Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

THỰC TRẠNG BỆNH đái THÁO ĐƯỜNG TRÊN NGƯỜI 45 67 TUỔI ở TỈNH THÁI NGUYÊN và BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.48 KB, 19 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y- DƯỢC THÁI NGUYÊN

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TRẠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN NGƯỜI 45- 67 TUỔI Ở
TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG NĂM 2020

Thái Nguyên năm 2020


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………....2
DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………....2
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………......3
TỔNG QUAN………………………………………………………………….….5
1. Tổng quan về bệnh đái tháo đường…………………………........................5
1.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường………………………………………...5
1.2. Phân loại bệnh đái tháo đường………………………………………......5
1.3. Các biến chứng của bệnh đái tháo đường……………………………….7
1.3.1. Biến chứng cấp tính……………………………………………………..8
1.3.2. Biến chứng mạn tính………………………………………………….....8
1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái thái đường……………………………..8
1.4.1. Chẩn đoán đái tháo đường……………………………………………....8
1.4.2. Chẩn đoán tiền đái tháo đường……………………………………….....9
1.5. Những yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường…………………….....9
2. Đặc điểm dịch tễ học…………………………………………………….…10
2.1. Trên thế giới………………………………………………………….…10
2.2. Tại Việt Nam……………………………………………………………11
3. Biện pháp phòng chống…………………………………………………….13
KẾT LUẬN…………………………………………………………………..…...14


TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….......15

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
2


ĐTĐ

đái tháo đường

WHO

tổ chức y tế thế giới

VMĐTĐ

võng mạc đái tháo đường
DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa đái tháo đường týp 1 và týp 2…………………

ĐẶT VẤN ĐỀ
3

7


Trong số các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa thì bệnh đái tháo đường
đang trở thành căn bệnh phổ biến và đang gia tăng nhanh trên thé giới, ở cả những

nước phát triển và những nước đang phát triển, chủ yếu là đái tháo đường type 2
chiếm khoảng 90% [2]. Năm 2014 trên toàn cầu, ước tính có khoảng 422 triệu
người sống chung với bệnh đái tháo đường, số bệnh nhân này tăng gần hai lần so
với năm 1980, chủ yếu ở các nước đang phát triển, đồng thời tỷ lệ tử vong do bệnh
đái tháo đường ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình cao hơn so với các
nước phát triển. Những con số trên chỉ là ước tính, thực sự chúng ta còn chưa biết
số bệnh nhân hiện nay chính xác là bao nhiêu, số thống kê trên đây chỉ là phần nổi
của tảng băng trôi [3], [2]. Bệnh có thể diễn biến thầm lặng trong vòng 5- 10 năm,
có tới 65% bệnh nhân mắc bệnh nhưng không được phát hiện. Tuy nhiên bệnh đái
tháo đường có thể được cải thiện nếu cải thiện được các yếu tố nguy cơ gây mắc
bệnh [2].
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyến hóa glucid mạn tính, bệnh phổ
biến có tính chất xã hội, là một trong ba bệnh không lây truyền có tốc độ phát triển
nhanh nhất: ung thư, tim mạch, đái tháo đường [1], [26]. Theo thống kê của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO): năm 1985 có 30 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, năm 1997
có 124 triệu người, năm 2000 là 200 triệu người, năm 2010 có 246 triệu người.
Theo dự đoán con số này sẽ tăng lên 380 triệu người vào năm 2025. Bệnh ĐTĐ
gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: bao gồm các biến chứng cấp tính và biến
chứng mạn tính. Biến chứng mạn tính thường gặp là các bệnh về tim mạch, bệnh
về mắt, bệnh thận và các bệnh về thần kinh…[5]
Tổ chức y tế thế giới ( WHO) dự đoán bệnh đái tháo đường sẽ là một trong
những vấn đề sức khỏe chính trong thế kỷ 21 và ước tính 80% các ca bệnh mới sẽ
là ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam [3], [2]. Bộ y tế đã ban
hành Quyết định hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh đái tháo đường nhằm chẩn
đoán sớm bệnh đái tháo đường type 2 cho đối tượng từ 45 tuổi trở lên và các yếu tố
nguy cơ như béo phì, tăng huyết áp, có nhười cùng huyết thống mắc bệnh đái tháo
đường, tiền sử được chẩn đoán tiền đái tháo đường, phụ nữ có tiền sử sinh con
nặng cân, người rối loạn mỡ máu [10].
Việt Nam là một nước đang phát triển. Việt Nam không xếp vào 10 nước có tỷ
lệ mắc đái tháo đường cao nhưng lại là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh.

Một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương vào cuối tháng 10 -2008 cho
4


thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh từ 2,7% (năm 2001)lên 5%
(năm 2008), trong đó có tới 65% người bệnh không biết mình mắc bệnh[23].
Đái tháo đường còn là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội vì sự
phát hiện và điều trị bệnh muộn sẽ để lại hậu quả nặng nề trên bệnh nhân. Theo
Hiệp hội bệnh đái tháo đường quốc tế, bệnh đái tháo đường týp 2 ngày càng có xu
hướng xuất hiện ở những người trong độ tuổi lao động và ở lứa tuổi trẻ hơn; chi
phí khổng lồ cho việc chăm sóc đái tháo đường sẽ là gánh nặng cho nhiều nước
đang phát triển trong tương lai tới. Việc phát hiện sớm và quản lý bệnh đái tháo
đường trong cộng đồng là vô cùng cần thiết. Nhiều y văn đã chứng minh rằng bệnh
đái tháo đường hoàn toàn có thể phòng và quản lý được, những người mắc bệnh
đái tháo đường nếu được quản lý, tư vấn truyền thông và điều trị kịp thời bằng
thuốc, chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh và làm chậm sự
xuất hiện các biến chứng do bệnh gây nên [13].
Tại Thái Nguyên, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế,
đời sống nhân dân được cải thiện thì tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường tại các cơ sở
khám chữa bệnh đang ngày một gia tăng. Biện pháp hữu hiệu để làm giảm tiến
triển và biến chứng của bệnh, chi phí cho chữa bệnh ít tốn kém nhất là phải phát
hiện sớm và điều trị người bệnh kịp thời. Tuy nhiên, công tác phát hiện sớm, chăm
sóc và điều trị bệnh đái tháo đường tại Thái Nguyên còn gặp rất nhiều khó khăn.
Vì vậy,tối tiến hành chuyên đề “thực trạng bệnh đái tháo đường trên người
45-67 tuổi ở tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng chống 2020” với mục tiêu:
- mô tả được thực trạng của bệnh đái tháo đường trên người 45- 67 tuổi ở tỉnh
Thái Nguyên và các biện pháp phòng chống.

5



TỔNG QUAN
1. Tổng quan về bệnh đái tháo đường.
1.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường.
Theo WHO: “Đái tháo đường là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng
tăng đường máu do hiệu quả của việc thiếu/hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do
có liên quan tới sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin” [34].
1.2.

Phân loại bệnh đái tháo đường.

Có nhiều cách phân loại nhưng phân loại mới của WHO dựa theo týp bệnh
căn hiện đang được sử dụng rộng rãi [5].
- ĐTĐ týp 1: Là hậu quả của quá trình hủy hoại các tế bào beta và đảo tụy.
Hậu quả là cần phải sử dụng insulin ngoại lai để duy trì chuyển hóa, ngăn ngừa
tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê và tử vong. Đái tháo đường týp 1
là một bệnh tự miễn. Hệ thống miễn dịch của cơ thể đã sinh ra các kháng thể
chống lại và phá hủy tế bào bêta của tuyến tụy sản xuất ra insulin. Sự thiếu hụt
insulin dẫn đến tăng glucose máu và thường dẫn đến những biến chứng lâu dài.
ĐTĐ týp 1 thường gặp ở Châu Phi và Châu Á. Tỷ lệ ĐTĐ týp 1 khoảng 5-10%,
phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi ( < 35 tuổi). Những triệu chứng điển
hình thường gặp của ĐTĐ type 1 là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy
nhiều( 4 nhiều), mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị
nhiễm trùng. Đái tháo đường týp 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5-10% tổng số bệnh
nhân đái tháo đường thế giới. Nguyên nhân do tế bào bê-ta bị phá hủy, gây nên
sự thiếu hụt insulin tuyệt đối cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất
hoàn toàn). Các kháng nguyên bạch cầu người (HLA) chắc chắn có mối liên
quan chặt chẽ với sự phát triển của đái tháo đường týp 1.
Đái tháo đường týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được phát
hiện trước 40 tuổi. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên biểu

hiện nhiễm toan ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đa số các trường hợp
được chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 1 thường là người có thể trạng gầy, tuy
nhiên người béo cũng không loại trừ. Người bệnh đái tháo đường týp 1 sẽ có
đời sống phụ thuộc insulin hoàn toàn.

6


- ĐTĐ týp 2: có thể do nhiều nguyên nhân gây lên. Tình trạng kháng
insulin có thể được thấy ở hầu hết các đối tượng bị ĐTĐ týp 2, tăng đường máu
xảy ra khi khả năng bài xuất insulin của các tế bào bêta của tụy không đáp ứng
nhu cầu chuyển hóa. Béo phì, thừa cân, tuổi cao và chế độ ít vận động tham gia
một cách có ý nghĩa vào tình trạng kháng insulin. Sự thiếu hụt insulin điển hình
sẽ xảy ra sau một giai đoạn tăng insulin máu nhằm để bù trừ cho tình trạng
kháng insulin. Ngoài ra, yếu tố di truyền có vai trò đóng góp gây tình trạng
kháng insulin. Bệnh ĐTĐ týp 2 chiếm khoảng 90-95% tổng số bệnh nhân mắc
bệnh ĐTĐ [23], thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày
càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân
thường có ít triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của
biến chứng hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi
mổ. Một số thử nghiệm cho thấy bệnh ĐTĐ týp 2 có thể được ngăn ngừa bằng
chế độ ăn kiêng và hoạt động thể chất, trong khi những người có nguy cơ cao
(có khả năng chịu đựng nồng độ đường máu) có thể điều trị bằng thuốc [29],
[30], [28], [32], [35].
Đái tháo đường týp 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% bệnh đái tháo đường trên
thế giới, thường gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi[8]. Nguy cơ mắc bệnh
tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, thói
quen ăn uống mà bệnh đái tháo đường týp 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng
phát triển nhanh. Đặc trưng của đái tháo đường týp 2 là kháng insulin đi kèm
với thiếu hụt tiết insulin tương đối. Đái tháo đường týp 2 thường được chẩn

đoán rất muộn vì giai đoạn đầu tăng glucose máu tiến triển âm thầm không có
triệu chứng. Khi có biểu hiện lâm sàng thường kèm theo các rối loạn khác về
chuyển hóa lipid, các biểu hiện bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận, ... Nhiều
khi các biến chứng này đã ở mức độ rất nặng. Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý
bệnh của đái tháo đường týp 2 là có sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi
trường trong cơ chế bệnh sinh. Người mắc bệnh đái tháo đường týp 2 có thể
điều trị bằng cách thay đổi thói quen, kết hợp dùng thuốc để kiểm soát glucose
máu[13], tuy nhiên nếu quá trình này thực hiện không tốt thì bệnh nhân cũng sẽ
phải điều trị bằng cách dùng insulin.
- Đái tháo đường thai nghén

7


Đái đường thai nghén thường gặp ở phụ nữ có thai, có glucose máu tăng,
gặp khi có thai lần đầu. Sự tiến triển của đái tháo đường thai nghén sau đẻ theo
3 khả năng: Bị đái tháo đường, giảm dung nạp glucose, bình thường.
- Các thể đái tháo đường khác
+ Khiếm khuyết chức năng tế bào bê-ta.
+ Khiếm khuyết gen hoạt động của insulin.
+ Bệnh tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thương, carcinom tụy, ...
+ Các bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cường năng tuyến giáp, ... Thuốc hoặc hóa chất.
+ Các thể ít gặp qua trung gian miễn dịch.
Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa đái tháo đường týp 1 và týp 2
Đặc điểm
Khởi phát
Biểu hiện lâm sàng

Kháng thể
Điều trị


1.3.

Đái tháo đường type 1
Rầm rộ, đủ các triệu
chứng
- Sút cân nhanh chóng Ăn nhiều - Uống nhiều Đái nhiều
- ICA dương tính - AntiGAD dương tính
Bắt buộc dùng insulin

Đái tháo đường type 2
Chậm, thường không rõ
triệu chứng
- Thể trạng béo - Tiền sử
gia đình có người mắc
bệnh ĐTĐ týp 2 - Đặc
tính dân tộc, có tỷ lệ mắc
bệnh cao
ICA âm tính - Anti-GAD
âm tính
Thay đổi lối sống, dùng
các thuốc hạ đường máu
bằng đường uống hoặc
insulin

Các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Biến chứng của bệnh ĐTĐ thường được chia ra theo thời gian xuất hiện và
mức độ của các biến chứng [13].


8


1.3.1. Biến chứng cấp tính
Bao gồm các biến chứng nhiễm toan/hôn mê ceton, hạ đường máu, tăng
áp lực thẩm thấu không nhiễm toan ceton, nhiễm khuẩn cấp (viêm phổi, lao
kê…)
1.3.2. Biến chứng mạn tính
- Biến chứng mạch máu lớn:
+ Bệnh động mạch vành: Dựa vào đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng để
chẩn đoán xác định như tính chất cơn đau thắt ngực, điện tâm đồ hay chụp
mạch vành. Để phòng bệnh, hàng năm đánh giá các yếu tố nguy cơ về tim
mạch, điện tâm đồ nên được kiểm tra định kỳ.
+ Tai biến mạch máu não: ĐTĐ làm gia tăng tỷ lệ mắc, tử vong, thường để
lại di chứng nặng nề đối với các trường hợp bị tai biến mạch máu não. Nhồi
máu não thường gặp hơn so với xuất huyết não.
- Biến chứng mạch máu nhỏ:
+ Biến chứng mắt thường gặp là bệnh VMĐTĐ, đục thể thủy tinh và
glôcôm. Để điều trị bệnh VMĐTĐ có hiệu quả phải có kế hoạch quản lý và
giám sát tốt bệnh ĐTĐ cũng như bệnh VMĐTĐ. Đây cũng là mục tiêu dự
phòng và hạn chế sự tiến triển xấu của bệnh ĐTĐ nói chung và bệnh VMĐTĐ
nói riêng.
+ Biến chứng thận do đái tháo đường: Bệnh thận do ĐTĐ là nguyên nhân
thường gặp nhất gây suy thận giai đoạn cuối. Để làm giảm bệnh lý thận do ĐTĐ
yếu tố quan trọng có tính quyết định là quản lý tốt nồng độ glucose máu và duy
trì tốt số đo huyết áp ở người bệnh. Biến chứng thần kinh: Có biến chứng thần
kinh tự động, bệnh thần kinh vận mạch và biến chứng thần kinh ngoại vi.
1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường
1.4.1. Chẩn đoán đái tháo đường
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường theo kiến nghị của ADA (Hiệp

hội đái tháo đường Mỹ) năm 1997 và được WHO công nhận năm 1998, tuyên
bố áp dụng vào năm 1999, được Bộ Y tế ra Quyết định áp dụng tại Việt Nam
9


năm 2011. Bệnh đái tháo đường được chẩn đoán xác định khi có bất kỳ một
trong ba tiêu chí sau[2], [8]:
Tiêu chí 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl), kèm theo các
triệu chứng uống nhiều, đái nhiều, sút cân không có nguyên nhân.
Tiêu chí 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (126mg/dl), xét nghiệm lúc
bệnh nhân đã nhịn đói ít nhất 6-8 giờ không ăn.
Tiêu chí 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng
glucose máu bằng đường uống ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl).
1.4.2. Chẩn đoán tiền đái tháo đường.
Trước đây, người ta hay dùng các thuật ngữ như “Đái tháo đường tiềm
tàng”, "Đái tháo đường sinh hóa”, “Đái tháo đường tiền lâm sàng”, để chỉ các
trường hợp có rối loạn dung nạp glucose mà chưa có biểu hiện lâm sàng. Những
trường hợp này chỉ được phát hiện khi tiến hành nghiệm pháp tăng gánh
glucose bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch. Nhiều khi để tăng độ nhạy
của phương pháp người ta còn có thể sử dụng cả corticoid.
Ngày nay, người ta đưa ra hai khái niệm để chỉ các hình thái rối loạn này
của chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể.
- Rối loạn dung nạp glucose:Nếu mức glucose huyết tương ở thời điểm 2
giờ sau nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường uống từ 7,8mmol/l
(140mg/dl) đến 11,1 mmol/l (126mg/dl).
- Suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói:Nếu lượng glucose huyết tương
lúc đói (sau ăn 8 giờ) từ 5,6 mmol/l (100mg/dl) đến 6,9 mmol/l (125mg/dl) và
lượng glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp tăng glucose
máu bằng đường uống dưới 7,8mmol/l (140mg/dl) [2],[8].
1.5.


Những yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường có liên quan chặt chẽ với với các yếu tố như: Di
truyền, tuổi tác, thời kỳ mang thai, tăng huyết áp, béo phì, thuốc, độc chất,
Stress, lối sống, đặc biệt là chế độ ăn uống, vận động[2]. Tuổi càng cao tỷ lệ
mắc bệnh đái tháo đường càng lớn, đặc biệt là độ tuổi 50 trở lên, khi ở lứa tuổi
10


trên 70 thì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tăng gấp 3-4 lần so với tỷ lệ chung
của người lớn; Đối với những người có bố, mẹ, anh, chị em ruột mắc bệnh đái
tháo đường thì khả năng mắc bệnh của người đó cao gấp 4-6 lần so với người
trong dòng họ không mắc bệnh đái tháo đường, nếu một dòng họ mà cả 2 bên
nội, ngoại, bố, mẹ, con cái đều có người mắc bệnh đái tháo đường thì khả năng
mắc bệnh đái tháo đường của những người trong gia đình này là 40%. Những
nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở thành thị cao
hơn ở nông thôn là 1,68 lần [4], nguyên nhân là do ăn uống không hợp lý, số
năng lượng ăn vào nhiều hơn so với số năng lượng cần thiết của cơ thể dẫn đến
dư thừa năng lượng, kết hợp với lối sống tĩnh tại ít hoạt động nên thúc đẩy
nhanh quá trình tiến triển dẫn đến béo phì, điều đó sẽ làm tăng nguy cơ mắc
bệnh đái tháo đường. Trong thời kỳ mang thai một số nội tiết tố tăng bài tiết,
các chất này có tác dụng đề kháng với insulin nên dễ gây tăng đường huyết.
Nhiều nghiên cứu cho thấy người mẹ có tiền sử sinh con nặng trên 4kg là yếu tố
nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cho cả mẹ và con. Những trẻ cân nặng lúc
sinh trên 4kg thường mắc bệnh béo phì lúc nhỏ, giảm dung nạp glucose và đái
tháo đường khi trưởng thành. Đối với những người đã có tiền sử rối loạn
glucose lúc đói hoặc giảm dung nạp glucose thì có khả năng tiến triển thành
bệnh đái tháo đường rất cao, những người này cần được phát hiện sớm và phải
được can thiệp sớm bằng chế độ dinh dưỡng và luyện tập để phòng nguy cơ tiến

triển của bệnh[6],[4],[10].
2. Đặc điểm dịch tễ học
2.1. Trên thế giới.
Nhiều điều tra của các tổ chức Y tế trên thế giới cho thấy tốc độ phát triển
của bệnh đái tháo đường rất nhanh, năm 1985 có 30 triệu người mắc bệnh, năm
1995 số người mắc bệnh là 135 triệu, đến nay đã khoảng 180 triệu người và dự
kiến đến năm 2025 là 300 triệu người [2], [4]. Ngoài các yếu tố khách quan như
di truyền, sắc tộc, môi trường địa lý, ...thì lối sống thiếu lành mạnh, ăn uống
không điều độ, sử dụng thực phẩm ăn nhanh, áp lực công việc gây tình trạng
căng thẳng (stress) kéo dài đều là những yếu tố nguy cơ mắc bệnh.
Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường khác nhau ở các châu lục và các vùng lãnh
thổ. Tại Pháp, 1,4% dân số mắc đái tháo đường; ở Mỹ, tỷ lệ đái tháo đường
6,6%; Singapor là 8,6%; Thái Lan có tỷ lệ đái tháo đường là 3,5%; tại Malaixia,
11


tỷ lệ đái tháo đường là 3,01% [20]; ở Campuchia (2005) ở lứa tuổi từ 25 tuổi trở
lên mắc đái tháo đường tại Siemreap là 5% và ở Kampomg Cham là 11%.Năm
2003, toàn thế giới có 171,4 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, dự đoán sẽ
tăng gấp đôi vào năm 2030. Mỗi ngày có khoảng 8.700 người chết liên quan
đến đái tháo đường [27].
Trong những năm gần đây, tỷ lệ đái tháo đường gia tăng mạnh mẽ trên
toàn cầu, WHO đã lên tiếng báo động vấn đề nghiêm trọng này trên toàn thế
giới. Năm 1992, ở Pháp tác giả Marie Laure Auciaux và cộng sự ước tính có
khoảng 2 triệu người đái tháo đường týp 2.
Ở Mỹ, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC, bệnh đái tháo đường tăng
14% trong hai năm từ 18,2 triệu người (2003) lên 20,8 triệu người (2005) [5].
Theo một thông báo của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế, năm 2006 ước
tính khoảng 246 triệu người mắc bệnh, trong đó bệnh đái tháo đường týp 2
chiếm khoảng 85 - 95 % tổng số bệnh nhân đái tháo đường ở các nước phát

triển và thậm chí còn cao hơn ở các nước đang phát triển [19].
Tỷ lệ bệnh đái tháo đường thay đổi theo từng nước có nền công nghiệp
phát triển hay đang phát triển và thay đổi theo từng vùng địa lý khác nhau.
Trong đó, nơi có tỷ lệ đái tháo đường cao nhất là khu vực Bắc Mỹ (7,8%), khu
vực Địa Trung Hải và khu vực Trung Đông (7,7%), châu Âu (4,9%) và châu Phi
(1,2%) [3].
Tỷ lệ đái tháo đường ở châu Á cũng gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt ở khu vực
Đông Nam Á (5,3%) [3],[30]. Nguyên nhân của sự gia tăng bệnh nhanh chóng
do mức độ đô thị hóa nhanh, sự di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị nhiều,
sự thay đổi nhanh chóng về lối sống công nghiệp, giảm hoạt động chân tay, sự
tăng trưởng kinh tế nhanh và chế độ ăn không cân đối, nhiều mỡ.
2.2.

Tại Việt Nam.

Nước ta được xếp vào hàng những nước có tốc độ bệnh đái tháo đường
phát triển nhanh. Theo nghiên cứu điều tra quốc gia năm 2002-2003 tỷ lệ mắc
đái tháo đường toàn quốc là 2,7%. Một số nghiên cứu tại các tỉnh cho thấy tỷ lệ
mắc bệnh khác nhau, nghiên cứu của Vũ Thị Mùi và Nguyễn Quang Chùy tại
Yên Bái là 2,68%, nghiên cứu của Tạ Văn Bình và Hoàng Kim Ước tại Cao
12


Bằng là 6,8%, nghiên cứu của Vũ Hữu Chiến và cộng sự tại Thái Bình là
8,4%,nghiên cứu của Trần Hữu Dàng và Huỳnh Văn Đôm tại thành phố Quy
Nhơn là 8,6%.
Bệnh đái tháo đường týp 2 đã và đang là một vấn nạn của xã hội bởi những
hệ lụy của nó. Bệnh rất nguy hiểm, đe dọa đến tình trạng sức khỏe, tính mạng
mọi người bởi gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng[4].
Ở Việt Nam, theo Ngô Thanh Nguyên điều tra đối tượng từ 30 tuổi trở lên

tại thành phố Biên Hòa năm 2011, tỷ lệ mắc đái tháo đường người 30 tuổi trở
lên là 8,1%, trong đó, số mới chẩn đoán là 69,1% [24]. Theo Trần Minh Long,
năm 2010, nghiên cứu tại Nghệ An, tỷ lệ đái tháo đường týp 2 ở người từ 30 –
69 tuổi là 9,37% và tỷ lệ tiền đái tháo đường là 17,97% . Theo Huỳnh Nhân
Hải, năm 2012, tỷ lệ đái tháo đường typ 2 tại thành phố Vĩnh Long là 7,4%,
trong đó tỷ lệ đái tháo đường đã biết là 5,9%, tỷ lệ đái tháo đường không được
chẩn đoán (mới phát hiện) là 1,5%. Tỷ lệ rối loạn đường huyết lúc đói khá cao
là 19,4% [17]; Tỉnh Trà Vinh năm 2012 tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở người trên
45 tuổi là 9,5% và tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường là 19,3% [35].
Năm 2002, theo điều tra trên phạm vi toàn quốc ở lứa tuổi từ 30 - 64 của
Bệnh viện Nội tiết Trung ương, tỷ lệ mắc đái tháo đường chung cho cả nước là
2,7%, ở các thành phố 4,4%, vùng đồng bằng ven biển 2,2% và miền núi 2,1%
[5].
Một nghiên cứu được tiến hành trên 2394 đối tượng từ 30 - 64 tuổi đang
sinh sống tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ
Chí Minh thấy rằng tỷ lệ mắc đái tháo đường là 4,6% - 4,9% [3]. Đa số bệnh
nhân đái tháo đường không được chẩn đoán và điều trị.
Theo nghiên cứu của Đặng Thị Ngọc - Đỗ Trung Quân tại bệnh viện Bạch
Mai, tỷ lệ đái tháo đường týp 2 chiếm 81,5%; tỷ lệ đái tháo đường týp 1 chiếm
18,5%; tỷ lệ nữ chiếm 61,2%; tỷ lệ nam chiếm 38,8% [trích từ 16].
Nghiên cứu của Lê Minh Sứ tại Thanh Hóa; Vũ Huy Chiến tại Thái Bình,
Hồ Văn Hiệu tại Nghệ An cho tỷ lệ mắc đái tháo đường lần lượt là 4%; 4,3% và
3% [12],[18], [21].

13


Năm 2004, Tạ Văn Bình và cộng sự tiến hành nghiên cứu bệnh đái tháo
đường tại Cao Bằng thấy tỷ lệ mắc bệnh qua sàng lọc là 6,8% [3]. Cũng trong
năm đó Trần Thị Mai Hà nghiên cứu tại Yên Bái, Hoàng Kim Ước nghiên cứu

tại Phú Thọ, Sơn La kết luận đái tháo đường là bệnh gặp chủ yếu ở người có thu
nhập cao, có đời sống vật chất và địa vị trong xã hội [2], [16]. Đó là một thách
thức lớn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội và sức khoẻ cộng đồng.
Nghiên cứu của Lê Cảnh Chiến tại Tuyên Quang; Hoàng Thị Đợi, Nguyễn
Kim Lương tại Thái Nguyên cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam, ở
nhóm ít hoạt động thể lực cao hơn nhóm hoạt động thể lực nhiều [11], [15].
3.

Biện pháp phòng chống.

Hầu hết các yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường đều thuộc về hành vi,
do vậy chúng ta có thể phòng ngừa được nếu chúng ta biết thay đổi hành vi, từ bỏ
những hành vi có hại dẫn đến nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, thực hiện các hành
vi có lợi ngăn ngừa mắc và giảm thiểu biến chứng của đái tháo đường. Vì là bệnh
diễn tiến mãn tính nên chúng ta cần hết sức bình tĩnh để có các biện pháp phòng
ngừa khoa học, hiệu quả, không chủ quan nhưng cũng không quá hoang mang.
- cần phòng tránh tình trạng thừa cân, béo phì: theo dõi dựa vào chỉ số BMI
(chỉ số khối của cơ thể). Cách tính: BMI = cân nặng/bình phương chiều cao (trong
đó cân nặng tính bằng kg, chiều cao tính bằng mét). Chỉ số này nên giữ trong
khoảng 18,5-24,9. Thực hiện chế độ ăn hợp lý, luyện tập thể dục thường xuyên để
tránh tình trạng béo phì và nâng cao sức khỏe cho bạn.
- cần gia tăng hoạt động thể lực thường xuyên, tránh lối sống tĩnh tại, cụ thể:
không nên ngồi, nằm xem tivi nhiều giờ liền; tham gia chơi thể thao hơn là xem
người khác chơi; cố gắng hạn chế sử dụng các phương tiện hiện đại nếu thấy
không cần thiết (đi xe đạp thay cho xe máy, không sử dụng thang máy nếu thấy
không cần thiết…); tập thể dục đều đặn 30-45 phút mỗi ngày. Nếu không có đủ
thời gian thì cố gắng 3 lần/tuần, mỗi lần 45-60 phút…
- cần xây dựng thói quen ăn uống tốt, dinh dưỡng hợp lý cho bản thân và gia
đình, cụ thể: luôn duy trì bữa ăn gia đình có không khí vui vẻ, ấm cúng; nên tắt
tivi trong khi ăn; tránh bỏ bữa, hạn chế ăn quà vặt ngoài bữa chính; giảm lượng

thức ăn có nhiều chất béo và đường; ăn nhiều rau, hoa quả khác nhau; ăn chừng
mực, không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều; ăn thức ăn
nguyên vẹn, gần với thiên nhiên để ít bị mất đi các thành phần dinh dưỡng có
14


trong thức ăn; tránh dùng nhiều mỡ khi chế biến thức ăn, nên chọn món luộc thay
cho món chiên; hạn chế đồ uống có đường, hạn chế bia rượu; không nên ăn quá
nhiều vào bữa tối…cần uống đủ lượng nước mỗi ngày, ít nhất là 2 lít/ ngày.
- kiểm soát sự căng thẳng đầu óc: khi đầu óc căng thẳng, stress sẽ là một
trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường. Vì vậy bạn phải luôn giữ
cho tinh thần dược thoải mái, vui vẻ, hay có ther tìm những cách học để kiểm
soát tinh thần của mình.
- ngủ đủ giấc: một ngày nên ngủ đủ 8 tiếng để cơ thể luôn khỏe mạnh và
phòng tránh mắc bệnh đái tháo đường.
KẾT LUẬN
ĐTĐ là một bệnh mạn tính không lây nhiễm gặp nhiều trên thế giới ở thế
kỷ 21, đặc biệt là ĐTĐ type 2 chiếm 85- 95% tỷ lệ bị bệnh ĐTĐ. Bệnh gặp ở
mọi tầng lớp xã hội. Theo Báo cáo toàn cầu của WHO đầu tiên, số lượng người
đang phải sống chung với căn bệnh tiểu đường gần như tăng gấp 4 lần kể từ
năm 1980. Sự gia tăng mạnh mẽ này phần lớn do thừa cân và béo phì.
Bệnh ĐTĐ là bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và gây ra nhiều biến
chứng, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư hoặc thứ năm ở các nước
đang phát triển. Nước ta được xếp vào hàng những nước tốc độ bệnh nhân ĐTĐ
phát triển nhanh. Nguyên nhân của sự gia tăng bệnh nhanh chóng do mức độ đo
thị hóa nhanh, sự di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị nhiều, sự thay đổi
nhanh chóng sang lối sống công nghiệp, giảm hoạt động chân tay, sự tăng
trưởng kinh tế nhanh, và chế độ ăn không cân đối nhiều mỡ.
Bệnh ĐTĐ đang là vấn đề nan giải, là gánh nặng đối với sự phát triển kinh
tế- xã hội, vì sự phổ biến của bệnh và các hậu quả nặng nề của bệnh gây ra do

phát hiện và điều trị muộn. Vì thế để giảm tỷ lệ mắc bệnh chúng ta nên thay đổi
lối sống, có những hành vi có lợi cho sức khỏe :hoạt động thể lực thường xuyên
và chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ, hợp lý để phòng chống bệnh đái tháo
đường.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Tạ Văn Bình (2003), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ và
các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường tại khu vực nội thành 4
thành phố lớn, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Tạ Văn Bình (2006), Bệnh Đái tháo đương-Tăng glucose máu, Nhà xuất bản
Y học, Hà Nội.
3. Tạ Văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh Đái tháo đường ở Việt Nam, phương
pháp điều trị và biện pháp dự phòng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Tạ Văn Bình (2007), Người bệnh đái tháo đường cần biết, Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội.
5. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý, nền tảng bệnh đái tháo đường tăng
glucose máu, Nhà xuất bản Y học.
6. Tạ Văn Bình và cộng sự (2007), "Kết quả điều tra đái tháo đường và rối loạn
dung nạp đường huyết ở đối tượng có nguy cơ cao tại Phú Thọ, Sơn La, Thanh
Hoá và Nam Định", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và
chuyển hoá lần thứ 3, tr. 738-749
7. Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước, Nguyễn Minh Hùng, Mai Tuấn Hưng và cộng
sự (2007), "Kết quả điều tra đái tháo đường và rối loạn đường huyết ở đối
tượng có nguy cơ tại Cao Bằng", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành
nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 825-837.
8. Tạ Văn Bình (2009), Khuyến cáo về bệnh Đái tháo đường của Hội Nội tiết và

Đái tháo đường Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
9. Võ Thị Bổn, Trương Quang Đạt & Phạm Đức Phúc (2014), Một số yếu tố
liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh đái tháo đường. Trang web
ngày truy
cập 23/8/2016.
16


10. Bộ Y tế (2011), Quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn
chẩn đoán và điều trị bệnh Đái tháo đường týp 2, 3280/QĐ-BYT.
11. Lê Cảnh Chiến, Đỗ Công Tuyểnvàcộngsự(2007),“Kết quả điều tra dịch tễ
học bệnh đái tháo đường tại thị xã Tuyên Quang”, Hội nghị khoa học toàn quốc
chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 317-319.
12. Vũ Huy Chiến và cộng sự (2007), “Tìm hiểu mối liên quan giữa yếu tố nguy
cơ với tỷ lệ mắc đái tháo đường týp 2 tại một số vùng dân cư tỉnh Thái Bình”,
Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr.
672-676.
13.Trần Hữu Dàng (2006), “ Leptin và chất tiết ra từ mô mỡ nguồn gốc bệnh
tật do béo phì”, Tạp chí Y học thực hành, số 548, tr. 338 – 345.
14. Nguyễn Thị Bích Đào (2009), Phân loại Đái tháo đường tuýp II của Hội Nội
tiết và Đái tháo đường Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
15. Châu Minh Đức, Phạm Thị Mai (2006), “Rối loạn chuyển hoá Lipid và
Lipoprotein máu ở bệnh nhân đái tháo đường”, Tạp chí Y học thực hành, (2), tr.
78-81.
16. Trần Thị Mai Hà (2004), Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo
đường ở người từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Yên Bái, Luận văn Thạc sỹ Y
học, Trường Đại học Y Hà Nội.
17. Huỳnh Nhân Hải, Trần Hữu Dàng, Trần Thừa Nguyên (2012). “Tỷ
lệ đái tháo đường typ 2 không được chẩn đoán tại thành phố Vĩnh Long”. Tạp
chí Nội tiết đái tháo đường. Hội nghị Nội tiết đái tháo đường toàn quốc lần thứ

VI. Huế, 2012 Q 1.
18. Hồ Văn Hiệu, Nguyễn Văn Hoàn và cộng sự (2007), "Điều tra tỷ lệ mắc
bệnh đái tháo đường týp 2 và các yếu tố nguy cơ tại Nghệ An", Hội nghị khoa
học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 605-616.
19. Phạm Thị Hồng Hoa (2007), "Đái tháo đường một đại dịch cần được quản
lý và kiểm soát chặt chẽ", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết
và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 393-399.
17


20. Nguyễn Thy Khuê (2007), “Bệnh đái tháo đường”, Nội tiết học đại cương,
NXB Y học, tr. 373.
21. Lê Minh Sứ (2007), "Thực trạng bệnh đái tháo đường ở Thanh Hoá", Hội
nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3,
tr. 856-864.
22. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2003), Nội tiết đại cương, Nhà xuất bản
Y học
23. Nguyễn Kim Lương(2009) “ nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường
điều trị tại bệnh viên đa khoa tỉnh Bắc Kạn”, luận văn thạc sĩ y học, tr 8.
24.Ngô Thanh Nguyên, Phan Huy Anh Vũ (2012), “Nghiên cứu tình
hình đái tháo đường ở đối tượng từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Biên
Hòanăm2011” Tạpchí Nội tiết đái tháo đường. Hội nghị Nội tiết đái tháo
đường toàn quốc lần thứ VI.Huế, 2012 Q 1. Số 6,tr.195-199
25. Cao Mỹ Phượng (2012) “Nghiên cứu kết quả can thiệp cộng đồng phòng
chống tiền đái tháo đường – đái tháo đường týp 2 tại huyện Cầu Ngang tỉnh
Trà Vinh”, Luận án tiến sĩ học, Đại học Huế.
26. Thái Hồng Quang (1989), Góp phần nghiên cứu biến chứng mạn tính trong
bệnh đái tháo đường, Luận án PTS khoa học Y dược.
27. Hoàng Trung Vinh (2006), “Kháng insulin và chức năng tiết của tế
bào bêta ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tuổi trên 60”, Tạp chí y học thực

hành, số 616 –617, tr. 252.
Tài liệu tiếng anh
28. Chiasson J. L., Josse R. G., Gomis R., et al. (2002), Acarbose for prevention
of type 2 diabetes mellitus: the STOP-NIDDM randomised trial, Lancet,
359(9323), 2072-7.
29. Diabetes Prevention Program Research Group (2002), Reduction in the
incidence of type 2 diabetes with lifestyle intervention or metformin, The New
England journal of medicine, 346(6), 393-403.
18


30.Forter Daniel W. (1991), "Diabetes mellitus", Harrison's principles of
internal medicin International edition, Vol. 2, pp. 1739-1759.
31. Tuomilehto J., Lindstrom J., Eriksson J. G., et al. (2001), Prevention of type
2 diabetes mellitus by changes in lifestyle among subjects with impaired
glucose tolerance, N Engl J Med, 344(18), 1343-50.
32. Torgerson J. S., Hauptman J., Boldrin M. N., et al. (2004), XENical in the
prevention of diabetes in obese subjects (XENDOS) study: a randomized study
of orlistat as an adjunct to lifestyle changes for the prevention of type 2 diabetes
in obese patients, Diabetes Care, 27(1), 155-61.
33. Van Hecke M. V., Dekker J. M., Stehouwer C. D., et al. (2005), Diabetic
retinopathy is associated with mortality and cardiovascular disease incidence:
the EURODIAB prospective complications study, Diabetes Care, 28(6), 1383-9.
34. World Health Organization (2017), Diabetes, accessed 21/9/2017, from
/>35. Xiang A. H., Peters R. K., Kjos S. L., et al. (2006), Effect of pioglitazone on
pancreatic beta-cell function and diabetes risk in Hispanic women with prior
gestational diabetes, Diabetes, 55(2), 517- 22.

19




×