Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH PRRS VÀ CÁC BIỂUHIỆN LÂM SÀNG TRÊN HEO TẠI 3 XÃ CỦAHUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
**********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH PRRS VÀ CÁC BIỂU
HIỆN LÂM SÀNG TRÊN HEO TẠI 3 XÃ CỦA
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH

Sinh viên thực hiện: PHẠM VĂN HÒA
Lớp: TC05TYTN
Ngành: Thú y
Niên khóa: 2005 – 2011

Tháng 03 / 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
***********

PHẠM VĂN HÒA

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH PRRS VÀ CÁC BIỂU
HIỆN LÂM SÀNG TRÊN HEO TẠI 3 XÃ CỦA
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ Thú y

Giáo viên hướng dẫn


ThS. NGUYỄN THỊ THU NĂM

Tháng 03 / 2011

2


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi heo của nước ta ngày càng phát triển, chiếm 1 vị trí khá
quan trọng trong ngành nông nghiệp. Hiện nay sản phẩm thịt heo được xem là
nguồn dinh dưỡng có giá trị cao, cần thiết trong bữa ăn hằng ngày của mọi gia đình.
Nguồn thực phẩm này được cung cấp từ những trang trại với quy mô vài chục ngàn
con đến những nông hộ một vài heo nái với 5 -10 heo thịt. Cơ cấu giống heo hiện
nay chủ yếu là các giống heo ngoại nhập như Yorkshire, Landrace, Duroc và các
con lai của những giống trên. Năng suất của các giống heo này khá cao tuy nhiên
đòi hỏi phải có điều kiện nuôi tốt về thức ăn, chuồng trại và quy trình chăm sóc nuôi
dưỡng phải đảm bảo đúng kỹ thuật và quản lý chặt chẽ. Điều này đồng nghĩa với
việc người chăn nuôi phải có sự đầu tư thích đáng về nguồn vốn và kiến thức chăn
nuôi công nghiệp.
Song song với quá trình phát triển ấy, ngành chăn nuôi heo luôn phải đối mặt
với không ít khó khăn. Trong đó vấn đề đang được quan tâm hiện nay là một số trại
heo giống ghi nhận có nhiều hiện tượng rối loạn sinh sản như tỷ lệ đậu thai thấp,
sẩy thai, thai gỗ, đẻ ra thai chết – heo con yếu, tỷ lệ chết trong thời gian theo mẹ
tăng cao và heo mẹ chậm động dục trở lại. Ngoài những nguyên nhân do Brucella,
Leptospira, Aujeszky,s disease virus… thì virus PRRS (porcine reproductive and
respiratory syndrome) gây rối loạn sinh sản nái, viêm phổi và tiêu chảy trên heo
con, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Một số khảo sát gần đây đã xác định tỷ lệ huyết thanh dương tính với PRRS

khá cao ở nhiều trại chăn nuôi thuộc Tp. HCM và một số tỉnh lân cận nói chung .
Bệnh PRRS được xem là một trong những bệnh khá phức tạp do sự truyền lây
mạnh, khó khăn trong công tác phòng trị, ảnh hưởng lên heo ở mọi lứa tuổi.


Hiện nay dịch heo tai xanh đang bùng phát mạnh ở một số tỉnh khu vực nam
Bộ kể cả Huyện Châu Thành của tỉnh Tây Ninh và chưa thấy dấu hiệu dừng lại làm
bà con chăn nuôi nhất là bà con chăn nuôi trong tỉnh hết sức lo lắng.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự chấp thuận của Khoa Chăn Nuôi Thú y
Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM dưới sự hướng dẩn tận tình của Th.S Nguyễn
Thị Thu Năm, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát tình hình dịch bệnh rối
loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) trên heo tại 3 xã trên Huyện Châu Thành Tỉnh
Tây Ninh”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Ghi nhận các biểu hiện bệnh thường gặp từ lúc bệnh đến lúc chết trên heo
trong vùng dịch bệnh heo tai xanh và từ đó đề ra những biện pháp phòng trị thích
hợp.
1.2.2. Yêu cầu
Khảo sát các biểu hiện lâm sàng trên những heo có biểu hiện bệnh, bệnh tích
trên những heo bệnh chết được giết mổ
Cách phòng ngừa tại của hộ chăn nuôi.


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Điều kiện cơ bản
Điều kiện giao thông của huyện ngày càng được nâng cấp nên khá thuận lợi,
những con đường huyết mạch được nhựa hóa hoàn toàn.
Hệ thống kênh rạch phong phú đáp ứng đủ cho nhu cầu chăn nuôi của người

dân.
Từ thị trấn đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa đều có điện.
Những yếu tố trên rất thuận lợi cho việc phát triển mô hình V.A.C (vườn – ao
– chuồng). Do mật độ dân cư thưa thớt 223 người/km 2, đất đai rộng lớn nên người
chăn nuôi ở vùng sâu, vùng xa chưa mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi hoặc chưa xem
chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng.
2.1.1. Sơ lược về đặc điểm tình hình huyện Châu Thành
 Địa giới hành chính
Huyện Châu Thành gồm có 1 thị trấn và 14 xã
Phía Đông: có 1 Thị Trấn và 8 xã
Thị trấn: 4 khu phố
o Thái Bình: 6 ấp
o Trí Bình: 4 ấp
o Đồng Khởi: 4 ấp
o An Bình: 4 ấp
o An Cơ: 4 ấp
o Phước Vinh: 4 ấp
o Thanh Điền: 6 ấp


o Hảo Đước: 7 ấp
Phía Tây: có 6 xã
o Thành Long: 8 ấp
o Hòa Thạnh: 4 ấp
o Biên Giới: 4 ấp
o Hòa Hội: 4 ấp
o Long Vĩnh: 4 ấp
o Ninh Điền: 3 ấp
 Vị trí địa lý
Đông giáp: thị xã Hòa Thành

Tây giáp: Vương Quốc Campuchia
Nam giáp: huyện Bến Cầu
Bắc giáp: huyện Tân Biên
 Diện tích huyện Châu Thành
Diện tích đất đai toàn huyện là 57.138,95 ha
Trong đó được phân bố như sau:
Đất nông nghiệp: 47.747,11 ha
Đất lâm nghiệp: 3.430,13 ha
Đất chuyên dùng: 3.012,68 ha
Đất thổ cư: 1.073,66 ha
Đất chưa sử dụng: 1.875,37 ha
Nhìn chung, diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn cho thấy tiềm năng của
huyện còn chưa khai thác hết.
 Dân số huyện Châu Thành
Tổng số dân toàn huyện có: 129.246 nhân khẩu.
Mật độ: 226 người/km2
Dân số trong độ tuổi lao động: 75.732 người chiếm tỷ lệ 59,48 %.
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Châu Thành – Tây Ninh).


Tình hình phân bố dân cư chưa hợp lý, dân cư tập trung chủ yếu ở thị trấn và
các xã lân cận. Còn các xã ở cánh tây thì dân cư thưa thớt, nền nông nghiệp nói
chung và chăn nuôi nói riêng còn chậm phát triển.
 Tình hình thời tiết – khí hậu
Châu Thành có khí hậu nhiệt đới gió mùa vì vậy có hai mùa rõ rệt đó là: mùa
nắng và mùa mưa.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.
Mùa nắng kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4.
2.1.2. Đặc điểm tình hình chung của Trạm Thú Y Châu Thành
2.1.2.1. Cơ sở vật chất

Trạm Thú Y Châu Thành được xây dựng với cơ sở vật chất khang trang và được
trang bị rất nhiều thiết bị cần thiết cho công việc của trạm như: 2 máy tính, 2 máy in,
tủ thuốc, điện thoại liên lạc, phòng họp, chuồng cách ly gia súc, …

Hình 2.1. Trạm thú y Châu Thành Tây Ninh
2.1.2.2. Nhân lực và cơ cấu tổ chức mạng lưới Thú Y của Trạm
Tổng số nhân viên của trạm Thú Y Châu Thành là 17 người được cơ cấu và bố
trí lực lượng như sau:
+ Đại học: 2 người.
+ Trung cấp: 12 người trong đó 5 người đang học đại học.
+ Sơ cấp: 1 người đang học đại học.


+ Biên chế chính thức của trạm là 3 người.
Mạng lưới Thú Y gồm có cơ sở ở các xã là 66 người + 15 trưởng ban.
Có 5 chốt kiểm dịch đặt tại: Bến Sỏi, Cầu Vịnh, Long Vĩnh, Hòa Thạnh và
Đồng Khởi.
Nhìn chung huyện Châu Thành gồm 1 thị trấn và 14 xã đều có ban thú y.
Mạng lưới thú y khá dày đặc điều đó cho thấy công tác tiêm phòng, kiểm dịch,
hướng dẫn kỹ thuật cho bà con chăm sóc, điều trị gia súc được kịp thời và khả năng
dập tắt dịch được nhanh chóng và toàn diện.
2.2.Công tác phục vụ sản xuất
2.2.1. Tiêm phòng bằng vaccin cho heo
Công tác phòng bệnh cho các hộ chăn nuôi được xem là khâu kỹ thật không
thể thiếu trong chăn nuôi dù đó là quy mô nhỏ hay lớn. Đây là quy trình tiêm phòng
mà các cán bộ thú y trong quá trình điều trị thường sử dụng để tiêm phòng cho đàn
heo của các hộ chăn nuôi trong các xã xảy ra dịch bệnh PRRS thuộc địa bàn khảo sát.
Quy trình tiêm phòng vaccin tại các hộ
Tuổi tiêm phòng (ngày)
Heo con 23

30
theo mẹ 45
Mỗi lần tiêm
Heo nái cho heo con là
tiêm cho heo mẹ

Phòng bệnh

Loại vaccin

Phó thương hàn
Tụ huyết trùng
Dịch tả
Phó thương hàn
Tụ huyết trùng
Dịch tả

Aftopor
Vô hoạt
Nhược độc Đông khô
Aftopor
Vô hoạt
Nhược độc

Đông khô
Bắt đầu tiêm lúc 6 Phó thương hàn Aftopor
Heo hậu
Tụ huyết trùng Vô hoạt
tháng tuổi. mỗi liều
Dịch tả

Nhược độc
bị cái
cách nhau 1 tuần
Đông khô
2.3. Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS)

Liều
(ml/con)
2
2
2
2
2
2
2
2
2


Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp có thể ảnh hưởng đến tất cả các kiểu
chăn nuôi: nuôi nhốt hay nuôi thả rong, tập trung hay phân tán, quy mô lớn hay nhỏ
(Lê Thị minh Thư, 2004).
2.3.1. khái niệm về bệnh PPRS
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo PRRS là một bệnh truyền nhiễm
do virus gây nên với đặc điểm:
- Gây chứng ăn không ngon, thở khó, sốt, sẩy thai, chậm lên giống trở lại
cùng với tăng số heo chết lúc sanh, tăng số heo chết trước khi cai sữa.
- Gây hô hấp khó khăn chậm tăng trưởng và tỷ lệ heo cai sữa chết (trên
những đàn heo mắc bệnh mãn tính).
Bệnh có biểu hiện thầm lặng (Trần Thanh Phong, 1996).

2.3.2. Lịch sử bệnh
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo PRRS được quan sát đầu tiên
vào năm 1986-1988 ở Mỹ ở phía Bắc california, Iowa, Minnesota và năm 1990 ơ
Đức, 1991 ở Anh và Hà Lan. Lúc đầu, ở Mỹ bệnh này được gọi là “bệnh thần bí ở
heo” thú y và nhà nghiên cứu cho rằng hội chứng này khác thường vì tính trầm
trọng. kéo dài kết hợp triệu chứng sinh sản và hô hấp và không biết được những
trường hợp ở thể ẩn (Hoàng Văn Năm, 2001)
Khoảng năm 1990, những triệu chứng lâm sàng phù hợp với bệnh đã được
báo cáo trong hội thảo nói về “bệnh trong đàn heo ở Indiana” tại Bắc Mỹ. Vào
tháng 11 năm 1990, một hội chứng tương tự đã được báo cáo ở Munster- Đức. Sau
báo cáo đầu tiên ở Đức, những thông tin về căn bệnh này ở Châu Âu bắt đầu tăng
lên nhanh chóng. (William và Han Soo Joo,1994).
Vì bệnh lan trên toàn thế giới nên tên gọi bằng các chữ đầu mô tả triệu chứng
bệnh: “Hội chứng hô hấp và vô sinh của heo” (Swine infertility and respiratory
disease- SIRD); “bệnh thần bí của heo” (MSD) được dùng nhiều ở Mỹ. Ở Châu Âu
phổ biến dùng tên: “ Hội chứng hô hấp và sảy thai ở heo” (Porcine epdemic
abortion and respiratory syndrome – PEARS); “Hội chứng hô hấp và sinh sản ở
heo” (PRRS) và “bệnh tai xanh của heo” (blue – eared pig disease).


Những người tham gia hội nghị quốc tế về bệnh này ở St.Paul, Minnessota
năm 1992 đã nhất trí sử dụng tên PRRS của Cộng đồng Châu Âu đưa ra. Tổ chức
Dịch tể thế giới (OIE) cũng công nhận tên này (William và Han Soo Joo, 1994).
Hội chứng này được xác nhận và được nghiên cứu sâu ở nhiều nước, hiện
nay đã sản xuất vaccin để phòng bệnh này. Một số nước như nhật bản (1994)
Malaysia (1997) Trung Quốc (1998) đã phát hiện được virus PRR. Đặc biệt đến
năm 2006 tại Trung Quốc xảy ra dịch PRRS và người ta xác định có sự biến chủng
của virus PRRS có tính lây lan mạnh và gây chết heo rất cao (Tian.K và ctv,2007).
Ở Việt Nam, virus PRRS bước đầu đã được xác nhận qua khảo sát huyết
thanh học. Qua khảo sát huyết thanh học tại một trại chăn nuôi heo ở Thành Phố Hồ

Chí Minh năm 2003 cho thấy tỷ lệ nái dương tính virus PRRS là 5,7%, các nái
dương tính trên có tỷ lệ sẩy thai rất cao ( Trần Thị Dân và Trần Thị Bích Liên,
2003), bên cạnh đó kết quả điều tra của công ty navetco năm 2007- 2008 cho kết
quả tỷ lệ nhiễm tại một trại của Long An là 31,6% (Kim Văn Phúc và ctv, 2008). Từ
đó cũng cho thấy mức độ nghiêm trọng cũng như tác hại của hội chứng PRRS đối
với chăn nuôi nước ta.
2.4. Virus PRRS
2.4.1. Phân loại
Virus PRRS là một RNA virus (theo Benfield và ctv, 1999)
Bộ Nidoviales
Họ Arterviridae
Giống Arerivirus
Tên virus: PRRSV
-

Virus PRRS gồm hai chủng gây bệnh: chủng Châu Âu và Chủng Bắc Mỹ.

2.4.2. Kích Thước và hình thái học


Virus PRRS có vỏ bọc, hình cầu, kích thước 45-80 nm và chứa
nhânnucleocapsid hình khối với đường kính 25-35nm, trên bề mặt envelop có
những gai nho ra ngoài, (Trần Thanh phong, 1996).
2.4.3. Cấu trúc gen
Hệ gen của virus PRRS là một phân tử RNA xoắn xuôi đơn với khối lượng
15,1-15,5kb bao gồm 8 cấu trúc đọc mật mã (open reading frame-ORFs) có khả
năng mã hóa khoảng 20 protein đặc hiệu của virus. Bộ gen cũng gồm 2 vùng bất
định ở cả 2 đầu 5’ và 3’. Cụ thể ORF1 (ORF1a và ORF1b) sắp xếp ở cuối đầu 5 ’
UTR và chiếm 12kb (gần 2/3 toàn bộ gen) dùng để mã hóa ra các protein của virus.
Các ORF2, ORF3, ORF4, ORF5, ORF6 nằm ở phía đầu 3 ’-UTR, mã hóa các

protein liên kết cấu trúc vỏ envelop như protein E và protein M ORF mã hóa các
proein N tạo nên lớp capsid (Tian.K và ctv,2007).
Virus có tổng cộng 5 protein đăc hiệu sắp xỉ 15, 16, 19, 22 và 26 kDa được
tách ra bằng phương pháp Immunoblotting với kháng huyết thanh đa vòng. Protein
15 kDa là protein của nucleocapside, loại 19kD giống như protein liên kết với
envelope và loại 26kDa là glycoprotein liên kết envelop (Hoàng Văn Năm, 2001).
2.4. 4. Sức đề kháng
Theo Trần Thanh Phong thì virus có khả năng sống sót kéo dài đến 1 năm ở
nhiệt độ trong khoảng -70oC đến -20oC
-

Virus mất hoàn toàn khả năng lây nhiễm ở nhiệt độ

+ 6-20 phút ở 56oC
+ 10-24 giờ ở 37oC
+ 6 ngày ở 20 oC
Hơn 1 tháng ở 4oC
-

Virus tồn tại và ổn định ở môi trường có độ pH=6,5-7,5 mất khả năng gây
nhiễm nhanh chóng ở pH <6 và pH >8

-

Virus đề kháng kém với chất sát trùng, Ether, tia UV.

2.5. Dịch tể học


Loài cảm thụ

Bệnh xảy ra trên heo nhà và heo rừng, trong đó heo rừng là nguồn chứa căn
bệnh (Huỳnh Ngọc Tiến, 2006).
2.5.1. Chất chứa mầm bệnh
Virus có nhiều ở dịch tiết mũi, phân, nước tiểu, cả trong tinh dịch của heo
bệnh hoặc mang trùng và phát tán ra môi trường. Virus có thời gian tồn tại ở heo
mang trùng và được bài thải ra ngoài môi trường trong thời gian tương đối dài, từ
vài tuần đến vài tháng.
Ở heo bệnh hoặc heo mang trùng, virus tập trung chủ yếu ở phổi, hạch amidan, hạch
lympho, lách, tuyến ức và ở trong huyết thanh (Đào Trọng Đạt, 2008).
2.5.2. Đường xâm nhập
Virus từ heo bệnh hoặc heo mang trùng xâm nhập sang heo khỏe qua con
đường hô hấp, tiêu hóa hay qua con đường gieo tinh (đường sinh dục). Heo nái
được gieo tinh nhân tạo từ heo đực nhiễm virus PRRS sẽ không đậu thai và các chất
thải (phân, nước tiểu) mang virus phát tán ra môi trường. Ở heo mẹ mang trùng,
virus có thể lây nhiễm cho bào thai từ giai đoạn giữa thai kỳ trở đi, heo trưởng
thành (2 năm tuổi) có thể bài thải virus trong vòng 14 ngày. Heo con và heo từ 3040 kg có khả năng phóng thích virus trong vòng 3 – 4 tháng (Phan Bùi Ngọc thảo,
2007)
2.5.3. Phương thức truyền lây
Virus lây truyền qua mũi, qua phân, nước tiểu, qua những giọt khí dung khi
tiếp xúc trực tiếp giữa heo bệnh và heo khỏe. Đây là đường truyền lây chính vì thế
bệnh có thể lây giữa các cá thể trong một đàn hay từ đàn này sang đàn khác (nếu
heo bị bệnh được chuyển đàn, chuyển trại…). Heo mang virus có thể bài thải virus
trong thời gian 3-4 tháng.
Trích lược từ nghiên cứu thực nghiệm của Yeager và Swenson thì bệnh có
thể truyền qua giao phối hoặc gieo tinh nhân tạo. đực giống cảm nhiễm có thể bài
xuất virus trong tinh dịch (hiện diện của virus trong tinh dịch từ 13-43 ngày. Khi
phối giống hoặc gieo tinh nhân tạo tinh dịch của heo nọc trong thời kỳ nhiễm siêu vi


có khả năng lây lan bệnh cho nái được phối tinh đó. Quan sát thực nghiệm cho thấy,

những con nái bị nhiễm bệnh vào những ngày đầu thai kỳ có thể không làm giảm
sút khả năng sinh sản, nhưng nếu nhiễm vào ngày thứ 30 của kỳ mang thai có thể
ảnh hưởng đến 20% số heo con sinh ra trong lứa đó.
Ngoài ra virus còn lan truyền gián tiếp qua không khí giữa các trại, có thể đi
xa 3 Km đôi khi đến 20 Km trong ngày những ngày u ám, khi nhiệt độ môi trường
bên ngoài thấp và độ ẩm cao (william và Han Soo Joo, 1994 trích dẫn Hoàng Văn
Năm, 2001; Đào Trọng Đạt, 2008)
2.6. Cơ chế sinh bệnh
Sự cảm nhiễm thường theo đường hô hấp hay qua đường gieo tinh. Sau khi
xâm nhập vào cơ thể, virus nhân lên trong đại thực bào của tiểu phế nang và trong
tế bào nội mô của hệ võng nội. Tế bào biểu mô đường hô hấp cũng là nơi thích hợp
cho sự nhân lên của virus PRRS. Quá trình virus nhân lên và phá hủy những đại
thực bào này gây ra bệnh tích ở thành mạch dẫn đến thủy thủng tế bào nội mô của
tĩnh mạch làm giảm protein huyết tương đến các mô đồng thời tạo cục thuyên tắc
gây nhiều hậu quả bệnh lý khác nhau. Những biểu mô khác nhau của bệnh tùy theo
khả năng nhân lên hay phá hủy tiểu phế nang tế bào nội mô và tế bào Lympho (Trần
Thanh Phong, 1996).
Sau khi xâm nhiễm, virus có thể tìm thấy trong huyết thanh vào ngày thứ
nhất và kể từ ngày thứ bảy có thể gặp ở phổi, lách, hạch amydale, hạch bạch huyết
trong một thời gian khá dài. Viremia có thể kéo dài 1-9 ngày trên nái nhưng có thể
3-8 tuần hoặc đến 12 tuần trên heo con và tiếp tục trong sự hiện hữu của kháng thể
(Trần Thanh Phong, 1996).
2.7. Triệu chứng và bệnh tích
2.7.1. Triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng không ổn định, thường thay đổi theo diển tiến của
bệnh, nó cũng thay đổi từ vùng chăn nuôi này đến vùng chăn nuôi khác, thậm chí từ
châu lục này sang châu lục khác (Trần Lê Tuấn, 2005).


Các chủng virus độc lực thấp có thể gây bệnh ở phạm vi vùng hay địa

phương và hoàn toàn không gây triệu chứng lâm sàng. Các chủng độc lực cao gây
bệnh với triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng và tùy thuộc tình trạng miễn dịch của
đàn.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh trong các nhóm heo có thể được tóm tắt như
sau:
+ Thời gian nung bệnh từ 3- 5 ngày:
+ Các dấu hiệu đầu tiên là bỏ ăn, sốt và chứng xanh da (cyanosis). Các triệu
chứng lâm sàng tiếp theo tùy thuộc vào tuổi của heo và giai đoạn mang thai (Tô
Long Thành,2007).
- Heo nái giai đoạn cai sữa: trong tháng đầu heo có triệu chứng biến ăn từ 4
– 14 ngày (10-15% đàn), sốt khoảng 39-40 OC, sảy thai thường vào giai đoạn cuối
(1- 6%), tai chuyển màu xanh trong khoảng thời gian ngắn (2%), đẻ non (10 -15%),
động dục giả (3- 5 tuần sau khi thụ tinh), đình dục hoặc chậm động dục trở lại sau
khi đẻ, ho và có dấu hiệu viêm phổi (Phòng dịch tễ - Cục thú y, 2008).
- Heo nái giai đoạn đẻ và nuôi con: biến ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm
vú (triệu chứng điển hình), đẻ sớm khoảng 2 – 3 ngày, da biến màu, lờ đờ hoặc hôn
mê, thai gỗ (10 – 15% thai chết trong 3 – 4 tuần cuối của thai kỳ), heo con chết
ngay sau khi sinh (30%), heo con yếu, tai chuyển màu xanh (khoảng < 5%) và duy
trì trong vài giờ (Nguyễn Văn Long, 2008).
Tổng hợp lại ảnh hưởng của PRRS đến sản xuất của đàn nái như sau: tỷ lệ
sinh giảm 10 – 15% (90% đàn trở lại bình thường), giảm số lượng heo sống sót sau
sinh, tăng lượng con chết khi sinh, heo nái hậu bị có thể sinh sản kém, đẻ sớm, tăng
tỷ lệ sảy thai (2 – 3%), bỏ ăn giai đoạn sinh con (Phòng dịch tễ - Cục thú y, 2008).
- Heo đực giống : sốt trong thời gian ngắn, kém ăn, đờ đẫn, có triệu chứng
lâm sàng ở đường hô hấp, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục, lượng tinh dịch ít,
chất lượng tinh dịch kém và trọng lượng heo sinh ra giảm (Tô Long Thành,2007).


- Heo con theo mẹ : hầu như heo con sinh ra chết sau vài giờ, số sống sót tiếp
tục chết vào tuần thứ nhất sau khi sinh, một số sống đến lúc cai sữa nhưng có thể có

triệu chứng khó thở và tiêu chảy (Phòng dịch tễ - Cục thú y, 2008).
+ Tỷ lệ chết trước khi cai sữa từ 10 – 40%:
+ Heo con còn sống ủ rũ, thể trạng gầy yếu, nhanh chóng rơi vào tình trạng
tụt đường huyết do không bú được, chân cong, thở nhanh:
+ Sưng mí mắt và kết mạc và đôi khi người ta cho đây là triệu chứng mang
tính chẩn đoán đối với heo con dưới 3 tuần tuổi mắc hội chứng PRRS;
+ Heo con run rẩy, đi nghiêng ngã, tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp,
tiêu chảy và không khỏi khi được điều trị bằng kháng sinh (Tô long Thành, 2007).
- Heo cai sữa và heo choai: ủ rũ, viêm phổi, thở nhanh và khó thở, xuất huyết
dưới da, tai thường tím xanh (thường được gọi là bệnh tai xanh), chán ăn, ho nhẹ,
lông cứng và xác xơ . . . tuy nhiên, ở 1 số đàn có thể không có triệu chứng. Tỷ lệ
chết đôi khi lên đến 12 – 20%, chết do viêm phổi và do nhiễm các vi trùng kế phát
(Phòng dịch tễ - Cục thú y, 2008).
- Heo con cai sữa và heo choai: Chán ăn, ho nhẹ, gia tăng xáo trộn hô hấp
khó thở (thở nhanh và sâu), sốt khoảng 40-41 oC. Ngoài ra trong trường hợp ghép
với bệnh khác có thể thấy viêm phổi cấp, thể trạng gầy yếu, da xanh, tiêu chảy, tỷ lệ
chết có thể lên đến 1,5% (Trần Thanh Phong, 1996).
2.7.2. Bệnh tích
Một số heo bệnh có thể không có biểu hiện bệnh tích, có thể gặp các bệnh
tích sau: Da có thể xuất huyết, thâm tím do chảy máu trong mô. Mổ khám ca bệnh
quan sát thấy bệnh tích của heo nhiễm PRRS: Thận xuất huyết đinh ghim, não sung
huyết. Hạch amydale sưng, sung huyết. Gan sưng tụ huyết. Lách sưng, nhồi huyết,
hạch màng treo ruột xuất huyết, loét van hồi manh tràng.
Bệnh tích đặc trưng nhất là ở phổi: Viêm phổi thùy trước có nhiều dịch ở
phổi và quanh tim. Viêm phổi hoại tử và thâm nhiễm đặc trưng bởi những đốm hoại
tử rắn chắc. Viêm phổi kẽ với vách phế nang dầy lên cùng với sự thâm nhiễm của tế
bào đơn nhân, chủ yếu là tế bào đại thực bào. Trong lòng phế nang thường chứa


những mãnh nhỏ có bản chất là protein. Bệnh tích phổ biến nhất trong thực nghiệm

và thực tế là viêm phổi kẽ (gồm những tế bào thoái hóa) viêm phổi kẽ có thể quan
sát thấy ở mọi thùy của phổi. Bệnh tích vi thể có thể quan sát thấy là viêm mũi, các
tế bào niêm mạc mất lông nhung và hình thành các không bào trong biểu mô, viêm
mạch máu ngoại vi ở não, viêm cơ tim có sự xâm nhiễm tế bào lympho và đại thực
bào trong mạch máu ngoại vi…(Hoàng Văn Năm, 2001).
2.8 chẩn đoán
Hướng chẩn đoán bệnh PPRS phải dựa trên các thông tin về lịch sử bệnh,
triệu chứng lâm sàng, bệnh tích vi thể, bệnh tích đại thể và các báo cáo về tình hình
dịch tể của trại heo sinh sản (Zimmermam, 2006; trích dẫn Huỳnh Thị thu Hương,
2009).
2.8.1. Dựa vào lâm sàng
Chẩn đoán dự đoán bệnh PRRS khi có các vấn đề về sinh sản trên đàn heo
giống và các bệnh hô hấp trên heo mọi lứa tuổi. Các đàn heo có triệu chứng bệnh
PRRS thường có tỷ lệ sảy thai tăng, đẻ sớm, thai lưu, tỷ lệ heo cai sữa chết tăng,
heo nái không đậu thai, ty nhiên cũng có trường hợp bệnh không biều hiện triệu
chứng.
Trong chẩn đoán lâm sàng, cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh như bệnh
do bệnh dịch tả heo, các bệnh do Circovirus . . . (Tô Thành Long, 2007).
2.8.2. Chẩn đoán ở phòng thí nghiệm
2.8.2.1 Phân lập virus
Virus được phân lập trong các đại thực bào phế nang, biêu mô khí quản.
Ngoài ra, virus còn được phân lập từ phổi, tim, thận, lách, hạch lâm ba phế quản
ngoại vi, tuyến ức, amydale, tủy xương, huyết tương và huyết thanh. Tuy nhiên,
việc phân lập virus rất khó thực hiện.
Virus PRRS có thể phát triển ở 3 loại tế bào:
Đại thực bào phế nang heo (porcine alveolar macrophages, PAM)
Dòng tế bào liên tục CL 2621
Dòng tế bào thận khỉ (monkey kidney cell-MA 104 dòng MARC 145)



Ảnh hưởng bệnh lý tế bào ở môi trường PAM gây ra những tế kết thành hình
khối hình tròn và phân hủy nhanh chóng (1-4 ngày). Khoảng 9 giờ sau khi cấy
chuyền thấy những hạt virus được bọc lại trong lòng bào tương. Những hạt virus
còn nguyên vẹn được giải phóng khỏi tế bào bị bệnh bằng cách lọt qua màng tế bào
khoảng 9-12 giờ sau khi cấy chuyền. Vì PAM bị thoái hóa, ti thể bị sưng lên mất
hạt, đỉnh nhô ra và hình thành lỗ hổng màng gấp đôi, tất cả các hiện tượng trên gây
nên bệnh lý tế bào (Pol và Wagenaar, 1991; trích Hoàng Văn Năm, 2001).
Trong những tế bào CL 2621 và MARC -145 bệnh lý phát triển chậm hơn,
xuất hiện 2-6 ngày sau khi cấy chuyển. Virus PRRS gây bệnh lý tế bào ở CL 2621
và MARC- 145 cũng bị phân giải, đầu tiên biểu hiện tế bào tròn lại, tập trung thành
cụm, sau đó dày lên nhân co lại và cuối cùng bong ra. Ngoài ra tế bào MARC-145
thích hợp cho sự sao chép của virus PRRS. Virus nhân lên trong bào tương của tế
bào CL 2621, được phát hiện trong nhuộm kháng thể huỳnh quang.
Virus được phân lập tốt từ đại thực bào phế nang heo (PAM) và tế bào liên
kết (CL 2621 và MARC 145), ở PAM rất thích hợp cho những mẫu phân lập từ
huyết thanh heo bệnh giúp ta có được một lượng virus nhiều hơn nếu nuôi cấy thành
công. Virus được phân lập tốt từ heo con đẻ ra bị chết, dịch và huyễn dịch mô thai
đẻ ra còn tươi, nhưng chưa phân lập được từ mô thai chết khô (Hoàng Văn Năm,
2001).
2.8.2.2. Phát hiện kháng nguyên
Hai phương pháp kháng thể huỳnh quang (FA: fluorescent antibody staining)
và hóa mô miễn dịch (IHC :immuno histochenmistry staining) có thể phát hiện trực
tiếp virus PRRS trong mẫu mô. Phương pháp kháng thể huỳnh quang ít tốn kém
nhưng độ nhạy không cao, chỉ thích hợp với các bệnh phẩm còn tươi và được bảo
quản tốt. Phương pháp hóa mô miễn dịch có độ nhạy cao hơn nhưng lại tốn nhiều
thời gian và chi phí. Ngoài ra còn có kỹ thuật nhuộm virus trực tiếp với mô sau khi
gắn với flurescein isothiocyanate (FITC) dùng nhuộm trực tiếp virus trên phổi heo
con gây bệnh thực nghiệm. Tuy nhiên kỹ thuật nhuộm ngày nay không còn được sử
dụng rộng rãi.



2.9. Các biện pháp phòng và trị bệnh PRRS
2.9.1. Điều trị
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho hội chứng rối loạn hô hấp và
sinh sản ở heo. Phần lớn các điều trị chỉ làm tăng cường nâng cao sức đề kháng cho
đến khi triệu chứng lâm sàng lắng xuống.
Cung cấp thức ăn giàu năng lượng và bổ sung vitamin tăng tính thèm ăn,
thuốc giảm sốt và thuốc kháng sinh phổ rộng trộn vào thức ăn hoặc nước uống. Các
kháng sinh là dùng để ngăn ngừa các bệnh kế phát (Trần Thanh phong, 1996).
2.9.2. phòng bệnh bằng vệ sinh
Vệ sinh là biện pháp hàng đầu và rất quan trọng trong công tác phòng chống
bệnh PRRS. Cơ sở của phương pháp này là thực hiện biện pháp an toàn sinh học, vệ
sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại kỹ lưỡng, ngăn ngừa sự xâm nhập của các chủng
virus mới vào trại (Tô Long thành, 2007).
Kiểm soát sự di chuyển của thú.
Trong trại thường xuyên phun thuốc sát trùng
Đảm bảo chuồng trại thông thoáng trong mùa hè, kín đáo trong mùa đông.
Đối với heo cai sữa, áp dụng nguyên tắc “cùng vào cùng ra”, không nuôi
chung nhiều lứa tuổi heo với nhau, loại những heo bệnh hoặc ốm.
Tinh dịch phải mua ở những trung tâm thụ tinh nhân tạo đảm bảo phải được
thường xuyên kiểm tra
Cách ly, lấy mẫu huyết thanh kiểm tra kháng thể các gia súc trước khi nhập
đàn.
2.9.3. Phòng bệnh bằng vaccine
Việc dùng vaccin có hiệu quả để phòng bệnh và lhống chế hội chứng PRRS.
Tuy nhiên, để dạt được kết quả tốt , cần cân nhắc và xem xét các yếu tố sinh học về
vaccin trong chương trình tiêm phòng (Tô Thành Long, 2007).
Hiện nay trên thế giới đã có một số loại vaccine vô hoạt được chế tạo để tiêm phòng
hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản của heo.



Vaccine đầu tiên được sản xuất từ đại thực bào phế nang, sau đó bất hoạt.
Vaccine này phòng bệnh cho heo sinh sản, nó giúp bảo vệ heo chống lại những rối
loạn hô hấp, cho phép phục hồi khả năng tăng trọng của heo.
Một số bệnh thường gặp theo sao PRRS
1 Bệnh tụ huyết trùng
2 Bệnh dịch tả
3 Bệnh thương hàn
2.9 Lược duyệt các công trình nghiên cứu liên quan đến hội chứng rối loạn
sinh sản trên heo.
Hoàng Văn Năm (2001) điều tra khảo sát huyết thanh học bằng kỹ thuật
ELISA tại 17 trại heo giống (3402) của 5 tỉnh/ thành phố (Đồng nai, Long An, Tiền
Giang, Bình Dương và Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết tỷ lệ nhiễm là 1,3- 68,
29%.
Khảo sát huyết thanh học tại một trại chăn nuôi trên địa bàn Thành Phố Hồ
Chí Minh của Trần Thị Dân và Trần Thị Bích Liên (2003) cho biết tỷ lệ nhiễm là
5,97%.


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. Thời gian và địa điểm
Thời gian: từ 9/12 đến 12/2010.
Địa điểm: tiến hành trên đàn heo của các hộ chăn nuôi đang xảy ra dịch
bệnh với qui mô ≥1-30 con tại 3 xã An Cơ, Phước Vinh, Thanh Điền trên Huyện
Châu Thành, Tỉnh Tây Ninh.
Tổng đàn khảo sát: 1609 con
Nọc: 3 con
Nái :181 con
Heo thịt: 990 con

Heo con: 435 con
3.3. Nội dung khảo sát
Khảo sát các biểu hiện bệnh thường gặp trên heo bệnh rối loạn sinh sản hô
hấp (PRRS) hay còn gọi là bệnh tai xanh.
Bệnh tích thường gặp khi mổ khám, những heo chết và loại thải.
Khảo sát tỷ lệ bệnh.
Khảo sát tỷ lệ chết.
Cách phòng bệnh.
3.3. Vật liệu và dụng cụ điều tra.
Mẫu điều tra.
Sổ ghi chép, nhiệt kế, dao mổ, kéo, kiềm cắt xương, găng tay, đồ bảo hộ,
formol ,….
3.5. phương pháp tiến hành
Nội dung 1. Khảo sát tỷ lệ bệnh và các biểu hiện lâm sàng trên heo bệnh
PRRS.


Khảo sát trực tiếp 3 xã với số lượng 1609 con heo của 94 hộ chăn nuôi heo.
Đây là toàn bộ số hộ chăn nuôi trên địa bàn khảo sát.
Lập phiếu điều tra
Gặp gỡ các chủ trại (hộ) hoặc nhân viên quản lý trại(hộ) hay cán bộ kỹ thuật
phụ trách trại (hộ) dựa trên những tiêu chí có sẳn trong mẫu điều tra. Đồng thời,
chúng tôi cũng tìm hiểu thông tin từ những người am hiểu tình hình chăn nuôi ở các
trại (hộ) mà chúng tôi khảo sát.
Tổng hợp các thông tin về tình hình dịch tễ từ các phiếu điều tra và xử lý số
liệu.
Nội dung 2: Theo dõi biểu hiện bệnh thường gặp
Trong quá trình theo giỏi, định kỳ đến thăm trại (hộ) 2 ngày 1 lần và thường
xuyên liên lạc qua điện thoại, khi đàn heo xảy ra bệnh thì đến mỗi ngày, ghi nhận cụ
thể.

Triệu chứng lâm sàng, tỷ lệ bệnh, tỷ lệ chết.
Ghi nhận cách điều trị (tên thuốc, liều lượng, đường cấp…) và hiệu quả điều
trị.
Tiến hành mổ khám 145 con, quan sát đại thể trên những con bệnh yếu hoặc
mới chết, để tìm ra hướng nghi bệnh. Nếu có nghi ngờ không rỏ thì tiến hành lấy
mẫu xét nghiệm bệnh tích vi thể 6 mẫu để cho kết quả chính xác. Việc mổ khám
được tiến hành tại trại (hộ) chăn nuôi hoặc tại hố tiêu hũy.
* Cách mổ khám:
- Đặt heo nằm ngữa về bên trái, cắt dọc 2 bên của xương hàm dưới đến cằm,
cắt sâu kéo dài đường cắt đến vùng nách phải và trái, kéo dài về phía hậu môn và
xương chậu để mở xoang bụng, lốc da và mô liên kết lật qua một bên, để lộ các cơ
quan phủ tạng.
Quan sát các bộ phận sau và ghi lại bệnh tích đại thể.
Hạch có biến dạng, xuất huyết hay bình thường,…
Bao tim dầy đục hay tích nước,….
Xoang bụng bình thường hay tích nước, viêm,…


Cắt dọc theo 2 mặt bên của xương hàm dưới, dùng ngón tay cho vào lưỡi kéo
về phía bụng và về phía sau, cắt các cấu trúc còn dính, cắt xương quai bằng dao
hoặc kềm cắt xương và kéo lưỡi về phía ngực, quan sát thực quản, khí quản, niêm
mạc có dịch nhầy, sung huyết, xuất huyết, ….hay không.
Cắt thực quản, dạ dày, ….có tụ huyết, xuất huyết,….
Quan sát phổi, gan, lách về màu sắc, kích thước, hoại tử, xuất huyết,….
Ruột: bình thường hay xuất huyết, loét hoại tử…
Thận sưng to, xuất huyết điểm, ….
Bàng quang: tích nước căng to, xuất huyết,….
3.6 Chỉ tiêu theo dõi.
Khảo sát tỷ lệ bệnh, chết trên heo bệnh PRRS hay còn gọi là bệnh tai xanh
Khảo sát triệu chứng lâm sàng và bệnh tích

3.7 Công thức tính
Tỷ lệ bệnh =Tổng số bệnh / Tổng số khảo sát x 100
Tỷ lệ chết = Tổng số chết / Tổng số khảo sát x 100
3.8 Xử lý số liệu
Xử lý thống kê theo phần mềm Excel 2003 và phần mềm thống kê Minitab
12.21 for Windows, sử dụng trắc nghiệm F với các tính trạng số lượng và X 2 đối
với các tỷ lệ.


Chương 4
KẾT QUÀ VÀ THẢO LUẬN
4.1.Tỷ lệ heo bệnh theo địa bàn khảo sát
Bảng 4.1: Tỷ lệ heo bệnh theo địa bàn khảo sát
Stt

Tên xã

1
An Cơ
2
Phước Vinh
3
Thanh Điền
Tổng cộng

Tổng con

Số con

nuôi


bệnh

735
631
243
1609

534
568
234
1336

Tỷ lệ
(%)
72,65a
90,02b
96,30b
83,03

Qua bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ heo bệnh ở xã Thanh Điền là cao nhất (96,30 %),
xã An Cơ là thấp nhất (72,65 %). Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ
heo bệnh, vệ sinh sát trùng cũng gặp nhiều khó khăn có lẽ do vậy đã ảnh hưởng
đến tỷ lệ mắc bệnh.
4.2. Tỷ lệ heo chết theo địa bàn khảo sát
Bảng 4.2: Tỷ lệ heo chết theo địa bàn khảo sát
Stt

Tên xã


1
An Cơ
2
Phước Vinh
3
Thanh Điền
Tổng cộng

Tổng con

Số con

nuôi

Chết

735
631
243
1609

395
265
90
750

Tỷ lệ
(%)
53,74
42,00

37,04
46,61

Bảng 4.2 trong các xã thì xã An Cơ là xã có tỷ lệ heo chết cao nhất chiếm tỷ
lệ với (53,74%), và thấp nhất là xã Thanh Điền (37,04%). Qua xử lý thống kê cho
thấy sự khác biệt của tỷ lệ heo chết theo địa bàn khảo là có ý ghĩa với P <0,05.
Nhưng điều này không phù hợp với bảng 4.1


Theo chúng tôi nguyên nhân là do quy mô chăn nuôi. Ngoài ra xã An Cơ chủ
yếu nuôi với quy mô lớn nên trong quá trình heo phát bệnh theo tâm lý của người
dân muốn loại thải sớm mầm bệnh ra khỏi chuồng trại mà không cần phải để điều
trị, để giảm bớt công chăm sóc và chi phí thức ăn. Có lẽ do yếu tố đó đã làm ảnh
hưởng đến tỷ lệ heo chết.
4.3.Tỷ lệ heo bệnh theo quy mô chăn nuôi
Bảng 4.3: Số heo bệnh theo quy mô chăn nuôi
≥ 1- 30

> 30

Số con
nuôi

con
bệnh

Tỷ lệ
(%)

Con

nuôi

Con
bệnh

Tỷ lệ
(%)

767

709

92.44

842

627

74.47

Bảng 4.3. Cho thấy tỷ lệ heo bệnh nuôi ở quy mô ≥ 1 – 30 con chiếm
(92,44%) cao hơn ở tỷ lệ bệnh ở quy mô > 30 con. Qua xử lý thống kê cho thấp
giữa tỷ lệ bệnh theo quy mô là có ý ghĩa với P < 0,05.
Đàn heo có quy mô nhỏ có tỷ lệ bệnh cao hơn có lẽ vì những hộ này thường
không chú trọng đến công tác tiêm phòng và vệ sinh sát trùng chuống trại. Ngoài ra
các hộ chăn nuôi với quy mô lớn thường có định ký xịt sát trùng trong trại của mình
(thông thường 1 -2 lần /tuần, khi có dịch bệnh 2 ngày /lần) còn quy mô nhỏ thường
không quan tâm nhiều đến công tác này
.4.4.Tỷ lệ heo chết theo quy mô chăn nuôi
Bảng 4.4: Số heo chết theo quy mô chăn nuôi

≥ 1-30

> 30

Số con
nuôi

Số con
chết

Tỷ lệ
(%)

Số con
nuôi

Số con
chết

Tỷ lệ
(%)

767

514

67,01

842


236

28,03

Qua bảng 4.4. Cho thấy tỷ lệ heo chết của đàn heo nuôi với quy mô ≥ 1
– 30 con có tỷ lệ chết (67,01), cao hơn nuôi với quy mô >30 con (28,03%). Qua xư
lý thống kê cho thấy sự khác biệt của tỷ lệ heo chết theo quy mô chăn nuôi lá có ý


nghĩa với P < 0,05. Điều này khá phù hợp với tỷ lệ heo bệnh theo quy mô ở bảng
4.3: quy mô ≥1-30 bệnh nhiều hơn quy mô > 30 con.
4.5. Tỷ lệ heo bệnh theo quy mô tiêm phòng 3 bệnh đỏ
Bảng 4.5: Số heo bệnh theo quy mô tiêm phòng
Số con

Tiêm phòng
Số con

Không tiêm phòng
Số con
Số con
Tỷ lệ

Tỷ lệ

nuôi
bệnh
(%)
nuôi
bệnh

(%)
407
173
42,51
1202
1163
96,76
Bảng 4.5. cho thấy tỷ kệ heo bênh theo quy mô tiêm phòng 3 bênh đỏ (Dịch
tả, Tụ huyết trùng, phó thương hàn) .những đàn heo không được tiêm phòng
thì có tỷ lệ chết cao nhất (96,76%), cao hơn những đàn heo đã được tiêm
phòng (42,51%). Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biêt giữa các tỷ lệ heo
được tiêm phòng và heo không được tiêm phòng là có ý nghĩa với P < 0,05.
Đàn heo được tiêm phòng 3 bệnh đỏ thì có tỷ lệ chết thấp do bệnh PRRS mở
đường cho sự kế phát các bệnh khác.
4.6. Tỷ lệ heo chết theo quy mô tiêm phòng
Bảng 4.6: Số heo chết theo quy mô tiêm phòng
Số con

Tiêm phòng
Số con

Không tiêm phòng
Số con
Số con
Tỷ lệ

Tỷ lệ

nuôi
chết

(%)
nuôi
chết
(%)
407
62
15,23
1202
688
57,24
Qua bảng 4.6. cho thấy những đàn heo không tiêm phòng có tỷ lệ chết cao nhât
(57,24%), và thấp nhất là những đàn đã được tiêm phòng 3 bệnh đỏ.(15,23%). Qua
xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt của tỷ lệ heo chết theo quy mô tiêm phòng là
có ý nghĩa với P < 0,05. Điều này khá phù hợp với tỷ lệ heo bệnh theo quy mô tiêm
phòng ở bảng 4.6.
4.8. Tỷ lệ heo bệnh theo hạng heo
Bảng 4.8: Số heo bệnh theo hạng heo
Stt

Xã khảo sát

1

An Cơ

Hạng heo Số con nuôi
Nọc
Nái

1

91

Số con
bệnh
1
29

Tỷ lệ (%)
100,00
31,87


×