Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

ancol phenol 4 cấp độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.53 KB, 26 trang )

Mức độ nhận biết
Câu 1: Trong thực tế phenol được dùng để sản xuất :
A. poli(phenol-fomandehit), chất diệt cỏ 2,4-D, Axit picric
B. nhựa rezol, nhựa rezit, thuốc trừ sâu 666
C. nhựa rezit, chất diệt cỏ 2,4-D, thuốc nổ TNT
D. poli(phenol-fomandehit), chất diệt cỏ 2,4-D, nhựa novolac
Câu 2: Thực hiện phản ứng đề hiđrat hóa ancol etylic thu được anken X. Tên gọi của X là
A. propilen

B. axetilen

C. isobutilen

D. etilen

Câu 3: Đun nóng ancol X có công thức phân tử C4H10O với CuO đun nóng thu được chất hữu cơ
Y cho phản ứng tráng gương. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn là :
A. 3

B. 4

C. 1

D. 2

Câu 4: Nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Phenol có tính bazơ yếu

B. Phenol có tính axit mạnh hơn axit axetic

C. Phenol có tính axit mạnh hơn etanol



D. Phenol không có tính axit

Câu 5: Ancol etylic không phản ứng được với chất nào sau đây :
A. CuO, t0

B. Na

C. HCOOH

D. NaOH

Câu 6: Trên nhãn chai cồn y tế ghi “Cồn 700”. Cách ghi đó có ý nghĩa.
A. 100ml cồn trong chai có 70ml cồn nguyên chất.
B. Trong chai cồn có 70ml cồn nguyên chất.
C. Cồn này sôi ở 700 C.
D. 100ml cồn trong chai có 70 mol cồn nguyên chất.
Câu 7: Công thức phân tử của glixerol là
A. C3H8O3.

B. C2H6O2.

C. C3H8O.

D. C2H6O.

Câu 8: Cho vài giọt nước brom vào dung dịch phenol, lắc nhẹ thấy xuất hiện
A. kết tủa trắng.

B. kết tủa đỏ nâu.


C. bọt khí.

D. dung dịch màu xanh.

Câu 9: Ancol X có công thức: C2H5OH. Tên gọi của X là
A. ancol metylic

B. ancol etylic

C. ancol propyolic

D. ancol butylic

Câu 10: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về ancol và phenol?
A. Chỉ có ancol tác dụng được với kim loại Na
B. Chỉ có phenol tác dụng được với kim loại Na
C. Chỉ có ancol tác dụng được với kim loại NaOH
D. Chỉ có phenol tác dụng được với kim loại NaOH
Câu 11: Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. etanol.

B. đimetylete.

C. metanol.

D. nước.

Câu 12: Nhiều vụ ngộ độc rượu do trong rượu có chứa metanol. Công thức của metanol là
A. C2H5OH.


B. CH3OH.

C. CH3COOH.

D. H-CHO.

Câu 13: Etanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng
thì hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể tử vong. Tên gọi khác của etanol là

Trang 1


A. axit fomic

B. ancol etylic

C. phenol

D. etanal

Câu 14: Etanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng
sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể gây tử vong. Tên gọi khác của etanol là :
A. Phenol

B. Etanal

C. Ancol etylic

D. Axit fomic


Câu 15: Xăng sinh học ( xăng pha etanol) được coi là giải pháp thay thế cho xăng truyền thống.
Xăng pha etanol là xăng được pha 1 lượng etanol theo tỷ lệ đã nghiên cứu như sau: xăng E85
( pha 85% etanol), E10( pha 10% etanol), E5( pha 5% etanol),… Và bắt đầu từ ngày 1/1/2018
xăng E5 chính thức thay thế xăng RON92 ( hay A92) trên thị trường. Công thức của etanol là:
A. C2H4O.

B. C2H5OH.

C. CH3COOH.

D. C2H6.

Câu 16: Chất nào sau đây không thuộc lợi hơp chất phenol?

A.

B.

C.

D.

C. CH3COOH

D. CH3CHO

Câu 17: Công thức của ancol etylic là:
A. C2H5COOC2H5.


B. C2H5OH

Câu 18: Phenol không có khả năng phản ứng với chất nào sau đây?
A. Dung dịch NaCl.

B. Nước Br2.

C. Dung dịch NaOH. D. Kim loại Na.

Câu 19: Chất nào sau đây thuộc loại ancol đa chức?
A. Etylenglicol.

B. Phenol.

C. Etanol.

D. Etanđial.

Câu 20: Vào năm 1832, phenol (C6H5OH) lần đầu tiên được tách ra từ nhựa than đá. Phenol rất
độc. Khi con người ăn phải thực phẩm có chứa phenol có thể bị ngộ độc cấp, tiêu chảy, rối loạn ý
thức, thậm chí tử vong. Ở dạng lỏng, phenol không có khả năng phản ứng với
A. KCl.

B. nước brom.

C. dung dịch KOH đặc. D. kim loại K.

Câu 21: Cho vài giọt nước brom vào dung dịch phenol, lắc nhẹ thấy xuất hiện
A. kết tủa trắng.


B. kết tủa đỏ nâu.

C. dung dịch màu xanh. D. bọt khí.

Câu 22: Phenol lỏng không có khả năng phản ứng với
A. dung dịch NaOH.

B. nước brom.

C. kim loại Na.

D. dung dịch NaCl.

Câu 23: Etanol được gọi là cồn sinh học, nó có tính cháy sinh nhiệt như xăng. Người ta pha trộn
etanol vào xăng để giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu xăng dầu, ngoài ra còn giúp giảm
lượng CO từ 20-30%, CO2 khoảng 2% so với xăng khoáng thường. Kể từ ngày 1/1/2018 ở Việt
Nam xăng E5 (pha 5% etanol với 95% xăng khoáng) sẽ chính thức thay thế xăng RON 92. Công
thức phân tử của etanol là
A. C2H6O.

B. CH4O.

C. C2H6O2.

D. C2H4O2.

Câu 24: Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3CH2CH2OH. Tên thay thế của X là
A. propanal.

B. propanoic.


C. ancol propylic.

D. propan- 1- ol.

Câu 25: Metanol là một trong các tác nhân có lẫn trong rượu uống kém chất lượng, gây ngộ độc
cho người uống. Metanol thuộc loại hợp chất
A. hiđrocacbon.

B. axit cacboxylic.

C. anđehit.

D. ancol.

Trang 2


Câu 26: Phenol lỏng không có khả năng phản ứng với
A. dung dịch NaCl

B. nước brom

C. dung dịch NaOH

D. kim loại Na

Câu 27: Nhỏ vài giọt nước Brom vào dung dịch phenol, thấy xuất hiện kết tủa màu
A. trắng


B. xanh

C. tím

D. đỏ

Câu 28: Phenol tan nhiều trong lượng dư dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch Br2.

B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch HCl.

D. Dung dịch Na2SO4.

Câu 29: Cho vài giọt brom vào dung dịch phenol, lắc nhẹ thấy xuất hiện
A. bọt khí

B. dung dịch màu xanh

C. kết tủa trắng

D. kết tủa đỏ nâu

Câu 30: Để sơ cứu cho người bị bỏng phenol người ta sử dụng hóa chất nào sau đây?
A. Glixerol

B. NaOH

C. H2SO4

D. NaCl


Đáp án
1-A

2-D

3-D

4-C

5-D

6-A

7-A

8-A

9-B

10-D

11-D

12-B

13-B

14-C


15-B

16-C

17-B

18-A

19-A

20-A

21-A

22-D

23-A

24-D

25-D

26-A

27-A

28-B

29-C


30-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án A
Câu 2: Đáp án D
0

H2SO4 ,170 C
C2H5OH �����
� C2H4 +H2O

Câu 3: Đáp án D
Y có phản ứng tráng gương => andehit
X có đồng phân :
C – C – C – C – OH
C – C(CH3) – C – OH
Câu 4: Đáp án C
Câu 5: Đáp án D
Câu 6: Đáp án A
Độ rượu là số ml rượu nguyên chất có trong 100ml dung dịch
Cồn “700” hiểu là cứ 100ml cồn trong chai có 70 ml cồn nguyên chất
Câu 7: Đáp án A
Glixerol có CTCT: C3H5(OH)3 => CTPT: C3H8O3.
Câu 8: Đáp án A
Câu 9: Đáp án B
Câu 10: Đáp án D
Câu 11: Đáp án D

Trang 3



Chất có liên kết H càng phân cực và phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao
Độ phân cực liên kết H: H2O > C2H5OH > CH3OH
Câu 12: Đáp án B
Câu 13: Đáp án B
Etannol còn có tên gọi là ancol etylic hay rượu etylic
Câu 14: Đáp án C
Câu 15: Đáp án B
Câu 16: Đáp án C
(Hợp chất phenol là hợp chất có nhóm OH gắn trực tiếp với nhân thơm).
Câu 17: Đáp án B
Câu 18: Đáp án A
Câu 19: Đáp án A
Ancol đa chức là ancol có 2 nhóm OH trở lên
Câu 20: Đáp án A
Câu 21: Đáp án A
Phenol phản ứng với dd nước brom tạo ra 2,4,6- tribromphenol ( kết tủa màu trắng)
Câu 22: Đáp án D
Câu 23: Đáp án A
Công thức phân tử của etanol là C2H6O
Chú ý:
Để không mất thời gian đọc đề bài, các em nên đọc ngay câu hỏi.
Câu 24: Đáp án D
CH3CH2CH2OH có tên gọi là propan- 1- ol.
Câu 25: Đáp án D
Metanol có CTCT: CH3OH => thuộc ancol
Câu 26: Đáp án A
Phenol lỏng không có khả năng phản ứng với NaCl
C6H5OH + Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

C6H5OH + Na → C6H5ONa + H2
Câu 27: Đáp án A
Nhỏ vài giọt nước Brom vào dung dịch phenol, thấy xuất hiện kết tủa màu trắng
C6H5OH + 3Br2 → C6H2(OH)Br3 + 3HBr
Câu 28: Đáp án B
Phenol tan nhiều trong dd NaOH dư
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

Trang 4


Câu 29: Đáp án C
Cho vài giọt brom vào dung dịch phenol, lắc nhẹ thấy xuất hiện kết tủa trắng
C6H5OH + 3Br2 → C6H2(OH)Br3 + 3HBr
Câu 30: Đáp án B

Mức độ thông hiểu
Câu 1: Phenol không có phản ứng được với chất nào sau đây :
A. NaOH

B. Br2

C. HCl

D. Na

Câu 2: Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt 2 chất lỏng ancol và phenol?
A. Kim loại Cu.

B. Quì tím.


C. Kim loại Na.

D. Nước brom.

C. 1

D. 2

Câu 3: C4H9OH có bao nhiêu đồng phân ancol ?
A. 3

B. 4

Câu 4: Tên theo danh pháp thay thế của chất: CH3- CH=CH-CH2OH là
A. but-2-en- 1- ol.

B. but-2-en-4-ol.

C. butan-1-ol.

D. but-2-en

Câu 5: Đun nóng m1 gam ancol no, đơn chức, mạch hở X với H 2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp
thu được m2 gam chất hữu cơ Y. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 0,7. Hiệu suất của phản ứng đạt
100%. X có công thức phân tử là:
A. C2H5OH

B. C3H7OH


C. C5H11OH

D. C4H9OH

Câu 6: Để nhận biết các chất etanol, propenol, etilenglicol, phenol có thể dùng các cặp chất
A. NaOH và Cu(OH)2

B. Nước Br2 và Cu(OH)2

C. Nước Br2 và NaOH

D. KMnO4 và Cu(OH)2

Câu 7: ứng với công thức phân tử C4H10O có bao nhiêu ancol là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. 3

B. 2

C. 5

D. 4

Trang 5


Câu 8: Oxi hóa hoàn toàn 6,78 gam chất hữu cơ A mạch hở bằng CuO dư ( t 0) thu được hỗn hợp
khí và hơi gồm CO2, H2O, HCl. Dẫn toàn bộ hỗn hợp trên vào bình đựng dung dịch AgNO 3 dư
( có pha HNO3) thấy khối lượng bình tăng 6,54 gam và có 17,22 gam kết tủa. Khí bay ra được
hấp thụ hết bởi dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 35,46 gam kết tủa. Số đồng phân cấu tạo của A là
A. 2


B. 4

C. 5

D. 3

Câu 9: Tách nước 2-metylbutan-2-ol bằng H2SO4 đặc ở 1700C thu được sản phẩm chính nào?
A. 2-metylbut-3-en

B. 2-metylbut-2-en

C. 3-metylbut-2-en

D. 2-metylbut-1-en

Câu 10: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C 7H8O, phản ứng với dung dịch NaOH tạo muối.
Nhận xét nào sau đây đúng với X?
A. Chất X được tạo ra khi cho benzen tác dụng với oxi
B. Chất X làm mất màu dung dịch Brom
C. Chất X bị oxi hóa bởi CuO tạo ra anđehit
D. Chất X tan tốt trong nước.
Câu 11: Hợp chất thơm X có công thức phân tử C 7H8O phản ứng với Na tạo H2, nhưng không
phản ứng với NaOH. Tên gọi của X là
A. Axit axetic

B. Ancol etylic

C. Ancol benzylic


D. Etyl axetat.

Câu 12: Có 3 chất lỏng benzen, phenol, stiren đựng trong 3 lọ nhãn riêng biệt. Thuốc thử để
phân biệt 3 chất lỏng trên là:
A. Nước brom

B. Dung dịch NaOH

C. Giấy quỳ tím

D. Dung dịch phenolptalein.

Câu 13: Để phân biệt dung dịch phenol (C 6H5OH) và ancol etylic (C2H5OH), ta có thể dùng
thuốc thử là:
A. Dung dịch NaCl

B. Kim loại Na

C. Nước brom

D. Quỳ tím

Câu 14: Ancol X no, mạch hở, có không quá 3 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X không
tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là:
A. 5

B. 2

C. 3


D. 4

Câu 15: Cho C2H5OH và ba hợp chất thơm sau: C6H5OH, CH3C6H4OH, C6H5CH2OH. Có bao
nhiêu chất phản ứng được với kim loại natri nhưng không phản ứng được với dung dịch NaOH?
A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 16: Chất hữu cơ X có đặc điểm: phản ứng với kim loại Na giải phóng khí H 2, hòa tan
Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Tên gọi của X là
A. fomandehit.

B. propan-1,3-điol.

C. phenol.

D. etylen glicol.

Câu 17: Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH)
(a) Phenol tan ít trong etanol.
(b) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
(c) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc.
(d) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
(e) Phenol phản ứng được với natri, nước brom, dung dịch NaOH.
Số phát biểu đúng là
A. 5.


B. 4.

C. 2.

D. 3.

Trang 6


Câu 18: Khi đun nóng etylen glicol với xúc tác thích hợp thì xảy ra hiện tượng một phân tử rượu
tách một phân tử H2O tạo thành sản phẩm hữu cơ X. Công thức của X là
A. CH3CHO

B. CH≡CH

C. CH3-CO-CH3

D. CH2=CH-OH

Câu 19: Số đồng phân ancol ứng với công thức C3H7OH là
A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Câu 20: Cho các chất: CH3COOH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3, C2H5OH. Số chất phản ứng được với

Cu(OH)2 là
A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 21: ảnh hưởng của nhóm – OH đến gốc C 6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng
giữa phenol với
A. dung dịch NaOH.

B. Na kim loại.

C. nước Br2.

D. H2 (Ni, nung nóng).

Câu 22: Một chất tác dụng với dung dịch natri phenolat tạo thành phenol. Chất đó là
A. Na2CO3.

B. C2H5OH.

C. NaCl.

D. CO2.

Câu 23: Số ancol đồng phân cấu tạo của nhau có CTPT là C 5H12O, tác dụng với CuO đun nóng
sinh ra xeton là:

A. 3

B. 5

C. 4

D. 2

Câu 24: Cho các thí nghiệm sau:
(1) cho etanol tác dụng với Na kim loại
(2) cho etanol tác dụng với dung dịch HCl bốc khói
(3) cho glixerol tác dụng với Cu(OH)2
(4) cho etanol tác dụng với CH3COOH có H2SO4 đặc xúc tác
Có bao nhiêu thí nghiệm trong đó có phản ứng thế H của nhóm OH ancol
A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 25: Cho các hợp chất sau:
(a) HOCH2-CH2OH ;

(b) HOCH2-CH2-CH2OH ;

(c) HOCH2-CH(OH)-CH2OH ;

(d) CH3-CH(OH)-CH2OH ;


(e) CH3-CH2OH ;

(f) CH3-O-CH2CH3.

Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là
A. (c), (d), (e).

B. (c), (d), (f).

C. (a), (b), (c).

D. (a), (c), (d).

Đáp án
1-C

2-D

3-B

4-A

5-B

6-B

7-D

8-B


9-B

10-D

11-C

12-A

13-C

14-A

15-C

16-D

17-B

18-A

19-B

20-B

21-C

22-D

23-A


24-B

25-D
LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án C
Câu 2: Đáp án D

Trang 7


Câu 3: Đáp án B
C1 – C2 – C – C
C3 – 4C(CH3) – C
(1,2,3,4 là vị trí gắn nhóm OH vào cacbon)
Câu 4: Đáp án A
Tên theo danh pháp thay thế của chất: CH3- CH=CH-CH2OH là but-2-en- 1- ol
Câu 5: Đáp án B
dY/ dX = 0,7 => X là anken
Gọi X: CnH2n+2O => Y: CnH2n
Ta có:

14n
=0, 7= n=3
14n+18

CTPT: C3H7OH
Câu 6: Đáp án B
Nhận biết : C2H5OH, CH2 = CH – CH2OH , C2H4(OH)2 , C6H5OH

- Dùng nước Brom : + CH2 = CH – CH2OH : nước brom mất màu
+ C6H5OH : kết tủa trắng
+ C2H5OH, C2H4(OH)2 : Không hiện tượng
-

- Dùng Cu(OH)2/OH :
+ C2H4(OH)2 : tạo phức xanh lam
+ C2H5OH : Không hiện tượng
Câu 7: Đáp án D
4 đồng phân là : CH3-CH2-CH2-CH2-OH
CH3-CH2-CH(CH3)-OH
CH3-CH(CH3)-CH2-OH
CH3-C(OH)(CH3)-CH3
Câu 8: Đáp án B
nBaCO3 = 35,46: 197 = 0,18 mol; nAgCl = 17,22 : 143,5 = 0,12 mol
Bảo toàn C: => nCO2 = nBaCO3 = 0,18 mol
Bảo toàn Cl: nHCl = nAgCl = 0,12 mol
mBình tăng = mH2O + mHCl
=> nH2O = ( 6,54 – 0,12.36,5) :18 = 0,12 mol
Bảo toàn khối lượng ta có: mC + mH + mCl = 0,18.12 + ( 0,12.2 + 0,12) + 0,12.35,5 = 6,78
=> Trong A chỉ có C, H, Cl
Gọi CTPT: CxHyOz
x : y : z = 0,18 : 0,36 : 0,12
= 3: 6: 2
CTPT: (C3H6Cl2)n

Trang 8


n = 1 => CTPT: C3H6Cl2 có 4 CTCT:

CHCl2-CH2-CH3 ; CH3-CCl2- CH3; CH3- CHCl- CH2Cl; CH2Cl- CH2-CH2Cl
n= 2 => CTPT : C6H12Cl4 => có nhiều CTCT mà đáp án chỉ cho đến 5 CTCT => loại
Câu 9: Đáp án B
CH 3
CH 3
|
|
H 2 SO4 , dac
����

CH 3  C  CH 2  CH 3 ����� CH 3  C  CH  CH 3  H 2O
170�
C
|
OH
2  metylbut  2  en
Câu 10: Đáp án D
X: C7H8O có độ bất bão hòa k = 4
X + NaOH → muối => X có vòng benzen có nhóm –OH gắn trực tiếp vào vòng.
=> CTCT có thể là:

A. Sai benzen chỉ cháy trong oxi tạo CO2 và H2O
B. sai vì các chất này không làm mất màu dung dịch Br2
C. Sai vì đây là các ancol bậc 2, bị oxi hóa tạo ra xeton
D. Đúng vì 3 chất này đều có liên kết hiđro nên tan tốt trong nước
Câu 11: Đáp án C
X có CTPT: C7H8O có độ bất bão hòa k = 4
X + Na → H2 nhưng không tác dụng với dd NaOH => X là ancol thơm: C 6H5CH2OH : ancol
benzylic
Câu 12: Đáp án A

Dùng dung dịch nước brom phân biệt benzen, phenol, stiren.
Phenol sẽ là mất màu dd nước brom và xuất hiện kết tủa trắng
Stiren làm mất màu dd nước brom
Benzen không làm mất màu dd nước brom
Câu 13: Đáp án C
Câu 14: Đáp án A
X không tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường nên X không có các nhóm –OH liền kề
*C1: CH3OH
*C2: C2H5OH
*C3:
C-C-C-OH
C-C(OH)-C
HO-C-C-C-OH

Trang 9


Câu 15: Đáp án C
Các chất phản ứng được với Na nhưng không phản ứng được với NaOH là: C 2H5OH,
C6H5CH2OH
=> có 2 chất
Câu 16: Đáp án D
Câu 17: Đáp án B
(a) S. Phenol tan nhiều trong etanol.
(b) (c) (d) (e) Đúng
Câu 18: Đáp án A
HO  CH 2  CH 2  OH � CH 2  CH  OH � CH 3CHO
Câu 19: Đáp án B
CH3-CH2-CH2-OH
CH3-CH(OH)-CH3

Câu 20: Đáp án B
Gồm có: CH3COOH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3
Câu 21: Đáp án C
C6H5OH + 3Br2 → C6H5OHBr3 + 3HBr
2, 4, 6- tribromphenol
Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H của vòng benzen
=> đó là do ảnh hưởng của nhóm –OH đến vòng benzen
Câu 22: Đáp án D
Tính axit của C6H5OH < H2CO3 nên muối C6H5ONa bị axit cacbonic đẩy ra khỏi muối
CO2 + H2O + C6H5ONa → C6H5OH + NaHCO3
Câu 23: Đáp án A
Ancol => xeton khi ancol đó bậc 2
CH3-CH(OH)-CH2CH2CH3 ; CH3-CH(OH)-CH(CH3)2
CH3CH2-CH(OH)-CH2CH3
=> Có 3 ancol thỏa mãn
Câu 24: Đáp án B
Các thí nghiệm : (1) ; (3) ; (4)
Câu 25: Đáp án D
Tác dụng với Na: Loại f
Tác dụng với Cu(OH)2: loại e, b,
=> các chất thỏa mãn là a, c, d
Mức độ vận dụng

Trang 10


Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol rượu no cần dùng 3,5 mol O2. Công thức của rượu no là :
A. C3H8O3

B. C4H10O2


C. C3H8O2

D. C2H6O2

Câu 2: Oxi hóa 6,4g một ancol đơn chức thu được 9,92g hỗn hợp X gồm andehit, axit và H 2O,
ancol dư. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng hết với NaHCO3 thì thu được 1,344 l CO2 (dktc). Nếu cho
hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO/NH3 dư thì khối lượng Ag thu được là :
A. 21,60

B. 45,90

C. 56,16

D. 34,50

Câu 3: Một ancol no đơn chức có %O = 50% về khối lượng. CTPT của ancol là
A. CH2=CHCH2OH.

B. CH3OH.

C. C3H7OH.

D. C6H5CH2OH

Câu 4: X là hỗn hợp gồm phenol và metanol. Đốt cháy hoàn toàn X được nCO 2 = nH2O. Vậy %
khối lượng metanol trong X là
A. 25%.

B. 59,5%.


C. 20%.

D. 50,5%.

Câu 5: Cho m gam etanol tác dụng hoàn toàn với một lượng Na vừa đủ thu được 0,224 mol H 2.
Giá trị của m là
A. 0,92.

B. 1,38.

C. 20,608.

D. 0,46.

Câu 6: X là một ancol no, mạch hở. Để đốt cháy 0,05 mol X cần 4 gam oxi. X có công thức là:
A. C4H8(OH)2.

B. C2H4(OH)2.

C. C3H6(OH)2.

D. C3H5(OH)3.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ba ancol (đơn chức, thuộc cùng dãy đồng
đẳng), thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng m gam X với
H2SO4 đặc thì tổng khối lượng ete tối đa thu được là
A. 5,60 gam.

B. 7,85 gam.


C. 6,50 gam.

D. 7,40 gam.

Câu 8: Hỗn hợp X gồm 2 ancol có cùng số nhóm OH. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1
cho tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H 2 (đktc). Đốt cháy hoàn phần 2 thu được 11 gam CO 2
và 6,3 gam H2O. Biết số nguyên tử cacbon trong mỗi ancol ≤ 3. CTPT của 2 ancol là
A. C3H5(OH)3 và C3H6(OH)2.

B. C3H7OH và CH3OH.

C. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.

D. C2H5OH và C3H7OH.

Câu 9: Hỗn hợp X gồm 2 ancol no mạch hở Y và Z (có số mol bằng nhau, M Y – MZ = 16). Khi
đốt cháy một lượng hỗn hợp X thu được CO 2 và H2O với tỷ lệ mol 2 : 3. Phần trăm khối lượng
của Y trong X là :
A. 57,41%

B. 29,63%

C. 42,59%

D. 34,78%

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn một ancol X thu được CO 2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng 3: 4.
Thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy bằng 1,5 lần thể tích khí CO 2 thu được (ở cùng điều kiện).
Công thức phân tử X là

A. C3H8O2

B. C3H4O

C. C3H8O3

D. C3H8O

Câu 11: Hỗn hợp gồm C3H6(OH)2, CH3OH; C2H4(OH)2; C3H5(OH)3. Cho 11,36 gam X tác dụng
với Na dư thu được 3,584 lít H2 đktc. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 11,36 gam X thu được V lít
CO2 (đktc) và 10,8 gam nước. Phần trăm khối lượng C3H6(OH)2 trong X là
A. 66,90

B. 40,14

C. 33,45

D. 60,21

Câu 12: X là ancol mạch hở, có phân tử khối 60 đvC. Số lượng chất thỏa mãn với X là
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Trang 11



Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm CH3OH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3 có khối lượng m gam. Đốt cháy
hoàn toàn X thu được 5,6 lít khí CO 2 ở đktc. Cũng m gam hỗn hợp trên cho tác dụng với K dư
thu được V lít khí ở đktc. Giá trị của V là
A. 5,6

B. 11,2

C. 3,36

D. 2,8

Câu 14: Đun nóng m gam ancol etylic với H 2SO4 đặc ở 1700C, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được 4,48 lít khí etilen ( đo ở đktc, biết chỉ xảy ra phản ứng tạo etilen). Mặt khác nếu đun m
gam ancol etylic với H2SO4 đặc ở 1400C, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a gam ete
( biết chỉ xảy ra phản ứng tạo ete), giá trị của a là:
A. 4,6

B. 9,2

C. 7,4

D. 6,4

Câu 15: Cho 26,5 gam hỗn hợp X gồm 3 ancol tác dụng với Na dư thu được 8,96 lít H 2 ( ở đktc).
Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 26,5 gam hỗn hợp 3 ancol trên cần 27,44 lít O 2 (ở đktc). Khối
lượng CO2 thu được là
A. 39,6 gam

B. 35,2 gam


C. 41,8 gam

D. 30,8 gam

Câu 16: Đun nóng 26,56 gam hỗn hợp X gồm 3 ancol đều no, mạch hở, đơn chức với H2SO4
đặc, ở 140oC, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 22,24 gam hỗn hợp 6 ete có số mol
bằng nhau. Biết trong các ete tạo thành có 3 ete có phân tử khối bằng nhau. Công thức cấu tạo
thu gọn của các ancol là
A. CH3OH, CH3CH2CH2OH, (CH3)2CHOH.
B. C2H5OH, CH3CH2CH2OH, CH3CH2CH2CH2OH.
C. CH3OH, CH3CH2OH, (CH3)2CHOH.
D. C2H5OH, CH3CH2CH2OH, (CH3)2CHOH.
Câu 17: Hòa tan m gam ancol etylic (D = 0,8 g/ml) vào 108 ml nước (D = 1 g/ml) tạo thành
dung dịch X. Cho X tác dụng với Na dư, thu được 85,12 lít (đktc) khí H 2. Biết thể tích của X
bằng tổng thể tích của ancol và nước. Dung dịch X có độ ancol bằng
A. 41o.

B. 92o.

C. 46o.

D. 8o.

Câu 18: Hỗn hợp X gồm CH 3OH, C2H5OH, C3H7OH, HCOOH ( số mol của CH 3OH bằng số
mol của C3H7OH). Cho m gam X tác dụng với Na dư, thu được 2,24 lít H 2 ( đktc). Giá trị của m

A. 4,6.

B. 9,2.


C. 2,3.

D. 13,8.

Câu 19: Cho 5,52 gam một ancol đơn chức phản ứng với CuO nung nóng, thu được 7,44 gam
hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 60,48.

B. 25,92.

C. 51,84.

D. 21,60.

Câu 20: Phát biểu không đúng là:
A. Dung dịch natriphenolat tác dụng với CO2 lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với NaOH lại
thu được natriphenolat.
B. Phenol tác dụng với NaOH lấy muối tạo ra cho tác dụng với HCl lại thu được phenol.
C. Hiđrat hóa but – 2-en thu được butan – 2- ol tách nước từ butan – 2- ol lại thu được sản
phẩm chính là but – 2-en.
D. Tách nước từ butan- 1- ol thu được anken cho anken hợp nước trong môi trường axit lại
thu được sản phẩm chính butan – 1- ol.

Trang 12


Câu 21: Cho 28,9 gam hỗn hợp A gồm ancol etylic và phenol tác dụng vừa đủ với 200 ml dung
dịch NaOH 1M. Phần trăm khối lượng ancol etylic trong hỗn hợp A là

A. 65,05%.

B. 15,91%.

C. 31,83%.

D. 34,95%.

Câu 22: Từ 12 kg gạo nếp chưa 84% tinh bột người ta lên men và chưng cất ở điều kiện thích
hợp thu được V lít côn 90 o. Biết khối lượng riêng của C 2H5OH là 0,8g/ml, hiệu suất của quá trình
thủy phân và phản ứng lên men là 83% và 71%. Giá trị của V là
A. 6,468 lít

B. 6,548 lít

C. 4,586 lít

D. 4,685 lít

Câu 23: Từ tinh dầu hồi, người ta tách được anetol là một chất thơm được dùng sản xuất kẹo cao
su. Anetol có tỉ khối hơi so với N2 là 5,286. Phân tích nguyên tố cho thấy, anetol có phần trăm
khối lượng cacbon và hiđro tương ứng là 81,08%; 8,10% còn lại là oxi. Công thức phân tử của
anetol là
A. C3H8O.

B. C6H12O6.

C. C10H12O.

D. C5H6O.


Câu 24: Cho hỗn hợp gồm không khí dư và hơi của 24 gam metanol đi qua chất xúc tác Cu nung
nóng, sản phẩm thu được có thể tạo 40 ml fomalin 36% có d = 1,1 g/ml. Hiệu suất của quá trình
trên là
A. 76,6%.

B. 65,5%

C. 80,4%

D. 70,4%

Câu 25: Tiến hành lên men giấm 460 ml ancol etylic 8 0 với hiệu suất là 30%. Biết khối lượng
riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml và nước bằng 1g/ml. Nồng độ % của axit axetic
trong dung dịch thu được là :
A. 3,76%

B. 2,51%

C. 2,47%

D. 7,99%

Đáp án
1-A

2-C

3-B


4-D

5-C

6-B

7-B

8-C

9-A

10-D

11-A

12-B

13-D

14-C

15-A

16-D

17-C

18-B


19-C

20-D

21-D

22-D

23-C

24-D

25-B
LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án A
� nCO2 + (n + 1)H2O
CTTQ : CnH2n+2Om + (1,5n + 0,5 – 0,5m)O2 ��
Mol

1

3,5

=> 1,5n + 0,5 – 0,5m = 3,5
=> 3n – m = 6
=> n = m = 3
=> C3H8O3
Câu 2: Đáp án C
(*) Phương pháp giải : Bảo toàn khối lượng

- Lời giải :
RCH2OH + [O] ��
� RCHO + H2O

Trang 13


Mol



x

x →

x

RCH2OH + 2[O] ��
� RCOOH + H2O
Mol



y

2y → y

nCO2 = nCOOH = y = 0,06 mol
BTKL : mX – mancol bđ = mO pứ
=> nO pứ = 0,22 mol = x + 2y => x = 0,1 mol

nancol bđ > (x + y) = 0,16 mol
=> Mancol < 6,4 : 0,16 = 40g => CH3OH
=> nAg = 4nHCHO + 2nHCOOH = 4x + 2y = 0,52 mol
=> mAg = 56,16g
Câu 3: Đáp án B
CTTQ của ancol no đơn chức : CnH2nO (nếu mạch hở)
%mO = 50% => Mancol = 32g => CH3OH (ancol metylic)
Câu 4: Đáp án D
X gồm : x mol C6H6O ; y mol CH4O
Đốt cháy X thu được : nCO2 = 6x + y ; nH2O = 3x + 2y
(Bảo toàn nguyên tố)
Có : nCO2 = nH2O => 6x + y = 3x + 2y
=> y = 3x
=> %mCH4O = 50,53%
Câu 5: Đáp án C
2 C2H5OH+ 2NaOH → 2C2H5ONa + H2
Suy ra số mol etanol là 0,448 mol => m=20,608
Câu 6: Đáp án B
TQ : CnH2n+2Om + (1,5n + 0,5 – 0,5m)O2 ��
� nCO2 + (n + 1)H2O
Mol

0,05

0,125

=> 2,5 = 1,5n + 0,5 – 0,5m
=> 3n – m = 4
=> n = m = 2
=> C2H6O2

Câu 7: Đáp án B
nH2O = 0,65 mol > nCO2 = 0,4 mol
=> 3 ancol no đơn chức mạch hở
=> nancol = nH2O – nCO2 = 0,25 mol
Bảo toàn Oxi : nancol + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
=> nO2 = 0,6 mol
Bảo toàn khối lượng : mancol = mCO2 + mH2O – mO2 = 10,1g

Trang 14


TQ : 2ROH -> ROR + H2O
Mol 0,25



0,125

Bảo toàn khối lượng : mete = mancol – mH2O = 7,85g
Câu 8: Đáp án C
P1 : TQ : OH + Na → ONa + ½ H2
=> nOH = 2nH2 = 0,2 mol
P2 : nH2O = 0,35 mol > nCO2 = 0,25 mol
=> Ancol no và nancol = nH2O – nCO2 = 0,1 mol
=> nOH =2nX => ancol 2 chức
Câu 9: Đáp án A
Hỗn hợp X gồm 2 ancol no mạch hở Y và Z (có số mol bằng nhau, MY – MZ = 16)
=> Y , Z có cùng số nguyên tử C và Y có nhiều hơn Z 1 nguyên tử O
Mặt khác, nCO2 : nH2O = 2 : 3 => Số nguyên tử C = 2
=> 2 ancol no mạch hở là C2H5OH và C2H4(OH)2

=> %mY = 57,41%
Câu 10: Đáp án D
Đốt cháy ancol cho nH2O > nCO2 => ancol no
Gọi CTPT X: CnH2n+2Oy
Gọi nCO2 = 3x (mol) => nH2O = 4x ; nO2 = 1,5.3x = 4,5x (mol)
nX = nH2O – nCO2 = 4x – 3x => n = 3 => C3H8Ox
BTNT O => nO (trong ancol) = 2.3x + 4x – 2.4,5x = x = n ancol
C3H8O
Câu 11: Đáp án A
CH3OH; C2H4(OH)2; C3H5(OH)3 luôn có nC = nOH- (1)
C3H6(OH)2 có nC > nOH- (2)
nH2 = 3.584: 22,4 = 0,16 mol => nOH-= 2nH2 = 0,32 mol
nH2O = 10,8 : 18 = 0,6 mol
BTKL ta có: mX = mC + mH + mO
=> mC = 11,36 – 0,6.2 – 0,32.16 = 5,04g => nC = 0,42 mol
Từ (1) và (2) => n C3H6(OH)2 = nC – nOH- = 0,42- 0,32 = 0,1 (mol)
%C3 H 6 (OH ) 2 

0,1.76
.100%  66,9%
11,36

Câu 12: Đáp án B
+ n=1=>R=43 (R là C3H7-). Công thức cấu tạo của X: CH 3CH 2CH 2OH , CH 3CH (OH )CH 3 .
+ n=2=>R=26 (R là -CH=CH-). Không tồn tại ancol có nhóm –OH gắn với C không no
không bền.
Câu 13: Đáp án D

Trang 15



CH4O; C2H6O2; C3H8O3
Ta thấy nCO2=nO=nOH=5,6/22,4=0,25 mol
=> nH2=0,5nOH=0,5.0,25=0,125 mol
=> VH2=0,125.22,4=2,8 lít
Câu 14: Đáp án C
0

H 2 SO4 ,170 C
TN1: C2 H 5OH �����
� C 2 H 4  H 2O
0, 2
� 0, 2mol
0

H 2 SO4 ,170 C
TN 2 :2C2 H 5OH �����
�(C2 H 5 ) 2 O  H 2O
0, 2 �
0,1� m(ete)  7, 4.

Câu 15: Đáp án A
nH2 = 8,96:22,4 = 0,4 (mol) => nOH (trong X) = 2nH2 = 0,8 (mol)
nO2 = 1,255 (mol)
Gọi số mol CO2 và H2O lần lượt là x và y (mol)

�mhh  12 x  2 y  0,8.16  26,5  �x  0,9  nCO2  m  39, 6( g )

Ta có: � BTNT :O


CO2
�y  1, 45
����� 2 x  y  0,8  1, 225.2
Câu 16: Đáp án D
BTKL: mH2O = 26,56 – 22,24 = 4,32g
nH2O = 0,24mol
nancol = 2nH2O = 0,48mol
Tách nước thu được ete có số mol bằng nhau => 3 ancol có số mol bằng nhau
=> nA = nB = nC = 0,16mol
Mặt khác trong các ete tạo thành có 3 ete có phân tử khối bằng nhau => có 2 ancol là đồng
phân của nhau
=> 0,16MA + 0,32MB = 26,56
=> MA + 2MB = 166
2 ancol thỏa mãn C2H5OH và C3H7OH
Câu 17: Đáp án C
nH2 = 85,12: 22,4 = 3,8 (mol) ; mH2O = VH2O. D = 108 (g) => nH2O = 6 (mol)
Độ rượu = (Vrượu/ Vdd rượu).100%
Na + C2H5OH → C2H5ONa + ½ H2
x

→x

→x/2 (mol)

Na + H2O → NaOH + ½ H2
6

→3 (mol)

Ta có: x/2 + 3 = 3,8

=> x =1,6 (mol) = nC2H5OH
=> mrượu = 1,6. 46 = 73,6 (g) => Vrượu = mrượu/Drượu = 73,6/ 0,8 = 92 (ml)
=> Độ rượu = [92 / ( 92 + 108)].100% = 460

Trang 16


Câu 18: Đáp án B
Vì nCH3OH = nC3H7OH => 2 chất này có phân tử khối trung bình bằng ( 32 + 60)/2 = 46 (g/mol)
=> Quy tất cả các chất X về cùng 1 chất có MX = 46 (g/mol)
nH2 = 0,1 (mol) => nX = nH linh động = 2nH2 = 0,2 (mol)
=> mX = 0,2.46 = 9,2 (g)
Câu 19: Đáp án C
BTKL ta có: mancol + mO(trong CuO) = mX
=> mO ( trong CuO) = 7,44 – 5,52 = 1,92 (g) => nO = 0,12 (mol)
ROH + [O]→ RCHO + H2O
Nếu ancol phản ứng hết thì nancol = nO (trong oxit) = 0,12 (mol) nhưng ancol dư sau phản ứng nên:
=> nROH > 0,12 (mol) => MROH < 5,52 :0,12 = 46 (g/mol)
=> ancol phải là CH3OH
=> andehit tương ứng là HCHO : 0,12 (mol)
=> nAg = 4nHCHO = 0,48 (mol) => mAg = 51,84 (g)
Đáp án C
Chú ý:
nếu không chú ý sẽ nhầm lẫn ra được RCHO: 0,12 mol và tính ngay mAg = 25,92 g sẽ chọn
ngay đáp án B mà không nghĩ trường hợp HCHO sẽ cho 4Ag => dẫn đến sai lầm
Câu 20: Đáp án D
A. Đúng
C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH↓(vẩn đục) + NaHCO3
C6H5OH↓ + NaOH → C6H5ONa + H2O
B. đúng

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
C6H5ONa + HCl → C6H5OH + H2O
C. đúng
CH3-CH=CH-CH3 + H2O → CH3-CH(OH)-CH2-CH3
H 2 SO4 d

� CH3-CH=CH-CH3 + H2O
CH3-CH(OH)-CH2-CH3 ���
1700 C

D. Sai
H 2 SO4 d

� CH2=CH-CH2-CH3 + H2O
CH2(OH) –CH2 - CH2-CH3 ���
1700 C

CH2=CH-CH2-CH3 + H2O → CH3-CH(OH)-CH2-CH3 ( butan – 2 –ol) là sản phẩm chính
Câu 21: Đáp án D
nC6H5OH = nNaOH = 0,2 mol => mC6H5OH = 0,2.94 = 18,8 gam
=> mC2H5OH = 28,9 – 18,8 = 10,1 gam
=> %mC2H5OH = 10,1/28,9 = 34,95%
Câu 22: Đáp án D
(C6H10O5) → nC6H12O6 → 2nC2H5OH

Trang 17


H quá trình =0,83.0,71=0,5893
mtinh bột =12.0,84=10,08kg →Theo lý thuyết mC2H5OH = 10,08 : 162 .2.46 = 5,7244 kg

→ thực tế mC2H5OH =5,7244.0,5893 = 3,373 kg
→ Vancol = 3373 :0,8 =4216,8 ml → Vcồn 90 độ = 4216,8 :0,9=4685 ml =4,685 lít
Câu 23: Đáp án C
Cx H y Oz ;%mO  100%  %mC  %mH  100%  81, 08%  8,1%  10,82%
x: y: z 

%mC % mH %mO 81, 08 8,1 10,82
:
:

:
:
 10 :12 :1
12
1
16
12
1
16

� CTDGN : C10 H12O � CTPT : (C10 H12O ) n
M anetol  5, 286.28  148 � 148n  148 � n  1
� CTPT : C10 H12O
Câu 24: Đáp án D
Ta có: nCH3OH = 0,75 mol.
Gọi hiệu suất là H
CH3OH + [O] →HCHO + H2O
0,75H




0,75H

(mol)

mfomalin = 44g. => nHCHO = 0,75H = 44.0,36/30 = 0,528 mol
=> H = 70,4%
Câu 25: Đáp án B
Vetylic = 460.8/100 = 36,8 ml => VH2O = 423,2 ml =>mH2O = 423,2g
=> metylic = 36,8.0,8 = 29,44g => netylic = 0,64 mol
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
=> nCH3COOH = netylic.H% = 0,192 mol = nO2
=> C%CH3COOH = 0,192.60/(423,3 + 29,44 + 0,192.32) . 100% = 2,51%
Mức độ vận dụng cao
Câu 1: Hỗn hợp M gồm 2 ancol no đơn chức mạch hở X, Y và một hidrocacbon Z. Đốt cháy
hoàn toàn 1 lượng M cần dùng vừa đủ 0,07 mol O 2 thu được 0,04 mol CO 2. Công thức phân tử
của Z là :
A. C3H6

B. CH4

C. C2H4

D. C2H6

Câu 2: Hỗn hợp X gồm C3H8O3 (glixerol), CH3OH, C2H5OH, C3H7OH và H2O. Cho m gam X
tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H 2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 11,34
gam H2O. Biết trong X glixerol chiếm 25% về số mol. Giá trị của m gần nhất với?
A. 11 gam


B. 10 gam

C. 12 gam

D. 13 gam

Câu 3: Hỗn hợp X gồm etilen glicol, ancol etylic, ancol propylic và hexan; trong đó số mol
hexan bằng số mol etilen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng hết với Na dư thu được 0,4032
lít khí H2 (đktc). Mặt khác để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần 4,1664 lít O 2 (đktc). Giá
trị của m là

Trang 18


A. 2,235 gam

B. 1,788 gam

C. 2,384 gam

D. 2,682 gam

Câu 4: Đun 7,36 gam ancol A với H2SO4, đặc ở 170oC thu được 2,688 lít olefin (đktc) với hiệu
suất 75%. Cho 0,1 mol amin no B phản ứng tối đa với 0,2 mol HCl thu được 11,9 gam muối. Đốt
cháy m gam hỗn hợp X gồm A và B bằng một lượng oxi vừa đủ rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy
vào bình chứa 100 gam dung dịch H2SO4 đặc 81,34%, sau khi hơi nước được hấp thụ hoàn toàn
thấy nồng độ H2SO4 lúc bấy giờ là 70%. Biết CO2, N2 không bị nước hấp thụ. Giá trị m gần giá
trị nào nhất sau đây
A. 14


B. 12

C. 13

D. 15

Câu 5: Oxi hóa không hoàn toàn 5,12 gam ancol A (no, mạch hở đơn chức) thu được 7,36 gam
hỗn hợp X gồm ancol, axit, anđehit, nước. Chia X thành hai phần bằng nhau.
Phần 1 cho tác dụng với AgNO3 trong NH3 thu được 23,76 gam kết tủa.
Phần 2 cho tác dụng vừa đủ với Na thu được m gam chất rắn.
Giá trị gần đúng nhất của m là
A. 2,04.

B. 2,16.

C. 4,44.

D. 4,2.

Câu 6: Hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là X và Y (M XĐun nóng 27,2 gam T với H 2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm: 0,08 mol ba ete
(có khối lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 43,68 lít O 2
(đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là
A. 50% và 20%.

B. 20% và 40%.

C. 30% và 50%.

D. 40% và 30%.


Câu 7: Cho dãy các chất sau: etilen (CH 2=CH2); anđehit axetic (CH3CHO); axetilen (HC≡CH);
etyl clorua CH3CH2Cl; natri etanat (C2H5ONa ); glucozơ (C6H12O6); tinh bột ( (C6H10O5)n ). Số
chất có thể điều chế trực tiếp ra ancol etylic bằng 1 phản ứng là
A. 7

B. 5

C. 6

D. 4

Câu 8: Tách nước hoàn toàn 16,6 gam hỗn hợp A gồm 2 ancol X,Y (M X < MY) thu được 11,2
gam 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tách nước không hoàn toàn 24,9 gam hỗn hợp A
(140oC, xúc tác thích hợp) thu được 8,895 gam các ete. Hiệu suất của phản ứng tạo ete của X là
50%. Hiệu suất phản ứng tạo ete của Y là:
A. 40%

B. 60%

C. 50%

D. 45%

Câu 9: Dẫn 9,82 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp qua ống đựng CuO
( dư) nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đươc hỗn hợp gồm Y ( chỉ chứa hợp
chất hữu cơ). Tỉ khối của Y so với X là 0,949. % khối lượng của ancol có phân tử khối bé hơn
trong hỗn hợp X là
A. 60,9%


B. 39,1%

C. 56,21%

D. 43,79%

Câu 10: Một rượu no đa chức A có x nguyên tử C và y nhóm OH trong cấu tạo phân tử. Cho
18,4 gam A tác dụng với lượng dư Na thu được 6,72 lít H 2 (đktc). biết x=y. A có công thức phân
tử là:
A. C2H5OH

B. C3H6(OH)2

C. C3H5 (OH)3

D. CH3OH

Câu 11: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức, mạch hở X và ancol không no, hai chức, mạch hở
Y (Y chứa 1 liên kết p trong phân tử và X, Y có cùng số mol). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M
cần dùng V lít O2 (đktc) sinh ra 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,16 gam H2O. Công thức của Y và giá trị
của V lần lượt là

Trang 19


A. C4H6(OH)2 và 3,584

B. C3H4(OH)2 và 3,584

C. C4H6(OH)2 và 2,912


D. C5H8(OH)2 và 2,912

Câu 12: Đốt cháy chất hữu cơ X chỉ tạo ra CO 2 và H2O. Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam X. Dẫn
toàn bộ sản phẩm cháy vào 1 lít dung dịch Ca(OH) 2 0,24M thu được 18 gam kết tủa và dung dich
Y. Khối lượng dung dịch Y tăng so với khối lượng dung dịch Ca(OH) 2 ban đầu là 2,4 gam. Đun
nóng Y thu được thêm kết tủa. Công thức phân tử của X là:
A. C2H6O2

B. C3H8O3

C. C2H6O

D. C3H8O

Câu 13: Hỗn hợp X gồm: 2 rượu đơn chức Y, Z hơn kém nhau 2 nguyên tử C trong phân tử. Đốt
cháy hoàn toàn 12,2 gam hỗn hợp X thu được 0,5 mol CO 2 và 0,7 mol H2O. Mặt khác, cho 12,2
gam hỗn hợp X vào bình đựng K (dư), kết thúc phản ứng thấy khối lượng bình tăng 11,9 gam.
Hỗn hợp X là
A. CH3OH; CH2=CHCH2OH

B. CH3CH2OH, CH2=C(CH3)-CH2OH

C. CH3OH; CH3(CH2)2OH

D. CH3OH; CHºCCH2OH

Câu 14: Dung dịch chứa 5,4 gam chất X đồng đẳng của phenol đơn chức tác dụng với nước
brom (dư) thu được 17,25 gam hợp chất Y chứa ba nguyên tử brom trong phân tử. Giả thiết phản
ứng hoàn toàn, công thức phân tử chất đồng đẳng là

A. (CH3)2C6H3-OH.

B. CH3 -C6H4-OH.

C. C6H5-CH2-OH.

D. C3H7-C6H4-OH.

Câu 15: Một dung dịch chứa 6,1 g chất X là đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho dung dịch
trên tác dụng với nước brom dư thu được 17,95 g hợp chất Y chứa 3 nguyên tử Br trong phân tử.
Biết hợp chất này có nhiều hơn 3 đồng phân cấu tạo. CTPT chất đồng đẳng của phenol là
A. C2H5C6H4OH

B. C2H5(CH3)C6H3OH C. (CH3)2C6H3OH

D. A hoặc B

Đáp án
1-B

2-A

3-C

4-A

5-D

11-C


12-B

13-A

14-B

15-C

6-A

7-B

8-A

9-B

10-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
CnH2n+2O + 1,5nO2 → nCO2 + (n + 1)H2O
CxHy + (x + 0,25y)O2 → xCO2 + 0,5yH2O
nO2 = 0,07 mol ; nCO2 = 0,04 mol
Với ancol : nO2 = 1,5nCO2
Đề bài : nO2 > 1,5nCO2
=> Khi đốt cháy hidrocacbon : nO2 > 1,5nCO2
=> (x + 0,25y) > 1,5x => y > 2x
=> Hidrocacbon là ankan
CmH2m+2 + (1,5m + 0,5)O2 → mCO2 + (m + 1)H2O
=> nO2 – nCO2 = 0,5nAnkan => nAnkan = 0,02 mol

nC = nCO2 = 0,04 mol > nC(ankan) = (Số C).nAnkan

Trang 20


=> Số C / Ankan < 2
=> CH4
Câu 2: Đáp án A
Ancol no, đơn chức = kCH2 + H2O
Do đó quy đổi X thành:
C3H8O3: a mol
CH2: b mol
H2O: 3a mol
nH2 = 1,5a + 0,5 . 3a = 0,15 => a = 0,05
nH2O = 4a + b + 3a = 0,63 => b = 0,28
=> mX = 92a + 14b + 18.3a = 11,22
Câu 3: Đáp án C
Do số mol C6H14 bằng số mol C2H6O2 => Quy đổi 2 chất đó thành C4H10O
Coi hỗn hợp đầu gồm những ancol no, đơn chức, mạch hở CxH2x+2O
nX=2nH2=0,036 mol
CxH2x+2O + 1,5xO2 → xCO2 + (x+1) H2O
0,036……….0,186
=>x=0,186/(1,5.0,036)=31/9
=> X có CTTQ: C31/9H80/9O có MX=596/9
=> mX=596/9.0,036=2,384 gam
Câu 4: Đáp án A
+ Tách nước A: n
46 (C2H6O)

olefin


= 0,12 mol => n

ancol

= 0,12.100/75 = 0,16 mol => M

ancol

= 7,36/0,16 =

+ Amin B tác dụng với HCl: BTKL m amin = m muối – mHCl = 11,9 – 0,2.36,5 = 4,6 => M amin =
4,6/0,1 = 46 (CH6N2)
+ Đốt cháy X (A và B) thu được x mol nước rồi dẫn vào H2SO4 đặc
nH2SO4 = 81,34 gam
Nồng độ dung dịch H2SO4 sau khi hấp thụ là: 81,34/(18x+100) = 70/100 => x = 0,9 mol
X (6H) → 3H2O
0,3



0,9

Do MA = MB = 46 => mX = 0,3.46 = 13,8 gam
Câu 5: Đáp án D
nAg 

23, 76
 0, 22(mol )
108


Gọi CTPT của ancol no, đơn chức, mạch hở là: CnH2n+1CH2OH
CnH2n+1 CH2OH + ½ O2 → CnH2n+1CHO + H2O (1)
CnH2n+1 CH2OH + O2 → CnH2n+1COOH + H2O (2)
BTKL => mO2 = mX – mancol = 7,36 – 5,12 = 2,24 (g)

Trang 21


=> nO2 = 2,24 / 32 = 0,07 (mol)
=> Số mol O2 trong mỗi phần = 0,035 (mol)
TH1: Ancol ban đầu khác CH3OH
Phần 1: nCnH 2n 1CHO 

1
nAg  0,11(mol ) => sản phẩm sau phản ứng chỉ có andehit phản ứng
2

với AgNO3/NH3.
=> > 2nO2 = 0,07 ( vì nandehit (1) < 2nO2 = 0,07 ) => loại
TH2: Ancol ban đầu là CH3OH => nCH3OH = 5,12/32 = 0,16 (mol) => Trong ½ phần n CH3OH =
0,16/2 = 0,08 (mol)
CH3OH + ½ O2 → HCHO + H2O
CH3OH + O2 → HCOOH + H2O
Phần 1: Gọi số mol của HCHO và HCOOH lần lượt là a và b (mol)

�nO2  0,5a  b  0, 035 � �a  0, 05

Ta có hệ phương trình: �



�nAg  4a  2b  0, 22 �b  0, 01
Phần 2: Sản phẩm gồm HCHO: 0,05 (mol) ; HCOOH: 0,01 (mol) ;
H2O: 0,06 (mol) ; CH3OH dư = (0,08-0,06)=0,02 (mol)
Cho sản phẩm tác dụng với Na thì có HCOOH, H2O và CH3OH dư đều phản ứng
=> mrắn = mHCOONa + mNaOH + mCH3ONa
= 0,01.68 + 0,06.40 + 0,02.54
= 4,16 (g)
Gần nhất với 4,2 g
Đáp án D
Chú ý:
H2O và ancol đều tác dụng với Na
Câu 6: Đáp án A
H 2 SO 4 dac ,140 oC
2 ROH ������
� R OR  H 2O

M R OR 

6, 76
 84,5 � 2 R  16  84,5
0, 08

� 29(C2 H 5 )  R  34, 25  43(C3 H 7 )
Đốt Z cũng như đốt T:
C2 H 5OH : x

� 46 x  60 y  27, 2(1)

C3 H 7OH : y


C2 H 6O  3O2 � 2CO2  3H 2O
x

3x

C3 H 8O  4,5O2 � 3CO2  4 H 2O
y

4,5 y

� nO2  3 x  4,5 y  1,95(2)

Trang 22


(1)(2)
���
� x  0, 2; y  0,3

Phản ứng ete hóa: Gọi số mol C2H5OH và C3H7OH phản ứng là a và b (mol)
+ Ta có: a+b = 2nete = 0,16 (3)
+ m ancol phản ứng = mete + mH2O = 6,76 + 0,08.18 = 8,2 gam => 46a + 60b = 8,2 (4)
(3)(4) => a = 0,1; b = 0,06
=> Hiệu suất ete hóa của C2H5OH và C3H7OH lần lượt là: 50% và 20%
Câu 7: Đáp án B
Có 5 chất có thể điều chế trực tiếp ra ancol etylic bằng 1 phản ứng là:
1. Etilen (CH2=CH2)



H
CH2=CH2 + H2O ��
� C2H5OH

2. Anđehit axetic (CH3CHO)
Ni ,t �
CH3CHO + H2 ���
� C2H5OH

3. Etyl clorua CH3CH2Cl
t�
CH3CH2Cl + NaOH dung dịch ��
� C2H5OH + NaCl

4. Natri etanat (C2H5ONa );
C2H5ONa + HCl dung dịch -> C2H5OH + NaCl
5. Glucozơ (C6H12O6).
enzim
C6H12O6 ���
� 2C2H5OH + CO2

Câu 8: Đáp án A
Phương pháp giải: Bảo toàn khối lượng, phương pháp đường chéo.
BTKL: mH2O = 5,4 g => n ancol = n H2O = 0,3 mol


=> M ancol 

16, 6
= 55,33

0,3

=> Ancol là C2H5OH và C3H7OH
Áp dung quy tắc đường chéo ta có:

nC2 H 5OH
nC3 H 7OH



1
2

Xét 24,9g A => nC3H7OH = 0,3 mol ; nC2H5OH = 0,15 mol
Gọi hiệu suất tạo ete của Y (C3H7OH) là a
=> nH2O = 1/2 nX + 1/2nY = 1/2. 0,15. 50% +1/2 . 0,3.a
= 0,15a + 0,0375
Mà mete = mancol - mH2O
<=> 8,895 = 0,15.50% . 46 + 0,3.A.60 - 18.(0,15a + 0,0375)
=> a = 0,4 = 40%
Câu 9: Đáp án B
Ta có nX = nY =>
mX M X
1
1



mY M Y dY / X 0,949


Trang 23


=> mY = 0,949.9,82 = 9,32 gam
=> ∆mgiảm = 9,82 – 9,32 = 0,5 gam
=> nancol phản ứng = 0,5:2=0,25 mol
TH1: Cả 2 ancol đều bị oxi hóa
n hh ancol = 0,25 mol. => ancol = 39,2 gam/ mol => CH3Oh và C2H5OH ( thỏa mãn).
Sử dụng phương pháp đường chéo => nCH3OH = 0,12 mol
=> %mCH3OH = 39,01 %
TH2: Chỉ có 1 ancol phản ứng
=> n hh ancol > 0,25 mol =>ancol < 39,2 gam/ mol => CH3Oh và C2H5OH ( vô lý)
Câu 10: Đáp án C
A là rượu no đa chức nên ta có CTTQ là CxH2x+2-y(OH)y
CxH2x+2-y(OH)y → 0,5y H2
0,6/y

0,3

MA=18,4/(0,6/y)=92y/3=14x+16y+2 <=> 14x+2 =44y/3
Thay x=y vào ta có y=3 => x= 3 A là C3H5(OH)3
Câu 11: Đáp án C
X: CnH2n+2O
Y CmH2m O2
CnH2n+2O→
x
CmH2m O2→
y

nCO2 +


(n+1)H2O

nx

(n+1)x

mCO2 +

m H2O

my

my

nH2O - nCO2 = 0,12-0,1=0,02 = (n+1)x+ my- nx-my => x= 0,02
Số mol 2 ancol bằng nhau => x=y= 0,02 mol
=> nx+ my= 0,1 => n+m =5
Y có 1 nối đôi và 2 nhóm OH => Y phải có 4 nguyên tử C trở lên => Y: C4H6(OH)2
=> X: CH3OH
* Bảo toàn khối lượng
moxi= mCO2 + mH2O -mancol = 4,4 + 2,16 - 0,02.32-0,02.88=4,16
=>noxi = 0,13 mol
=> Voxi = 0,13.22,4 = 2,912 lít
Câu 12: Đáp án B
nCaCO3 = 0,18 mol
nCa(OH)2 = 0,24 mol
BTNT “Ca” ta có: nCa(HCO3)2 = nCa(OH)2 – nCaCO3 = 0,24 – 0,18 = 0,06 mol
BTNT “C”: nCO2 = nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2 = 0,18 + 2.0,06 = 0,3 mol => nC = 0,3 mol
Mặt khác, m dd tăng = mCO2 + mH2O – mCaCO3 => 2,4 = 0,3.44 + mH2O – 18

=> mH2O = 7,2 gam => nH2O = 0,4 mol => nH = 0,8 mol

Trang 24


mO(hchc) = mhchc – mC – mH = 9,2 – 0,3.12 – 0,8.1 = 4,8 gam => nO = 4,8 : 16 = 0,3 mol
C : H : O = 0,3 : 0,8 : 0,3 = 3 : 8 : 3
=> CTPT (C3H8O3)n hay C3nH8nO3n
Trong hchc ta luôn có: H ≤ 2C + 2 => 8n ≤ 2.3n + 2 => n ≤ 1
=> n = 1
Vậy CTPT của hchc là C3H8O3
Câu 13: Đáp án A
X+ K (dư)
mbình tăng = mX – mH2 => mH2 = 12,2 – 11,9 = 0,3 gam
� nH 2  0,15 mol
� nX  2nH 2  0,3 mol
C x H y O ��
� xCO2  yH 2O
0,3

0,5

�x
y

0, 7

0,5 5
  1, 67 � Số nguyên tử C là 1 và 3 => có 1 ancol là CH3OH
0,3 3


0, 7 �2 14

0,3
3

Gọi ancol còn lại là C3HaO
5
14
3
a
5
CH 4O
2
CH
O
3 �
3  2 �a6
4
x �


3 C3 H a O 5  1 1
C3 H aO 14  4 1
3
3
=> 2ancol là CH3OH và CH2=CH-CH2-OH
Câu 14: Đáp án B
X+ 3Br2 → Y+ 3HBr
x


3x

3x

nBr2 = nHBr=x
ĐLBTKL => mX + mBr2 = mhợp chất + mHBr
5,4 + 160.3x = 17,25 + 81.3x
=> x= 0,05 mol
=> MX = 5,4 : 0,05=108
=> X chỉ có thể là CH3 -C6H4-OH.
Câu 15: Đáp án C
X+ 3Br2 → Y+ 3HBr
x

3x

3x

nBr2 = nHBr=x
ĐLBTKL => mX + mBr2 = mhợp chất + mHBr

Trang 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×