Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Cải tiên mạng lưới kênh phân phối cho sản phẩm điện máy công nghiệp của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng trên thị trường Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 55 trang )

TÓM LƯỢC
Trong nền kinh tế thị trường, sự thành công của một doanh nghiệp được đánh
giá bằng chính những sản phẩm họ cung cấp ra thị trường làm hài lòng nhu cầu tiêu
dùng của người tiêu dùng cả về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Trong điều kiện
cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm điện máy công nghiệp trên thị trường hiện nay
thì việc doanh nghiệp xây dựng một mạng lưới kênh phân phối tốt nhằm đưa sản
phẩm công ty mình có cơ hội tiếp cận người tiêu dùng một cách nhanh nhất sẽ có lợi
thế cạnh tranh và chiếm giữ vị trí trên thị trường vững chắc hơn. Chính vì vậy, cải
tiến mạng lưới kênh phân phối là vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm
hàng đầu để từ đó đưa ra những biện pháp nhằm cải tiến mạng lưới kênh phân phối
đáp ứng nhu cầu của thị trường đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của donah
nghiệp hơn.
Từ những lý do khách quan trên cùng với hi vọng đóng góp của mình vào việc
cải tiến mạng lưới kênh phân phối em đã chọn đề tài: “ Cải tiên mạng lưới kênh phân
phối cho sản phẩm điện máy công nghiệp của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn
Dũng trên thị trường Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Mục tiêu nghiên
cứu chính của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến mạng lưới kênh phân
phối của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng. Nội dung khóa luận gồm 3 nội
dung chính:
- Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về mạng lưới kênh phân phối trong
doanh nghiệp.
- Chương II: Phân tích và đánh giá thực trạng mạng lưới kênh phân phối của
sản phẩm điện máy công nghiệp tại công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng.
- Chương III: Đề xuất giải pháp và một số kiến nghị nhằm cải tiến mạng lưới
kênh phân phối sản phẩm điện máy công nghiệp tại công ty TNHH thiết bị điện máy
Tuấn Dũng.

1


LỜI CẢM ƠN


Sau một thời gian nghiên cứu, em đã hoàn thành xong bài khóa luận tốt nghiệp
với đề tài: “ Cải tiến mạng lưới kênh phân phối cho sản phẩm điện máy công nghiệp
của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng trên thị trường Hà Nội”. Để hoàn
thành được khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Đoàn Ngọc
Ninh – Bộ môn quản trị logistics kinh doanh đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo
điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đề tài này.
Em cũng xin cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo và nhân viên công ty TNHH thiết
bị điện máy Tuấn Dũng đã tạo điều kiện cung cấp số liệu, tài liệu và những kinh
nghiệm thực tế để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Do giới hạn về thời gian và kiến thức cũng như sự hiểu biết của bản thân còn
hạn chế, bài viết của em còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các thầy cô để đề tài này được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn.
Sinh viên
Nguyễn Thị Tuyết

2


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ..................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài...................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................3

6. Kết cấu đề tài...........................................................................................................4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MẠNG LƯỚI KÊNH PHÂN PHỐI
TRONG DOANH NGHIỆP.......................................................................................5
1.1. Khái quát về mạng lưới kênh phân phối trong doanh nghiệp.............................5
1.1.1. Khái niệm kênh phân phối...................................................................................5
1.1.2. Khái niệm cải tiến mạng lưới kênh phân phối.......................................................6
1.2. Một số quan điểm về mạng lưới kênh phân phối trong doanh nghiệp................7
1.2.1.Vai trò của mạng lưới kênh phân phối trong doanh nghiệp.....................................7
1.2.2. Chức năng của mạng lưới kênh phân phối............................................................7
1.3. Những nội dung cơ bản trong mạng lưới kênh phân phối trong doanh nghiệp.8
1.3.1. Mạng lưới kho.....................................................................................................8
1.3.2. Hệ thống vận tải................................................................................................12
1.3.3. Mạng lưới bán lẻ của doanh nghiệp....................................................................17
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mạng lưới kênh phân phối......................................18
1.4.1. Yếu tố bên trong................................................................................................18
1.4.2. Yếu tố bên ngoài................................................................................................19


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM
THIẾT BỊ ĐIỆN MÁY CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN
MÁY TUẤN DŨNG TẠI THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI.................................................21
2.1. Tổng quan về công ty..........................................................................................21
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng.......................21
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng............21
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty................................................................................22
2.2. Một số nguồn nhân lực của công ty....................................................................24
2.2.1. Nguồn nhân lực.................................................................................................24
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng. 25
2.3. Thực trạng mạng lưới kênh phân phối của công ty TNHH thiết bị điện máy
Tuấn Dũng................................................................................................................. 27

2.3.1. Thực trạng mạng lưới kho của công ty...............................................................27
2.3.2. Thực trạng hệ thống vận tải tại công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng.......29
2.3.3. Thực trạng mạng lưới bán lẻ tại công ty..............................................................31
2.4. Đánh giá thực trạng mạng lưới kênh phân phối sản phẩm điện máy công
nghiệp tại công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng...........................................33
2.4.1. Đánh giá thực trạng mạng lưới kho bãi tại công ty..............................................33
2.4.2. Đánh giá thực trạng hệ thống vận tải tại công ty..................................................34
2.4.3. Đánh giá thực trạng mạng lưới bán lẻ tại công ty................................................35
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN CẢI TIẾN
MẠNG LƯỚI KÊNH PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM ĐIỆN MÁY CÔNG
NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN MÁY TUẤN DŨNG..............37
3.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH Thiết Bị Điện Máy Tuấn Dũng.....37
3.1.1. Định hướng phát triển của công ty......................................................................37
3.1.2. Mục tiêu hoạt động của công ty..........................................................................37
3.2. Giải pháp cải tiến kênh phân phối của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn
Dũng.......................................................................................................................... 38
3.2.1. Thiết kế mạng lưới kênh phân phối hiệu quả......................................................38
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác quản lý kho hàng và kiểm soát hàng hóa trong kho. 39
3.2.3. Bố trí không gian kho phù hợp, tối ưu hóa diện tích kho.....................................39


3.2.4. Bố trí vị trí kho hàng phù hợp...........................................................................40
3.2.5. Lựa chọn phương tiện vận tải hợp lý..................................................................40
3.2.6. Xây dựng hệ thống bán lẻ phù hợp, đạt hiệu quả cao..........................................41
3.2.7. Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên phục vụ tại mạng lưới kênh phân phối.....41
3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước..........................................................................42
3.4. Kết luận chương 3..............................................................................................43
KẾT LUẬN...............................................................................................................44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢ
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2015-2017..........26
Bảng 2.2: So sánh các hình thức vận tải.....................................................................30
Bảng 2.3: Tình hình phân phối hàng hóa ở công ty....................................................32
Bảng 2.4: Số lượng nhà bán lẻ của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng......32
Bảng 2.5: Số lượng nhà bán buôn của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng. 33
Bảng 3.1: Tỉ lệ hoa hồng mới áp dụng cho các nhà bán lẻ.........................................41
DANH MỤC HÌNH
YHình 1.1: Sơ đồ vận chuyển thẳng đơn giản..............................................................13
Hình 1.2: Sơ đồ vận chuyển gom hàng theo tuyến........................................................14
Hình 1.3: Sơ đồ vận chuyển qua trung tâm phân phối...................................................14
Hình 1.4: Sơ đồ vận chuyển qua trung tâm phân phối, gom rải hàng theo tuyến............15
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty.............................................................22
Hình 2.2: Biểu đồ trình độ lao động, văn phòng tại công ty..........................................24
Hình 2.3: Biểu đồ trình độ nhân viên công ty..............................................................25


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TM


Thương mại

VC

Vận chuyển


LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển của thế giới thì đời sống của con
người ngày càng được cải thiện hơn, vì thế mà nhu cầu sử dụng các sản phẩm vật chất,
dịch vụ từ đó cũng trở nên đa dạng và nâng cao. Vì vậy,các doanh nghiệp gặp phải
không ít khó khăn trong việc tìm hiểu, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như
tạo ra lợi thế để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác nhằm tồn tại và phát triển
hơn nữa trong tương lai cũng như khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Một trong
những mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới chính là nâng cao năng suất lao động,
giảm thiểu chi phí sản xuất đồng thời hạ giá thành sản phẩm.Tổ chức quản lý và tiêu thụ
sản phẩm có vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, góp phần
tạo nên nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Để đáp ứng tốt nhất
nhu cầu của thị trường và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trước sự cạnh tranh của các
đối thủ trong ngành, doanh nghiệp không những phải quan tâm đưa sản phẩm ra thị
trường với giá cả bao nhiêu mà còn phải quan tâm đưa sản phẩm ra thị trường như thế
nào. Do đó, doanh nghiệp cần thực sự hiểu biết về kênh phân phối cũng như mạng lưới
kênh phân phối để tổ chức công tác quản lý và tiêu thụ sản phẩm.
Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng doanh nghiệp phải có một mạng lưới kênh
phân phối chặt chẽ từ khâu lưu trữ sản phẩm một cách phù hợp để sản phẩm không bị
hư hỏng trước khi giao đến cho khách hàng, bên cạnh đó doanh nghiệp cũng phải có
một hệ thống vận tải hợp lý nhằm rút gọn thời gian vận chuyển mà vẫn đảm bảo thỏa
mãn yêu cầu của khách hàng; cuối cùng là một hệ thống bán lẻ thích hợp để người tiêu

dùng có thể tiếp cận với sản phẩm một cách thuận tiện nhất. Vì vậy việc tập trung cải
tiến mạng lưới phân phối sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh
dài hạn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dần có được sự tin tưởng, hài lòng từ khách hàng giúp
gia tăng hiệu quả kinh doanh của công ty hơn nữa. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện
nay vẫn chưa quan tâm, chú trọng đúng mức đến kênh phân phối của mình, chưa hiểu rõ
được vai trò của mạng lưới kênh phân phối cũng như quy trình thiết kế mạng lưới kênh
phân phối, chưa có biện pháp để cải tiến mạng lưới kênh phân phối sao cho hiệu quả.
Công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng cũng nằm trong số đó. Cải tiến mạng lưới
kênh phân phối là vấn đề bức thiết đối với công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, với đề tài” Cải tiến mạng lưới kênh phân phối cho sản phẩm
điện máy công nghiệp của công ty TNHH thiết bị điên máy Tuấn Dũng tại thị trường Hà
Nội” em mong muốn sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện được những thiết xót trong mạng


lưới kênh phân phối từ đó giúp doanh nghiệp có có thể đứng vững và phát triển hơn nữa
trên thị trường .
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Hoạt động quản trị kênh phân phối và mạng lưới kênh phân phối là một hoath
động rất quan trọng trong sự phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai. Vì vậy đã
có một số bài khóa luận nghiên cứu về vấn đề phát triển kênh phân phối như sau:
- Khóa luận “ Phát triển kênh phân phối trà Docy ( Sơn Trà) của chi nhánh công
ty cổ phần y dược phẩm Vimediex tại Hà Nội trên thị trường Miền Bắc”, sinh viên Đỗ
Thị Thu Hiền- Đại học Thương Mại.
Nội dung bài khóa luận này dựa trên cơ sở lý luận về phân phối và kênh phân phối
như: khái niệm về phân phối, khái niệm kênh phân phối và những nội dung về tổ chức
và quản lý kênh phân phối. Khóa luận này đã chỉ ra được thực trạng tổ chức và quản lý
kênh phân phối trà Docy tại chi nhánh công ty cổ phần y dược phẩm Vimediex tại Hà
Nội để đánh giá những thành công và hạn chế trong kênh phân phối tại công ty. Tuy
nhiên,đề tài vẫn chưa đánh giá rõ quá trình tổ chức kênh phân phối sản phẩm đến tay
người tiêu dùng để đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp.

- Khóa luận “ Phát triển kênh phân phối sản phẩm máy tính xách tay trên thị
trường Hà Nội của công ty TNHH thiết bị kỹ thuật tin học Hải Anh” , sinh viên Trần Thị
Thu Hằng- Đại học Thương mại.
Dựa trên cơ sở lý luận về kênh phân phối, phát triển kênh phân phối cũng như các
yếu tố ảnh hưởng đến kênh phân phối, đề tài này đã chỉ ra thực trạng phát triển kênh
phân phối sản phẩm máy tính xách tay trên thị trường Hà Nội của công ty TNHH thiết
bị kỹ thuật tin học Hải Anh. Tuy vậy, các việc đánh giá các yếu tố gây ảnh hưởng đến sự
phát triển kênh phân phối vẫn chưa được làm rõ .
Những nghiên cứu về đề tài trên chủ yếu tập trung vào đánh giá thưc trạng kênh
phân phối của các công ty qua việc thu thập số liệu rồi phân tích đánh giá, từ đó đưa ra
các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những thiếu xót trong kênh phân phối cũng
như giúp công ty phát triển kênh phân phối trong tương lai để có thể cạnh tranh được
với các đối thủ khác trên thị trường.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu là làm rõ thực trạng mạng lưới kênh phân phối của công ty
TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng về sản phẩm điện máy công nghiệp tại thị trường
Hà Nội để từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị giúp công ty khắc phục và phát
triển trên thị trường.
3.2 Mục tiêu cụ thể


- Hệ thống một số vấn đề lý luận về mạng lưới kênh phân phối và cải tiến mạng
lưới kênh phân phối.
- Đánh giá thực trạng mạng lưới kênh phân phối của công ty TNHH thiết bị điện
máy Tuấn Dũng giai đoạn 2015 – 2017 thông qua việc thu thập dữ liệu thứ cấp
- Từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm cải tiến mạng lưới kênh phân
phối của công ty giai đoạn 2018- 2023
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: mạng lưới kênh phân phối của doanh nghiệp;
Đánh giá tình hình mạng lưới kênh pân phối của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn
Dũng; Các giải pháp, kiến nghị nhằm cải tiến mạng lưới kênh phân phối tại công ty
trong sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
 Do những hạn chế về trình độ và thời gian, khóa luận chỉ giới hạn trong phạm vi
nghiên cứu như sau:
 Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu mạng lưới kênh phân phối mặt hàng
điện máy công nghiệp của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng, Các yếu tố ảnh
hướng đến sự phát triển mạng lưới kênh phân phối; đánh giá những thành công và hạn
chế trong mạng lưới kênh phân phối của công ty từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm
khắc phục những hạn chế trong mạng lưới kênh phân phối của công ty.
 Về thới gian: Đề tài thu thập số liệu, tài liệu giai đoạn 2015-2017 của công ty
TNHH thiết bị điên máy Tuấn Dũng.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu bao gồm:
+ Dữ liệu thứ cấp: Những dữ liệu thứ cấp được thu thập bên trong doanh nghiệp
như: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014- 2016; website
của công ty, bảng quyết toán của phòng kế toán của công ty trong những năm gần đây,
danh sách khách hàng. Từ những dữ liệu trên đem ra so sánh, đánh giá để từ đó đưa ra
những giải pháp cải tiến mạng lưới kênh phân phối tại công ty. Ngoài ra, còn có các
sách, bài giảng, giáo trình, luận văn tốt nghiệp của trường đại học Thương Mại cũng như
của các trường khác.
+ Dũ liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu sơ cấp qua phương pháp điều tra bằng việc sử
dụng phương pháp phỏng vấn để tìm hiểu về tình hình mạng lưới kênh phân phối của
công ty cũng như biết được những cản nhận của khách hàng về việc phân phối hàng hóa
của công ty.
 Nội dung phỏng vấn: Bảng câu hỏi phỏng vấn ở phụ lục a
 Đối tượng phỏng vấn: giám đốc công ty, nhân viên công ty và một số khách
hàng của công ty



 Không gian: phỏng vấn tại công ty và tại cơ sở bán lẻ của công ty.
- Phương pháp phân tích dữ liệu:
+ Phương pháp so sánh: Thông qua các báo cáo kết quả tình hình kinh doanh của
công ty năm 2015- 2017 để tìm ra nguyên nhân khác biệt với mục tiêu đặt ra của công
ty. Từ đó là cơ sở phân tích và đánh giá các vấn đề công ty đang gặp phải.
+ Phương pháp phân tích: Thông qua cơ sở lý luận và thực tiễn về thực trạng
mạng lưới kênh phân phối tại công ty và lựa chọn những thông tin phù hợp với đề tài
nghiên cứu.
+ Phương pháp tổng hợp: Dựa vào những so sánh, phân tích để thấy được những
mặt ưu điểm và hạn chế trong mạng lưới kênh phân phối của công ty, từ đó đưa ra các
giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục và cải tiến mạng lưới kênh phân phối của công ty.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, các từ viết tắt, tài
liệu tham khảo thì bài của em chia làm 3 chương như sau
- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về mạng lưới kênh phân phối
Chương 1 hệ thống hóa cơ sở lý luận về kênh phân phối, mạng lưới kênh phân
phối, những vấn đề cơ bản về mạng lưới kênh phân phối và các yếu tố ảnh hưởng đến
mạng lưới kênh phân phối của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng.
- Chương 2: Thực trạng mạng lưới kênh phân phối sản phẩm thiết bị điện
máy công nghiệp của công ty thiết bị điện máy Tuấn Dũng tại thị trường Hà Nội
Sau phần giới thiệu tổng quan về công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng thì
chương 2 sẽ tập trung đánh giá thực trạng mạng lưới kho, hệ thống vận tải và mạng lưới
bán lẻ của công ty từ đó đưa ra những thành công và hạn chế công ty đã làm được trong
mạng lưới kênh phân phối.
- Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần cải tiến mạng lưới kênh
phân phối cho sản phẩm điện máy công nghiệp của công ty TNHH thiết bị điện
máy Tuấn Dũng.
Đưa ra những phương hướng, chiến lược hoạt động của công ty về cải tiến mạng

lưới kênh phân phối, từ đó đề xuất giải pháp và các kiến nghị nhằm phát triển và cải tiến
mạng lưới kho, hệ thống vận tải và mạng lưới bán lẻ của công ty.

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MẠNG LƯỚI
KÊNH PHÂN PHỐI TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về mạng lưới kênh phân phối trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm kênh phân phối


Phân phối là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh
doanh, nó chính là cầu nối giữa người sản xuất và tiêu dùng. Bản chất của phân phối là
làm thay đổi vị trí cúa sản phẩm từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
“ Phân phối trong marketing là một quá trình chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản
xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, thể hiện qua nhiều phương thức và hoạt động khác
nhau” ( Nguồn: “ Marketing thương mại”. GS.TS Nguyễn Bách Khoa và TS. Cao Tuấn
Khanh). Do vậy, để tiến hành phân phối có hiệu quả, công ty thường xuyên thiết kế
kênh phân phối để phục vụ việc tiêu thụ hàng hóa.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về kênh phân phối, bởi dưới góc độ của mỗi đối
tượng tham gia vào kênh phân phối sẽ có cách nhìn về kênh khác nhau:
Theo quan điểm của người tiêu dùng: Họ nhận thấy sản phẩm để đến được tay họ
phải trải qua rất nhiều trung gian và họ cũng cho rằng khi trải qua nhiều trung gian
như vậy thì chất lượng sản phẩm cũng sẽ giảm hơn cũng như họ phải trả nhiều tiền
hơn để được tiêu dùng sản phẩm đó. Vì vậy, họ cho rằng kênh phân phối là hình thức
liên kết lỏng lẻo của các công ty liên doanh để cùng thực hiện một mục đích thương
mại.
Theo quan điểm của nhà sản xuất: Họ nhấn mạnh vào các loại trung gian khác
nhau để đưa sản phẩm của họ đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất và tốt nhất.
Họ quan tâm đến sự dịch chuyển của hàng hóa, dịch vụ qua các trung gian khác nhau.
Vì vậy, họ cho rằng, kênh phân phối là con đường đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nới
tiêu dùng, từ người sản xuất đến người tiêu dùng.

Theo quan điểm của các nhà thương mại: Khi tham gia vào kênh phân phối họ
chỉ hi vọng có được dự trữ tồn kho thuận lợi từ người sản xuất và tránh được các rủi ro
gây tổn hại cho họ trong qua trình kinh doanh. Do vậy, họ quan niệm kênh phân phối là
các dòng chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa.
Mặc dù kênh phân phối có rất nhiều khái niệm khác nhau dưới nhiều góc độ khác
nhau, nhưng ta có thể định nghĩa nó một cách tổng quát như sau: “ Kênh phân phối là sự
kết hợp hài hòa giữa người sản xuất với người trung gian để tổ chức vận chuyển hàng
hóa hợp lý nhất nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng cuối cùng”.

1.1.2. Khái niệm cải tiến mạng lưới kênh phân phối
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về mạng lưới kênh phân phối. Nhà
kinh tế học Corey cho rằng: “ Hệ thống phân phối là một yếu tố nguồn lực bên ngoài hết
sức quan trọng. Đồng thời đây cũng được xem như nguồn lực bên trong cùng với các
nguồn lực về sản xuất, nghiên cứu và công nghệ đóng vai trò là các nhân tố thành công


của doanh nghiệp. Mạng lưới phân phối thể hiện cam kết lâu dài của doanh nghiệp đối
với các nhà phân phối hạ nguồn và các thực thể khác khi tham gia vào quá trình phân
phối sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra, mạng lưới phân phối cũng biểu hiện các
cam kết về chính sách và cách thức, theo đó tạo nên mối quan hệ hợp tác lâu dài trong
kinh doanh giữa các bên có liên quan”.
Philip Kotler xem kênh phân phối là “ tập hợp những cá nhân hay những cơ sở
chấp hữu, hoặc hỗ trợ việc chuyển nhượng quyền sở hữu một hàng hóa hay dịch vụ nào
đó, khi chuyển nó từ người sản xuất tới người tiều dùng”. Ông cùng với Gary Armstrong
đã định nghĩa kênh phân phối bao gồm “ các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau có liên quan tới
quá trình làm cho hàng hóa được sẵn sàng sử dụng bởi khách hàng công nghiệp hoặc
khách hàng dân dụng”.
Tóm lại, mạng lưới kênh phân phối được hiểu là: “ hệ thống hậu cần nhằm chuyển
một sản phẩm hay một dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng ở một thời điểm
nhất định, tại một địa điểm nhất định với một cách thức trình bày đúng như người tiêu

dùng mong muốn”. Thông qua mạng lưới kênh phân phối, nhà marketing tạo ra đường
dây liên kết giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, mang đến cho người tiêu dùng những
tiện ích về thời gian – làm cho hàng hóa có sẵn đúng lúc khách hàng có nhu cầu cần
đến, và tiện ích về không gian – làm cho hàng hóa có sẵn đúng nơi mà khách hàng yêu
cầu.
Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất đòi
hỏi các doanh nghiệp phải thiết kế một mạng lưới kênh phân phối hợp lý. Bởi tùy vào
đặc điểm, tính chất của hàng hóa mà mỗi sản phẩm sẽ có cách bảo quản, lưu trữ khác
nhau; các doanh nghiệp sẽ cần phải quan tâm đến việc vận chuyển hàng hóa như thế nào
để nhanh nhất, thuận tiện nhất và làm cách nào để người tiêu dùng có thể tiếp cận với
hàng hóa của họ dễ dàng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải chú trọng và không
ngừng cố gằng cải tiến mạng lưới kênh phân phối của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng
Nói về cải tiến thì cải tiến chính là sự thay đổi và làm tốt hơn .Vì vậy, cải tiên
mạng lưới kênh phân phối là việc khắc phục, sửa đổi những hạn chế, thiếu xót trong
mạng lưới kênh phân phối giúp sản phẩm được chuyển đến tay người tiêu dùng một
cách thuận tiện và hiệu quả hơn. Đó có thể là việc khắc phục, thay đổi những vấn đề
doanh nghiệp gặp phải trong việc xây dựng mạng lưới kho, hệ thống vận tải hay tổ chức
mạng lưới bán lẻ một cách hợp lý hơn.
1.2. Một số quan điểm về mạng lưới kênh phân phối trong doanh nghiệp
1.2.1.Vai trò của mạng lưới kênh phân phối trong doanh nghiệp


 Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, gia tăng chất lượng cảm nhận khách
hàng: Các doanh nghiệp luôn mong muốn được cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp có một mạng lưới kênh phân phối
hoàn thiện đồng nghĩa với việc hàng hóa sẽ được vận chuyển một cách nhanh hơn, đúng
thời gian đúng địa điểm khách hàng yêu cầu, đảm bảo trong suốt quá trình cung ứng
không xảy ra sai sót, hư hỏng, giúp tạo được lòng tin và chất lượng cảm nhận của khách
hàng.

 Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: Những doanh nghiệp có lợi
thế về mạng lưới phân phối luôn có cơ hội đứng vững trên thị trường cũng như đưa
sản phẩm tiếp cận nhanh hơn so với những doanh nghiệp có mạng lưới kênh phân
phối chưa được hoàn thiện. Nắm bắt được điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải
biết thay đổi, cải tiến mạng lưới kênh phân phối của công ty như thế nào để có thể
nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như mở rộng được việc tiêu thụ sản phẩm của
công ty mình.
 Giảm chi phí của doanh nghiệp: một mạng lưới kênh phân phối hợp lý đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong việc xây dựng kho dự trữ, căn
cứ vào quyết định sử dụng kho hợp lý; tiết kiệm được thời gian vận chuyển bằng việc
lựa chọn phương tiện vận tải cũng như tuyến đường vận chuyển; và cuối cùng là việc tổ
chức một mạng lưới bán lẻ quy mô phù hợp giúp hàng hóa đến tay người tiêu dùng
nhanh chóng. Tất cả đều góp phần giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho
doanh nghiệp.
 Hình thành và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng: mạng lưới
kênh phân phối hiệu quả sẽ giúp khách hàng tiếp cận với sản phẩm của công ty thường
xuyên và dễ dàng hơn. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể giữ được các khách hàng trung
thành và thu hút các khách hàng mới, các khách hàng tiềm năng, thúc đẩy hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.2.2. Chức năng của mạng lưới kênh phân phối
 Giúp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng với đúng yêu cầu mà họ đưa
ra về thời gian, địa điểm, số lượng cũng như chủng loại sản phẩm.
 Mạng lưới kênh phân phối đã giải quyết 3 mâu thuẫn cơ bản giữa người sản
xuất và tiêu dùng. Thứ nhất, đó là nhu cầu đa dạng nhưng số lượng ít của người tiêu
dùng với sản xuất 1 loại sản phẩm cụ thể nhưng với khối lượng lớn. Thứ hai, là sản xuất
thường ở một địa điểm nhưng tiêu dùng thì rộng khắp hoặc ngược lại. Thứ ba, thời gian
sản xuất và tiêu dùng không trùng khớp nhau.


1.3. Những nội dung cơ bản trong mạng lưới kênh phân phối trong

doanh nghiệp
1.3.1. Mạng lưới kho
Dự trữ hàng hóa vẫn luôn là một khía cạnh quan trọng trong nền kinh tế phát triển.
Khi năng lực vận tải phát triển, hoạt động cất trữ hàng hóa dần trở nên chuyên môn hóa.
Các nhà kho được sử dụng để lưu trữ hàng hóa trong kênh giao vận, đồng thời giúp điều
phối cung cầu về sản phẩm, nó là một công cụ giúp phân loại các mặt hàng trong kho để
đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Kho là loại hình cơ sở logistics thực hiện việc dự trữ, bảo quản và chuẩn bị hàng
hóa nhằm cung ứng hàng hóa cho khách hàng với trình độ dịch vụ cao nhất và chi phí
thấp nhất.( theo giáo trình quản trị logistics – đại học Thương Mại).
Hoạt động kho liên quan trực tiếp đến việc tổ chức, bảo quản hàng hóa nhằm đáp
ứng yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nhu cầu cung ứng hàng hóa trên thị
trường. Vì vậy, mạng lưới kho được hiểu là một hệ thống các cơ sở, các kho hàng có cùng
một chức năng là lưu trữ và bảo quản hàng hóa, được thiết kế, bố trí một cách hợp lý
nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa.
1.3.1.1. Tổ chức mạng lưới kho hàng
Tổ chức mạng lưới kho hàng là việc doanh nghiệp lựa chọn cho mình một mô hình
kho phù hợp, tiến hành bố trí, triển khai việc thực hiện xây dựng mạng lưới kho nhằm
đạt được mục tiêu dự trữ công ty đưa ra. Tổ chức mạng lưới kho hàng rất quan trọng bởi
nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và số lượng hàng hóa sẽ được cung ứng ra thị
trường. Tổ chức mạng lưới kho hàng dựa trên kế hoạch doanh nghiệp đưa ra về việc xác
định địa điểm, vị trí các kho trong một khu vực hay nhiều khu vực nhằm thuận tiện
trong quá trình di chuyển hàng hóa, vận chuyển hàng hóa.
1.3.1.2. Các quyết định cơ bản trong quản trị kho hàng
 Căn cứ quy hoạch mạng lưới kho hàng
Doanh nghiệp cần quyết định trong việc cần sử dụng bao nhiêu kho, diện tích kho
như thé nào,vị trí đặt kho ở đâu, gần khu vực nào để thuận tiện trong việc cung ứng
hàng hóa ra thị trường.... Đó là các quyết định về kho tuy vậy nó còn bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố:
 Thị trường mục tiêu:

 Qúa trình phát triển của doanh nghiệp: doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường
tiêu thụ, hướng đến tập khách hàng mục tiêu mới đòi hỏi phải xây dựng thêm kho hoặc
thuê ngoài tùy vào mục đích và yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp
 Nhu cầu về dịch vụ logistics của khách hàng: mặt hàng, thời gian giao hàng, địa
điểm nhận hàng....


 Nguồn hàng:
 Số lượng hàng hóa, đặc điểm, tính chất của hàng hóa để có hệ thống kho phù
hợp với từng mặt hàng
 Vị trí phân bổ nguồn hàng cả về địa điểm và khoảng cách từ đó để lựa chọn vị
trí kho hàng phù hợp nhằm thuận tiện cho quá trình cung cấp hàng hóa ra thị trường và
đến được tay người tiêu dùng cuối cùng.
 Điều kiện giao thông vận tải:
 Hệ thống giao thông vận tải: vị trí kho ở những nơi giao thông thuận lợi thì sẽ
rút ngắn được thời gian vận chuyển, đem đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ cho
khách hàng.
 Hạ tầng cơ sở kĩ thuật của cá điểm dừng đỗ: bến cảng, sân bay, ga tàu... Tùy vào
đặc điểm, tính chất kinh doanh của từng doanh nghiệp với lượng hàng hóa khác nhau thì
việc lựa chọn kho gần các bến cảng hay sân bay... sẽ thuận tiện trong quá trình giao
nhận hàng hóa hơn.
 Nguyên tắc quy hoạch và bố trí không gian kho:

 Nguyên tắc quy hoạch không gian kho hàng
 Sử dụng tốt nhất không gian kho: Các sản phẩm, hàng hóa khác nhau sẽ có
những đặc thù riêng về tính chất, đặc điểm và hình dáng. Việc sắp xếp, sử dụng không
gian kho hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được diện tích kho hàng, có thể sẽ để được
nhiều hàng hóa hơn trong kho mà không gây cản trở quá trình vận chuyển hàng.Qua đó,
việc bảo quản hàng hóa, kiểm kê hàng cũng sẽ được thuận tiện hơn.
 Đảm bảo di chuyển liên tục: Tùy vào nhu cầu cung – cầu trên thị trường mà các

doanh nghiệp luôn tìm hiểu để dự trữ hàng hóa phù hợp, đáp ứng một cách nhanh chóng
khi người tiêu dùng có nhu cầu. Chính vì vậy, hàng hóa luôn được vận chuyển ra vào
liên tục, việc quy hoạch kho hợp lý sẽ giúp quá trình vận chuyển được diễn ra thuận tiện
hơn, đảm bảo an toàn cho cả người và hàng trong quá trình bốc dỡ, di chuyển hàng mà
không gây ảnh hưởng đến chất lượng cũng như thời gian giao hàng.
 Phù hợp đặc trưng hàng hóa: Mỗi loại hàng hóa luôn có cách bảo quản, cất trữ
riêng tùy vào đặc tính từng mặt hàng. Vì vậy, kho hàng là nơi dự trữ hàng hóa với số
lượng lớn cần đảm bảo yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm và sự an toàn trong việc bảo quản
hàng đối với những mặt hàng dễ gây cháy nổ, dễ vỡ, dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường
bên ngoài.

 Bố trí không gian kho hàng


Việc bố trí không gian kho và thiết kế mặt bằng kho là một yếu tố rất quan trọng khi
doanh nghiệp nghiệp xây dựng hoặc lựa chọn kho, bởi nó quyết định đến hiệu quả quá trình
tác nghiệp trong kho. Chính vì vậy, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
 Nhu cầu về khối lượng hàng hóa cần dự trữ, đặc điểm tính chất của hàng hóa,
thời gian lưu trữ hàng hóa trong kho.
 Bố trí đủ diện tích để dễ dàng cho việc vận chuyển hàng hóa ra chỗ giao nhận
hàng, thuận tiện về đường đi tránh va chạm gây hư hỏng các hàng hóa khác
 Nôi dung quy hoạch kho hàng
Quy hoạch kho hàng sẽ giúp doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định trong việc
xây dựng mạng lưới kho như thế nào cho hợp lý. Tùy vào đặc điểm kinh doanh cũng
như hàng hóa dự trữ , quy hoạch kho hàng có 2 loại: quy hoạch tĩnh và quy hoạch
động
 Quy hoạch tĩnh: Mỗi loại hàng hóa cố định ở một khu vực đã chọn: Hàng hóa sẽ
được sắp xếp, bố trí tại các kho khác nhau, được bảo quản trong một thời gian tùy vào
mục tiêu và kế hoạch của công ty, hàng hóa sẽ ít khi được điều chuyển sang kho khác,
sang vị trí khác mà nó sẽ ở cố định tại vị trí ban đầu để thuận tiện trong quá trình tìm

hàng, kiểm kê hàng hóa.Việc để hàng hóa cố định như vậy sẽ giúp doanh nghiệp dễ
dàng trong việc xác định được vị trí bảo quản để đưa hàng vào và lấy hàng ra; vừa đơn
giản mà lại thuận tiện, không bị nhầm lẫn khi kho có thể chứa nhiều mặt hàng một lúc.
 Quy hoạch động: Vị trí hàng hóa sẽ thay đổi theo thời gian nhập lô hàng mới.
Khi doanh nghiệp có kế hoạch nhập thêm các sản phẩm mới, với số lượng nhiều hay ít
thì sẽ thay đổi trong việc bố trí vị trí đặt các hàng hóa; hàng hóa sẽ không đặt cố định ở
vị trí cũ mà được di chuyển đến một vị trí khác hay kho khác để phù hợp trong việc sắp
xếp các mặt hàng với nhau. Việc quy hoạch này sẽ giúp doanh nghiệp linh hoạt trong
quá trình cung ứng các mặt hàng ra thị trường đồng thời giúp tối ưu hóa tốc độ và sử
dụng hiệu quả dung tích kho.
1.3.1.3. Nghiệp vụ kho
Khái niệm: Nghiệp vụ kho là hệ thống các mặt công tác được thực hiện đối với
hàng hóa trong quá trình vận động qua kho nhằm đáp ứng cho quá trình trao đổi hàng
hóa qua kho với chi phí thấp nhất.
 Nghiệp vụ tiếp nhận hàng
Tiếp nhận là công đoạn giữa quá trình nghiệp vụ mua hàng, nghiệp vụ vận chuyển
và nghiệp vụ kho. Tiếp nhận hàng thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp, nguồn hàng
và nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển. Vì vậy, khi tiếp nhận hàng cần đảm bảo yếu tố sau:


+ Xác định trách nhiệm cụ thể giữa các đối tượng giao nhận hàng: Trong quá trình
giao nhận hàng, tùy vào từng điều kiện trong hợp đồng giữa các bên thì sẽ có những quy
định được ghi rõ về thời gian giao nhận hàng, hay địa điểm, hay trách nhiệm mà các bên
liên quan phải chịu khi thực hiện giao nhận hàng. Điều đó yêu cầu các bên liên quan
phải thực hiện theo nhằm đảm bảo quyền lợi của mình cũng như đem lại mối quan hệ
làm ăn lâu dài về sau.
+ Kiểm tra hoạt động tiếp nhập hàng của doanh nghiệp cũng như việc thực hiện
hợp đồng mua bán, vận chuyển giữa các bên: Khi các bên kí kết hợp đồng mua bán hay
hợp đồng về dịch vụ vận chuyển thì sẽ khi rõ về thời gian, địa điểm giao nhận cũng như
số lượng hàng hóa.

+ Đảm bảo tiếp nhận kịp thời, chính xác và nhanh chóng: Việc tiếp nhận hàng hóa
phải được thực hiện đúng thời gian quy định bởi nó còn gây ảnh hưởng đến chất lượng
hàng hóa, tùy vào từng hàng hóa nhất định. Vì vậy, các quá trình giao nhận và vận
chuyển phải diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và không ảnh hưởng đến uy
tín công ty.
 Quá trình tác nghiệp trong kho:
Quá trình tác nghiệp trong kho là một công đoạn cơ bản và không thể thiếu bởi nó
quyết định đến chất lượng cũng như chức năng của kho hàng. Vì vậy, quá trình tác
nghiệp kho cần đảm bảo:
+ Giữ gìn tốt cả về số lượng và chất lượng hàng hóa trong kho, cố gắng giảm thiểu
hư hỏng, hao tổn về hàng hóa.
+ Tận dụng diện tích và dung tích kho để nâng cao hiệu quả và năng suất dụng kho.
 Chất xếp hàng hóa vào vị trí
Phân bố và sắp xếp hàng hóa hợp lý ở kho đảm bảo tận dụng được tối đa diện tích
kho cũng như quá trình tiếp nhận, vận chuyển hàng hóa được diễn ra thuận lợi.
 Hàng hóa phải được sắp xếp theo đúng khu vực, theo đúng chủng loại hàng;
đồng thời bố trí hàng hóa sao cho dễ dàng trong việc tìm thấy, lấy hàng và kiểm kê
hàng; đảm bảo hàng hóa không lộn xộn.
 Đảm bảo cho an toàn trong việc bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa, tiết kiệm sức lao
động, giảm chi phí cũng như tận dụng được sức chứa của kho hàng, tránh gấy lãng phí
 Vị trí phân bố hàng hóa bảo quản thường được xác định tùy thuộc vào: thời gian
lưu trữ, kích thước, hình dạng của hàng. Căn cứ vào đó để sắp xếp hàng sao cho hợp lý,
hàng hóa liên quan trong tiêu dùng cần xếp cạnh nhau.
 Bảo quản và chăm sóc hàng hóa


Hàng hóa trong thời gian bảo quản tại kho dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi
trường bên ngoài như thời tiết, khí hậu, các loài động vật khác như chuột, mối... gây ảnh
hưởng đến chất lượng hàng hóa.Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng trong việc quản lý,
kiểm tra thường xuyên về các vấn đề trong kho, quản lý về nhiệt độ, độ ẩm, phòng cháy

chữa cháy, sát trùng ở kho, giám sát chất lượng hàng hóa nhằm đảm bảo mức hao hụt ở
mức độ thấp nhất.
 Chuẩn bị và phát hàng
Sau khi đã tiến hành đóng gói, dán tem nhãn, sắp xếp hàng hóa ra cửa thì việc phát
hàng sẽ được diễn ra theo thao tác:
 Sắp xếp lịch chạy xe theo thời gian đơn hàng
 Bốc dỡ, sắp xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải
 Kiểm tra các giấy tờ liên quan đến hoạt động vận chuyển
 Cuối cùng là kiểm tra theo dõi tình hình vận chuyển hàng hóa, đảm bảo giao
hàng đúng thời gian; khi xuất lô hàng phải ghi chép cẩn thận vào thẻ kho để kiểm tra
lượng hàng tồn và những hàng hóa thiếu để bổ sung kịp thời.
1.3.2. Hệ thống vận tải
1.3.2.1. Xác định mục tiêu vận tải
 Mục tiêu chi phí: mỗi doanh nghiệp sẽ có mức độ hàng hóa với các đặc tính,
kích cỡ và khối lượng hàng hóa khác nhau. Chi phí cố định cho vận chuyển một khối
hàng tỉ lệ nghịch với khối lượng hàng được vận chuyển. Doanh nghiệp cần biết cách lựa
chọn phương tiện vận tải và hệ thống vận tải phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí cho doanh
nghiệp mà vẫn đảm bảo được hàng đến tay khách hàng đúng hẹn.
 Mục tiêu chất lượng dịch vụ khách hàng: Phụ thuộc vào khả năng đáp ứng đơn
hàng đúng yêu cầu về thời gian, địa điểm, quy mô và cơ cấu từng mặt hàng theo đơn
hàng trong quá trình vận chuyển. Điều quan trọng trong dịch vụ vân chuyển hàng hóa là
việc thực hiện đúng và nhanh yêu cầu của khách hàng từ đó đem lại sự hài lòng và sự tin
cậy của khách hàng cho chất lượng dịch vụ, sản phẩm của công ty hơn.
 Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì thời gian vận chuyển vô cùng quan
trọng. Vận chuyển càng đến sớm thì thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng càng nhanh
và chất lượng dịch vụ khách hàng càng tốt. Thời gian vận chuyển càng quan trọng thì
mức độ ổn định của quá trình vận chuyển càng cao do đó ổn định được khả năng đáp
ứng nhu cầu khách hàng.
 Độ tin cậy trong vận chuyển hàng hoá thể hiện qua tính ổn định về thời gian và
chất lượng dịch vụ khi di chuyển các chuyến hàng. Việc thay đổi trong thời gian vận

chuyển còn phụ thuộc vào yếu tố về thời tiết, tình hình tắc nghẽn giao thông...



1.3.2.2.Thiết kế mạng lưới và tuyến đường vận chuyển
 Vận chuyển thẳng đơn giản
 Tất cả các lô hàng được chuyển trực tiếp từ từng nhà cung ứng tới từng địa
điểm của khách hàng. Đây là những tuyến đường cố định và nhà quản trị logistics chỉ
cần xác định loại hình phương tiện vận tải nào phù hợp với số lượng, qui mô lô hàng cần
vận chuyển.
 Đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng đúng thời gian, địa điểm mà còn tiết
kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc tới mức độ
đánh đổi giữa chi phí vận chuyển và chi phí dự trữ hàng hóa.
Nhà cung cấp
Khách hàng

Hình 1.1: Sơ đồ vận chuyển thẳng đơn giản
( Nguồn: slide bài giảng quản trị logistics – Đại học Thương Mại)
 Với phương án vận chuyển này, có thể xoá được các khâu kho trung gian, đầy
nhanh quá trình dịch vụ khách hàng và quản lí đơn giản. Các quyết định vận chuyển
mang tính độc lập tương đối và có thể giảm được chi phí vận chuyển trong trường hợp
cự li ngắn do giảm được số lần xếp dỡ hàng hoá.
 Tuy nhiên, nếu qui mô lô hàng không đủ lớn thì phương án này sẽ làm tổng chi
phí vận chuyển tăng, do cước phí cao cộng với chi phí lớn cho việc giao nhận nhiều lô
nhỏ. Do đó, nó chỉ phù hợp với những lô hàng có qui mô lớn hoặc vận chuyển những
mặt hàng cồng kềnh, trọng lượng lớn như máy giặt, tủ lạnh…
 Vận chuyển gom rải hàng theo tuyến
 Gom hàng rải theo tuyến là hành trình vận chuyển trong đó xe tải sẽ giao hàng
từ một nhà cung ứng tới lần lượt nhiều khách hàng hoặc gộp các lô hàng từ nhiều nhà
cung ứng tới một khách hàng.

Nhà cung cấp
Khách hàng


Hình 1.2: Sơ đồ vận chuyển gom hàng theo tuyến
( Nguồn: slide bài giảng quản trị logistics – Đại học Thương Mại)
 Thiết kế tuyến đường như vậy đặc biệt phù hợp khi mật độ khách hàng dày đặc,
cho dù khoảng cách vận chuyển là dài hay ngắn. Phương án này phù hợp với những
doanh nghiệp có mạng lưới kinh doanh rộng lớn với những lô hàng nhỏ.
 Vận chuyển qua trung tâm phân phối

 Phương án này, các nhà cung ứng không vận chuyển trực tiếp tới địa điểm của
khách hàng mà vận chuyển thông qua một trung tâm phân phối trong một khu vực địa lý
nhất định. Sau đó, trung tâm phân phối này chuyển những lô hàng tương ứng đến từng
khách hàng trên địa bàn hoạt động của mình
Nhà cung cấp
Khách hàng

Hình 1.3: Sơ đồ vận chuyển qua trung tâm phân phối
( Nguồn: slide bài giảng quản trị logistics – Đại học Thương Mại)
 Vận chuyển qua trung tâm phân phối, gom hàng theo tuyến
 Ở phương án này, người ta thường thiết kế tuyến đường vòng để vận chuyển từ
trung tâm phân phối đến các khách hàng khi lô hàng theo nhu cầu của khách hàng tương
đối nhỏ, không chất đầy xe tải. Như vậy sẽ phải phối hợp nhiều lô hàng nhỏ với nhau để


vận chuyển. Còn các trung tâm phân phối được sử dụng để tập hợp các lô hàng lớn được
vận chuyển từ các nhà cung ứng ở khoảng cách xa và dự trữ tại đó
Nhà cung cấp
Khách hàng


Hình 1.4: Sơ đồ vận chuyển qua trung tâm phân phối, gom rải hàng theo tuyến
( Nguồn: slide bài giảng quản trị logistics – Đại học Thương Mại)
1.3.2.3. Lựa chọn đơn vị vận tải
Căn cứ vào việc phân tích nhu cầu của khách hàng, số lượng, kích thước của hàng
hóa cũng như đặc trưng dịch vụ và chi phí của các phương tiện vận tải... để từ đó doanh
nghiệp lựa chọn đơn vị vận tải phù hợp với mục tiêu chiến lược đề ra cũng như hệ thống
vận chuyển đã thiết kế.
 Tiêu chí lựa chọn
Để lựa chọn được phương tiện vận tải phù hợp doanh nghiệp cần dựa vào các tiêu
thức cụ thể bao gồm:
 Chi phí vận chuyển: chi phí vận chuyển tùy thuộc vào loại phương tiện doanh
nghiệp lựa chọn cũng như số lượng, khối lượng hàng hóa cần vận chuyển, khoảng cách
vận chuyển hàng hóa bao xa.
 Thời gian vận chuyển: bao gồm thời gian vận chuyển trọn gói từ điểm xuất phát
đến điểm nhận hàng của khách hàng yêu cầu. Doanh nghiệp luôn phải vận chuyển hàng
hóa sao cho vừa tiết kiệm thời gian mà vẫn đến tay khách hàng đúng như trong hợp
đồng.


 Năng lực vận chyển: Năng lực vận chuyển thể hiện qua khả năng tiếp cận của
phương tiện với địa điểm và vị trí như khách hàng yêu cầu.
 Tính linh hoạt: Đây chính là khả năng đáp ứng hàng hóa nhanh chóng và kịp
thời của đơn vị vận tải trong mọi tình huống trong quá trình vận chuyển.
 An toàn hàng hóa: Việc lựa chọn bất kì phương tiện vận tải nào cũng phải đảm
bảo hàng hóa được an toàn đến tay khách hàng không bị hư hỏng, hao hụt. Vì vậy, tùy
vào từng mặt hàng riêng mà doanh nghiệp cần có cách bảo quản nhằm khi di chuyển
hàng không bị ảnh hưởng đến chất lượng, chống những va chạm trên đường vận chuyển.
 Quy trình lựa chọn đơn vị vận tải


 Xác định các tiêu chí và tầm quan trọng của mỗi tiêu chí
Doanh nghiệp phải phân tích các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp theo định hướng
người nhận hàng, chính là khách hàng của doanh nghiệp. Hai khía cạnh chính cần xem
xét chính là dịch vụ và chi phí để có thể đảm bảo sự hiệu quả trong quá trình vận
chuyển.
 Lựa chọn đơn vị vận tải
Kết quả thực hiện theo từng tiêu chí của từng đơn vị vận chuyển được đánh giá
bằng thang điểm từ 1 đến 3, trong đó 1 là điểm tốt nhất và 3 là điểm kém nhất. Điểm
đánh giá này bao gồm cả đánh giá điểm cả về số lượng và chất lượng.Tổng số điểm
đánh giá được xác định bằng cách nhân điểm thực hiện tiêu chuẩn với hệ số quan trọng
được đánh giá ở từng tiêu chuẩn, sau đó, cộng điểm đánh giá các tiêu chuẩn sẽ được
tổng điểm. Đơn vị vận tải nào có tổng điểm đánh giá thấp nhất sẽ là đơn vị vận tải có
năng lực vận chuyển
Bảng 1.1. Đánh giá các đơn vị vận tải
Mức độ

Tiêu thức

Kết quả đánh giá
Đơn vị vận tải A
Đơn vị vận tải B

quan

đánh giá

trọng
(2)

(1)


Khả

Điểm đánh

Khả

Điểm dánh

năng vận

giá(4)=(2)*(3)

năng vận

giá(6)=(5)*(2)

1

hành(5)
2

2

1.Chi phí

1

hành(3)
1


2.Thời gian

3

2

6 ∑= 19

3

9

3. Năng lực vc

2

3

6

1

2

4. Linh hoạt

2

2


4

2

4

5. An toàn

1

2

2

∑= 18

1
1
( Nguồn: Sách quản trị logistics)


 Giám sát và đánh giá dịch vụ lựa chọn
Việc giám sát việc trong quá trình vận chuyển là vô cùng quan trọng bởi từ đó
doanh nghiệp có thể rút kinh nghiệm và có quyết định thay đổi đơn vị vận tải khác phù
hợp hơn cho lần sau.
1.3.3. Mạng lưới bán lẻ của doanh nghiệp
1.3.3.1. Lựa chọn địa điểm mạng lưới bán lẻ của doanh nghiệp
 Doanh nghiệp áp dụng chính sách phân phối độc quyền thì sản phẩm sẽ được
phân phối độc quyền tại một khu vực địa lý nhất định. Doanh nghiệp xây dựng các tiêu

chí lựa chọn nhà phân phối để tiến hành phát triển đo lường qua sự lựa chọn tăng nhà
phân phối, chính sách này thường được sử dụng cho những sản phẩm chất lượng cao,
thương hiệu mạnh.
 Doanh nghiệp áp dụng chính sách phân phối chọn lọc nghĩa là các sản phẩm chỉ
được bán tại các cửa hàng và đại lý có qui mô, chất lượng nhưng không độc quyền.
Chính sách này phù hợp với những dòng sản phẩm đòi hỏi dịch vụ sau bán.
 Doanh nghiệp áp dụng chính sách phân phối đại trà thì sản phẩm được bán tại
các cửa hàng mà không kèm theo bất kì điều kiện gì chỉ với mong muốn sản phẩm đến
tay khách hàng một cách thuận tiện và nhanh chóng. Chính sách phù hợp với những sản
phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
1.3.3.2. Xây dựng mạng lưới bán lẻ của doanh nghiệp
 Cách xây dựng mạng lưới bán lẻ:
 Sự phân bổ nhu cầu khách hàng: với những nơi tập trung nhu cầu lớn thì doanh
nghiệp có thể tổ chức lực lượng bán lẻ trực tiếp để doanh nghiệp có thể tiếp cận với
khách hàng và quản lý việc hàng hóa đến tay người tiêu dùng như thế nào, từ đó tìm
hiểu những sai xót còn gặp phải trong hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp để tìm cách
khắc phục. Ngược lại, khu vực nhu cầu không lớn, không tập trung thì tổ chức bán hàng
thông qua đại lý hay hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp khác.
 Năng lực và trình độ quản lý của doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp có đội ngũ
nhân viên cũng như năng lực quản lý cao, hệ thống quản lý hiện đại thì có thể phát triển
mạng lưới bán lẻ rộng khắp. Còn nếu doanh nghiệp có năng lực và trình độ quản lý còn
thấp thì nên tập trung phát triển hệ thống tại 1 số khu vực nhỏ lẻ, phù hợp với điều kiện
của doanh nghiệp.
 Định hướng và chính sách phát triển lâu dài: Doanh nghiệp phải trả lời được các
câu hỏi: mặt hàng kinh doanh chính là mặt hàng nào? Đối tượng khách hàng doanh


×