Tải bản đầy đủ (.doc) (190 trang)

Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.5 MB, 190 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

LÊ THỊ VIỆT CHI

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG
TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN
PHÚ THỰC HIỆN
Chuyên ngành: Kế toán – Kiếm toán – Phân tích

Người hướng dẫn khoa học:

TS. ĐINH THẾ HÙNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không
trùng lặp với các đề tài khác.
Tác giả luận văn

Lê Thị Việt Chi


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN...............................................................................................i
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
1.2. Tổng quan các công trình đã nghiên cứu......................................................3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................4
1.4. Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................5
1.5. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu..................................................5
1.6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................5
1.7. Dự kiến giá trị đóng góp của luận văn..........................................................6
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu........................................................................6
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH......................................................7
2.1. Đặc điểm HTK ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC........................................7
2.1.1. Khái niệm và phân loại HTK...................................................................7
2.1.2. Kiểm soát nội bộ đối với HTK...............................................................10
2.1.3. Hệ thống kế toán về HTK......................................................................16
2.1.4. Rủi ro đối với HTK................................................................................22
2.2. Mục tiêu chủ yếu được sử dụng khi kiểm toán HTK.................................25
2.3. Quy trình kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC....................................27
2.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán.........................................................................27
2.3.2. Thực hiện kiểm toán...............................................................................38
2.3.3.Kết thúc kiểm toán..................................................................................44
Kết luận chương 2.....................................................................................................47
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO


TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN AN PHÚ THỰC HIỆN.................................................................................48

3.1. Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán An Phú......................................48
3.2. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán...............................................................52
3.2.1. Đặc điểm kinh doanh của khách hàng ảnh hưởng đến HTK..................52
3.2.2. Tìm hiểu chu trình HTK.........................................................................58
3.2.3. Phân tích sơ bộ BCTC............................................................................65
3.2.4. Xác định mức trọng yếu.........................................................................68
3.2.5. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán và đánh giá rủi ro...................................73
3.2.6. Chương trình kiểm toán.........................................................................76
3.3. Giai đoạn thực hiện kiểm toán.....................................................................76
3.3.1. Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán..........................76
3.3.2. Quan sát kiểm kê vật chất hành tồn kho.................................................82
3.3.3.Kiểm tra chi tiết......................................................................................84
3.4.Giai đoạn kết thúc kiểm toán........................................................................95
3.4.1. Các thủ tục kiểm toán khác....................................................................96
3.4.2. Thảo luận ban đầu về vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán HTK
với khách hàng được kiểm toán - Biên bản kiểm toán.....................................98
3.4.3. Đánh giá ảnh hưởng của các bút toán không điều chỉnh và sai sót phát hiện.....100
3.4.4. Thảo luận với ban giám đốc đơn vị được kiểm toán về các bút toán đề
nghị điều chỉnh...............................................................................................101
3.4.5. Phân tích BCTC sau điều chỉnh...........................................................102
3.4.6. Tổng hợp kết quả kiểm toán.................................................................104
Kết luận chương 3...................................................................................................105
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ THỰC HIỆN.........106
4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu về quy trình kiểm toán HTK trong kiểm
toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện........................106
4.1.1. Về ưu điểm...........................................................................................106



4.1.2. Về hạn chế............................................................................................108
4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn hiện quy trình kiểm toán HTK trong kiểm
toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện.........................111
4.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán HTK tại Công
ty TNHH Kiểm toán An Phú.............................................................................121
4.4. Đóng góp của đề tài nghiên cứu.................................................................121
4.5. Hạn chế của đề tài nghiên cứu...................................................................122
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................67
CÁC PHỤ LỤC..........................................................................................................68


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC
BGĐ
BQGQ
CSDL
HTK
KSNB
MP
PM
NVL
SPDD
SABECO
TNHH
TTĐB
VICEM

:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Báo cáo tài chính
Ban giám đốc
Bình quân gia quyền
Cơ sở dẫn liệu
Hàng tồn kho
Kiểm soát nội bộ
Mức trọng yếu kiểm toán
Mức trọng yếu kế hoạch
Nguyên vật liệu
Sản phẩm dở dang
Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn
Trách nhiệm hữu hạn
Tiêu thụ đặc biệt
Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG:

Bảng 2.1:

Sai sót đối với HTK tương ứng với các cơ sở dẫn liệu.......................37

Bảng 2.2:

Bảng câu hỏi đánh giá kiểm soát nội bộ chu trình HTK.....................39

Bảng 3.1:

A260 - Xác định mức trọng yếu khách hàng A..................................72

Bảng 3.2:

D460 - Tổng hợp HTK Quy Nhơn - khách hàng A............................77

Bảng 3.3:

Tổng hợp HTK - khách hàng B.........................................................78

Bảng 3.4:

Tổng hợp HTK - khách hàng C..........................................................79

Bảng 3.5:

G260 - Tổng hợp giá vốn Quy Nhơn - khách hàng A.........................80

Bảng 3.6:


D462 - Kiểm tra số dư cuối năm Quy Nhơn - khách hàng A..............92

Bảng 3.7:

D462 - Đối chiếu số lượng tồn kho Quy Nhơn - khách hàng A..........93

Bảng 3.8:

Trích B330 - Biên bản kiểm toán khách hàng B.................................99

Bảng 4.1:

Bảng câu hỏi thử nghiệm kiểm soát đối với HTK...........................113

BIỂU:
Biểu 3.1:

Trích A220 - Tìm hiểu hoạt động của khách hàng và môi trường
kinh doanh - Khách hàng A................................................................55

Biểu 3.2:

Trích Form A234 - Tìm hiểu chu trình HTK - Khách hàng A............61

Biểu 3.3:

Trích Form A234 - Tìm hiểu chu trình HTK - Khách hàng B............61

Biểu 3.4:


Trích Form A234 - Tìm hiểu chu trình HTK - Khách hàng C............62

Biểu 3.5:

Trích A234 - Tìm hiểu chu trình HTK - Khách hàng A......................63

Biểu 3.6:

Trích Form A234 - Tìm hiểu chu trình HTK - Khách hàng B............64

Biểu 3.7:

Trích Form A250 - Phân tích sơ bộ BCTC - Văn phòng Quy Nhơn Khách hàng A.....................................................................................66

Biểu 3.8:

Trích Form A250 - Phân tích sơ bộ BCTC - Văn phòng Quy Nhơn Khách hàng A.....................................................................................68

Biểu 3.9:

Trích A210 - Tổng hợp kế hoạch kiểm toán và đánh giá rủi ro Khách hàng A.....................................................................................75

Biểu 3.10:

Trích D341.1 Kiểm tra nhập NVL công trình nhà công vụ cảnh sát biển.......85


Biểu 3.11:

Trích D241.3 Kiểm tra chi tiết chi phí nhân công - Công trình nhà

công vụ cảnh sát biển.........................................................................89

Biểu 3.12:

Trích D241.4 Kiểm tra chi tiết chi phí nhân công - Công trình nhà
công vụ cảnh sát biển.........................................................................90

Biểu 3.13:

Trích D241.5 Kiểm tra chi tiết chi phí sản xuất chung - Công trình
nhà công vụ cảnh sát biển...................................................................91

Biểu 3.14:

Trích B120 Phân tích tổng thể BCTC - văn phòng Quy Nhơn - Khách hàng A....103

Biểu 4.1:

Thử nghiệm kiểm soát - Quy trình mua gạo - Khách hàng A...........118

SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 2.1:

Trình tự lập kế hoạch kiểm toán HTK............................................27


Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------

lê thị việt chi


hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn
kho
trong kiểm toán báo cáo tài chính do
công ty tnhh kiểm toán an phú thực hiện
Chuyên ngành: Kế toán Kiếm toán Phân tích

Ngời hớng dẫn khoa học:

TS. đinh thế hùng

Hà nội - 2015


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Kiểm toán độc lập đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh
tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Kiểm toán độc lập chính thức ra đời chỉ từ năm
1992 và ban đầu chỉ có 2 Công ty kiểm toán là Công ty kiểm toán Việt Nam
(VACO) và Công ty dịch vụ tư vấn Kế toán và Kiểm toán (AASC). Sau hơn 20 năm
phát triển, với số lượng các doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể so với trước kể cả số
lượng và quy mô nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chỉ tính
riêng năm 2014, cả nước có 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số
vốn đăng ký là 432.286 tỷ đồng. Với sự ra đời của Luật kiểm toán độc lập thì số
lượng các doanh nghiệp bắt buộc phải có báo cáo kiểm toán độc lập kèm theo
BCTC để nộp cho các cơ quan chức năng là rất lớn.
Tại các doanh nghiệp sản xuất, mặc dù về mặt số liệu tài chính thì HTK có thể
không phải là chỉ tiêu có giá trị lớn mang tính trọng yếu trên BCTC bằng các chỉ
tiêu như tài sản cố định, chi phí xây dựng cơ bản dở dang… tuy nhiên nếu xét về

chu trình kinh doanh thì nó gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp thể hiện chu kỳ
kinh doanh của doanh nghiệp từ khâu mua hàng đến khấu xuất hàng ra để bán.
Ngoài ra, những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp thì phương pháp tính
giá thành, xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tại các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, hiển nhiên chỉ tiêu HTK là một chỉ
tiêu trọng yếu cần được quan tâm nhất trong kiểm toán BCTC các doanh nghiệp này
do nó không những ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến các
chỉ tiêu về tỷ suất tài chính nếu số dư HTK và khoản mục giá vốn hàng bán không
được trình bày phù hợp. Tại các doanh nghiệp là các nhà thầu xây lắp, khoản mục
HTK và đặc biệt là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm một vai trò quan
trọng ảnh hưởng đến cả kết quả kinh doanh cũng như tình hình tài chính của doanh
nghiệp do các chi phí phát sinh liên quan đến việc xây dựng lớn.
Do tính chất phức tạp và tầm quan trọng của HTK đối với BCTC của doanh
nghiệp nên yêu cầu các thủ tục kiểm toán đối với HTK cũng cần được xem xét kỹ
lưỡng từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn kết thúc kiểm toán. Bản thân Công ty


ii

TNHH Kiểm toán An Phú (“An Phú”) nói riêng (mới thành lập và hoạt động từ năm
2007) và nghề kiểm toán độc lập nói chung tại Việt Nam (từ năm 1991), vẫn còn
nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện cả về hệ thống lý luận, phương pháp tiếp cận và
những thủ tục kiểm toán…nhằm đem lại cho người sử dụng thông tin tài chính một
cơ sở đáng tin cậy về tính trung thực và hợp lý của BCTC. Cùng với sự ra đời của
Luật kiểm toán độc lập và hệ thống chuẩn mực kiểm toán mới cũng yêu cầu các
doanh nghiệp kiểm toán độc lập thay đổi với định hướng tiếp cận dựa trên rủi ro. Hệ
thống chương trình kiểm toán trong đó có HTK cũng thay đổi tương ứng với yêu cầu
này. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn luận và sửa đổi.
Do đó, đề tài được tác giả lựa chọn nghiên cứu trong luận văn là “Hoàn thiện
quy trình kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An

Phú thực hiện”. Trong đó, tác giả nêu rõ thực trạng quy trình kiểm toán HTK tại
Công ty TNHH Kiểm toán An Phú, những điểm đã đạt được và hạn chế; đồng thời
tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó.
Trong bài luận văn này, ngoài Chương 1 là phần giới thiệu về đề tài nghiên
cứu thì tác giả chia nội dung bài làm 3 chương cơ bản như sau:
Chương 2: Lý luận chung về kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC
Chương 3: Thực trạng quy trình kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC do
Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và giải pháp nhằm hoàn thiện quy
trình kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú
thực hiện
HTK được nhiều văn bản và sách chuyên ngành đề cập đến tuy nhiên không
có một định nghĩa chung nào về HTK. HTK được nêu trong các ấn bản này có sự
khác nhau xuất phát từ góc độ nhìn nhận của các tác giả về HTK. Tuy nhiên dưới
góc độ của kế toán, có thể hiểu HTK là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp được giữ để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường, đang trong
quá trình sản xuất kinh doanh dở dang, hoặc nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục
vụ cho sản xuất và cung cấp dịch vụ. HTK được phân loại phù hợp với cách thức
tiếp cận và nghiên cứu khác nhau: HTK phân theo mục đích dữ trữ khác với HTK


iii

phân theo nguồn hình thành… Trong bài luận văn này, tác giả phân loại HTK thành
ba loại cơ bản dựa theo loại hình kinh doanh của doanh nghiệp là HTK trong các
doanh nghiệp sản xuất, HTK trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, và
HTK trong các doanh nghiệp là nhà thầu xây lắp. Với mỗi loại hình doanh nghiệp
khác nhau thì cách thức phân loại, theo dõi và KSNB của HTK cũng khác nhau, từ
đó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện và các thủ tục kiểm toán áp dụng. Quy trình
kiểm toán HTK nằm trong quy trình kiểm toán chung đối với một khách hàng cụ

thể, bao gồm ba giai đoạn chính: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết
thúc kiểm toán.
Công ty TNHH Kiểm toán An Phú (“An Phú”) là doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực kiểm toán độc lập, kế toán, tư vấn và đào tạo. Công ty được thành lập
ngày 08/08/2007 theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0102339218 do Sở
Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Trụ sở công ty đặt tại tầng 12 tòa nhà
167- Bùi Thị Xuân - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Tuy mới thành lập được 08 năm
nhưng Công ty TNHH Kiểm toán An Phú đã được Ủy ban chứng khoán nhà nước
chấp thuận cho kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và các tổ chức
kinh doanh chứng khoán trong nhiều năm liên tục. Từ đầu năm 2014, Công ty
TNHH Kiểm toán An Phú đã chính thức trở thành thành viên của GMN
International. Hiện nay, nhân sự của An Phú có trên 50 người với 12 người có
chứng chỉ KTV cấp nhà nước (CPA). Có thể khẳng định rằng đội ngũ nhân viên
chuyên nghiệp luôn cập nhật kịp thời sự phát triển, thay đổi của các chuẩn mực kế
toán, kiểm toán cũng như các thay đổi về chính sách tài chính, thuế, các điều khoản
của luật pháp liên quan và môi trường kinh doanh nói chung chính là yếu tố thành
công quan trọng nhất của Công ty. Các khách hàng của An Phú đa dạng trong lĩnh
vực hoạt động.
Trong quá trình nghiên cứu thực trạng quy trình kiểm toán HTK tại các khách
hàng do An Phú thực hiện kiểm toán, tác giả tập trung vào ba loại khách hàng chủ
yếu của Công ty bao gồm: khách hàng A là doanh nghiệp chuyên sản xuất và tiêu
thụ Bia Sài Gòn, và một số loại bia địa phương. Công ty A là công ty liên kết của
Tổng Công ty Bia Rượu NGK Sài Gòn (SABECO). Công ty có ba nhà máy sản xuất


iv

đặt tại Quy Nhơn, Đăk Lăk và Phú Yên. Khách hàng B là doanh nghiệp thương mại,
chuyên nhập khẩu thạch cao Lào và thạch cao Thái Lan để bán lại cho một số nhà
máy thuộc Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM), ngoài ra công

ty còn tiêu thụ sản phẩm xi măng của các nhà máy này ra các thị trường thuộc vùng
Bắc Trung Bộ. Công ty B là công ty con thuộc VICEM. Khách hàng C là nhà thầu
xây lắp thuộc Tổng Công ty 319 - Bộ Quốc Phòng, công ty chuyên xây dựng các
công trình giao thông, xây dựng các tòa nhà hỗn hợp, các công trình nhà ở thuộc dự
án của nhà nước và một số công trình tư nhân khác. Do đặc thù hoạt động tại mỗi
khách hàng có sự khác biệt nên các thủ tục kiểm toán áp dụng đối với từng khách
hàng khi kiểm toán HTK cũng khác nhau được thể hiện tại mỗi thủ tục kiểm toán.
Giai đoạn lập kế hoạch bao gồm các bước công việc: tìm hiểu khách hàng,
môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý, tìm hiểu chu trình HTK, phân tích sơ
bộ BCTC, xác định mức trọng yếu, tổng hợp kế hoạch kiểm toán và đánh giá rủi ro,
thiết kế chương trình kiểm toán. Đối với khách hàng A, trong giai đoạn lập kế hoạch
liên quan đến HTK thì KTV tập trung vào việc tìm hiểu quy trình sản xuất, quy
trình KSNB được thiết kế để kiểm soát HTK của đơn vị, đồng thời xem xét chính
sách kế toán liên quan đến việc ghi nhận HTK, ước tính kế toán liên quan đến chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang; từ đó, KTV đánh giá liệu có rủi ro về sai sót trọng
yếu đối với HTK hay không. Đối với khách hàng B, do tính chất hoạt động là doanh
nghiệp thương mại thuần túy nên trong giai đoạn lập kế hoạch liên quan đến HTK,
KTV chủ yếu quan tâm đến chính sách kế toán về việc ghi nhận chi phí thu mua,
vận chuyển của HTK, phương pháp xác định giá xuất HTK có được áp dụng nhất
quán hay không để xác định rủi ro có sai sót trọng yếu liên quan đến HTK. Đối với
khách hàng C, là một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nhà thầu xây lắp, việc ghi nhận
các khoản chi phí phát sinh được tập hợp riêng cho các công trình khác nhau, KTV
tập trung vào việc phân tích sơ bộ BCTC của đơn vị, trong đó KTV không chỉ so
sánh biến động về số liệu tài chính năm nay so với năm trước mà còn so sánh các
chỉ tiêu về doanh thu, sản lượng giữa thực tế so với kế hoạch kinh doanh của công
ty; các tỷ suất tài chính như: ROA, ROE, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu… được sử
dụng để so sánh với yêu cầu chung đối với doanh nghiệp nhà nước; từ đó KTV có


v


thể đánh giá chung về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của đơn vị liệu có
phù hợp hay không. Trong việc xác định mức trọng yếu của các khách hàng này
cũng có sự khác biệt nhất định, trong đó khách hàng A và B là hai công ty cổ phần
niêm yết nên KTV ưu tiên lựa chọn chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế để xác định mức
trọng yếu kiểm toán; riêng khách hàng C là doanh nghiệp nhà nước hoạt động chịu
nhiều sự chi phối từ kế hoạch sản lượng và doanh thu nên KTV ưu tiên lựa chọn chỉ
tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định mức trọng yếu kiểm toán.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán bao gồm các bước công việc: thủ tục phân
tích trong giai đoạn thực hiện; quan sát kiểm kê vật chất HTK và các chủ tục kiểm
tra chi tiết gồm kiểm tra nhập, kiểm tra xuất, kiểm tra chi phí sản xuất và giá thành,
kiểm tra số dư các khoản mục đặc thù, kiểm tra tính đúng kỳ (cut-off). Đối với mỗi
khách hàng KTV có mức độ áp dụng các thủ tục khác nhau, một số thủ tục có thể
được áp dụng tại khách hàng này nhưng không được áp dụng tại khách hàng khác
do đặc thù hoạt động của khách hàng được kiểm toán. Ví dụ: đối với khách hàng A
thì việc phân tích và tìm kiểm các giao dịch bất thường từ đầu quy trình mua hàng
đến khi xuất HTK được KTV xem xét kỹ lưỡng; đối với khách hàng B do tính chất
là công ty thương mại thuần túy nên KTV chú trọng vào việc xem xét cách thức
phân bổ chi phí thu mua vào giá vốn và số dư HTK; đối với khách hàng C do tính
chất hoạt động phân tán theo từng công trình thi công nên khi kiểm tra KTV chú
trọng vào việc chọn mẫu kiểm tra chi tiết hồ sơ chứng từ tại các công trình.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán bao gồm các bước công việc: các thủ tục kiểm
toán khác (gồm: kiểm toán năm đầu tiên - số dư đầu năm, soát xét tài sản, nợ tiềm
tàng và các khoản cam kết, soát xét các thay đổi về chính sách kế toán và ước tính
kế toán, kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, soát xét các
sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính, đánh giá khả năng hoạt động liên
tục); thảo luận với BGĐ đơn vị về các phát hiện trong quá trình kiểm toán; đánh giá
ảnh hưởng của các bút toán không điều chỉnh và sai sót phát hiện; thảo luận với
BGĐ đơn vị về các bút toán đề nghị điều chỉnh; phân tích BCTC sau điều chỉnh;
tổng hợp kết quả kiểm toán. Giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV chú trọng vào việc

đánh giá tổng thể BCTC thay vì các phần hành, khoản mục riêng lẻ. Đối với HTK,


vi

KTV quan tâm đánh giá các sai sót phát hiện liên quan đến HTK và giá vốn ở hai
khía cạnh: một là ảnh hưởng riêng lẻ của từng sai sót, hai là ảnh hưởng tổng hợp với
các sai sót của các phần hành kiểm toán khác.
Sau khi nghiên cứu quy trình kiểm toán HTK tại các khách hàng điển hình của
Công ty TNHH Kiểm toán An Phú nói trên, tác giả nhận thấy tại An Phú có nhiều
điểm hạn chế cần hoàn thiện liên quan đến: hướng dẫn quy trình đánh giá KSNB,
thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch và áp dụng chương trình kiểm toán đã
xây dựng. Hướng dẫn quy trình kiểm toán của An Phú liên quan đến việc đánh
giá kiểm soát nội bộ mới chỉ đưa ra các chỉ dẫn chi tiết về việc tìm hiểu kiểm
soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán từ đặc thù hoạt động kinh doanh đến các
chu trình kinh doanh chính. Từ đó, KTV đưa ra đánh giá về mức độ tin cậy của
kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến BCTC được kiểm toán. Hướng dẫn quy trình
kiểm toán này của An Phú chưa có hướng dẫn cụ thể về thủ tục kiểm tra kiểm
soát nội bộ (thử nghiệm kiểm soát) của KTV trong quá trình kiểm toán. Dẫn
điến việc khó khăn trong quá trình kiểm toán các doanh nghiệp có quy mô lớn
hoặc hoạt động trong ngành nghề đặc thù mà thủ tục kiểm tra chi tiết có thể
không cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho KTV đưa ra ý kiến
kiểm toán, đồng thời làm gia tăng thời gian và chi phí của cuộc kiểm toán.
Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích mới chỉ được KTV sử
dụng để phân tích biến động các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết
quả kinh doanh (phân tích ngang), KTV chưa sử dụng nhiều đến các thủ tục
phân tích dọc, phân tích tỷ trọng và phân tích các tỷ suất tài chính, từ đó kết
quả của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch về các rủi ro được đánh
giá chưa sát với thực tế hoạt động của khách hàng được kiểm toán. Một trong
những nguyên nhân của việc này là việc hướng dẫn quy trình kiểm toán của An

Phú cũng như hồ sơ kiểm toán mẫu do An Phú xây dựng còn chưa đầy đủ.
Ngoài ra, trong quá trình kiểm toán, KTV sử dụng chương trình kiểm toán như
là công cụ hướng dẫn cho việc thực hiện các thủ tục kiểm toán. Tuy nhiên,
KTV thường không giải thích lý do cho việc một số thủ tục kiểm toán trong
chương trình kiểm toán không được áp dụng. Do đó, gây khó khăn trong việc
soát xét của người thứ ba về các giấy tờ làm việc của KTV.


vii

Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán HTK được tác giả đưa ra là:
Một là, đối với việc áp dụng thử nghiệm kiểm soát khi đánh giá KSNB
của khách hàng được kiểm toán. KTV có thể sử dụng các kỹ thuật như: kỹ thuật
phỏng vấn, kỹ thuật thực hiện lại và kỹ thuật kiểm tra tài liệu. Đối với mỗi kỹ
thuật thực hiện này tác giả đều chỉ ra nội dung, lịch trình, điều kiện áp dụng
của từng thủ tục kiểm toán. Từ đó có thể giúp cho KTV có thêm công cụ trong
việc đánh giá KSNB của khách hàng thông qua các bằng chứng thu được từ các
thử nghiệm kiểm soát.
Hai là, đối với thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán,
tác giả bổ sung một số chỉ tiêu phân tích dọc, phân tích tỷ suất, và phân tích
chéo giữa các chỉ tiêu khác nhau về HTK như: số dư HTK, giá vốn, lãi gộp…
An Phú có thể nghiên cứu áp dụng các chỉ tiêu phân tích này khi thực hiện phân
tích trong giai đoạn lập kế hoạch. Ngoài ra, tác giả kiến nghị An Phú nên bổ
sung việc phân tích kết hợp giữa số liệu BCTC và các thông tin phi tài chính
thu được khi xem xét các biên bản họp, nghị quyết hội đồng quản trị, đại hội
đồng cổ đông/ hội đồng thành viên… nhằm thu được kết quả tốt hơn sau quá
trình phân tích và chỉ ra được sát thực hơn rủi ro có sai sót trọng yếu định
hướng cho giai đoạn thực hiện kiểm toán.
Ba là, đối với việc áp dụng chương trình kiểm toán, KTV nên thực hiện
điền ngay các thủ tục kiểm toán đã thực hiện và thủ tục không thực hiện nên

được giải thích ngay trong quá trình kiểm toán. Việc làm này vừa giúp KTV
kiểm soát các thủ tục kiểm toán đối với phần hành kiểm toán đó, đồng thời giúp
người soát xét hiểu được cách thức kiểm tra của KTV.
Về mặt lý luận: đề tài nghiên cứu về quy trình kiểm toán HTK trong kiểm
toán BCTC mà tác giả trình bày trên đây chỉ mang tính chất tổng hợp các kiến
thức và cơ sở lý luận đã có từ các giáo trình kiểm toán, tài liệu chuyên ngành
đặc biệt là các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành. Tác giả không đưa ra
lý luận mới trong kiểm toán HTK mà chỉ vận dụng vào những lý luận sẵn có
vào thực tiễn tại một công ty kiểm toán. Về mặt thực tiễn: trong bài nghiên cứu
này tác giả đã chỉ ra những quy định chung cần thiết khi kiểm toán HTK và
thực tế áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phú từ đó chỉ ra một số điểm


viii

chưa hoàn thiện trong quy trình kiểm toán HTK của công ty và giải pháp nhằm
khắc phục những điểm chưa hoàn thiện này.
Trong quá trình thực hiện bài luận văn này, các cơ sở dữ liệu thực tế được tác
giả nêu ra chỉ giới hạn đối với khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú
và quy trình kiểm toán áp dụng tại An Phú do đó các giải pháp kiến nghị hoàn thiện
ở trên có thể chỉ phù hợp với thực tế hoạt động tại An Phú. Ngoài ra, phần cơ sở lý
luận của đề tài nghiên cứu chủ yếu đề cập đến các tài liệu, thông tin do các tác giả
và chuyên gia tại Việt Nam nghiên cứu và biên soạn nhằm phù hợp với đặc thù hoạt
động kiểm toán tại Việt Nam. Do đó, tác giả không đề cập trong bài các tài liệu
nghiên cứu của nước ngoài.


Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------


lê thị việt chi

hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn
kho
trong kiểm toán báo cáo tài chính do
công ty tnhh kiểm toán an phú thực hiện
Chuyên ngành: Kế toán Kiếm toán Phân tích

Ngời hớng dẫn khoa học:

TS. đinh thế hùng

Hà nội - 2015


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm toán độc lập đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh
tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Kiểm toán độc lập chính thức ra đời chỉ từ năm
1992 và ban đầu chỉ có 2 Công ty kiểm toán là Công ty kiểm toán Việt Nam
(VACO) và Công ty dịch vụ tư vấn Kế toán và Kiểm toán (AASC). Sau hơn 20 năm
phát triển, với số lượng các doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể so với trước kể cả số
lượng và quy mô nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Tính đến năm 2014 tổng số doanh nghiệp kiểm toán đăng ký và hoạt động là
174 doanh nghiệp tuy nhiên ngoài các hãng kiểm toán lớn như Deloitte, E & Y,
PwC, KPMG, AASC thì phần lớn các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam có quy
mô nhỏ và vừa với số lượng lao động từ 50-100 người. Ngoài việc, tăng cường đào

tạo và thu hút nhân lực cho lĩnh vực này thì vấn đề cấp thiết hiện nay là quản lý chất
lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán, tránh xảy ra tình trạng do số
lượng doanh nghiệp cần có báo cáo kiểm toán quá tải so với năng lực cung cấp của
doanh nghiệp mà làm giảm độ tin cậy của báo cáo kiểm toán.
Theo Niên giám thống kê tóm tắt năm 2014 của Tổng cục thống kê, tổng số
doanh nghiệp đang hoạt động tính đến 31/12/2013 là 373.212 doanh nghiệp, trong
đó doanh nghiệp nhà nước là 3.198 doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài nhà nước là
359.794 doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 10.200 doanh
nghiệp. Chỉ tính riêng năm 2014, cả nước có 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành
lập mới với tổng số vốn đăng ký là 432.286 tỷ đồng. Có thể thấy số lượng cũng như
quy mô các doanh nghiệp sản xuất và thương mại chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu
doanh nghiệp tại Việt Nam. Với sự ra đời của Luật kiểm toán độc lập thì số lượng
các doanh nghiệp bắt buộc phải có báo cáo kiểm toán độc lập kèm theo BCTC để
nộp cho các cơ quan chức năng là rất lớn.
Tại các doanh nghiệp sản xuất, mặc dù về mặt số liệu tài chính thì HTK có thể
không phải là chỉ tiêu có giá trị lớn mang tính trọng yếu trên BCTC bằng các chỉ
tiêu như tài sản cố định, chi phí xây dựng cơ bản dở dang… tuy nhiên nếu xét về


2

chu trình kinh doanh thì nó gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp thể hiện chu kỳ
kinh doanh của doanh nghiệp từ khâu mua hàng đến khấu xuất hàng ra để bán.
Ngoài ra, những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp thì phương pháp tính
giá thành, xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tại các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, hiển nhiên chỉ tiêu HTK là một chỉ
tiêu trọng yếu cần được quan tâm nhất trong kiểm toán BCTC các doanh nghiệp này
do nó không những ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến các
chỉ tiêu về tỷ suất tài chính nếu số dư HTK và khoản mục giá vốn hàng bán không
được trình bày phù hợp. Tại các doanh nghiệp là các nhàu thầu xây lắp, khoản mục

HTK và đặc biệt là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm một vai trò quan
trọng ảnh hưởng đến cả kết quả kinh doanh cũng như tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Việc xác định số dư HTK tại thời điểm cuối kỳ bao nhiêu thì được coi là
hợp lý và xác định giá vốn như thế nào để phù hợp với doanh thu là một vấn đề khó
khăn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và sự đánh giá của
các nhà đầu tư về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Tại các
doanh nghiệp này, kiểm toán HTK có thể nói là phức tạp và quan trọng nhất.
Do tính chất phức tạp và tầm quan trọng của HTK đối với BCTC của doanh
nghiệp nên yêu cầu các thủ tục kiểm toán đối với HTK cũng cần được xem xét kỹ
lưỡng từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn kết thúc kiểm toán. Bản thân Công ty
TNHH Kiểm toán An Phú (“An Phú”) nói riêng (mới thành lập và hoạt động từ năm
2007) và nghề kiểm toán độc lập nói chung tại Việt Nam (từ năm 1991), vẫn còn
nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện cả về hệ thống lý luận, phương pháp tiếp cận và
những thủ tục kiểm toán…nhằm đem lại cho người sử dụng thông tin tài chính một
cơ sở đáng tin cậy về tính trung thực và hợp lý của BCTC. Cùng với sự ra đời của
Luật kiểm toán độc lập và hệ thống chuẩn mực kiểm toán mới cũng yêu cầu các
doanh nghiệp kiểm toán độc lập thay đổi với định hướng tiếp cận dựa trên rủi ro. Hệ
thống chương trình kiểm toán trong đó có HTK cũng thay đổi tương ứng với yêu cầu
này. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn luận và sửa đổi.
Do đó, đề tài được tác giả lựa chọn nghiên cứu trong luận văn là “Hoàn thiện
quy trình kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán


3

An Phú thực hiện”. Trong đó, tác giả nêu rõ thực trạng quy trình kiểm toán HTK
tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phú, những điểm đã đạt được và hạn chế; đồng
thời tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó.
1.2. Tổng quan các công trình đã nghiên cứu
Một số công trình luận văn thạc sĩ các năm trước đã đề cập đến vấn đề kiểm

toán HTK. Điển hình như các luận văn được nêu dưới đây:
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2009) với đề tài “Hoàn
thiện kiểm toán HTK trong kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán
độc lập Việt Nam thực hiện tại các doanh nghiệp sản xuất”. Đối tượng nghiên cứu
của đề tài là kiểm toán khoản mục HTK trong kiểm toán BCTC nhưng cụ thể hơn
tại các doanh nghiệp sản xuất; phạm vi nghiên cứu của đề tài là tại các công ty kiểm
toán độc lập Việt Nam nói chung. Tác giả đã khái quát được lý luận về HTK trong
quan hệ với kiểm toán BCTC tại doanh nghiệp sản xuất và nêu rõ về quy trình kiểm
toán HTK. Tác giả cũng đã thực hiện so sánh liên quan đến HTK được đề cập trong
chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán, kiểm toán Quốc tế.
Tại phần thực trạng kiểm toán HTK, tác giả nêu thực trạng kiểm toán tại một số
công ty kiểm toán điển hình tại Việt Nam như KPMG, E&Y, Deloitte, AASC… và
đưa ra giải pháp chung sau khi nghiên cứu thực trạng kiểm toán HTK tại các công
ty kiểm toán này.
Luận văn của thạc sĩ của tác giả Đặng Thanh Nga (2014) với đề tài “Hoàn
thiện kiểm toán khoản mục HTK trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
TNHH Ernst & Young Việt Nam”. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này cũng là
kiểm toán khoản mục HTK trong kiểm toán BCTC tuy nhiên tác giả đi sâu nghiên
cứu kiểm toán khoản mục HTK tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và kinh
doanh bất động sản; phạm vi nghiên cứu của đề tài được cụ thể trong Công ty
TNHH Ernst & Young Việt Nam. Tác giả cũng đã đề cập đến lý luận chung nhất về
HTK, kiểm soát nội bộ HTK, rủi ro đối với HTK và quy trình kiểm toán khoản mục
HTK. Tại phần thực trạng tác giả sử dụng kỹ thuật mô tả chi tiết quy trình kiểm
toán theo từng loại khách hàng thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại và kinh doanh
bất động sản do E&Y thực hiện kiểm toán. Từ đó, tác giả phân tích kết quả đạt được


4

và những hạn chế trong kiểm toán khoản mục HTK tại E&Y và đưa ra giải pháp

hoàn thiện.
Tại An Phú, đã có một vài công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ của một số
tác giả liên quan đến quy trình kiểm toán của An Phú có thể kể đến như: Luận văn
thạc sĩ của tác giả Trương Thị Thu Hiền nghiên cứu về đề tài “Hoàn thiện kiểm toán
chu trình doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC tại Công
ty TNHH Kiểm toán An Phú”; Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Quỳnh Trang
nghiên cứu về đề tài “Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán thuế trong
kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện”. Có thể thấy, các
đề tài này chưa nghiên cứu đến kiểm toán HTK tại An Phú nhằm hoàn thiện quy
trình kiểm toán HTK tại công ty An Phú.
Khoảng trống nghiên cứu của đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán HTK
trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện”:
Một là, đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán HTK tại các
khách hàng điển hình của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú được tác giả phân
thành hai loại cơ bản là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại và
các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hoạt động xây lắp (nhà thầu xây lắp).
Hai là, phạm vi nghiên cứu của đề tài được cụ thể trong một công ty kiểm toán
là Công ty TNHH Kiểm toán An Phú với quy trình kiểm toán do Công ty tự xây
dựng và có sự khác biệt so với quy trình kiểm toán tại các công ty kiểm toán khác.
Ba là, từ sự khác biệt về đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu nói trên
nên phần thực trạng quy trình kiểm toán cũng như ưu điểm, hạn chế và các giải
pháp được tác giả nêu ra có sự khác biệt hoàn toàn so với các đề tài đã nêu ở trên.
Bốn là, tác giả là người đầu tiên nghiên cứu về thực trạng quy trình kiểm toán
HTK tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phú nhằm đưa ra một số giải pháp giúp An
Phú hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán HTK của công ty.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm tìm ra một số giải pháp cho Công ty
TNHH Kiểm toán An Phú hoàn thiện quy trình kiểm toán HTK trong kiểm toán
BCTC.



5

Mục tiêu cụ thể:
 Hệ thống hóa lý luận làm cơ sở cho kiểm toán HTK trong kiểm toán báo cáo
tài chính;
 Tìm hiểu thực trạng quy trình kiểm toán HTK do Công ty TNHH Kiểm toán
An Phú thực hiện từ đó chỉ ra điểm đã đạt được và chưa đạt được;
 Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán HTK do Công
ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu liên quan khi nghiên cứu quy trình kiểm toán HTK:
Một là, đặc điểm HTK trong doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến BCTC
và việc kiểm toán BCTC?
Hai là, để kiểm toán HTK và giá vốn cần thực hiện những công việc gì, các
công việc đó được quy định ở đâu?
Ba là là, thực tế vận dụng tại doanh nghiệp kiểm toán có cho thấy những hạn
chế khi kiểm toán HTK hay không? Chỉ ra những hạn chế đó?
Cuối cùng là bằng những cơ sở lý luận đã có tác giả đưa ra được những giải
pháp gì để khắc phục những hạn chế còn tồn tại?
1.5. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu và làm rõ quy trình và các
thủ tục kiểm toán được thực hiện trong kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC tại
các khách hàng điển hình do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện kiểm toán
được tác giả phân thành hai loại khách hàng chính là: các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất, thương mại và các doanh nghiệp là nhà thầu xây lắp.
Phạm vi nghiên cứu:
 Về thời gian: kiểm toán BCTC cho các năm từ 2012 đến 2014;
 Về không gian: tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phú.
1.6. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, biểu mẫu…
trong quá trình nghiên cứu. Cụ thể như sau:


6

 Đối với cơ sở lý thuyết áp dụng trong luận văn: luận văn chủ yếu sử dụng một
số khái niệm và cơ sở lý luận nằm trong Luật kiểm toán độc lập, các Chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam, chuẩn mực kế toán Việt Nam và các giáo trình kiểm toán tài chính…
 Phương pháp thu thập dữ liệu: chủ yếu áp dụng phương pháp thu thập dữ
liệu định lượng có trong các hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú
kếp hợp với một số dữ liệu định tính liên quan đến đặc điểm kinh doanh, đặc thù
kiểm soát của từng khách hàng cụ thể. Dữ liệu thu thập chủ yếu là dữ liệu thứ cấp.
 Phương pháp xử lý dữ liệu: so sánh, phân tích, tổng hợp, tính toán lại và
một số kỹ thuật đặc thù của kiểm toán.
1.7. Dự kiến giá trị đóng góp của luận văn
Về khung pháp lý: luận văn không đưa ra các kiến nghị mới về khung pháp lý
được áp dụng mà chỉ thực hiện nghiên cứu, đưa ra giải pháp cho công ty kiểm toán
dựa trên khung pháp lý sẵn có.
Về cơ sở lý luận: luận văn không nhằm đưa ra cơ sở lý luận mới trong kiểm
toán HTK mà chỉ hệ thống hóa các cơ sở lý luận đã có để vận dụng vào công việc
kiểm toán HTK.
Về thực tế áp dụng: luận văn nêu rõ thực trạng kiểm toán HTK trong kiểm
toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán HTK tại An Phú.
Luận văn này chỉ nghiên cứu thực tế quá trình kiểm toán tại Công ty TNHH
Kiểm toán An Phú do đó các giải pháp, kiến nghị mà tác giả đưa ra có thể chỉ phù
hợp với thực tế hoạt động tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phú.
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gồm có 4 chương

Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Lý luận chung về kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC
Chương 3: Thực trạng quy trình kiểm toán HTK do Công ty TNHH Kiểm
toán An Phú thực hiện
Chương 4: Thảo luận kế quả nghiên cứu và giải pháp nhằm hoàn thiện quy
trình kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú


7

thực hiện

CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.1. Đặc điểm HTK ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC
2.1.1. Khái niệm và phân loại HTK
HTK được nhiều văn bản và sách chuyên ngành đề cập đến tuy nhiên không
có một định nghĩa chung nào về HTK. HTK được nêu trong các ấn bản này có sự
khác nhau xuất phát từ góc độ nhìn nhận của các tác giả về HTK. Sau đây là một số
khái niệm về HTK:
Theo Từ điển kinh tế học của tác giả Nguyễn Văn Ngọc (2006) thì “ HTK là
phần tài sản của doanh nghiệp tồn tại dưới dạng nguyên liệu, bán thành phẩm và
thành phẩm. Thành phẩm được giữ dưới dạng HTK để đảm bảo cung cấp đầy đủ,
đều đặn và liên tục cho khách hàng theo yêu cầu. Nguyên liệu và các linh kiện được
giữ dưới dạng HTK nhằm tránh những sự trục trặc, gián đoạn của sản xuất do thiếu
nguyên liệu, phụ kiện, phụ tùng hoặc nhằm thu được hiệu quả quy mô do mua hàng
với số lượng lớn (được chiếu khấu, giảm giá). Mức tăng, giảm HTK của doanh
nghiệp tác động mạnh tới sự biến động trong hoạt động kinh tế.” Như vậy, dưới góc

nhìn kinh tế học thì HTK được biểu hiện dưới dạng vật chất và được lưu giữ chủ
yếu nhằm mục đích duy trì hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp
hoặc phát sinh từ bài toán lợi ích kinh tế.
Theo giáo trình kế toán tài chính (Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh,
2008) thì “HTK là tài sản nằm trong khâu dự trữ của quá trình sản xuất kinh doanh,
là loại tài sản ngắn hạn vì nó thường được bán đi trong vòng một năm hay trong
vòng một chu kỳ hoạt động kinh doanh thông thường.” Với cách hiểu này thì HTK
được nhấn mạnh ở khâu dự trữ và còn được coi là một loại tài sản ngắn hạn do chu
kỳ vận động của nó quy định.
Theo GS. TS. Nguyễn Quang Quynh và PGS. TS. Ngô Trí Tuệ (Giáo trình
kiểm toán tài chính, 2012) thì “HTK là những tài sản của doanh nghiệp được giữ để
bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất, kinh


×