 19
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................. 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................. 19
2.3.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu: .................................................... 19
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu..................................................... 22
2.3.3. Phân tích và xử lý số liệu ........................................................... 22



Chương 3.................................................................................................... 24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 24
3.1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện Nhi
Thanh Hóa ................................................................................................. 24
3.1.1. Kinh phí sử dụng thuốc của bệnh viện năm 2015 ......................... 24
3.1.2. Cơ cấu thuốc theo phân loại tân dược- thuốc có nguồn gốc từ dược
liệu. ................................................................................................... 24
3.1.3. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nguồn gốc, xuất xứ ......................... 25
3.1.4. Cơ cấu thuốc theo tên biệt dược gốc- tên generic ..................... 27
3.1.5. Tỉ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần ............................ 29
3.1.6. Cơ cấu thuốc theo các dạng bào chế .......................................... 29
3.1.7. Cơ cấu thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất ............. 31
3.1.8. Cơ cấu thuốc cần hội chẩn ......................................................... 32
3.1.9. Tỉ lệ thuốc được BHYT thanh toán ........................................... 33
3.1.10.
Cơ cấu DMT theo nhóm dược lý ........................................... 34
3.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phân loại ABC ............. 37
3.2.1. Phân loại các thuốc theo hạng ABC ............................................. 37
3.2.2. Cơ cấu nguồn gốc xuất xứ các thuốc hạng A ................................ 38
3.2.3. Cơ cấu các nhóm dược lý trong hạng A ....................................... 38
3.2.4. Cơ cấu nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn trong các thuốc hạng A 40
3.2.5. Cơ cấu các phân nhóm beta-lactam hạng A .............................. 42
3.2.6. Cơ cấu các kháng sinh Cephalosporin hạng A. ......................... 43
3.2.7. Cơ cấu các kháng sinh Carbapenem trong hạng A ................... 44
Chương 4.................................................................................................... 45
BÀN LUẬN ................................................................................................ 45
KẾT LUẬN ................................................................................................ 55
ĐỀ XUẤT ................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 58

PHỤ LỤC ................................................................................................... 61


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
ADR
BYT

Tiếng Anh
Adverse Drug Reaction

Tiếng Việt
Phản ứng có hại của thuốc
Bộ y tế

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BVN

Bệnh viện nhi

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội


DLS

Dược lâm sàng

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu

DMTCY

Danh mục thuốc chủ yếu

DMT

Danh mục thuốc

DMTBV
GMP

Danh mục thuốc bệnh viện
Good manufacturing
practice

GTSD
HĐT&ĐT

Giá trị sử dụng
Drug and Therapeutics
Committee


ICD - 10

International
Classification Diseases

Phân loại quốc tế bệnh tật

Mô hình bệnh tật
Standard treatment guidelines

Hướng dẫn điều trị chuẩn
Số khoản mục
Thuốc thiết yếu

SKM
TTY
UBND
WHO

Hội đồng thuốc và điều trị

Khoản mục

KM
MHBT
STG

Thực hành tốt sản xuất thuốc


Ủy ban nhân dân
World Health
Organization

Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Bảng 1.1

Tên bảng
Trang
Cơ cấu tiền thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ tại
7
các tuyến bệnh viện năm 2010

Bảng 1.2

Cơ cấu nhân lực tại bệnh viện Nhi

14

Bảng 1.3

Mô hình bệnh tật tại BVN Thanh Hóa năm 2015

17

Bảng 2.4


Nhóm các biến số phân tích cơ cấu DMT sử dụng

19

Bảng 3.5

Tỉ lệ tiền thuốc trong chi phí của BVN năm 2015

24

Bảng 3.6

Cơ cấu DMT theo tân dược- thuốc có nguồn gốc dược
liệu

25

Bảng 3.7

Số lượng và giá trị tiền thuốc theo nguồn gốc xuất xứ

26

Bảng 3.8

Cơ cấu thuốc theo biệt dược gốc- tên generic

27


Bảng 3.9

Cơ cấu nhóm tác dụng dược lý của biệt dược gốc

28

Bảng 3.10

Cơ cấu thuốc đơn thành phần, đa thành phần

29

Bảng 3.11

Cơ cấu theo dạng bào chế

30

Bảng 3.12

Cơ cấu thuốc tiêm theo biệt dược gốc, thuốc generic

31

Bảng 3.13
Bảng 3.14

Cơ cấu thuốc gây nghiện- hướng tâm thần
Tỉ lệ thuốc cần hội chẩn


31
32

Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17

Tỉ lệ thuốc được BHYT chi trả
Thuốc không được chi trả
Cơ cấu theo nhóm tác dụng dược lý của DMT

33
33
34

Bảng 3.18

Cơ cấu thuốc theo phân tích ABC

37

Bảng 3.19
Bảng 3.20

Cơ cấu các thuốc hạng A về nguồn gốc xuất xứ
Phân nhóm dược lý của các thuốc hạng A

38
39


Bảng 3.21

Cơ cấu các phân nhóm kháng sinh trong hạng A

41

Bảng 3.22

Cơ cấu các phân nhóm beta-lactam hạng A

42

Bảng 3.23

Cơ cấu các kháng sinh Cephalosporin hạng A
Cơ cấu các kháng sinh Carbapenem hạng A

43

Bảng 3.24

44


DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Hình 3.1


Tên hình

Biểu đồ cơ cấu giá trị của các phân nhóm của nhóm A

Trang

40


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, vì vậy việc
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của trẻ em là rất quan trọng. Đây là nhiệm vụ
hàng đầu của ngành Y tế nói chung và của hệ thống bệnh viện từ tuyến trung
ương tới địa phương nói riêng, trong đó có bệnh viện Nhi Thanh Hóa.
Thuốc đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe. Ngày
nay, trong cơ chế thị trường, thuốc đã được công nhận. Song vẫn phải nhấn
mạnh đến tính chất đặc biệt của thuốc, vì thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe và tính mạng con người. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tại các bệnh viện
vẫn còn tình trạng thiếu hiệu quả, và không hợp lý, là nguyên nhân làm tăng
chi phí cho người bệnh [12], tạo gánh nặng cho nền kinh tế xã hội, và gây ra
hậu quả lớn về sức khỏe trong cộng đồng. Chính vì vậy, việc phân tích, đánh
giá danh mục thuốc sử dụng là rất cần thiết đối với các cơ sở khám chữ bệnh.
Đáp ứng nhu cầu trên, Bộ y tế đã ban hành thông tư 21/2013/TT-BYT
Quy định về tổ chức hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện
góp phần đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý. Thông tư cũng đưa ra các phương
pháp để phân tích việc sử dụng thuốc, trong đó điển hình là phương pháp
phân tích ABC-VEN.
Bệnh viện Nhi Thanh Hóa được thành lập năm 2007, là một bệnh viện đa
khoa hạng I với quy mô gần 1000 giường bệnh, có nhiệm vụ khám chữa bệnh,
phục hồi sức khỏe cho người bệnh là các cháu từ sơ sinh đến 16 tuổi trong

tỉnh và các tỉnh khu vực lân cận.
Với quy mô và chức năng quan trọng của bệnh viện, cùng với nhu cầu
khám chữa bệnh ngày càng tăng của người bệnh, công tác quản lý, sử dụng
thuốc cần được chú trọng, giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên cho đến nay mới chỉ
có một đề tài chuyên khoa II nghiên cứu về thực trạng cung ứng thuốc tại
1


bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Vì vậy, để góp phần tăng cường sử dụng thuốc hợp
lý, an toàn và hiệu quả cho bệnh viện, chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích
danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa năm 2015” với
mục tiêu:
Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa
năm 2015
Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa năm
2015 theo phương pháp phân tích ABC/VEN
Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng sử
dụng thuốc tại bệnh viện.

2


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Danh mục thuốc Bệnh Viện
1.1.1. Vai trò của hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng, quản lý
DMT .
Lựa chọn thuốc là việc xác định chủng loại và số lượng thuốc để cung
ứng. Trong bệnh viện, chủng loại thuốc được thể hiện qua danh mục thuốc
bệnh viện, lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện là công việc

đầu tiên của qui trình cung ứng thuốc. Danh mục thuốc là cơ sở để đảm bảo
cho việc cung ứng thuốc chủ động, có kế hoạch hợp lý, an toàn, hiệu quả và
có tác động trực tiếp đến kết quả điều trị với người bệnh. Mỗi bệnh viện tùy
theo chức năng nhiệm vụ, cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn…mà xây dựng
danh mục thuốc cho phù hợp [5],[26].
Theo quy định của thông tư 21/2013/TT-BYT ban hành ngày 08/08/2013
về “Tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện” thì
HĐT&ĐT có nhiệm vụ xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện [5].
“Danh mục thuốc bệnh viện là danh mục những loại thuốc cần thiết thỏa
mãn nhu cầu khám chữa bệnh và thực hiện y học dự phòng của bệnh viện,
phù hợp với MHBT, kỹ thuật điều trị và bảo quản, khả năng tài chính của
từng bệnh biện và khả năng chi trả của người bệnh. Những thuốc này trong
một phạm vi thời gian,không gian, trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật nhất
định luôn sẵn có bất kỳ lúc nào với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng
bào chế thích hợp, giá cả phải chăng”.
Căn cứ vào danh mục TTY, danh mục thuốc chủ yếu và các quy định về
sử dụng DMT do Bộ Y tế ban hành, đồng thời căn cứ vào MHBT và kinh phí
của bệnh viện (ngân sách nhà nước, thu một phần viện phí và BHYT)
HĐT&ĐT có nhiệm vụ giúp giám đốc bệnh viện lựa chọn , xây dựng DMT
bệnh viện theo nguyên tắc: Ưu tiên lựa chọn thuốc Generic, thuốc đơn chất,
3


thuốc sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng, thuốc của các doanh nghiệp
đạt GMP. DMT bệnh viện là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động có
kế hoạch nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả. Danh
mục thuốc bệnh viện được xây dựng hàng năm theo định kỳ và có thể bổ sung
hoặc loại bỏ thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện trong các kỳ họp của
HĐT&ĐT bệnh viện.
1.1.2. Xây dựng danh mục thuốc

1.1.2.1. Nguyên tắc xây dựng danh mục
- Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều
trị trong bệnh viện;
- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, phù hợp với phạm vi
chuyên môn của bệnh viện;
- Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;
- Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do
Bộ Y tế ban hành;
- Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.
1.1.2.2.Tiêu chí đánh giá, lựa chọn thuốc trong danh mục
- Mô hình bệnh tật của bệnh viện;
- Chất lượng, hiệu quả và an toàn trong điều trị của thuốc;
- Ưu tiên lựa chọn thuốc Generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế,
hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể;
- Căn cứ vào chi phí và chi phí – hiệu quả của thuốc;
- Điều kiện, trang thiết bị chuyên môn con người để xử trí thuốc.
1.1.2.3.Quy trình chọn lựa một số thuốc mới
- Chỉ có Bác sĩ, Dược sĩ mới có quyền yêu cầu bổ sung hoặc loại bỏ
một dược phẩm;
- Bản yêu cầu bằng văn bản gửi cho thư ký của HĐT&ĐT;

4


- Thành viên HĐT&ĐT đánh giá thuốc bằng cách rà soát lại thông tin
trong y văn và chuẩn bị một bản báo cáo viết;
- Đưa ra những ý kiến đề xuất cho danh mục;
- Trình bày kết quả đánh giá tại cuộc họp của HĐT&ĐT;
- HĐT&ĐT chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu kể trên (việc đưa ra quyết
định phải minh bạch và quy trình nhất quán);

- Phổ biến quyết định của HĐT&ĐT đến tất cả các cá nhân liên quan.
1.1.2.4.Duy trì một danh mục
- Đánh giá những yêu cầu cần bổ sung mới và loại bỏ thuốc hiện có
trong danh mục một cách thường xuyên;
- Đánh giá hệ thống theo nhóm, phân nhóm điều trị.
1.1.2.5.Quản lý thuốc ngoài danh mục
- Hạn chế số lượng thuốc ngoài danh mục;
- Hạn chế tiếp cận;
- Lưu trữ hồ sơ yêu cầu đối với thuốc không nằm trong danh mục (tên
thuốc, số lượng, chỉ định);
- Thường xuyên rà soát và thảo luận tại các cuộc họp của HĐT&ĐT.
1.1.2.6. Thuốc hạn chế sử dụng
- Thuốc do bác sĩ chuyên khoa sâu chỉ định hoặc chỉ dùng trong những
tình trạng bệnh cụ thể;
- Do HĐT&ĐT xác định và thực thi;
- Kiểm soát những thuốc dùng trong chuyên khoa sâu là thực sự cần thiết;
- Theo dõi sát sao đảm bảo sử dụng hợp lý.
1.1.

Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện

1.2.1. Kinh phí sử dụng thuốc
Kết quả khảo sát tại BVĐK tỉnh Hòa Bình năm 2012 cho thấy, kinh phí
mua thuốc chiếm hơn 50% tổng chi tiêu thường xuyên của bệnh viện [25]. Tại

5


BVĐK tỉnh Cao Bằng năm 2012, kinh phí mua thuốc là 42,9% tổng kinh
phí [18]. Còn theo khảo sát tại bệnh viện Trung ương Huế năm 2012 giá trị

tiền thuốc sử dụng chiếm 47,33% tổng kinh phí bệnh viện [23]. Tại BVĐK
Bà Rịa năm 2015, giá trị tiền thuốc sử dụng chiếm 31,75% tổng kinh phí
bệnh viện [14].
Các báo cáo của Bộ Y Tế qua các năm cho thấy tiền mua thuốc của các
bệnh viện tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với kinh phí bệnh viện. Theo báo
cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2009, 2010 của Cục quản lý khám
chữa bệnh- Bộ Y Tế, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện chiếm tỷ
trọng 47,9% (năm 2009) và 58,7% (năm 2010) tổng giá trị tiền viện phí hàng
năm trong bệnh viện [10],[11].
1.2.2. Cơ cấu về nhóm tác dụng dược lý
Về cơ cấu danh mục thuốc, kết quả khảo sát tại một số bệnh viện đa khoa
cho thấy các thuốc trong danh mục thuộc nhiều nhóm dược lý. Cụ thể, tại
BVĐK Cao su Dầu Tiếng- Bình Dương, danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh
viện năm 2015 có 21 nhóm thuốc điều trị với 284 khoản mục thuốc [9], danh
mục thuốc của BVĐK thành phố Thái Bình có 464 khoản mục thuộc 17 nhóm
dược lý [13], còn tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa 2014 danh mục thuốc có tới 629
thuốc gồm 25 nhóm dược lý [27]. Trong đó giá trị sử dụng tập trung nhiều
váo các nhóm chống nhiễm khuẩn, tim mạch, dịch truyền, giảm đau,
vitamin…
1.2.3. Nguồn gốc xuất xứ của thuốc sử dụng tại các bệnh viện.
Năm 2010, cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát
900 bệnh viện ở cả 3 tuyến: trung ương, tỉnh, huyện về tình hình nguồn gốc
xuất xứ của thuốc sử dụng, kết quả sơ bộ được trình bày ở bảng 1.1:

6


Bảng 1.1: Cơ cấu tiền thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ tại các tuyến
bệnh viện năm 2010 [3]


STT

Tuyến
Bệnh viện

Thuốc nhập khẩu

Thuốc sản xuất trong nước

Giá trị

Giá trị

% giá trị

(tỉ đồng)

% giá trị

(tỉ đồng)

1

Trung ương

2 808,9

88,1 0)

2


Tỉnh

4 356,4

3

Huyện

1 818,5

378,5

11,9

66,8

2 232,4

33,2

48,5

2 902,7

51,5

Tỷ lệ phần trăm tiền chi cho thuốc nhập khẩu so với tổng tiền chi cho
thuốc ở 3 tuyến bệnh viện có sự khác biệt rất rõ ràng. Ở các bệnh viện
tuyến trung ương, tỷ trọng giá trị của các thuốc nhập khẩu rất cao (88,1%).

Trong khi đó, ở tuyến tỉnh tỷ lệ này là 66,8%, tuyến huyện là 48,5%.
Ngược lại, giá trị thuốc sản xuất trong nước sử dụng tại tuyến trung ương
chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ 11,9%, giá trị tăng dần ở các tuyến tỉnh
(33,2%) và tuyến huyện (51,5%). Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa
năm 2014, thuốc nội chiếm 35,93% về số lượng khoản mục và 29,64% giá
trị sử dụng [27], tại BVĐK Bà Rịa, tỉnh Bà rịa- Vũng Tàu năm 2015, thuốc
nội chiếm 22,84% về số lượng khoản mục và 19,10% giá trị sử dụng [14].
Bên cạnh đó, trong các thuốc nhập khẩu, các bệnh viện sử dụng nhiều
thuốc nhập khẩu từ các nước như Ấn Độ, Hàn Quốc. Năm 2008, thuốc
thành phẩm nhập khẩu từ 2 quốc gia Ấn Độ và Hàn Quốc chiếm trên 1/5
tổng kim ngạch nhập khẩu thuốc thành phẩm vào thị trường Việt Nam,
trong đó tập trung chủ yếu là các nhóm thuốc kháng khuẩn, chuyển hóa và
tiêu hóa mà nhiều doanh nghiệp trong nước đang tiến hành sản xuất.
7


Nguyên nhân có thể là do các công ty trong nước mới chỉ sản xuất được
các thuốc điều trị thông thường, dạng bào chế đơn giản, chưa sản xuất được
các thuốc chuyên khoa sâu có giá trị lớn, các loại thuốc này được dùng chủ
yếu ở tuyến trung ương – tuyến cuối cùng, nơi có bệnh nhân bệnh nặng.
Mặt khác, người dân và thầy thuốc đặc biệt ở các tuyến cao vẫn còn có
thói quen dùng thuốc ngoại đắt tiền để chữa bệnh trong khi hiệu quả so với
thuốc sản xuất tại Việt Nam là tương đương. Theo thống kê chính thức của Bộ
Y tế, bác sĩ Việt Nam chỉ kê 20 – 30% thuốc nội trong tổng số thuốc kê cho
bệnh nhân. Chính những thói quen này gây tốn kém, lãng phí, vì thuốc nhập
ngoại thường có giá thành đắt hơn nhiều. Trong khi đó, thuốc sản xuất tại Việt
Nam có giá thành rẻ hơn nhưng chưa được quan tâm đúng mức.
1.2.4. Tình hình sử dụng thuốc biệt dược gốc, thuốc mang tên thương mại
Tại một số bệnh viện, các thuốc biệt dược thường chiếm tỷ lệ cao trong
danh mục thuốc bệnh viện. Nghiên cứu tại bệnh viện phụ sản Trung ương

năm 2012 thuốc mang tên thương mại chiếm 76,0%; bệnh viện phụ sản Hà
Nội năm 2012 số lượng thuốc tên biệt dược chiếm 83,03%; bệnh viện đa khoa
Đông Anh năm 2012 thuốc tên biệt dược chiếm 54,21% trên tổng số thuốc sử
dụng Tại bệnh viện Trung ương Huế năm 2012 tỷ lệ thuốc mang tên biệt dược
gốc chiếm 12,2% số lượng và 9,96% giá trị sử dụng. Trong khi đó số thuốc
mang tên thương mại chiếm 90,04% giá trị sử dụng [23]. Sử dụng các thuốc
mang tên gốc (generic) được xem là một trong những cách làm giảm chi phí
điều trị và đây cũng là một trong những tiêu chí Bộ Y tế đưa ra trong việc lựa
chọn thuốc sử dụng tại bệnh viện. Kết quả thu được từ các bệnh viện khảo sát
cho thấy, tỷ lệ thuốc gốc trong danh mục chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là các
thuốc nhóm tim mạch, tiêu hóa, vitamin đơn thành phần [9],[23].
1.2.5. Tình hình sử dụng kháng sinh, vitamin và các chất hỗ trợ trong
điều trị
Bộ Y tế đã tiến hành thu thập báo cáo về sử dụng thuốc tại bệnh viện.
8


Theo thống kê từ các báo cáo này, kháng sinh chiếm khoảng 36% tổng chi phí
cho thuốc và hoá chất (khoảng giới hạn từ 3% đến 89%) [19].
Trong số 100 bệnh viện chọn ngẫu nhiên, bệnh viện tuyến trung ương
(12%) chi khoảng 26% (giới hạn 10 – 45%) cho thuốc kháng sinh trong tổng
kinh phí cho thuốc nói chung. Tỉ lệ cao nhất được báo cáo tại bệnh viện Nhi
thành phố Hồ Chí Minh (89%). Bệnh viện bệnh Nhiệt đới trung ương, bệnh
viện đầu ngành về bệnh truyền nhiễm, chi 35% cho thuốc kháng sinh. Bệnh
viện tâm thần có mức chi phí cho kháng sinh thấp nhất (3%) [19].
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm 2008 trên 38
bệnh viện đa khoa (7 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 14 bệnh viện tuyến
tỉnh và 17 bệnh viện huyện) đại diện cho 6 vùng trên cả nước cũng cho kết
quả tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh ở 3 tuyến bệnh viện trung bình 32,5%, trong
đó cao nhất là ở các bệnh viện tuyến huyện (43,1%) và thấp nhất tại các bệnh

viện tuyến trung ương ( 25,7%) [16].
Cũng trong năm 2009, theo một thống kê của bộ Y tế từ các báo cáo về
tình hình sử dụng thuốc của một số bệnh viện, tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng
sinh trung bình tại các bệnh viện chuyên khoa trung ương (21 bệnh viện) là
28%, tại các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (15 bệnh viện) là 34% và tại
các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh (52 bệnh viện) là cao nhất 43%.
Theo một phân tích kinh phí sử dụng một số bệnh viện cho thấy, tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014, kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất về
giá trị sử dụng (22,6%) [27]. Tương tự, tại Tại BVĐK thành phố Thái Bình
năm 2014, kinh phí sử dụng kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (26,7%)
trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [13]. Theo phân tích tại bệnh viện Việt
Nam- Thụy Điển năm 2013 cũng cho kết quả nhóm kháng sinh chiếm giá trị
sử dụng cao nhất 21,94% [24].
Theo một nghiên cứu về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả

9


nước năm 2010, trong số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán nhiều nhất ( chiếm
43,7% tiền thuốc BHYT), có đến 10 hoạt chất thuộc nhóm kháng sinh, chiếm
tỷ lệ cao nhất (21,92% tiền thuốc BHYT) [22].
Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền thuốc sử dụng tại
bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ lệ các bệnh
nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng sinh
vẫn còn phổ biến [12].
Vitamin cũng là hoạt chất thường được sử dụng và có nguy cơ lạm
dụng. Kết quả phân tích tại 38 bệnh viện trong cả nước năm 2009 cho
thấy vitamin là một trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại
các tuyến bệnh viện [16]. Tại BVĐK Hợp Lực tỉnh Thanh Hóa 2014 nhóm
vitamin chiếm tỷ lệ 6,53% về giá trị sử dụng, xếp thứ 7 [17]. Tại bệnh

viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014, nhóm vitamin chiếm tỷ lệ 1,6%
về giá trị sử dụng, xếp thứ 7, [27].
Bên cạnh nhóm kháng sinh và vitamin, các thuốc có tác dụng hỗ trợ,
hiệu quả điều trị chưa rõ ràng cũng đang được sử dụng phổ biến ở hầu hết các
bệnh viện trong cả nước. Kết quả khảo sát về thực trạng thanh toán thuốc
BHYT trong cả nước năm 2010 cho thấy, trong tổng số 30 hoạt chất có giá trị
thanh toán lớn nhất, có cả các thuốc hỗ trợ là L-Ornithin L-aspartat, Ginkgo
biloba và Arginin. Trong đó, hoạt chất L-Ornithin L-aspartat nằm trong số 5
hoạt chất chiếm tỷ lệ lớn nhất về giá trị thanh toán. Cũng theo kết quả nghiên
cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm 2009, các nhóm thuốc tiêu hóa có
giá trị sử dụng lớn tại tất cả các bệnh viện khảo sát, trong đó các thuốc hỗ trợ
điều trị gan mật (L-Ornithin L-aspartat, Arginin) chiếm tỷ lệ cao [16]. Để giải
quyết vấn đề này BHXH Việt Nam đã ra công văn số 2503/BHXH-DVT về
việc hạn chế sử dụng 5 hoạt chất có tác dụng hỗ trợ điều trị.
1.2.6. Cơ cấu nhóm thuốc hạng A.
Trong DMT các thuốc hạng A vẫn chiếm tỷ lệ cao, tại BVĐK tỉnh Thanh
10


Hóa năm 2014, thuốc hạng A chiếm 20,83% số khoản mục [27]. Còn theo
khảo sát tại BVĐK Cao su Dầu Tiếng- Bình Dương năm 2015, hạng A chiếm
10,2% số khoản mục thuốc [9]. Tại BVĐK thành phố Thái Bình năm 2014, số
thuốc hạng A chiếm tới 16,4% số khoản mục [13]. Tại BVĐK Bà Rịa, tỉnh Bà
rịa- Vũng Tàu năm 2015, số thuốc hạng A chiếm tới 18,84% số khoản mục
[14]. Trong hạng A, ở một số bệnh viện khảo sát đều thấy, nhóm kháng sinh
tỷ lệ cao về khoản mục và giá trị sử dụng. Chẳng hạn, thuốc trong hạng A của
BVĐK Bà Rịa, tỉnh Bà rịa- Vũng Tàu năm 2015, kháng sinh chiếm 50/162
khoản mục [14].
1.3. Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc.
1.3.1. Phương pháp phân tích ABC

Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc
sử dụng hàng năm và chi phí, nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ
lớn trong ngân sách. Phân tích ABC có thể :
- Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà chỉ có
chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường để nhằm: lựa chọn
những thuốc có chi phí thấp hơn, tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế,
thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn.
- Lượng giá mức sử dụng thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe
cộng đồng và từ đó phát hiện ra những bất hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng
cách so sánh lượng thuốc sử dụng với mô hình bệnh tật.
- Xác định phương thức mua các thuốc không có trong danh mục thuốc
thiết yếu của bệnh viện.
Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu sử dụng thuốc cho chu kỳ
trên một năm hoặc ngắn hơn. Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc
đặc biệt là nhóm A cần phải được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những
thuốc không có trong danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn
những phác đồ điều trị có hiệu lực tương đương nhưng có giá thành rẻ hơn.
11


Như vậy, ưu điểm chính của phân tích ABC giúp xác định xem phần lớn ngân
sách được chi trả cho những nhóm thuốc nào [26].
Các bước tiến hành:
Bước 1: Liệt kê các sản phẩm: gồm N sản phẩm
Bước 2: Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm:
+ Đơn giá của từng sản phẩm: gi (i=1,2,3….N)
+ Số lượng các sản phẩm: qi
Bước 3: Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số
lượng sản phẩm. ci = gi x qi
Tổng số tiền sẽ bằng tổng lượng tiền cho mỗi sản phẩm: C =

Bước 4: Tính giá trị % của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi
sản phẩm chia cho tổng số tiền: pi = ci x100/C
Bước 5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.
Bước 6: Tính giá trị % tích luỹ của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm (k):
bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách
Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau:
+ Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 – 80% tổng giá trị tiền (có
khoảng từ 0 - 80%)
+ Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 – 20% tổng giá trị tiền (có k
từ 80 - 95%)
+ Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 – 10% tổng giá trị tiền (có k
> 95%)
Bước 8: Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng sản
phẩm; hạng B chiếm 10 – 20% và 60 – 80% còn lại là hạng C.
Kết quả thu được có thể trình bày dưới dạng đồ thị bằng cách đánh dấu
phần trăm của tổng giá trị tích lũy vào cột dọc hay trục tung của đồ thị và số

12


sản phẩm (tương đương giá trị tích lũy này) trên cột ngang hay trục hoành của
đồ thị.
1.3.2. Phương pháp phân tích nhóm điều trị
Dựa trên phân tích ABC, phân tích nhóm điều trị giúp:
- Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi
phí nhiều nhất.
- Trên cơ sở thông tin về bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng
thuốc bất hợp lý.
- Xác định những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức sử
dụng không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể như: sốt rét và sốt

xuất huyết
- Hội đồng thuốc và điều trị lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả
cao nhất trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị
thay thế.
Từ đó tiến hành phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm điều trị chi phí cao
để xác định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế có chi phí hiệu
quả cao [26].
1.3.3. Phương pháp phân tích VEN
Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua
sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua
toàn bộ các loại thuốc như mong muốn. Trong phân tích VEN, các thuốc được
phân chia thành 3 hạng mục, cụ thể như sau:
- Thuốc V (Vital drug): là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu
hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh,
chữa bệnh của bệnh viện.
- Thuốc E (Essential drug): là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít
nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật

13


của bệnh viện.
- Thuốc N (Non-Essential drug): là thuốc dùng trong các trường hợp
bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị
còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với
lợi ích lâm sàng của thuốc [5].
Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị và
khả năng sử dụng khác nhau [26].
1.4. Vài nét về bệnh viện Nhi Thanh Hóa.
Bệnh viện Nhi Thanh hóa được thành lập theo quyết định 1348/2001/

QĐ - UBND ngày 01 tháng 6 năm 2001 của UBND tỉnh Thanh Hóa, bệnh
viện chính thức đi vào hoạt động và đón tiếp bệnh nhân từ tháng 9 năm 2007.
Tháng 8 năm 2012 bệnh viện được nâng hạng là bệnh viện hạng I với quy mô
500 giường bệnh kế hoạch. Bệnh viện hiện nay có 8 phòng ban chức năng, 23
khoa lâm sàng và cận lâm sàng, đến tháng 5/2015 bệnh viện có tổng số 725
cán bộ với cơ cấu:
Bảng 1.2: Cơ cấu nhân lực tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa
STT

Cán bộ, nhân viên

Số lượng

Tỉ lệ %

1

Bác sỹ CKII

5

0.7

2

Thạc sỹ bác sỹ

26

3.6


3

Bác sỹ CKI

39

5.4

4

Bác sỹ

54

7.4

5

Dược sỹ CKII

1

0.1

6

Dược sỹ ĐH

8


1.1

7

Trung học dược

25

3.4

8

Điều dưỡng

435

60.0

9

Cán bộ khác

132

18.2

14



Tỉ lệ giữa Dược sỹ sau đại học và đại học với Bác sỹ là 7,3%, tỉ lệ này là
thấp so với quy định.
*Bệnh viện nhi Thanh Hóa có các chức năng
Khám, cấp cứu, chữa bệnh, phục hồi chức năng về những lĩnh vực
chuyên ngành nhi khoa. Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài
vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến, cấp cứu, khám chữa bệnh nội trú,
hoặc ngoại trú. Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh nhân nhi từ các nơi
chuyển đến bệnh viện.
Đào tạo cán bộ y tế: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế
ở cấp bậc trên đại học, đại học, cao đẳng và trung học cho các trường như
phân viện đại học Y Hà Nội, trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa tổ chức đào tạo
liên tục cho các thành viên trong bệnh viện huyện và tuyến dưới nâng cao
trình độ chuyên môn.
Nghiên cứu khoa học về y học: Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu
về y học và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật ở cấp nhà nước, cấp bộ, cơ sở,
chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các
phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Kết hợp các bệnh viện chuyên
khoa đầu ngành như bệnh viện Nhi trung ương để phát triển kỹ thuật của bệnh
viện. Nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe
ban đầu...Tổ chức các buổi hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế, tập huấn
chuyên ngành, định kỳ tổ chức đào tạo trực tuyến, hội họp, hội thảo trực tuyến
với các cơ quan trong và ngoài nước.
Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kĩ thuật: Lập kế hoạch về tổ chức
thực hiện, chỉ dạo các bệnh viện tuyến dưới, phát triển kỹ thuật chuyên môn
nhi khoa, nâng cao chất lượng chuẩn đoán và điều trị. Kết hợp với các bệnh
viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho
trẻ ban đầu trong khu vực, chuyển giao các kỹ thuật như chăm sóc hồi sức sơ
sinh, nội soi lấy dị vật phế quản…
15



Phòng bệnh: Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe trong cộng đồng. Phối hợp
với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh,
phòng dịch.
Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài
nước theo đúng quy định của nhà nước.
Quản lý kinh tế: Quản lý và có kế hoạch sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng
của bệnh viện, thường xuyên duy tu, sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị, định
kỳ kiểm tra ,kiểm kê tài sản trang thiết bị máy mọc nâng cao hiệu quả sử
dụng. Trên cơ sở Nghị Định 43/CP và quy chế chi tiêu nội bộ, bệnh viện
nghiêm túc thực hiện các chế độ quản lý tài chính đồng thời gíam sát chặt chẽ
các hoạt động thu chi, công khái thuốc và chi phí cho bệnh nhân từng ngày,
có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao nguồn ngân sách nhà nước cấp. Từng bước
hạch toán chi phí khám chữa bệnh. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y
tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.
Sau gần 9 năm đi vào hoạt động bệnh viện đã khám cho hơn 600.000
lượt người bệnh và điều trị nội trú cho hơn 850.000 lượt người. Năm 2015 có
tổng số 128031 lượt , trong đó nội trú là 38328 lượt với tổng số ngày giường
là 248044.
Mô hình bệnh tật tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa năm 2015 được sắp xếp
theo phân lọai Quốc tế bệnh tật ICD-10 lần thứ 10 [1], đây là cơ sở quan trọng
cho HĐT&ĐT xây dựng phác đồ điều trị, quan đó tham vấn, hỗ trợ cùng khoa
dược lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện.

16


Bảng 1.3. Mô hình bệnh tật tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa năm 2015
ST
T


1
2
3
4

5

6

7

8
9
10
11
12
13

Chương bệnh
Chương Bệnh của hệ hô
X
hấp
Chương Bệnh của hệ tiêu
XXI
hoá
Chương Bệnh nhiễm
khuẩn và kí sinh
I
vật

Chương Bệnh của tai và
VIII
xương chũm
Bệnh máu, cơ
Chương quan tao máu,
III
cơ chế miễn
dịch
Chương Bệnh của mắt và
VII
phần phụ
Vết thương, ngộ
Chương độc và kết quả
XIX
của các nguyên
nhân bên ngoài
Dị dạng bẩm
Chương
sinh, rối loạn
XVII
NST
Chương
Khối u
II
Triệu chứng,
Chương
dấu hiệu và phát
XVIII
hiện bất thường
Chương Rối

lâm loạn
sàng,tâm
xét
V
thần
& hành vi
nghiệm
Chương Bệnh của hệ
XIII
thống cơ, xương
và môcủa
liêndakết
Chương Bệnh

XII
tổ chức dưới da

Mã ICD

J00-J99

Tần
suất
nội
trú

Tỷ lệ
(%)

Tần

suất
toàn
viện

Tỷ lệ
(%)

15364 40,09

43572 34,03

K00-K93

6668

17,40

20457 15,98

A00-B99

2613

6,82

6865

5,36

H60-H95


1711

4,46

5348

4,18

D50-D98

1676

4,37

3404

2,66

H00-H59

1514

3,95

6584

5,14

S00-T 98


1377

3,59

2320

1,81

Q00-Q99

1129

2,95

2269

1,77

C00-D48

1109

2,89

3492

2,73

R00-R99


979

2,55

6594

5,15

F00-F99

748

1,95

6618

5,17

M00M99

694

1,81

2441

1,91

L00-L99


558

1,46

5448

4,26

17


×