Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Phân tích đơn thuốc điều trị ngoại trú đến mua tại nhà thuốc linh linh thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 76 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MỸ LINH

PHÂN TÍCH ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI
TRÚ ĐẾN MUA TẠI NHÀ THUỐC LINH LINH THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT,
TỈNH BÌNH DƯƠNG
NĂM 2018

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA I

HÀ NỘI, 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MỸ LINH

PHÂN TÍCH ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI
TRÚ ĐẾN MUA TẠI NHÀ THUỐC LINH LINH THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT,
TỈNH BÌNH DƯƠNG
NĂM 2018
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Thời gian thực hiện: 02/07/2018 - 02/11/2018

HÀ NỘI, 2019




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn dược sỹ chuyên khoa 1, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của các Thầy, Cô, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè; Cho phép tôi được
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó Trưởng Bộ môn Quản lý và
kinh tế dược Trường Đại học Dược Hà Nội, người Cô đã trực tiếp hướng dẫn,
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
- Tập thể các Thầy, Cô trong Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học,
Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược và các bộ môn có liên quan đến đề tài của
Trường Đại Học Dược Hà Nội đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu
thực hiện đề tài.
- Chủ Nhà thuốc Linh Linh, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và tra cứu số liệu.
Cuối cùng xin chân thành cám ơn đến gia đình của tôi, các bạn đồng
nghiệp và những người thân đã chia sẻ động viên để tôi hoàn thành luận văn
này.
Bình Dương, ngày 12 tháng 11 năm 2018

Nguyễn Thị Mỹ Linh


MỤC LỤC
Nội dung

TT

Trang
01


2.1
2.1.1

Đặt vấn đề
Chương 1
Tổng quan
Tổng quan về quy định kê đơn thuốc ngoại trú
Sự hình thành quy định
Một số nguyên tắc kê đơn
Quy định về hình thức kê đơn thuốc
Quy định về nội dung kê đơn thuốc
Một số chỉ số sử dụng thuốc
Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc tại Việt Nam
Tính cấp thiết của đề tài
Vài nét về Nhà thuốc Linh Linh
Chương 2
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu

2.1.2

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

19

2.2.

Phương pháp nghiên cứu


19

2.2.1

Thiết kế nghiên cứu

19

2.2.2

Biến số nghiên cứu

19

2.2.3

Phương pháp thu thập số liệu

23

2.2.4

Cỡ mẫu nghiên cứu

24

2.2.5

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Chương 3
Kết quả nghiên cứu
Mô tả thực trạng thực hiện quy định kê đơn thuốc ngoại trú
của các đơn thuốc đến nhà thuốc Linh Linh
Thực hiện quy định về cách ghi thông tin bênh nhân
Thực hiện quy định về cách ghi thông tin người kê đơn
Thực hiện quy định về cách ghi thông tin thuốc
Thực hiện quy định về cách ghi hướng dẫn sử dụng thuốc
Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc điều trị ngoại trú

25

1.1
1.1.1
1.1.2
1.1.3
1.1.4
1.1.5
1.2
1.3
1.4

3.1
3.1.1
3.1.2
3.1.3
3.1.4
3.2

03

03
03
06
08
09
11
12
16
17
19
19
19

34
34
34
36
37
40
40


3.2.1
3.2.2
3.2.3
3.2.4
3.2.5
3.2.6
3.2.7
3.2.8

3.2.9
3.2.10

4.1
4.1.1
4.1.2
4.2
4.2.1
4.2.2
4.2.3
4.3.4
4.3.5
4.3.6
4.3.7
4.3.8
4.3.9

PL1
PL2

Số thuốc kê trung bình trong một đơn
Số chẩn đoán trung bình trong một đơn
Phân loại thuốc được kê theo nhóm
Thuốc được kê theo nguồn gốc xuất xứ
Đơn thuốc kê kháng sinh
Tỷ lệ các nhóm kháng sinh được sử dụng
Sử dụng kháng sinh theo nhóm bệnh lý
Đơn thuốc kê vitamin và khoáng chất
Đơn thuốc kê Corticoid
Giá trị thuốc trung bình trong một đơn thuốc

Chương 4
Bàn luận
Thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú của các cơ sở khám, chữa
bệnh được thu thập từ đơn thuốc tại Nhà thuốc Linh Linh
Việc thực hiện quy định thủ tục hành chính
Chỉ tiêu về thông tin thuốc và hướng dẫn sử dụng
Một số chỉ số về kê đơn thuốc
Số thuốc trung bình trong một đơn
Số chẩn đoán trung bình
Thuốc được kê theo nguồn gốc xuất xứ
Thuốc được kê theo tên chung quốc tế (INN – generic)
Thuốc được kê theo thành phần
Sử dụng kháng sinh
Sử dụng vitamin và khoáng chất
Sử dụng corticoid
Chi phí tiền thuốc trung bình cho một đơn thuốc

40
42
42
43
43
44
46
46
47
47

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN

KIẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo
Các phụ lục

58
58
60
-

Thu thập thông tin đơn thuốc
Một số ví dụ về đơn thuốc

-

49
49
49
50
51
51
52
53
53
54
55
56
57
57



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BYT

Thành chữ
Bộ Y tế

BN

Bệnh nhân

KS

Kháng sinh

BHYT
BV

Bảo hiểm y tế
Bệnh viện


MỤC MỤC BẢNG
Số

Tên bảng

Trang

2.1


Các biến số cần thu thập

19

2.2

Đặc điểm của mẫu

24

3.1

Thông tin bệnh nhân

34

3.2

Tỷ lệ đơn thuốc cho trẻ em dưới 72 tháng tuổi ghi số tháng tuổi

35

3.3

Thông tin người kê đơn

36

3.4


Chỉ tiêu về thông tin thuốc kê đơn

37

3.5

Tỷ lệ thuốc kê có một chữ số

38

3.6

Thuốc được kê theo thành phần

38

3.7

Quy định viết tên thuốc theo TT 52/2017/TT-BYT

39

3.8

Ghi hướng dẫn sử dụng thuốc

40

3.9


Số thuốc kê trong đơn thuốc

41

3.10

Số chẩn đoán trung bình

42

3.11

Phân loại thuốc được kê theo nhóm

42

3.12

Thuốc được kê theo nguồn gốc – xuất xứ

43

3.13

Tỷ lệ phần trăm đơn thuốc kê có kháng sinh

43

3.14


Tỷ lệ nhóm kháng sinh được kê đơn thuốc

44

3.15

Sử dụng kháng sinh theo nhóm bệnh lý

46

3.16

Tỷ lệ phần trăm đơn thuốc kê có vitaminvà khoáng chất

46

3.17

Tỷ lệ phần trăn đơn thuốc kê có corticoid

47

3.18

Giá trị thuốc trung bình trong một đơn

47

3.19


Tỷ lệ chi phí thuốc kháng sinh, vitamin và corticoid

48


MỤC MỤC HÌNH
Số

Tên hình

Trang

1.1

Mẫu đơn thuốc kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BYT

10

1.2

Số thuốc trung bình trong 1 đơn

41

1.3

Các nhóm kháng sinh được kê

45



ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt liên quan trực tiếp đến sức khỏe và
tính mạng của con người. Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
kỹ thuật, các thành quả của công nghiệp dược đã đem lại cho xã hội ngày càng
nhiều loại thuốc mới, việc cung ứng thuốc và các dịch vụ y tế ngày càng được
cải thiện. Nhưng thuốc là con dao hai lưỡi đặc biệt là các loại thuốc có nhiều tác
dụng không mong muốn. Vì vậy, việc sử dụng thuốc tràn lan không có kiểm
soát, sử dụng không đúng, không hợp lý này gây ra nhiều hậu quả tai hại trước
mắt hay lâu dài cho sức khỏe và không phải lúc nào cũng nhận biết được.
Trước thực trạng đó, từ năm 1995 Bộ y tế đã ra quyết định số 488/BYTQĐ ngày 03 tháng 4 năm 1995 về việc ban hành tạm thời quy định kê đơn thuốc
và bán thuốc theo đơn và qua nhiều lần thay đổi để phù hợp hơn, từ ngày 29
tháng 12 năm 2017 Bộ y tế đã ban hành thông tư số 52/2017/TT-BYT quy định
về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú
và thông tư có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2018. Các quy định này là các
văn bản pháp lý góp phần quản lý chặt chẽ việc kê đơn thuốc và bán thuốc theo
đơn với mục đích hướng đến việc đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu
quả cho người dân.
Sau thời gian thực hiện thông tư số 52/2017/TT-BYT đã có nhiều bất cập
và hạn chế trong việc thực hiện, vì vậy ngày 22 tháng 8 năm 2018 Bộ Y tế đã ra
thông tư số 18/2018/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số
52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy định về đơn thuốc và việc kê
đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú, để tìm hiểu rõ những
bất cập và hạn chế đang tồn tại trong việc thực hiện quy định về đơn thuốc và
việc kê đơn thuốc ở các cơ sở khám, chữa bệnh chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là căn cứ khoa học để góp phần đánh giá

1



những kết quả đã được cũng như những hạn chế trong việc thực hiện quy định
kê đơn và bán thuốc theo đơn trong điều trị ngoại trú. Để tìm hiểu vấn đề này,
chúng tôi tiến hành đề tài:
Phân tích đơn thuốc điều trị ngoại trú đến mua tại Nhà thuốc Linh
Linh, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2018
Đề tài tiến hành nghiên cứu với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng thực hiện quy định kê đơn thuốc ngoại trú trong đơn

thuốc đến mua tại Nhà thuốc Linh Linh, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình
Dương năm 2018
2. Phân tích một số chỉ số kê đơn trong đơn thuốc điều trị ngoại trú đến

mua tại Nhà thuốc Linh Linh năm 2018
Từ đó rút ra một số kiến nghị và đề xuất, nhằm nâng cao chất lượng việc
thực hiện quy định kê đơn và bán thuốc theo đơn để hướng tới sử dụng thuốc
hợp lý, an toàn, hiệu quả.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUY ĐỊNH KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ
1.1.1. Sự hình thành quy định

Sau một thời gian thực hiện quy định kê đơn và bán thuốc theo đơn tạm thời
(quyết định số 488/QĐ –BYT) cùng với sự xuất hiện ngày càng phong phú và
đa dạng các loại thuốc mới. Bên cạnh đó, không ít các công ty, các hãng dược
phẩm đã kê giá thuốc “trên trời” để có tiền chi “hoa hồng” cho bác sỹ đã tác

động rất lớn đến việc kê đơn thuốc của bác sỹ và làm cho việc quản lý kê đơn
và sử dụng thuốc đã khó khăn nay càng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, Bộ Y tế
đã chính thức ban hành quy định kê đơn và bán thuốc theo đơn lần đầu tiên kèm
theo quyết định số 1847/2003/QĐ – BYT ngày 28/5/2003 nhằm chấn chỉnh lại
việc kê đơn và cung ứng thuốc trong giai đoạn này.
Sau 5 năm thực hiện, quy định này cho thấy có nhiều điều chưa phù hợp,
đặc biệt là việc quản lý nhóm thuốc opioids. Để quy định kê đơn ngày càng
hoàn thiện, ngày 01/02/2008 Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định số 04/2008/QĐ –
BYT về thuốc giảm đau cho người bệnh ung thư và người bệnh AIDS.
Sau 8 năm thực hiện, để hoàn thiện quy định kê đơn, ngày 29 tháng 02 năm
2016, Bộ Y tế ban hành Thông tư 05/2016/TT – BYT [7] quy định kê đơn thuốc
trong điều trị ngoại trú. Thông tư này có những điểm mới nổi bật như sau:
➢ Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này không áp dụng kê đơn thuốc y học cổ
truyền, kê đơn thuốc y học cổ truyền kết hợp thuốc tân dược; Kê đơn
thuốc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
➢ Đối tượng áp dụng: Bác sỹ, y sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh,
chữa bệnh; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có Giấy phép hoạt động khám
bệnh, chữa bệnh.
➢ Quy định đối với người kê đơn thuốc: Bác sỹ, y sỹ được kê đơn thuốc khi
đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Có chứng chỉ hành nghề khám bệnh,

3


chữa bệnh và đang làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện của
Nhà nước hoặc trạm y tế xã, phường, thị trấn, y tế cơ quan, trường học
(sau đây gọi tắt là trạm y tế xã); Trong trường hợp cấp cứu người bệnh mà
chưa kịp làm thủ tục nhập viện, người kê đơn thuốc của bất kỳ chuyên
khoa nào (kể cả y học cổ truyền) đều được kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu
phù hợp với tình trạng của bệnh cấp cứu.

➢ Nguyên tắc kê đơn thuốc: không được kê vào đơn thuốc: các thuốc chưa
được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam và mỹ phẩm.
➢ Hình thức kê đơn thuốc: Kê đơn thuốc đối với người bệnh điều trị ngoại
trú: người kê đơn thuốc ra chỉ định điều trị bằng thuốc vào bệnh án điều
trị ngoại trú của người bệnh đồng thời kê đơn (sao chỉ định điều trị) vào
Sổ khám bệnh của người bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 hoặc
Sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh theo mẫu quy định
tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này; Trường hợp người kê
đơn thuốc tiên lượng người bệnh cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01 (một)
đến 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định điều trị) tiếp vào Bệnh án
điều trị nội trú đồng thời kê đơn (sao chỉ định điều trị) tiếp vào Sổ khám
bệnh hoặc Sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh; Trường
hợp người kê đơn thuốc tiên lượng người bệnh cần tiếp tục điều trị trên 07
(bảy) ngày thì phải chuyển sang điều trị ngoại trú (làm bệnh án điều trị
ngoại trú) ngay sau khi kết thúc điều trị nội trú.
➢ Yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc: Trường hợp ghi thêm tên
thuốc theo tên thương mại phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau
tên chung quốc tế; Số lượng thuốc: viết thêm số “0” phía trước nếu số
lượng chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10); Gạch chéo phần giấy còn trống từ
phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ ký của người kê đơn; ký, ghi
(hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn.

4


➢ Kê đơn thuốc gây nghiện: kê đơn vào Đơn thuốc “N” theo mẫu quy định
tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này và được làm thành 03
bản: 01 Đơn thuốc “N” lưu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 01 Đơn thuốc “
N” lưu trong Sổ khám bệnh hoặc Sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày
của người bệnh; 01 Đơn thuốc “N” lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc có dấu

của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện,
người kê đơn hướng dẫn người bệnh hoặc người nhà của người bệnh
(trong trường hợp người bệnh không thể đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
hoặc người bệnh không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) viết cam kết
về sử dụng thuốc gây nghiện. Cam kết được viết theo mẫu quy định tại
Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này, được làm thành 02 bản
như nhau, trong đó: 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, 01 bản
giao cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh.
➢ Trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung
thư hoặc người bệnh AIDS giai đoạn cuối nằm tại nhà (người bệnh không
thể đến khám tại cơ sở khám, chữa bệnh): Người bệnh phải có Giấy xác
nhận của Trạm trưởng trạm y tế xã nơi người bệnh cư trú xác định người
bệnh cần tiếp tục điều trị giảm đau bằng thuốc gây nghiện theo mẫu quy
định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này để làm căn cứ cho
bác sỹ tại cơ sở khám, chữa bệnh kê đơn thuốc, mỗi lần kê đơn, số lượng
thuốc sử dụng không vượt quá 10 (mười) ngày.
➢ Kê đơn thuốc hướng tâm thần và tiền chất: kê đơn vào Đơn thuốc “H”
theo mẫu quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này và
được làm 03 bản; Trường hợp việc cấp, bán thuốc của chính cơ sở khám,
chữa bệnh kê đơn thuốc thì không cần dấu của cơ sở khám, chữa bệnh đó;
Đối với bệnh cần chữa trị dài ngày (bệnh mạn tính): Kê đơn thuốc tho
huống dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế hoặc kê đơn với số lượng

5


thuốc sử dụng tối đa 30 (ba mươi) ngày.
➢ Kê đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng công nghệ
thông tin trong kê đơn thuốc: Đơn thuốc kê trên máy tính 01 lần, sau đó in
ra và người kê đơn ký tên, trả cho ngườ bệnh 01 bản để lưu trong Sổ

khám bệnh hoặc trong Sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người
bệnh; Đơn thuốc “N” thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông
tư này và Đơn thuốc “H” thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 9
Thông tư này: Đơn thuốc được in ra 03 bản tương ứng để lưu đơn; Đơn
thuốc “N” theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này: Đơn thuốc
được in ra 06 bản tương ứng 03 đợt điều trị cho một lần khám bệnh
➢ Thời hạn đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc: Thời gian mua hoặc lĩnh
thuốc gây nghiện của đơn thuốc gây nghiện phù hợp với ngày của đợt
điều trị ghi trong đơn. Mua hoặc lĩnh thuốc gây nghiện đợt 2 hoặc đợt 3
cho người bệnh ung thư và người bệnh AIDS trước 01 (một) ngày đến 03
(ba) ngày của mỗi đợt điều trị (nếu vào ngày Lễ, Tết, thứ bảy, chủ nhật thì
mua hoặc lĩnh vào ngày liền kề trước hoặc sau ngày nghỉ).
Để quy định kê đơn ngày càng hoàn thiện và thích ứng được điều kiện
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nước ta trong thời kỳ mới, ngày 29 tháng
12 năm 2017, Bộ Y tế ban hành Thông tư 52/2017/TT – BYT quy định về đơn
thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú. Thông
tư này thay thế cho Thông tư 05/2016/TT – BYT quy định về kê đơn thuốc
trong điều trị ngoại trú ban hành ngày 29 tháng 2 năm 2016.
1.1.2. Một số nguyên tắc kê đơn
Việc kê đơn thuốc phải thực hiện đúng quy định kê đơn và dựa trên
những nguyên tắc sau đây:
1. Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán
bệnh.

6


2. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
3. Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu
quả. Ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.

4. Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:
a) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc hướng dẫn điều trị và chăm
sóc HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận; Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều 6 Thông tư
số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định
về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện trong
trường hợp chưa có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế.
b) Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu
hành.
c) Dược thư quốc gia của Việt Nam;
5. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này hoặc đủ sử dụng nhưng tối
đa không quá 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các điều 7, 8 và 9
Thông tư này.
6. Đối với người bệnh phải khám từ 3 chuyên khoa trở lên trong ngày
thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng
đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền (trưởng khoa khám bệnh, trưởng
khoa lâm sàng) hoặc người phụ trách chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh sau khi xem xét kết quả khám bệnh của các chuyên khoa trực tiếp kê đơn
hoặc phân công bác sỹ có chuyên khoa phù hợp để kê đơn thuốc cho người
bệnh.
7. Bác sỹ, y sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 được khám
bệnh, chữa bệnh đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa thuộc
7


danh mục kỹ thuật ở tuyến 4 (danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
8. Trường hợp cấp cứu người bệnh, bác sĩ, y sĩ quy định tại các khoản
1, 2 Điều 2 Thông tư này kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu, phù hợp với tình trạng

của người bệnh.
9. Không được kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15
Điều 6 Luật dược, cụ thể:
a) Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
b) Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;
c) Thực phẩm chức năng;
d) Mỹ phẩm.
1.1.3. Quy định về hình thức kê đơn thuốc
1. Kê đơn thuốc đối với người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh:
Người kê đơn thuốc thực hiện kê đơn vào Đơn thuốc hoặc sổ khám bệnh (sổ y
bạ) của người bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông
tư này và số theo dõi khám bệnh hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh.
2. Kê đơn thuốc đối với người bệnh điều trị ngoại trú:
Người kê đơn thuốc ra chỉ định điều trị vào sổ khám bệnh (sổ y bạ) của người
bệnh và bệnh án điều trị ngoại trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh.
3. Kê đơn thuốc đối với người bệnh ngay sau khi kết thúc việc điều trị
nội trú:

8


a) Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01
(một) đến đủ 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định điều trị) tiếp vào Đơn
thuốc hoặc Sổ khám bệnh của người bệnh và Bệnh án điều trị nội trú hoặc phần
mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
b) Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục điều trị trên 07 (bảy)
ngày thì kê đơn thuốc theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc chuyển tuyến về

cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để tiếp tục điều trị.
4. Kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo
thực hiện theo quy định tại các điều 7, 8 và 9 Thông tư này.
1.1.4. Quy định về nội dung kê đơn thuốc
Đơn thuốc là tài liệu chỉ định dùng thuốc của bác sỹ cho người bệnh, là cơ
sở pháp lý cho việc chỉ định dùng thuốc, bán thuốc và cấp thuốc theo đơn. Bác
sỹ có thể chỉ định điều trị cho người bệnh vào đơn thuốc (theo mẫu quy định của
Bộ Y tế) hoặc sổ y bạ, sổ điều trị mạn tính gọi chung là đơn thuốc [6], [4], [1].
Trên thế giới không có một tiêu chuẩn thống nhất nào về kê đơn thuốc và
mỗi quốc gia có quy định riêng phù hợp với điều kiện của đất nước mình, tuy
nhiên, yêu cầu quan trọng nhất đó là đơn thuốc phải rõ ràng. Đơn thuốc phải có
tính hợp lệ và chỉ định chính xác thuốc phải sử dụng.
Theo điều 6, Thông tư 52/2017/TT – BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của
Bộ Y tế quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú yêu cầu chung với nội
dung kê đơn thuốc như sau:
1. Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong
sổ khám bệnh của người bệnh.
2. Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường
phố, tổ dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành
phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.

9


3. Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số
chứng minh nhân dân hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người
giám hộ của trẻ.
Theo Thông tư số 18/2018/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của
thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy định về đơn
thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú đã quy

định đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi ghi số tháng tuổi, cân nặng, tên bố hoặc mẹ
của trẻ hoặc người đưa trẻ đến khám bệnh, chữa bệnh”

Hình 1.1 Mẫu đơn thuốc kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BYT
4. Kê đơn thuốc theo quy định như sau:
a) Thuốc có một hoạt chất
- Theo tên chung quốc tế (INN, generic);
Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg thì ghi tên thuốc
như sau: Paracetamol 500mg.
- Theo tên chung quốc tế + (tên thương mại).

10


Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg, tên thương mại là
A thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol (A) 500mg.
b) Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương
mại.
5. Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng,
đường dùng, thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc
phải ghi thuốc độc trước khi ghi các thuốc khác.
6. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
7. Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía
trước.
8. Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên
cạnh nội dung sửa.
9. Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến
phía trên chữ ký của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang
phải; ký tên, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn.
1.1.5. Một số chỉ số sử dụng thuốc

Theo Thông tư số 21/2013/TT- BYT quy định về tổ chức và hoạt động
của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện cũng đưa ra các chỉ số sử dụng
thuốc WHO/INRUD cho các cơ sở y tế ban đầu. Các chỉ số về kê đơn và các chỉ
số về sử dụng thuốc toàn diện bao gồm:
Các chỉ số kê đơn
-

Số thuốc kê trung bình trong một đơn

-

Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic

-

Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh

11


-

Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm

-

Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin

-


Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết

yếu do Bộ Y tế ban hành.
Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
-

Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc

-

Chi phí thuốc trung bình của mỗi đơn

-

Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh

-

Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc cho thuốc tiêm

-

Tỷ lệ phần trăm chi phí dành cho vitamin

-

Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị

-


Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe

-

Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận với các thuốc khách quan

1.2. TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN VÀ SỬ DỤNG THUỐC TẠI VIỆT NAM
Trong ngành y tế, đơn thuốc có ý nghĩa rất quan trọng cả về y khoa (chỉ
định điều trị), kinh tế (căn cứ để tính chi phí điều trị) và pháp lý (căn cứ để giải
quyết các khía cạnh pháp lý của hoạt động khám chữa bệnh và hành nghề dược,
đặc biệt liên quan đến thuốc độc, thuốc gây nghiện...). Một đơn thuốc được ghi
nội dung đúng theo quy định, các thuốc được kê hợp lý, ghi tên gốc, rõ ràng
danh pháp, hàm lượng, cách dùng, liều dùng… sẽ giúp giảm thiểu sự nhầm lẫn,
sai sót trong cấp phát, sử dụng, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị cho bệnh
nhân.
Tuy nhiên, tình trạng chưa tuân thủ đầy đủ quy định kê đơn thuốc ngoại
trú đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước đang phát triển.
Nghiên cứu về thực trạng kê đơn tại Ấn Độ cho thấy 50% trong tổng số 990 đơn
12


thuốc của khách hàng mua thuốc tại nhà thuốc, phần lớn là đơn từ các phòng
khám tư nhân đã không ghi đầy đủ các thông tin về bệnh nhân (tình trạng bệnh,
địa chỉ, tên, tuổi); một phần ba đơn thuốc ghi thông tin xác định bác sĩ là chưa rõ
ràng, với 90% đơn thuốc chỉ kê tên biệt dược. Nghiên cứu của Sanchez (2013)
cho thấy có tới 1.127 lỗi kê đơn đã xảy ra trong tổng số 42.000 đơn thuốc, trong
đó phổ biến nhất là lỗi đơn không đọc được (26,2%). Tại Việt Nam, hầu hết các
bệnh viện đã áp dụng và triển khai thực hiện kê đơn điện tử đã giảm được nhiều
sai sót trong việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú. Tuy nhiên, việc thực
hiện quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại.

Tình trạng kê đơn theo tên biệt dược vẫn diễn ra phổ biến, tỷ lệ thuốc kê theo tên
gốc thấp. Nội dung ghi hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân cũng còn sai sót
và chưa đầy đủ về hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng; thông tin
bệnh nhân chưa đầy đủ. Những bất cập này đã và đang tồn tại và cần có các biện
pháp khắc phục cụ thể, kịp thời nhằm hướng tới sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
và kinh tế.
Lạm dụng thuốc và lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin được đề cập
tại nhiều quốc gia. Tình trạng lạm dụng kháng sinh xảy ra đối với nhiều loại
bệnh, trên nhiều đối tượng bệnh nhân. Nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với bệnh
nhân viêm họng khi đến thăm khám bác sỹ, tỷ lệ kê đơn kháng sinh vẫn duy trì ở
mức 60% số lần thăm khám[39]. Bên cạnh đó, tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị
kháng sinh còn thấp. Một cuộc khảo sát bệnh nhân ở 11 quốc gia trên toàn thế
giới cho thấy 22,3% số bệnh nhân được dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm
trùng cấp tính tại cộng đồng thừa nhận không tuân thủ đầy đủ liệu trình. Nhiều
bệnh nhân dùng liều thấp hơn hoặc chỉ dùng trong thời gian ngắn 3 ngày thay vì
5 ngày.
Tổ chức Y tế thế giới xếp Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ
kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới. Một trong các nguyên nhân dẫn đến
kháng kháng sinh là do việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, kéo dài, lạm dụng
13


trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt để điều trị, phòng chống
dịch bệnh trên động vật, cũng như cho mục đích sản xuất đã làm cho các vi sinh
vật thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng
thuốc, làm cho thuốc kém hiệu quả hoặc không hiệu quả.
Trung bình một đơn thuốc ngoại trú tại cơ sở y tế từ bệnh viện TW đến
trạm y tế xã dao động từ 3,3 - 3,8 thuốc. Tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh là
49,2% và có sự dao động khá lớn giữa các tuyến. Tại tuyến xã huyện có tới 60%
đơn thuốc có kê kháng sinh trong khi tại tuyến tỉnh là 40% và tuyến trung ương

là 30%. Theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc
vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh
và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp đặc biệt ở vùng
nông thôn. Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn 88% (thành thị) và
91% (nông thôn). Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nông
thôn) trong tổng số doanh thu của hiệu thuốc. Theo nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Xuân Lượng tại Bệnh xá Quân Dân Y Sư đoàn 9 năm 2016 thì tỷ lệ
nhóm thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ 47,50%. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả
Đoàn Nữ Ngọc Hồng tại Phòng khám đa khoa Ngọc Hồng tỉnh Bình Dương năm
2016 tỷ lệ đơn thuốc kê kháng sinh chiếm tỷ lệ 54%.
Đơn thuốc là tài liệu chỉ định dùng thuốc của bác sĩ cho người bệnh, là cơ
sở pháp lý cho việc chỉ định dùng thuốc, bán thuốc và cấp thuốc theo đơn. Tuy
nhiên, hiện nay tình trạng tự ý sử dụng thuốc, sử dụng thuốc không hợp lý là khá
phổ biến, đặc biệt là tình trạng dễ dãi, lạm dụng trong kê đơn thuốc và bán thuốc
không có đơn của thầy thuốc vừa ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, mất an toàn
cho người bệnh vừa gây lãng phí cho xã hội.
Hậu quả của việc bán thuốc kê đơn mà không qua thăm khám có thể gây:
xuất hiện nhiều thêm các tác dụng phụ, làm gia tăng các vi khuẩn kháng thuốc từ
đó gây ra lây lan các bệnh nhiễm trùng khiến nhiều bệnh lý trở nên trầm trọng,
kéo dài thời gian điều trị, tăng chi phí, tăng sự nguy hiểm của các bệnh truyền
14


nhiễm và tăng tỷ lệ tử vong[3].
Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng bán
thuốc không có đơn tràn lan là do chủ sở hữu nhà thuốc muốn tối đa hóa doanh
thu, áp lực từ phía khách hàng liên quan đến thói quen khám bệnh, dùng thuốc,
nhận thức của người dân còn hạn chế, hậu kiểm trong quản lý còn rất yếu và
chưa có sự quan tâm về vấn đề này tại nhà thuốc [6]. Tại Việt Nam, việc bán
thuốc không có đơn thuốc tràn lan, phổ biến và tồn tại từ rất lâu mặc dù đây là

một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Một nghiên cứu kết hợp phương pháp định lượng, định tính được thực hiện tại
Trường Đại học Dược Hà Nội năm 2015 bước đầu cho thấy, nguyên nhân dẫn
đến tình trạng bán thuốc kê đơn mà không có đơn là do:
➢ Về phía người dân thường có tâm lý lười/ngại đi khám, sợ tới các cơ sở
khám chữa bệnh do thủ tục phức tạp, tốn chi phí, mất nhiều thời gian (chờ
đợi, nghỉ việc, xét nghiệm…) trừ khi bệnh nặng. Phòng khám bác sĩ gia
đình đã ra đời nhằm giải quyết sự quá tải tại bệnh viện, thủ tục nhanh
chóng, có thể thăm khám tại nhà tuy nhiên người dân chưa được truyền
thông về mô hình bác sĩ gia đình, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
➢ Người bệnh chưa có nhận thức đầy đủ về hậu quả của việc sử dụng thuốc
kê đơn khi không qua thăm khám. Hiện nay bản thân người dân còn chưa
có nhận thức rõ về hậu quả của việc sử dụng thuốc kê đơn không qua thăm
khám nên dẫn đến tình trạng một số còn sử dụng đơn cũ hoặc tự động chỉ
định thuốc điều trị cho mình.. Hoặc thậm chí luôn có tư tưởng “ muốn khỏi
thật nhanh”, tiết kiệm chi phí mà không quan tâm việc sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý. Ngoài ra, nhận thức hạn chế về kháng kháng sinh trong cộng
đồng và hậu quả của nó dẫn tới việc không tuân thủ điều trị, thời gian điều
trị bằng kháng sinh chỉ khoảng 3 ngày đang khiến tình trạng kháng kháng
sinh trở nên nghiêm trọng hơn. Có thể nói, tình trạng dân trí chưa cao là
khá phổ biến và điều này đòi hỏi phải có giáo dục truyền thông vào cuộc.
15


Các cơ sở bán lẻ thuốc phản ánh lý do chính họ quyết định bán thuốc kê
đơn mà không có đơn là bởi tất cả các nhà thuốc đều bán, nếu tôi không bán
nhà thuốc khác sẽ bán. Việc cung cấp thuốc kháng sinh không có đơn sẽ giúp
người bệnh cải thiện bệnh. Người bán thuốc chưa nhận thức đầy đủ về hậu quả
của việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn. Bên cạnh đó, người bán thuốc tự
tin với thực tế đã điều trị khỏi cho một số bệnh nhân nên tiếp tục bán.

➢ Các yếu tố liên quan đến quản lý cũng góp phần không nhỏ đến thực trạng
bán thuốc kê đơn mà không có đơn như hiện nay. Mặc dù ở nước ta hiện nay
tuy có nhiều các văn bản quy định được ban hành, phổ biến. Nhưng việc chấp
hành và thực hiện chưa nghiêm. Công tác hậu kiểm còn nhiều hạn chế. Bên
cạnh đó số lượng nhà thuốc quá lớn trên địa bàn với cơ cấu nhân lực còn hạn
chế cũng là một trong những khó khăn được đưa ra. Ngoài ra, chế tài xử phạt
vi phạm chưa đủ sức răn đe, theo quy định đối với hành vi bán lẻ các loại
thuốc phải kê đơn mà không có đơn thuốc của bác sĩ bị xử phạt từ 200.000
đồng đến 500.000 đồng; đối với hành vi kê đơn thuốc không ghi đầy đủ, rõ
ràng, không chính xác trong đơn bị xử phạt từ 1.000.000 đồng - 2.000.000
đồng.
Vì vậy, cần thuyết phục các thầy thuốc và cộng đồng nhận ra rằng chính
hoạt động của họ trực tiếp liên quan đến sự kháng thuốc này. Trên thực tế tình
trạng kháng thuốc còn trầm trọng hơn so với một số liệu khảo sát. Có những
điều ai cũng biết, cũng vi phạm mà không ai xử lý. Một trong những vi phạm
đó là quy định kê đơn thuốc không được tuân thủ.
1.3. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đơn thuốc là tài liệu chỉ định dùng thuốc của bác sĩ cho người bệnh, là cơ
sở pháp lý cho việc chỉ định dùng thuốc, bán thuốc và cấp thuốc theo đơn. Tuy
nhiên, tình trạng chưa tuân thủ đầy đủ quy định kê đơn thuốc ngoại trú vẫn đang
diễn ra, một đơn thuốc được ghi không đúng theo quy định, các thuốc được kê

16


không hợp lý, các thuốc được ghi tên biệt dược, không ghi tên gốc, kê thuốc đắt
tiền hoặc kê các thuốc được tiếp thị, không ghi rõ ràng danh pháp, hàm lượng,
liều dùng, cách dùng, thời điểm dùng,… sẽ gây ra tình trạng nhầm lẫn, sai sót
trong cấp phát, sử dụng, kéo dài thời gian và chi phí tăng cao cho bệnh nhân.
Hơn nữa, tình trạng lạm dụng thuốc, lạm dụng kháng sinh và vitamin đã

được đề cập tại nhiều quốc gia. Tổ chức y tế Thế giới đã xếp Việt Nam vào
danh sách các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Tình trạng này
bắt nguồn từ thói quen mua thuốc không cần đơn của người dân, cả thành thị lẫn
nông thôn. Ngoài ra, thực trạng các bác sĩ tùy tiện kê kháng sinh, cộng đồng
mua kháng sinh không cần kê đơn, sử dụng tùy tiện dẫn đến hệ lụy những loại
thuốc kháng sinh đang dùng để điều trị các bệnh cơ bản không còn hiệu lực nữa.
Do vậy, để nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý và nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế đặc biệt là người kê đơn
thuốc và bán lẻ thuốc trong việc thực hiện quy định của pháp luật về kê đơn
thuốc và bán thuốc kê đơn qua đó góp phần giảm tình trạng kháng kháng sinh,
lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không hợp lý là hết sức cần thiết.
1.4. VÀI NÉT VỀ NHÀ THUỐC TÂY LINH LINH
Nhà thuốc Linh Linh tọa lạc tại số 92 Hai Bà Trưng, một trong những tuyến
đường đông đúc tại trung tâm Thành phố Thủ Dầu Một.
Tiền thân của Nhà thuốc Linh Linh là Quầy thuốc số 08 thành lập năm
1989 trực thuộc Công ty Dược và Vật tư y tế tỉnh Bình Dương. Từ tháng 3 năm
2000, Quầy thuốc được chính thức trở thành Nhà thuốc tư nhân, đến nay được
Sở Y tế Bình Dương chứng nhận đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc –
GPP” do DS CKI Quán Thị Lệ Hằng làm quản lý chuyên môn.
Đội ngũ nhân viên tư vấn tại nhà thuốc đều là những người có trình độ
chuyên môn được đào tạo và có kinh nghiệm lâu năm trong ngành Dược. Hiện
nay, Nhà thuốc có 1 dược sỹ Chuyên khoa 1 là người quản lý chuyên môn, 2

17


×