Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài tâp học kỳ môn Tư pháp quốc tế 8 điểm: Bình luận về sự tồn tại của quy phạm được quy định tại điều 679 BLDS 2015: quyền sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.31 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Cho đến nay, vấn đề xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật
trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ vẫn còn là vấn đề khá mới, chưa đạt được sự thống
nhất tương đối giữa các nước. Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS 2015) đã thừa
nhận quan điểm có xung đột pháp luật trong quan hệ hợp đồng chuyển giao quyền
sử dụng và chuyển nhượng quyền sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù không có
quy định riêng biệt giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, với quy định tại Điều 679 Bộ luật dân sự
năm 2015 và các quy định pháp luật nội dung ở Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, có
thể hiểu Việt Nam thiên về sử dụng hệ thuộc luật của nước nơi quyền sở hữu trí
tuệ được yêu cầu bảo hộ (lex loci protectionis).Với sự ra đời của BLDS năm
2015, Việt Nam có thể được coi là một trong những nước thuộc nhóm đầu đã
pháp điển hóa vấn đề này. Để tìm hiểu thêm về nội dung và sự ra đời của Điều
675 BLDS, em xin trình bày bài tập 06: “Bình luận về sự tồn tại của quy phạm
được quy định tại điều 679 BLDS 2015”.1
NỘI DUNG
I. Lý luận chung
1.1. Một số khái niệm liên quan
Quyền sở hữu trí tuệ là là một loại quyền hợp pháp của chủ sở hữu đối với
tài sản trí tuệ. Tính hợp pháp của quyền sở hữu trí tuệ được xác định khi quyền
được xác lập phù hợp với quy định của pháp luật hoặc được pháp luât thừa nhận.
Thông thường có hai cách thức làm phát sinh quyền sở hữu trí tuệ: (1) tự dộng

1 Bộ bài tập học kỳ môn Tư pháp quốc tế 4 tín chỉ - kỳ I năm học 2019 – 2020 của Bộ môn Tư pháp quốc tế - Đại
học Luật Hà Nội


phát sinh hay phát sinh tự nhiên; (2) phát sinh trên cơ sở đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
Sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm: nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả),
nhóm sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng (Điều 3


Luật SHTT).
Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm:
Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa
học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả như: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch
tích hợp bán dẫn.
Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân
giống.
1.2 . Khung pháp lý chung về bảo hộ quyền ở hữu trí tuệ ở Việt Nam
1.2.1. Luật quốc gia
Hệ thống pháp luật quốc gia của Việt Nam về bảo hộ và thực thi quyền sở
hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và quyền chống cạnh
tranh không lành mạnh,…. liên quan đến sở hữu trí tuệ được quy định ở trong các
văn bản pháp luật hiện hành như: Bộ luật Dân sự năm 2015 (phần sở hữu trí tuệ);
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017; Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ
sung năm 2009; Luật Cạnh tranh; Luật Thương mại 2005; Luật Doanh nghiệp
2014; Luật Công nghệ Thông tin...và các văn bản hướng dẫn các luật trên.


1.2.2. Luật quốc tế
Cùng với quy định của pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế đa phương,
song phương và khu vực là một nguồn luật không thể thiếu khi xem xét việc bảo
hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Vì vậy, trong hoạt động thực thi
và bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, và quyền
chống cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan thực thi cần lưu ý viện dẫn đến các
công ước quốc tế sau đây về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã tham
gia, như sau:
a) Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883

Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883 tạo lập cơ sở
chung nhất cho các thỏa thuận đa phương và song phương khác về bảo hộ quyền
SHCN. Tính đến tháng 10 năm 2011 có 173 quốc gia là thành viên của Công ước
này, trong đó Việt Nam tham gia là thành viên từ năm 1949.
Công ước Paris áp dụng cho sở hữu công nghiệp theo nghĩa bao gồm sáng
chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, tên thương mại, chỉ dẫn
địa lý (chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ) và chống cạnh tranh không lành
mạnh.
Công ước Paris đề ra nguyên tắc “đối xử quốc gia” theo đó, công dân Việt
Nam có quyền được hưởng các điều kiện thuận lợi như công dân của bất kỳ một
nước thành viên nào khác trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước đó,
miễn là tuân thủ các điều kiện và thủ tục quy định đối với công dân của nước
tương ứng. Quy định về chế độ đối xử quốc gia được đặt ra không chỉ nhằm bảo
đẩm quyền của người nước ngoài được bảo hộ mà còn đảm bảo rằng họ không bị
phân biệt đối xử theo bất kỳ cách nào liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp.


b) Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí
tuệ (TRIPs)
Hiệp định TRIPs là hiệp định đa phương toàn diện nhất liên quan đến
quyền sở hữu trí tuệ được ký kết năm 1994 và bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/1995
cùng với sự ra đời của WTO. Hiệp định thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo hộ
sở hữu trí tuệ đối với hoạt động thương mại và đầu tư, các thiệt hại đối với các
quyền lợi thương mại hợp pháp khi quyền sở hữu trí tuệ không được bảo hộ và
thực thi thỏa đáng và hiệu quả. Tính đến thời điểm hiện nay đã có hơn 150 quốc
gia là thành viên của TRIPs, trong đó Việt Nam tham gia TRIPs từ năm 2007.
Hiệp định TRIPs bắt buộc tất cả các thành viên của WTO tuân thủ các Điều
của Công ước Paris, bao gồm các nguyên tắc cơ bản cũng như quy định về hành
chính và ngân sách. Hiệp định TRIPs đề cập một cách chính xác hơn nguyên tắc

"đối xử quốc gia" đã có hiệu lực đối với nhiều quốc gia thành viên Công ước
Paris. Cũng như Công ước Paris, Điều 3 Hiệp định TRIPs quy định nguyên tắc có
đi có lại giữa các quốc gia thành viên. Mỗi quốc gia thành viên phải dành cho
công dân của các quốc gia thành viên khác sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không
kém thuận lợi so với sự đối xử dành cho công dân nước đó. Ngoài việc đề cập đến
các nguyên tắc cơ bản của Công ước Paris, đã vượt ra ngoài Công ước Paris và
lần đầu tiên đưa ra một nguyên tắc mới đó là "đối xử tối huệ quốc". Theo Điều 4
của Hiệp định TRIPs, "bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc miễn trừ
nào được một thành viên dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác cũng phải
được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả các thành viên khác".
c) Công ước Berne 1886 về bảo hộ các tác phầm văn học và nghệ thuật
Công ước Berne là công ước quốc tế được ký tại Bern (Thụy Sĩ) vào
năm 1886. Đây là một công ước bảo hộ về các tác phẩm văn học và nghệ thuật.
Việc công ước này ra đời được xem là bước ngoặt rất lớn khi lần đầu tiên những


quốc gia có chủ quyền cùng nhau thiết lập và bảo vệ quyền tác giả. Các quốc gia
thành viên đều sẽ công nhận quyền tác giả đối với những tác phẩm dù có xuất xứ
tại bất cứ quốc gia nào chỉ cần cùng tuân thủ công ước này. Theo đó quyền tác giả
này sẽ được phát sinh một cách tự động mà không cần phải phụ thuộc vào bất kỳ
thủ tục đăng ký bản quyền hay công tác thông báo nào. Bên cạnh đó các quốc gia
thành viên của công ước Berne cũng sẽ không được đặt ra các thủ tục hành chính
sách gây khó khăn trong việc thụ hưởng quyền tác giả. Thời hạn bảo hộ là 50 suốt
cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết (nếu luật của các nước thành viên
quy định dài hơn 50 năm thì có thể áp dụng luật của nước thành viên); đối với tác
phẩm điện ảnh thì thời hạn bảo hộ là 50 năm sau khi tác phẩm được phổ cập đến
quần chúng và được sự đồng ý của tác giả; hoặc không có sự phổ cập trong vòng
50 năm tính từ ngày thực hiện tác phẩm.
Ngày 26 tháng 10 năm 2004, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của
công ước Berne. Việc tham gia vào công ước này giúp Việt Nam có những bước

tiến và sự hòa hợp chung với thế giới về quyền sở hữu trí tuệ và đặc biệt là vấn đề
quyền tác giả.
Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia vào một số Công ước, hiệp ước như:
Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV); thỏa ước Madrid và
Nghị định thư về đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu; Hiệp ước hợp tác sáng chế
1970(PCT); Công ước Roma 1961;….
d) Các điều ước quốc tế song phương và khu vực khác
Ngoài hai công ước quốc tế quan trọng nhất là Công ước Paris và Hiệp định
TRIPS về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khi xem xét đến việc bảo hộ và thực thi
quyền đối với các đối tượng là nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và quyền
chống cạnh tranh không lành mạnh, cần tính đến cả các điều ước song phương và
khu vực mà Việt Nam đã tham gia ký kết như: Hiệp định khung ASEAN về hợp


tác sở hữu trí tuệ; Kế hoạch của Cộng đồng kinh tế Asean (Asean Economy
Community Blueprint); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Asean - Nhật Bản;
Hiệp định phi thương mại Asean - New Zealand - Australia (phần sở hữu trí tuệ);
Hiệp định song phương Việt Nam - Hoa Kỳ về thiết lập quyền tác giả (BCA);
Hiệp định hợp tác khoa học giữa Việt Nam - Hoa Kỳ ; Hiệp định Việt Nam - Thụy
Sĩ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; Hiệp định đối
tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (phần sở hữu trí tuệ).2

II. Sự tồn tại của quy phạm được quy định về quyền sở hữu trí tuệ quy định
tại điều 679 BLDS 2015
2.1. Quy định về sở hữu trí tuệ tại Điều 679 BLDS 2015
“Điều 679. Quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đối tượng quyền
sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ.”
Nội dng của quy định này là yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với
các đối tượng sở hữu trí tuệ ở đâu thì áp dụng pháp luật nước đó.

Ví dụ: một nhãn hiệu hàng hóa của một doanh nghiệp nước ngoài bị một
doanh nghiệp ở Việt Nam xâm phạm tại Việt Nam. Nay doanh nghiệp nước ngoài
có đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam bảo hộ quyền lợi cho mình.
Trường hợp này cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam căn cứ vào quy định pháp
luật của Việt Nam để xem xét có hay không có bảo hộ cho nhãn hiệu đó. Nếu
nhãn hiệu đó đã đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam thì đương
nhiên sẽ được pháp luật Việt Nam bảo hộ, nhưng nếu nhãn hiệu đó chưa đăng ký
2 Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu thương mại, />

bảo hộ tại Việt Nam thì nhãn hiệu đó sẽ không được bảo hộ tại Việt Nam trừ khi
đó là nhãn hiệu nổi tiếng theo tiêu chuẩn của điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên và pháp luật Việt Nam thừa nhận.
2.2. Sự tồn tại của quy phạm được quy định về quyền sở hữu trí tuệ quy
định tại điều 679 BLDS 2015
Để bảo hộ quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức Việt Nam cũng như
quyền và lơi ích của các cá nhân, tổ chức nước ngoài trong quan hệ về quyền sở
hữu trí tuệ, đồng thời góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các
nước trên thế giới về kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ và văn hóa, Nhà
nước Việt Nam đã từng bước quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy
định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền liên quan có
yếu tố nước ngoài.
Trước khi ban hành BLDS 1995, Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh bảo hộ
quyền tác giả 1994, mặc dù chỉ có hiệu lực trong thời gian ngắn nhưng Pháp lệnh
có ý nghĩa rất lớn trong việc khẳng định quan điểm của pháp luật Việt Nam trong
việc điều chỉnh quan hệ về quyền tác giả, quyền liên quan nói chung và quan hệ
về quyền tác giả, quyền liên quan có yếu tố nước ngoài nói riêng, tạo tiền đề quan
trọng cho việc xây dựng các quy định về vấn đề này trong trong các văn bản pháp
luật của Việt Nam trong những giai đoạn sau đó.
Đến BLDS 1995, thì quyền sở hữu trí tuệ đã được quy định trong luật, do

đó, quyền ở hữu trí tuệ của cá nhân, pháp nhân trong nước cũng như nước ngoài
sẽ được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà
Việt Nam tham gia. Những quy định về quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều thiếu sót,
BLDS năm 1995 chỉ quy định về quyền của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác
phẩm (Đ751), quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm (Đ752),


quyền của chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả (Đ753) mà không quy
định về hành vi vi phạm quyền tác giả. Về quyền liên quan, BLDS năm 1995 quy
định quyền của người biểu diễn (Đ775), quyền của tổ chức sản xuất băng âm
thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình (Đ777), quyền của tổ chức phát thanh,
truyền hình (Đ779) mà cũng không vi phạm hành vi vi phạm quyền của những
chủ thể có quyền liên quan này,…, và không có quy định về giải quyết xung đột
pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ.
Sau BLDS 1995, Việt Nam ban hành BLDS 2005, một số quy định về
quyền sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung cho chuẩn xác hơn. Tại phần thứ
VII về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Bộ luật dân sự năm 2005 có ba điều
khoản liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ: Điều 774 (Quyền tác giả có yếu tố
nước ngoài), Điều 775 (Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây
trồng có yếu tố nước ngoài), Điều 776 (chuyển giao công nghệ có yếu tố nước
ngoài). Cả ba quy định này đều không phải quy phạm pháp luật xung đột, không
giải quyết vấn đề lựa chọn pháp luật áp dụng, vì vậy đã được đưa ra khỏi phần thứ
V của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Pháp luật áp dụng đối với quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài.
Sau đó, ngày 24/11/2015, Quốc hội thông qua BLDS 2015 thay thế cho
BLDS 2005. Việc ban hành BLDS 2015 không làm thay đổi quan điểm cơ bản
của pháp luật và thực tiễn của Việt Nam về quan hệ quyền sở hữu trí tuệ. Quyền
sở hữu trí tuệ được quy định ngắn gọn tại điều 679, với tinh thần những nội dung
cụ thể sẽ được quy định tại đạo luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ và các văn
bản hướng dẫn thi hành luật. Quy định này thể hiện những xu hướng phát triển

mới của của Tư pháp quốc tế trong BLDS năm 2015.
Thông thường các quốc gia sẽ tự xây dựng pháp luật của mình trong lĩnh
vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật quốc gia còn ghi nhận các quy định của


các điều ước quốc tế mà các quốc gia tham gia bằng cách nội luật hóa hoặc dẫn
chiếu áp dụng điều ước quốc tế. Như vậy, khi một đối tượng sở hữu trí tuệ của
công dân nước sở tại phát sinh tại nước đó sẽ được bảo hộ tại chính nước đó bằng
luật quốc gia nước mình.
Ví dụ: Một tác giả là công dân Việt Nam sáng tạo một tác phẩm âm nhạc tại
Việt Nam thì sẽ được bảo hộ tại Việt Nam bằng luật quốc gia của Việt Nam cụ thể
là Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật có liên quan. Nhưng nếu quyền sở
hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài thì sự bảo hộ sẽ như thế nào, ví dụ một cuốn tiểu
thuyết của nước ngoài đã bị dịch và in tại Việt Nam mà không có sự đồng ý của
tác giả, chủ sở hữu tác phẩm thì tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có quyền được bảo
hộ ở Việt Nam hay không và bằng luật nào? Ở ví dụ trên, tác giả chủ sở hữu của
cuốn tiểu thuyết đó có được bảo hộ hay không ở Việt Nam không thể trả lời ngay
được mà phải căn cứ vào pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt
Nam tham gia, tức là căn cứ vào pháp luật của nước nơi sư bảo hộ được yêu cầu.
Chính vì cho rằng, việc áp dụng pháp luật của nước nơi sư bảo hộ được yêu
cầu là đương nhiên nên trong các văn bản pháp luật trước đây của Việt Nam như
BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 hay Luật sở hữu trí tuệ đều không hề quy định
về việc pháp luật nước nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh vấn đề này mà mặc
nhiên là pháp luật của nước nơi có yêu cầu bảo hộ.
Tuy nhiên, Điều 679 BLDS năm 2015 lại có một quy phạm quy định về
việc xác định pháp luật áp dụng trong lĩnh vực này, cụ thể Điều 679 quy định:
“Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đối tượng
quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ”.
Đây là một quy phạm xung đột hai chiều, lần đầu tiên được ghi nhận trong
hệ thống pháp luật của Việt Nam về vấn đề pháp luật áp dụng đối với việc bảo hộ



quyền sở hữu trí tuệ. Quy phạm ở Điều 679 chỉ xác định pháp luật áp dụng đối
với quan hê về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn các quan hệ khác có liên quan đến
sở hữu trí tuệ như các quan hệ về hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu… sẽ không
thuộc phạm vi điều chỉnh của quy phạm quy định tại Điều 679 mà sẽ được điều
chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác. Sự tồn tại của quy phạm xung đột không
phải là bằng chứng cho việc có xung đột pháp luật. Điều 679 BLDS năm 2015 chỉ
là sư ghi nhận một cách tường minh về việc sẽ áp dụng luật của nước nơi sự yêu
cầu bảo hộ được tiến hành, đó chỉ là sư khẳng định một thực tiễn đã từng tồn tại
hàng thế kỷ nay trên thế giới. Nếu muốn diễn đạt khác hơn thì đó là trong lĩnh vực
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ luôn chỉ có duy nhất một hệ thống pháp luật là hệ
thống pháp luật của nước nơi có yêu cầu bảo hộ được áp dụng, mà không có hai
hệ thống pháp luật cùng có thể điều chỉnh quan hệ, nên không có sự xung đột
pháp luật trong phạm vi này và quy phạm xung đột được xây dung chỉ để khẳng
định hệ thống pháp luật duy nhất đó phải được áp dụng.3
KẾT LUẬN
Như vậy, có thể nhận thấy, Cùng với việc tham gia vào các điều ước quốc
tế đa phương và song phương về lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ, để phù hợp với
các điều ước quốc tế này đòi hỏi Việt Nam cần thay đổi, hoàn thiện để tương
thích. Vì thế mà Điều 679 BLDS năm 2015 ra đời đáp ứng yêu cầu hội nhập,
tương thích ở mức độ cao với các quy định của pháp luật các quốc gia trên thế
giới và nội dung của các điều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ mà Việt Nam là
thành viên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

3 Tr 1072, 1073, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2015, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2016


1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb. Tư pháp, Hà

Nội, 2019.
2. PGS.TS Nguyễn Văn Cừ, PGS.TS Trần Thị Huệ (Chủ biên), Bình luận khoa
học Bộ luật dân sự 2015, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2016.
3. Bộ luật dân sự 2015
4. Phạm Văn Toàn (2012), Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về
bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thương mại,
/>5. Nguyễn Thị Hậu (2017), Một số điểm sửa đổi trong phần thứ năm “Pháp luật
áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” Bộ luật dân sự 2015,
/>nt.aspx?UrlListProcess=/content/tintuc/lists/News&ItemID=30780



×