Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập học kỳ môn Luật môi trường_ĐHLHN_ 8 điểm: Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu theo Luật bảo vệ Môi trường năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.46 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Khi đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu của người dân ngày càng cao,
các nhà máy xí nghiệp nối đuôi nhau ra đời. Để cung cấp đủ nguyên liệu sản xuất
cho các nhà máy, xí nghiệp để tạo ra các mặt hàng phục vụ cho hơn 90 triệu người
dân thì phải cần một lượng lớn nguyên liệu sản xuất. Trước đây, nguồn nguyên liệu
truyền thống cho sản xuất hoàn khai thác từ thiên nhiên tại các hầm, mỏ, rừng,…
Nhưng hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt do tốc độ khai
thác quá mức của con người, mà như chúng ta cũng biết là tài nguyên thiên nhiên
rất khó tái tạo, q trình này phải trải qua hàng trăm năm thậm chí hàng triệu năm.
Bởi vậy, để giải quyết vấn đề này, Nhà nước cho phép nhập khẩu phế liệu vào
trong nước để sản xuất, tái chế lại. Cùng với đó Nhà nước cũng đã ban hành nhiều
quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoạt động nhập khẩu phế liệu. Vì vậy, để tìm
hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập
khẩu phế liệu, em xin tìm hiểu về đề tài: “ Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo
vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu theo Luật bảo vệ Môi trường
năm 2014 ”.
NỘI DUNG
I. Khái niệm, đặc điểm của phế liệu
1. Khái niệm phế liệu
Hiểu một cách đơn giản, phế liệu là những nguyên liệu bỏ đi, không sử dụng
nữa sau một quá trình sử dụng. Tất cả những vật chất phát sinh sau quá trình sử
dụng nguyên liệu bị chủ sở hữu bỏ đi đều trở thành phế liệu.
Theo khoản 16 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014: “Phế liệu là vật
liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ


quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm ngun liệu cho một q trình
sản xuất khác”. Ví dụ: xỉ lò cao dùng làm vật liệu xây dựng, bơng gịn dùng làm
cốt gối, áo bơng,…
2. Đặc điểm của phế liệu
Phế liệu là một dạng của chất thải nên nó cũng sẽ có những đặc điểm của


chất thải. Trước hết, nó phải là vật chất, là những vật có thể sờ được, nắm được,
nhìn thấy được, phải tồn tại bên ngồi ý thức. Đặc điểm tiếp theo là nó phải được
thải ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hay những hoạt động khác.
Phế liệu phải là những thứ loại ra trong sản xuất, tiêu dùng, tức là phải được thải ra
từ những hoạt động do con người tiến hành. Con người bằng những hành động
khác nhau của mình tác động nên những vật chất khác nhau và tạo nên những loại
phế liệu khác nhau.
Ngoài ra, phế liệu cịn có một đặc điểm riêng mà các chất thải khác khơng
có, đó là chúng được tái chế để dùng làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất. Chỉ
những vật liệu, sản phẩm đáp ứng được điều kiện sử dụng trong sản xuất mới được
coi là phế liệu. Hiện nay, có rất nhiều loại phế liệu được dùng cho các ngành công
nghiệp như: sắt, thép phế liệu làm nguyên liệu cho ngành sản xuất thép; giấy, mùn
cưa,… làm nguyên liệu cho sản xuất giấy….
II. Hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam hiện nay
1. Khái niệm nhập khẩu phế liệu
Hoạt động nhập khẩu phế liệu là hoạt động mua phế liệu của các doanh
nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Nước ngoài theo hợp đồng mua bán. Đối tượng
của hoạt động này là các loại phế liệu thuộc danh mục phế liệu được phép nhập
khẩu do Thủ tướng Chính phủ quy định và đáp ứng được quy chuẩn kỹ thuật môi
trường.


2. Ảnh hưởng của hoạt động nhập khẩu phế liệu tới mơi trường của Việt Nam
- Tích cực:
~ Bổ sung nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước: Như phần mở đầu
đã nêu, nhu cầu về nguyên liệu sản xuất của chúng ta hiện nay là khá lớn, mà
nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng để khai thác nguyên liệu thì ngày càng
cạn kiệt do tốc độ khai thác quá mức của con người. Bởi vậy, để giải quyết vấn đề
này, cùng với xu hướng chung của thế giới, chúng ta đã biết đến và sử dụng phế
liệu thay thế cho những nguyên liệu truyền thống. Trong năm 2017, Việt Nam đã

nhập khẩu 5,5 triệu tấn phế liệu với trị giá 1,8 tỷ USD.Trong mặt hàng nhựa phế
liệu, 24,8% có xuất xứ từ Nhật Bản; 14% từ Mỹ; 12,6% từ Hàn Quốc; 9,3% có
xuất xứ từ Thái Lan; 7,2% từ Hàn Quốc….
~ Hoạt động nhập khẩu phế liệu góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên cho
đất nước: Nguồn tài nguyên của đất nước ngày càng cạn kiệt, đồng thời chúng
cũng là những nguồn tài nguyên rất khó tái tạo. Hơn nữa, trong quá trình khai thác
nguyên liệu truyền thống, chúng ta phải sử dụng đến nhiều nguồn tài nguyên khác
như tài nguyên nước, năng lượng, than, đá… và trọng qua trình này lại có một
lượng chất thải khơng nhỏ thải ra mơi trường, trong đó có nhiều chất thải độc hại.
Nhưng nếu chúng ta giảm sử dụng nguyên liệu truyền thống, tăng cường sử dụng
phế liệu thì sẽ dần giảm lượng tài nguyên cần khai thác xuống, theo đó là giảm
việc sử dụng các nguồn tài nguyên có liên qun trong quá trình khai thác, đồng thời
giảm lượng chất thải độc hại ra môi trường.
- Tiêu cực:
~ Trong những năm qua, nhu cầu nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu
trong các ngành sản xuất chủ yếu là thép, giấy, nhựa… đang có xu hướng tăng
mạnh. Tổng khối lượng phế liệu nhập khẩu năm 2017 tăng gấp hai lần so với khối


lượng phế liệu nhập khẩu trong năm 2016. Riêng trong năm tháng đầu năm 2018,
khối lượng nhựa phế liệu nhập khẩu tăng gấp gần hai lần so với cả năm 2017. Hiện
nay, một số quốc gia (là thị trường nhập khẩu phế liệu lớn của thế giới) đã hạn chế,
thậm chí cấm nhập khẩu một số phế liệu về làm nguyên liệu sản xuất, dẫn đến thời
gian gần đây, một lượng lớn phế liệu, chất thải rắn tìm cách nhập về các nước
Ðông Nam Á (vẫn đang cho phép nhập khẩu phế liệu) như: Việt Nam, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xi-a, Thái-lan. Hiện nay, lượng phế liệu nhập khẩu tồn đọng tại các cảng
ở TP Hồ Chí Minh và Hải Phịng lên tới hơn 5.000 công-ten-nơ. Việc tồn đọng các
công-ten-nơ phế liệu nhập khẩu không chỉ ảnh hưởng hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các cảng, mà còn làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường tại khu vực
này.
~ Việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu nếu không được quản lý,

kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến nguy cơ nhập khẩu tràn lan chất thải vào Việt Nam,
tác động xấu đến sức khỏe con người và mơi trường. Ngồi ra, Việt Nam cũng
đang đối mặt với tình trạng dư thừa xỉ hạt lò cao, thạch cao nhân tạo phát sinh từ
các nhà máy nhiệt điện, hóa chất và kim loại; một số loại phế liệu như nhựa và giấy
chưa phân loại, tiềm ẩn nguy cơ cao gây ô nhiễm mơi trường… Thực tế đó địi hỏi
cơ quan chức năng cần có những cơ chế, chính sách phù hợp trong quản lý nhập
khẩu phế liệu, nhất là sớm loại bỏ những loại có nguy cơ cao ra ngồi danh mục
phế liệu được phép nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro ô nhiễm môi trường, tác động
không tốt đến sức khỏe người dân...1

1 />

III. Pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế
liệu
1. Quy định cơ bản trong hoạt động nhập khẩu phế liệu
Theo Điều 76 Luật Bảo vệ Môi trường 2014:
Điều 76. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu:
“1. Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ
thuật môi trường và thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Thủ tướng
Chính phủ quy định.
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm điều kiện về bảo vệ
mơi trường;
b) Có cơng nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu, xử lý tạp chất đi kèm phế
liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu có trách nhiệm sau:
a) Chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
b) Phải xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; không
được cho, bán tạp chất đi kèm phế liệu;
c) Phải tái xuất phế liệu không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; trường

hợp khơng tái xuất được thì phải xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất
thải;


d) Thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định của Chính phủ.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau:
a) Kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật liên quan
đến phế liệu nhập khẩu;
b) Hằng năm, báo cáo Bộ Tài ngun và Mơi trường tình hình nhập khẩu, sử dụng
phế liệu và các vấn đề môi trường liên quan đến phế liệu nhập khẩu tại địa bàn.”
Theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg quy định Danh mục phế liệu được
phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, theo đó có 36 loại phế
liệu được cấp phép nhập khẩu. Trong đó, mặt hàng phế liệu nhập khẩu có quy
chuẩn gồm: Phế liệu giấy, sắt, thép, nhựa ban hành kèm theo Thông tư số
43/2010/TT-BTNMT ngày 29/12/2010..2
Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) công bố danh sách 86
công ty đã được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về môi trường trong nhập khẩu
phế liệu.
Dữ liệu kết quả này đã được công khai trên cổng thơng tin điện tử của Bộ
TN&MT. Hiện tại có 86 công ty đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu để sản xuất như:
Công ty TNHH Thép Tung Ho Việt Nam, Cơng ty TNHH xưởng giấy Chánh
Dương, CTCP Thép Hồ Phát, Công ty cổ phần thép DANA-UC, Công ty cổ phần
thép Việt - Ý, CTCP Thương mại Thái Hưng, CTCP Giấy Sài Gòn, CTCP Thép Đà
Nẵng, CTCP Thép Việt Nhật, CTCP Gang thép Thái Nguyên, Công ty TNHH xi
măng Holcim Việt Nam, …3
2 />3 />

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải đáp ứng được các điều kiện về
nhập khẩu phế liệu theo quy định tại Điều 56 Nghị định 38/2015/NĐ-CP và thực
hiện ký quỹ theo quy định tại Điều 58 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về khoản tiền ký

quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu: Theo đó, tiền ký quỹ được nộp và hồn trả bằng
tiền đồng Việt Nam và được hưởng lãi suất không kỳ hạn kể từ ngày ký quỹ. Số
tiền ký quỹ được xác định dựa trên loại phế liệu và khối lượng phế liệu nhập khẩu,
cụ thể như sau:
~ Sắt, thép phế liệu:
+ Dưới 500 tấn: 10% giá trị lô hàng
+ Từ 500 đến dưới 1000 tấn: 15% giá trị lô hàng
+ Từ 1000 tấn trở lên: 20% giá trị lô hàng
~ Giấy, nhựa phế liệu:
+ Dưới 100 tấn: 15% giá trị lô hàng
+ Từ 100 đến dưới 500 tấn: 18% giá trị lô hàng
+ Từ 500 tấn trở lên: 20% giá trị lô hàng
~ Các loại phế liệu khác: 10% giá trị lô hàng
2. Xử lý vi phạm trong hoạt động nhập khẩu phế liệu
Vi phạm pháp luật trong hoạt động nhập khẩu phế liệu thường phổ biến ở
dạng xuất nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập các loại phế
liệu không theo quy định của cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc


khơng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ mơi trường cho phép, có
thể gây ơ nhiễm môi trường. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm
mà có thể áp dụng các loại chế tài: hành chính, dân sự, hình sự.
~ Trách nhiệm hành chính: Điều 25 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy
định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường: đối với các cá nhân
vi phạm quy định trong hoạt động nhập khẩu phế liệu có thể bị phạt từ 100.000.000
đồng đến 1.000.000.000 đồng và gấp đôi đối với tổ chức. Kèm theo đó là hình thức
xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ
môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; và biện pháp khắc
phục hậu quả: Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy, tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu
hủy và xử lý theo quy định của pháp luật; buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám

định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu mơi trường trong trường hợp có vi phạm
về nhập khẩu phế liệu vi phạm quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm
môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại
Điều 25; buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi
trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do
người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính
đối với vi phạm gây ra.
~ Trách nhiệm dân sự: Theo quy định tại Điều 602 Bộ luật dân sự
2015 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xác
định như sau:“Chủ thể làm ô nhiễm mơi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó khơng có lỗi.”
Theo quy định trên, cá nhân, tổ chức có hành vi làm ơ nhiễm mơi trường mà gây
thiệt hại, ngoài việc phải chịu trách nhiệm theo quy định của luật chuyên ngành thì
phải bồi thường cho người bị thiệt hại, kể cả chủ thể đó khơng có lỡi; mức bồi
thường tương ứng với mức độ gây thiệt hại.


~ Trách nhiệm hình sự: Đây là chế tài nghiêm khắc nhất đối với những
chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật mơi trường nói chung và trong hoạt động
nhập khẩu phế liệu nói riêng. Chế tài hình sự được áp dụng khi các chủ thể thực
hiện hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường nhưng các biện
pháp đã áp dụng không đạt kết quả. Theo đó, tội phạm mơi trường được quy định
từ Điều 235 đến Điều 246 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
IV. Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập
khẩu phế liệu
Thứ nhất, việc nhiều mặt hàng phế liệu chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về mơi trường đã khiến cơ quan hải quan khơng có cơ sở để kiểm tra, đối chiếu sự
phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của lô hàng phế liệu nhập
khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan. Trong 36 mặt hàng phế liệu nhập khẩu, chỉ có
mặt hàng giấy, sắt, thép, nhựa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ môi

trường. Việc thiếu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường cho phế liệu nhập
khẩu trong những năm qua khơng những gây khó khăn cho cơ quan quản lý, mà
còn tạo kẽ hở cơ hội để một số doanh nghiệp lợi dụng nhập khẩu các phế liệu lẫn
tạp chất nguy hại, không thực sự đạt tiêu chuẩn vào Việt Nam, gây nguy cơ ô
nhiễm môi trường tăng cao. Ví dụ, Trường hợp Cơng ty TNHH Dịch vụ Thương
mại XNK Đức Đạt, công ty này đã làm giả toàn bộ chứng từ, tài liệu để chứng
minh doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu và nộp/xuất trình để làm thủ
tục hải quan (Cơ quan Hải quan đã khởi tố đối với hành vi vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới của Cơng ty TNHH dịch vụ thương mại XNK Đức Đạt và
chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra).
Thứ hai, Bộ Tài nguyên Môi trường chưa đưa danh mục các doanh nghiệp
đủ điều kiện được nhập phế liệu lên cổng thông tin một cửa quốc gia mà doanh


nghiệp đến làm thủ tục nhập khẩu chỉ cần chỉ có giấy bản sao chứng thực và bản
phơ tơ giấy mua bán lô hàng để kiểm tra thông quan. Điều này, khiến hải quan
không đủ cơ sở xác định doanh nghiệp nào đủ điều kiện nhập khẩu. Để khắc phục
khó khăn này, Bộ TNMT đưa danh sách các doanh nghiệp được cấp chứng nhận đủ
điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và giấy thông báo lô hàng
nhập khẩu lên cổng 1 cửa để cơ quan hải quan có đủ tư liệu đối chiếu. Ngày
25/7/2018, Thủ tướng Chính phủ u cầu Bộ Tài ngun và Mơi trường và các bộ
liên quan cần điều tra, xử lý, truy đến cùng các container phế liệu đã vào Việt Nam
mà khơng có người nhận, chiếm khơng gian lớn tại các cảng; Làm rõ nguyên nhân,
khởi tố một số vụ vi phạm luật môi trường, nhập phế liệu trái phép vào Việt Nam
để răn đe; Rà soát lại tất cả các giấy phép cịn hạn ngạch, khơng cấp mới giấy
phép doanh nghiệp nhập phế liệu.4
Thứ ba, từ đầu năm đến nay, lượng hàng phế liệu nhập khẩu vào nước ta
tăng đột biến, gấp gần hai lần so với cả năm 2017. Hàng phế liệu dồn ứ nhiều ở các
cảng biển, tính đến cuối tháng 7 vừa qua, số lượng đã lên tới hơn 5.000 cơng-tennơ (khoảng một nửa trong số đó đã tồn đọng quá 90 ngày). Theo quy định tại
Thông tư 203/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, các container hàng hóa tồn bãi từ

90 ngày trở lên, hải quan phối hợp với cảng thực hiện thông báo cho chủ hàng đến
làm thủ tục hải quan, nhận hàng. Sau 3 lần thông báo mà chủ hàng khơng đến làm
thủ tục thì sẽ tiến hành phân loại phế liệu, đối với hàng hóa, phế liệu được phép
nhập khẩu vào Việt Nam sẽ xác nhận tài sản Nhà nước, tiến hành đấu giá thanh lý.
Đối với hàng hóa là phế thải, phế liệu khơng được phép nhập khẩu vào Việt Nam,
hàng hóa gây ơ nhiễm mơi trường thì u cầu hãng tàu phải đưa hàng hóa ra khỏi
Việt Nam. Tuy nhiên, đại diện hải quan cho rằng việc yêu cầu các hãng tàu đưa
hàng đi là rất khó vì hãng tàu cũng khơng biết phải đưa hàng đi đâu, trong trường
4 />

hợp khơng đưa ra khỏi Việt Nam được thì phải tiêu hủy nhưng sẽ gây tốn kém cho
ngân sách nhà nước. Để khắc phục tình trạng trên, Chính phủ cần ban hành các quy
định có tính ràng buộc pháp lý đối với các doanh nghiệp, hãng tàu đã đưa hàng phế
thải, phế liệu không được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Hơn nữa, phải có chế tài
cụ thể, đủ mạnh đối với doanh nghiệp vi phạm để các công ty vận tải, đơn vị khai
thác kho bãi có trách nhiệm hơn trong việc nhập hàng hóa và xử lý hàng không đủ
điều kiện nhập khẩu ra khỏi Việt Nam.
KẾT LUẬN
Để đất nước ngày càng giàu mạnh, kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu
về nguyên liệu sản xuất ngày càng lớn, vì vậy, phế liệu đã, đang và sẽ đóng vai trị
quan trọng trong sự phát triển chung đó. Tái chế phế liệu trong lĩnh vực sản xuất
sắt, thép, nhựa, giấy sẽ góp phần đáng kể tận dụng nguồn nguyên liệu, giảm giá
thành sản phẩm cũng như hạn chế chất thải ra mơi trường. Tuy nhiên, cần kiểm
sốt tình trạng phế liệu nhập tràn lan vào Việt Nam; điều tra, xử lý triệt để các mặt
hàng phế thải nhập lậu, không đạt quy chuẩn; xử lý phế liệu tồn đọng tại các bến
cảng, tránh trường hợp các chất thải tràn ra biển gây ảnh ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng đến cuộc sống của người dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật mơi trường 2016_NXB Cơng an nhân dân
2. Luật bảo vệ môi trường 2014

3. Nghị định số: 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường
4. Nghị định số: 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
5.


/>6. />7. />8.
/>9. />
MỤC LỤC



×