Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài tập học kỳ môn Luật hình sự 2_ ĐHLHN_2018_ 7,5 điểm: giải quyết tình huống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.3 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
Từ năm 2011 đến năm 2017, tại Việt Nam, các cơ quan tiến hành tố tụng đã
phát hiện, xử lý 2748 vụ mua bán người, trung bình mỗi năm co 900 người bị mua
bán. Tình hình tội phạm mua bán người trên các tuyến đường biên giới diễn biến
phức tạp, có chiều hướng gia tăng với các thủ đoạn ngày càng tinh vi. Đối tượng
phạm tội thường lợi dụng hoàn cảnh gia đình khó khăn, trình độ hạn chế của một
số phụ nữ, trẻ em để dụ dỗ, lừa gạt sau đó mua bán ra nưới ngoài vì nhiều mục đích
khác nhau như: bóc lột tình dục, hôn nhân trái pháp luật, bóc lột sức lao động,….
Tội phạm này đã trực tiếp xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của
con người mà nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em. Để làm rõ những vấn đề liên
quan đến tội phạm này, em xin tìm hiểu và giải quyết tình huống được nêu ra trong
bài tập học kỳ số 3.
NỘI DUNG
TÌNH HUỐNG:
A (25 tuổi, là đối tượng không nghề nghiệp) thường xuyên lên mạng làm quen với
các cô gái trẻ, giả vờ yêu đương để lừa bán sang Trung Quốc. A đã thực hiện trót
lọt 4 vụ lừa được 3 cô gái (một cô 19 tuổi, một cô 17 tuổi và một cô 15 tuổi) đưa
bán cho chủ chứa mại dâm người Trung Quốc. Sau đó, A bị bắt và thừa nhận toàn
bộ các hành vi phạm tội nêu trên.
Câu hỏi:
1. Xác định tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với hành vi phạm tội của A.
2. Giả sử A mới chấp nhận xong hình phạt 3 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản (khoản 2 Điều 174 BLHS) chưa được xóa án tích lại thực hiện liên tiếp 3 vụ
phạm tội trên thì trường hợp phạm tội của A được coi là tái phạm hay tái phạm
nguy hiểm?


3. Giả sử trước khi lừa bán các cô gái qua biên giới, vì giả vờ yêu nên A đều có
quan hệ tình dục với các cô gái thì hành vi này của A có phạm tội không? Tại sao?
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Câu 1: Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của A.


Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội thì phải định tội được theo tội danh mà Luật hình sự quy định. Cơ sở
của việc định tội phải dựa vào các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Viện kiểm sát khi
quyết định truy tố bị can ra trước toà án xét xử phải xác định cụ thể tội danh trong
bản cáo trạng theo điều luật hình sự quy định.
I. Xác định tội danh đối với hành vi phạm tội của A
Trả lời: A phạm tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 và mua bán người
dưới 16 tuổi tại Điều 151 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau
đây gọi tắt là BLHS).
1.1. Tội mua bán người (Đ150 BLHS)
Khoản 1 Điều 150 BLHS quy định về cấu thành tội phạm (CTTP) cơ bản
của tội mua bán người như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực
hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật
chất khác;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy
bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;


c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại
điểm a hoặc điểm b khoản này.”

Hành vi của A thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội mua bán người:
a) Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội mua bán người là chủ thể thường. Trong trường hợp này, A
(25 tuổi) là người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên), đủ tuổi chịu để chịu trách
nhiệm hình sự theo Khoản 1_ Điều 12 BLHS. Do tình huống không đề cập nên có
thể xác định A có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy A đã thỏa
mãn các điều kiện về để trở thành chủ thể của tội mua bán người.

b) Mặt khách quan của tội phạm
Thủ đoạn: trong mô tả CTTP cơ bản, chủ thể của tội mua bán người sử dụng
các thủ đoạn: “ dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác”. Ở
đây, A đã dùng thủ đoạn lừa gạt nạn nhân, cụ thể là: A đã lên mạng làm quen, giả
vờ yêu đương, lợi dụng sự tin tưởng của các cô gái để thực hiện hành vi bán họ cho
chủ chứa mại dâm người Trung Quốc.
Hành vi khách quan: theo khoản 1 Điều 150 BLHS, người phạm tội mua bán
người có các hành vi: “Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài
sản hoặc lợi ích vật chất khác; Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình
dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô
nhân đạo khác; Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi
quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.”. Cụ thể với tình huống trên, A đã thực
hiện hành vi “chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác”.
Vì A “bán” các cô gái cho chủ chứa mại dâm người Trung Quốc nên A chắc chắn
sẽ nhận được tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác và đây cũng là mục đích của


hành vi mua bán người của A. A chỉ quan tâm đến việc nhận được lợi ích, chứ
không quan tâm các nạn nhân có bị bóc lột tình dục hay không. Tội phạm được coi
là hoàn thành khi khi đã thực hiện xong hành vi mua bán người. Việc truy cứu
trách nhiệm hình sự không phụ thuộc vào người bị hại có biết hay không là mình bị
bán.
Hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: các cô gái bị bán
cho chủ chứa mại dâm. Sau khi hành vi phạm tội của A được thực hiện, thì họ có
thể bị bóc lột tình dục, xâm hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của
nạn nhân. Hậu quả đó là do hành vi của A gây ra. Tuy nhiên, tội mua bán người là
tội có CTTP hình thức_ chỉ nêu ra dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội mà
không nói đến hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Có thể
hiểu, do tính chất nghiêm trọng của tội phạm, xâm phạm vào khách thể có tầm
quan trọng đặt biệt, chỉ cần người nào thực hiện hành vi được mô tả là đã đủ điều

kiện để CTTP.
c) Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi: lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp.
A biết hành vi bán người sang Trung Quốc của mình là gây nguy hiểm cho
xã hội, xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân
nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi đó bằng thủ đoạn lừa gạt nạn nhân. Do tội
mua bán người có CTTP hình thức nên chỉ cần chủ thể nhận thức được tính chất
gây thiệt hại cho xã hội của hành vi đang thực hiện, vẫn cố tình thực hiện là đã đủ
điều kiện hình thành lỗi cố ý trực tiếp mà không đòi hỏi chủ thể phải nhận thức
được hậu quả hay mong muốn hậu quả xảy ra.
d) Khách thể của tội phạm
Hành vi phạm tội của A xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.


Do đó, A phạm tội mua bán người theo Điều 150 BLHS.
1.2. Tội mua bán người dưới 16 tuổi ( Điều 151 BLHS)
CTTP của tội mua bán người dưới 16 tuổi giống với CTTP của tội mua bán
người (chỉ khác về độ tuổi của nạn nhân). Trong tình huống trên, ngoài bán hai cô
gái 19 tuổi và 17 tuổi, A còn bán một cô gái 15 tuổi. Do đó, A phạm tội mua bán
người dưới 16 tuổi ( Điều 151).
II. Xác định khung hình phạt đối với hành vi của A và B
2.1. Khung hình phạt đối với tội mua bán người của A là: Từ 08 năm đến 15 năm
tù theo Khoản 2 Điều 150 BLHS.
A phạm tội Mua bán người theo quy định tại điểm e Khoản 2 Điều 150
BLHS 2015: “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
08 năm đến 15 năm: e ) Phạm tội 02 lần trở lên.” A đã bán một cô gái 19 tuổi và
một cô gái 17 tuổi cho chủ chứa mại dâm.
2.2. Khung hình phạt đối với tội mua bán người dưới 16 tuổi của A là: Từ 07
năm đến 12 năm tù theo Khoản 1 Điều 151 BLHS.

A đã thực hiện hành vi lừa bán cô gái 15 tuổi, được quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 151 BLHS 2015: “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau
đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người
dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì
mục đích vô nhân đạo khác;” ta xác định được khung hình phạt với tội danh này
của là từ 07 năm đến 12 năm tù giam.
Câu 2:
Trả lời: Trường hợp phạm tội của A được coi là tái phạm.
Theo Điều 53 BLHS quy định về tái phạm và tái phạm nguy hiểm. Những
trường hợp để coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm là:
Tái phạm:


- Trường hợp 1: Chủ thể phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại
thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
- Trường hợp 2: Chủ thể phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại
thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng do vô ý.
Tái phạm nguy hiểm:
- Trường hợp 1: Chủ thể phạm tội đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng,
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực
hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng do cố ý.
- Trường hợp 2: Chủ thể phạm tội đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại
thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
Trước hết, A vừa chấp hành xong hình phạt 03 năm tù về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản theo khoản 2 Điều 174 BLHS, khoản này quy định mức phạt cao nhất
của khung hình phạt là 07 năm tù, đối chiếu với điểm b, khoản 1 Điều 9, thì tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản mà A bị kết án thuộc loại tội phạm nghiệm trọng.
Trường hợp của A không thỏa mãn cả 2 trường hợp của tái phạm nguy hiểm

vì A chỉ phạm tội nghiêm trọng theo Khoản 2 Điều 174 và trường hợp của A cũng
không phải là đã tái phạm nên trường hợp phạm tội của A không được coi là tái
phạm nguy hiểm.
Theo nội dung của tình huống, A vừa chấp hành hành xong hình phạt 03
năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 2 Điều 174 và chưa được xóa
án tích, lại phạm tội mua bán người và mua bán người dưới 16 tuổi với lỗi cố ý
trực tiếp (như đã phân tích ở trên). Trường hợp phạm tội của A thỏa mãn trường
hợp 1 của tái phạm: “Chủ thể phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại


thực hiện hành vi phạm tội do cố ý”. Do đó, trường hợp phạm tội của A được coi là
tái phạm.
Câu 3:
Giả sử trước khi lừa các cô gái bán sang Trung Quốc, vì giả vờ yêu nên A điều có
quan hệ tình dục với các cô gái thì tuỳ các trường hợp sau đây mà A bị coi là
phạm tội.
I. Trường hợp 1
Nếu như việc quan hệ tình dục là sự thuận tình giữa A và các cô gái thì A chỉ
phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
tuổi đến dươi 16 tuổi ( theo Điều 145 BLHS 2015) với cô gái 15 tuổi. Ở tội này
điều luật không xác định thủ đoạn để chủ thể thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành
vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân như các tội hiếp dâm và cưỡng dâm, cũng
như là thái độ của nạn nhân. Quy định về độ tuổi của chủ thể và nạn nhân bởi
người dưới dưới 16 tuổi còn chưa trưởng thành hết về nhận thức và hành vi của
mình vì vậy mà dễ dàng tin tưởng, nhẹ dạ cả tin vào người khác. Tội này được quy
định nhằm bảo vệ sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của người dưới 16 và đã
đủ 13 tuổi, ngăn chặn hành vi lợi dụng sự non nớt, nhẹ dạ để đẩy họ vào những
quan hệ tình dục quá sớm, gây ảnh hưởng xấu về mọi mặt cho họ. Trường hợp này
A trực tiếp lợi dụng sự non nớt, nhẹ dạ cũng như sự nhận thức chưa đầy đủ của cô
gái để có được sự thuận tình được BLHS quy định là phạm tội.

II. Trường hợp 2
Nếu việc quan hệ tình dục là không phải sự thuận tình giữa các cô gái với A
thì, tùy vào hành vi mà A đã thực hiện, A có thể phạm tội hiếp dâm (Điều 141), tội
hiếp dâm người dưới 16 tuổi ( Điều 142), tội cưỡng dâm (Điều 143) hay tội cưỡng


dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (Điều 144). Đặc điểm chung của những tội
phạm này là chủ thể đều thực hiện hành vi quan hệ tình dục với nạn nhân.

KẾT LUẬN
Qua phân tích, đánh giá trên đã có thể xác định tội danh , khung hình phạt,
giải quyết các vấn đề có liên quan đến tình huống. Qua đó có thể thấy được sự
nguy hiểm của hành vi buôn bán người kéo theo đó là các tội xâm phạm đến thân
thể, danh dự nhân phẩm của người khác. Từ đó đòi hỏi các nhà làm luật trong quá
trình điều tra xét xử cần có những quy định mang tính răn đe kịp thời, xử lý đúng
người đúng tội để giảm thiểu số lượng tội phạm của đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm (Quyển 1) – Trường ĐH
Luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân
2. Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 – NXB Chính trị quốc
gia sự thật
3. Bình luận khoa học BLHS 2015, TS. Trần Văn Biên, TS, Đinh Thế Hưng (đồng
chủ biên), NXB Thế giới.
4. Những điểm mới của tội mua bán người theo BLHS năm 2015 />

5. Tìm hiểu nội dung về “Tội mua bán người” tại Điều 150 BLHS năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) - />6.




×